You are on page 1of 33

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc văn bản sau đây:
THẦN MƯA
Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào
bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ
trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần
Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến
luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần người ở hạ giới phải lên kiện Trời vì Thần Mưa vắng
mặt lâu ngày.
Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không
làm hết, nên có lần trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước
phun mưa để giúp sức thần Mưa. (…) Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề
loan báo cho các giống dưới nước ganh đua nhau mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát
hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba
đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều
bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt
thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy,
râu, đuôi đã gần hóa rồng, nhưng đến lượt thứ ba thì đuối sức ngã bổ xuống, lưng cong khoăm
lại và cứt lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép
vào thi thì bỗng gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, lọt
vào cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép
hóa rồng phun nước làm ra mưa. Bởi vậy, về sau người ta có câu ví rằng:
Gái ngoan lấy được chồng khôn,
Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng.
(Theo Hoàng Minh, Việt Dũng, Thu Nga, Thần thoại Việt Nam chọn lọc,
Nxb Thanh Niên, 2019)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào (0,5 điểm):
A. Cổ tích
B. Ngụ ngôn
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa” (0,5
điểm):
A. Không gian bao gồm nhiều cõi: cõi trời, cõi người, cõi Thủy phủ
B. Không gian rộng lớn, gắn với các cuộc phiêu lưu của người anh hùng
C. Không gian hoang sơ, chưa có sự sống
D. Không gian gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng
Câu 3. Phát biểu nào sau đây được dùng để miêu tả hình dạng của thần Mưa (0,5 điểm):
A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến
B. Thần thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời
C. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi
D. Thần Mưa là vị thần hình rồng
1
Câu 4. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng trình tự diễn biến của các sự kiện chính trong
truyện (0,5 điểm):
A. Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng – Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát
nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể - Trời mở cuộc thi
tuyển rồng để làm mưa
B. Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Thần Mưa theo lệnh trời đi
phân phát nước ở các nơi - Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa – Cá chép vượt qua cửa Vũ
Môn nên được hóa rồng.
C. Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình
thần Mưa làm không xuể – Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa – Cá chép vượt qua cửa Vũ
Môn nên được hóa rồng.
D. Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình
thần Mưa làm không xuể – Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng – Trời mở cuộc
thi tuyển rồng để làm mưa
Câu 5. Theo bạn, nội dung của truyện “Thần Mưa” được tác giả dân gian xây dựng dựa
trên cơ sở nào (0,5 điểm):
A. Dựa vào đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
B. Dựa vào cơ sở khoa học
C. Dựa vào tình cảm, thái độ của người xưa đối với thế giới tự nhiên
D. Dựa vào sự thật về nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung bao quát của truyện “Thần Mưa” (0,5
điểm):
A. Truyện kể về công việc của thần Mưa
B. Truyện kể về công việc của thần Mưa và cuộc thi chọn rồng để làm mưa
C. Truyện kể về cuộc thi chọn rồng để làm mưa và cá chép đã thắng trong cuộc thi ấy
D. Truyện đi vào lí giải hiện tượng hạn hán, lũ lụt
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên giá trị chủ đề của truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm)
A. Thể hiện ước mơ, khát vọng của người xưa trong việc đi vào lí giải về các hiện tượng
trong thế giới tự nhiên
B. Thể hiện những nhận thức hồn nhiên, sơ khai về thế giới của người xưa
C. Lí giải về nguồn gốc của mưa, về nạn hạn hán, lũ lụt và sự tích cá chép hóa rồng
D. Cả ba đáp án trên
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn hiểu gì về ý nghĩa của câu ví ở cuối truyện ? (0,5 điểm)
Câu 9. Theo bạn, tác giả dân gian đã gửi gắm khát vọng gì qua việc xây dựng hình ảnh
thần Mưa ? (1,0 điểm)
Câu 10. Phân tích một tình tiết mà bạn cho là thú vị nhất trong truyện “Thần Mưa” (viết
khoảng 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật
của truyện “Thần Mưa”.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Phần Câu Nội dung Điểm

2
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0.5
2 A 0.5
3 D 0.5
4 C 0.5
5 A 0.5
6 B 0.5
7 D 0.5
8 Ý nghĩa câu ví ở cuối truyện: Những cô gái nếu lấy được chồng 0.5
khôn thì sẽ được đổi đời, đổi thân phận, có cuộc sống sung sướng,
như cá chép khi vượt được Vũ Môn thì đã biến thành rồng.
9 Qua việc xây dựng hình ảnh thần Mưa, tác giả dân gian thể hiện 1.0
khát vọng lí giải các hiện tượng trong thiên nhiên; đồng thời cũng
bộc lộ niềm mơ ước về việc mưa thuận gió hòa, mơ ước về sự thay
đổi thân phận.
10 Học sinh tự do lựa chọn tình tiết mà bản thân cho là thú vị nhất, 1.0
kèm theo những phân tích thuyết phục. Tham khảo:
- Tình tiết: cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng
- Phân tích:
+ Đây là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng
phong phú, bay bổng của người xưa
+ Tình tiết này không chỉ thể hiện khát vọng muốn đi vào lí giải
các hiện tượng trong tự nhiên, mà nó còn là niềm khát khao đổi
đời, khát khao thay đổi thân phận của những người nông dân trong
xã hội cũ.
+ Cá vượt Vũ Môn đã trở thành một biểu tượng cho sự đỗ đạt của
những người học trò.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một truyện 0,25
kể
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của
truyện “Thần Mưa”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng
thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Giới thiệu tác phẩm; nêu khái quát định hướng của bài viết
2. Phân tích, đánh giá về chủ đề:
+ Thể hiện ước mơ, khát vọng của người xưa trong việc đi vào lí
3
giải về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên
+ Thể hiện những nhận thức hồn nhiên, sơ khai về thế giới của
người xưa
+ Lí giải về nguồn gốc của mưa, về nạn hạn hán, lũ lụt và sự tích
cá chép hóa rồng
3. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật:
+ Không gian nghệ thuật: là không gian đặc trưng của thần thoại,
bao gồm nhiều cõi: trời, người, thủy phủ
+ Thời gian nghệ thuật: mang đặc trưng của thần thoại, là thời gian
cổ xưa, không xác định.
+ Nhân vật: mang đặc trưng thần thoại, là thần, có khả năng siêu
nhiên (làm mưa)
+ Các yếu tố kì ảo: vị thần làm ra mưa, rồng làm mưa, cá chép hóa
rồng…
4. Khẳng định lại chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm; nêu ý
nghĩa của truyện kể đối với bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5
văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

