You are on page 1of 22

TÌM HIỂU VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC Ở

CÁC TÁC PHẨM

1, Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu


– Trọng Thủy
Đây là một câu chuyện kể lại bi kịch mất nước và bi
kịch tinh yêu xoay quanh 3 nhân vật: An Dương
Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.

Về nhân vật Mị Châu, có rất nhiều tranh cãi:


- Có người kịch liệt chê trách nàng trong việc xử
lý không ổn thoả giữa việc nước – tình nhà dẫn
đến bi kịch mất nước của An Dương Vương. Với
cái tội là tiết lộ bí mật cho Trọng Thuỷ- là kẻ thù
cần luôn luôn đề phòng, Mị Châu đã phải nhận
một sự trả giá rất đắt là một cái chết chém
không toàn thây do chính bàn tay của cha đẻ
mình.
+ Tố Hữu từng viết:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm lỡ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

- Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít người


bày tỏ lòng cảm thông, thương cảm cho nàng. +
Nguyên nhân mất nước không chỉ chỉ là vì nàng
mà sâu xa hơn là sự chủ quan của An Dương
Vương khi để kẻ thù đến ở rể. Nàng vì làm trọn
trách nhiệm của người vợ mà không hoàn thành
bổn phận với nước nhà. Kết cục, cả nàng và
Trọng Thủy đều phải trả giá. Nhưng nhìn sâu
hơn, bi kịch tình yêu của Mị Châu, Trọng
Thủy cũng rất đáng để thương. Cái chết của họ
được viết lại thật cảm động (Mị Châu chết xác
hóa thành ngọc thạch, máu xuống biển thành
ngọc trai. Trọng Thuỷ tự vẫn dưới giếng. Lấy
nước giếng ấy rửa ngọc trai thì ngọc trai càng
sáng hơn). Rõ ràng trong cái chết của Mị Châu
và Trọng Thuỷ có một sự cảm thông, yêu thương
nào đó của nhân dân giành cho hai nhân vật này.
Nhìn lại các câu chuyện dân gian, môtip hóa giải
ở kiếp sau chỉ xuất hiện khi trên cuộc sống trần
thế con người phải chịu những nỗi oan khuất,
không thể cởi bỏ được ( Sự tích trầu cau, Trương
Chi Mị Nương...). Mị Châu đã phản bội đất nước
vì tình yêu. Việc Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự
vẫn cũng lại là một minh chứng cho tình yêu cuả
chàng với Mị Châu. Đất nước là đáng trọng trong
lòng người dân nên Mị Châu và Trọng Thuỷ đã
phải trả giá. Nhưng tình yêu thì không bao giỡ có
lỗi, nhân dân đã hiểu và cảm thông cho điều đó.
Nên người dân đã thực sự nâng niu trân trọng cái
chết của họ khi sáng tạo ra hình ảnh ngọc trai,
giếng nước.
+ “Chiếc áo lông ngỗng” (Đinh Hoàng Anh)
“Dù cách xa, còn vết lông ngỗng rơi Em
không muốn nhớ...
Phút giây nào em không nhớ???
Anh đi theo em trong từng hơi thở
Tim chết dần theo từng chặng vó ngựa bay....

Nơi xa xôi hoa lá một trời say


Em vẫn đêm ngày thả hàng lông ngỗng trắng
Soi vào giếng nước xưa tìm lời yêu thầm lặng
Nơi đáy sông em về....
Cũng đâu thể nguôi quên...”

+ “Mị Châu - Trọng Thủy” (Vân Thê)


“Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu
phụ Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nọ tình kia dở dở dang!
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhan...”

+ “Mị Châu” (Vương Trọng)


“Mấy ngàn năm dâu bể, lở bồi
Lúc yên bình và cả khi giặc giã
Xin đừng trách Mỵ Châu thêm nữa
Yêu chân thành, thật có tội gì đâu?”

