You are on page 1of 18

NGỮ VĂN 10 (2023-2024)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đặc trưng thể loại:
STT Thể loại Đặc trưng

Là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh
1 Thần thoại hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người
thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ
Sử thi có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng,
2
hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống
cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Dạng câu hỏi tự luận bao gồm các mức độ sau:
1. Nhận biết: nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
2. Thông hiểu: Thông qua ngữ liệu đã cho, HS trình bày, giải thích được kiến thức theo cách
hiểu của cá nhân.
3. Vận dụng: Từ ngữ liệu đó rút ra kết luận, bài học,...
4. Vận dụng cao: Từ ngữ liệu đã cho dùng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn
đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý linh hoạt. (Phần này ở bài viết)

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

DẠNG ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (Về một ý kiến/ Về một tư tưởng đạo
lí/ Về một hiện tượng xã hội)

1. Mở bài

- Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận.

- Nêu ý nghĩa/tính cấp thiết/tầm quan trọng của vấn đề.

2. Thân bài

- Chuyển dẫn vào các nội dung nghị luận

- Luận điểm 1 (Là gì?): Giải thích khái niệm vấn đề:

+ Giải thích từ ngữ trọng tâm: Khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)…

+ Giải thích ý nghĩa tổng quát: Câu nói, nhận định, câu chuyện…
Nêu biểu hiện.

- Luận điểm 2 (Vì sao?): Thảo luận, bàn bạc về các khía cạnh của vấn đề nghị luận.

+ Vì sao vấn đề đó được bàn bạc/được quan tâm?

+ Vì sao vấn đề đó được lan tỏa (tích cực)? Nhận định tác động tích cực như thế nào?
Biểu hiện.

+ Vì sao vấn đề đó bị phê phán (tiêu cực)? Nhận định tác động tiêu cực như thế nào?

Biểu hiện.

- Luận điểm 3 (Cần làm gì?): Rút ra bài học cho bản thân, ý nghĩa về mặt nhận thức, hiểu ra điều
gì? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân? Ý nghĩ về
phương hướng hành động. Cần thể hiện rõ quan điểm cá nhân: (Ngợi ca, suy tôn những biểu
hiện tốt; Phê phán, bác bỏ những biểu hiện xấu)

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề, ý kiến đã trình bày.

– Ý nghĩa của vấn đề đối với con người, cuộc sống.

