You are on page 1of 6

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

- Nguyễn Huy Tưởng –


I. Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch
1. MT1 – Mâu thuẫn xã hội:
* Mâu thuẫn giữa đời sông xa hoa, trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với
đời sống cơ cực, thống khổ của ND
- Lê Tương Dực là một hôn quân bạo chúa muốn xây CTĐ để làm nơi ăn chơi
hưởng lạc với đám cung nữ. Hắn cho tìm thợ giỏi – Vũ Như Tô – kiến trúc sư
thiên tài được LTD chọn và giao cho trọng trách nà
- CTĐ là một tòa lâu đài “bền như trăng sao”. là hiện thân của cái đẹp xa
hoa, của quyền lực và sự ăn chơi của LTD. Xây dựng nó phải đối mặt với
+ Ngân khố hao hụt
+ ND phải chịu sưu cao thuế nặng, phu phen, tạp dịch nặng nề, khổ cực tràn
trề, phải chịu đói, chịu rét, nhiều người bị chém khiến dân gian lầm than, nhiều
gia đình mẹ mất con, vợ mất chồng
=> CTĐ được xây dựng trên mồ hôi nước mắt của nhân dân
- Hồi trước: MT này được mta cụ thể. Tiếng đá đổ ghê rợn, những người thợ
chết không lấy được xác, mùi xú uế bốc lên trong không khí. Trong khi đó, vua
và các cung nữ chơi đánh trận giả trên Hồ Tây, tiếng ca vang đến tận công
trường xây CTD.
=> Cảnh tượng trái ngược -> làm cho mẫu thuẫn gay gắt, phải được giải quyết
- Giải quyết = con đường bạo lực. Trịnh Duy Sản cầm đầu phe đối nghịch
trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản.
+ Kết quả: LTD bị giết, đại thần, hoàng hậu, cung nữ cũng bị giết hoặc bị nhục
mạ, Đan Thiềm bị bắt… kinh thành điên đảo. Dân chúng hò reo, thỏa sức đốt
phá và CTD thành tro
=> Trong khoảnh khắc uy quyền của bạo chúa bị tiêu tan. Tuy nhiên sau bạo
loạn, quyền lực của ND không được đảm bảo, giang sơn lại rơi vào kẻ cầm đầu
của bọn phản loạn nên tác phẩm vẫn mang màu sắc bi kịch.
2. Mâu thuẫn 2 – Mâu thuẫn nghệ thuật:
*Đó là mẫu thuẫn giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của
người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp, thiết thực nhân
dân
- Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có tài, có khát vọng nghệ thuật chân chính,
mong muốn xây dựng một tòa lâu đài hoa lệ “Thách cả những công trình sau
trước, tranh tinh xảo với hóa công” để tô điểm, để làm rạng danh đất nước
nhưng không có cơ hội để thực hiện và kđ tài năng. Ông mượn tay bạo chúa,
đồng ý xây dựng CTD cho LTD để thể hiện tài năng của mình
- VNT toàn tâm toàn ý vì nghệ thuật mà không nhận ra hoặc cố tình làm
ngơ trước việc CTD đang được xây dựng trên tiền của, mồ hôi, xương máu
của ND. CTD là bông hoa ác giữa chốn trần gian. ND căm ghét LTD, họ ghét
luôn cả VNT -> trở thành kẻ thù bất đắc dĩ của ND
=> Lợi ích trực tiếp, thiết thực của ND đã >< khát vọng NT cao siêu, thuần túy.
So với mâu thuẫn 1 thì MT này diễn ra âm ỉ nhưng cũng không kém phần
quyết liệt đặc biệt ở hồi 5. Mâu thuẫn này không được giải quyết = bạo lực hay
hòa giải mà ND đã hồ đồ đốt CTD khiến VNT chết trước khi ra pháp trường

Ý nghĩa các mâu thuẫn:


