You are on page 1of 11

Ngày soạn:

Ngày dạy:
BÀI 1. TÔI VÀ CÁC BẠN
(Thời gian thực hiện: 14 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
1.1. Năng lực ngôn ngữ và văn học
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời
người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ,
hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc
sử dụng từ láy trong văn bản.
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết văn bản bảo đảm
các bước.
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học (chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập; biết điều
chỉnh thái độ, cảm xúc, hành vi của bản thân sau khi rút ra được bài học nhận thức từ việc
đọc hiểu văn bản;).
- Giao tiếp và hợp tác (Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; biết
chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những
công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm).
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Phát hiện được những tình huống có vấn đề đặt ra
trong cuộc sống thông qua bài học; biết phân tích và đề xuất được các giải pháp một cách
linh hoạt khi giải quyết vấn đề ấy).
2. Phẩm chất
- Nhân ái, chan hòa, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, Kết nối, tập 1.
III. Tiến trình dạy học
A. DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN 1. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (3 tiết)
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
TRƯỚC GIỜ HỌC
Trước giờ học, GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 1.
TRÊN LỚP
Hoạt động 1. Khởi động và xác định nhiệm vụ học tập
1.1. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học; huy động
tri thức nền và trải nghiệm của học sinh về những điều đã trải qua trong thực tiễn; xác
định vấn đề học tập.
1.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
- GV sử dụng kĩ thuật công não bằng cách viết
lên bảng từ khoá: Trải nghiệm.
- Sau đó, GV đặt câu hỏi:
? Thế nào là trải nghiệm? - Học sinh phát biểu cá nhân.
Hãy chia sẻ những trải nghiệm ấn tượng (vui, - Học sinh chia sẻ trải nghiệm của bản thân.
buồn, hạnh phúc,…) trong cuộc sống mà mình
đã trải qua.

Dựa vào chia sẻ của HS để kết nối với văn bản - Lắng nghe.
Bài học đường đời đầu tiên: Ai trong chúng ta
cũng có những trải nghiệm của riêng mình. Có
trải nghiệm vui, trải nghiệm buồn và cả trải
nghiệm khiến chúng ta thay đổi, trưởng thành
hơn. Chủ đề Tôi và các bạn hướng đến những
trải nghiệm sâu sắc về tình bạn, tình cảm với
những người xung quanh; trong đó, đoạn trích
Bài học đường đời đầu tiên nằm trong Dế Mèn
phiêu lưu kí hứa hẹn là một trải nghiệm đáng
nhớ, để lại trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới


