You are on page 1of 6

Trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Nội

Báo cáo nghiên cứu về truyền thuyết


An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Thành viên: Ngô Khánh Linh, Nguyễn Linh Giang, Trần Minh Thu, Đỗ Hoàng Bảo Anh

1
Tác phẩm “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ” là một trong những câu chuyện
quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là một tác phẩm hay, hấp dẫn độc giả từ bao đời nay, bởi
đó không chỉ là câu chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm mà còn là
câu chuyện về bi kịch mất nước của ADV gắn với bi kịch tình yêu của Mị Châu; qua đó nhân dân
muốn thể hiện thái độ của mình đối với từng nhân vật, đồng thời nêu lên những bài học triết lí sâu
sắc.

Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng từng được nghe kể về câu chuyện này những ngày còn bé
nhưng chưa chắc đã biết về nguồn gốc của nó. “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” được
trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quá – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào
khoảng cuối thế kỉ XV.

Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về các
nhân vật, sự kiện lịch sử, qua đó thể hiện ý thức lịch sử của dân tộc.

Đặc trưng của thể loại này là phản ánh lịch sử theo cách riêng: Lịch sử được khúc xạ qua lời
kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu sắc thần
kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. Qua đó, từ cốt lõi lịch sử, thông qua truyền thuyết, nhân
dân gửi gắm những tình cảm, mơ ước, thái độ đối với những nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử. Không
chỉ vậy, truyền thuyết còn phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta.

Tuy là câu chuyện được kể truyền miệng qua nhiều thế hệ nhưng nó chỉ có duy nhất một
bản kể được lưu truyền trong dân gian đến ngày nay. Lí do chính để truyền thuyết vẫn giữ duy nhất
một phiên bản là vì “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” là một cách giải thích nguyên
nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh
giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa
cá nhân với cộng đồng. Câu chuyện chứa đựng những ý nghĩa, giá trị và bài học sâu sắc trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Bên cạnh An Dương Vương, câu truyện còn xoay quanh hai nhân vật là Mị Châu và Trọng
Thuỷ. Thân là một công chúa nàng mang trong mình lòng yêu thương và tin tưởng chồng tuyệt đối
là Trọng Thủy, đưa chồng đi thăm thú Âu lạc, cho xem nỏ thần và hướng dẫn cách bắn nỏ, rắc lông
ngỗng để chồng có thể tìm thấy. Nhưng chính niềm tin lớn lao ấy lại khiến Mị Châu nhẹ dạ cả tin,
tạo cơ hội cho Trọng Thuỷ lừa dối cướp nỏ thần về nước, trước những lời nói của Trọng Thuỷ vẫn
không mảy may nghi ngờ. Bên cạnh đó ta có thể thấy, lời nguyền trước lúc chết của Mị Chấu cũng
là lời thanh minh dành cho tấm lòng thiện lương nàng. Cái chết của Mị Châu chính là sự trừng phạt
nghiêm khắc đối với những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến việc mất nước của nàng. Nhưng chi tiết

2
“Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, sò ăn phải đều hoá thành hạt châu” cho thấy vẫn
còn cái nhìn thông cảm của nhân dân ta, vì xét cho cùng, mị châu cũng chỉ là nạn nhân, trót đem
lòng tin trao nhầm người, là vô ý phạm phải trọng tội, vừa đáng thương vừa đáng trách. Về phần
Trọng Thuỷ vốn được vua cha gửi gắm trở thành tên gián điệp nguy hiểm, trực tiếp gây ra bi kịch
của hai cha con An Dương Vương, lợi dụng tình yêu và sự tin tường ngây thơ Mị Châu dành cho
mình để lừa dối, ăn cắp nỏ thần, và rắc lông ngỗng mở đường để đuổi cùng giết tận hai cha con.
Nhưng chàng cũng đã đem lòng thương Mị Châu để rồi phải đau lòng, hối hận muộn màng, Trọng
Thuỷ cũng chỉ là một quân cờ trong chiến tranh phi nghĩa. Sau khi thấy vợ chết, Trọng Thuỷ ôm
xác vợ khóc lóc, thương nhớ khôn nguôi rồi lao đầu xuống giếng tự tử. Chi tiết ngọc trai - giếng
nước mang ý nghĩa hoá giải sự hận thù, thể hiện tấm lòng bao dung của nhân dân đối với những
lầm lỡ của hai nhân vật. Có thể thấy, đây không hoàn toàn là nhân vật phản diện, Trọng Thuỷ vẫn
có tình yêu thương chân thành dành cho Mị Châu dù phải nghe làm tròn trách nhiệm theo lệnh vua
cha.

