You are on page 1of 5

Ôn tập giữa kì II, môn Văn: 10 A6, 10A11

Phần I: Đọc hiểu


Đề 1:
Đọc đoạn trích:
Dương Đức Công tên là Tạc, người phủ Thường Tín xứ Sơn Nam. Về triều vua Huệ
Tông nhà Lý, ông làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang, xét rõ mọi điều oan
khuất, khiến các vụ án đều được công bằng. Vì sự nhân từ phúc hậu, người thời bấy giờ
gọi là Đức Công. Năm 50 tuổi, Đức Công vẫn không có con trai, chợt bị ốm nặng rồi
chết, hồi lâu lại tỉnh bảo với mọi người rằng:
- Ta vừa đến một chỗ thành mực vách sắt, toan bước chân vào thì có một viên chức
ngăn lại. Viên ấy dẫn ta đi sang phía hữu, thấy có những cửa đỏ biển son. Vén áo đi vào
cửa này thì thấy san sát những tòa rộng dãy dài, có đến hơn trăm người thắt đai đứng
hầu sau trước. Giữa có hai vị mặc áo bào tía ngồi đối diện nhau ở bên một cái án, đưa
mắt cho viên chức kia bảo lấy sổ son của họ Dương ra xem, một lát hai vị cùng nhìn
nhau bảo rằng:
- Dương gian thật không có người nào được thế, cứu sống cho mọi người nhiều lắm.
Chỉ tiếc hưởng tuổi không dài và dòng sau không người nối dõi. Người như thế mà không
biểu dương thì làm sao khuyến khích cho kẻ khác được; ta sẽ phải tâu lên Thượng đế.
Bèn truyền cho Đức Công hẵng xuống tạm nghỉ ở cái hành lang phía đông. Chừng độ
nửa ngày, hai vị ấy lại sai dẫn Đức Công vào, bảo rằng:
- Nhà ngươi ngày thường vốn có tiếng là người lương thiện. Thượng đế khen ngợi,
bancho một người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ nữa. Nên mau về đi mà cố
gắng làm thêm điều âm đức, đừng bảo là trên cõi âm minh không biết gì đến. Đoạn sai
viên chức kia dẫn về.
(...)
Bà vợ cũng nói là đêm qua lúc cuối canh một, có ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, lòng bỗng
thấy rung động. Rồi bà có mang đủ ngày tháng sinh ra được một cậu con trai, đặt tên cho
là Thiên Tích.
(Trích Truyện gã Trà đồng giáng sinh, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội nhà văn,
2018, tr.45 – 46)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, chức quan của nhân vật Dương Đức Công là gì?
Câu 3. Hành động nào khiến Dương Đức Công được khen ngợi là người nhân từ phúc
hậu?
Câu 4. Theo anh/chị, hành động hai vị quan mặc áo bào tía xem xét lại những việc
Dương Đức Công từng làm và tỏ ý muốn biểu dương, khuyến khích cho thấy ông là
người như thế nào?
Câu 5. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6. Từ chi tiết Dương Đức Công vì lương thiện nên được “khen ngợi, ban cho một
người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ”, anh/chị rút ra bài học gì về cách sống ở
đời?
Đề 2

Đọc đoạn trích:


"Chốn Hàm Dương1 chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương2 thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
(Trích bản dịch Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn, NXB Văn học, 2010, tr.56)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Dựa vào đoạn trích hãy cho biết những địa danh "Hàm Dương", "Tiêu
Tương" có ý nghĩa gì?
Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả sự xa cách trong đoạn trích?
Câu 4. Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đối trong câu thơ:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy"
Câu 5. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau đây?
"Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
Câu 6. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Đề 3

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CHIẾU KHUYẾN DỤ HÀO KIỆT


(Năm Đinh vị (1427), Lê Thái tổ ở dinh Bồ-đề trên sông Lô. Xuất tự sử ký).

Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông-Quan là chưa hạ. Vì thế ta
nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta
chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai
thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái
bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan
khác mười phần mới đươc một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên
các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng
giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết
như Tứ Hạo, Gia Độ, như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành
công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.
( Trích“Quân trung từ mệnh tập” rút từ “Nguyễn Trãi toàn tập”, nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.98)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Trong văn bản, Lê Lợi khuyên bảo các bậc hào kiệt điều gì?
Câu 3. Theo anh/chị lời lẽ nào của Lê Lợi trong văn bản được coi là sự chân
thành, nhún nhường?
Câu 4. Anh/chị xác định nội dung của văn bản
Câu 5. Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: “Ta tuy
làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm
vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy,
đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một
hai”

Câu 6. Qua văn bản, anh chị có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc trọng đãi
người hiền tài?
PHẦN II: LÀM VĂN

ĐỀ 1
Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng mới đầy nhân văn và cao đẹp trong khổ đầu
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một
phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(Trích Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,
2020)

ĐỀ 2

Trình bày cảm nhận của anh/chị về bản cáo trạng tội ác của giặc Minh
trong đoạn văn sau:
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải mấy mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?
(Trích Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập II, NXB Giáo dục,
2019, tr.17, 18)

ĐỀ 3
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật khách qua đoạn trích sau:
Khách có kẻ
….
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu
(Trích “Phú sông Bạch Đằng”- Trương Hán Siêu)

ĐỀ 4
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”- Nguyễn Dữ.

Yêu cầu chung:


1. Lập dàn ý đại cương
2. Viết mở bài
3. Viết một luận điểm theo yêu cầu của GV

You might also like