You are on page 1of 10

ĐỀ 1:

SỰ TÍCH TRẦU CAU


Câu 1. Truyện thuộc thể loại nào?
A. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết
B. Truyện cổ tích D. Thần thoại
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Lang C. Lời của nhân vật Tân
B. Lời của người kể chuyện D. Lời của vua Hùng
Câu 3. Cô gái họ Lưu đã dùng các nào để biết được Tân là anh?
A. Nàng để ý cách họ xưng hô với nhau trong bữa ăn
B. Nàng chỉ để một bát cháo với một đôi đũa trong bữa ăn
C. Nàng lén nghe họ tranh luận trong bữa ăn
D. Nàng quan sát trang phục của họ trong bữa ăn
Câu 4. Chi tiết “Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành
một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá” kể về nhân vật nào?
A. Người anh
B. Người em
C. Người vợ
Câu 5. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba
nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu?
A. Số phận oan khuất của ba nhân vật
B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật
C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật
D. Tình cảm dân làng với ba nhân vật
Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện?
A. Truyện giải thích các hiện tượng thiên nhiên
B. Truyện ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt
C. Truyện giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt
D. Truyện thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 7. Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong câu sau: “Một hôm trời
mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành”.
Từ Hán Việt: khởi hành
- khởi: bắt đầu, mở đầu, xuất phát
- hành: công việc, hành trình
⇒ khởi hành: bắt đầu đi, bắt đầu cuộc hành trình, xuất phát một chuyến đi, công
việc.
Câu 8. Anh/ chị có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân
vật trong tác phẩm ?

Sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của các nhân vật trong tác phẩm đều đã để lại ấn
tượng sâu sắc cho người đọc. Tuy đã hóa thành cây nhưng tình anh em hòa thuận,
tình vợ chồng tiết nghĩa của Tân, Lang và vợ của Tân vẫn còn mãi
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà anh/ chị tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm?

Bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm Sự tích trầu cau là sống ở trên
đời hãy biết quý trọng những người thân trong gia đình mình, không ghen tuông,
ghét bỏ, thay vào đó hãy sống trân trọng, hòa thuận với nhau. Đó mới là những
điều quý giá của cuộc sống ban tặng.
ĐỀ 2:
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
Câu 1. Nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha
con An Dương Vương và Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy là:
A. Do Trọng Thủy nghe lời cha thực hiện âm mưu gián điệp.
B. Do Mị Châu mất cảnh giác trước âm mưu của Trọng Thủy.
C. Do An Dương Vương mất cảnh giác trước kẻ thù.
D. Do An Dương Vương ỷ lại vào nỏ thần.
Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của câu truyện là gì?
A. Tình cảm cha con B. Tình nghĩa vợ chồng
C. Bài học giữ nước D. Bài học dựng nước
Câu 3. Dòng nào không phải là sai lầm của An Dương Vương trong câu chuyện?
A. Cả tin B. Mất cảnh giác
C. Chủ quan D. Nhờ Rùa Vàng đánh giặc
Câu 4. Việc An Dương Vương chém đầu con gái mình là Mị Châu thể hiện điều
gì?
A. Sự hồ đồ và tàn nhẫn.
B. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh.
C. Sự tỉnh ngộ muộn màng nhưng cần thiết.
D. Một kết cục thích đáng cho sự phản bội.
Câu 5. Chi tiết máu của Mị Châu chảy xuống biển thành Ngọc nói lên điều gì?
A. Minh chứng cho tấm lòng trong trắng, ngây thơ của Mị Châu.
B. Ngợi ca tình yêu và sự thủy chung của Mị Châu.
C. Bênh vực cái chết oan uổng của Mị Châu.
D. Lên án hành động tàn nhẫn của An Dương Vương.
Câu 6. “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Câu nói trên của Rùa Vàng có ý
nghĩa gì?
A. Lời kết tội đanh thép của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị
Châu.
B. Lời cảnh tỉnh đối với thái độ cả tin, mất cảnh giác của An Dương Vương.
C. Lời phán quyết của công lý về trách nhiệm của An Dương Vương và Mị Châu
trước vận mệnh của đất nước.
D. Cả A, B và C.
Câu 7. Câu ghép trong lời khấn của Mị Châu: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng
phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu
mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”
thể hiện mối quan hệ gì?
A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả C. Quan hệ tương phản
B. Quan hệ điều kiện – kết quả D. Quan hệ tăng tiến
Câu 8. Dòng nào sau đây nêu chính xác nhất về nhân vật Mị Châu?
A. Người phụ nữ hiền thục, chung tình.
B. Người vợ một lòng tuân phục theo chồng.
C. Người con gái nhất mực hiếu nghĩa với cha.
D. Người công dân tự biết tội và dám nhận tội.
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Theo anh/ chị, hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” có ý nghĩa gì? (0.5
điểm)
- Sự hóa giải mối oan tình của Mị Châu.
+ Ngọc trai là minh chứng cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
+ Giếng nước: Nỗi hối hận vô hạn và ước muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.
+ Ngọc trai sáng trong nước giếng: Trọng Thuỷ tìm được sự hóa giải trong tình
cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
- Thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân với các nhân vật trong
truyện; cho thấy sự cảm thông của nhân dân đối với mối tình Mị Châu - Trọng
Thủy.
Câu 10. Xác định chi tiết thần kì trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các
chi tiết đó? (1.0 điểm)
Chi tiết thần kì trong văn bản:
- Rùa Vàng giúp vua An Dương Vương xây thành, tháo vuốt đưa cho vua làm nỏ.
- Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”
- Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt
châu.
- Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
Hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó :
- Tạo ra những chi tiết mang màu sắc thần kì, cuốn hút của những truyền thuyết;
xây dựng hình tượng nhân vật.
- Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của Mị Châu.
- Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong tâm thức của
nhân dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế,
nhân dân ông vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một
kiếp khác, không phải trần gian.
Câu 11. Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhật vật An Dương Vương
và Mị Châu? (1.5 điểm)
- Nhân dân đã thấu hiểu tấm lòng trung hiếu của nàng nên lời cầu ứng nghiệm vào
một hình ảnh đẹp: Máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu,
xác biến thành ngọc thạch khi Trọng Thủy đem về táng ở Loa Thành. Ngọc quý
sáng trong là lời chiêu tuyết cho danh dự của nàng. Lỗi lầm ấy là do vô tình mà
nên trọng tội. Sự hóa thân của Mị Châu thể hiện tấm lòng nhân hậu, bao dung của
nhân dân đối với nàng.
- Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương: Vua cầm sừng tê bảy
tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển. Trong tâm thức của nhân dân, ông
vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế, nhân dân muốn
ông vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một kiếp khác,
không phải trần gian.
ĐỀ 3:
TẤM CÁM
Câu 1. Truyện “Tấm Cám” thuộc loại cổ tích gì?
A. Truyện cổ tích thần kỳ
B. Truyện cổ tích sinh hoạt
C. Truyện cổ tích nước ngoài
D. Truyện cổ tích về loài vật
Câu 2. Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp Tấm nữa. Tác giả dân gian
muốn nói điều gì?
A. Không ai giúp đỡ suốt đời.
B. Bụt không có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này.
C. Mẹ con Cám quá độc ác.
D. Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc.
Câu 3. Truyện “Tấm Cám” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Nghị luận
C. Biểu cảm D. Miêu tả
Câu 4. Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau: “Tấm vâng
lời Bụt vào phòng đào hũ lên. Quả không hết ngạc nhiên khi hũ thứ nhất là một cái
áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu Đào,
hũ thứ hai đựng một đôi giầy thêu rất đẹp, hũ thứ 3 có một con ngựa nhỏ xíu, khi
đặt con ngựa xuống đất thì bỗng chốc nó biến thành ngựa thật, còn hũ cuối cùng
thì là một bộ yên cương xinh xắn.”
A. Phép liệt kê B. Phép so sánh
C. Phép ẩn dụ D. Nói giảm nói tránh
Câu 5. Phần in đậm sau sử dụng hình thức ngôn ngữ nào: “Nhà vua ngắm nghía
chiếc giầy không chán mắt, vua nghĩ “chà một chiếc giầy thêu thật đẹp, chắc hẳn
người mang chiếc giầy này nhan sắc tuyệt trần.”
A. Độc thoại B. Đối thoại
C. Độc thoại nội tâm D. Cả 3 hình thức trên
Câu 6. Truyện Tấm Cám phẩn ánh ước mơ nào sau đây:
A. Ước mơ muốn đổi đời của nhân dân lao động
B. Thực hiện công bằng xã hội
C. Được hưởng hạnh phúc
D. Có quyền lực thống trị
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7. Chủ đề của truyện “Tấm Cám” là gì? (0.5đ)

