You are on page 1of 7

ÔN TÂP BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ

DẪN NHẬP

Trong cuộc đời làm tướng, bí quyết thành công của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn là biết quy tụ quân mình một đội ngũ nhân kiệt trung thành, dốc hết trí tuệ và xương
máu cho cuộc kháng chiến.

Một trong những môn khách nổi tiếng nhất của Trần Hưng Đạo là Trương Hán Siêu - là
người đã từng đề xuất với Hưng Đạo vương kế sách “thanh giả” vườn không nhà trống,
áp dụng rất thành công cho việc đuổi giặc ngoại xâm. Và, khi nhắc đến tên ông là người
ta nhắc đến bài Bạch Đằng Giang Phú, một áng văn chứa chan niềm yêu nước và tư
tưởng nhân văn.

NỘI DUNG

I.Giới Thiệu Chung

1.Tác Giả:

Là bậc danh nho thời Trần, Trương Hán Siêu đã để lại áng thiên cổ hùng văn Bạch Đằng
Giang phú và bài thơ khắc trên sườn núi Dục Thúy quê hương ông.

Trương Hán Siêu (? - 1354), tự Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu, người làng Phúc Thành, huyện
Yên Ninh, lộ Trường Yên, nay là xã Phúc Am, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Đương thời, ông không giao du với người cùng hàng và gả con gái cho người giàu có. Vì
thế Đại Việt Sử ký toàn thư viết rằng: “Trương Hán Siêu là ông quan văn học, vượt hẳn
mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ không đáng chơi, gả con gái
cho người không đáng gả”.

Lúc đó, ông là học trò giỏi nhất tại trường do Trần Ích Tắc mở để đào tạo nhân tài cho
triều đình, được họ Trần giao thay mình dạy lại các môn đệ. Trưởng tràng Nguyễn Văn
Long ganh tị, bày mưu ám sát Trần Ích Tắc rồi vu cho ông khiến ông phải bôn tẩu, về ẩn
núp trong các hang động ở Ninh Bình.

Vừa lúc quân Nguyên lại gây hấn nước ta, Hưng Đạo Vương nghe tiếng ông, chủ động
tìm đến để hỏi kế đánh giặc. Kế sách của ông quá chu đáo, được vương nghe theo áp
dụng. Nhờ đó, quân ta thêm hai lần phá tan giặc, trong đó có trận Bạch Đằng lẫy lừng
lịch sử.

Về việc ông ít giao du với người cùng hàng, theo các nhà nghiên cứu hiện nay, là do
những người này từng hùa nhau công kích kết tội ông khi ông bị Nguyễn Văn Long vu
oan. Ông gả con cho các tù trưởng chẳng phải vì ham giàu, mà vì muốn liên kết với bộ
tộc để làm phên giậu giữ biên cương theo chính sách của nhà Trần thời bấy giờ.

Với nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiếnchống giặc Nguyên, năm 1308 vua Trần
Anh Tông thăng cho ông chức Hàn lâm Học sĩ. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông lại được
giao nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông bị bệnh nặng khi thống lĩnh đạo quân
Thần sách đi trấn đất Hóa Châu (Huế). Năm sau, ông cáo bệnh xin về nhưng chưa đến
kinh đô thì qua đời. Nhà vua vô cùng thương tiếc, truy tặng ông chức Thái bảo, năm1363
truy tặng thái phó, từ năm 1372 được thờ ở Văn Miếu quốc gia, ngang với các bậc hiền
triết đời xưa.

2. Tác Phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Bài phú được sáng tác khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng
lợi (1288 -1350) khi Trương Hán Siêu dạo chơi trên sông Bạch Đằng.

Bài Phú Sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm suy ngẫm về chiến công liệt của người xưa
đã tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch
Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về một dân tộc
có tinh thần kiên cường, bất khuất, mưu lược, tài trí đồng thời cũng thể hiện tư tưởng
nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

b. Thể loại:

Phú là một thể loại văn học được tiếp nhận từ văn học Trung Quốc, được Việt hóa ở
VHTĐ VN.“Phú” có nghĩa là bày tỏ, phô bày. Nội dung của Phú thường dùng để tả, kể,
thuật một khách quan cảnh vật, sự việc, phong tục, bàn chuyện đời để người nghe tự nhận
xét. Phú được viết bằng văn vần hoặc văn vần xen lẫn văn xuôi, hoặc văn biền ngẫu bằng
chữ Hán hoặc chữ Nôm.

Phú: có hai loại:  Phú cổ thể (ra đời trước đời Đường)
Phú Đường Luật có vần có đối.

BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ được làm theo lối phú cổ thể.

(Phú cổ thể gồm 4 phần: mở, giải thích, bình luận, kết. Hình thức đối: Chủ - Khách đối
đáp.) cuối bài thường được kết lại bằng thơ.

 c. Bố Cục:

Đoạn 1: (Khách có kẻ - còn lưu): Cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông
Bạch Đằng.

