You are on page 1of 18

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GỢI Ý ĐÁP ÁN NGÂN HÀNG ĐỀ ÔN TẬP

SÓC TRĂNG KIỂM TRA HKII (2023-2024)


TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ 1
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Các phương thức biểu đạt của văn bản trên: Nghị 0.5
luận, biểu cảm và miêu tả.
2 Theo tác giả, để mái nhà thân yêu của ta có được sự 0.5
bình yên thì ta phải: tham gia vào quá trình thiết lập,
bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha,
bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng
sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể
bằng một giọt nước mát; không buông xuôi, kéo những
trái tim về gần với nhau, biến “nhà” thành một nơi ta
phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.
3 Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được
sử dụng trong văn bản trên.
*Các biện pháp tu từ: 0.5
- Điệp cấu trúc: “Nhà…”
- Điệp từ: “nhà”, “ta”,
- Điệp ngữ: “của một ai đó”
- Liệt kê: “nhà” đối với những người xa quê hương, đối
với những phi hành gia làm việc trên trạm không gian…
* Tác dụng: 0.5
- Làm cho lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình
ảnh, gợi cảm xúc.
- Nhằm nhấn mạnh cách cảm nhận về “nhà” rất riêng
trong mắt của mỗi người. "Nhà" mang đến cho ta sự
bình yên, hạnh phúc, thoải mái trong tâm hồn.
4 Bài học rút ra 1.0
Học sinh cần trả lời ngắn gọn bài học được rút ra dựa
trên những gợi ý của văn bản.
Gợi ý:
- Biết trân quý ngôi nhà thân yêu của mình.
- Có ý thức trách nhiệm xây dựng gia đình bình yên
và hạnh phúc.
- Luôn gắn kết với các thành viên trong gia đình, mọi
người phải yêu thương, đùm bọc, chở che nhau.
- Dù đi đâu, hay làm gì thì lòng vẫn luôn hướng về
gia đình và xem “nhà” là chốn bình yên để quay về…
Lưu ý: Học sinh trả lời 2/4 bài học: 0,5 điểm
Học sinh trả lời 3/4 bài học: 1,0 điểm
II LÀM VĂN 7.0

Tr: 1
Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng của
nhân vật Phùng trong đoạn trích dưới đây. Từ đó
nhận xét về sự chuyển biến nhận thức của người
nghệ sĩ này.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần 0.5
mở bài, thân bài, kết bài.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm 0.5
trạng của nhân vật Phùng trong đoạn trích. Nhận xét về
sự chuyển biến nhận thức của người nghệ sĩ này.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có
nhiều cách cảm nhận và diễn đạt nhưng phải hợp lí và
có sức thuyết phục. Cơ bản phải đạt được các ý sau:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.5
a. Cảm nhận về đoạn trích
* Về nội dung: 2.75
- Giới thiệu sơ lược về nhân vật Phùng
- Diễn biến tâm trạng:
+ Người đàn bà qua quan sát của Phùng
+ Người đàn ông qua quan sát của Phùng
+ Diễn biến tâm trạng của Phùng khi chứng kiến
cảnh bạo hành:
-> Đứng trước 1 tình huống bạo lực diễn ra quá
nhanh, Phùng không dấu nổi những cung bậc cảm
xúc, thái độ.
-> Theo lời kể của chính nhân vật Phùng, chứng
kiến cảnh tượng ấy. Anh đã “kinh ngạc đến mức
trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà
nhìn.”
-> Nguyên nhân Phùng kinh ngạc: Có thể sự việc
xảy ra quá nhanh khiến Phùng không kịp suy nghĩ
nhìn nhận. Cũng có thể do cảnh tượng ban nãy khi
chiếc thuyền đang ở ngoài xa. Vẻ lung linh huyền
ảo của 1 bãi biển sáng bình minh đã hoàn toàn biến
mất thay vào đó là cảnh tượng trớ trêu, cay đắng, tủi
thân...
-> Cảnh bạo lực khiến Phùng tỉnh ngộ và nhận ra
nhiều điều. Sau những phút chết lặng anh Phùng đã
có phản ứng "Tôi đã vất chiếc máy ảnh xuống đất,
chạy nhào tới ". Hành động của anh có ý nghĩa như
sự bênh vực, bảo vệ kẻ yếu - điều anh đã từng làm
trong chiến tranh. Điều đó thật đáng quý.
=) Đoạn văn đạt đến độ súc tích cao vừa diễn tả tâm

