You are on page 1of 3

BÌNH LUẬN, Ý KIẾN CỦA GIỚI VĂN HỌC VỀ TRUYỆN KIỀU

 Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Mộng Liên Đường Chủ Nhân
có viết:
"... Xem chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẩn gỡ chưa
rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy xong mà oán hận vẩn còn chưa hả thì dẩu
đời xa người khuất không được mục kích tận nơi nhưng lời văn tả ra hình
như máu chảy ở đầu ngọn bút nước mắt thắm ở trên tờ giấy khiến ai đọc
đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên
là Đoạn Trường Tân Thanh cũng phải."
 Phong Tuyết chủ nhân:
"Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly vừa ủy mị
vừa đốn tỏa vừa giải thư vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm
trời cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly ủy mị đốn tỏa
giải thư mới có cái văn tả hệt ra như vậy...”
 Phạm Quỳnh:
"Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn nước ta còn...”
 Dương Quảng Hàm:
"Trên từ các bậc văn nhân thi sĩ dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ ai
cũng thích đọc thích ngâm và thuộc được ít nhiều...”
Tuy nhiên, bên cạnh những lời ngợi ca, trân trọng, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến
trái chiều về Truyện Kiều. Hai thái độ cực đoan về Truyện Kiều đã xảy ra kể từ
khi tác phẩm ra đời, đó là "say mê và tôn sùng truyện đến cực độ và mạ lỵ chửi
bới cũng hết điều". Dưới con mắt của một số nhân vật như Ngô Đức Kế, Huỳnh
Thúc Kháng... thì Truyện Kiều chỉ là một dâm thư.
 Huỳnh Thúc Kháng viết: 
"Nói cho đúng ra Truyện Kiều chỉ là một dâm thư, rõ ràng không có ích
gì mà có hại. Ở xã hội ta từ có kẻ tán dương Truyện Kiều truyền bá học
Kiều đến nay, đã biết bao lớp thanh niên say mê sóng sắc, chìm nổi bể
tình, dứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà theo mốt đam mê của
mình…”
 Tựu trung, "về phương diện văn chương thì ai cũng công nhận Truyện
Kiều là hay, nhưng về đường luân lý, theo các cụ là một quyển không nên
cho đàn bà con gái xem". (Wikipedia) Bởi vậy, trong dân gian đã có câu:
“Đàn ôn chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”

Ngày nay, việc phân tích và đánh giá về nhiều góc cạnh của Truyện Kiều có
nhiều và về phương diện luân lý, việc đánh giá đã không còn khe khắt như
trước. Và theo PGS. Nguyễn Thạch Giang, thì mặt ưu và mặt khuyết của tác
phẩm, có thể đúc kết khái quát lại như sau:

“... Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi
mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát,
vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng...Khi
viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo,
Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại
truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung.
Cảm hứng hiện thực của tác phẩm được kết tinh vào nhân vật trung tâm
Thúy Kiều tài sắc và đa nạn. Xây dựng hình tượng Thúy Kiều và nhiều
nhân vật bất hạnh khác trong tác phẩm, tác giả một mặt đã thể hiện lòng
thương vô hạn đối với các nạn nhân; đồng thời đã tố cáo, lên án và phản
kháng mạnh mẽ mọi thế lực bạo tàn chà đạp lên thân phận con người,
nhất là người Phụ nữ. Điều đó đã đưa tinh thần nhân đạo của thời đại
lên đỉnh cao mới, chấp cánh cho tác giả tạo nên một giấc mơ hào hứng,
cao cả nhuốm màu sắc lãng mạn. Đó là giấc mơ Từ Hải. Nhân vật này
xuất hiện như một vị cứu tinh, giải thoát cho cả cái xã hội đau khổ, bế
tắc...
Về hình thức nghệ thuật, ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát,
của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v...Dù tác phẩm còn
bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là
di sản quý báu của nền văn học Việt Nam...”
(Nguồn: Wikipedia Tiếng Việt)

You might also like