You are on page 1of 11

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Trắc nghiệm
Câu. Trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc
xâm lược của các thế lực bên ngoài do Việt Nam có
A. vị trí địa lí chiến lược. B. trình độ dân trí thấp.
C. nền văn hóa lạc hậu. D. nền kinh tế lạc hậu.
Câu. Ý nào sau đây không thể hiện đúng vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam?
A. Là “cửa ngõ” dẫn vào Bắc- Trung và Nam Mỹ.
B. Là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc.
C. Là “cửa ngõ” để tiến vào bán đảo Trung- Ấn từ phía đông.
D. Là “cửa ngõ” để tiến vào Trung Quốc từ phía nam.
Câu. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được hiểu là
A. cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và độc lập của một
quốc gia, dân tộc.
B. quá trình huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước nhằm đánh bại kẻ thù.
C. quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước nhằm đánh bại ý đồ lật đổ của kẻ thù.
D. quá trình một dân tộc nổi dậy chống lại ách thống trị của kẻ xâm lược.
Câu. Năm 179 TCN, nước ta bị triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc xâm lược?
A. Nhà Hán. B. Nhà Ngô. C. Nhà Triệu. D. Nhà Tống.
Câu. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong thời
kì Bắc thuộc là gì?
A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa hào trưởng người Việt và địa chủ người Hán.
B. Việt Nam nằm cách xa chính quyền trung ương phương Bắc.
C. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
D. Người Việt nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của vương quốc Chăm-pa.
Câu. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời
Bắc thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.
A. Khởi nghĩa Bà Triệu. B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
C. Khởi nghĩa Lý Bí. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu. Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm chống lại ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc nào?
A. Nhà Lương. B. Nhà Hán. C. Nhà Ngô. D. Nhà Đường.
Câu. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Hai Bà Trưng đã đóng đô ở đâu?
A. Mê Linh. B. Luy Lâu. C. Hát Môn. D. Cổ Loa.
Câu. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) đã đạt được kết quả nào sau đây?
A. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.
B. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
C. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
D. Làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
Câu. Nhân dân Việt Nam lập đền thờ Hai Bà Trưng thể hiện điều gì?
A. Sự phát triển của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt.
B. Tinh thần đoàn kết và yêu nước của người Việt Nam.
C. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng.
D. Vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.
Câu. Đây là câu nói của nhân vật lịch sử nào?
“Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sóng, chém cả kình lớn ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi
cảnh chìm đắm, há lại bắt trước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho kẻ khác, cam tâm
phục dịch ở trong nhà ư?"
A. Bà Triệu. B. Trưng Trắc. C. Trưng Nhị. D. Lê Chân.
Câu. Nội dung nào sau đây không đúng khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?
A. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.
B. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước.
C. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.
D. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
Câu.Việc những người phụ nữ như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh,.. lãnh đạo các cuộc
khởi nghĩa lớn nhằm giành lại nền độc lập, tự chủ đã cho thấy
A. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.
B. sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.
C. nam giới không có vai trò, vị trí gì trong đời sống chính trị đương thời.
D. vai trò quyết định của người phụ nữ trong đời sống chính trị đương thời.
Câu. Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.
B. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.
C. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.
D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.
Câu . Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi (544), Lý Bí đã
A. lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. B. lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế.
C. tiến hành cải cách đất nước. D. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
A. Sự ủng hộ của nhân dân. B. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.
C. Nhà Lương suy yếu. D. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân.
Câu. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây?
“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến
Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên
Nhiều năm kham khổ liên miên
Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?".
A. Lý Bí. B. Mai Thúc Loan. C. Phùng Hưng. D. Triệu Quang Phục.
Câu. Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Lương theo chiến thuật du kích của Triệu
Quang Phục là địa danh nào?
A. Động Khuất Lão. B. Đầm Dạ Trạch.
C. Cửa sông Tô Lịch. D. Thành Long Biên.
Câu. Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?
