You are on page 1of 9

NỘI DUNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11

1. Thời gian: Theo lịch kiểm tra chung của nhà trường.
2. Hình thức: Tự luận. Thời gian làm bài: 90 phút.
3. Nội dung:
 Phần I. Đọc (4.0 điểm)
- HS đọc ngữ liệu là một văn bản thuộc dạng văn bản thông tin.
- HS trả lời 04 câu tự luận từ mức độ nhận biết, thông hiểu cho đến vận dụng về các đặc điểm
của văn bản thông tin:
+ Chỉ ra các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản.
+ Nêu nội dung của văn bản.
+ Phân tích cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong một đoạn trích bất kì của văn
bản. (Chỉ ra và cho biết hiệu quả của cách trình bày ấy)
+ Xác định thái độ, tình cảm, quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản.
 Phần II. Viết (6.0 điểm)
- Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ).
- Định hướng: HS viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật trong một đoạn trích truyện thơ Nôm (truyện thơ Nôm bình dân hoặc truyện thơ
Nôm bác học).
Lưu ý:
1. Ôn Quan âm thị kính ( đoạn Thị Kính bị nghi oan giết chồng)
2. Ôn Tống Trân Cúc Hoa
3. Ôn Lục Vân Tiên ( Bỏ đoạn LVT cứu KNN; LVT gặp nạn)

1
ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024
I. ĐỌC (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
SAO BĂNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ SAO BĂNG?
1. Sao băng là gì?
Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi
chúng đi vào khí quyển Trái Đất với vận tốc rất lớn (khoảng
100 000km/giờ). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên
thạch làm nó phát sáng khi di chuyển. Thiên thạch có nguồn
gốc là bụi vũ trụ, mảnh vụn từ các sao chổi hoặc các tiểu hành
tinh. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào
mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi
xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa.
2. Mưa sao băng là gì? Sao băng (vnexpress.net)
Mưa sao băng là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng
thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Khi quan sát những trận mưa sao
băng, chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy các sao băng đều xuất phát hoặc hướng về một khu vực
trên bầu trời. Khu vực đó được gọi là tâm điểm của mưa sao băng. Tên của các trận mưa sao băng sẽ
được đặt theo tên khu vực chòm sao mà tâm điểm của trận mưa sao băng đó hướng tới.
Mỗi trận mưa sao băng thường kéo dài trong nhiều ngày,
tuy nhiên khoảng thời gian sao băng xuất hiện nhiều nhất
lại khá ngắn và trong khoảng cực điểm ấy, số lượng sao
băng quan sát được có thể từ 10 cho đến 100 sao hoặc
nhiều hơn nữa. Thỉnh thoảng, có những trận mưa sao
băng dày đặc, mật độ sao quan sát được có thể lên đến
hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ.
Những cơn mưa sao băng như thế được gọi là bão sao
băng.
3. Vì sao mưa sao băng lại có chu kì?
Mưa sao băng (dantri.vn)
Sao băng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của các thiên thạch
trên bầu trời, vậy tại sao mưa sao băng lại có thể xuất hiện theo chu kì? Bên cạnh bụi vũ trụ thì trên
thực tế, nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các sao chổi. Sao chổi là những thiên
thể quay quanh mặt trời với quỹ đạo riêng. […] Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển
động gần Mặt Trời, đuôi sao chổi bị sức nóng của Mặt Trời đốt cháy, tạo thành những dải bụi trên quỹ
đạo. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của dải bụi này thì ít nhất vào mỗi năm vào đúng
một thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ đi xuyên qua dải bụi đó và hiện tượng mưa sao băng sẽ xảy ra
trong thời gian đó. Vì vậy, hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm.
(Theo Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? Dẫn theo:
https://voh.com.vn/thuong-thuc/sao-bang-la-gi-326555.html)

2
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.(0.5 điểm) Xác định các yếu tố hình thức của văn bản trên.
Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung của văn bản.
Câu 3. (1.5 điểm) Xác định cách trình bày thông tin, dữ liệu trong phần văn bản: “Sao băng là sự xuất
hiện ngẫu nhiên … các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm”. Nhận xét về hiệu quả của cách
trình bày ấy.
Câu 4. (1.0 điểm) Tác giả thể hiện tình cảm, thái độ thế nào trong văn bản?