2, Truyện Kiều – Nguyễn Du


- Về Thúy Kiều:
+ Đa số người Việt Nam biết «Truyện Kiều» cho
đấy là kiệt tác; tuy nhiên về khía cạnh luân lý,
“Truyện Kiều” nói chung hay Thúy Kiều nói riêng
cũng chịu nhiều dị luận, trong đó có những lời
phê phán nặng nề:
• “Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”
• “Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!
Bán mình trong bấy nhiêu năm,
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai?”
(Nguyễn Công Trứ)

+ cũng không ít người ngợi ca nàng:


• Vua Tự Đức say mê Kiều:
“Mê gì như đánh tổ tôm
Mê ngựa hậu bổ mê nôm Thúy Kiều”
• “Thúy Kiều- Người thục nữ đủ đường hiếu
nghĩa” (Chu Mạnh Trinh)
• Trong đề từ cho “ Đoạn trường tân
thanh”, tiến sĩ Phạm Quý Thích viết:
“Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước
Lòng trinh không thẹn với Kim Lang”
• Chế Lan Viên: “Chạnh thương cô Kiều
như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên
...Bỗng quý Kiều như đời dân tộc
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.”
• “Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người
phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của
khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến
kính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến
quý, thân thể đủ khiến thương, vì cảnh
ngộ mà nặng kiếp đào hoa, trọng tình ý
vẫn người tiết nghĩa, ở nơi ô nhục mà vẫn
giữ được tiết hạnh thanh cao, gặp gian
nan mà không hề đắm đuối,
Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu
tư cách nên ai cũng phải kính, phải
thương, phải yêu, phải trọng”.
(Phạm Quỳnh)

- Về Thúy Vân:
+ Một Thúy Vân “ vô tâm hiền hậu”, là “ cái bóng
mờ mờ của Kiều” trong cảm nhận mọi người:
• Thúy Vân xuất hiện lần đầu qua đoạn miêu
tả chân dung:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
Và như thế, mọi người mặc định rằng sau
này Vân sẽ có cuộc đời êm đềm, hạnh
phúc...
• Sau khi nghe câu chuyện về nàng Đạm Tiên,
Kiều than khóc thương tâm bao nhiêu, thì
Vân lại bình thản bấy nhiêu:
“Lại càng mê mẩn tâm thần,
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài.
Vân rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!”
• Trong đêm Thúy Kiều trao duyên cho Vân,
Kiều thì:”Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm
khăn”, còn Vân lại ngủ ngon như không có
việc gì: “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân”....
• Có nhà phê bình xưa nặng lời chỉ trích :”
Thúy Vân như một khối đá trơ... chỉ để làm
bà quan là hợp”...

+ Nhưng nhìn lại bằng trái tim thấu hiểu, có


người thấy Vân cũng đáng tthương, cũng không
phải kẻ vô tâm thờ ơ đến bạc tình.
• Nàng được dự đoán sẽ có một cuộc sống
êm đềm, đúng vậy, tuy êm đềm nhưng
không hạnh phúc. Nàng thay chị gả cho Kim
Trọng, bước vào cuộc hôn nhân không có
tình yêu với chàng. Nhưng ta chưa từng
nghe nàng thầm than nửa lời.
• Khi Thúy Kiều gặp lại Kim Trọng sau 15 năm
lưu lạc, nàng chủ động vun vén cho Kiều và
Kim Trọng, mặc dù khi đó Vân đã là vợ của
chàng bấy nhiêu năm: “ Tàng tàng chén cúc
dở say,
Đứng lên Vân mới giãi bày một hai.
Rằng: Trong tác hợp cơ trời.
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao.
Gặp cơn bình địa ba đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em.
Cũng là phận cải duyên kim,
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao?
Những là rày ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình!
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi.
Còn duyên may lại còn người,
Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa.
Quả mai ba bảy đương vừa,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.”

• Đã có không ít nhà thơ thay lời Vân giãi bày


tâm sự:
“Nghĩ thương lời chị dặn dò Mười lăm
năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim
Ơ kìa sao chị ngồi im ?
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên


Chị khóc kẻ khuất đừng quên người
còn Mấp mô số phận vuông tròn Đất
không thể nhốt linh hồn đòi yêu !

