You are on page 1of 3

Quan niệm về cuộc sống, công danh đã được tác giả Nguyễn Công Trứ thể hiện chân

thực qua hai


câu đầu "Bài ca ngất ngưởng": "Vũ trụ nội mạc phi phận sự/ Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng". Mở đầu
bài thơ, nhà thơ đã đưa ra lời tuyên ngôn nhậm thế của một đấng nam nhi rất hào hùng và trang
trọng. Sử dụng chứ Hán cùng cách nói phủ định, ông đã khẳng định tâm thế, quan niệm của một nhà
Nho chân chính "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". "Hi Văn" là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ còn "tài
bộ" là nhiều tài năng lớn. Kể về mình bằng biệt hiệu của mình dưới góc độ khách quan, người đọc
cảm thấy ấn tượng vì cảm giác như ông đang nói về người khác. Tuy vậy, một trang nam tử đầy tài
năng, đang khẳng định vị trí của mình trong vũ trụ đột nhiên lại "vào lồng". "Vào lồng" được hiểu là bị
gò bó, giới hạn trong những nghi lễ, khuôn phép của triều đình. Ở đây, nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn
dụ "đã vào lồng" ý tượng trưng cho quãng thời gian ông làm quan ở vương triều. Cách ngắt nhịp
3/2/3 càng nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, lý tưởng và ý thức cống hiến cao đẹp của Nguyễn
Công Trứ. Bằng cách nói ngạo nghễ, hình ảnh ẩn dụ, cách ngắt nhịp linh hoạt, tác giả thể hiện cái
"tôi" của mình và Khẳng định trách nhiệm của bản thân với cuộc đời..

Ý thức về cái "tôi" tài năng hơn người của Nguyễn Công Trứ đã được thể hiện rõ nét qua 2 câu thơ
"Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông/ Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng". Thật vậy,
tác giả đã khéo léo sử dụng thành công biện pháp tu từ liệt kê "Thủ khoa" "Tham tán" "Tổng đốc
đông" cùng với điệp từ "Khi" khiến người đọc thấy được học vị và chức tước của ông trong xã hội
phong kiến xưa và đó cũng chính là lý do vì sao ông có thái độ "ngất ngưởng" như vậy với đời. Ông
xứng đáng được ngất ngưởng, được tự tin với đời bởi "Gồm thao lược" trong tay. Cùng giọng điệu
sảng khoái và sự biến hóa trong cách ngắt nhịp chúng ta càng thấy được cái ngất ngưởng, ngang
nhiên của ông, cái ngất ngưởng bằng chính tài năng, sự nghiệp của mình, ông giỏi trên mọi mặt, trên
tất cả các phương diện khác nhau. Cùng với sự tinh tế trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật
kết hợp với giọng điệu sảng khoái, 2 câu văn càng làm rõ nét bản lĩnh, cái "tôi" của ông Hi Văn - 1
trang nam nhi văn võ song toàn thời xưa.

Văn tế
Trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, bức tượng đài người nông dân nghĩa
sĩ đã được mở ra đầy sâu sắc, bi tráng trong 2 câu đầu: "Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ/ Mười
năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang
như mõ". Ngay từ dòng đầu, dù chỉ là một câu văn ngắn thôi, ta cũng đủ thấy được cả một xã hội,
thấy được hoàn cảnh ly loạn lúc bấy giờ: "Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ". Phép đối được sử
dụng từ hình thức (thanh điệu, từ loại) đến nội dung. Kia là "Súng giặc đất rền", là cuộc xâm lăng ào
ạt, bạo tàn của kẻ thù; và kia là "lòng dân trời tỏ", là bổn phận, ý chí chống quân bạo tàn đó của
người nông dân. Sự hiện diện của các thế lực vật chất xâm lược bạo tàn đối với cái ý chí, cái hào khí
bừng bừng thấu tận trời xanh của người dân đất Việt. Không gian vũ trụ rộng lớn "trời"-"đất" cùng
các động từ mạnh "rền"-"tỏ" gợi sự khuếch tán âm thanh, sự rực rỡ của ánh sáng. Để từ đó, câu thơ
khái quát bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại, đó là cuộc đụng độ giữa giặc xâm lược bạo
tàn và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân. Nếu như câu đầu gợi lên ý chí, khái quát bức tranh
thời đại thì câu thứ hai nói lên, lí lẽ sống chết, lý tưởng sống cao cả của những người nông dân
nghĩa sĩ. Ý nghĩa sống-chết, nhục-vinh được thể hiện rõ qua 2 vế của câu biền ngẫu. Từ đó khẳng
định quan niệm sống cao cả của nghĩa quân: "Chết vinh còn hơn sống nhục". Tóm lại, qua phép đối,
câu văn biền ngẫu cùng những từ ngữ được sử dụng đầy tinh tế, có thể nói 2 câu văn đã tạo nên 1
bệ đỡ hoành tráng để tác giả đi sâu khắc họa vẻ đẹp của bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ
Cần Giuộc.