ĐỀ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 6 ĐIỂM )
XING NHÃ
Xinh Nhã là con trai của ông bà Gia-rơ-Kốt và Hơ -bia-Đá . Do ghen ghét đố kị nên Gia -
rơ Bú đã giết cha của Xing Nhã và bắt mẹ của Xing Nhã làm nô lệ . Biết được sự thật này , Xing
Nhã đi tìm Gia -rơ Bú để trả thù .
Hơi men vào , mặt Xing Nhã càng đẹp . Thật như người đẹp hay có thóc Bước đi của
Xing Nhã trên sàn làm cho xà ngang xà dọc của nhà Gia -rơ Bú rung rinh
……………..
Xinh Nhã – Ơ Gia rơ Bú . Lấy chiếc khiên và cái đao của mày ra đây , múa cho tao xem
thử
Gia -rơ Bú ( mới giơ lên , khiên đao đã bị vỡ từng mảnh ) – Ơ Giàng Tại sao kiên đao của
ta lại thế này ?
Xinh Nhã – Mày già rồi thì khiên đao cũng già rồi . Nào , bảy anh em của mày hãy ra xem
khiên đao của ta để ngoài cổng làng đi .
Trên trời mây đen to hơn ngọn núi . Sét rống ì ầm . Cổng làng của Gia-rơ Bú nghiêng hẳn
về một phía .
4
Gia – rơ Bú (tức chửi) – Thằng Xinh Nhã ma quỷ đã làm ngã cổng của nhà ta rồi .
Xinh Nhã – Ơ Gia – rơ Bú . Bảy anh em nhà mày hãy đến đỡ chiếc khiên và cây đao của
tao đi .
Gia – rơ Bú uốn mình , hai tay thả xuống lỏng lẻo như sợi dây khoai khô , nắm lấy quai
khiên . Gia – rơ Bú cố giơ lên , mồ hôi chảy đầy trán đây ngực , nhưng chiếc khiên vẫn cứ nằm
im nư người đương ngủ say . Năm đứa em của Gia – rơ Bú xúm nhau bê lên , chiếc khiên vẫn
cứ nằm nguyên một chỗ . Pơ – rong Mưng bước tới , chàng cúi xuống , cố giơ lên , cao lên ,
nhưng chiếc khiên vẫn không nhấc lên được . Xinh Nhã từ từ bước tới . Chàng cầm chiếc khiên
giơ cao lên trời và múa . Xinh Nhã múa phía trước , một mái tranh bay theo gió , múa phía sau,
một mái nhà bay theo bão . Nhà Gia – rơ Bú nghiêng đằng tây , ngả đằng đông . Gió từ núi Mơ
– đan tới , bão từ núi Hơ – mu đến , thổi xô nhà cửa của làng Gia – rơ Bú . Gà heo bay như lá
rụng . Nước suối dâng , trôi cả gà , lơn , trâu bò và nô lệ của Gia – rơ Bú .
Gia – rơ Bú ( hoảng khiếp gọi ) – Ơ Hơ – bia Blao. Em đến bảo Xing Nhã ngừng múa
khiên đi . Tôi không bắt mẹ nó nữa đâu . Tôi se trả bầy trai gái , nô lệ và của cải của cha nó .
Hơ – bia Blao ( vùng vằng ) – Tôi không đi , anh đừng lừa tôi .
Gia - rơ Bú – Nếu tôi lừa em , em sẽ lấy hết của cải trong nhà tôi và tôi sẽ trở thành người
tôi tớ giữ gà lợn cho em .
Hơ – bia – Blao mặc một chiếc váy dài phủ gót . Cổ chân nàng đeo một chiếc còng vàng
óng như sao. Từ cột bè đằng trước , nàng chạy tới chôc Xinh Nhã đang múa , nàng níu lấy đuôi
khố của chàng .
Xing Nhã ( vội quay lại) – Ai đấy ?
Hơ – bia Blao – Em là Hơ – bia Blao đây.
Xinh Nhã - Ủa , em tới đây làm gì ?
Hơ – bia Blao – Gia – rơ Bú bảo anh đừng múa nữa . Những tôi tớ và nô lệ của Gia – rơ
Bú ngã sập như cây tranh , cây lách ngập nước lũ . Họ chịu trả lại mẹ và của cải cho anh rồi đó .
Xinh Nhã hạ chiếc khiên . Trời ngừng gió . Nắng hanh. Bầy chim két , chim kơ- tuôn ăn
quả xanh trên cành , lại kêu róc rét .
Gia – rơ Bú – Tôi sẽ trả lại hết của cải cả cha anh
Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ – rong Mưng và Xinh Nhã đánh nhau . Ông Gỗn ở trên trời
vén từng lớp mây đen trắng nhìn theo không chớp mắt Hai người đánh nhau bảy ngày bảy
đêm . Gió , bão , mây , mưa sấm chớp trên trời . Ông Gỗn đứng ở giữa . Khi thấy Xing Nhã
mạnh thì ông bớt sức Xinh Nhã đi , khi thấy Pơ – rong Mưng có sức hơn , thì ông lại tăng sức
cho Xinh Nhã .

5
Rồi khi Hơ – bia – Blao đang bối rối thì ông Gỗn hất tay đao của nàng , giết chết Gia – rơ

Xinh Nhã – Ơ mẹ. Ơ em Hơ – bia Blao . Chúng ta đi về buôn của Gia – rơ Bú lấy trâu ,
bò , chiêng , ché dẫn bầy nô lệ của nó vè làng đi . Nô lệ đứng đó đây các anh muốn rở về với
chúng tôi hay muốn ở lại buôn cũ ?
Nô lệ - Chúng tôi xin theo ông .
( Trích Xing Nhã , Trường ca Tây Nguyên , NXB Văn học 1962 , Ngọc Anh , Kơ -xo Bơ
-lêu dịch )
1.Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào ?
A. Thần thoại B. Sử thi C. Truyền thuyết D. Cô tích
Câu 2 . Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3 . Văn bản trên xoay quanh biến cố trọng đại nào ?
A. Công cuộc chinh phục thiên nhiên
B. Cuộc chiến giải phóng nô lệ
C. Cuộc chiến tranh tiêu diệt kẻ thù
D. Cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm
Câu 4. Trong văn bản , Xing Nhã đi tìm ai để trả thù?
A. Hơ – bia Guê B. Hơ-bia Bơ-lao
C. Bơ-ra Tang D. Gia-rơ Bú
Câu 5. Đáp án nào dưới đây nói KHÔNG ĐÚNG về đặc điểm không gian của văn bản
trên ?
A. Chật hẹp trong phạm vi buôn làng
B. Rộng lớn nhưng gần gũi
C. Bao gômg cả thế giới thần linh và con người
D. Kì vĩ , cao rộng gồm cả núi đồi , bầu trời
Câu 6. Tính mạch lạc trong đoạn văn sau được thể hiện như thế nào?
Xinh Nhã từ từ bước tới . Chàng cầm chiếc khiên giơ cao lên trời và múa . Xinh Nhã múa
phía trước , một mái tranh bay theo gió , múa phía sau, một mái nhà bay theo bão . Nhà
Gia – rơ Bú nghiêng đằng tây , ngả đằng đông . Gió từ núi Mơ – đan tới , bão từ núi Hơ –
mu đến , thổi xô nhà cửa của làng Gia – rơ Bú . Gà heo bay như lá rụng . Nước suối
dâng , trôi cả gà , lơn , trâu bò và nô lệ của Gia – rơ Bú .
A. Các sự vật được miêu tả theo khoảng cách từ xa tới gần
6
B. Các sự vật được miêu tả theo khoảng cách từ gần tới xa
C. Các hoạtđộng được liệt kê tuần tự theo trật tự mạnh dần
D. Các hoạt động được liệt kê theo trật tự ngẫu nhiên về thời gian
Câu 7. Dòng nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa của chiến thắng mà Xing Nhã đã
đạt được trong văn bản trên?
A. Sức mạnh của chính nghĩa
B. Kẻ ác phải bị trừng phạt
C. Vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng trong mơ ước của cộng đồng.
D. Chinh phục những vùng đất mới và thu phục những nô lệ mới.
2.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm như thế nào về
người anh hùng?
Câu 9. Anh chị hãy xác định chủ đề của văn bản trên
Câu 10. Xác định một biện pháp tu từ tiêu biểu trong văn bản và phân tích tác dụng của
biện pháp đó .
II. LÀM VĂN ( 4 ĐIỂM )
Đặc điểm tính cách của nhân vật Xinh Nhã được thể hiện qua những chi tiết nào ? Thông
qua những chi tiết đó, anh chị thấy Xinh Nhã là người như thế nào ? Viết bài luận ( khoảng 500
từ ) nêu cảm nhận về nhân vật Xinh Nhã .

Phầ Câu Nội dung Điểm


n
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0.5
2 A 0.5
3 C 0.5
4 D 0.5
5 A 0.5
6 C 0.5
7 D 0.5
8 Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm về người 0.5
anh hùng: có sức mạnh, sự dũng cảm, nhân hậu

9 Chủ đề của đoạn văn bản là kể về người anh hùng Xinh Nhã trong hành 1,0
trình tìm và tiêu diệt kẻ thù , với quyết tâm “ trả thù cho mẹ , giải phóng nô
lệ” bảo vệ cộng đồng
10 - Biện pháp khoa trương , cường điệu “ Xinh Nhã múa 1,0
phía trước , một mái tranh bay theo gió , múa phía sau một mái nhà bay theo
7
bão . Nhà Gia – rơ Bú. Nghiêng đằng tây , ngả đằng đông . Gió từ núi Mơ –
đan tới , bão từ núi Hơ – mu đến , thổi xô nhà cửa của làng Gia – rơ Bú .Gà
heo bay như lá rụng . Nước suối dâng , trôi cả gà ,lợn , trâu bò và nô lệ của
Gia – rơ Bú”
- Tác dụng : Miêu tả sức mạnh phi thường dũng cảm
kiên cường của người anh hùng Xinh Nhã
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5
Đặc điểm tính cách của nhân vật Xinh Nhã được thể hiện qua những chi tiết
nào từ đó viết bài luận ( khoảng 500 từ ) nêu cảm nhận về nhân vật Xinh
Nhã .
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần
bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt
chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận
- Thân bài:
+ Trong văn bản Xinh Nhã được miêu tả với những đặc điểm nổi bật :
++ Là người con hiếu thảo
++ Là người trọng danh dự
++ Là người có sức mạnh thể lực
++ Là người can đảm , dũng mạnh trong chiến đấu
=> Những đặc điểm này thể hiện khát vọng của nhân dân về người anh
hùng của họ .
+ Xinh Nhã là một niềm tự hào đối với sử thi, vị anh hùng này đã hiện lên
trên trang văn của dân tộc những hình ảnh mang nhiều đặc trưng nhất, các
hình ảnh đó đã tạo dựng nhiều những con người anh hùng thắng lợi của
cuộc chiến đấu của dân tộc ta. Xinh Nhã là một người có sức ảnh hưởng
mạnh mẽ đối với dân tộc sử thi, nhờ chiến thắng được kẻ thù chính vì vậy
Xinh Nhã là một vị anh hùng dũng cảm và hết lòng vì dân chúng, tất cả
những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật
++ Nhân vật Xinh Nhã được miêu tả với bút pháp miêu tả phóng đại, sử
dụng nghệ thuật xây dựng trùng điệp của ngôn ngữ, cũng như nghệ thuật tạo
hình. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này là để làm tăng lên khả năng
biểu hiện về ngôn ngữ, cũng như làm tăng lên vẻ đẹp hình tượng của nhân
vật Xinh Nhã .
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong 0,5
trôi chảy.
Tổng điểm 10.0
8
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
(1) “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi
Bàn chân nhỏ băng qua đồng, qua ruộng
Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.