II. VIẾT (6.0 ĐIỂM)


Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá đoạn trích sau:

Quán rằng: “Kinh sử1 đã từng, Thương thầy Nhan Tử8 dở dang,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa. Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Hỏi thời ta phải nói ra, Thương ông Gia Cát9 tài lành,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” Gặp cơn Hán mạt10 đã đành phui pha.
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào Thương thầy Đồng Tử cao xa,
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào, Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. Thương người Nguyên Lượng11 ngùi ngùi,
Ghét đời Kiệt, Trụ2 mê dâm, Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Thương ông Hàn Dũ12 chẳng may,
Ghét đời U, Lệ3 đa đoan, Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Thương thầy Liêm, Lạc13 đã ra,
Ghét đời Ngũ bá4 phân vân, Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn. Xem qua kinh sử mấy lần,
Ghét đời thúc quý5 phân băng, Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân6,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông7. 8
Học trò đức hạnh của Khổng Tử.
1
Chỉ chung các loại kinh truyện và sách sử học mà 9
Gia Cát Lượng, làm quân sư cho Lưu Bị, mong
học trò thời xưa phải học để đi thi. khôi phục cơ nghiệp nhà Hán nhưng không gặp thời
2
Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương – hai ông vận.
vua bạo ngược, vô đạo trong lịch sử Trung Quốc. 10
Cuối đời nhà Hán xảy ra cục diện Tam quốc:
3
U Vương và Lệ Vương – hai ông vua khét tiếng Nguỵ, Thục, Ngô ba nước phân tranh.
tàn bạo, hoang dâm đời nhà Chu. 11
Đào Uyên Minh, người thời Tấn, tính tình cao
4
Đời nhà Chu, đời Xuân Thu, năm vua chư hầu kế thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn.
tiếp nổi lên làm bá chủ. Họ dựa trên uy lực, kéo bè 12
Nhà văn nổi tiếng thời Đường, đỗ tiến sĩ, làm
kết cánh đánh lẫn nhau, gây nên loạn lạc khiến dân quan trong triều, vì dâng sớ can ngăn vua không
phải điêu đứng. nên quá mê tín đạo Phật mà bị giáng chức và đày đi
5
Nói đời suy loạn, sắp bị diệt vong. xa.
6
Chỉ Khổng Tử (551-479trCN), ông tổ của Nho 13
Chu Đôn Di ở Liêm Khê và hai anh em Trình
giáo. Hạo, Trình Di người Lạc Dương. Cả 3 đều là những
7
Tống, Vệ, Trần, Khuông – tên các nước chư hầu triết gia nổi tiếng thời Tống, có ra làm quan nhưng
và các miền đất thời Xuân Thu mà Khổng Tử đã tới không được trọng dụng, lui về dạy học và trở thành
để tìm cách hành đạo. những thầy giáo nổi tiếng.
3
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), gọi là Đồ Chiểu,
sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh). Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi
(1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù. Sau đó, ông
về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân
dân.
- Truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm được phổ biến
rất sâu rộng ở miền Nam, là một truyện thơ sáng tác theo
thể lục bát vào đầu những năm 1850. Truyện có 2082 câu
thơ lục bát, kết cấu theo lối chương hồi.
- Truyện kể về chàng Lục Vân Tiên khôi ngô tuấn tú, trên đường vào kinh dự thi chàng đã
gặp và kết bạn với Hớn Minh, Vương Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm. Có nàng Kiều
Nguyệt Nga khi được Lục Vân Tiên cứu giúp đã đem lòng thương nhớ chàng. Trước khi kì
thi bắt đầu, mẹ Lục Vân Tiên qua đời, chàng trở về quê chịu tang, khóc thương mẹ đến mù
mắt và gặp kiếp nạn. Được sự giúp đỡ, Lục Vân Tiên vượt qua kiếp nạn, làm quan của triều
đình, gặp lại Kiều Nguyệt Nga và cả hai nên duyên vợ chồng.
- Đoạn trích trên trích từ câu 473 đến câu 504 kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và
bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu,
làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC
Câu 1 Các yếu tố hình thức trong văn bản:
- Nhan đề: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?
- Đề mục:
1. Sao băng là gì? 0.5
2. Mưa sao băng là gì?
3. Vì sao mưa sao băng lại có chu kì?
- Hình ảnh: Sao băng (vnexpress.net), Mưa sao băng (dantri.vn)
Câu 2 Nội dung của văn bản: cung cấp thông tin về sao băng, mưa sao băng và chu kì
1.0
của mưa sao băng.
Câu 3 - Cách trình bày thông tin, dữ liệu: nguyên nhân - kết quả.
- Hiệu quả:
+ Về mặt hình thức: giúp cho thông tin được trình bày một cách chính xác, chân
thật, khách quan, sinh động; tăng sức thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản. 1.5
+ Về mặt nội dung: giúp cho người đọc hiểu và nắm bắt được nguyên nhân hình
thành nên chu kì của mưa sao băng dẫu sao băng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của
các thiên thạch trên bầu trời.
Câu 4 Tình cảm, thái độ của người viết: 1.0
+ Tình cảm: sự say mê, thích thú với các hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