“An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy” được xây dựng dựa trên những sự kiện có thật,
gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của nước ta thời kì đầu. Cốt lỗi lịch sử của truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy gắn với sự hình thành và phát triển của nước Nước Âu
Lạc vào thời An Dương Vương. Nhờ rùa thần mách bảo và cho móng thần, An Dương Vương đã
xây dựng được thành cao, hào sâu, chế tạo được vũ khí khiến kẻ thì phải khiếp sợ, chiến thắng quân
xâm lược Triệu Đà. Nhưng cuối cùng cũng đã bị rơi vào tay giặc bởi những lỗi lầm nghiêm trọng
của người trị vì đất nước. Vừa ca ngợi những thành tích đầu tiên của tổ tiên, ông cha ta, đồng thời
đặt ra những bài học đắt giá để tránh đến việc mất nước như vết sai đổ của vua An Dương Vương.
Truyện giải thích nguyên do mất nước của vua An Dương Vương, đó là sự chủ quan kinh địch, ngủ
quên trong chiến thắng. Quá tin tưởng vào nỏ thần mà không xây dựng lực lượng quân đội, cũng
như thành lũy, an ninh quốc phòng, đặc biệt, quá tự tin với tài năng của mình mà quên đi sự nguy
hiểm của quân thù. Mơ hồ về bản chất ngoan cố, tham lam, độc ác của kẻ thù xâm lược nên nhận
lời kết tình thông hiếu. Chính sai lầm đó đã mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián
trong hàng ngủ của mình. Vua mất cảnh giác, chủ quan, khinh địch, lúc giặc đến vua ỷ lại vào vũ
khí mà không lo phòng bị. Nguyên nhân mất nước thứ hai một phần là do tình yêu mù quáng của
Mị Châu. Vì yêu, nên nàng để lộ bí mật quốc gia cho kẻ thù. Trọng Thủy là con trai của quân thù,
nhưng bên ta lại không có sự phòng bị, vua cha chủ quan, con gái lại mù quáng, để nhầm trái tim
thay chỗ cho lí trí. Cho đến tận lúc cuối cùng, vẫn tin tưởng Trọng Thủy, dẫn đường cho giặc. Mị
Châu mất cảnh giác, ngây thơ, cả tin trong tình yêu đã vô tình tiếp tau cho âm mưu xâm lược của
giặc; đã đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nàng quả cả tin, tự tiện sử dụng
3
bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí lợi hại – nỏ thần – bị đánh tráo mà không hay biết. Bài
học lịch sử đặt ra là không được ngủ quên trong chiến thắng, phân biệt rạch ròi giữa tình cảm cá
nhân và vận mệnh đất nước.

Nhân dân vừa phê phán hành động vô tình phản quốc của Mị Châu; vừa rất độ lượng, cảm
thông với Mị Châu, hiểu nàng là người cả tin, ngây thơ bị lợi dụng phạm tội một cách vô tình. Đặc
biệt, nhân dân xây dựng hình ảnh ngọc trai giếng nước thể hiện tính nhân đạo của nhân dân ta. Tạo
nên một cái kết khác cho mối tình Mị Châu – Trọng Thủy, một mối tình sai trái, nhưng đau thương
nhiều hơn là đáng trách, để cho hai người được ở bên nhau, khẳng định tình yêu chung thủy của
Mị Châu, như một niềm an ủi cho hai con người bị số phận bỏ quên này. Hình ảnh “ngọc trai –
giếng nước” cho thấy thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân ta với các nhân vật trong
truyện; cho thấy sự cảm thông của nhân dân đối với mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.

Tác phẩm còn hấp dẫn người đọc bởi:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật vừa gắn với “cái lõi sự thật lịch sử” vừa lung linh yếu tố
hoang đường, kì ảo, tạo nên “chất thơ và mộng” tràn đầy trong tác phẩm. Các chi tiết nghệ thuật,
ngôn ngữ và hành động được chọn lọc để khắc sâu hình tượng nhân vật: An Dương Vương tài giỏi
nhưng mất cảnh giác, giặc đến vẫn điềm nhiên đánh cờ, rút kiếm chém con gái, lời của thần Kim
Quy; Mị Châu ngồi trên lưng ngựa rắc lông ngỗng, lời khấn nguyền của nàng trước khi
chết…Những hư cấu nghệ thuật (Rùa Vàng, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái)
được sáng tạo là để nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đô'i với thái độ dũng cảm của vị anh hùng,
sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu là lời giải thích lí do mất nước và nỗi đau mất nước.

Kết cấu vừa theo công thức chung vừa có nét riêng độc đáo, khắc họa hai phần chính của
cốt truyện thể hiện chủ đề tư tưởng một cách nhất quán, đó là nguyên nhân tạo nên chiến thắng và
thất bại đau xót của cha con An Dương Vương. Các tình tiết chặt chẽ, hấp dẫn, hình tượng ngọc
trai - giếng nước có xu hướng cổ tích hóa và có ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc.

Về sau, truyện được tái hiện dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như vở ballet (Câu chuyện
tình bi thương của Mỵ Châu – Trọng Thủy vốn xưa nay là cảm hứng của các loại hình nghệ thuật
như điện ảnh, kịch nói, tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần đầu tiên các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc Vũ
kịch Việt Nam đã đưa vở diễn này lên sân khấu ballet với nhiều thử nghiệm thú vị. Vở diễn mang

4
tên “Mối tình thành cổ”. Đây là dự án hợp tác với Trung tâm văn hóa Pháp, với sự hỗ trợ của các
chuyên gia Pháp trong âm nhạc, biên đạo và video art. Cụ thể, vở diễn do Bertrand d’At biên đạo,
Mark Pace làm trợ lý biên đạo, C. Debessy phụ trách âm nhạc và Gotran Froehly. Phần trang phục
diễn do nhà may La Hằng đảm nhiệm.