(2) Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt


Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu
Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại
Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.

(3) SAO CHẲNG THỂ MỘT LẦN NHƯ THẾ NỮA?


Ngồi chung bàn chung ghế như xưa
Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng
Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.

(4) SAO CHƯA ĐẾN TÌM NHAU BÈ BẠN?


Bao năm ròng trọ học thổi cơm chung
Hãy ngồi lại thêm một lần so đũa
Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.

(5) SAO KHÔNG THỂ CÙNG VỀ THĂM THẦY CŨ?


Ôi cái trống da trâu thay bọc lại bao lần
Giờ mới biết từng hồi trống ấy
Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng

(6) Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ


Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi.”
(Tiếng trống trường – Chữ Văn Long)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
A. Tự do
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? (0,5 điểm)
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ viết in hoa? (0,5 điểm)
9
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Điệp cấu trúc
D. So sánh
Câu 4. Câu thơ nào sau đây nói về sự trôi chảy của thời gian? (0,5 điểm)
A. Tiếng trống trường giục giã những mùa thi.
B. Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau.
C. Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ.
D. Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm.
Câu 5. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (1) và
khổ (2)? (0,5 điểm)
A. Nỗi nhớ về thầy cô và trường lớp
B. Nỗi nhớ về tuổi thơ
C. Nỗi nhớ về tuổi học trò và bạn bè thời cắp sách
D. Nỗi nhớ về mối tình thuở học trò
Câu 6. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ (3),
(4)? (0,5 điểm)
A. Nỗi khát khao được sống lại những năm tháng của tuổi học trò
B. Niềm vui mừng khi được thăm lại bạn cũ, trường xưa
C. Nỗi buồn vì phải xa bạn bè, trường lớp
D. Nỗi nhớ khôn nguôi về mối tình đầu
Câu 7. Dòng nào sau đây nói về cảm xúc chủ đạo của bài thơ? (0,5 điểm)
A. Nỗi nhớ về người thầy giáo cũ
B. Nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ
C. Nỗi nhớ về tuổi học trò và ước mong được sống lại thời tươi đẹp ấy
D. Nỗi nhớ về bạn bè thời cắp sách
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/
Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng”? (0,5 điểm)
Câu 9. Kỉ niệm nào trong bài thơ gây xúc động nhất đối với bạn? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 10. Theo bạn, điều gì là đáng nhớ nhất trong những năm tháng cắp sách tới trường?
(Viết khoảng 5 – 7 dòng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 A 0.5
2 B 0.5
3 C 0.5
4 A 0.5
5 C 0.5
6 A 0.5

10
7 C 0.5
8 Ý nghĩa của hai dòng thơ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm 0.5
tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng”:
- Nhận ra sự vất vả, cực nhọc, nhận ra công lao của người thầy
năm xưa đối với học trò.
- Sự áy náy, day dứt vì đã không nhận ra điều đó sớm hơn.
9 Học sinh tự do lựa chọn một kỉ niệm mà bản thân cho là gây xúc 1.0
động nhất và có lý giải thuyết phục. Gợi ý: Kỉ niệm về bạn bè, về
những giờ học, những bữa cơm chung, kỉ niệm về người thầy giáo
cũ…
10 Học sinh tự do trình bày điều mà bản thân cảm thấy đáng nhớ nhất 1.0
trong những năm tháng cắp sách tới trường, miễn là nội dung đưa
ra không lạc đề, xa đề, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp
luật. Gợi ý:
- Nhớ về thầy cô giáo
- Nhớ về một tiết học
- Nhớ về một người bạn
v.v…
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5
Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết
phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thể loại...; nêu nội dung cần phân
tích, đánh giá.
2. Phân tích chủ đề của bài thơ: Bài thơ là nỗi hoài niệm thiết tha
về một thời cắp sách tới trường, nỗi ước mong cháy bỏng được
sống lại quãng đời tươi đẹp ấy, đồng thời nó cũng là sự tiếc nuối
không nguôi khi biết rằng thời gian sẽ không trở lại bao giờ.
- Nỗi hoài niệm thiết tha về một thời cắp sách: Nỗi nhớ bỗng chợt
ùa về kéo theo những kỉ niệm: con đường tới trường, tiếng trống,
mùa thi, bạn bè, mái trường, những tiết học, những buổi trọ học
thổi cơm chung, người thầy giáo cũ…
- Nỗi ước mong cháy bỏng được thể hiện qua hàng loạt các câu hỏi
được lặp lại: “Sao chẳng thể thêm một lần gặp nữa”, “Sao chưa
đến tìm nhau bè bạn”, “Sao không thể cùng về thăm thầy cũ”…
- Nhưng những cụm từ như “sao chẳng thể”, “sao chưa đến”, “sao
không thể” cũng đồng thời nhấn mạnh rằng: dù có ước mong cháy
11
bỏng đến bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không thể quay về quá
khứ, không thể sống lại được một thời đã qua. Bài thơ, do vậy,
cũng gợi lên trong ta những bùi ngùi, nhớ tiếc.
3. Đánh giá chủ đề của bài thơ:
- Nỗi hoài niệm về một thời cắp sách là một chủ đề quen thuộc
trong thơ ca, nhưng Chử Văn Long vẫn đem đến cho ta những
rung động mãnh liệt nhờ vào cảm xúc chân thành tự đáy lòng của
nhà thơ, nhờ vào việc gợi nhắc lại những hình ảnh đã trở thành ký
ức chung của rất nhiều thế hệ học trò.
- Bài thơ cho thấy tác giả là một con người có tâm hồn sâu sắc,
nặng lòng với quá khứ, với tuổi học trò.
- Bài thơ cũng nhắc nhớ mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những
khoảnh khắc còn được ngồi trên ghế nhà trường, để mai này khi xa
rồi sẽ không nuối tiếc.
4. Khẳng định lại một cách khái quát về chủ đề của bài thơ; nêu
tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc,
thưởng thức bài thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5
văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
THƠ DUYÊN
(1) Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

(2) Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,


Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

(3) Em bước điềm nhiên không vướng chân,


Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.

(4) Mây biếc về đâu bay gấp gấp,


12
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

(5) Ai hay tuy lặng bước thu êm,


Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
(Xuân Diệu)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
A. Tự do
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn
Câu 2. Bài thơ trên viết về mùa nào trong năm ? (0,5 điểm)
A. Mùa đông
B. Mùa xuân
C. Mùa thu
D. Mùa hạ
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ? (0,5 điểm)
A. Anh
B. Em
C. Tác giả
D. Người đọc
Câu 4. Khổ (1) của bài thơ miêu tả những âm thanh nào ? (0,5 điểm)
A. Tiếng chim và tiếng đàn
B. Tiếng chim và tiếng cười
C. Tiếng cười và tiếng mưa rơi
D. Tiếng chim và tiếng gió thổi
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên đặc điểm của bức tranh thiên nhiên trong khổ (1) và
khổ (2) ? (0,5 điểm)
A. Thiên nhiên tươi vui, tràn đầy sức sống
B. Thiên nhiên thơ mộng, vạn vật giao hòa
C. Thiên nhiên thơ mộng, vui tươi rộn rã
D. Thiên nhiên tươi vui, vạn vật giao hòa
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói đúng về ý nghĩa của từ láy “lững đững” trong khổ thơ
thứ (3)? (0,5 điểm)
A. Lững thững
B. Hờ hững
C. Dửng dưng
D. Cả ba đáp án trên
Câu 7. Phát biểu nào sau đây miêu tả đúng về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài
thơ? (0,5 điểm)
13
A. Rộn ràng hân hoan khi mùa thu tới
B. Xúc động mãnh liệt trước sự giao hòa của thiên nhiên
C. Sự rung động nhẹ nhàng trước một tình yêu vừa chớm
D. Sự buồn bã, lo âu trước bước đi của thời gian
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn hiểu như thế nào về chữ “duyên” trong nhan đề của bài thơ ? (0,5 điểm)
Câu 9. Từ nội dung bài thơ, bạn có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của những rung động đầu đời ?
(1,0 điểm)
Câu 10. Nét độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ là đã dựng lên được một bức tranh mùa
thu mà ở đó thiên nhiên và con người đều giao hòa với nhau. Bạn hãy viết khoảng 5 – 7
dòng để làm rõ nét độc đáo ấy.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật
của bài “Thơ Duyên” (Xuân Diệu)
ĐÁP ÁN ĐỀ 4
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 D 0.5
2 C 0.5
3 A 0.5
4 A 0.5
5 B 0.5
6 D 0.5
7 C 0.5
8 Chữ “duyên” trong nhan đề của bài thơ có thể hiểu là: sự hòa hợp 0.5
giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với con người và
giữa anh và em.
9 Học sinh tự do bày tỏ suy nghĩ, miễn là hợp lý. Tham khảo: 1.0
- Những rung động đầu đời luôn trong trẻo, tinh khôi
- Những rung động đầu đời luôn say đắm và ghi sâu vào kí ức, có
thể sẽ theo ta mãi mãi
- Những rung động đầu đời cho con người bắt đầu nếm trải vị ngọt
ngào của tình yêu
10 Tham khảo một số ý sau: 1.0
- Những sự vật trong thiên nhiên được miêu tả đang giao hòa,
xoắn luyến, giao tình với nhau: những nhánh duyên nên thơ hơn
trong chiều mộng, cặp chim chuyền riíu rít, con đường xiêu cùng
gió, cành hoang lả vào nắng.
- Thiên nhiên và con người cũng trở nên hòa hợp: thiên nhiên trở
thành bài thơ dịu để anh với em ghép thành một cặp vần
- Con người với con người cũng giao hòa với nhau lòng ta nghe ý
bạn, rung động nỗi thương yêu, là một cặp vần, là lòng anh thôi đã