4
+ Thái độ: bất ngờ, trầm trồ, thán phục trước sự kì vĩ của vũ trụ tạo hóa.
II. VIẾT
Mở - Giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích), thể loại.
0.5
bài - Nêu khái quát những giá trị đặc sắc của tác phẩm.
Thân Sơ lược về tác phẩm và tóm tắt nội dung của đoạn trích. 0.5
bài Phân tích nội dung:
1. Ông Quán bàn về lẽ ghét
- Ông Quán xuất hiện đầu đoạn trích cho cảm nhận: thông kinh sử, bộc trực, thẳng
thắn, yêu ghét phân minh rõ ràng.
- Đúc kết “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: cội nguồn sự ghét là lòng
thương.
- Những điều ông Quán ghét: việc tầm phào, ghét Kiệt, Trụ mê dâm, đời U, Lệ đa
đoan, ghét đời Ngũ Bá phân vân, đời thúc quý phân băng…
 Ghét vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không
chăm lo đến đời sống của dân, để triều đại suy tàn.
Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét.
Cội nguồn của lẽ ghét chính là lẽ thương.
2. Ông Quán bàn về lẽ thương
2.0
- Khi bàn về lẽ ghét, ông Quán thường ghét cả một “đời”, khi bàn về lẽ
thương,ông hướng vào những người cụ thể:
+ Thương là thương đức thánh nhân.
+ Thương thầy Nhan tử dở dang.
+ Thương ông Gia Cát tài lành.
+ Thương thầy Đổng tử cao xa.
+ Thương người Nguyên Lượng ngùi.
+ Thương ông Hàn Dũ chẳng may.
+ Thương thầy Liêm, Lạc đã ra.
- Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét
những kẻ hại dân hại đời.
 Tình cảm bộc trực, chân thành mộc mạc.
 Tình cảm, lẽ yêu ghét của người dân Nam Bộ nói chung.
Phân tích nghệ thuật: 1.5
- Mô hình cốt truyện của cả tác phẩm: gặp gỡ - tai biến - đoàn viên. Riêng với
đoạn trích, đây là phần gặp gỡ. Gặp gỡ giữa Lục Vân Tiên với các sĩ tử khác và
ông Quán.
- Nhân vật: chính diện (ông Quán, Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực) - phản diện
(Bùi Kiệm, Trịnh Hâm)
- Người kể chuyện ngôi thứ ba làm cho câu chuyện trở nên chân thật, khách quan,
đồng thời bộc lộ được quan điểm nhân nghĩa của chính tác giả Nguyễn Đình
Chiểu.
- Ngôn từ mang tính nghệ thuật cao, sử dụng nhiều điển tích điển cố.
5
- Thể thơ lục bát giàu tính dân tộc.
- Các yếu tố nghệ thuật không tách rời mà hỗ trợ nhau trong việc truyền tải nội
dung của đoạn trích.
Đánh giá:
- Đoạn trích trên thể thiện quan điểm nhân nghĩa yêu nước thương dân của tác giả
Nguyễn Đình Chiểu. Đây là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông trước khi
thực dân Pháp xâm lược.
- Điểm đặc sắc làm nên sức hấp dẫn thu hút của đoạn trích cũng như của cả truyện
0.5
thơ này chính là tinh thần dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác của người
dân Nam Bộ. Đồng thời, ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ cũng chính là nét độc
đáo làm nên sự phổ biến của truyện thơ này trong đời sống văn học ở Nam kì lục
tỉnh.
- Thông điệp, bài học, ý nghĩa rút ra: yêu người, yêu chính nghĩa lẽ phải.
Kết Tóm lược vấn đề đã phân tích, đánh giá.
0.5
bài
Kỹ - Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng hợp lí.
năng - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn.
trình - Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa lí lẽ với dẫn
bày, chứng và bảo đảm mạch lạc cho bài viết. 0.5
diễn * Lưu ý: Đối với yêu cầu kỹ năng trình bày, diễn đạt, HS có thể linh hoạt lồng vào
đạt các phần Thân bài.

