You are on page 1of 2

Hịch tướng sĩ

Phần I: Sơ nét về Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo)

(Ít nhất 1 slide không bao gồm slide đề tên phần)

Tước hiệu: Hưng Đạo Vương

Là nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia nhà Trần

Thành tựu: Đánh tan hai cuộc xâm lược Nguyên – Mông (1288)

Phần II: Lý do ra đời của “Hịch tướng sĩ”


(Ít nhất 4 slide không bao gồm slide đề tên phần)

Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng năm 1285, trước cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai

Lúc này, quân Nguyên Mông đang chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai với
âm mưu “phá tan thành trì, giết hại con dân”
Lý do được viết:

+ Nêu ra những tấm gương trung nghĩa đời trước như Kỉ Tín, Do Vu, Dự
Nhượng,...

+ Khơi dậy lòng căm thù đối với những tội ác ngang ngược của quân giặc
(Bằng chứng: “sứ giặc nghênh ngang ngoài đường... sỉ mắng triều đình”)

+ Phê phán biểu hiện sai của binh sĩ, khẳng định thái độ đúng đắn trước tình
cảnh hiện tại của đất nước (Bằng chứng: “thái ấp ta vững bền... bách niên
giai lão”)

+ Khích lệ binh sĩ chuyên tâm học theo “Binh thư yếu lược” để đánh giặc cứu
nước (Bằng chứng: “rửa nhục”, “đứng trong trời đất”)

Phần III: Các luận điểm chính của văn bản “Hịch tướng sĩ”

(Ít nhất 3 slide không bảo gồm slide đề tên phần)

Các luận điểm trong văn bản “Hịch tướng sĩ” được sắp xếp theo một trật tự
chặt chẽ, phần trước là tiêu đề - cơ sở cho phần sau triển khai hướng tới
thực hiện mục đích viết của văn bản là thuyết phục binh sĩ theo quan điểm
của Trần Quốc Tuấn

- Luận điểm 1: Nêu cơ sở nhận thức, chân lí lịch sử: nêu gương người xưa
để ngợi ca lòng trung nghĩa
- Luận điểm 2: Nêu cơ sở thực tiễn, khẳng định tình cảnh hiện tại của nước
nhà, thể hiện lòng căm thù giặc
- Luận điểm 3: Phân tích những sai lầm của binh sĩ và hậu quả, phân tích lẽ
phải cần đi theo và lợi ích
- Luận điểm 4: Kết luận, khẳng định binh sĩ cần chuyên tâm học “Binh thư
yếu lược”

Phần IV: Các tác động của “Hịch tướng sĩ” và quan điểm của Trần Quốc
Tuấn

(Ít nhất 3 slide không bao gồm slide đề tên phần)

- Tác động đến tướng sĩ:

+ Cảm phục gương trung nghĩa, khơi gợi cảm kích ân tình chủ tướng

+ Nhận ra sai lầm của bản thân, khơi gợi lòng căm thù giặc và ý thức trách
nhiệm với đấy nước

+ Khơi dậy ý chí rèn luyện binh thư

- Tác động đến người đọc:

+ Trân trọng lòng yêu nước và biết ơn những tướng sĩ thời xưa

+ Trân trọng lịch sử giữ nước oai hùng của dân tộc

+ Khơi dậy suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước

- Quan điểm của Trần Quốc Tuấn:

+ Trách nhiệm của binh sĩ là chuyên tâm rèn luyện, bảo vệ đất nước và chống
giặc ngoại xâm. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ
trách nhiệm của nam nhi đối với đất nước, lợi ích cá nhân và dòng tộc

You might also like