14
cưới lòng em
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của
bài thơ đã cho ở đề bài.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng
thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thể loại...; nêu nội dung cần phân
tích, đánh giá
2. Phân tích, đánh giá về chủ đề:
- Chủ đề của bài thơ tập trung ở chữ “duyên”. Dựa vào hình tượng
thơ, có thể hiểu “duyên” ở đây theo nghĩa rộng, đó là sự hòa hợp
giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với con người và
giữa anh và em.
- Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình trước
bức tranh mùa thu êm đềm, thơ mộng; đồng thời bộc lộ những
rung động nhẹ nhàng trước một tình yêu vừa chớm.
3. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:
Trong bài thơ này, Xuân Diệu đã sáng tạo được những hình ảnh vô
cùng độc đáo để nói về mối hòa hợp kì diệu giữa thiên nhiên và
thiên nhiên, giữa thiên nhiên và con người và giữa con người với
nhau: Đó là những “chiều mộng”, “nhánh duyên” cho thấy cái thơ
mộng của đất trời; đó là những “bài thơ dịu”, “cặp vần” cho thấy
sự hòa hợp hiển nhiên, tất yếu của con người với nhau trong cái
duyên lớn của trời đất.
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:
Nổi bật nhất là nghệ thuật sử dụng từ láy: Hàng loạt các từ láy:
ríu rít, nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả… vừa gợi tả không khí tình tứ của
buổi chiều thu, vừa gợi tả cái duyên đang thấm đẫm cả trời đất,
khiến cho mọi vật cứ trở nên say đắm, tình tứ, như chực ngã vào
nhau để giao duyên.
- Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ:
Để làm nổi bật chủ đề của bài thơ, tác giả đã cũng đã vận dụng và
kết hợp nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, đối… Tất cả
những biện pháp đó đã góp phần thể hiện sự giao hòa của đất trời
cũng như của lòng người.
4. Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật
15
và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm
đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5
văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

16
ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) “Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, và chúng ta biết phải làm
gì để đạt được điều đó. Nhưng trước khi bắt tay vào việc, ta lại quyết định rằng mình cần có
một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất kì ảo mang tên: Đảo Một-Ngày-Nào-Đó. Chúng ta nói rằng:
Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình
tập luyện kia. Một ngày nào đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng và kiếm nhiều tiền hơn… Một ngày
nào đó, mình sẽ thực hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó… Có
khoảng 80% dân số dành phần lớn thời gian sống trên đảo Một-Ngày-Nào-Đó. Họ nghĩ ngợi,
mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “một ngày nào đó”.
(2) Nguyên tắc thành công đầu tiên rất đơn giản: Hãy cuốn gói khỏi đảo Một-Ngày-Nào-Đó!
Ngừng viện cớ! Làm hoặc không làm – chứ đừng viện cớ. Đừng nghĩ ra lí lẽ hay lời biện minh
vòng vo cho việc mình không chịu hành động. Hãy bắt tay vào thực hiện. Làm bất cứ việc gì.
Hãy hành động! Lặp đi lặp lại điều này: Nếu điều đó xảy ra, thì tôi phải là người làm cho nó
xảy ra!
Nếu người ta dốc sức để chinh phục mục tiêu cũng nhiều như khi người ta biện hộ cho sự
thất bại, thì họ sẽ bất ngờ về chính mình. Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo Một-Ngày-
Nào-Đó đã”.
(Trích Ngừng viện cớ, Brian Tracy, TGM Books dịch)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: (0,5 điểm)
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2. Theo tác giả, đâu là nguyên tắc thành công đầu tiên ? (0,5 điểm)
A. Cần một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất kì ảo mang tên: Một-Ngày-Nào-Đó
B. Nghĩ ngợi, mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “một ngày nào đó”.
C. Nếu điều đó xảy ra, thì tôi phải là người làm cho nó xảy ra
D. Hãy cuốn gói khỏi đảo Một-Ngày-Nào-Đó
Câu 3. Theo bạn, đề tài của văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)
A. Sự nỗ lực
B. Sự trì hoãn
C. Sự biện hộ
D. Sự lười biếng
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng phổ biến trong đoạn (1)? (0,5 điểm)
A. Ẩn dụ
B. Điệp
C. Nhân hóa
D. Nói quá
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của văn bản ? (0,5 điểm)
A. Tác hại của thói quen trì hoãn
B. Tác hại của thói quen trì hoãn và cách khắc phục
17
C. Hậu quả của thái độ không dứt khoát
D. Những cách thức để đạt được thành công
Câu 6. Quan điểm của tác giả đối với thói quen trì hoãn là gì? (0,5 điểm)
A. Phê phán
B. Ủng hộ
C. Ca ngợi
D. Trung lập
Câu 7. Theo bạn, mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)
A. Giúp người đọc nhận ra tác hại của thói quen trì hoãn
B. Cổ vũ người đọc hãy bắt tay ngay vào những việc mình cần làm
C. Phê phán, nhắc nhở những người có thói quen trì hoãn
D. Cả ba đáp án trên
Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Thông điệp nào từ văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với bạn? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 9. Hãy chỉ ra 02 phương pháp giúp khắc phục thói quen trì hoãn ? (1,0 điểm)
Câu 10. Bạn có cho rằng nếu khắc phục được thói quen trì hoãn thì con người chắc chắn
sẽ thành công không? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội
Facebook.
ĐÁP ÁN ĐỀ 5
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0.5
2 D 0.5
3 B 0.5
4 B 0.5
5 B 0.5
6 A 0.5
7 D 0.5
8 Học sinh tự do lựa chọn thông điệp, miễn là có lý giải thuyết phục. 0.5
Tham khảo:
- Đừng trì hoãn, hãy bắt tay ngay vào công việc mà bạn muốn làm
- Lí giải: Vì khi ta trì hoãn, ta sẽ chỉ làm lãng phí thời gian; đánh
mất cơ hội, làm nhụt ý chí; chỉ khi bắt tay ngay vào công việc ta
mới nắm được thời cơ, rèn luyện bản lĩnh, tăng trải nghiệm, tăng
hiểu biết và có được thành công.
9 Tham khảo: 1.0
- Suy nghĩ về những hậu quả nếu tiếp tục trì hoãn
- Bắt tay ngay vào công việc dù mình chưa sẵn sàng
10 Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lý giải thuyết phục. 1.0
Tham khảo:
Phương án 1:
18
- Đồng tình
- Lí giải: Vì khi không trì hoãn, ta sẽ bắt tay ngay vào công việc,
và dù không đạt được kết quả như mong muốn thì ta cũng thành
công trong việc phát triển bản thân.
Phương án 2:
- Không đồng tình
- Lí giải: để thành công, ngoài việc từ bỏ thói quen trì hoãn thì ta
còn cần thêm nhiều yếu tố nữa như kiến thức, kĩ năng, phương
pháp làm việc và một số điều kiện khách quan.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội
Facebook.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng
thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ
bỏ; nêu lý do hay mục đích viết bài luận.
2. Giải thích vấn đề: Lạm dụng facebook là tình trạng sử dụng
facebook một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
3. Bàn luận về tác hại của việc lạm dụng Facebook:
- Việc lạm dụng facebook khiến chúng ta lãng phí thời gian. Thay
vì có thể dùng thời gian đó cho việc học hoặc những việc có ích
khác, chúng ta lại chỉ dùng thời gian để ngồi lướt facebook, đọc và
xem những thứ vô bổ.
- Việc lạm dụng facebook gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu
chúng ta quá lạm dụng nó, chúng ta sẽ thức khuya. Điều này tác
động không tốt đến thị lực, đến giấc ngủ, đến chức năng của các
bộ phận khác trong cơ thể.
- Việc lạm dụng facebook cũng có thể làm ảnh hưởng đến các mối
quan hệ. Khi chúng ta thường xuyên lên face, rất khó tránh khỏi
những lúc, vì bực mình với một bài viết nào đó, chúng ta buông ra
những lời lẽ nặng nề. Điều này có thể dẫn đến xích mích, hoặc
thậm chí là gây gổ, đánh nhau.
4. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook:
- Chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những công việc có
ích: học bài, nói chuyện với gia đình, học thêm kĩ năng…
- Chúng ta sẽ ăn ngủ điều độ hơn, do đó sẽ có được sức khỏe tốt
19
hơn.
- Chúng ta sẽ tập trung hơn vào những mối quan hệ thân thiết, cải
thiện và phát triển chất lượng của những mối quan hệ thực sự hữu
ích.
Mục cuối ở phần thân bài, chúng ta cùng đề ra 1 số giải pháp để
khắc phục thói quen lạm dụng facebook:
5. Giải pháp để từ bỏ thói quen nghiện Facebook:
- Lên kế hoạch cụ thể về những việc cần làm trong ngày, chỉ dùng
facebook vào một khoảng thời gian nhất định, vào lúc rảnh rỗi.
- Chỉ lên facebook khi thực sự cần thiết: cần tìm kiếm thông tin,
cần đăng những nội dung quan trọng.
6. Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng
Facebook; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hy vọng ở sự
thành công của người được thuyết phục.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5
văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