Là em nghĩ vậy thôi Kiều


Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chỉ theo tiếng khóc dưới sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương


Vầng trăng còn lắm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giời
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim


Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào được
yêu ?” ( Trương Nam
Hương) Hay:
“Em nhận về mình mối duyên thừa
Trăn trở… Mười mấy năm
trời Hạnh phúc có hay
không?
Có hay không hạnh phúc với người chồng
Mà mãi mãi trong tim chỉ có hình bóng chị?!?
Chị phận bạc còn có tình chung thủy
Còn em thì…
Cảnh đồng sàng dị mộng có gì vui?!?
Cả một đời hoa chị bị dập vùi, Em
thương chị, lòng ghen chưa hề có!
Em cũng không trách hờn ai đó; Chỉ
xin đời hiểu cho rằng:
Sâu thẳm trong lòng Vân cũng có một vết
thương!”
(An Thi)

3, CHÍ PHÈO – NAM CAO


- “Chí Phèo” là một việc tác của Nam Cao nói riêng
cũng như của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ
xem Chí Phèo là một kiệt tác Không chỉ bởi giá trị
nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm mà
còn vì nó cũng tốn không ít giấy mực của các nhà
phê bình.
- Tác phẩm đã được nhiều nhà phê bình nghiên
cứu từ khi nó ra đời:
+ Nguyễn Đăng Mạnh với “Nam Cao”, sách “Tác
giả văn học Việt Nam”
+ Hà Bình Trị với “Chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ,
độc đáo của Nam Cao- sự tự ý thức về cá nhân”
+ Đăng Suyền với “Thời gian và không gian
trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao” + Hay
các nhà phê bình Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ,
Nguyễn Hoành Khung...

- Đặc biệt, tranh luận về tác phẩm có rất nhiều,


gần đây là vấn đề: “Có nên đưa “Chí Phèo” vào
chương trình học hay không?” thu hút sự chú ý
của rất nhiều học giả...

4, ĐÂY THÔN VĨ DẠ (HÀN MẶC TỬ)

Ở đây chỉ chú ý đến câu thơ gây nên khá nhiều tranh
cãi:. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
- Đọc câu thơ : “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
có người hình dung ra cảnh cô thiếu nữ thôn Vĩ
đang e ấp, thẹn thùng nhìn khách phương xa qua
kẽ lá.
“Mặt chữ điền: Theo nhân tướng học, mặt vuông
chữ điền được xem là loại tướng mạo ứng với
đức tính thật thà trung hậu. Câu thơ vừa có vẻ
đẹp tạo hình đơn thuần : một khuôn mặt đẹp ẩn
hiện sau cành lá trúc đầy thi vị, vừa giàu tính
tượng trưng (trúc biểu hiện cho vẻ thanh cao,
gương mặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu).
Tất cả thật hài hòa với khung cảnh vốn đơn sơ
mà thanh tú bao trùm cả vườn thôn Vĩ trong nắng
mai”. (SGK Văn 11 chú thích)

- Ngược với những lí giải truyền thống cũ ở trên,


gần đây có ý kiến của Nguyễn Cẩm Xuyên cho
rằng “mặt chữ điền” chẳng phải để tả người mà
chỉ là tiếp nối các câu tả cảnh ở đầu bài thơ: sau
khi tả nắng hàng cau, tả vườn cây xanh lá… câu
thứ tư tả thêm một nét kiến trúc đẹp: lá trúc che
ngang …tấm chữ điền (chấn môn) trước cửa
nhà. Quả thật theo phong thủy, kiến trúc xưa
thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra
vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi
được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi
nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi
chỉ đắp nổi một hình chữ thập ở giữa khiến nó
giống hệt chữ điền và một số người bình dân
vùng nông thôn Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình
Định, vào cho đến các tỉnh nam Trung phần xưa
vẫn gọi tấm chắn trước cửa ấy là “mặt chữ điền”.
Hai bên chấn môn lại thường có trồng thêm hai
bụi trúc, phía sau có hòn non bộ… Điều nêu trên
không biết có độ chính xác đến đâu nhưng nếu
hiểu vậy thì 4 câu thơ đầu của bài thơ chỉ toàn tả
cảnh vật, vườn tược nhà cửa mà chưa có người.
Đoạn thơ thiếu hẳn hình ảnh đáng yêu của cô gái
Huế e ấp sau hàng cây lá xanh tươi và bài thơ đã
mất bớt bao nhiêu là thi vị. Sự thật có thể đúng
nhưng phũ phàng; bài thơ mất hay.