Vở diễn quy tụ một số nghệ sĩ trẻ tên tuổi như Thu Hằng vai Mỵ Châu, NSƯT Phan Lương
vai Trọng Thủy, tài năng trẻ, NSƯT Cao Chí Thành vai An Dương Vương, NSƯT Đàm Hàn Giang
vai Triệu Đà, cùng các nghệ sĩ Thọ Dương, Minh Trang, Thu Hòa. Dựa trên truyền thuyết về mối
tình Mỵ Châu – Trọng Thủy, vở ballet tái hiện lại một mối tình bi thương trong lịch sử với cuộc
đấu tranh nội tâm giữa bên tình, bên hiếu. Qua lăng kính của biên đạo múa nước ngoài, vở ballet
được sáng tạo trên câu chuyện từ thời hiện đại nhìn về quá khứ như một giấc mơ để người xem có
sự đối chiếu sự hiện thực và truyền thuyết. Vở múa tập trung khai thác mối tình lãng mạn, lay động
xúc cảm và tỉnh thức lòng nhân ái của con người. Màn cuối, khúc nguyện cầu của hoàng tử trong
trạng thái cô độc, tuyệt vọng được nối với tình yêu lứa đôi thời hiện đại. Trong vở diễn này, bối
cảnh sân khấu được dàn dựng mới lạ, ngăn cách bởi tấm màn trong mờ, tạo hiệu ứng “mơ màng”,
vừa thực vừa hư cho khán giả. Đây cũng là màn chiếu một số hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ nội dung
câu chuyện đã góp phần làm cho vở diễn đẹp, sang trọng… Sự kết hợp nhuần nhuyễn của kỹ thuật
sử dụng ngôn ngữ múa “ba trong một”, giữa hình thức thể hiện của múa ballet cổ điển với múa dân
tộc Việt và múa đương đại mang đến sự hấp dẫn và quyến rũ riêng, phù hợp với thẩm mỹ của khán
giả đương thời). Hay ta còn có vở tuồng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống (NTTT) tỉnh Khánh Hòa
đã công diễn vở tuồng ngắn Mỵ Châu - Trọng Thủy. Việc dàn dựng vở diễn nhằm phục vụ hoạt
động biểu diễn nghệ thuật đường phố và sân khấu học đường của nhà hát. Lấy nội dung từ truyền
thuyết nổi tiếng, vở tuồng Mỵ Châu - Trọng Thủy đã đem đến cho khán giả cảm nhận về những giá
trị trong cuộc sống, về sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Đảm nhận việc dàn dựng vở diễn là ê kíp
với những tên tuổi, gồm: NSND Hoài Huệ - đạo diễn; tác giả kịch bản - Kính Dâng; âm nhạc - Đỗ
Hữu Trí; biên đạo múa - Đỗ Thị Kim Tiễn. Đảm nhận các vai diễn là những nghệ sĩ của Đoàn
Tuồng thuộc Nhà hát NTTT tỉnh như: Cao Phước, Xuân Hùng, Thúy Thoa, Anh Sang, Văn
Nghiêm…. Với mục đích dàn dựng vở diễn để phục vụ hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố
và sân khấu học đường của Nhà hát NTTT tỉnh nên vở diễn có những sự điều chỉnh theo hướng
tinh - nhanh - gọn, phù hợp với điều kiện thưởng thức nghệ thuật truyền thống hiện nay. Nếu trước
đây các vở tuồng dài từ 120 phút trở lên thì vở Mỵ Châu - Trọng Thủy chỉ gần 80 phút. Tiết tấu,
nhịp độ của vở diễn được đẩy lên rất nhanh, tạo sự cuốn hút liên tục cho khán giả. Các diễn viên
sử dụng nhiều vũ đạo tuồng để thể hiện nội dung, phần hát trong vở diễn cũng ngắn gọn. “Việc rút
ngắn thời gian vở diễn thực sự đã tạo ra nhiều khó khăn khi dàn dựng. Vì thế, chúng tôi buộc phải
áp dụng nhiều kỹ thuật diễn mang tính biểu trưng cao. Khi vở diễn hoàn thành, bản thân tôi thấy

5
đây là cách làm hay có thể áp dụng về sau để sân khấu truyền thống phù hợp với thị hiếu thời đại”,
NSND Hoài Huệ cho biết.

Việc làm sống lại những truyền thuyết này cũng cho ta thấy sự trân trọng văn học cổ xưa,
về những kiến thức lịch sử của đất nước mà mỗi người con cần phải biết giáo dục, truyền tải những
thông điệp ý nghĩa không chỉ cho thế hệ sau mà còn là gợi lại những bài học đắt giá.

You might also like