A. Chống lại ách cai trị tàn bạo của nhà Lương.
B. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
C. Giành thắng lợi, chấm dứt thời kì Bắc thuộc.
D. Giành và giữ được chính quyền tự chủ trong khoảng 60 năm.
Câu. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan nổ ra vào năm
A. Năm 722. B. Năm 542. C. Năm 40. D. Năm 248.
Câu. Điểm chung trong nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc
Loan và Phùng Hưng là gì?
A. Nhà Đường suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.
B. Ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đường.
C. Nhà Đường cấu kết với Xiêm chia cắt nước ta.
D. Nhà Lương nới lỏng chính sách cai trị ở Việt Nam.
Câu. Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?
A. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. B. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
C. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. D. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Câu. Cuối thế kỉ thứ VIII đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C. Khởi nghĩa Bà Triệu. D. Khởi nghĩa Lý Bí.
Câu. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa diễn ra từ khoảng năm 776 đến năm 791, được nhân dân tôn
xưng là "Bố Cái Đại Vương". Ông là ai?
A. Phùng Hưng. B. Mai Thúc Loan. C. Triệu Túc. D. Phùng Hải.
Câu. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm
A. Năm 905. B. Năm 938. C. Năm 939. D. Năm 968.
Câu. Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:
“Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại,
đem quân từ xa đến, quân lính còn mệt mỏi, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội
ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mệt mỏi, tất phá được. Nhưng
bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao”
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần thời Lê, Đại Việt sử kí toàn thư (bản dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1998, tr.203)
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng những khó khăn của nhà Nam Hán khi tiến quân xâm
lược Việt Nam (938)?
A. Chiến thuyền nhỏ; lực lượng quân Nam Hán ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
B. Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.
C. Chủ tướng Hoằng Tháo tuổi nhỏ, chưa dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.
D. Quân lính đi đường xa, mệt mỏi lại không quen với khí hậu, thủy thổ Việt NamCâu. Ngô Quyền
đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)?
A. Cửa sông Tô Lịch. B. Cửa sông Bạch Đằng.
C. Hoan Châu (Nghệ An). D. Đường Lâm (Hà Nội).
Câu. Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức là
A. chủ động tiến công địch ra bên ngoài lãnh thổ đất nước.
B. chủ động rút lui chiến lược tạo thế trận kháng chiến lâu dài.
C. lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên để tổ chức trận địa mai phục.
D. lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên để tiến công thần tốc vào Đại La.
Câu. Khi quân Nam Hán tiến vào vùng biển nước ta, Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ nhử địch
tiến vào cửa sông Bạch Đằng vào thời điểm nào?
A. Nước triều rút nhanh. B. Nước triều đang lên.
C. Chuẩn bị đóng cọc gỗ xuống sông. D. Nước triều bắt đầu rú
Câu. Kết quả quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là
A. mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta.
B. thống nhất đất nước, đập tan bọn phản loạn trong nước.
C. đánh bại cuộc xâm lăng của quân Nam Hán.
D. xây dựng nên triều đình nhà Ngô.
Câu. Sử gia Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII đã nhận xét về một chiến thắng quân sự của nhân dân ta
chống lại phong kiến phương Bắc: "Chiến thắng....là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống.
Những chiến công của các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy danh lẫm liệt để lại ấy.
Trận......là vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu, há chỉ phải dừng lại ở một thời thôi sao?"
Trong dấu ba chấm, Ngô Thì Sĩ đề cập đến chiến thắng nào?
A. Chiến thắng của Hai Bà trưng chống nhà Hán.
B. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
C. Việc Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
D. Chiến thắng của Lý Bí lập nước Vạn Xuân.
Câu. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa nào sau đây?
A. Là thắng lợi đầu tiên của người Việt trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.
B. Tạo điều kiện để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh chống Bắc thuộc.
C. Mở ra thời đại dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
D. Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước ta.