- Chu Văn Sơn thì lí giải: Một khuôn mặt chữ điền
của người trai từ phương xa hình dung mình
được trở về Vỹ Dạ, nhìn ngắm vườn nhà ai qua
cành lá trúc che ngang.

- Lại có người nghĩ người thơ đã nhìn vào mảnh


vườn Vĩ Dạ, qua một “mắt vườn” hình chữ điền,
có mấy lá trúc che ngang…( Ở thôn Vĩ, ngăn
cách vườn nhà với đường thôn là hàng rào hoặc
tường xây, với những ô trống như con mắt của
mảnh vườn. Qua những “mắt vườn” có thể nhìn
ra ngoài đường và từ bên ngoài cũng có thể nhìn
qua đó để thấy được cây lá bên trong. Phần lớn
những “mắt vườn” hôm nay có hình chữ nhật kéo
dài theo chiều thẳng đứng, khá thông thoáng.
- Lại có người hiểu: “Mặt chữ điền”là mặt của
người xứ Huế, khuôn mặt rắn rỏi, đôn hậu.
Khuôn mặt ấy chỉ thấp thoáng sau lá trúc, là sự
bộc lộ sự kín đáo, thâm trầm và dung dị tính cách
con người ở xứ kinh đô. Tôi còn thấy người dân
Huế rất trọng lễ nghĩa. Phải chăng chữ “che
ngang mặt” dẫn người đọc đến tầng nghĩa này?
Người xưa, trước khi làm gì, đều thi lễ. Cách thi
lễ thường là đưa tay lên ngang mặt.

- Cũng có người phán đoán rằng “mặt chữ điền” là


mặt của cô Hoàng Thị Kim Cúc vì Khi xem lại di
ảnh của cô thì thầy Cô đúng là có gương mặt
chữ điền phúc hậu. Tác giả Nguyễn Khôi thì
quyết đoán hơn: “Về Cô gái trong “Lá trúc che
ngang mặt chữ Điền” đó là cô gái do sức tưởng
tượng của Thi nhân mà hiện ra thôi”

➔ Câu thơ của Hàn Mặc Tử mãi mãi là một bí


ẩn, có rất nhiều cách lí giải về nó. Nhưng
chính điều đó lại làm nên sức hấp dẫn mạnh
mẽ của tác phẩm, vì đến với “Đây thôn Vĩ
Dạ”, người đọc thực sự được đồng sáng tạo
với Hàn Mặc Tử trong những câu thơ như
thế.
5, TỐNG BIỆT HÀNH (THÂM TÂM)

- Về hình tượng người tiễn đưa đã có hai cách


hiểu:
+ Cách hiểu thứ nhất, cách hiểu khá phổ biến: tác
giả trong vai một người bạn đang tiễn bạn mình
đi xa. Giữa họ có một tình bạn rất tri kỉ.
Cách xưng hô “ta” – “người”, thân thiết nhưng
vẫn thể hiện sự tôn trọng. Đồng thời nó cũng làm
hiện lên tư thế của những trang nam nhi mang
chí lớn.
+ Cách hiểu thứ hai của Mai Văn Hoan cho rằng
“Thâm Tâm đã nhập vai bạn gái của người ra đi”,
xem người tiễn đưa là người yêu của li khách
dựa vào các căn cứ: “Đôi “mắt trong” chứa đầy
“hoàng hôn” kia chỉ có thể là mắt của phái đẹp”,
“Ta chỉ đưa người ấy”, “Ta biết” là vì ta quá hiểu
chàng, quá hiểu nội tâm của chàng”. Ý kiến này
được đưa ra hết sức mới mẻ và táo bạo. Nhưng
tại sao “Đôi “mắt trong” chứa đầy “hoàng hôn” kia
chỉ có thể là mắt của phái đẹp” (nghĩa là của
người tiễn đưa) mà không phải là đôi mắt của li
khách? Dựa vào nội dung và kết cấu bốn câu đầu
bài thơ, không có gì là phi logic khi cho rằng hai
câu ba, bốn nhằm nói đến li khách chứ không
phải người tiễn đưa (như ở hai câu một, hai).
Hơn ai hết, người tiễn là người có thể nhìn thấy
hết mọi diễn biến, trạng thái của li khách – đối
tượng mà mình quan sát, khắc họa (thấy “hoàng
hôn trong mắt trong” của người đối diện hợp lí
hơn là thấy hoàng hôn trong mắt mình). Và nếu
căn cứ vào giọng điệu, khẩu khí rắn rỏi, ngang
tàng, dứt khoát của bài thơ thì cách hiểu thứ nhất
vẫn thuyết phục hơn.