III. THỰC HÀNH

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu:
THẦN MƯA
Thần Mưa là vị thần có hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng
rồi bay lên trời cao phun nước làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất
được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Nhưng Thần Mưa có
tật hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành
lụt lội.
Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và
Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành.
Trời phải đích thân ra nghênh tiếp, và phát hiện ra Thần Mưa đã ngủ quên cả năm trời. Trời cuống
quýt sai Thần Mưa xuống hạ giới làm mưa gấp. Rồi dặn Cóc rằng hễ trời hạn hán thì hãy nghiến
răng, Trời sẽ biết mà làm mưa. Từ đó có câu:
“Con cóc là cậu ông trời
Ai mà đánh nó thì trời đánh cho.”
Sau vụ đó, Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình
thần Mưa có khi không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành
rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ
(Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay.
Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua
cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều
bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt
sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi
đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.
Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc
biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thần Gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào
ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy, đưa cá chép ào ào vượt qua cả ba đợt
sóng tới Vũ Môn nhả ngọc hóa rồng. Do đó mà trong dân gian đã có câu ca dao về việc cá chép hóa
rồng.
“Mồng ba cá đi ăn thề
Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.”
(Sưu tầm từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam)
Câu 1: Về phương diện thể loại, văn bản trên giống văn bản nào đã học, và hãy chỉ những điểm
giống nhau đó? Hãy nêu 02 nét đặc trưng cụ thể của thể loại truyện cổ dân gian Thần Mưa.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….....
Câu 2: Em ấn tượng nhất với chi tiết kì ảo nào trong văn bản trên? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Truyện Thần Mưa lý giải những việc gì trong đời sống tự nhiên?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Nhận xét về tính cách của Cóc trong văn bản trên.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT
Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ (khoảng 02 trang giấy thi) trình bày ý kiến về tinh
thần vượt khó, một phẩm chất đẹp mà tuổi trẻ cần tu dưỡng hiện nay.
----------------HẾT---------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu:
NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
(Thần thoại Việt Nam)
Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng Nhiệm vụ của
hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi
kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một
bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ
khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ
già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được
nhanh chóng, ngày ngắn lại. Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần
hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy
về sau đến tại Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của
cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt
nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô
ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có
quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra.
Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng
ghê gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống
nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự
kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngót, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đã
khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khoẻ tuyệt trần. Anh ta quyết
tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chục tại đó.
Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muốn vật. Chàng Quải chờ lúc cổ
đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự
nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị
ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống ửa. Mặt cô từ đó bị cát
giắt vào nên gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước...
(Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật
thực và nguyệt thực).
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân
văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)
Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là văn bản thần
thoại?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Theo em, vì sao "cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng" ?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Qua câu chuyện, người xưa muốn lí giải những hiện tượng thiên nhiên nào? Bạn có nhận
xét gì về cách lí giải ấy?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Qua câu chuyện này, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………
Câu 5: Theo em, các truyện thần thoại như Thần Trụ Trời và Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có
còn giá trị đối với thế hệ trẻ ngày nay không?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………
II. VIẾT
Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ (khoảng 02 trang giấy thi) trình bày ý kiến về sự
thay đổi bản thân để phù hợp với hoàn cảnh.
----------------HẾT---------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
NỮ OA VÁ TRỜI
Người Trung Hoa kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi
thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự
đánh nhau rất dữ dội. Cung Công thua to, tự nghĩ chẳng còn mặt mũi nào sống trong trời đất nữa
bèn đập đầu vào núi Bất Chu, vốn là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, để tự tử. Vì sức đập không
đủ mạnh nên Cung Công không chết, chỉ có cây cột chống Trời là gẫy gập xuống, một góc trời bị
sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người.
Vòm trời rách toang, đất đai ầm ầm rung chuyển, núi rừng bốc cháy, nước ngập mênh
mông, loài người hốt hoảng kéo nhau chạy trốn. Nhưng trời sập còn biết trốn vào đâu!
Bà Nữ Oa đau lòng thấy con cháu ngoi ngóp trong cảnh đất trời nghiêng ngửa tối tăm. Bà nghĩ chỉ
còn một cách vá lại vòm trời cho nguyên lành như cũ mới mong cứu được loài người. Nhưng công
việc vá trời đâu phải chuyện dễ, xưa nay đã có ai nghĩ đến, đừng nói dám làm! Chỉ vì thương con
mà ngày đêm bà không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để
vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con.
Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các
vết thủng trên vòm trời. Bà lấy bốn chân lực lưỡng của con rùa khổng lồ đem dựng ở bốn phương
trái đất làm cột chống trời hết sức vững chãi. Vòm trời được nâng cao, ánh sáng trở lại chan hòa.
Bà còn lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước lũ lan
tràn trừ được tai họa do Thủy Thần gây ra. Bà giết con rồng đen hung dữ, xua đổi các loài ác thú
vẫn thường quấy phá khắp nơi. Bà lấy ống sậy [5] ghép lại với nhau thành một loại nhạc cụ hình
giống đuôi con chim phượng rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai.
Từ đấy, cảnh tượng bình yên đã trở về trên mặt đất. Con người sống dưới vòm trời trong
xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm
ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi. Họ tưởng nhớ công ơn bà Nữ Oa luyện đá vá trời cho đàn con được
hưởng yên vui, no ấm, nên lập miếu để thờ bà.
Nữ Oa vá trời,Truyện thần thoại Trung Quốc,Soạn lại theo bản dịch của Thái Hoàng và
Bùi Văn Nguyên – TheGioiCoTich.Vn –
Câu 1: Trong văn bản, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế
nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Đặc điểm của nhân vật thần thoại được thể hiện qua hình tượng Nữ Oa thế nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Nêu nội dung bao quát của văn bản.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Hình ảnh và việc làm của Nữ Oa giúp em nhớ đến những nhân vật nào trong những truyện
thần thoại đã học của bài Tạo lập thế giới? Chỉ ra điểm chung giữa các nhân vật.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Truyện Nữ Oa mang đậm yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng cũng gửi gắm một thông điệp
có ý nghĩa với con người hôm nay. Theo em, thông điệp đó là gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT
Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ (khoảng 02 trang giấy thi) trình bày ý kiến về lòng
biết ơn, một phẩm chất đẹp mà tuổi trẻ cần tu dưỡng hiện nay.
----------------HẾT---------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
THẦN GIÓ
Thần Gió có một hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ
quạt mầu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Những
lúc thần Gió phối hợp với thần Mưa có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ
nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự
nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt đầu.
Thần có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện có một hôm gặp khi
thần đi vắng, người con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì
mất mùa đói khổ, cái ăn tìm không ra. Hôm đó trong nhà lại có vợ đau nặng ông ta phải cất công đi
rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát gạo để về nấu cháo cho vợ. Khi về gần đến nhà,
ông đưa gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Bất đồ trận gió do con thần gió quạt lên
tứ tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rá văng xuống ao bùn.
Người nọ khóc lóc thảm thiết không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm
kiện lên Thiên đình. Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió
thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được mới đày
con thần Gió xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó được ít lâu, Ngọc Hoàng
lại bắt con thần Gió hóa làm cây ngải, tức là cây mà người hạ giới thường gọi là cây ngải gió hoặc
cây ngải tướng quân, để báo tin gió cho thiên hạ. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người
hạ giới bảo là trời sắp nổi gió nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy lá cây ngải
chữa, vì cho nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo.
(Nguồn:truyenxuatichcu.com)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra thể loại của văn bản
trên……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….

