You are on page 1of 3

TRUYỆN KIỀU

Phần một: Tác gia Nguyễn Du


I. Tác gia Nguyễn Du
1. Gia đình và thời đại:
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học  tiền đề thuận lợi cho sự
sáng tạo nghệ thuật của đại thi hào
- Thuở nhỏ và niên thiếu, ND sống trong nhung lụa nhưng đã sớm phải mồ côi cha mẹ 
tiếp xúc và thấu hiểu cuộc sống xa hoa của giới phong kiến quý tộc  để lại dấu ấn trong
sáng tác
- Lớn lên, do biến cố của lịch sử, ND phải sống cuộc đời đầy khó khăn “mười năm gió
bụi”  vốn sống thực tế khiến ông suy ngẫm nhiều về thân phận con người, học hỏi
ngôn ngữ dân gian
- Sau nhiều thăng trầm, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn rồi đi sứ Trung Quốc  cơ hội
để ông tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa đã được khám phá qua sách vở
- UNESCO vinh danh Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp sáng tác


- Các tác phẩm chính:
+ Sáng tác bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn

- Giá trị nội dung: Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX bởi vì:
+ Ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên một cách tập trung vấn đề về
thân phận những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật.  Ông đã
đề cập một vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn
học: xã hội cần trân trọng những giá trị tinh thần và chủ thể tạo ra những giá trị tinh thần
đó.
VD: Ông đã xây dựng trong tác phẩm của mình những nhân vật người phụ nữ không chỉ
đẹp mà còn tài năng và có phẩm chất cao đẹp: Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh…
+ Ông đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế: Truyện Kiều thấm đẫm tinh
thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.
“Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo”;

“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”

- Giá trị nghệ thuật:


+ Thơ chữ Hán có nhiều bài đặc sắc
+ Đặc biệt phải nói đến tài năng của ông trong sáng tác các tác phẩm bằng chữ Nôm: góp
phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều
yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập; thể lục bát được ông sử dụng vô cùng thành công để chuyển
tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.
VD1: Cùng một khái niệm “phụ nữ”, Nguyễn Du có những từ “đàn bà, gái tơ, má hồng,
má đào, hồng nhan, hồng quần, nữ nhi, nhi nữ, thuyền quyên…”
“Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

“Cớ sao chịu tốt một bề/ Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao”

VD2:
 TTTN miêu tả Tú Bà: “một mụ chừng ngoài bốn mươi tuổi, cao lớn, to béo, mặt
mũi cũng hơi trắng trẻo”
 ND tả: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/ Ăn chi to béo đẫy đà làm sao!”
3. Đánh giá chung (tham khảo viết mở bài)
a. Vị trí: Nguyễn Du là danh nhân văn hóa lớn của dân tộc, là một trong những tác gia
xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ
XIX.
b. Đóng góp:
+ Ông đã để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ và đặc sắc bao gồm cả văn học chữ Hán và
văn học chữ Nôm.
+ Tác phẩm của Nguyễn Du mang tinh thần nhân đạo sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc
đáo.
+ Một trong số tác phẩm tiêu biểu không thể không được nhắc tới là “Truyện Kiều”
(Đoạn trường tân thanh)
II. Tác phẩm “Truyện Kiều”
1. Nguồn gốc:
- “Truyện Kiều” nguyên tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng nói mới đứt ruột)
- Được viết dựa trên tác phẩm cổ của Trung Quốc là “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh
Tâm Tài Nhân (còn TTTN lại dựa trên một câu chuyện có thực do Mao Khôn – một
người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại)
2. Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” so với “Kim Vân Kiều Truyện”
Dù sáng tác dựa trên cốt truyện cổ nhưng Nguyễn Du đã sáng tác "Truyện Kiều" bằng
một cảm hứng mới: ông bỏ đi những nội dung không hay và thêm vào, thay đổi, sắp xếp
lại những tình tiết phù hợp với quan niệm sống, với sự từng trải cuộc đời của mình. Vì
thế, nếu như KVKT không phải là một tác phẩm xuất sắc của VHTQ thì “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du lại là một kiệt tác văn chương của Việt Nam và thế giới bởi giá trị nội
dung và nghệ thuật đặc sắc.

You might also like