- Về hình tượng li khách cũng có hai cách hiểu:


+ Cách thứ nhất dựa vào lời kể của bạn bè Thâm
Tâm, xem li khách là người chiến sĩ cách mạng
đang giã từ gia đình lên chiến khu. + Cách thứ
hai dựa vào việc phân tích hình tượng trong văn
bản, xem li khách chỉ là một trang nam nhi mang
chí lớn chứ không phải là người cách mạng. Hiểu
theo cách này hợp lí hơn, vì thực ra li khách có
phải là người cách mạng hay không, điều này
không ảnh hưởng đến bản chất của hình tượng.
Vấn đề quan trọng liên quan đến hình tượng li
khách lại nằm ở ba câu cuối bài thơ.
+ Cắt nghĩa đầy đủ, chính xác ba câu kết của
“Tống biệt hành”: “Mẹ thà coi như chiếc lá bay /
Chị thà coi như là hạt bụi / Em thà coi như hơi
rượu say” sẽ giúp làm sáng tỏ thêm hình tượng li
khách. Trong trường hợp này đã có ba cách giải
thích:
• Cách thứ nhất là người ra đi “... như một
đấng trượng phu: chí lớn coi nặng như núi
Thái; mẹ già, chị gái, em thơ đều coi nhẹ
như lông hồng”(Trần Đình Sử). Nếu hiểu
như thế thì người ra đi thật lạnh lùng, tàn
nhẫn và vô hình trung đã làm nhẹ đi sự
giằng xé giữa tình và chí, do đó mà làm giảm
kích thước của hình tượng li khách. Bởi vì
chính sự giằng xé nội tâm đã làm nên tầm
vóc của li khách và vẻ đẹp của tác phẩm.
• Cách thứ hai dựa vào sự phỏng đoán những
chỗ chưa rõ nghĩa, “tỉnh lược” trong ba câu
thơ: “Mẹ thà coi (con) như chiếc lá bay / Chị
thà coi (em) như là hạt bụi / Em thà coi (anh)
như hơi rượu say” để phân tích hình tượng li
khách. Cách này khá phổ biến, dễ được
người đọc chấp nhận.
• Gần đây có thêm một cách giải thích khác
của Hoàng Thái Sơn cho rằng người ra đi đã
“nhẹ hóa” nỗi đau chia li. Điều này quả thực
có sức thuyết phục. Nhưng liệu có phải là
suy diễn hay không khi cắt nghĩa ba câu thơ
như sau: “Người đi cứ “coi như” mẹ già xem
bản thân mình là gốc cổ thụ, còn đứa con là
chiếc lá từ đó bay xa, chứ không phải lìa
rơi... người chị rơi chút nước mắt chỉ như
bởi do con mắt vương phải hạt bụi mà thôi,
đâu phải khóc mình ra đi... Đứa em, trong
con mắt anh, đỏ hoe đôi mắt bởi thương nhớ
người anh đấy, cũng cứ “coi như” do môi
nhấp chút rượu nồng khiến “đỏ mặt lên rồi
chếnh choáng say...”? Vậy thì sự nhẹ hóa
nỗi đau chia li trong ba câu cuối phải chăng
là: “Mẹ thà coi (việc con đi nhẹ) như chiếc lá
bay / Chị thà coi (việc em đi nhỏ) như là hạt
bụi / Em thà coi (việc anh đi nhẹ) như hơi
rượu say”?
6, Ông già và biển cả - Ernest Hemingway
Đến với “Ông già và biển cả”, độc giả sẽ dõi theo hành
trình ba ngày đánh bắt cá kiếm khổng lồ vô cùng khó
khăn của ông lão đánh cá Santiago. Những tưởng vận
may đã mỉm cười khi ông có thể thu phục con cá kiếm
đẹp nhất trên đời, lũ cá mập lại lao tới rỉa sạch con cá
kiếm duy nhất của ông lão. Và đáng buồn thay, khi cuộc
hành trình kết thúc, thành quả duy nhất ông lão thu
được chỉ còn là bộ xương vô dụng. Nội dung câu
chuyện đơn giản là thế, nhưng ẩn chứa trong đó lại là
những tầng nghĩa sâu sắc, những thông điệp ý nghĩa
gửi gắm tới độc giả. Đây chính là nguyên lý “tảng băng
trôi” mà nhà văn đã sử dụng triệt để trong tác phẩm của
mình, giúp câu chuyện không còn đơn thuần chỉ nói về
ông già đánh cá. Không như những tác phẩm khác chỉ
đi sâu khắc họa một thông điệp duy nhất, Ông già và
biển cả là một chuỗi những ý nghĩa biểu tượng xuyên
suốt cả tác phẩm.
➔ Tác phẩm khiến người đọc phải”đọc dãi
dầu” vì những tầng sâu ý nghĩa của nó.