6
ĐỀ 2
Viết bài văn phân tích, đánh giá đoạn trích sau:

TỐNG TRÂN – CÚC HOA


(Truyện thơ Nôm khuyết danh)
(Trích)

Trạng nguyên ngẫm nghĩ giờ lâu,


Còn chước này nữ xem hầu ai hơn.
Hai người phải thử nấu cơm,
Xem ai chín trước thì hơn tài này.
Mỗi người một vác mía dày, Trạng nguyên cười nói tiêu hao,
Lính gạo lính nước cùng tày đem ra. Nào cơm công chúa khi nào bưng lên?
Công chúa mình vốn cung nga, Công chúa ren rén thưa liền,
Cơm bưng tận mặt chuyên trà tận tay. Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê.
Biết đâu trong bếp ngoài ngòi, Cho nên chẳng nấu làm chi,
Nấu cơm chẳng được kém tươi nét Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!
vàng. Từ rày hiếu phụng gia đường,
Cúc Hoa nấu chẳng được cơm, Ứng điềm thái mộng, ứng tường bạch
Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa. vân
Trạng nguyên nhân lúc đi qua, Một nhà hòe quế đầy sân,
Bày mưu bày chước dạy qua lời này: Lâu đài phúc lộc thiên xuân thọ tường.
Vừa ăn vừa nấu mới hay, Trai thì đèn sách văn chương,
Thưở xưa nuôi mẹ nuôi thầy làm sao? Gái thì kim chỉ theo đường cung nga.
Cúc Hoa học được chước cao, Vườn xuân cây phúc nở hoa,
Bấy giờ mới lấy mía vào ngồi ăn. Bút nghiên lại nối khôi khoa bảng
Ăn rồi đun nấu dần dần, rồng.
Cúc Hoa nấu đoạn mới bưng cơm vào. Đền thời hưởng phúc nhà chung,
Mối duyên cũng vẹn chữ đồng cũng
(In trong Tổng tập Văn học Việt yên
Nam,tập 10, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2000, tr. 192 - 193)