ĐỀ 6:
THẦN KAMA (THẦN TÌNH YÊU ẤN ĐỘ)
Kama là con trai của thần Vishnu và Lakshmi. là vị thần trắng trẻo, đẹp trai nhất trong
chư thần, bởi vì ông chính là vị thần của tình yêu. Kama cầm một cây cung làm bằng cây mía,
dây cung là cả một đàn ong đang bay, đầu mũi tên của thần là những bông hoa xoài, khiến kẻ
nào bị trúng tên thì sẽ sa vào bể ái tình không dứt ra được. Vợ của thần Kama tên là Rati (Đam
mê), và người bạn đồng hành của ông là Vasanta (chúa xuân). Thú cưỡi của Kama là một con
vẹt. Đi hộ tống bên cạnh thần Kama luôn là một đống tiên nữ đi đến đâu thì ở đấy không khí
yêu đương bốc lên ngút trời.
Xưa Taraka là con quỷ có uy lực ghê gớm khiến cả đấng tối cao Brahma cũng
phải kính nể. Nó bắt thần Brahma truyền cho nó phép trường sinh bất tử. Từ khi có phép đó nó
trở nên kiêu ngạo, khinh rẻ các thần linh. Các thần muốn tiêu diệt Taraka nhưng biết chắc
rằng không có ai ngoài con trai của thần Siva sinh ra mới đủ sức tiêu diệt nó. Nhưng khốn nỗi
Siva theo chủ nghĩa khổ hạnh, không chịu lấy vợ. Các thần bàn cách làm sao cho Siva cưới
Uma – con gái thần núi Himallahya. Kama nhận nhiệm vụ cực kỳ khó khăn này. Chàng mang
“vũ khí”, dẫn đoàn tuỳ tòng và nàng Uma lên đỉnh núi Kailasa, nơi thần Siva đang ngồi tu
luyện.
Uma được trang điểm lộng lẫy, nàng tìm mọi cách khêu gợi dục tình của Siva, nhưng
Siva không mảy may xao động, đôi mắt vẫn lim dim hướng về thượng đế. Chờ đến khi
nàng Uma có sức quyến rũ và xinh đẹp tuyệt trần, Kama gương cung bắn thẳng mũi tên vào
trái tim Siva. Thần Siva bàng hoàng, nhức nhối trái tim, vùng đứng dậy, quắc mắt tìm kiếm
xem kẻ nào dám cả gan quấy rối.
Trông thấy Kama, thần mở to con mắt thứ ba trên trán, phun lửa hừng hực đốt
cháy Kama thành tro. Nhưng trái tim Siva vẫn nhức nhối, ngọn lửa tình trong người cứ bừng
cháy. Siva ẩn nấp vào bóng cây râm mát hòng dập tắt lửa tình. Vô hiệu, vì xung quanh có
20
nhiều sơn nữ xinh đẹp đang nhìn Siva khiến cho ngọn lửa càng nóng hơn. Thần chạy trốn
xuống hồ nước, nước hồ lại càng sôi lên khi nàng Uma đứng trên bờ hồ chờ đón. Cuối cùng
Siva nhảy lên bờ. Nàng Uma chạy tới ôm chặt lấy thần. Lúc ấy Siva mới cảm thấy lòng mình
êm dịu. Thế là Siva lấy vợ và sinh con trai.
Sau khi thần Kama chết thế giới trở nên khô cằn, lạnh lẽo vì Thần tình yêu không
còn nữa. Thần linh và loài người đều vô cùng lo sợ. Mọi người lập đàn tế lễ cầu xin Siva cải
tử hoàn sinh cho Kama. Nàng Rati goá bụa, đau khổ tìm nàng Uma năn nỉ cầu xin Siva cho
chồng sống lại. Siva đồng ý cho Kama sống lại nhưng phải chịu vô hình vô ảnh. Và Kama tồn
tại mãi với muôn loài cho đến ngày nay.
(Trích "Thần thoại Ấn Độ")
Câu 1: Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ ba.
D. Vừa kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là"
A. Kama.
B. Siva
C. Uma
D. Taraka.
Câu 3: Trong văn bản có bao nhiêu chi tiết hoang đường kì ảo?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 4: Trong văn bản, Kama đã có sự thay đổi như thế nào?
A. Tư vô hình vô ảnh trở nên hữu hình.
B. Từ hữu hình thành vô hình vô ảnh.
C. Không có bất cứ sự thay đổi nào.
D. Từ chàng trai trắng trẻo, đẹp trai trở thành người đen đúa, xấu xí.
Câu 5: Chi tiết thần Kama có "cây cung bằng mía và dây cung bằng cả bầy ong" có ý
nghĩa gì?
A. Tượng trưng cho vẻ đẹp và uy quyền của thần Kama.
B. Khẳng định rằng tình yêu luôn có những lời ngọt ngào nhưng cũng có nọc độc chết người.
C. Khẳng định tình yêu luôn có những lời ong bướm ngọt ngào.
D. Khẳng định tình yêu rất gần gũi với người lao động (nhất là những người làm vườn).
Câu 6: Chi tiết "trái tim Siva vẫn nhức nhối, ngọn lửa tình trong người cứ bừng cháy"
được hiểu như thế nào cho hợp lí nhất?
A. Khẳng định tình yêu luôn mang đến những sự nhức nhối và phiền toái trong lòng người khác.
B. Khẳng định tình yêu có sức mạnh khủng khiếp có thể khuất phục mợi người.
C. Khẳng định tình yêu luôn rực cháy trong trái tim mọi người, kể cả những người tu hành khổ
hạnh.
D. Khẳng định sức hấp dẫn, sức mạnh và sự bất diệt của tình yêu đối với mọi người, kể cả người
tu hành.
Câu 7. Thông điệp ý nghĩa nhất được rút ra từ văn bản là:
A. Tình yêu sẽ thiêu rụi mọi thứ vì thế nên cẩn thận.
B. Tình yêu mang sức mạnh vô song và có ý nghĩa lớn lao trọng đại.
C. Tình yêu vô hình vô ảnh khó nắm bắt.
D. Tình yêu luôn kèm theo những lời ong bướm đường mật.
21
Câu 8: Nhân vật Kama khiến anh/chị liên tưởng đến nhân vật nào?
A. Adam (Kinh Cựu ước)
B. Eros (Thần thoại Hy Lạp)
C. Rama (Sử thi Ramayana)
D. Atena (Thần thoại Hy Lạp)
Câu 9: Trong văn bản có đoạn viết: "Sau khi thần Kama chết thế giới trở nên khô cằn, lạnh lẽo
vì Thần tình yêu không còn nữa. Thần linh và loài người đều vô cùng lo sợ. Mọi người lập
đàn tế lễ cầu xin Siva cải tử hoàn sinh cho Kama.". Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về
chi tiết trên bằng một đoạn văn có độ dài 5-7 dòng.
Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 dòng, trình bày những cảm nhận của mình về
cái hay, cái đẹp của văn bản trên.
Phần hai: Viết (4,0 điểm):
Có ba quan điểm sau:
1. Vừa học vừa yêu.
2. Yêu đã rồi học sau.
3. Học trước yêu sau.
Hãy viết một bài luận trình bày quan điểm của anh/chị về mối quan hệ giữa sự nghiệp học hành
và tình yêu.
Gợi ý trả lời:
Câu 9:
- Đây là đoạn văn rất hay và giàu ý nghĩa. Đoạn văn đã thể hiện quan điểm rất tiến bộ của nhân
dân lao động Ấn Độ cổ xưa về vai trò và sức mạnh của tình yêu.
- Khi thần Tình yêu Kama chết thế giới trở nên khô cằn, lạnh lẽo => thế giới sẽ mất hết sự sống;
mất hết ý nghĩa nếu không còn tình yêu.
=> Cần phải biết trân trọng, nâng niu, biết vun trồng để xây dựng một tình yêu đẹp.
=> Phải biết đấu tranh chống lại thói vụ lợi, thấp hèn, toan tính trong tình yêu.
=> Hãy nhìn đời và cảm nhận thế giới bằng trái tim yêu => Hoa hạnh phúc sẽ tỏa hương thơm
suốt đời bạn.
Câu 10: Cái hay, cái đẹp của văn bản:
- Về nội dung: Văn bản là những trang văn đẹp viết về tình yêu với những quan điểm hết sức
tiến bộ.
+ Văn bản đã nói lên những đặc trưng đã trở thành quy luật của tình yêu: tình yêu gắn liền với
những lời ong bướm, ngọt ngào; tình yêu gắn liền với mùa xuân, tuổi trẻ; tình yêu sẽ chắp cánh
cho ngôn ngữ thăng hoa.
+ Bày tỏ vai trò, sức mạnh của tình yêu: tình yêu có sức quyến rũ lạ lùng; tình yêu làm cho cuộc
sống ấm áp, tươi vui và tràn đầy sức sống.
- Về hình thức:
+ Tình huống truyện hấp dẫn; bất ngờ.
+ Chi tiết li kì, hấp dẫn.
+ Sử dụng rất nhuần nhuyễn, sáng tạo các yếu tố kì ảo hoang đường => câu chuyện trở nên thi
vị mang màu sắc thần thoại nhưng không làm mất đi tính đời thường.
+ Hình ảnh so sánh, đối lập giàu sức gợi
=> tạo nên những trang văn đẹp khi viết về tình yêu => đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học
nhân loại.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Văn bản đã thể hiện thái độ trân trọng tình yêu của người lao động Ấn Độ cổ xưa.