Đoạn 2: (Bên sông – ca ngợi): Lời các bô lão kể với khách” về những chiến công lịch sử
trên sông Bạch Đằng.

Đoạn 3: (Tuy nhiên – lệ chan):  Suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến
công xưa.

Đoạn 4: (rồi vừa – đức cao): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

 II. LUYỆN ĐỀ

Đề 1. Phân tích lòng yêu nước được thể hiện trong bài Phú sông Bạch Đằng.

A. Tìm hiểu đề

- Yêu cầu về nội dung

- Yêu cầu về dẫn chứng

- Yêu cầu về phương pháp

B. Lập dàn ý

a. Mở bài

Dòng sông Bạch Đằng lịch sử là nơi hội tụ sức mạnh và chiến công oanh liệt của
dân tộc Việt Nam. Tác phẩm Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu - một
trong những kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam được lấy cảm hứng từ dòng
sông lịch sử này. Qua dòng hoài niệm suy ngẫm về chiến công oanh liệt thời xưa
trên sông Bạch Đằng, bài phú thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc
sâu sắc.

b. Thân bài

 Hoàn cảnh sáng tác:

Bài phú được sáng tác khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng
lợi (1288 -1350) khi Trương Hán Siêu dạo chơi trên sông Bạch Đằng.

 Lòng yêu nước được thể hiện qua tâm hồn ưu ái với cảnh trí non sông đất nước

Nếu như những địa danh của TQ  thể hiện tráng trí bốn phương của khách, thì những địa
danh đất Việt  mang tính cụ thể, đương đại, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối
với cảnh trí non sông.

Trong con mắt của “khách” và cũng là thi sĩ hóa thân, dòng sông Bạch Đằng hiện lên với
vẻ đẹp hùng vĩ, hoành tráng:

Bát ngát sóng kình muôn dặm, 


Thướt tha đuôi trĩ một màu. 

Trong sáng nên thơ:

Nước trời một sắc, 


Phong cảnh ba thu. ..

Nơi diễn ra những chiến công oanh liệt:

Sông chìm giáo gãy, 


Gò đầy xương khô. 

 Lòng yêu nước được thể hiện qua lòng tự hào trước lịch sử chống giặc ngoại
xâm hào hùng của dân tộc ta

Với giọng kể nhiệt huyết, tự hào, tràn đầy cảm hứng của người trong cuộc, các bô lão đã
tái hiện hiện không gian chiến trận sinh động hào hùng.

Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo, nhưng trọng tâm là “ buổi
trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã ”… với trận thủy chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng “
Thuyền bè muôn đội tinh kỳ phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói”, khói lửa mù
trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến:

“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ”

Bầu trời đất chừ sắp đổi”

Cuối cùng ta chiến thắng nhờ chính nghĩa, giặc thất bại thảm hại vì bất nghĩa, mưu mô
chước quỷ.

Tính chất gay go quyết liệt thể hiện qua các hình ảnh phóng đại, so sánh, đối lập. Ngôn
ngữ cô đọng, súc tích nhưng sinh động, phù hợp với diễn biến trận chiến. Những câu thơ
làm sống dậy cả quá khứ hào hùng của dân tộc.

 Yêu nước còn là tự hào trước truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc

Ta thắng giặc bởi ta có chính nghĩa, có đạo cao, đức lành:

“Những người bất nghĩa tiêu vong

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

“giặc tan muôn thủa thăng bình

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”

c. Kết bài

Khẳng định tinh thần yêu nước là một yếu tố quan trọng làm nên nét đặc sắc của Bạch
Đằng giang phú.

Đề 2: Phân tích nét đặc sắc của tư tưởng nhân văn được thể hiện trong tác phẩm

A. Tìm hiểu đề
B. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm


- Bên cạnh lòng yêu nước, bài phú còn thể hiện nét đặc sắc của tư tưởng nhân văn.

b. Thân bài

 Tư tưởng nhân văn là đề cao vẻ đẹp của con người và tôn trọng cảm xúc của
con người

 Tư tưởng nhân văn được thể hiện ở:

- Niềm hoài cảm về quá khứ: cảnh còn mà người xưa đã khuất.

Sông chìm giáo gãy, 


Gò đầy xương khô. 
Buồn vì cảnh thảm, 
Đứng lặng giờ lâu. 
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, 
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.

Tác giả vừa tự hào trước con sông đã từng ghi dấu bao chiến tích, lịch sử oai hùng
của dân tộc, nhưng buồn vì tiếc nuối, nhớ thương những anh hùng đã khuất. Đây
là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn.Giọng văn trở nên man mác, bâng
khuâng.

- Đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử

“Giặc tan …đức cao”

Trong hai yếu tố địa linh và nhân kiệt thì yếu tố nhân kiệt quan trọng hơn cả. “Kìa
trận …nhàn”. Tư tưởng này không chỉ mang giá trị nhân văn mà còn mang tầm
triết lý sâu sắc

c. Kết bài

Khẳng định lại ngòi bút nhân văn của tác giả thể hiện trong bài phú.

You might also like