You are on page 1of 5

GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN TRONG TRUYỆN KIỀU

*Hoàng An:
Giá trị đồng tiền là gì? Giá trị đồng tiền lớn hay bé, to hay
nhỏ không phụ thuộc vào việc trên nó có nhiều số 0 hay
không, dù là ngoại tệ thì giá trị đồng tiền nằm ở việc cách
mà người sở hữu nó sử dụng nó.
Tên tự là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên
Ngày sinh: sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766
Nơi sinh: tại phường Bích Châu – Thăng Long
Quê quán: làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Xuất thân: một gia đình quý tộc nhiều đời làm quan to, có
truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật
Là một trong 7 danh nhân Việt Nam được UNESCO công
nhận
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn
học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cữu.
Thể thơ: lục bát
Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc
Truyện gồm: 3254 câu thơ lục bát
Hoàn cảnh ra đời: có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện
Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có
thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng
cuối thời Lê đầu thời Tây Sơn. Thuyết sau được nhiều
người chấp nhận hơn.
*Đỗ Khang:
Đồng tiền là chủ đề được đưa ra bàn luận từ xưa đến nay.
Trong văn học cũng như trong cuộc sống, truyện Kiều của
Nguyễn Du đã tố cáo, lên án, phê phán một cách mãnh
liệt đồng tiền với vô vàn lời văn thể hiện sự châm biếm.
Trong tác phẩm Truyện Kiều với 17 lần bóng dáng 2 chữ
“đồng tiền” xuất hiện qua đó đã làm cho chúng ta những
độc giả nói chung có thể thấy rõ được sức mạnh hay giá
trị của đồng tiền, đặc biệt là mặt trái của nó.
Đồng tiền chính là thủ phạm gây ra những đau thương
cho con người. Chính đồng tiền đã khiến bọn sai nha lộng
hành đánh đập cha và em Thúy Kiều, phá nát cuộc sống
yên lành của gia đình nàng hay nói cách khác gia đình
Kiều tan nát, chia li cũng chỉ vì 2 chữ “đồng tiền”:
"Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại, chẳng qua vì tiền"
*Đỗ Khang:
Đây chính là nguyên nhân đầu tiên, trực tiếp dẫn đến nổi
đau khổ tận cùng của Kiều trong 15 năm chìm nổi. Trong
15 năm ấy, đồng tiền đã liên tục vùi dập nàng trong 1
đống bùn đen. Vì đồng tiền người ta đẩy Kiều qua các nhà
chứa “thanh lâu 2 lược thanh y 2 lần”. Đồng tiền dường
như đã trói chặt nàng trong nổi ô nhục vì nàng đã phải
làm gái lầu xanh 2 lần.
*Minh Ngọc:
Đồng tiền còn làm đảo lộn mọi trật tự, mọi giá trị đạo
đức, luân lý ở đời. Đồng tiền có thể đổi trắng thay đen,
làm lệch cán cân giữa cái đúng và cái sai:
“Trong tay đã sẵn đồng tiền.
Mặc lòng đổi trắng thay đen khó gì?”
“Trắng – đen” không phân định được, đúng sai không rõ
ràng bởi đứng giữa hai thái cực ấy là thế lực đồng tiền.
Tiền nghiêng về phía nào thì bên đó sẽ giành được phần
thắng. Hơn thế, đồng tiền còn làm lu mờ, thậm chí cướp
đi tất cả những giá trị của con người. Tài sắc, phẩm hạnh
của Thuý Kiều không được coi trọng, nó chỉ đáng giá là
những món hàng để người ta mặc sức trao đổi, mua bán,
“Cò kè bớt một thêm hai”. Đau xót làm sao...
Đồng tiền còn khơi dậy lòng tham của con người, trong
đó Tú bà là một điển hình tiêu biểu nhất:
“Mụ càng tô lục chuốt hồng,
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”
*Tấn An:
Đồng tiền đối với Nguyễn Du trở thành đối tượng để lên
án tố cáo với tất cả niềm căm hờn. Với tấm lòng nhân
hậu, tình yêu thương dành cho con người Đại thi hào
Nguyễn Du đã kết án đồng tiền một cách sâu sắc. Nguyễn
Du đã thể hiện trong tác phẩm rõ ràng một điều rằng đồng
tiền phải chịu nguyền rủa đến muôn đời. Cũng chính vì
đồng tiền mà đã đẩy Kiều vào con đường bất hạnh, một
người tài sắc vẹn toàn tưởng chừng như sẽ sống một cuộc
sống hạnh phúc nhưng chỉ trong phút chốc lại trở thành
một món hàng không hơn không kém mặc cho thiên hạ
bán mua.
*Thanh An:
Chính vì đồng tiền cũng đã giầy xéo tan nát cả những tình
cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người. Mối tình
đầu tươi đẹp, đầy màu hồng giữa Thúy Kiều – Kim Trọng
đành phải tan vỡ vì 2 chữ đồng tiền, Kiểu phải bán thân
mình vô lầu xanh để có tiền chuộc cha và em trai vì vậy
phải cắt đứt đi chữ tình. Qua đó có thể thấy sức mạnh của
đồng tiền vô cùng to lớn.
*Đặng Khang:
Tóm lại, bằng tất cả tấm lòng nhậu và yêu thương con
người của mình, Nguyễn Du đã lên án một cách gay gắt
sự tàn bạo của đồng tiền đã chà đạp lên cuộc sống con
người. Dù hai thế kỉ đã trôi qua nhưng những quan niệm
về đồng tiền của Nguyễn Du vẫn còn nguyên giá trị hiện
hữu của chính nó khiến cho chúng ta không khỏi suy nghĩ
trăn trở về cuộc sống hiện tại.
*Thanh An:
Bản thân em cho rằng cuộc sống con người phải có sự hài
hoà giữa các giá trị vật chất và tỉnh thân. Thực tế, cả hai
đều rất quan trọng. Không có tiền bạc chúng ta không thể
sống.
*Tấn An:
Nhưng hãy chỉ dừng lại ở việc xem đồng tiền là một
phương tiện sống để chúng ta tồn tại và sống tốt hơn. Hãy
xem đồng tiền là nô lệ của chúng ta chứ đừng biến bản
thân chúng ta trở thành nô lệ của đồng tiền. Ngoài ra hãy
sử dụng nó hợp lí đúng với giá trị mà nó mang lại.

You might also like