Câu 2. Nhân vật chính của văn bản trên là ai? Nhận xét đặc điểm của nhân vật này.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Bảo bối của Thần là gì? Nhiệm vụ chính của Thần là gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Bạn hãy nhận xét về nghệ thuật xây dựng cốt truyện, từ đó hãy cho biết nhận thức và cách lí
giải về nguồn gốc thế giới của người cổ đại.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. Nêu nội dung bao quát của văn bản trên.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT (5.0 điểm):
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về vai trò của sự quan tâm chia sẻ trong cuộc
sống.

----------------HẾT---------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
NỮ THẦN LÚA
“Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh
cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ
thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo
xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không
phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở,
lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào
đầu bông lúa mà mắng:
- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế?
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực
trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.
Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống
tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho
nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn
dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con
người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà
thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng
thần Lúa, với tiết mục ‘rước bông lúa’. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cũng
vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số
hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở
trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo
hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần
đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn
lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi biết rõ việc ấy
Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy
cho loài người trồng lúa”.
- TheGioiCoTich.Vn –
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Phong cách ngôn ngữ nào sử dụng
trong văn bản?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Câu 2: Lễ hội nào được nhắc đến trong văn bản? mang ý nghĩa gì? Gắn với nền văn hóa nào của
dân tộc?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Nêu nội dung chính của truyện “ Nữ thần Lúa”. Dấu hiệu nào giúp anh/ chị nhận ra đây là
một truyện thần thoại?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4 : Anh/chị ấn tượng nhất với chi tiết kì ảo nào trong văn bản trên? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5 : Qua văn bản trên, anh/chị thấy được tư duy và mong muốn gì mà người xưa gửi gắm?
(Trình bày từ 3 đến 5 dòng)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT
Viết bài văn nghị luận khoảng 500 chữ (khoảng 02 trang giấy thi) trình bày ý kiến về ý chí,
nghị lực trong cuộc sống - một phẩm chất đẹp mà tuổi trẻ cần tu dưỡng hiện nay.
HẾT
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 6

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
HỒNG THỦY

(Thần thoại của người Thái)

