You are on page 1of 5

VĨNH BIỆ T CỮ U TRÙ NG ĐÀ I

(Trích “Vũ Như Tô”)

- Nguyễn Huy Tưởng -

I. Giới thiệu
a) Tác giả
 Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong một gia đình nho học, quê
ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông
Anh, tỉnh Hà Nội).
 Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong các tổ chức văn hóa do
Đảng lãng đạo. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử
và có đóng góp nổi bật ở 2 thể loại: tiểu thuyết và kịch.
 Văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu
sắc.
 Nguyễn Huy Tưởng để lại các tác phẩm như kịch “Bắc Sơn” (1946), “Những
người ở lại” (1948); kịch bản phim “Lũy Hoa” (1960); tiểu thuyết “Đêm hội
Long Trì” (1942), “An Tư” (1945). Sống mãi với Thủ đô” (1961), “Kí sự Cao –
Lạng”(1951).
b) Tác phẩm
 “Vũ Như Tô” là vở kịch bi kịch lịch sử.
 Được sáng tác từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra ở Thăng Long khoảng năm
1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được Nguyễn Huy Tưởng
viết xong vào mùa hè năm 1941, ban đầu có ba hồi, sau tác giả viết tiếp
thành năm hồi.
 “Vĩnh biệt Cữu Trùng Đài” trích hồi 5 trong vở kịch Vũ Như Tô. Có IV lớp
kịch.

II. Đọc – hiểu văn bản


1. Những mâu thuẫn trong đoạn trích

a) Mâu thuẫn giữa bọn hôn quân bạo chúa với nhân dân lao động
Mâu thuẫn đã có từ trước nhưng từ khi Vũ Như Tô bắt đầu xây dựng Cửu Trùng
đài thì nó ngày càng tăng lên:

+ Lê Tương Dực phải tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã những
người chống đối. Thợ làm việc thực lực mà vẫn đói khát hoặc giết chết...

=> Nhân dân căm phẫn vua và oán giận Vũ Như Tô

+ Lợi dụng tình hình Trịnh Duy Sản dấy binh nổi loạn lôi kéo thợ làm phản,
giết chết Lê Tương Dực, Tưởng Duy Đô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng
đài.

Như vậy mâu thuẫn này nhiều năm đã trở thành cao trào lên tới đỉnh điểm ở hồi
V và được giải quyết dứt khoát bằng hành động của nhân dân: Lê Tương Dực bị
giết, Nguyễn Vũ tự sát, Kim Phụng và đám cung nữ bị hạ nhục và bắt bớ.

b) Mâu thuẫn cơ bản giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu với lợi ích trực tiếp
của nhân dân

• Nguyên nhân sâu xa: người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão và quyết tâm
nhưng không thể thi thố tài năng của mình trong một chế độ xã hội thối
nát, nhân dân đang đói khổ lầm than.

• Vũ Như Tô muốn lợi dụng uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực
hiện hoài bão lớn đem lại vinh quang và tự hào cho đất nước. Nhưng chính
điều này, ông đã đi ngược lại với lợi ích nhân dân nên bất đắc dĩ trở thành
kẻ thù của dân.

=> Dẫn đến bi kịch của Vũ Như Tô

• Mâu thuẫn này chưa được giải quyết rạch ròi, dứt khoát vì đến lúc chết Vũ
Như Tô vẫn chưa nhận ra mình sai lầm vẫn đinh ninh là mình vô tội

=> Chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô, vừa thuộc về nhân dân.

2. Nhân vật Vũ Như Tô

• Là một kiến trúc sư thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”, sống gắn bó với
nhân dân và luôn có khát vọng cao đẹp là điểm tô cho đất nước.
• Bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi hưởng
lạc với các cung nữ. Vũ Như Tô không những không chấp thuận mà còn lớn
tiếng chửi mắng hôn quân.

• Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, lợi dụng tiền bạc và
quyền lực của Lê Tương Dực để xây một tòa lâu đài điểm tô cho đất nước,
để nhân dân nghìn sau còn hãnh diện.