Câu. Sự kiện nào đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở
Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713. B. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
C. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542. D. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Câu. Nhận xét nào sau đây không đúng về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thời
kì Bắc thuộc?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của người Việt.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
C. Minh chứng cho tinh thần bất khuất không cam chịu làm nô lệ của người Việt.
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh.
Câu. Thời Tiền Lê, nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của
A. nhà Tống. B. nhà Tùy. C. nhà Nguyên. D. nhà Minh.
Câu. Vị thái hậu đã vì quyền lợi dân tộc, khoác áo bào đưa Lê Hoàn lên ngôi vua, chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là ai?
A. Dương Vân Nga. B. Từ Dũ. C. Ỷ Lan. D. Linh Từ Quốc Mẫu.
Câu. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống năm 981 là ai?
A. Lê Hoàn. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Lý Thường Kiệt. D. Lý Công Uẩn.
Câu. Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của nhà Tống khi xâm lược Đại Việt?
A. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liêu, Hạ phải kiêng nể.
B. Lấy Đại Việt làm bàn đạp tấn công Chăm-pa từ phía Bắc.
C. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
Câu. Ý nào không minh chứng cho sự chuẩn bị của nhà Tống cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại
Việt?
A. Xúi giục vua Chăm-pa đánh lên từ phía Nam.
B. Cản trở việc buôn bán đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
C. Xây dựng các căn cứ để chuẩn bị cho cuộc chiến ở gần biên giới Đại Việt.
D. Cử sứ giả sang Đại Việt mượn đường để đánh Chăm-pa.
Câu. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Lê Long Đĩnh. B. Lý Thường Kiệt. C. Lê Lợi. D. Lê Hoàn
Câu. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) là ai?
A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Hoàn. C. Lý Công Uẩn. D. Trần Hưng Đạo.
Câu. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
A. “Đánh chắc, tiến chắc”. B. Đầu hàng nhà Tống để tránh tổn thất.
C. “Tiến công trước để tự vệ”. D. Thực hiện kế “vườn không nhà trống”.
Câu. "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc." Đó là câu
nói của
A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Thủ Độ.
C. Lý Công Uẩn. D. Trần Quốc Tuấn.
Câu. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, năm 1075, Lý Thường Kiệt chủ trương cho quân tiến
đánh sang đất Tống nhằm mục đích gì?
A. Chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.
B. Đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.
C. Buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.
D. Xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.
Câu. Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?
A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống.
B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
Câu. Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về để làm gì?
A. Chuẩn bị lực lượng tiến công tiếp. B. Kêu gọi Chăm-pa cùng đánh Tống.
C. Chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc. D. Kêu gọi nhân dân rút lui, sơ tán.
Câu. Nội dung nào dưới đây không phải là sự chuẩn bị của nhà Lý trước khi quân Tống kéo sang
xâm lược?
A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc ở sông Như Nguyệt.
B. Đoàn kết với quân dân Chăm-pa để cùng chống Tống.
C. Bố trí lực lượng thuỷ binh trên biển để chặn giặc.
D. Hạ lệnh cho tù trưởng dân tộc ít người chặn giặc ở biên giới.
Câu. Phương án nào sau đây không thể hiện đúng lý do Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như
Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược?
A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.
D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua
Câu. Viên tướng đã chỉ huy quân Tống sang xâm lược Đại Việt vào năm 1077 là
A. Quách Qùy. B. Hoằng Tháo. C. Hầu Nhân Bảo. D. Trương Phụ.
Câu. Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống
Tống (1075-1077) là
A. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông. B. Hà Bổng, Hà Trương.
C. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc. D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh.
Câu. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
A. Đề nghị "giảng hòa" củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
D. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
Câu. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
D. Thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc.
Câu. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là do
A. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
B. có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba như Lê Hoàn, Tông Đản.
C. sức mạnh của khối đoàn kết quân dân Đại Việt.
D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
Câu. Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông –Nguyên?
A. Nhà Hồ. B. Nhà Trần. C. Nhà Tiền Lê. D. Nhà Lý.
Câu. Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Câu. Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?
A. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công.