- Nhan đề: “Ông già và biển cả” là một


nhan đề có sức khơi gợi sâu xa. Trong
cái nhan đề ấy như ẩn chứa khát vọng,
hoài bão của con người trong cuộc đời
rộng lớn. Con người đối lập với biền
khơi bởi một bên quá ư bé nhỏ còn một
bên lại rộng lớn khôn cùng. Song,
Hemingway lại nói
“Ông già và biển cả”, tức là muốn đem con người
đặt ngang hàng với thiên nhiên, tạo vật, khẳng
định tư thế chủ động của con người trước thiên
nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp,
biến hóa khôn lường.

- Hình ảnh con cá kiếm: biểu tượng cho


giấc mơ, khát vọng, nó cuốn hút để con
người ta si mê nó, rồi dùng toàn bộ sức
lực để đuổi theo, với một mong muốn
duy nhất là đạt được nó. Nhưng hành
trình chinh phục con cá kiếm không hề
dễ dàng mà gian truân, vất vả, đôi khi
phải vắt kiệt sức ra để đi tiếp, và đầy rẫy
những hiểm nguy, cạm bẫy, giống như
hành trình chinh phục ước mơ. Con
đường đi đến ước mơ chưa bao giờ
bằng phẳng, nó gập ghềnh, nó khó
khăn, nó đòi hỏi người ta phải đánh đổi
mồ hôi, nước mắt, cho dù con đường có
trải đầy hoa hồng thì chắc chắn máu của
kẻ đi qua đã thấm đầy lên những mũi
gai vô tình.

- Ông lão đánh cá Santiago: chính là biểu


tượng của những người lao động –
những con người luôn luôn hăng hái đi
tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản
thân mình. Họ mưu trí, gan dạ, bản lĩnh,
dám đương đầu và không chùn bước
trước khó khăn để đến được với giấc
mơ. Họ sống để khẳng định một điều,
ngay cả lúc khốn cùng nhất của số
phận, con người vẫn biết ngẩng cao
đầu, kiên trì chịu đựng để vượt qua. Và
đây, là ý nghĩa sống tích cực nhất cho
mọi lẽ sống : “Con người sinh ra không
phải để thất bại. Con người có thể bị
huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục.”
- Kết cục: con cá kiếm bị đàn cá mập rủa
sạch thụt chỉ còn lại bộ xương: Cái kết
mà nhà văn xây dựng đã khiến nhiều
bạn đọc hụt hẫng, thậm chí nhiều người
còn phẫn nộ thay cho nhân vật trung
tâm câu chuyện. Thế nhưng, chúng ta
buộc phải nhìn nhận một điều rằng: đây
không phải một câu chuyện cổ tích.
Cuộc sống vốn không như mơ. Đạt
được thành công thì dễ nhưng giữ được
thành công hay không mới là vấn đề.
➔ Đọc tác phẩm, người đọc có rất nhiều
“khoảng trống” để được đồng sáng tạo cùng
tác giả.
➔ Người đọc hoàn toàn có thể tiếp nhận
“Ông già và biển cả” như một câu chuyện
cổ tích, thần thoại, cũng có thể xem nó
như một bức tranh hiện thực.