2.1. Mục tiêu: Giúp HS khám phá và hình thành kiến thức về một số yếu tố hình thức,
nội dung của văn bản Bài học đường đời đầu tiên, từ đó phát triển kĩ năng đọc hiểu văn
bản truyện đồng thoại.
2.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
1. Đọc và tìm hiểu chung
- Yêu cầu HS trình bày kết quả trong phiếu học a) Tri thức ngữ văn
tập số 1 đã chuẩn bị ở nhà. - Trình bày.
- Chốt lại các khái niệm về truyện đồng thoại, cốt (Kết quả cần đạt ở phần Tri thức ngữ văn, SGK/11).
truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời nhân vật.
- Yêu cầu học sinh đọc trước ở nhà phần: Thông b) Tác giả, tác phẩm.
tin tác giả ở mục Sau khi đọc. - HS trình bày suy nghĩ.
- Kết hợp kiểm tra hiểu biết của học sinh về tác (1) Tên khai sinh của Tô Hoài là Nguyễn Sen (1920 –
giả, tác phẩm, thể loại truyện đồng thoại, đặc 2014). Tô Hoài chỉ là bút danh và ông là nhà văn của thiếu
điểm nhân vật, ngôi kể,... nhi với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Ông sinh ra tại Hà Nội.
Phong cách sáng tác của Tô Hoài có lối trần thuật hóm
hỉnh, sinh động của người từng trải. Vốn từ ngữ giàu có,
nhiều khi rất bình dân nhưng có sức lôi cuốn người đọc
(2) Dế mèn phiêu lưu kí thuộc thể loại truyện đồng thoại.
Truyện được sáng tác năm 1941.
(3) Đoạn trích thuộc chương 1
(4) Dế mèn phiêu lưu kí được kể bằng lời nhân vật Dế
mèn, theo ngôi kể thứ nhất
(5) Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật
làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được
các nhà văn miêu tả, khắc hoạ như con người (gọi là nhân
cách hoá)
c) Đọc
- Gọi 2 HS đọc to toàn bộ văn bản. - Yêu cầu: đọc to, rõ ràng.
Giọng đọc: to, rõ ràng, chú ý thể hiện đúng giọng
đọc của các nhân vật trong truyện.
- Mời một số HS chia sẻ những nội dung tiếp - Trình bày kết quả đọc các chỉ dẫn một cách ngắn gọn.
nhận được từ văn bản theo các chỉ dẫn đọc ở bên
phải văn bản. - Lắng nghe, tự rút kinh nghiệm.
- Nhận xét về kết quả tự học và trả lời các câu hỏi
chỉ dẫn đọc của HS.
2. Đọc hiểu chi tiết
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
a. Nhân vật Dế Mèn
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, chia sẻ và thảo - Học sinh thảo luận theo cặp.
luận trong 3 phút nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2. - Đại diện học sinh trình bày sản phẩm.
- GV lắng nghe và mời nhóm khác nhận xét, bổ
sung. - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt đáp án. - Học sinh lắng nghe và chữa đáp án cho nhóm mình.
Sản phẩm cần đạt:
- Về hình thức, Dế Mèn tự miêu tả qua những chi tiết về
hình dáng: càng mẫm bóng; vuốt cứng dần, nhọn hoắt;
cánh dài kín tận chấm đuôi; răng đen nhánh,...
- Về hành động: co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn
cỏ, vũ cánh phành phạch giòn giã, nhai ngoàm ngoạp,...
- Dế Mèn tự đánh giá bản thân thể hiện qua từ ngữ như:
chàng dế thanh niên cường tráng, rất bướng, hãnh diện,...
- Quan hệ của Dế Mèn với hàng xóm thể hiện qua các
hành động: cà khịa, to tiếng, quát chị Cào Cào, đá và ghẹo
anh Gọng Vó,...
=> Từ đó có thể thấy tính cách Dế Mèn: tự tin, biết chăm
sóc bản thân, sống điều độ,... nhưng cũng rất kiêu ngạo,
hung hăng, hiếu thắng, hay bắt nạt kẻ yếu.
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 2, 3/SGK/19. - Trình bày cá nhân. Sản phẩm cần đạt:
(2) Đọc phần một đoạn trích, nêu một số chi tiết + Các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ thường thể hiện
miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm đặc điểm loài vật.
của con người. + Các chi tiết miêu tả lời nói, ý nghĩ thường gợi đến hình
ảnh con người.
(3) Em thích hoặc không thích điều gì trong cách - HS có thể bày tỏ ý kiến riêng đánh giá về mặt tích cực và
Dế Mèn tự miêu tả và đánh giá về bản thân ở phần tiêu cực ở Dế Mèn.
một ? Vì sao? (Cách miêu tả và đánh giá bản thân của Dế Mèn thể hiện
nhiều đặc điểm: tự tin, khoẻ mạnh, biết chăm sóc bản
thân,... nhưng cũng rất kiêu ngạo, hung hăng, hiếu thắng,
hay bắt nạt kẻ yếu.)
b. Mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
- Mời HS đọc đoạn (2), (3) - Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
- Hoàn thành phiếu học tập số 3
- GV lắng nghe và mời nhóm khác nhận xét, bổ  Đại diện học sinh trình bày sản phẩm.
sung.  Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Học sinh lắng nghe và chấm chéo đáp án cho nhóm
- GV chốt đáp án. bạn.
- GV kiểm tra phần chấm chéo của các nhóm.  Giáo viên chốt lại phiếu học tập với đáp án:
(Nội dung phiếu học tập - Ngoại hình Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu, cánh
- Phần Bảng ngắn củn, càng bè bè, râu ria cụt ngủn, mặt mũi ngẩn ngẩn
1. Lời Dế Mèn miêu tả về Dế Choắt ngơ ngơ.
2. Lời Dế Mèn nhận xét về hang ở của Dế Choắt - Hang: bới nông sát mặt đất...
3. Cách Dế Mèn và Dế Choắt xưng hô với nhau - Từ ngữ xưng hô: ta – chú mày.
4. Lời từ chối của Dế Mèn khi Dế Choắt ngỏ lời - Lời từ chối: Đào tổ nông thì cho chết!
- Phần câu hỏi => Những lời nói trên thể hiện thái độ:
2. Nhận xét về mối quan hệ của Dế Mèn và Dế + Dế Mèn: Ngạo mạn, coi thường người khác, bắt nạt kẻ
Choắt. yếu, lối cư xử ích kỉ.
+ Dế Choắt: Sợ sệt, khiêm nhường, tự ti
 Chốt lại kiến thức.
a. Bức chân dung của Dế Choắt qua lời kể của Dế Mèn
Hình dáng Tính cách
- Người gầy gò và dài lêu Có lớn mà không có
ngêu khôn
- Cánh ngắn đến giữa lưng, hở - Ăn xổi ở thì
cả mạng sườn
- Đôi càng bè bè, nặng nề
trong xấu xí
- Râu ria chỉ cụt một mẩu
Kết luận:
- Là người có sức khoẻ kém, luôn nhún nhường, hoà
nhã với người khác
- Là kẻ tự ti, không biết nhìn xa trông rộng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
=> Tấm gương phản chiếu, đối lập of Dế Mèn.
b. Thái độ của Dế Mèn và Dế Choắt qua cuộc hội thoại
- Nội dung đoạn hội thoại: Diễn ra khi Dế Mèn qua hang
Dế Choắt chơi và được nghe lời thỉnh cầu của Choắt.
- Thái độ Dế Choắt
+ Xưng hô: Anh – em
+ Giọng điệu: Lễ phép, khiêm nhường “Thưa anh”, “Song
anh có cho phép em mới dám nói”, “Anh đã nghĩ thương
em”
=> An phận, tự ti, luôn cầu cạnh sự giúp đỡ của kẻ mạnh
=> Đáng thương, tự ti về hoàn cảnh.
- Thái độ Dế Mèn.
+ Từ ngữ xưng hô: ta – chú mày.
+ Thái độ, giọng điệu: Hách dịch, khinh thường, chê bai
“Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá thế”, “Được chú mình
cứ nói thẳng thừng ra nào”,
+ Hành động: Hách răng, xì mắng, bỏ về “Hức! Thông
ngách sang nhà ta ?, Dễ nghe nhỉ!”…
+ Lời từ chối: Đào tổ nông thì cho chết!
=> Những lời nói trên thể hiện thái độ: Ngạo mạn, coi
thường người khác, bắt nạt kẻ yếu, hóng hách, kiêu căng.

c. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn


- Mời HS đọc đoạn đoạn 4 và đoạn 5 và chỉ ra - Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi số 1 “Nguyên nhân gây
nguyên nhân gây ra hậu qua cho Dế Choắt ? nên hậu quả cho Dế Choắt”
- Học sinh thực hiện phiếu bài tập số 3. - Giáo viên sửa chữa, củng cố.
Yêu cầu phiếu: Hoàn thành bảng dưới đây để thấy a. Nguyên nhân gây nên bài học cho Dế Mèn:
được sự thay đổi trong tính cách của Dế Mèn => Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt bị vạ lây
Trước đây Khi nhận ra - Hoàn cảnh: Trời mưa lớn, tất cả những người bạn khác
bài học cũng bay về vùng nước mới kiếm mồi
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
Xưng hô - Hành động: Gây sự bằng câu hát “Cái cò, cái Vạc, cái
Lời nói Nông…Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn”
Hành - Mục đích
động + Thoả mãn thói nghịch ranh của mình
Thái độ + Ra oai với Dế Choắt
với Dế - Kết cục: Dế Choắt bị chị Cốc hiểu lầm và tính sổ dẫn đến
Choắt mất mạng.
Kết luận b. Chuyển biến trong suy nghĩ của Dế Mèn

Trước đây Khi nhận ra bài học


Xưng Ta – chú mày Tôi – anh
- Mời HS phát biểu cá nhân nêu ý kiến về bài học hô
đường đời đầu tiên của Dế Mèn Lời + Sao chú mày sinh + “Nào tôi đâu biết cơ
nói sống cẩu thả quá thế”. sự lại ra nỗi này !”,
+ Hức! Thông ngách + “Tôi hối lắm”
sang nhà ta ?, Dễ nghe
nhỉ!”
Hành +Chọc phá, ra oai với + Sợ hãi, nằm im khi
động mọi người thấy chị Cốc tín sổ với
+ Bỏ ngoài tai lời cầu Dế Choắt
xin của người khác + Quan tâm, hỏi han,
lo lắng cho hậu sự của
Dế Choắt
Thái Hách dịch, hung hăng, Hối lỗi, ân hận, sợ hãi
độ coi thường và luôn và thương xót khi thấy
với muốn ra oai, chứng tỏ cảnh tượng Dế Choắt
Dế sức mạnh của mình vì mình mà thoi thóp
Choắt rồi tắt thở.
Kết + Dế Mèn: từ kẻ ngông cuồng, kiêu ngạo sau
luận khi không đủ sức để bảo vệ bạn mình đã vô
cùng hối hận, sợ hãi và đau đớn lo lắng hậu sự
cho Dế Choắt.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
+ Những lời Dế Choắt nói trước khi tắt thở
khiến Dế Mèn xúc động và tỉnh ngộ, khiến anh
phải nhìn lại chính mình.

