You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II- LỚP 10

BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2022- 2023

1. MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức. Học sinh ôn tập kiến thức :
- Thơ văn Nguyễn Trãi
- Các phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ...
- Hiểu biết về đời sống, quan niệm, nhận thức đúng đắn về con người, cuộc đời
1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản
- Viết bài văn nghị luận xã hội
2. NỘI DUNG
2.1. Phần đọc hiểu
- Nhận biết: Nhận biết được phương thức biểu đạt, thể loại, từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, các biện
pháp tu từ …
- Thông hiểu:
 Hiểu được nội dung chính của văn bản.
 Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
 Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…
- Vận dụng: Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, rút ra bài học từ văn bản (đọạn
trích)
2.2. Phần Làm văn
- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
2.2.3 Thời gian làm bài: 90 phút
2.2.4. Ma trận
Mức độ nhận thức Tổng số câu
Thông Vận Vận dụng
TT Nội dung kiến thức Nhận biết hiểu dụng cao TL TN
1 Đọc hiểu 20% 20% 10% 0 3 8
2 Làm văn 10% 10% 20% 10% 1
Tổng Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 4 8

2.3.1 Câu hỏi đọc hiểu:


- Mức độ nhận biết:
+ Xác định phương thức biểu đạt chính của “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
+ Bài thơ “Dục Thúy Sơn” của Nguyễn Trãi được viết theo thể thơ nào?
+ Trong bài “Dục Thúy sơn”, trước vẻ đẹp như “Cảnh tiên rơi cõi tục” của núi Dục Thúy,
Nguyễn Trãi nhớ tới ai?

- Mức độ thông hiểu:
+ Nêu chủ đề bài thơ “Dục Thúy sơn” của Nguyễn Trãi
+ Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy giúp anh/ chị cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn
nhà thơ như thế nào?
+ Em hiểu thế nào về hai câu mở đầu “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi?
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
- Mức độ vận dụng:
+ Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu,
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
(Trích “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn trãi)
+ Thông điệp em rút ra được sau khi đọc “Dục Thúy sơn” của nguyễn Trãi
2.3.2. Câu hỏi tạo lập văn bản nghị luận:
(Câu hỏi thể hiện cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao)
- Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa hòa bình đối với cuộc sống con người.
- Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội của thanh niên Việt Nam
hiện nay.
- Đọc đoạn trích:
Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước
hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ
chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời. Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp
đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời
vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh để xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm
núi. (...) Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện hơn. Một ông lão băng qua
cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đội tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chấm chậm
và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng
cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng. Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó
tiến dần ra phía biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới
hồi kết. Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một
vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Missisippi và sông Amazon đều đã hình thành
những châu thổ tựa như hình chiếc lược tại nơi chúng gặp gỡ biển cả. Đều có khởi nguồn như một
bờ cát nhỏ cuối cùng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và
rộng rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên
thế giới- món quả cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại
dương vào lúc cuối đời.
(Trích “Bí mật của nước”, Masaru Emoto, NXB Lao động 2019, tr.90-93)
Thực hiện yêu cầu:
Từ đoạn trích trên, anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về sự cần thiết của lối sống cống
hiến.

2.4. Đề minh họa


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn - Lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I.ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 21

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,


Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám (1),
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn (2).
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.

(Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú)
Chú thích: (1) và (2): Lấy ý từ câu tục ngữ "Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng
chịu đòn". Chữ "đau răng ăn cốm" là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn
cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới
mà thành cốm..mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;
A. Biểu cảm, nghị luận
B. Biểu cảm, tự sự
C. Nghị luận, tự sự
D. Nghị luận, thuyết minh
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
D. Tự do
Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?
A. Hai câu thực
B. Hai câu luận
C. Hai câu thực và hai câu luận
D. Hai câu đề và hai câu thực
Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ dân gian nào?
A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm
B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu 5.Ý nghĩa nhan đề “Bảo kính cảnh giới”:
A.Gương báu răn mình
B. Gương soi răn mình
C. Làm thơ để răn mình
D. Làm thơ để giáo huấn.
Câu 6
Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại
B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên
khôn ngoan.
C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.
D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.
Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí
B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành ngữ dân gian
C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.
D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.
Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của Nguyễn Trãi là:
A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết
giao với người xấu.
B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để học nết hay,
chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.
C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy
D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.
Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục
ngữ này.
Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp
Đen gần mực đỏ gần son.
Câu 10. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại
Kết mấy người khôn học nết khôn.
II. Làm văn (5 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và
rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học
hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng
không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất
bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện,
J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ
sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt
phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu
tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó
cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay
“Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh
để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ? Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)

Từ đoạn trích, anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến Thất bại
không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới
thành công.
Hà Nội ngày 20/2/2023
Tổ trưởng

Nguyễn Thị Thanh Thủy

You might also like