7, ĐÔN-KI-HÔ-TÊ (XEC-VAN-TEC)

- Đôn Ki-hô-tê từ khi ra đời đã được tiếp nhận rất


khác nhau. Chỉ riêng chân dung, tác giả miêu tả
rất sơ sài: người gầy, mặt khô, có thể nói là thiếu
chân dung. Nhưng tranh minh họa của Guxtave
Đorê cho thấy Đôn Ki-hô-tê cao gầy, trán cao,
mũi nhọn, mắt trợn trừng. Tranh minh hoạ của
Toni Johannot lại dựng lên hình ảnh chàng kỵ sĩ
với đôi mắt đầy u uất, trầm tư.

➔ Một nghìn người đọc Đôn Ki-hô-tê thì có một


nghìn bức chân dung của chàng trong tâm
trí.
- Khi mới ra đời, người Tây Ban Nha hiểu Đôn
Kihô-tê là một chàng điên buồn cười.

Khi được dịch sang Tiếng Anh, dần dần chàng kỵ


sĩ có một bộ mặt khác. Đó là một người ngây ngô
vừa buồn cười vừa đáng yêu. Một tác giả viết:
“Nỗi thất vọng của chàng làm ta vừa cười vừa
thương. Khi thương chàng, ta nghĩ tới nỗi thất
vọng của mình; khi cười chàng thì ta tự biết,
chàng chẳng buồn cười hơn ta”.
Dịch sang tiếng Pháp, dần dần tác phẩm được
hiểu mới hơn, theo “khẩu vị” của Pháp thế kỉ
XVII: Đôn Ki-hô-tê là người có lí tưởng, có đạo
đức.

Suốt thế kỷ XVIII, giới văn học Anh xem Đôn


Kihô-tê là người đáng kính vì có quan niệm đạo
đức nghiêm túc, có lí tính mãnh liệt, và vì lí tính
quá mãnh liệt mà chàng gạt bỏ phán đoán của
cảm giác.

Sang thế kỉ XIX, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa


lãng mạn, Đôn Ki-hô-tê trở thành một nhân vật bi
kịch: chàng tự nguyện hy sinh bản thân, một lòng
phấn đấu để thực hiện một lý tưởng mà đời
không dung nạp được, cho nên chàng vừa buồn
cười lại vừa bi thảm. Bai-rơn lấy làm xót xa khi
Đôn Ki-hô-tê bị lấy làm trò cười:
“Buồn nhất trong câu chuyện buồn này
Là chúng ta cười nhưng nhân vật đúng
Chàng tuyên bố các lí thuyết vẻ vang
Đấu tranh chống bạo quyền và giữ gìn lẽ phải
Nhưng đời xếp chạm vào hạng người điên
Chẳng biết gì phải trái”

Nhưng ngược lại, những người mang cảm quan


hiện thực chủ nghĩa thì hiểu Đôn Ki-hô-tê là sự
hạ bệ các lí tưởng anh hùng ảo tưởng, xa thực
tế, không nhận ra thực tại (Hai-nơ, Belinsky).
Nhưng rồi sau, Hai-nơ, Tuốc- ghê- nhép hiểu Đôn
Ki-hô-tê là người xả thân, thà chết không có lý
tưởng.

Mác hiểu Đôn Ki-hô-tê ngây ngô buồn cười là vì


chàng muốn diễn lại trong xã hội tư sản một đạo
lý hiệp sĩ đã lỗi thời.

Người ngày nay có thể hiểu Đôn-ki-hô-tê là điển


hình của chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa duy ý
chí...

You might also like