You are on page 1of 4

ĐỀ LUYỆN TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có
thuyền qua bèn kêu rằng: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa
Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Vua bèn
tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản
nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người
lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở
bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê
bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

(Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,
Tập I, NXBGD 2006)

1. Nêu nội dung chính của văn bản trên?


- Bị truy đuổi cùng đường, ADV cầu cứu RV.
- RV hiện lên nói cho vua biết MC là giặc.
- Vua tuốt kiếm kém MC. Trước khi chết MC có lời khấn.
- RV rẽ nước dẫn vua đi xuốn biển
2. Vì sao Rùa Vàng lại nói: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”?
- Bởi vì Mị Châu gián tiếp gây ra họa mất nước, tiết lộ bí mật vè chiếc nỏ thần,
làm lộ thông tin quốc gia, thiếu lý trí, không đủ tỉnh táo nhận ra hiểm họa binh
đao trong lời nói của Trọng Thủy để cảnh báo với vua cha, rắc lông ngỗng để
kẻ địch tìm thấy cha, con mình.
3. Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu? Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ
gì?
- Câu ghép: Nễu … thì…
- Điều kiện, kết quả.

1
4. Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy
xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu.
- Ý nghĩa: Khẳng định tấm lòng trong trắng, minh oan cho MC; thể hiện thái độ
bao dung, vị tha của nhân dân ta đối với MC.
5. Nêu ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong văn bản?
- Thanh kiếm là đại diện cho công lí.
- Thanh kiếm ấy một thời đã được vung lên
trên chiến trường để giết giặc bảo vệ đất nước và bây giờ cũng chính thanh kiế
m ấy đã hạ xuống chém đầu con gái duy nhất của ông. Còn gì đau xót, thương
tâm hơn khi chính cha lại giết con. 
- Nhưng kẻ có tội thì phải đền tội và chính hành động dứt khoát, quyết liệt ấy củ
a An Dương Vương đã cho thấy được nét đẹp trong con người nhà vua, phân
minh rạch ròi giữa công–tư, đã đặt quyền lợi quốc gia lên
trên quyền lợi gia đình.
6. Xác định chi tiết thần kì trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết
đó.
- Chi tiết:
+ MC chết ở biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải biến thành hạt châu.
+ Vua cầm sừng tê bảy tấc, RV rẻ nước dẫn vua xuống biển.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của MC.
+ Tác giả đã bất tử hóa hình ảnh ADV. Trong tâm thức của nhân dân, ông vẫn
là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế, ông vua ấy, phải
được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là một kiếp khác, không phải ở trần
gian.
7. Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị
Châu (nên làm luôn nhân vật Trọng Thủy).
- ADV để mất nước, tự tay chém con gái, bản thân vua cũng không thể tiếp tục
sống ở cõi trần. Nhưng bởi vua có công dựng nước và giữ nước buổi đầu nên

2
được nhân dân kính trọng, ngợi ca, được bất tử hóa trong lòng tiếc thương của
nhân dân.
- Mị Châu tiếp tay cho kẻ thù xâm lược, khiến An Dương Vương mất nước, lại
tiếp tục chỉ đường cho kẻ thù nên bị nhân dân kết tội, gọi là “giặc” và bị chính
vua cha chém chết. Đây là thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta. Song Mị Châu
phạm tội do ngây thơ, cả tin... nên được minh oan/ chiêu tuyết sau khi chết.
Điều này thể hiện thái độ bao dung của nhân dân.
- Trọng Thủy là tội đồ của Âu Lạc, là kẻ đẩy Mị Châu vào tội lỗi nên hắn xứng
đáng phải trả giá bằng cái chết. Mặt khác, Trọng Thủy cũng là nạn nhân của
chiến tranh, bị mắc kẹt giữa tham vọng bá chủ và khát vọng hạnh phúc nên sự
“hối lỗi” của hắn phần nào được nhìn nhận qua chi tiết nước giếng rửa ngọc
trai.

=> Như vậy, thái độ chung của nhân dân qua truyền thuyết này là nghiêm khắc,
công bằng, phân minh công tội nhưng cũng đầy thấu hiểu, độ lượng và bao dung.

8. Viết đoạn văn ngắn (200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với
Tổ quốc.

Một số câu hỏi thêm:

1. Vì sao có thể nói Truyện An Dương Vương vả Mị Châu - Trọng Thuỷ là tác phẩm
nhiều chủ đề? Theo em, chủ đề nào là chính? Vì sao?
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có nhiều chủ đề: Qua sự
thành công trong việc xây thành, chế nỏ của An Dương Vương cũng như sự
chủ quan mất cảnh giác của ông đẫn đến việc mất nước, các tác giả dân gian
muốn nêu lên chủ đề cũng như bài học kinh nghiệm về công cuộc dựng nước
và giữ nước. Mối quan hệ giữa nhân vật An Dương Vương và Mị Châu đặt ra
chủ đề về tình cha con, quan hệ Mị Châu - Trọng Thuỷ lại đặt ra chủ đề về tình
yêu đôi lứa.

3
- Theo em, chủ đề chính là bài học lịch sử về việc giữ nước của dân tộc. Cho nên
việc xác định chủ đề chính của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thuỷ là bài học lịch sử về giữ nước hoàn toàn có căn cứ thoả đáng. Những chủ
đề phụ như tình cha con, tình cảm lứa đôi góp phần làm sáng rõ hơn cho chủ
đề chính yếu đó.
2. Vai trò của An Dương Vương trong công cuộc dựng nước và giữ nước buổi đầu.
3. Giải thích ý nghĩa hình ảnh “Ngọc trai – giếng nước”?
4. Bài học rút ra qua mỗi nhân vật An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy là gì?
5. Tại sao nói Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ cho thấy mối quan
hệ khăng khít giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu, tưởng tượng.

You might also like