22
Phần II> Viết:
- Học sinh có thể chọn một trong 3 quan điểm được nêu trong đề bài.
- HS có thể bày tỏ những ưu và hạn chế khi yêu ở tuổi học trò.
MB: Khẳng định tình yêu là thứ tình cảm rất tự nhiên, chân thành và thiêng liêng của thế giới
loài người; tuy nhiên yêu ở tuổi nào và yêu như thế nào là một điều đáng bàn với giới trẻ.
TB:
1. Khái niệm tình yêu là gì?
2. Những biểu hiện phong phú của tình yêu.
3. Phân tích những lợi và hại trong tình yêu:
- Tác dụng:
+ Yêu làm cho con người cảm thây vui vẻ, hạnh phúc có nhiều động lực hơn trong cuộc sống.
+ Khi yêu các bạn trẻ sẽ chín chắn hơn, trưởng thành hơn.
+ Khi yêu con người ta biết hi sinh, biết phấn đấu vì người khác.
+ Khi yêu, trái tim trở nên phong phú và giàu có hơn
+ Khi yêu con người sạch sẽ hơn, biết hoàn thiện về vóc dáng, tâm hồn, tính cách để xứng đáng
với người mình yêu.
- Hạn chế khi yêu ở tuổi học trò:
+ Thường mất thời gian nhớ nhung, giận hờn nên sẽ chiếm khá lớn thời gian học tập.
+ Nếu giận hờn sẽ đờ đẫn, buồn chán không có thời gian để phát triển bản thân.
+ Tuổi này chưa chín chắn trưởng thành dễ chia tay; dễ có những lời nói và hành động làm tổn
thương nhau.
+ Tuổi học trò yêu bằng trái tim nhiều lúc si dại, mù quáng nên nếu bị tác động tiêu cực dễ có
hành động dại dột để lại những hậu quả nặng nề.
+ Ngày nay, một số bạn không được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên nên
có thể có những hành động đi quá giới hạn tình yêu tuổi học trò.
=> Chính vì những lẽ trên, yêu là lợi bất cập hại; không nên yêu sớm; dành thời gian để phát
triển sự nghiệp; hoàn thiện nhân cách.
4. Bàn luận về cách hướng tới vun đắp xây dựng một tình yêu đẹp trong tương lai.
KB: Khẳng định lại quan điểm của cá nhân về tình yêu.
ĐỀ 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
[…]
- Hỡi ngài Pô-li-phem to lớn, vừa rồi ngài tỏ ý muốn biết tên tuổi quang vinh của tôi, vậy tôi
xin phép được xưng danh. Nhưng về phần ngài, dù sao ngài cũng nên ban cho tôi một tặng vật
để tỏ lòng hiếu khách như ngài vừa mới nhắc chứ! Tôi chắc ngài sẽ không quên.. Tên tôi là:
"Chẳng Có Ai". Cha mẹ tôi và anh em bạn hữu của tôi đều gọi tôi là thằng "Chẳng Có Ai". Ô-
đi-xê nói xong, Pô-li-phem đáp lại bằng một giọng lạnh lùng, tàn nhẫn:
- Này… Này… "Chẳng Có Ai" nghe đây. Ta sẽ ăn thịt nhà ngươi cuối cùng sau khi các bạn
ngươi không còn đứa nào để thịt nữa. Đó là tặng phẩm của ta để tỏ lòng mến khách!
Nói xong hắn lảo đảo chuyện choạng rồi nằm vật xuống đất, mặt tái đi, mắt đờ ra. Bỗng hắn
ngóc đầu dậy, ợ ợ mấy tiếng rồi nôn thốc, nôn tháo rượu, thịt người vung vãi lênh láng khắp cả
trên nền hang. Pô-li-phem đã say quá. Nôn được một cái nhẹ cả người, hắn lăn ra ngủ, ngủ như
chết.
Ô-đi-xê lập tức cùng anh em vùi chiếc cọc nhọn vào bếp lửa khi chiếc cọc nhọn đã bốc cháy
đỏ rực, Ô-đi-xê lôi nó ra và chàng cùng với anh em khiêng nó đến bên gã khổng lồ Pô-li-phem
23
không một hiệu lệnh nhưng mọi người đều hành động nhịp nhàng và ăn khớp với nhau. Chiếc
cọc được đung đưa hai nhịp để lấy đà. Đến nhịp thứ ba nó lao thẳng vào con mắt độc nhất của
gã khổng lồ. Ô-đi-xê cố dùng hết sức để xoáy chiếc cọc. Chiếc cọc nóng bỏng xoáy sâu vào con
mắt độc nhất của Pô-li-phem. Máu vọt ra. Con ngươi và lông mi cháy gặp máu rít lên những
tiếng xèo xèo như sắt nung trong lò rèn đem nhúng vào nước lạnh.
Pô-li-phem thét lên một tiếng khủng khiếp. Tiếng thét như sấm đập vào vách vang rền rĩ,
vang vọng ra khắp xung quanh nghe rùng mình sởn gáy. Lập tức cả năm người chạy giạt vào
một góc hang. Pô-li-phem rút chiếc cọc nóng bỏng đẫm máu ra khỏi tròng mắt lẳng mạnh đi.
Hắn loạng choạng đứng dậy, gào thét, gọi tên những gã Xi-clốp ở hang lân cận. Nghe tiếng gọi,
các gã khổng lồ thuộc dòng giống Xi-clốp vội chạy đến đứng xa xa vây trước cửa hang, cất
tiếng nói như sấm, hỏi:
- Này hỡi, Pô-li-phem! Làm sao đêm hôm khuya khoắt mà anh lại thét chúng ta kinh khủng
như thế? Anh đã đánh thức chúng tôi dậy vì chuyện gì thế? Phải chăng có kẻ nào dùng mưu lừa
anh hoặc dùng sức mạnh đánh anh để cướp đàn súc vật béo mập của anh?
Từ cuối hang, Pô-li-phem rên rỉ trả lời:
Các bạn ơi! Kẻ nào cưỡng bức tôi, cướp đàn súc vật của tôi ư? Không! Không phải đâu!
"Chẳng Có Ai" dùng mưu hại tôi chứ không dùng sức mạnh cưỡng bức tôi. […]
(Trích Ô-đi-xê của Hô-me-rơ)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Kí hiệu […] ở đầu và cuối văn bản có ý nghĩa gì? (0,5 điểm)
A. Đánh dấu cho thành phần chêm xen
B. Đánh dấu cho thành phần cước chú
C. Đánh dấu cho thành phần bị tỉnh lược
D. Đánh dấu cho thành phần phụ chú
Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì? (0,5 điểm)
A. Thần thoại
B. Sử thi
C. Cổ tích
D. Ngụ ngôn
Câu 3. Nhân vật chính trong bản trên là ai? (0,5 điểm)
A. Ô-đi-xê
B. Pô-li-phem
C. Xi-clốp
D. “Chẳng Có Ai”
Câu 4. Văn bản trên dùng lời kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Cả A và B
Câu 5. Sự kiện trung tâm của văn bản trên là gì? (0,5 điểm)
A. Ô-đi-xê nói tên tuổi cho Pô-li-phem biết
B. Ô-đi-xê đòi Pô-li-phem phải tỏ lòng hiếu khách đối với mình
C. Ô-đi-xê cùng các bạn của mình tìm cách trốn khỏi hang
D. Ô-đi-xê cùng các bạn của mình dùng cọc nhọn để đâm vào mắt Pô-li-phem
24
Câu 6. Trong văn bản, nhân vật Ô-đi-xê được khắc họa với vẻ đẹp gì? (0,5 điểm)
A. Vẻ đẹp sức mạnh
B. Vẻ đẹp trí tuệ
C. Vẻ đẹp ngoại hình
D. Vẻ đẹp phẩm chất
Câu 7. Việc Ô-đi-xê xưng mình tên là “Chẳng Có Ai” nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
A. Đánh lừa Pô-li-phem
B. Che giấu thân phận của mình
C. Gây ra sự hiểu lầm cho đồng bọn của Pô-li-phem
D. Đáp án A và C
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Chi tiết nào trong văn bản khiến bạn thích thú nhất? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 9. Bạn hãy chỉ ra cảm hứng chủ đạo của văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 10. Bạn hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) phân tích vẻ đẹp của nhân vật Ô-
đi-xê được miêu tả trong văn bản? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của trí tuệ con người.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0.5
2 B 0.5
3 A 0.5
4 C 0.5
5 D 0.5
6 B 0.5
7 C 0.5
8 Học sinh tự do lựa chọn chi tiết, miễn là có lí giải thuyết phục. 0.5
Tham khảo: chi tiết xưng tên mình là “Chẳng Có Ai”. Vì nó thể
hiện trí tuệ, sự khôn ngoan của Ô-đi-xê, gây ra sự hiểu nhầm giữa
những kẻ khổng lồ, và ngăn chặn được hành động truy tìm và báo
thù từ chúng.
9 Cám hứng chủ đạo của văn bản trên là cảm hứng ngợi ca: ngợi ca 1.0
vẻ đẹp trí tuệ, sự khôn ngoan của người anh hùng Ô-đi-xê trong
cuộc chiến với bọn khổng lồ Xi-clốp.
10 Học sinh tự do lựa chọn để phân tích một vẻ đẹp mà mình tâm đắc. 1.0
Gợi ý: Phân tích vẻ đẹp trí tuệ, sự khôn ngoan của Ô-đi-xê qua
hành động bịa ra cái tên giả “Chẳng Có Ai” và tác dụng của hành
động khôn ngoan đó.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
25
Bàn về sức mạnh của trí tuệ con người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng
thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; tính cấp thiết/ tầm quan trọng
của vấn đề.
2. Giải thích vấn đề: Trí tuệ chính là trí thông minh, sự hiểu biết và
việc vận dụng một cách hiệu quả sự thông minh, hiểu biết đó vào
việc giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
3. Bàn luận về sức mạnh của trí tuệ:
- Trí tuệ giúp chúng ta giải quyết công việc đạt hiệu quả cao nhất
- Trí tuệ giúp chúng ta ứng phó một cách nhanh nhạy với mọi tình
huống
- Trí tuệ giúp chúng ta tìm ra giải pháp trong khó khăn
- Trí tuệ giúp chúng ta có thể cống hiến cho người khác, cho cộng
động
4. Nêu giải pháp cho vấn đề: Để có được trí tuệ, chúng ta cần:
- Không ngừng học tập để tích lũy kiến thức
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
5. Bài học nhận thức và hành động.
6. Khẳng định lại vấn đề; nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5
văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

