You are on page 1of 5

Ôn luyện Ngữ văn 9 vào 10 Nguyễn Thị Hoa CNN - 0972447177

Tài liệu này dành cho học sinh lớp dài hạn
Họ và tên học sinh:..............................................Trường...................................
******
ĐỀ ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 4
PHẦN I. (6.0 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Chàng đi chuyến này, thiếp không mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo
gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ
rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút,
quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì khiến
cho tiện thiếp băn khoăn mẹ hiền lo lắng.... (Nguyễn Dữ, Chuyện người con
gái Nam Xương)
1. Đoạn văn thể hiện lời của ai nói với ai ? Lời nói đó trong hoàn cảnh nào ?
2. Người nói bộc lộ mong ước gì ? Mong ước đó thể hiện ý nghĩa gì ?
3. Viết đoạn văn 12 câu theo phép lập luận diễn dịch (có sử dụng 1 phép thế
và 1 thành phần biệt lập tình thái) cảm nhận nỗi lòng nhân vật (đã chỉ ra trong
ý 1) được gợi lên trong đoạn trích trên.
4. Hoàn cảnh của mà “thiếp” và “chàng” đang trải qua gợi cho anh/chị nhớ
đến đoạn trích nào đã học ở chương trình Ngữ văn THCS ? Ghi rõ tên tác
phẩm và tác giả của đoạn trích đó.
PHẦN II. (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là sinh viên Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội, mới tham gia
chương trình chuyển tiếp tại Anh được 2 tháng. Lần này tôi về nước vì không
phải đến trường trong thời gian dài…Từ khi đặt chân về nước, tôi được chuyển

Bác ngồi đó lớn mênh mông/Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non (Tố Hữu, Sáng tháng năm)
Ôn luyện Ngữ văn 9 vào 10 Nguyễn Thị Hoa CNN - 0972447177
thẳng đến khu cách ly. Mấy hôm nay, mặc dù không hay trang điểm nhưng tôi
vẫn đánh chút son vào buổi sáng, nào có ai ngắm, chỉ là tôi tự thấy mình xinh
đẹp, tươi tắn trong gương để tự tin, yêu đời hơn. Ngày nào cũng trong bộ quần
áo xanh của bệnh nhân nhưng hôm nay thay vì xoã tóc, tôi búi cao lên. Thay
đổi phong cách một chút, trông cũng được đấy chứ…Lấy chai nước nhỏ tưới
cho những bông hồng trong phòng, ngắm nghía chúng một lát, tôi tự mỉm cười
với chính mình. Mọi người nói tôi còn trẻ, sức đề kháng tốt, và ít nhất là cho
đến thời điểm hiện tại, tôi mới chỉ tức ngực một chút mà thôi. Tôi nhất định
phải mạnh mẽ.
Tôi viết bài này không phải để độc giả nghĩ rằng Covid-19 không đáng
sợ. Thực tế nó rất dễ lây lan và cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn người
trên thế giới trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không may mắc phải Covid ta
không phải cứ làm rối lên. Nó không hẳn là rất tồi tệ. Và quan trọng, bi quan
không giải quyết được vấn đề gì, vậy thì tại sao chúng ta không chọn lạc
quan ? (Cáp Thị Yến, theo Vnexpress)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?
2. Nhân vật “tôi” đang ở trong hoàn cảnh nào ? Cách nhìn và thái độ của “tôi”
đối với hoàn cảnh mình đang trải qua có gì đặc biệt ?
3. Viết đoạn văn 12 câu theo phép lập luận quy nạp trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống của mỗi người.
--------------------------Hết-------------------------

Bác ngồi đó lớn mênh mông/Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non (Tố Hữu, Sáng tháng năm)
Ôn luyện Ngữ văn 9 vào 10 Nguyễn Thị Hoa CNN - 0972447177

Họ và tên học sinh:.........................................Lớp:................


Ôn luyện vào ngày:........................................
------------------------------------------------------
PHẦN B: VĂN BẢN
Phiếu số 14: VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
Phần II: Tự luận (gồm 5 câu - thi Sở + Chuyên Ngữ + Chuyên Sư phạm)

Câu 1. Cuộc đời Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu
tác phẩm của mình một nhà thơ viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Và sau đó, tác giả thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
1. Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của
bài thơ ấy.
2. Từ những câu thơ đã trích dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho
biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào ? Sự thật là người đã ra đi
nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” ?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp
(có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và
niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
4. Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã
học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
(Đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn, Sở GD Hà Nội năm 2008)
Câu 2.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2015)
1. Tác giả của những câu thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh
xanh Việt Nam” là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?

Bác ngồi đó lớn mênh mông/Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non (Tố Hữu, Sáng tháng năm)
Ôn luyện Ngữ văn 9 vào 10 Nguyễn Thị Hoa CNN - 0972447177
2. Chỉ ra sự khác nhau về mặt ý nghĩa giữa hình ảnh “hàng tre bát ngát” ở câu thơ thứ hai
(“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”) và “cây tre trung hiếu” ở câu cuối (“Muốn làm
cây tre trung hiếu chốn này”) của bài thơ.
3. Việc lặp lại hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong
nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm
xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép
(gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng để làm phép nối).
(Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn, Sở GD Hà Nội năm 2016)
Câu 3. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Hình ảnh hàng tre xanh xanh Việt Nam thể hiện ý nghĩa gì? Trả lời trong 100 chữ.
Câu 4. “Viếng lăng Bác là bài ca thể hiện tình cảm chân thành, xúc động của Viễn Phương
và đồng bào miền Nam với Bác Hồ vô cùng kính yêu”.
Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 5. Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ Viễn Phương viết Viếng lăng Bác:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
(...)
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Còn trong bài Hoa trước lăng người, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
Là chân lí Bác chẳng nói nhiều hơn chân lí
Cả nước nghe, khi im lặng, Bác cười
Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác
Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.
Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng rõ sự tương đồng và khác biệt trong cảm
xúc về Bác Hồ kính yêu của hai nhà thơ.
(Đề thi vào Lớp 10 Chuyên, môn Ngữ văn, Sở GD và ĐT Hà Nội năm 2014)

Bác ngồi đó lớn mênh mông/Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non (Tố Hữu, Sáng tháng năm)
Ôn luyện Ngữ văn 9 vào 10 Nguyễn Thị Hoa CNN - 0972447177

---------------------Hết------------------

Bác ngồi đó lớn mênh mông/Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non (Tố Hữu, Sáng tháng năm)

You might also like