You are on page 1of 4

Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn “Chao ôi! Chao ôi!

Nghệ thuật không cần là ánh

trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm

than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần

trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của

đời”

Giải thích cụm từ "ánh trăng lừa dối" phải đặt trong văn cảnh của truyện ngắn Giăng

sáng. Ánh trăng tuy rất đẹp, rất thi vị, rất lung linh nhưng dưới những căn nhà nát, có biết

bao người đang sống quằn quại trong đau khổ, ánh trăng làm đẹp những cái chỉ tầm thường,

xấu xa. Vì vậy, cái đẹp, cái huyền ảo của ánh trăng chứa đựng sự giả dối.

Nam Cao đã phê phán tính chất thoát li, phi hiện thực, chạy theo cái đẹp bề ngoài, thi vị hóa

cái khổ, quay lưng với đời sống của các xu hướng văn học lãng mạn tiêu cực đương thời.

Ông gọi đó là thứ nghệ thuật lừa dối.

- "Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than."

Nam Cao đòi hỏi người nghệ thuật phải trở về với đời sống hiện thực, mà hiện thực to lớn

nhất lúc bấy giờ là tình trạng khốn khổ của hàng triệu người dân lao động lầm than. Nghệ

thuật chân chính phải nhìn thẳng vào sự thực tàn nhẫn đó, phải nói lên nỗi khốn khổ của

nhân dân lao động, vì họ mà lên tiếng. Như vậy Nam Cao đòi hỏi nghệ thuật phải phản ánh

chân thực đời sống, phải "vị nhân sinh", phải nhân đạo.

Điền từng là một gã trai dám từ bỏ công việc với mức lương mấy trăm đồng để theo đuổi nghề

văn chương, để giờ đây lại rơi vào bi kịch của miếng cơm manh áo, vợ yếu, con đau, hết

tiền, hết gạo.


Điền tỏ ra khó chịu với mớ âm thanh ồn ào, lộn xộn trong cuộc sống, bởi anh cho rằng nó quá

tầm thường và không xứng với nghệ thuật thanh cao. Chàng luôn muốn thoát ly khỏi hiện

thực, nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời lầm than của chính mình.

“Ðứa con không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó

không còn sức nén, tiếng khóc bật ra Ðiền nghe một vài tiếng nức nở như tiếng người nôn

oẹ, Ðiền vẫn ngồi cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như là thuộc về thể chất, ứ lên trong lòng

Ðiền. Nó dâng lên đến cổ, xông lên óc. Nước mắt Ðiền ứa ra.” – Giăng sáng

Chính những điều tầm thường ấy đã giữ Điền lại trước vực thẳm sa ngã. Anh nhận ra rằng

nghệ thuật chân chính là không được dửng dưng trước số phận con người, nhà văn phải

dùng ngòi bút hiện thực của mình để nói lên nỗi đau xót ngàn đời đó.

Mượn tâm trạng của nhân vật Điền, Nam Cao đã đề cập đến một triết lý nhân sinh sâu sắc,

rằng “nghệ không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể

chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.

“Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm

chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau

đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho

người gần người hơn.” – Đời thừa


Qua tác phẩm này, tác giả đã mạnh mẽ lên án lối văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật, mơ

mộng hão huyền như ánh trăng xanh kia, đẹp đẽ nhưng chứa đựng đầy sự giả dối. Đó cũng

là lời tuyên ngôn đanh thép của Nam Cao khi đoạn tuyệt dòng văn học thoát ly hiện thực.

Ý nghĩa 4 chiếc ghế mây:

- tượng trưng cho 4 người trong gia đình của điền “ cái thì xộc xệch, cái thì 4 chân rúm lại,

và chẳng có cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi”

- Người vợ xộc xệch, ra đồng bương chải, nuôi người chồng yêu văn chương của mình cùng

bầy con, không chăm chút cho bản thân.

- 4 chân rúm lại-> nhân vật điền: không có tiền trong tay thì không có quyền lực, cái ghế mà

k còn cái chân thì k còn giá trị. Muốn sự sáng tạo nghệ thuật mở hơn nhưng hoàn cảnh chỉ

cho điền co rúm lại, gọng kìm của xh và cơm áo gạo tiền

- nước sơn tróc: mô tả thân phận con người nghèo khổ

- điền thức tỉnh về mặt nhận thức khi ngồi trên ghế: ban đầu nghĩ NT phải như Ánh trăng,

như những người đàn bà rảnh rỗi ở không. Khi điền nghe tiếng khóc của con, điền quay trở

lại thì điền chợt nhận ra là Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là

tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền.

Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra

đón lấy tất cả những vang động của đời. Cái ghế như 1 vật chứng cho sự thúc tỉnh của điền

THÍCH ĐIỀN Ở ĐIỂM NÀO

ấy là một điều mà Ðiền chẳng muốn, bởi ông với Ðiền là chỗ bạn nghèo với nhau. Họ bị

tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ bị tủi vì người kia... Ðiền đang nghĩ

một cớ gì để thoái thác.

Thường người ta có xu hướng tổn thương những người ở gần nhưng điền thì không

Vợ điền đề nghị treo ghế lên


điền chê vợ tính toán, nhưng vẫn nghe theo vợ, tôn trọng vợ

Những kẻ chỉ suốt đời tính toán là những kẻ sẽ làm khổ thân suốt đời

K bao h đủ tiền, k bao h đc yêu thương

Cảm giác của người làm nghệ thuật là bấp bênh, không an toàn

CHúng ta luôn vui vẻ, hạnh phúc nhưng cái khổ đã làm héo phần lớn tính cách ban đầu. Nam

cao không những có chất hiện thực mà còn có chất lãng mạn.

You might also like