Tr: 2
trạng vừa diễn tả hành động, giúp người đọc hiểu
hơn về bản chất con người nghệ sĩ Phùng.
*Về nghệ thuật: 0.75
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá,
phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp,
làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và
có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tính cách.
- Lời văn giản dị mà sâu sắc…
* Nhận xét quá trình chuyển biến của nghệ sĩ 1.0
Phùng
- Chuyến đi công tác đã đem đến cho Phùng 2 phát
hiện hoàn toàn đối lập nhau. Phát hiện thứ nhất là
một bức tranh thiên nhiên thơ mộng yên bình đẹp
như một bức tranh mực tàu đem đến cho anh cảm
giác hạnh phúc nghẹn ngào, bối rối. Phát hiện thứ 2
lại khiến anh đau nhói, từ sự thay đổi tâm trạng, thái
độ người đọc có thể nhận ra sự chuyển biến nhận
thức của nghệ sĩ Phùng.
- Anh đã nhận ra rằng cuộc đời không đẹp như là
mơ, không phải là một bức tranh thơ mộng. Vén
bức màn lên ta sẽ thấy đằng sau đó là những góc
khuất những mặt tối, chứa đựng biết bao điều xấu
xa, nghịch lí mà nếu chỉ đứng ở xa ta sẽ không bao
giờ thấy được.
- Với vai trò của 1 nghệ sĩ, Phùng hiểu hơn ai hết
thiên chức của người nghệ sĩ là phản ánh đời sống,
vì đời sống mà phục vụ. Do vậy người nghệ sĩ phải
tiếp cận cuộc sống với cự li gần, với cái nhìn đa
chiều toàn diện. Có như vậy mới tạo ra được sản
phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị.
* Đánh giá chung 0.5
d. Sáng tạo: Có cách thể hiện sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0.25
sâu sắc và mới mẻ về vấn đề.
e. Trình bày sạch đẹp, đáp ứng về chính tả, dùng từ, đặt 0.25
câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

ĐỀ 2
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn là: Nghị luận 0.5

Tr: 3
Lưu ý: Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
2 Theo tác giả các bạn trẻ đã có những cách ứng xử chưa đúng hoặc tiêu 0.75
cực trước sự cô độc là: Ngủ vùi. Có người cố lấp nó bằng niềm vui ồn
ào ở các vũ trường hay trong những trò games, có người gặm nhấm nó
bằng nước mắt. Có người thăng hoa vào nghệ thuật. Nhưng cũng có
người bị nó bủa vây không lối thoát, để rồi tìm đến cái chết
Lưu ý: Trả lời 2/5 ý: 0,25 điểm
Trả lời 3/5 ý: 0,5 điểm
Trả lời: 4/5 ý: 0,75 điểm
3 Nội dung của văn bản là: Cách ứng xử với nỗi cô độc. 0,75
Lưu ý: Trả lời như đáp án 0.5 điểm
4 Thông điệp mà tác gỉ muốn gửi đến các bạn trẻ: ” Những khoảng trống 1.0
không phải đế lấp đầy” là:
Nỗi buồn và sự cô độc chỉ là cảm giác, trạng thái thông thường,
không có gì đáng sợ, cần phải đối diện và bình tĩnh vượt qua.
Lưu ý: Học sinh có thể trả lời các cách khác nhau nhưng đảm bảo
được ý cơ bản đáp án đưa ra.

II LÀM VĂN 7.0


Cảm nhận về đoạn trích trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa-
Nguyễn Minh Châu
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0.5
bài, kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc
và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Học sinh có nhiều cách cảm nhận và diễn đạt nhưng phải hợp lí
và có sức thuyết phục. Cơ bản phải đạt được các ý sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận. 0.5
- Thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài”
+ Thấu hiểu nỗi khổ mình và bản chất của người chồng: Là một đứa 2,25
con gái xấu, rỗ mặt, không ai lấy… chồng là “anh con trai cục tính
nhưng hiền lành lắm không bao giờ đánh đập tôi”.
+ Thấu hiểu hoàn cảnh và những áp lực của chồng: 2,25
• Chịu hết tội về mình và cho rằng chồng là nạn nhân của mình: “giá
mà tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn,…
nghèo khổ, túng quẫn,…cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều
quá, mà thuyền lại chật”.
• Những áp lực của chồng: nhà nghèo đông con lại thêm cái dữ dội
của người dứng mũi chịu sào, là nỗi vất vả của người chèo chống con
thuyền…

- Nghệ thuật: 0,75


+ Phân tích diễn biến, sự thay đổi tâm lý nhân vật, đi sâu làm nổi bật
vẻ đẹp tâm hồn con người

Tr: 4
+ Giọng điệu cảm thông xót xa, đầy chiêm nghiệm.
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật 0,5
e. Trình bày sạch đẹp, đáp ứng về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

