You are on page 1of 3

BỘ ĐỀ THI THỬ LẦN 1

Đề 1
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1(2.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“… Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung
Quân)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên ? (0.5 điểm) 
b) Xác định nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm) 
c) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
(1,0 điểm) 
Câu 2 (3 điểm):
Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một bài văn (khoảng 300 từ) trình
bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người. 
Câu 3 (5.0 điểm):
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Ngữ Văn 9- tập I).

……………………. HẾT …………………


Đề 2

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 VÒNG 1


Năm học: 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có
những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những
đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa
hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù
không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu,
thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể
mang đến cho đời.
[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh
dịch, NXB Thế giới, 2018)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b) Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn:
“Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm
và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những
cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường”.
c) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu sau: “Hãy bung nở đóa hoa của
riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”.
d) Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một
đóa hoa ” không? Vì sao?
Câu 2. (3.0 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của
ước mơ trong cuộc đời của mỗi con người.
Câu 3. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm
Làng (Ngữ Văn 9. Tập 1, NXB GD Việt Nam, năm 2006) của nhà văn Kim Lân.

…………………Hết………………..
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đề 3

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT


NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: ( 2điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Hãy sống như đời sông, để biết yêu nguồn cội


Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, để thấy bờ bến rộng
Hãy sống và ước vọng, để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la


Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông


Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
( Trích lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn)
a. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
b. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong hai câu sau:
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
c. Hãy tìm và chép lại hai câu tục ngữ Việt Nam được gợi nhớ từ nội dung của câu
hát: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội.
d. Theo em, qua đoạn trích tác giả muốn gửi đến người đọc bức thông điệp gì ?
Câu 2: ( 3 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 từ)
nêu suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống đẹp.
Câu 3: ( 5 điểm)
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà (Ngữ văn 9
- tập 1) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

You might also like