7
1. Tống Trân – Cúc Hoa: là truyện thơ Nôm khuyết danh, được viết theo thể lục bát,
gồm 1.689 câu, xuất hiện khoảng giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
2. Tóm tắt:
Chuyện kể rằng, có chàng Tống Trân vốn là con cầu tự, lên ba tuổi thì cha mất. Tám
tuổi phải dắt mẹ đi ăn xin khắp làng. Một hôm, hai mẹ con tới một nhà giàu xin ăn. Có
một người con gái tên là Cúc Hoa, con nhà Trưởng giả, thương tình đem gạo ra cho.
Cha nàng bắt gặp, bèn bắt nàng lấy Tống Trân, sau đó từ con, bỏ rể. Nhưng Cúc Hoa
đảm đang chẳng những nuôi được mẹ chồng mà còn đi mời thầy về dạy học cho chồng.
Đến kỳ, Tống Trân lên kinh dự thi và đỗ Trạng nguyên. Vua muốn gả công chúa cho
Tống Trân nhưng chàng khước từ. Con gái vua tức giận bèn xui cha cử Tống Trân đi sứ
ở bên Tần mười năm. Sẵn lòng tức giận, lại được con gái xúi giục, vua bèn truyền . lệnh
cử ngay Tống Trân đi sứ sang Tần. Tống Trân từ biệt mẹ và Cúc Hoa lên đường. Với trí
thông minh và tài khôn khéo của mình, Tống Trân đã vượt qua nhiều thử thách của vua
Tần, giúp vua xử thành công nhiều vụ án rắc rối. Vua Tần từ chỗ khinh thường chuyển
sang mến phục, phong cho Tống Trân lưỡng quốc Trạng nguyên và gả công chúa cho
chàng. Nhưng Tống Trân đã từ chối. Ở trong nước, Cúc Hoa một mình nuôi mẹ chồng,
chờ chồng. Được bảy năm, thấy Tống Trân không về, gia đình Cúc Hoa bèn ép nàng lấy
một người khác có chức sắc trong làng là Đình trưởng. Cúc Hoa không nghe, cha nàng
bèn nhốt nàng lại, đánh đập tàn nhẫn, rồi tống cả mẹ Tống Trân xuống chuồng trâu ở.
Quá đau khổ và để thủ tiết với chồng, Cúc Hoa đến núi Sơn Vị định tự tử. Thần Sơn
Tính thấu rõ cảnh tình của Cúc Hoa đã hóa phép thành con mãnh hồ đi sang nước Tần
để đưa thư Cúc Hoa cho Tống Trân. Nhận được tin và biết rõ sự tình ở nhà, Tống Trân
đem thư trình lên vua. Vua Tần cho chàng về nước trước kỳ hạn ba tháng. Ba năm ở rể
của Đình trưởng đã mãn hạn, cha Cúc Hoa bèn tổ chức lễ cưới linh đình và cho rước
Cúc Hoa về nhà chồng. Cúc Hoa lòng dạ rối bời vẫn một lòng kiên trinh, vừa nấn ná đợi
chồng, vừa chuẩn bị quyên sinh để giữ trọn tình nếu đến giờ chót Tống Trân không về.
Giữa lúc mọi người đang trong cỗ tiệc thì Tống Trân xuất hiện. Đám cưới tan vỡ. Mẹ
gặp con, vợ gặp chồng, cả nhà sum họp xiết bao mừng túi. Cha mẹ Cúc Hoa bị vạch mặt
vô cùng xấu hổ và nhục nhã, còn công chúa nước Tần bấy lâu vẫn một dạ yêu thương
Tống Trân đã xin vua cha cho sang nước Việt để gặp chàng. Trên đường biển đến nước
Việt, thuyền gặp bão lớn, công chúa bị sóng đánh trôi dạt vào bờ, được hươu nai cứu
sống rồi chăm sóc, nuôi nấng. Một hôm, Tống Trân đi săn hươu trong rừng, bắt gặp
công chúa bèn đưa công chúa về nhà. Cúc Hoa vui lòng để cho Tống Trân lấy công
chúa. Thế là Tống Trân, Cúc Hoa và công chúa nước Tần sống bên nhau hạnh phúc sau
bao năm tháng phân cách, khổ đau, đợi chờ.
3. Đoạn trích (câu 1731 – 1766): Trạng nguyên (Tống Trân) cho Cúc Hoa và công chúa
nước Tần thi tài nấu cơm bằng mía, ai nấu được sẽ xứng đáng ngồi vào vị trí chính thể.
Cả hai có vợ đều không biết làm thế nào, Tống Trân bèn chỉ cách “vừa ăn vừa nấu mới
hay”, thế là Cúc Hoa nhai mía lấy bã, nấu chín cơm, trở thành vợ cả.
8
9

You might also like