- Hai mâu thuẫn trên có quan hệ mật thiết, tác động qua lại, thúc đẩy vở kịch
phát triển và đòi được giải quyết
- Việc giải quyết hai mâu thuẫn có ý nghĩa sâu sắc:
+ Lên án bọn tham quan bạo ngược, không chăm lo đến quyền lợi của ND mà
chỉ lo vun vén nhằm thỏa mãn những ham muốn cá nhân
+ Ngợi ca người nghệ sĩ chân chính có nhân cách, có khát vọng và có hoài bão
đẹp
+ Để lại bài học cho muôn đời sau – Các mâu thuẫn trên chỉ được giải quyết
triệt để khi con người có đời sống vật chất và nhu cầu về cái đẹp của ND được
nâng cao
III. Nhân vật Vũ Như Tô
1. VNT là một thiên tài, có hoài bão, khát vọng lớn, “ngàn năm chưa dễ có
một”
- Ông là một thiên tài: (được bộc lộ từ hồi kịch trước – qua sự ngưỡng mộ
của Đan Thiềm)
+ Là một kiến trúc sư có thể “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”
+ Là một họa sĩ “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện ra trên mảnh lụa thần tình
biến hóa như cảnh hóa công”
+ Là một nhà điêu khắc “có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ nạo đục không kém
đường gì”
=> Thể hiện: VNT đúng là người có tài năng xuất chúng như lịch sử đã từng
ghi nhận “Vũ Như Tô là người thợ ở Cẩm Giàng xếp cây mía làm thành kiểu
mẫu cung điện lớn trăm nóc dâng lên nhà vua, nhà vua bằng lòng phong cho
ông là Đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác rồi
lại khởi công xây dựng Cửu Trùng Đài”. Tài năng ấy được thể hiện ở lời ông
nói với LTD: “Hoàng thượng cứ giữ lấy cái bản đồ, cầm lấy quyển sổ đi tìm
thợ giỏi, tiện nhân không dám nói sai nhưng tiện nhân tin rằng không một kẻ
nào làm nổi. Bản đồ kia chỉ là phần xác nhưng phần hồn thì chỉ ở trong lòng
tiện nhân mà phần hồn mới là phần chính.” VNT rất ý thức về cái tài riêng đó
của mình. Ở hồi 5 này, những lo lắng, tính toán và thái độ của Đan Thiềm
khi nói VNT đủ cho thấy cái tài ấy hiếm hoi và siêu việt đến nhường nào: “Tài
kia không nên để uổng, ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai để tô
điểm nữa. Đừng để phí tài trời”
- Ông có khát vọng, hoài bão lớn và có nhân cách đẹp:
+ Không đồng ý với LTD: Khi biết được chọn, VNT kiên quyết từ chối, ngang
nhiên mắng LTD
+ Khi bắt tay xây CTD: ông cho 500 thợ già yếu về quê, khi thợ ốm và chết thì
ông khóc. Ông nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm để tô điểm cho đất nước, để
thể hiện và khẳng định cái tài của mình, nhưng hơn tất cả ông muốn làm rạng
danh cho đất nước bằng một công trình vô tiền khoáng hậu để dân ta không
phải thẹn với những cung điện đẹp nước ngoài “để người ngoài thấy được tài
nghệ của con người Việt Nam ta, không phải chỉ làm được cái miếu be bé” mà
còn xây được những tòa lâu đài hoa lệ “thách cả những công trình sau trước,
tranh tinh xảo với hóa công”.
+ Khi vợ ông mường tượng về CTD “to hơn đình làng ta cũng đẹp chán”,
VNT đã nói với vợ “bằng trăm đình làng ta ấy chứ, ai cũng như mẹ mày thì còn
làm chán cái đẹp ấy. Đây là ta làm Đài cho cả nước. Nước Tàu cũng không
bằng kia”.
=> Khát vọng đó không phải là khát vọng của một kẻ háo danh mà là khát vọng
chân chính về cái đẹp tuyệt mĩ, phi thường, bất tử, đẹp cho đất nước, đẹp cho
mọi người, đẹp cho muôn đời. Đó là lí tưởng nghệ thuật, là khát vọng của kẻ
sĩ chân chính có nhu cầu sáng tạo và muốn được thi thố tài năng.
+ Ông toàn tâm toàn ý vào nghệ thuật:
* Ông coi trọng chất lượng, tầm vóc của công trình như một phẩm chất có giá
trị của con người “đào móng sao cho sâu, xây tường sao cho thẳng, móng phải
đến âm ti, tường thì cao tới mây xanh”.
* Ông coi việc xây dựng CTD như một trận đánh mỗi người thợ tham gia xây
dựng là một người lính –> thắt chặt kỉ luật, chém người chạy trốn
=> Niềm đam mê nghệ thuật vượt lên nỗi thù hận, nỗi khổ của bản thân,
