You are on page 1of 4

Minh Anh

A. Mở bài
- …
- Giới thiệu nhân vật: Nhân vật An Dương Vương là nhân vật trung tâm
của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, một vị minh
quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những
sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước.
B. Thân bài:
1. Giới thiệu chung về thể loại truyền thuyết và truyền thuyết ADV,
MC - TT:
- Truyền thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân
vật có quan hệ với lịch sử địa phương dân tộc, thường dùng yếu tố
tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể nhằm thể
hiện ý thức lịch sử và thể hiện thái độ tình cảm của nhân dân. Truyền
thuyết có nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường làm cho câu chuyện
them sinh động, hấp dẫn và tô đậm lịch sử theo mong muốn của nhân
dân. Truyền thuyết là 1 dòng chảy không ngừng. Nó vẫn đem đến cho
con người những tư tưởng thẩm mỹ ngay trong thời hiện đại.
- Truyện truyền thuyết ADV và MC – TT là 1 trong những truyền thuyết
tiêu biểu trong hệ thống truyền thuyết về nước Âu Lạc và An Dương
Vương, trích “Rùa vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái”. Truyện
viết về đề tài dựng nước và giữa nước, đồng thời thể hiện thái độ tình cảm
của tác giả dân gian với từng nhân vật. Đọc truyện, ta cảm nhận rõ nét
hình ảnh nhân vật An Dương Vương – người Vua có công dựng nước,
song không hoàn thành nghĩa vụ giữ nước nhưng vẫn để lại trong lòng
nhân dân những dấu ấn sâu sắc.
2. Tìm hiểu chi tiết
Là người Vua với công lao dựng nước:
- Rời đô về Cổ Loa: Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương
quyết định rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông
rộng
- Quá trình xây thành
Minh Anh
+ hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy  rất vất vả, khó khan, tưởng như không
thể
+ lập đàn trai giới cầu đảo bách thật  dựng nước là 1 việc rất gian nan,
tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao của An Dương Vương, nhà Vua
đã cố gắng tìm mọi cách để xây được thành
 khẳng định việc xây thành của An Dương Vương không chỉ thỏa long
người mà còn hợp ý trời
 thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng của nhân dân đối với việc làm quang
minh chính đại của An Dương Vương
- Kết quả xây thành:
+ xây nửa tháng thì xong  diễn ra nhanh chóng với sự giúp đỡ của Rùa
Vàng
+ thành rộng hơn ngàn thước, xoắn như hình trôn ốc  rất uy nghiêm, kì
vĩ, đẹp đẽ và vững chắc
=> THể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Vua ADV, vị Vua luôn lo cho
nước, vì dân, hợp cả ý Trời, các vị thần
- Chế nỏ
+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc
ngoài thì lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
 Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ
cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người
tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.
 Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành,
chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.
ADV và sai lầm dẫn đến việc mất nước vào tay kẻ địch
 Chủ quan, khinh địch:
+ chấp nhận cầu hòa trong khi Triệu Đà 5 lần 7 lượt tiến đánh  không
thể thỏa hiệp với kẻ thù
Minh Anh
+ gả con gái cho con trai Tiệu Đà là Trọng Thủy và cho Trọng Thủy ở rể
 nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà  tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ
thù tự do vào thám thính
+ để con gái đưa chồng đi khắp Âu Lạc, thăm cả đài nỏ, bất kể bí mật
quân sự  sai lầm hết sức nghiêm trọng của An Dương Vương
+ cậy có nỏ thần vẫn điềm nhiên đánh cờ khi Triệu Đà tiến sát chân thành
 đây là sự chủ quan, khinh địch, cũng là sai lầm lớn nhất dẫn An Dương
Vương đến thất bại không tránh khỏi. Thành cao, hào sâu, vũ khí tốt khiến
nhà Vua quên rằng mình từng dựa vào sức mạnh dân chúng khi khởi
nghiệp  quá chủ quan
Song, ADV vẫn là vị Vua anh minh, chính trực:
 Việc An Dương Vương chém Mị Châu: đây là 1 hành động quyết liệt
thể hiện sự tỉnh ngộ dẫu muộn màng của An Dương Vương. An Dương
Vương đã nhận ra sai lầm của mình và tội lỗi của Mị Châu, đã đứng về
phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, để thằng tay chừng trị kẻ có
tội, cho dù kẻ đó là đứa con cành vàng lá ngọc của mình  sự tỉnh ngộ
muộn màng
 Đây là sự lựa chọn đầy quyết liệt giữa tình nhà và nghĩa nước và An
Dương Vương đã đặt cái chung trên cái riêng, đã đứng về phía nhân
dân để xử tội Mị Châu
 Tấn bi kịch gia đình thảm khốc, thương tâm
 Tác giả dân gian đã hình tượng hóa nỗi đau mất nước
Cái chết của nhân vật ADV

- An Dương Cương cầm sừng tê 7 tấc, theo Rùa Vàng rẽ nước về thủy
thủ  trong lòng nhân dân, An Dương Vương không chêt mà bước
vào thế giới vĩnh cửu của hần linh, bất tử cùng sông núi
 + An Dương Vương là người có công xây thành, dựng nước
+ là người có tội khi chủ quan, mất cảnh giác, để mất nước vào tay giặc
+ tuy nhiên, trong giờ phút quyết liệt vẫn dặt nghĩa nước trên tình nhà
 Thái độ của nhân dân:
Minh Anh
+ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhân dân tạo màu sắc huyền
thoại cho câu chuyện
+ thể hiện sự biết ơn, trân trọng đối với công lao to lớn của An Dương
Vương
+ sự nhân hậu, bao dung của nhân dân trước lỗi lầm của nhân vật.

Tổng quát ( ghi lại các đề mục )


Nghệ thuật:
- Cái lõi lịch sử:
+ An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước
+ An Dương Vương để mất nước
- Yếu tố kỳ ảo:
+ sự xuất hiện của Rùa Vàng
+ hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê 7 tấc bước vào thế giới vĩnh
cửu
+ bi tình sử Mị Châu – Trọng Thủy và truyền thuyết ngọc trai – giếng
nước
 Làm tăng thêm mối quan hệ với cốt lõi lịch sử
- Bài học lịch sử có giá trị muôn đời, đề cao tinh thần cảnh gác
 Thể hiện rõ nét thái độ đúng đắn, khách quan của tác giả dân gian xưa.
C.Kết bài: bài học + cảm nghĩ

You might also like