Chủ đề của truyện: Miêu tả cuộc đời bất hạnh và con đường dẫn đến hạnh phúc của
Tấm. Thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc và bảo vệ
hạnh phúc của người lương thiện.
Câu 8. Hãy trình bày từng hình thức biến hóa của Tấm. Liệu mỗi lần chuyển sinh
có liên quan gì đến nhau ko? Qua quá trình hóa thân của Tấm em cảm nhận được
gì? (1,5đ)
- Từng hình thức biến hóa của Tấm:
+ Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo đem lại niềm vui, là sự hóa thân của một linh
hồn trong sáng, hồn hậu.
+ Lần thứ hai, Tấm hóa thành cây xoan đào, bị chặt đem đi làm khung cửi. Tấm
trong cây xoan đào lại lên tiếng vạch mặt, tiếp tục tuyên chiến với kẻ thù quyết liệt
hơn.
+ Lần thứ ba, Tấm hóa thành cây thị. Đó là hóa thân của tấm lòng thơm thảo của
Tâm. Bước ra từ quả thị trở về với cuộc sống bên bà lão hàng nước. Tấm trở lại
đúng là chính mình.
- Ba lần chuyển sinh cho thấy sự quyết liệt chiến đấu của Tấm để giành lại hành
phúc theo từng giai đoạn: Lần đầu xuất hiện một cô Tấm không còn yếu đuối, bị
động như trước. -> Lần thứ hai, Tấm trong cây xoan đào lại lên tiếng vạch mặt,
tiếp tục tuyên chiến với kẻ thù quyết liệt hơn. -> Cuối cùng, Tấm lột xác để mang
một dáng dấp mới, xinh đẹp hơn, tự tin hơn và chủ động hơn trong cuộc sống của
chính mình.
=> Tác giả dân gian đã cho Tấm hóa kiếp để nói lên quan niệm của người xưa khi
chết đi không phải là hết là chấm dứt mà vẫn còn tồn tại. Những lần hóa thân của
Tấm chính là thể hiện cho quá trình trưởng thành của cái thiện khi đứng lên chống
lại cái ác.
Câu 9. Qua câu truyện trên em rút ra được bài học gì? (1đ)

Bài học dễ dàng rút ra thông qua những xung đột trong truyện, cuộc đời của Tấm
là: Cái thiện luôn thắng cái ác và sự hóa thân của Tấm chính là sự thể hiện cho sức
sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.
ĐỀ 4:
GÓT CHÂN ACHILLES
Câu 1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là:
A. Nghị luận kết hợp tự sự
B. Tự sự kết hợp với biểu cảm
C. Biểu cảm kết hợp thuyết minh
D. Tự sự kết hợp miêu tả
Câu 2. Tác dụng ngôi kể trong đoạn văn:
A. Giúp câu chuyện chân thực hơn
B. Giúp sự việc trở nên khách quan
C. Bộc lộ rõ ràng tình cảm nhân vật
D. Cả ba đáp án trên
Câu 3. Văn bản nào có cùng thể loại với văn bản trên:
A. Truyện Kiều B. Tản Viên từ Phán sự lục
C. Chữ người tử tù D. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Câu 4. Văn bản trên thuộc nhóm thần thoại nào:
A. Thần thoại thế giới C. Thần thoại Hy Lạp
B. Thần thoại khám phá D. Thần thoại suy nguyên
Câu 5. Đoạn văn: “Achilles gục xuống chết. Quân Hy Lạp làm lễ tang cho chàng
một cách trọng thể sau khi chiếm được thành Troy” được liên kết với nhau bằng
phép liên kết nào?
A. Phép nối C. Phép lặp
B. Phép thế D. Phép liên tưởng
Câu 6: Văn bản thể hiện nội dung gì?
A. Tôn vinh người anh hùng
B. Biết ơn thần linh và con người
C. Điểm yếu của Achilles
D. Kể về điểm yếu mỗi con người
Trả lời câu hỏi:
Câu 7. Theo anh (chị) vì sao Thetis – mẹ của Achilles lại nhúng con vào nước
thánh? Sự kiện nào khiến Achilles có điểm yếu gót chân? (0.5đ)
- Mẹ của Achilles lại nhúng con vào nước thánh để giúp con bất tử.
-> Tình yêu mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
- Achilles có điểm yếu gót chân do Thetis đã quên nhúng 2 gót chân của Achilles
vào nước thánh, khiến đó trở thành nơi duy nhất trên cơ thể chàng có thể bị tổn
thương.
Câu 8. Anh chị hiểu câu thành ngữ "gót chân Achilles" nghĩa là gì? (0.75đ)