B. Dâng biểu xin hàng.
C. Dốc toàn lực phản công.
D. Lui quân để bảo toàn lực lượng.
Câu. "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Đó là câu nói của ai?
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quốc Toản.
Câu. Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cổ
vào Thăng Long?
A. "Vườn không nhà trống". B. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
C. "Tiên phát chế nhân". D. Cho người già, phụ nữ, trẻ em đi sơ tán.
Câu. Trước nguy cơ nhà Nguyên đang lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã
soạn Hịch tướng sĩ để
A. huy động quân sĩ xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
B. kêu gọi quân sĩ và nhân dân hạ vũ khí, đầu hàng giặc.
C. khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.
D. vận động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
Câu. Câu: "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc trước thì hãy chém đầu thần rồi hãy hàng" là do ai nói?
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quốc Toản.
Câu. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Ai người anh dũng tuyệt vời,
Trong nanh vuốt giặc một lời thép gang
“Ta thà làm quỷ nước Nam,
Làm vương phương Bắc chẳng ham chút nào?”.
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Nhật Duật. D. Trần Bình Trọng.
Câu. Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, nhà Trần đã tổ chức hội
nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong cả nước đến để bàn kế sách đánh giặc. Việc nhà Trần tổ
chức Hội nghị Diên Hồng không thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Nhà Trần sợ quân Nguyên nên nhờ sự giúp đỡ của nhân dân.
B. Nhà Trần biết đoàn kết với nhân dân để đánh giặc.
C. Cuộc kháng chiến của nhà Trần là cuộc chiến tranh nhân dân.
D. Sự nhất trí đồng lòng đánh giặc của triều đình và nhân dân.
Câu. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người bóp nát quả cam,
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân,
Phá cường địch báo hoàng ân,
Dựng lên cờ nghĩa xả thân diệt thù?”.
A. Trần Khánh Dư. B. Trần Nhật Duật.
C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Quốc Toản.
Câu. Tướng giặc đã chỉ huy quân Nguyên tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1287) là
A. Thoát Hoan. B. Toa Đô.
C. Ô Mã Nhi. D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu. Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với
quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)?
A. Sự lên xuống của thủy triều. B. Sự ủng hộ của nhân dân.
C. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên. D. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt.
Câu. Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần
Quốc Tuấn lãnh đạo) đều
A. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ”. B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước.
C. giết chết được chủ tướng của quân giặc. D. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào.
Câu. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Đố ai nổi sóng sông Rừng
Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương,
Vân Đồn cướp sạch binh cường,
Nội Bàng mai phục chặn đường giặc lui?”.
A. Trần Khánh Dư. B. Trần Nhật Duật.
C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Quốc Toản.
Câu. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. “vây thành, diệt viện”. B. “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. “tiên phát chế nhân”. D. “vườn không nhà trống”.
Câu. Nội dung nào không phản ánh đúng kế sách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến
chống quân Mông – Nguyên xâm lược?
A. Rút lui chiến lược; chớp thời cơ để phản công.
B. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.
C. Chủ động tiến công trước để chặn thế mạnh của giặc.
D. Tích cực, chủ động chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Câu. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân
Mông - Nguyên?
A. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Trần đều được nhân dân Chăm-pa giúp sức.
B. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và những danh tướng tài ba.
C. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc
kháng chiến.
D. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
Câu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Mông – Nguyên trong ba lần tiến đánh
Đại Việt, ngoại trừ việc
A. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh giỏi với nhiều danh tướng kiệt xuất.
B. nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.
C. đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt.
D. lực lượng quân Nguyên – Mông ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
Câu. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của thắng lợi trong ba lần kháng
chiến chống quân Mông - Nguyên?
A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật đánh giặc.
B. Khẳng định quyết tâm, sức mạnh tinh thần của người Việt.
C. Buộc nhà Nguyên phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt.
D. Bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến
chống Mông - Nguyên?
A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong nghệ thuật đánh giặc.
B. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
C. Bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Khẳng định sự quyết tâm, sức mạnh khối đoàn kết toàn dân tộc của người Việt.
Câu. Trần Hưng Đạo đã khẳng định "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc", nói đến điều
gì?
A. Nguồn gốc sức mạnh. B. Thượng sách giữ nước.
C. Nguồn gốc đất nước giàu mạnh. D. Nguồn gốc đoàn kết dân tộc.
Câu. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng
bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
thời Trần?
A. Bồi dưỡng sức dân, dựa vào dân để đánh giặc.
B. Chuẩn bị thật nhiều vũ khí để đánh giặc.
C. Ngoại giao thật khôn khéo để tránh chiến tranh.
D. Chiêu mộ nhiều vị tướng tài ba để đánh giặc.

Câu. Nhà Minh lấy cớ gì khi đem quân sang xâm lược Đại Ngu?
A. Nhà Hồ không thần phục, cống nạp nhà Minh.
B. Nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần.
C. Nhà Hồ không cử sứ giả sang xin sắc phong.
D. Nhà Trần cho quân xâm lấn lãnh thổ nhà Minh.
Câu. Tháng 4/1407, quân Minh tấn công vào (1), Hồ Quý Ly đã chạy vào (2) và bị bắt tháng
6/1407.
A. (1) Tây Đô, (2) Hà Tĩnh. B. (1) Thăng Long, (2) Thanh Hóa.
C. (1) Lạng Sơn, (2) Nghệ An. D. (1) Đông Quan, (2) Hà Tĩnh.
Câu. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống
quân Minh xâm lược?
A. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân đánh giặc.
B. Nhà Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự.
C. Nhà Hồ không có thành lũy kiên cố và sự chuẩn bị chu đáo.
D. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi tham gia chiến đấu.
Câu. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để lại bài
học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?
A. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố. B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.
C. Đoàn kết được lực lượng toàn dân. D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
Câu. Theo em, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ cuộc kháng chiến chống Minh của
nhà Hồ là gì?
A. Phải không ngừng đề phòng các thế lực thù địch âm mưu xâm lược đất nước.
B. Phải không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Phải không ngừng đẩy mạnh lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
D. Không ngừng củng cố khối quân sự.
Câu. Đến thế kỷ XV, nước ta rơi vào ách đô hộ của quân xâm lược
A. Mông –Nguyên. B. Thanh. C. Minh. D. Tống.
Câu. Cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo của nghĩa quân nào?
A. Hồ Quý Ly. B. Nghĩa quân Lam Sơn.
C. Nghĩa quân Tây Sơn. D. Vua quan nhà Trần.
Câu. Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là
A. Lê Lợi. B. Lê Hoàn. C. Nguyễn Huệ. D. Nguyễn Nhạc.
Câu. Tháng 3 năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người đồng chí hướng đã tập hợp, tế cáo trời đất, kết
nghĩa anh em và nguyện hợp sức chống lại sự thống trị của nhà Minh. Hãy cho biết tên của sự kiện
này?
A. Hội thề Đông Quan. B. Hội thề Lam Sơn.
C. Hội thề Lũng Nhai. D. Hội thề Bồ Đề.
Câu. Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển
quân đến khu vực nào sau đây?
A. Đông Đô. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Chí Linh.
Câu 18: Khởi nghĩa Lam Sơn đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, bế tắc và phát triển nhanh chóng
sau quyết định nào?
A. Rời Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An. B. Đánh bại quân viện binh của nhà Minh.
C. Tạm thời giảng hoà với quân Minh. D. Tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai.
Câu. Năm 1427, 15 vạn quân cứu viện nhà Minh đã bị nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trong trận
chiến nào?
A. Chi Lăng - Xương Giang. B. Bồ Đề.
C. Tốt động - Chúc Động. D. Cần Trạm.
Câu. Khởi nghĩa Lam Sơn đã kế thừa và phát huy bài học kinh nghiệm nào từ cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Tống thời Lý?
A. Chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, giảng hòa.
B. Chủ động “tiến công trước để tự vệ”, đẩy địch vào thế bị động,
C. Kế sách “thanh dã” (với nghĩa: vườn không, nhà trống).
D. Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc.
Câu. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Quân Minh chủ động dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
B. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến giành lại độc lập.
C. Có bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
D. Nhân dân đoàn kết chiến đấu.
Câu. Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời
Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
A. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
B. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.
C. Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, tránh thiệt hại cho cả hai bên.
D. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của địch (“tiên phát chế nhân”).
Câu. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, các vương triều phương Bắc đã tiến hành xâm lược nước ta là
A. Tống, Mông Cổ, Minh. B. Tống, Mông - Nguyên, Minh.
C. Mông Cổ, Nguyên, Minh. D. Tống, Mông - Nguyên, Minh, Thanh.
Câu. Người lãnh đạo phong trào Tây Sơn là
A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. B. Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc.
C. Nguyễn Huệ. D. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ.
Câu. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra vào thời gian nào?
A. Năm 1875. B. Năm 1775. C. Năm 1758. D. Năm 1785.
Câu. Địa danh Rạch Gầm - Xoài Mút, nơi diễn ra trận đánh tiêu diệt quân Xiêm của Quang Trung
năm 1785 ngày nay thuộc tỉnh nào?
A. Kiên Giang. B. Hà Tiên. C. Cà Mau. D. Tiền Giang.
Câu. Vì sao nói trong các năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp
thống nhất đất nước?
A. Khởi nghĩa đã lật đổ chính quyền Lê - Trịnh tồn tại hàng trăm năm.
B. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút được các lãnh tụ và người lãnh đạo từ cả hai miền đất nước.
C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra rầm rộ ở Đàng Trong và nhân dân hai miền nô nức theo nghĩa
quân.
D. Lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong và Lê - Trịnh Đàng Ngoài.
Câu. Sau trận Rạch Gầm – Xoài Mút, vua Lê Chiêu Thống cầu cứu vua
A. Thanh. B. Mông Cổ. C. Minh. D. Xiêm.
Câu. Vị vua đã phản bội quyền lợi dân tộc, cầu viện quân phong kiến ngoại bang (Mãn Thanh)
nhằm đánh đổ Tây Sơn là ai?
A. Nguyễn Ánh. B. Lê Dụ Tông .
C. Lê Chiêu Thống. D. Lê Hiển Tông.
Câu. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế năm
A. Năm 1788. B. Năm 1778. C. Năm 1787. D. Năm 1777.
Câu. Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh là cuộc kháng chiến
A. diễn ra với thời gian khá lâu, và bền bỉ.
B. vừa chống ngoại xâm, vừa chống lại sự phản bội của tập đoàn phong kiến trong nước.
C. tiêu diệt nhiều quân xâm lược nhất.
D. tập trung những mâu thuẫn của lịch sử.
Câu. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
A. Nguyễn Huệ. B. Trần Bình Trọng. C. Bùi Thị Xuân. D. Trần Quốc Toản.
Câu. Phòng tuyến Tam Điệp ngày nay thuộc tỉnh nào?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Ninh Bình. D. Hà Nam.
Câu. Hai câu thơ dưới đây nói về người anh hùng nào?
“Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khốc quỷ thần
A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Định.
C. Phan Đình Phùng. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của
nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
B. Lan rộng từ Bắc vào Nam, dần quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn.
C. Chuyển từ chống ngoại xâm sang chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.
D. Đấu tranh quyết liệt, song còn lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào thống nhất.

Câu. Nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì?
A. Phát triển nền văn hóa dân tộc. B. Sáng tạo những giá trị văn hóa mới.
C. Giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc. D. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong
lịch sử Việt Nam?
A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.
Câu. Ý nào không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân
tộc?
A. Bài học về nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng.
B. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Bài học về nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước.
D. Bài học về xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm.
Câu. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
Câu. “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước
một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông
phản ánh điều gì?
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Câu. Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?
