You are on page 1of 2

Khái niệm truyền thuyết:

- Là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch
sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của
nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc,
nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.

Đặc trưng thể loại truyền thuyết:

- Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu
- Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa
những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo

 - Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết.

Các nhóm truyền thuyết:

- Truyền thuyết Việt Nam gồm các thời kỳ :


+ Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính
chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng
nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. VD:Lạc Long
Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Hùng Vương thứ
18…
+ Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc: là thời kỳ bị xâm
lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. VD:truyện An
Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí…
+ Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ: giai cấp phong kiến
Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân
tộc. VD: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành, truyền thuyết về
Chu Văn An…
+ Truyền thuyết về thời kỳ Pháp thuộc
Giá trị truyền thuyết:
-Về mặt lịch sử: Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai
đoạn lịch sử dân tộc.
    - Về mặt ý thức xã hộiTruyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
   - Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà
thơ sáng tác.
- thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với các nhân vật và
sự kiện lịch sử.

You might also like