của gia đình để xây CTD, mẹ bị quân lính xô chết, các con thiếu đói, ốm đau,
bản thân ông bị bọn quan triều đình kì thị, bị đá đè gãy chân… -> không làm
ông nhụt chí, lụa vua ban chia hết cho thợ chỉ mơ “giữa cõi trần lao lực có
một cảnh bồng lai”
2. VNT là nhân vật bi kịch
* Nhân vật bi kịch: là nv không chỉ đem trong mình những say mê, khát vọng
lớn lao mà còn mang cả những lầm lạc trong hành động, tư duy, nhân vật bi
kịch không bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn bướng bỉnh vùng lên
chống lại thách thức số phận.
* Nguyên nhân bi kịch
- Khát vọng nghệ thuật của VNT >< lợi ích trực tiếp, thiết thực của ND lao
động:
+ Xây CTĐ tốn kém, tiêu tốn nhiều tiền của, ngân khố quốc gia, hao tốn nhân
tài, vật lực, gia đình mẹ mất con, vợ mất chồng -> ND oan thán, lầm than ->
CTĐ trở thành bông hoa ác giữa chốn trần gian.
+ Sâu xa: XH không tạo điều kiện – có những quy định ngặt nghèo: không
xây cao, mặc đẹp… người tài không có cơ hội thi thố tài năng, vua dùng
ngươi tài theo kiêu cưỡng bức. -> VNT sẽ vô danh nếu ông không mượn tay bạo
chúa dù biết rằng công trình khi hoàn thành chỉ phục vụ ăn chơi, xa hoa của
LTD “Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, man di oán giận là vì
ông, thần nhân trách móc là vì ông”
* Biểu hiện
- Khi cuộc khởi loạn nổ ra:
+VNT không biết nên ông ông không trốn đi theo lời khuyên của Đan Thiềm
cho rằng việc mình làm là “chính đại quang minh”
+ Ông vẫn cho rằng dân chúng hiểu lầm việc làm của mình, ông ra sức đấu lí với
số phận – thậm chí chứng kiến vua bị giết, thợ xây CTĐ theo quân phản nghịch,
chứng kiến Nguyễn Vũ tự sát -> Ông không hiểu “có lí gì mà họ giết tôi”
=> VNT vẫn đắm chìm trong giấc mộng lớn của mình.
- Khi Đan Thiềm bị bắt
+ Tự trấn an bản thân “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng, ta sẽ xây một Đài
vĩ đại, để tạ lòng tri kỉ”
+ Mơ gặp An Hòa Hầu “Ta muốn nói chuyện với An Hòa Hầu, các người
không hiểu được ta”
+ Không để ý đến thái độ quân lính, vẫn mơ mộng
- Khi CTD bị thiêu hủy: bừng tỉnh, rú lên kinh hoàng, kêu những tiếng đau
đớn, tuyệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi Đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi!
Phú cho ta cái tài để làm gì! Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”
=> VNT vỡ mộng ông đã mất tất cả, ông mất CTĐ – giấc mơ nghệ thuật,
mất Đan Thiềm – người bạn tri kỉ, kẻ đồng sáng tạo và chua chát hơn VNT
nói “Thôi thế là hết. Dẫn ta ra pháp trường!”. Thực chất ông đã chết trước khi
ra pháp tường và như không có gì để nuối tiếc.
NX: Thông qua lời thoại ở hồi V, ta thấy VNT vẫn đang tìm kiếm cho câu trả lời
“Xây CTĐ là đúng hay sai? Ta có công hay có tội?” Bi kịch của VNT ở chỗ
ông không giải quyết được những câu hỏi tưởng chừng đơn giản đó bởi ông chỉ
đứng trên lập trường của người nghệ sĩ, của cái đẹp mà xa rời cuộc sống nhân
dân, không gắn với lợi ích trực tiếp. Việc VNT không chạy trốn theo lời khuyên
của Đan Thiềm đã không thể điều hòa được mâu thuẫn trên mà ngược lại trong
h/c ấy nó như một sự thách thức. VNT không tỉnh táo = Đan Thiềm, quá tin vào
sự “quang minh chính đại” của mình, khi tỉnh mộng đã vô cùng đau đớn.

*Ý nghĩa: Bi kịch VNT là bi kịch của người nghệ sĩ trong chế độmà kẻ thống trị
muốn dùng nghệ thuật và nhân tài như một phương tiện để phục vụ cho cuồng
vọng của chúng; người nghệ sĩ khát khao sáng tạo nhưng không có điều kiện để
biến khát khao thành sự thật
-> Qua việc miêu tả bi kịch của VNT, Nguyễn Huy Tưởng muốn làm thức tỉnh
nghệ sĩ, người đọc về vấn đề muôn thưở: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời
sống
-> Tg trân trọn và ngưỡng mộ cảm thông nhưng không ngợi ca một chiều

You might also like