 Bài học đường đời đầu tiên được rút ra.


- Không kiêu căng, tự phụ, có hành động xốc nổi.
- Sống yêu thương, có tinh thần đùm bọc, giúp đỡ
người khác
- Sống vị tha, cao thượng.

3. Tổng kết
- GV tổng kết mẫu văn bản đầu tiên, những nét - Học sinh lắng nghe và ghi chép vào vở.
tiêu biểu về nghệ thuật, nội dung của văn bản Bài 1. Nghệ thuật
học đường đời đầu tiên. - Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động; trí tưởng
- GV gợi ý cho HS vẽ sơ đồ tư duy theo hình sau: tượng độc đáo khiến thế giới loài vật hiện lên dễ hiểu như
thế giới con người.
- Ngôi kể thứ nhất, thể hiện được tính cách, tâm tư, tình
cảm của nhân vật một cách chân thực, sinh động, gần gũi
với người đọc.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ giàu chất
tạo hình.
2. Nội dung
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính
nết còn kiêu căng xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc
nên đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt khiến Dế
Mèn ân hận và nhận ra bài học đường đời của mình.
- Văn bản đưa đến nhiều thông điệp ý nghĩa với người đọc,
đặc biệt là với người đọc trẻ tuổi: cần biết tôn trọng và
giúp đỡ người khác, cần học hỏi và đứng dậy sau những
sai lầm của bản thân, …
- Học sinh lắng nghe và ghi chép vào vở.
3. Cách đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
Khi đọc hiểu một tác phẩm truyện đồng thoại, các em cần
- GV Hướng dẫn học sinh tổng kết cách đọc hiểu chú ý nhận diện các yếu tố:
văn bản truyện đồng thoại. - Cốt truyện (gồm các sự kiện chính là gì?)
- Nhân vật.
- Lời người kể chuyện.
- Lời nhân vật.
- Người kể chuyện (ngôi thứ nhất/ngôi thứ ba).
- Bài học, thông điệp của câu chuyện.

Hoạt động 3. Luyện tập, vận dụng


3.1. Mục tiêu: Giúp HS luyện tập, thực hành vận dụng kiến thức về thể loại truyện đồng
thoại và áp dụng kiến thức đã có vào giải quyết tình huống thực tiễn.
3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
1. Viết đoạn văn
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, thực hiện HS đọc đề và viết được đoạn văn đúng yêu cầu:
bài tập vào vở. - Hình thức:
Em hãy đóng vai Dế Mèn, viết đoạn văn + Lùi đầu dòng một ô (khoảng 1,5cm), không
(khoảng 5 – 7 câu) về bài học đường đời đầu xuống dòng.
tiên mà nhân vật này đã rút ra được cho mình. + Dung lượng: 5 – 7 câu.
+ Kể theo ngôi thứ nhất.
+ Diễn đạt đúng chính tả, ngữ pháp; trình bày
cẩn thận, sạch sẽ.
- Nội dung: đóng vai nhân vật Dế Mèn, rút ra
bài học đường đời đầu tiên của mình.
Gợi ý: Em có thể nêu bài học được khái quát
trong lời kể của Dế Mèn (hung hăng, hống hách
láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu
dại của mình thôi,… nếu đã trót không suy tính,
lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối
cũng không thể làm lại được) hoặc lời trăng trối
của Dế Choắt (…ở đời mà có thói hung hăng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh và sản phẩm cần đạt
bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi
cũng mang vạ vào mình đấy).
2. Đọc bài viết và nhận xét, đánh giá
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh. - Học sinh đọc bài viết của mình.
- Đối chiếu vào tiêu chí đánh giá.
- Gọi học sinh trình bày, nhận xét. - Học sinh khác nhận xét, góp ý.
Đánh giá được bài viết theo các tiêu chí sau:
1 Đúng hình thức đoạn văn 1,0 điểm
2 Đủ dung lượng 5 – 7 câu 1,0 điểm
3 Kể theo ngôi thứ nhất 1,0 điểm
4 Diễn đạt đúng chính tả,
1,0 điểm
ngữ pháp
5 Đảm bảo đúng và đủ nội 4,0 điểm
dung cơ bản của sự việc
6 Cách nhìn và giọng kể phù 2,0 điểm
hợp nhân vật

SAU GIỜ HỌC


- Vẽ một bức tranh miêu tả chi tiết trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên mà
em yêu thích nhất. (Buổi học sau, giáo viên cho con trình bày ý tưởng trước lớp). Sản
phẩm tranh trưng bày và triển lãm tại bảng tin lớp hoặc lưu trữ trong hồ sơ học tập của
HS.

You might also like