ĐỀ 8
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[…] Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng
biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách
gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn
thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm,
tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề
ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão
vừa xin tôi một ít bả chó…

26
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:
- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu
trúng, lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế
ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi
không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót
Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một
nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà
lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang (…) Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần
áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. (…) Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết
thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có
tôi với Binh Tư hiểu…
(Trích Lão Hạc, Nam Cao – Tác phẩm, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1975)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Đan xen giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Nhân vật trung tâm của đoạn trích trên là ai? (0,5 điểm)
A. Nhân vật “tôi”
B. Nhân vật lão Hạc
C. Nhân vật Binh Tư
D. Vợ của nhân vật “tôi”
Câu 4. Đâu là sự kiện chính của đoạn trích nói trên? (0,5 điểm)
A. Lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của nhân vật “tôi”
B. Nhân vật “tôi” hiểu lầm Lão Hạc
C. Lão Hạc xin Binh Tư bả chó
D. Lão Hạc ăn bả chó để tự tử
Câu 5. Nhân vật “tôi” có thái độ như thế nào đối với Lão Hạc? (0,5 điểm)
A. Kính trọng
B. Thất vọng
C. Khinh bỉ
D. Xa lánh
Câu 6. Cái chết của lão Hạc phản ánh bi kịch gì của người nông dân trước Cách mạng
tháng Tám? (0,5 điểm)
A. Bi kịch bị tha hóa
B. Bi kịch bị lưu manh hóa
27
C. Bi kịch bị bần cùng hóa
D. Bi kịch bị cự tuyệt
Câu 7. Giá trị nào của văn học được thể hiện rõ nét ở đoạn trích nói trên? (0,5 điểm)
A. Giá trị nhận thức
B. Giá trị nhân đạo
C. Giá trị giáo dục
D. Giá trị thẩm mĩ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Theo bạn, tình tiết nào giúp tạo nên sự kịch tính cho văn bản? Vì sao? (0,5 điểm)
Câu 9. Từ văn bản trên, bạn rút ra được bài học gì khi đánh giá một con người? (1,0
điểm)
Câu 10. Nêu cảm nhận của bạn về vẻ đẹp nhân cách của nhân vật lão Hạc được thể hiện
ở đoạn trích trên. (Viết khoảng 5 – 7 dòng)
II. LÀM VĂN
Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong một truyện
ngắn mà bạn yêu thích.
ĐÁP ÁN ĐỀ 7
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0.5
2 A 0.5
3 B 0.5
4 D 0.5
5 A 0.5
6 C 0.5
7 B 0.5
8 Học sinh tự do lựa chọn tình tiết, miễn là có lí giải thuyết phục. 0.5
Tham khảo: Tình tiết Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư. Vì nó gây
ra sự hiểu lầm và thất vọng cho nhân vật tôi. Để rồi, khi hiểu ra sự
thật, nhân vật tôi sẽ lại càng thêm kính trọng lão Hạc.
9 Bài học: Khi đánh giá một con người, chúng ta cần cẩn trọng, 1.0
không nên vội vàng; phải giữ vững niềm tin vào bản chất tốt đẹp,
tính bản thiện của con người.
10 Tham khảo một số ý sau: 1.0
- Dù nghèo những giàu lòng tự trọng:
+ Không nhận sự giúp đỡ từ nhân vật tôi
+ Nhịn ăn để tiền làm ma vì không dám liên lụy đến hàng xóm,
láng giềng.
- Giàu tình thương:
+ Khóc vì trót lừa một con chó
+ Quyết chết để giữ lại mảnh vườn cho con trai
II VIẾT 4,0