• Vũ Như Tô đã dốc hết tâm huyết, tài năng và sức lực để xây dựng Cửu
Trùng Đài. Ông đã cố gắng xây dựng một công trình bền vững như trăng
sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công.

• Nhưng đài xây càng cao thì nhân dân càng oán hận. Bởi để hoàn thành công
trình, Vũ Như Tô đã cho thu thêm thuế, tróc nã thợ giỏi, giết những người
bỏ trốn,…

• Lợi dụng tình hình đó, quân đối nghịch trong triều đình đã khiêu khích thợ
thuyền làm phản. Họ nổi dây giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan
Thiềm và đốt phá Cửu Trùng Đài.

• Bi kịch của Vũ Như Tô chính là mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp của ông
và thực tế xã hội. Ông là người sống gắn bó với nhân dân nhưng chính nhân
dân nổi dậy và hủy hoại công trình ông đã dốc tâm sức xây dựng và giết
chết ông.

• Trong khi đó, Vũ Như Tô vẫn còn đắm chìm trong ảo tưởng của mình, ông
muốn sống chết cùng Cửu Trùng Đài, vì ông coi đó là lẽ sống của chính
mình.

• Đây là mâu thuẫn giữa con người xã hội và con người nghệ thuật trong Vũ
Như Tô. Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô đã làm cho biết bao mảnh đời
phải chịu cảnh lầm than, khốn khó. Có thể nói đó là khát vọng chân chính
nhưng đặt không đúng chỗ, không hợp thời, không tính đến giá trị cuộc
sống.

⇒ Trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là người có tội, vừa là
nạn nhân.
=> Qua Vũ Như Tô, nhà văn đã khẳng định mối quan hệ giữa cuộc đời và
nghệ thuật. Nếu nghệ thuật không gắn bó với cuộc đời, không phục vụ
chho lợi ích của nhân dân thì nó chẳng khác nào “bông hoa nhuốm đầy
máu”, nó đi ngược lại nghệ thuật chân chính.

3. Nhân vật Đan Thiềm

• Là người trân trọng, đam mê cái tài – tài sáng tạo ra cái đẹp: Thuyết phục
Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để điểm tô cho đất nước; thuyết phục Vũ
Như Tô bỏ trốn để bảo toàn tính mạng trong cơn biến loạn. Nét tính cách
ấy được nhà văn gọi là bệnh “Đan Thiềm” – “bệnh” mê đắm tài hoa siêu
việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp.

• Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh.

• Chính tấm lòng trân trọng người tài đã đẩy Đan Thiềm vào bi kịch. Bi kịch
của Đan Thiềm cũng nảy sinh từ mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực:
Thuyết phục Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài là Đan Thiềm đã có tội với nhân
dân, nàng đã trở thành “thủ phạm” đẩy nhân dân rơi vào cơn khốn đốn.
Cuối cùng Đan Thiềm cũng bị giết chết cùng với khát vọng còn dang dở

=> Bi kịch nỗi đau của Đan Thiềm là không bảo vệ được cái đẹp, không
cứu được người tài ngay cả khi sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại
nhanh.

- Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hành động dồn dập, đầy kịch tính.

- Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch.

2. Ý nghĩa văn bản

Đọan trích “Vĩnh biệt Cữu Trùng Đài” đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thưở
về về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả
cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát
vọng nhưng rơi vào bi kịch.

(Được thực hiện bởi Tổ 4 – 11A9)

Họ và tên Phân công Chữ ký


Dương Kim Tuyến Thuyết trình
Tạ Thị Quỳnh Như Powerpoint
Ngô Thảo Trân Nội dung
Nguyễn Xuân Hân Nội dung
Ngô Kim Hoàng Thuyết trình
Văn Hồng Bảo Trân Thuyết trình
Dương Mỹ Hoa Thuyết trình
Lưu Khánh Anh Thư Thuyết trình

You might also like