Thuở đó các loài muông thú bị người giết hại nhiều bèn kiện với Trời. Trời thoạt làm
hạn hán, cỏ cây nơi nơi khô xác, muông thú nơi nơi chết khát, kế tới sấm sét nổi dậy, trong
vòng một ngày có trên một trăm ngàn trận mưa đổ xuống, tất cả khe, suối, ao, hồ đều tràn
ngập, rồi nước dâng cao tới trời.
Sau đại họa ấy, Trời đưa xuống hai thủ lãnh là Tao-Suông và Tao-Ngân để tạo lập lại
trên mặt đất. Hai người dân nhà trời này đem theo tám quả bầu và tám cái gậy bằng đồng gọi
là Sao-cam-pha (gậy chống trời). Trong ruột những quả bầu ấy có đủ mọi thứ cần dùng cho
đời sống, có 330 giống lúa để gieo, 330 giống người. Trong các quả bầu cũng có đủ những
sách dạy các phép phù thủy, bói toán, tiên tri.
Thoạt xuống đến Mường-Um và Mường-Ai là nơi chính giữa trời và đất, họ chỉ thấy
một vùng nước mênh mông bao phủ cả mặt đất. Đợi ba tháng nước mới bắt đầu rút, sáu tháng
mặt đất mới thật khô ráo. Tao-Ngân đóng ở Mường-Um và Mường-Ai, Tao-Suông thì xuống
phía dưới thấp hơn, tới đâu cắm gậy và dùng trái bầu để tạo lập thế giới tại đó.
Tương truyền một hôm Tao-Ngân dùng mác bổ một miếng trái bầu, người Thái ở trong
đó chui ra. Nhát bổ thứ hai bằng rìu thì thấy người Lào và người Lư chui ra, cao lớn hơn
người Thái. Sợ quả bầu bị nát, Tao-Ngân mới nung lửa chiếc dùi và cẩn thận dùi, người Khả
chui ra thấm phải than nên da đen hơn người Thái và Lào.
(Theo Doãn Quốc Sỹ (sưu tập và dịch thuật), Thần thoại (Việt Nam- Trung Hoa), Tuyển tập văn
chương nhi đồng, quyển ba, 1970, tr124-125)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Tìm những từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong truyện “Hồng thủy”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Theo truyện, sau đại họa, Trời đã làm gì để tạo lập lại thế giới?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Theo truyện, người Thái giải thích nguồn gốc hình thành nên các dân tộc như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Nêu nội dung khái quát của truyện “Hồng Thủy”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. Chi tiết “Tao-Ngân dùng mác bổ một miếng trái bầu và con người ở trong đó chui ra ”
giống với ca dao hoặc truyện nào mà anh/ chị biết. Hãy chỉ ra điểm giống nhau đó.

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Anh/ chị hãy nhận xét về cách lý giải nguồn gốc của con người trong truyện “Hồng thủy”?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Anh/ chị rút ra những thông điệp nào từ truyện kể trên?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT
Từ truyện kể trên, anh/ chị viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 chữ) trình bày về vấn đề
nguồn cội của dân tộc.

HẾT
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 7

I. ĐỌC HIỂU
Đọc truyện kể sau:
LÚA VÀ CỎ

Một hôm, Trời ngự giữa lưng trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất. Tổ tiên chúng ta,
xin một ngày hai bữa cơm.

Trời bèn hóa phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà. Các bà chỉ
việc đưa tay ra hứng là có số gạo đủ ăn trong ngày. Sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa
được Trời hóa phép trở lại lớn như cũ. Người ta chỉ cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp rước
hạt ngọc của trời lăn đến cửa.

Có một người đàn bà kia tính tình lười biếng không nghe lời dặn của Trời. Khi hạt lúa lăn đến
cửa không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình bèn quay sang nhà khác. Người chủ nhà tức
giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh. Loài người
phải nhịn đói một thời gian, bèn đi thưa với Trời, Trời bảo rằng:“ Các người không kính nể hạt
ngọc của ta, từ đây, các ngươi phải làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người
phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta đem về xớt đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi trổ bông sinh hạt.
Ta sẽ giúp các ngươi làm việc, ta sẽ làm mưa và nắng…

Từ đó, loài người mới bắt đầu trồng lúa.

Cũng vào lúc sinh ra lúa, Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một
số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu, thần gieo tất cả giống cỏ ở
trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, lan tràn rất mạnh qua đêm đến nỗi hôm sau Thần chỉ mới gieo
hết một số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một khoảng đất nào để gieo nữa. Thần
đành đem nửa số hạt giống lúa về trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khỏe còn
lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón làm cỏ thì bị cỏ át mất.

Khi biết rõ việc ấy, Trời liền nổi giận đày thần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và
phải kéo cày cho loài người trồng lúa. Trời đặt ra một vị thần để trông nom về lúa. Thần Lúa là
một cụ già râu tóc bạc phơ thường hay chống gậy đi đó đây.

