You are on page 1of 2

1.

Về hình thức, đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn
( không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn  khoảng 2/3 tờ giấy thi ( khoảng trên dưới
20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng không bị trừ điểm. Thậm chí các em có thể
viết lên tới 250 chữ cũng được. Giám khảo không ai ngồi đếm đủ 200 chữ nên các em đừng quá
lo lắng về số câu số chữ của bài viết. Nếu viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi chính
tả,  sáng tạo , .. .thì lên xuống 1 vài dòng cũng vẫn được điểm cao. Nếu đề bài yêu cần “viết bài
văn” thì các em cần trình bài đủ 3 phần của bài NLXH thông thường ( Mở bài- thân bài- kết bài ),
phần mở bài  viết thành 1 đoạn, thân bài  mỗi luận điểm ngắt thành 1 đoạn riêng, kết bài viết 1
đoạn.
2.  Về nội dung : Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể :
- Câu mở đoạn : có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch,
câu chốt nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề. Đoạn văn nên có 1 câu kết,
nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc , quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận.
- Thân đoạn:
Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý : Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ
thể?), Phân tích, chứng minh ( tại sao nói như thế?),  Bình luận,  Mở rộng vấn đề, Bác bỏ ( phê phán )
những biểu hiện sai lệch, Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý : Nêu hiện tượng ( đó là hiện tượng gì ? biểu
hiện ? mức độ ?). Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên , Bàn luận về nguyên nhân , giải
pháp ,…Nêu bài học sâu sắc với bản thân.Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề
bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung

– Câukết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu
được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm)

Nhìn chung viết đoạn văn giống như cách làm bài nghị luận xã hội chỉ khác là
chúng ta viết ngắn lại, cô đúc hơn.

Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung và phương pháp lập luận.
Đối với dạng đề chìm, học sinh phải tự mày mò hướng đi. Ví dụ  :

+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ  về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống ngày hôm nay ( đề nổi) .
Học sinh dễ dàng xác định phạm vi nội dung : Thế nào là sự hi sinh thầm lặng ? biểu hiện ? tác
dụng ? phê phán, bài học, …

+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu chuyện sau :

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi.
Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi
tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Với đề bài này, học sinh cần hiểu ý nghĩa câu chuyện, xác định vấn đề nghị luận và thao tác lập luận
chủ yếu :

HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân:

– Có thể HS trình bày về giá trị của  tình yêu thương, sự đồng cảm trong  cuộc sống.

– Có thể HS trình bày bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhận của con người trong
cuộc sống

– Có thể HS trình bày lời chia sẻ với những số phận bất hạnh…

You might also like