A. Nhà Minh xâm lược và đặt ách thống trị. B. Nhà Trần đã khủng hoảng và suy yếu.
C. Mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên. D. Khởi nghĩa nông dân diễn ra ở khắp nơi.
Câu. Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần
A. lâm vào khủng hoảng. B. phát triển mạnh mẽ
C. suy thoái ngắn hạn. D. mới được thành lập
Câu. Sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV được phản ánh thông qua nội dung
nào sau đây?
A. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Câu. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước
Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
D. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.
Câu. Nội dung nào dưới đây không phải là lợi thế giúp Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực?
A. Khởi nghĩa nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi.
B. Vua Trần qua đời, nội bộ quan lại lục đục.
C. Tầng lớp quý tộc ăn chơi, hưởng lạc.
D. Chăm-pa liên tục tấn công ra Thăng Long.
Câu. Cải cách trên lĩnh vực nào dưới đây của Hồ Quý Ly và triều Hồ được đánh giá là mang tính
dân tộc sâu sắc?
A. Văn hoá - giáo dục. B. Kinh tế - xã hội. C. Chính trị. D. Quân sự.
Câu. Lý do có tính quyết định khiến cho cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành
công là gì?
A. Không thu phục được lòng dân. B. Tiềm lực đất nước trống rỗng.
C. Sự đe doạ, uy hiếp của nhà Minh. D. Sự chống đối của quý tộc Trần.
Câu. Có thể rút ra bài học nào dưới đây từ thất bại cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam hiện nay?
A. Chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện tốt công tác xây dựng “thế trận lòng dân”.
B. Nêu cao ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân đúng với nghĩa vụ và luật pháp.
C. Tiến hành cải cách phải đồng bộ và toàn diện trên mọi lĩnh vực, tập trung vào chính trị.
D. Cải cách phải tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực trọng tâm như kinh tế và chính trị.
Câu. Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về
A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế). D. Thiên Trường (Nam Định).
Tư luận
Câu. Đọc những nhận định sau và thực hiện yêu cầu:
1. Mùa xuân năm 40, con gái Lạc tướng huyện Mê Linh là Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi
nghĩa để giành quyền tự chủ.
2. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan thu hút vài chục vạn người tham gia, được nhân dân Chăm-
pa và Chân Lạp hưởng ứng.
3. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên 1285, Trần Thủ Độ đã khảng khái nói: "Bệ hạ chém
đầu thần trước rồi hãy hàng ".
4. Trưng Trắc được suy tôn là "Lệ Hải Bà Vương" đóng đô tại Mê Linh.
5. Trong trận Mã Yên, tướng giặc là Sầm Nghi Đống đã bị chém đầu tại ải Chi Lăng.
6. Những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là: Hai Bà Trưng, Ngô
Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Huệ,...
7. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077), triều Lý đã thực hiện kế sách độc đáo là
"vườn không nhà trống".
8. Lý Bí lên ngôi, tự xưng Lý Nam Đế, dựng điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc.
9. Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược, nhà Trần đã chủ động tiến công
trước để chặn thế mạnh của giặc.
10. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258, nhà Trần đã tổ
chức Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng để bàn kế sách đánh giặc.
a) Xác định tính đúng/ sai của những nhận định trên.
b) Sửa lại những nhận định sai.
Câu. Trên cơ sở kiến thức đã học, rút ra những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm
của Việt Nam. Những bài học lịch sử đó có ý nghia như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu. Theo em, việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong các cuộc chiến tranh bào vệ Tổ quốc
/khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng để đặt tên đường, tên phố, tên trường học,... thể hiện điều gì?
Câu. Giải thích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X – XIX).
Các cuộc chiến tranh này đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá nào cho kho tàng nghệ thuật
quân sự của Đại Việt?
Câu. Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu. Vì sao trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077), nhà Lý chủ động kết thúc
chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà? Có thể vận dụng bài học về nghệ thuật kết thúc chiến
tranh của nhà Lý như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay?

You might also like