(Theo Doãn Quốc Sỹ sưu tầm và dịch thuật, Thần thoại Việt Nam-Trung Hoa, tuyển tập Văn
chương nhi đồng, quyển 3, 1970, trang 29-30)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Tìm những từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong truyện “Lúa và cỏ”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Theo truyện, vì sao ông Trời không còn ban “hạt ngọc” cho con người nữa?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Theo truyện, Trời đã chỉ cho con người cách trồng lúa như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Nêu nội dung khái quát của truyện “Lúa và cỏ”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Chi tiết “ trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khỏe còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn,
nếu không chăm bón làm cỏ thì bị cỏ át mất” nhằm phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người
xưa về hiện tượng tự nhiên?.

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Từ hình tượng con trâu, lúa,cỏ phản ánh nền văn hóa nào của người Việt?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Anh/ chị rút ra những thông điệp nào từ truyện kể trên?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT
Từ truyện kể trên, anh/ chị viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 chữ) trình bày ý kiến về
việc cần quí trọng những gì đang có trong cuộc sống.

HẾT
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 8
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
TRỜI THỬ MUÔN LOÀI

Ngày xưa, không riêng gì con người mà cả loài chim muông cùng cây cỏ đều biết nói. Một hôm
Trời muốn thử lòng mỗi loài bèn vờ chết. Tất cả loài vật mới lên trời vào dịp ấy, loài nào cũng
nói rằng: “ Ông Trời chết rồi, chúng ta tha hồ sống theo ý mình, ông Tổ chết rồi, chúng ta tha hồ
ăn theo ý mình.”

Con Rùa lên chậm, vì nó vốn đi lâu, lại gặp một cây lớn ngã giữa đường, Rùa mới nhờ người
giúp nó vượt qua cây đổ và để đáp ơn lại, nó hứa sẽ dạy cách than khóc về ông Trời chết. Khi tới
trời, con Rùa mới rền rĩ: “Ông Trời chết rồi, tôi không có chốn ở, ông Tổ chết rồi tôi không có gì
để ăn.”

Người cũng bắt chước y như lời than khóc đó của Rùa. Trời nghe lấy làm bằng lòng lắm, ngồi
nhỏm dậy phán rằng:

-Loài vật các ngươi thấy ta chết đều tỏ vẻ vui mừng, bày rõ lòng dạ xấu xa, từ đây ta không cho
các ngươi nói được nữa, mà chỉ để cho con người nói được mà thôi. Ta lại cho phép người được
ăn thịt các ngươi.

Không một loài vật nào dám cãi lại ý định của Trời trừ cọp, rắn hổ mang và thuồng luồng. Con
cọp nhảy vọt cao để tỏ sức mạnh; rắn thì phồng mang thở phì phì. Con người biết mình sức yếu
hơn mới dùng mẹo, dựng lên một túp lều tranh rồi hỏi ba con vật:

- Các ngươi có sợ cái ta vừa dựng lên không?

Cả ba cùng đáp:

- Sợ gì mà sợ. Cái đó chúng ta có thể dùng để ở, nằm ngủ thích thú nữa.
Người bèn nói:

- Vậy thì cả ba vào trong đó đi cho thích.

Cả ba con vật liền vào trong lều ở. Bên ngoài, con người mới dùng hòn đá Trời cho, đốt lửa
châm vào nhà tranh. Con cọp nóng quá nhảy phóng qua đám lửa chảy vì thế mà từ ngày đó bộ
lông bị vạch đen dài rằn rện. Hai con rắn và thuồng luồng tuy đã bò hết sức mau mà thân hình
cũng bị vết than in hẳn lên.

Từ đấy. Mối thù hiềm giữa người và ba con vật càng nặng, người tránh gặp ba con vật kia, và
mỗi khi gặp thường nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng không vì thế mà người ta không ăn thịt ba
giống đó.