Mở đầu của phần thích thực trong tác phẩm văn tế nổi danh hay nhất Việt Nam “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa rõ nét nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ anh
hùng:“Nhớ linh xưa:/ Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó/ Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường
nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ./ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”
Những con người ấy vốn xuất thân từ người nông dân, những dân ấp, dân lân, những người bỏ quê
đến khai hoang đẻ sinh sống, thế nhưng, trong họ là cả 1 tinh thần sẵn sàng đứng lên chống lại kẻ
thù xâm lược. “Cui cút làm ăn” là một hình ảnh ẩn dụ cho hoàn cảnh sống cô đơn, ăn lẻ loi, thầm
lặng một cách tội nghiệp. Dù mệt mỏi hay vất vả thì họ vẫn âm thầm, lặng lẽ chịu đựng một mình mà
chẳng nói với ai. Cả câu “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã lột tả nỗi lo toan “miếng cơm”, “manh
áo”, đồng thời hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người "dân ấp
dân lân" Nam Bộ. Họ là những người nông dân mà quanh năm chỉ quen làm lụng việc nhà nông, Họ
chưa biết đến “cung ngựa”, “trường nhau”, chưa quen với “tập mác”, “tập cờ”. Nghệ thuật tương
phản “chưa quen” – “chỉ biết” và “vốn quen” – “chưa biết” nhằm nhấn mạnh việc quen và chưa quen
của người nông dân, đồng thời tôn vinh, tôn cao tầm vóc của những người anh hùng. Như vậy, chỉ
với 4 câu văn ngắn với những từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật liệt kê, phép đối lập đã mở ra
trước mắt người đọc cuộc đời lam lũ, vất vả của những người nông dân qua cái nhìn chân thật, chan
chứa niềm cảm thông của cụ Đỗ Chiểu.

Bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ đã được Nguyễn Đình
Chiểu khắc họa rõ nét qua 2 câu văn đầu tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc". " Hỡi ôi!/ Súng giặc
đất rền, lòng dân trời tỏ/ Mười năm công vỡ ruộng chưa ắt còn danh nổi như phao, một trận nghĩa
đánh Tây tuy là mất tiếng vang như mõ" Tác phẩm mở đầu bằng tiếng than"hỡi ôi" thể hiện tình cảm
thương xót của tác giả đối với người đã khuất,là tiếng kêu nguy hiểm, căng thẳng của đất nước
trước cảnh giặc xâm lăng. Nghệ thuật đối giữa "súng giặc đất rền và lòng dân trời tỏ đã phác họa
khung cảnh bão táp của thời đại. Không chỉ thế đó là sự đối lập từ hình thức cho đến nội dung. "Súng
giặc đất rền" là sự hiện diện của thế lực xâm lược bạo tàn còn "lòng dân trời tỏ "lại tượng trưng cho ý
chí nghị lực của nhân dân quyết tâm đánh giặc, cứu nước.Không gian vữ trụ rộng lớn trời đất kết
hợp với những động từ gợi sự khuếch tán âm thanh rền tỏ để thể hiện thật rõ tình thế căng thẳng của
thời đại: một cuộc đụng độ giữa giặc xâm lược tàn bạo và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân
ta. Hai câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ hào sảng góp phần khẳng định ý chí của nhân dân ta,
cùng quan niệm "chết vinh còn hơn sống nhục" của ông cha ta.

Hai câu thơ sau trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa điều kiện
chiến đấu khó khăn của người nông dân Cần Giuộc. “Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi
mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu,nón gõ./ Hỏa
mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao
phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.”. Trước hết, hai câu có sức gợi tả rất cao, với phép liệt kê
cho người thấy những vật dụng chiến đấu của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đó là những vật dụng
nghèo nàn, thô sơ trong cuộc sống lao động hàng ngày lại bỗng trở thành vũ khí để nghĩa quân đánh
giặc. Hơn nữa, phép đối lập được sử dụng đậm đặc, triệt để càng gợi sức mạnh, tư thế hiên ngang,
tinh thần quả cảm của họ (manh áo, ngọn tầm vông><đạn nhỏ, đạn to, rơm con cúi><hỏa mai). Hai
câu thơ đã vẽ nên bức tranh chiến trận thể hiện rõ tinh thần bão táp, hào hùng của người nông dân
nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua đó, tác giả còn thể hiện lòng căm thù giặc và tội ác của những tên thực dân
xâm lược. Nhịp điệu nhanh, mạnh, dứt khoát, sôi nổi góp phần tái hiện trận công đầu của trận chiến
rất khẩn trương, quyết liệt, sôi động, đầy hào hứng và xây dựng tương đài hào hùng, rực rỡ của
nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Hình ảnh oai hùng, kì vĩ của những người nông dân nghĩa sĩ trong giờ phút lịch sử của trận đánh Tây
đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa rõ nét trong 2 câu thơ của "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc":
“ Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ
thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu
thiếc tàu đồng súng nổ.”
Lực lượng hai bên dù không cân sức nhưng với tất cả lòng căm thù giặc và ý chí bảo vệ Tổ quốc đã
vào, những người nghĩa sĩ dã vào trận với khí thế đạp lên đầu thù mà xốc tới: “đạp rào lướt tới, coi
giặc cũng như không”. Các động từ chỉ hành động nhanh nhẹn, mạnh đã được sử dụng với tần số
cao: “đánh”, đâm, chém, lướt, xô, xông, đạp, hè, ó ... cùng các từ chỉ phương hướng ngược nhau:
ngang-ngược, trước-sau... đặc tả không khí náo nhiệt của một trận đánh diễn ra nhanh, gọn, đầy hào
hứng. Bằng việc sử dụng liên tiếp các động từ mạnh, nhịp điệu nhanh, gấp gáp tác giả đã vẽ lên
khung cảnh chiến trường ác liệt, đồng thời cũng ánh lên vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ: hiên
ngang, kiên cường, dũng cảm, bất khuất.

You might also like