You are on page 1of 9

Tìm hiểu chung Sơn tinh, Thủy Tinh

Câu 1. Thời gian diễn ra truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào thời đại nào của lịch sử
dân tộc?
A. Thời đại Văn Lang - Âu Lạc
B. Thời nhà Lí
C. Thời nhà Trần
D. Thời nhà Nguyễn
Câu 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại nào?
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Sử thi
D. Tiểu thuyết
Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh luôn diễn ra hàng năm đúng
hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Nghệ thuật nổi bật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo
B. Sử dụng các từ ngữ miêu tả bóng bẩy, mượt mà
C. Sử dụng hàng loạt những biện pháp tu từ có giá trị biểu đạt
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5. Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là ai?
A. Sơn Tinh
B. Thủy Tinh
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Mị Nương
Câu 6. Yếu tố cơ bản làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy
Tinh là gì?
A. Hiện thực lịch sử
B. Những chi tiết hoang đường
C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo
D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo
Câu 7. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt
trong công cuộc?
A. Dựng nước
B. Giữ nước
C. Đấu tranh chống thiên tai
D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
Câu 8. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh luôn có kết quả thế nào?
A. Thủy Tinh luôn thắng
B. Sơn Tinh luôn thắng
C. Không phân thắng bại
D. Sơn Tinh có lúc thắng, có lúc thua
Câu 9. Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta
B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ
C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ
D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh
Câu 10. Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?
A. Kể chuyện cho trẻ em nghe
B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ
C. Phê phán thói phá hại cuộc sống
D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên
của nhân dân ta
Phân tích chi tiết Sơn tinh, Thủy Tinh
Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể được chia thành mấy phần?
A. Không thể chia đoạn
B. Hai đoạn
C. Ba đoạn
D. Bốn đoạn
Câu 2. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước
B. Thể hiện khao khát chế ngự thiên nhiên
C. Thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân
D. Thể hiện tình cảm của vua Hùng dành cho nhân dân
Câu 3. Con gái của Vua Hùng tên gì?
A. Mị Châu
B. Mị Ngọc
C. Mị Nương
D. Mị Lan
Câu 4. Lễ vật Vua Hùng thách cưới thường có ở vùng nào?
A. Vùng biển
B. Vùng đồng bằng
C. Vùng núi
D. Không có ở vùng nào
Câu 5. Những lễ vật mà Vua Hùng đưa ra thể hiện điều gì từ nhân dân?
A. Nhân dân thích những món ăn này
B. Đây là những món ăn đặc sản
C. Sự ưu ái của nhân dân đối với thần biển
D. Sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi
Câu 6. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ
đâu?
A. Hùng Vương kén rể
B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh
C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không.
Câu 7. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh nhau thì Sơn Tinh đã làm gì chống trả?
A. Sơn Tinh dời núi, bốc đồi
B. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của các thần linh trên trời
C. Sơn Tinh nói chuyện với Thủy Tinh
D. Sơn Tinh bỏ chạy
Câu 8. Ngày nay, chúng ta nên làm gì để ngăn bão lũ?
A. Tập trung xây các nhà cao tầng ở ven biển
B. Củng cố đê điều, thiết lập an toàn cho các ngư dân
C. Xây dựng các nhà máy ven biển
D. Phát triển kinh tế biển
Câu 9. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu của nhân dân
trong lao động?
A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên
B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên
C. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi
D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên
Câu 10. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích
quy luật thiên nhiên như thế nào?
A. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực
B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
C. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú
D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
Con Rồng cháu Tiên

Câu 1: Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại văn học nào?
A. Thần thoại
B. Truyền thuyết
C. Cổ tích
D. Truyện ngắn
Câu 2: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với truyện Con Rồng cháu Tiên?
A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
B. Thể hiện niềm tự hào dân tộc về giống nòi cao quý
C. Thể hiện ý thức đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc
D. Thể hiện ước nguyện đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng người Việt
Câu 3: Truyện truyền thuyết với thần thoại khác nhau ở điểm nào?
A. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử
B. Nhân vật là người thật hoặc thần thánh
C. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo
D. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh
Câu 4: Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?
A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử
dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
B. Những câu chuyện hoang đường, li kì
C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật D. Những
câu chuyện có thật
Câu 5: Ý nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết?
A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.
B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.
C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và
nhân vật lịch sử.
D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời
nguyên thủy. Câu 6: Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng
cháu Tiên là gì?
A. Thần Nông và Thần Long Nữ.
B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.
C. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ
D. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Câu 7: Theo truyện Con Rồng cháu Tiên, nàng Âu Cơ thuộc giống nào và sinh
sống ở đâu?
A. Giống rồng - Sinh sống ở dưới nước.
B. Là người con của một vị vua - Sống ở miền núi cao.
C. Vừa là giống rồng, vừa là giống tiên - Sinh sống ở trên cạn.
D. Giống tiên, thuộc dòng họ Thần Nông - sống ở vùng núi cao phương Bắc.
Câu 8: Lạc Long Quân là ai?
A. Con trai thần Long Nữ, thuộc giống rồng, sinh sống ở dưới nước.
B. Người có sức khỏe vô địch và có nhiều phép lạ.
C. Người thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái; dạy dân cách trồng
trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau?
A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau.
B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác
nhau, nên khó hòa hợp lâu dài.
C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha.
D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau.
Câu 10: Truyện truyền thuyết nào sau đây không giải thích về nguồn gốc dân tộc
tương tự như Con Rồng cháu Tiên
A. Đẻ đất đẻ nước
B. Quả bâu mẹ
C. Sự tích cây vú sữa
D. Quả trứng thiêng

You might also like