(Theo Doãn Quốc Sỹ sưu tầm và dịch thuật, Thần thoại Việt Nam-Trung Hoa, tuyển tập Văn
chương nhi đồng, quyển 3, 1970, trang 125-127)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định ngôi kể trong truyện “Trời thử muôn loài”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Theo truyện, vì sao ông Trời phải vờ chết?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Sau đám cháy, cọp, rắn và thuồng luồng có sự thay đổi như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Nêu nội dung khái quát của truyện “Trời thử muôn loài”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. Trong truyện, tình huống nào cho thấy sự xung đột giữa con người với tự nhiên? Trong
xung đột đó, đã thể hiện những phẩm chất nào của con người?

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Anh/chị hãy cho biết mục đích của người xưa khi sáng tạo ra truyện “Trời thử muôn
loài”?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Qua câu chuyện, anh/chị rút ra bài học gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT
Từ truyện kể trên, anh/ chị viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 chữ) trình bày ý kiến về
bản lĩnh của con người trong cuộc sống.

HẾT
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích thêm)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 9
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
SÁNG TẠO VẠN VẬT
Sau lúc dựng xong vũ trụ, ông Trời bắt đầu tạo ra vạn vật. Tương truyền rằng ban đầu
Trời dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất mà nặn ra đủ mọi giống vật, từ những con to
lớn đến những con bé nhỏ như sâu bọ. Sau đó Trời mới gạn lấy chất trong để nặn ra con người.
Do đó mà loài người khôn hơn các giống vật.

Về công việc nặn ra người, Trời giao cho mười hai nữ thần khéo tay mà hạ giới vẫn gọi là
mười hai bà mụ. Mười hai bà mụ mỗi người làm một công việc khác nhau, bà nặn tay nặn chân,
bà nặn tai, bà nặn mắt, bà nặn cơ quan sinh dục, bà dạy bò dạy lật, bà dạy nói dạy cười. Vì có bà
mụ đãng trí nên giống người có kẻ á nam, á nữ vì thiếu mất sinh thực khí.

(*) Khi sáng tạo ra loài người, Trời có ý định cho họ sống mãi khỏi phải chết, hễ đến già
rồi thì nằm yên một nơi trong ít lâu tự nhiên lớp da ngoài thay đổi, bỏ lốt già đi mà hóa lại trẻ,
trái hẳn với giống rắn, vì bản chất độc ác nên chỉ sống đúng tuổi rồi phải chết. Một vị thần được
phái xuống hạ giới để thi hành việc đó không ngờ lại gặp nhằm loài rắn trước. Lũ rắn biết được
sứ mạng của thần là xuống tuyên án chết cho loài chúng mới rủ nhau lại hàng vạn con xúm vây
lấy sứ nhà trời, nhất quyết bắt thần phải nói lại: “Rắn già rắn lột, người già người tuột vào săng i”.
1
Nếu không thì lũ rắn quyết một mất một còn với thần. Thấy lũ rắn dữ tợn chỉ chực hại mình,
thiên sứ đành phải nghe lời chúng. Do đó mà loài rắn được lột xác sống mãi, còn loài người đến
khi già phải chết.

Khi Trời hay tin, giận thiên thần đã làm trái với ý định của mình, mới đày xuống hạ giới
làm kiếp bọ hung.
1
Săng: thứ hòm đựng xác người, ý của cả câu thành ngữ là rắn già thì lột xác để tiếp tục
phát triển, người già thì ngày càng lụi tàn rồi chết.
(Theo Doãn Quốc Sỹ (sưu tập và dịch thuật), Thần thoại (Việt Nam- Trung Hoa), Tuyển tập văn
chương nhi đồng, quyển ba, 1970, tr26, 27)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Tìm những từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong truyện “ Sáng tạo vạn vật”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Sau khi dựng xong vũ trụ, ông Trời bắt đầu tạo ra vạn vật bằng cách nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 3.Trong truyện, để nặn ra lòai người, mười hai bà mụ đã làm công việc gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Nêu nội dung khái quát của truyện “Sáng tạo vạn vật”.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của chi tiết kì ảo có trong đoạn (*).

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Truyện “Sáng tạo vạn vật” phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về
thế giới tự nhiên?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Anh/ chị rút ra những bài học nào từ truyện kể trên?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. VIẾT
Từ truyện kể trên, anh/ chị viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 chữ) trình bày ý kiến về
tinh thần trách nhiệm trong công việc .
i

You might also like