You are on page 1of 2

YẾU TỐ HƯ CẤU CỦA THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT TRONG

NỀN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM


Nhân vật truyền thuyết do chính lịch sử tạo ra. Tuy không phải nhân vật
hư cấu, nhưng nhân vật truyền thuyết cũng không phải là bản sao của
nhân vật lịch sử. Nhân dân đã lựa chọn những nhân vật mang ý nghĩa
biểu tượng cho lịch sử khái quát của dân tộc (những nhân vật trong truyền
thuyết thời vua Hùng như Thánh Gióng (Thánh Gióng), Sơn Tinh (Sơn
Tinh, Thuỷ Tinh),... hoặc những nhân vật cụ thể, có thật trong lịch sử vừa
phản ánh hiện thực vừa lí tưởng hoá nhân vật, qua đó gửi gắm thái độ,
tình cảm của nhân dân.
1/ Cơ sở lí luận
Truyền thuyết kể về những điều gắn với các sự kiện lịch sử đã xảy ra
trong quá khứ. Chức năng của truyền thuyết trong nền văn học dân gian
cũng mang những đặc trưng riêng. Truyền thuyết không ghi chép lịch sử
một cách khô cứng, máy móc hoặc đơn giản mà đằng sau việc phản ánh
những sự kiện, nhân vật lịch sử là thái độ, tình cảm, cách đánh giá của
nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử đó. Truyền thuyết dân
gian phản ánh lịch sử nhưng đó là lịch sử được phản chiếu qua lăng kính
nghệ thuật của nhân dân, có chức năng nhận thức và thẩm mĩ to lớn, cốt
lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tưởng tượng là hai đặc trưng không thể thiếu
của truyền thuyết dân gian. "Truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là
sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào
đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của
trí tưởng tượng và nghệ thuật dân gian, làm nên những tác phẩm mà đòi
đời con người yêu thích"
2/ Dẫn chứng và tác dụng
Những chi tiết như mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở trăm con, hình
ảnh Thánh Gióng ba tuổi đã có thể vươn mình thành sức trai Phù
Đổng, là hình ảnh Rùa Vàng giúp Lê Lợi chống giặc Minh, giúp An
Dương Vương xây thành Cổ Loa dựng nước... đó đều là những chi tiết
kì ảo, hư cấu. Chẳng hạn như nhân dân muốn ca ngợi công lao của An
Dương Vương trong quá trình xây thành, chế nỏ nên đã sáng tạo
những chi tiết kể về sự quyết tâm của nhà vua trong sự nghiệp này. Sự
quyết tâm đó cảm động đến cả thần linh và nhà vua được Rùa Vàng
giúp đỡ. Ngay cả khi An Dương Vương thất trận, phải nhảy xuống
biển tự tử, nhân dân muốn tưởng nhớ công lao của ông, đã để ông cầm
sừng tê rẽ nước về sống tại thủy cung, trường sinh bất tử cùng các vị
thần. . Yếu tố hư cấu trong truyền thuyết thường nhằm để giải thích
các sự kiện, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử. Yếu tố hư cấu trong văn
học dân gian là hư cấu có ý thức nhằm thực hiện chức năng của một
tác phẩm văn học, hướng con người đến những đều tốt đẹp, thể hiện
cái nhìn về nhân sinh của người lao động ngày xưa.
3/ kết luận
Truyền thuyết kể lại sự kiện và xây dựng nhân vật theo xu hướng lí
tưởng hóa, vì vậy truyền thuyết có sự tham gia của các yếu tố hư cấu,
kì ảo. Yếu tố hư cấu trong truyền thuyết là phóng đại một cách tích
cực các đức tính của nhân vật bằng cách khắc họa những phẩm chất,
năng lực phi thường ... khiến cho nhân vật trở nên hoàn hảo. Chi tiết
hư cấu kì ảo vừa tạo nên sức hấp dẫn của truyền thuyết, vừa là cách để
nhân dân ta thần thánh hóa hình tượng, phi thường hóa chiến công,
năng lực của của những bậc anh hùng mà nhân dân yêu mến, ngưỡng
vọng. Nguồn : kiến thức tổng hợp từ nhiều tài liệu tham khảo.
 NHÓM 1 TỔ 4
1. PHAN THỊ THANH TRÚC
2. VÕ NGUYỄN THANH TRÚC
3. ĐOÀN THANH TÚ
4. NGUYỄN THANH TRUNG
5. NGUYỄN NHẬT TRUNG

You might also like