28
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong một truyện ngắn mà
bạn yêu thích. Ở đây xin chọn phân tích, đánh giá chủ đề và nhân
vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng
thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
2. Khái quát chủ đề của truyện:
- Phản ánh bi kịch bần cùng hóa của người nông dân trước Cách
mạng tháng Tám.
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.
3. Phân tích nhân vật lão Hạc: là nhân vật giúp thể hiện chủ đề của
tác phẩm.
a. Tóm tắt sơ lược hoàn cảnh nhân vật: Là người nông dân nghèo,
lương thiện, bị bần cùng hóa đến mức phải bán con chó mà lão
thương yêu, và cuối cùng, vì quyết để lại mảnh vườn cho con trai
lấy vợ, đã phải ăn bả chó tự vẫn.
b. Phân tích nhân vật trong mối quan hệ với chủ đề tác phẩm:
- Lão Hạc là nhân vật điển hình cho quá trình bần cùng hóa của
người nông dân trước Cách mạng:
+ Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn.
+ Tài sản trong nhà không có gì ngoài ba sào vườn, một túp lều
nhỏ và một con chó.
+ Không có tiền cho con trai cưới vợ, người con trai bỏ đi đồn
điền cao su, bỏ lại lão sống một mình.
+ Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định
bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con
vật mà còn giống như một người bạn.
+ Cuối cùng, vì tự trọng và vì khốn quẫn, lão đã phải ăn bả chó để
tự tử.
- Lão Hạc là nhân vật thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam
Cao:
+ Ông đã làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân: dù
nghèo nhưng họ giàu tình yêu thương, đầy tinh thần trách nhiệm
và lòng tự trọng.
+ Nam Cao đã thể hiện sự đồng cảm, xót thương với bi kịch của
lão Hạc, được gửi gắm qua lời của nhân vật ông giáo
29
+ Gián tiếp lên án, tố cáo xã hội đương thời đã đẩy người nông
dân vào cảnh cùng đường.
4. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5
văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

ĐỀ 9
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
HUYỆN TRÌA: (-Uẩy!)
Nói làm chi việc rối
Ai có tiếc làm chi.
Phàm tu hành mà đã xuất gia,
Có phát giới đánh đòn phát lạc 1
THẦY NGHÊU: (Từ gầm giường bò ra)
- Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc! 2
Thiện xử phân! Thiện xử phân! 3
(Bẩm quan lớn, lời quan dạy rất minh, chứ thầy Đề ngồi trong thúng mơ kia nói mới ức chớ!
Bẩm quan lớn!)
Chơn vi phụ mẫu chi dân.
(Chứ thầy Đề)
Chỉ thị dâm ô chi loại
Như thầy tu phá giới,
Thời bất quá đánh đòn,
Còn thầy Lại phạm giam
Thật ắt là tội chết!
ĐỀ HẦU: (Lồm cồm bò ra)
- Đầu đuôi tại mụ Hến,
Mưu mẹo bởi lão thầy tu.
Rày quan Huyện trớ trêu,
Mắc đàn bà quá tội.
Tôi cam chịu lỗi
Ai biết mà chê
Trong nha môn từ Huyện đến Đề
Còn tạo lệ không mời luôn thể!
HUYỆN TRÌA: - Thầy Lại làm nên quá tệ,
Như nhà sư bắt chước cố trêu.
1
Đánh đòn trị tội bằng roi
2
Lòng vui sướng! Lòng vui sướng!
3
Khéo phân xử! Khéo phân xử!
30
Mắc cỡ lêu lêu!
Lêu lêu mắc cỡ!
Rất nên quái gở,
Làm việc lăng nhăng!
Hễ miếng to bây quyết kiếm ăn,
Còn đồ vặt bay làm sạch trụi.
Thầy tu khá lui về cho khỏi
Đề Lại mau cõng mỗ về nhà.
Dằn lòng thôi chớ ngứa nghề,
Giữ dạ đừng tham của lạ.
THỊ HẾN: - Tâm khoái dã! Tâm khoái dã 4
Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên! 5
Thế thầy tu hết tới ngõ nói điên,
Rày quan huyện hết tới nhà làm bậy.
Giữ tiết hạnh một đường cho toại
Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng.
(Hạ)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích trên gợi cho bạn nhớ đến vở tuồng nào đã được học trong SGK Ngữ
văn 10? (0,5 điểm)
A. Sơn Hậu
B. Nghêu, Sò, Ốc, Hến
C. Trương đồ nhục
D. Trần Bồ
Câu 2. Đoạn trích trên thuộc thể loại tuồng nào sau đây: (0,5 điểm)
A. Tuồng cung đình
B. Tuồng bác học
C. Tuồng dân gian
D. Tuồng cải lương
Câu 3. Lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích là: (0,5 điểm)
A. Đối thoại
B. Độc thoại
C. Bàng thoại
D. Tiếng đế
Câu 4. Những nhân vật đến nhà Thị Hến thuộc lớp người nào trong xã hội? (0,5 điểm)
A. Nông dân và quan lại
B. Trọc phú và quan lại
C. Quan lại và nhà sư
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5. Những lời in nghiêng trong đoạn trích có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Dẫn dắt xung đột
B. Diễn tả hành động
4
Lòng khoái thích! Lòng khoái thích!
5
Kế vui thành! Kế vui thành!
31
C. Miêu tả tâm trạng
D. Thể hiên thái độ của tác giả
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung của đoạn trích? (0,5 điểm)
A. Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hàu đến chơi nhà Thị Hến
B. Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hàu đến tán tỉnh Thị Hến
C. Thị Hến cho mời Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hàu đến nhà mình và gài bẫy cả ba người
D. Thị Hến bóc trần bản chất háo sắc của Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hàu
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên giá trị chủ đề của đoạn trích? (0,5 điểm)
A. Phê phán thói háo sắc của bọn quan lại và thầy chùa phá giới, đồng cảm với số phận người
phụ nữ trong xã hội phong kiến
B. Phê phán thói háo sắc của bọn quan lại và thầy chùa phá giới, đồng thời ca ngợi sự khôn
ngoan của Thị Hến
C. Phê phán thói háo sắc của bọn quan lại và thầy chùa phá giới, đồng thời ca ngợi sự khôn
ngoan, tiết hạnh của Thị Hến
D. Phê phán, châm biếm, đả kích thói háo sắc của bọn quan lại và thầy chùa phá giới, đồng
thời ca ngợi sự khôn ngoan, tiết hạnh của Thị Hến
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Tình huống tạo nên tiếng cười trong đoạn trích là gì? (0,5 điểm)
Câu 9. Từ đoạn trích trên và đoạn trích “Huyện đường” đã được học trong SGK, bạn có
nhận xét gì về hình ảnh của bọn quan lại trong cách nhìn của tác giả dân gian? (1,0 điểm)
Câu 10. Dựa vào lời thoại của nhân vật Thị Hến ở cuối đoạn trích, hãy viết khoảng 5 – 7
dòng nêu cảm nhận của bạn về nhân vật này. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đố kị.
ĐÁP ÁN ĐỀ 9
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0.5
2 C 0.5
3 A 0.5
4 C 0.5
5 B 0.5
6 C 0.5
7 D 0.5
8 Tình huống tạo nên tiếng cười trong đoạn trích là: Cả ba nhân vật 0.5
Huyện Trìa, Đề Hàu, Thầy Nghêu đều bị Thị Hến gài bẫy dụ đến
nhà và tự tố cáo bản tính dâm ô của nhau.
9 Nhận xét về hình ảnh bọn quan lại trong cái nhìn của tác giả dân 1.0
gian: Tham lam, vì ăn của đút mà xử án bất chấp công lí; đã thế
chúng lại bỉ ổi, dâm ô. Tác giả dân gian thể hiện thái độ đả kích,
châm biếm, phê phán mãnh liệt.
10 Cảm nhận về nhân vật Thị Hến: 1.0
- Đây là một người phụ nữ khôn ngoan, sắc sảo trong việc bày
32
mưu tính kế gài bẫy bọn quan lại và thầy tu phá giới
- Một người phụ nữ có bản lĩnh, vì dám đấu lại với bọn đàn ông,
mà đó là bọn đàn ông có quyền lực.
- Một người phụ nữ đoan chính, tiết hạnh.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đố kị
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được
vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ
thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng
thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ
bỏ; nêu lý do hay mục đích viết bài luận.
2. Giải thích vấn đề: Đố kị là ganh tị, kèn cựa khi thấy người khác
hơn mình ở một công việc hoặc một lĩnh vực nào đó.
3. Tác hại của thói đố kị:
- Khiến chúng ta mất thời gian vào việc bực tức, kèn cựa với
người khác mà không có thời gian để đầu tư phát triển bản thân
- Khiến chúng ta rơi vào trạng thái tâm lí tiêu cực
- Khiến chúng ta trở nên xấu xí, ti tiểu trong mắt người khác
4. Lợi ích của việc từ bỏ thói đố kị:
- Có thời gian để tập trung đầu tư phát triển bản thân
- Có đời sống tinh thần thoải mái, nhẹ nhõm
- Được mọi người tôn trọng, yêu mến
5. Giải pháp để từ bỏ thói đố kị:
- Tôn trọng thành quả của người khác
- Tập trung tâm trí vào công việc của mình
- Bao dung và học hỏi từ những người khác
6. Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói đố kị; thể hiện niềm
tin vào sự cố gắng hay hy vọng ở sự thành công của người được
thuyết phục.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, 0,5
văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

33

You might also like