Câu thành ngữ "gót chân Achilles" nói về điểm yếu của mỗi con người.
Câu 9. Qua câu truyện trên người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì? (0.75đ)
Người xưa muốn nhắn nhủ rằng ai cũng có một điểm yếu,về cả thể xác lẫn tinh
thần. Vậy nên không nên chủ quan, dương dương tự đắc mà coi thường người
khác, để rồi nhận được quả đắng.
ĐỀ 5:
GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ
Câu 1. Sự kiện chính được kể trong văn bản trên là gì?
A. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Xi-tê-rông.
B. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Nê-mê.
C. Hê-ra-clet nhận vũ khí từ các vị thần.
D. Hê-ra-clet được các thần giao sứ mệnh giúp loài người.
Câu 2. Ai là người nuôi con sư tử Nê-mê?
A. Thần Dớt. B. Thần A-pô-lông.
C. Thần Héc-mes. D. Nữ thần Hê-ra.
Câu 3. Con sư tử Nê-mê thường gây họa gì cho con người?
A. Gây ra lũ lụt, mất mùa.
B. Bắt dân xứ Nê-mê phải hàng năm phải hiến tế người.
C. Bắt gia súc, phá hoại mùa màng.
D. Gây thảm họa động đất, sóng thần.
Câu 4. Hê-ra-clet hạ được con sư tử ở Nê-mê bẳng cách nào?
A. Dùng vũ khí của các vị thần ban cho.
B. Nhờ vào sự giúp sức của các vị thần.
C. Dùng cây chùy mà chàng tự làm.
D. Dùng chính đôi bàn tay của mình.
Câu 5. Chi tiết Hê-ra-clet lấp kín một cửa hang của con sư tử Nê-mê cho thấy
chàng là con người như thế nào?
A. Thông minh. B. Dũng cảm
C. Kiên quyết D. Tài hoa.
Câu 6. Hình tượng sư tử Nê-mê có ý nghĩa gì?
A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.
B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.
C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 7. Theo anh/ chị, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê “không cung
tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được”trong văn bản hay không?
Vì sao?

Theo em, không thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê “không cung tên,
gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được” trong văn bản vì như vậy sẽ làm
giảm đi sự hung tợn, khó trị của con hổ. Đồng thời chi tiết này giúp miêu tả cuộc
chiến giữa con người và ác thú căng thẳng, làm nổi bật thử thách của nhân vật
chính và tôn vinh vẻ đẹp, sức mạnh của người anh hùng Hê-ra-clet.
Câu 8. Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn
phải dùng chính đôi tay của mình để diệt trừ ác thú, bạn rút ra bài học gì?

Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn phải
dùng chính đôi tay của mình để diệt trừ ác thú em rút ra bài học về ý chí quyết tâm,
dùng chính sắc mạnh của bản thân để vượt qua nghịch cảnh, khó khăn, thử thách.
Không nên quá ỷ lại, dựa dẫm vào sức mạnh, sự giúp đỡ của người khác vì sẽ
khiến bản thân trở nên quá phụ thuộc, không có ý chí tự lực, vươn lên, không biết
cố gắng, nỗ lực.
Câu 9. Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.

You might also like