You are on page 1of 3

Hình ảnh người thiếu phụ“hóa đá” chờ chồng là một trong những đề tài quen

thuộc trong thơ ca. Không ít nhà thơ, nhà văn đã dành bút lực để thể hiện niềm
thương xót, cảm thông trước tình cảnh éo le ấy. Là một trong những bóng mát của
thơ ca dân tộc, Đại thi hào Nguyễn Du cũng dùng ngòi bút được đánh giá là kết
hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình
dân để đóng góp cho mảng đề tài này. Tác phẩm “Vọng phu thạch” tựa tiếng đàn ai
oán, thể hiện nỗi buồn sâu thẩm của người chinh phụ đồng thời qua đó cũng cho
thấy tấm lòng chung thủy, trước sau 1 lòng của người phụ nữ Việt:
Phiên âm:

Thạch da? Nhân da? Bỉ hà nhân?


Độc lập sơn đầu thiên bách xuân
Vạn kiếp diểu vô vân vũ mộng,
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
Tứ vọng liên sơn diểu vô tế,
Độc giao nhi nữ thiện di luân.

Dịch thơ:

Đá chăng? Người chăng? Là ai đấy nhỉ?


Đứng một mình trên ngọn núi hàng ngàn năm nay.
Muôn kiếp không bao giờ có mộng mây mưa,
Tấm thân giữ được trinh tiết mãi mãi.
Mưa thu như dòng lệ chảy không ngớt,
Lớp rêu như ghi lại một bài văn ca tụng nàng.
Nhìn bốn phía núi non từng từng lớp lớp,
Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng?

Hòn Vọng Phu (nằm trong quần thể động Tam Thanh) gắn với câu chuyện
nàng Tô Thị ôm con chờ chồng hóa đá và là địa danh nổi tiếng của Lạng Sơn, từ
lâu đã đi vào ca dao và trở nên quen thuộc với nhiều người Việt:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Chính vì vậy, những thi phẩm về địa danh này luôn gợi được nhiều cảm xúc
trong lòng người đọc. Là 1 trong 10 tác phẩm được đánh giá là hay nhất của Đại
thi hào Nguyễn Du, Vọng phu thạch cũng là bài thơ nổi tiếng về địa danh hòn vọng
phu mà nhiều độc giả tìm đọc.
Bài thơ này được trích trong tập "Làm quan ở Bắc Hà" (1802-1804). “Mùa
đông năm Quý Hợi (1803), sứ Thanh sang phong sắc cho vua (tức Gia Long), ông
(tức Nguyễn Du) được cử cùng với Tri phủ Thượng Hồng là Trần Quý Chuyên, Tri
phủ Thiên Trường là Ngô Nguyễn Viên và Tri phủ Tiên Hưng là Trần Lưu đi lên
Trấn Nam Quan nghênh tiếp. Khi sứ thần về nước, những bài thơ tống tiễn đều tự
tay ông thảo ra. Vọng phu thạch được viết trong dịp đi nghênh sứ đó. Bài thơ theo
thể thất ngôn bát cú ngắn gọn nhưng lại chứa đựng một quan niệm mới mẻ, đi
trước thời đại của tác giả mà cho đến ngày nay, con người hiện đại vẫn còn phải
ngỡ ngàng.
Bài thơ diễn tả được cái cảnh chờ chồng của người thiếu phụ, nhưng cũng
đồng thời ca tụng cái đức tính trinh tiết một dạ một lòng của người đàn bà xa
chồng … Trong xã hội “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”,
người chịu thiệt thòi luôn là những người Phụ nữ.
"Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng?"
Nguyễn Du mở đầu bài thơ bằng hai câu “Thạch da? Nhân da? Bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân” thể hiện một nỗi niềm sững sờ khi lần đầu nhìn
thấy đá Vọng Phu. Có lẽ bởi đá Vọng Phu là đá mà không giống đá, giống người
mà không phải là người. Sự đối sánh giữa “vạn kiếp” và “nhất trinh” thể hiện sức
nặng của một chữ trinh trong đức hạnh của người phụ nữ. Chữ trinh đại biểu cho
đức hạnh của người vợ thủ tiết chờ chồng không tái giá, dẫu cho tháng ngày thoi
đưa, xuân sắc như cánh hoa sớm tàn lụi, thì tấm lòng chung thủy sắt son kia vẫn
chẳng hề đổi thay. Bằng lối viết nhân hóa, Nguyễn Du như cảm nhận được từng
giọt lệ của nàng Tô thị đang rơi xuống: “Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ, Đài triện
trường minh nhất đoạn văn.”
Trong tâm thức thẩm mĩ - đạo đức truyền thống, hình ảnh đá vọng phu là biểu
tượng của người phụ nữ tiết hạnh, thủy chung, là tượng đài sừng sững cho những
liệt nữ trung trinh suốt đời thủ tiết thờ chồng mà người đời ca ngợi. Tuy nhiên,
Vọng phu thạch lại là tác phẩm mang hơi thở mới, có giá trị tư tưởng đi trước thời
đại. Trong xã hội mà thân phận người phụ nữ thường xuyên bị chà đạp, đa số các
nhà thơ đương đại chỉ cảm thương trước số phận của họ thì Nguyễn Du lại có như
không mong muốn họ có thể vượt qua định kiến, theo đuổi hạnh phúc của riêng
mình. Từ Truyện Kiều đến Vọng phu thạch, Nguyễn Du trong các tác phẩm của
mình đã nên lên nhiều quan điểm mới mẻ, tiến bộ và giàu tính nhân văn về phẩm
hạnh của người phụ nữ nói chung. Đó là tư tưởng nhân đạo tốt đẹp trong thơ
Nguyễn Du mà nhân loại muôn đời sẽ còn nhớ mãi về ông.
Nguyễn Du là nhà thơ vĩ đại của dân tộc, có lẽ bởi ông là nhà thơ viết nhiều
và cảm động nhất, dành sự cảm thông sâu sắc nhất cho những số phận hồng nhan
bạc phận, những thân phận phụ nữ khổ đau. Tác phẩm Vọng phu thạch đã thành
công trong việc tái hiện chân dung nàng Tô thị, qua đó thể hiện quan điểm cá nhân
của nhà thơ đối với thân phận người phụ nữ xưa. Vọng phu thạch xứng đáng được
mệnh danh là 1 trong 10 bài thơ hay nhất của Đại thi hào.

You might also like