ĐỀ 3
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 PCNN chính luận 0.5
2 Bình luận 0.5
3 Nội dung văn bản: chỉ cần nêu được 2/3 ý (1.0) 1.0
- Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
- Kêu gọi mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi.
- Sử dụng thời gian nhàn rỗi là vấn đề văn hóa.
4 Học sinh phát biểu tự do: 1.0
- Đọc sách.
- Tham gia các câu lạc bộ.
- Đi du lịch khám phá văn hoá mới.
- Chơi thể thao.
II LÀM VĂN 7.0
Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
b. Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác 0.5
nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:
Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
* Phát hiện đầu tiên: Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển
sớm mờ sương
- Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai, đó là khung cảnh
đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.
- Khung cảnh rộng lớn của biển với chiếc thuyền ngoài xa mà “mái 2.0
thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu
trắng như có sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào”, trên thuyền là vài bóng người ngồi im phăng phắc.
→ Đôi mắt tinh tường, "nhà nghề" của người nghệ sĩ đã phát hiện
vẻ đẹp "trời cho" trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm
máy ảnh chỉ gặp một lần.
- Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự
khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
- Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lí của sự hoàn mĩ, thì
ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của
cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên
trong trẻo hơn.
* Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài 2.5
- Trong khung cảnh lung linh, tuyệt mĩ của cảnh biển, Phùng ngỡ

Tr: 5
ngàng phát hiện ra cảnh bạo lực gia đình - sự thật tàn nhẫn trong
góc khuất cuộc sống của những con người nghèo khổ.
- Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người
đàn bà xấu xí, mệt mỏi với vẻ ngoài cam chịu cùng một người đàn
ông hung dữ, độc ác lấy việc đánh vợ làm phương thức giải tỏa
mọi đau khổ.
→ Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh
vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái
ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô
bạo, Phùng đã "kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu... vứt chiếc
máy ảnh xuống đất, chạy ào tới".
→ Phùng đã cay đắng nhận ra rằng đằng sau vẻ đẹp toàn bích,
hoàn thiện kia lại là những góc khuất đầy ngang trái, đau khổ của
cuộc sống.
=> Phùng ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ
sĩ đích thực không phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài
xa mà cần thực sự thấu hiểu, đi sâu khám phá cuộc sống của con
người.
* Nghệ thuật:
- Độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời 1.0
sống.
+ Tình huống 1: Phùng rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời
cho”.
+ Tình huống 2: Trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ
chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh vợ.
→ Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để thể
hiện tính cách con người và cuộc đời.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh 0.5
Châu đã đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc
đời, giữa người nghệ sĩ và người dân.
d. Sáng tạo: Có cách thể hiện sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc và 0,25
mới mẻ về vấn đề.
e. Trình bày sạch đẹp, đáp ứng về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.
ĐỀ 4
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
I. Phần đọc- hiểu: 3.0
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận 0.5
1
Ý nghĩa trên có nghĩa: Tài năng, hiểu biết của mỗi người 0.5
2 tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt
nước” trong thế giới rộng lớn, vô hạn “đại dương bao la”.
Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.

Tr: 6
1.0
3 - Biện pháp liệt kê: liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự
cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm , học
hỏi thêm…
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
1.0
4 Có thể trình bày theo hướng:
- Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn
là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của mỗi con người.
- Muốn thành công trên con đường đời, mỗi người cần trang
bị lòng khiêm tốn.
II. Phần làm văn: 7.0
Phân tích hình tượng “cây xà nu” ( Rừng xà nu – Nguyễn
Trung Thành). Từ đó, liên hệ với hình ảnh “cái lò gạch cũ”
( Chí Phèo – Nam Cao). Nêu nhận xét của anh/ chị về dụng
ý của mỗi nhà văn khi xây dựng hai hình ảnh trên theo kết
cấu đầu và cuối tương ứng.
Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học: Mở 0,5
bài, thân bài, kết bài.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần nêu được các ý chính sau:
Nêu được vấn đề cần nghị luận 0.5
Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm 1.0
- Hình tượng cây xà nu 1.0
+ Chịu nhiều đau thương, mất mát dưới bom đạn của giặc.
+ Có một sức sống mạnh mẽ, kiên cường và bất diệt.
+ Che chở, bảo vệ dân làng Xô Man.
+ Gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man từ sinh hoạt đời
thường cho đến những sự kiện quan trọng của làng:
. Khói xà nu làm bảng đen để anh Quyết dạy chữ cho Tnú
và Mai.
. Nhựa xà nu tẩm giẻ mà bọn giặc đã đốt 10 đầu ngón tay
của Tnú.
. Là ngọn đuốc rực ráng soi đường cho dân làng Xô Man
quật khởi.
+ Số lượng hùng hậu, tượng trưng cho sự trưởng thành về
lực lượng của đồng bào Tây Nguyên trong kháng chiến
chống Mĩ.
- Nghệ thuật: 1.0
+ So sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
+ Sử dụng từ ngữ có sức gợi hình, gợi cảm.
+ Kết cấu tác phẩm đầu và cuối tương ứng.
- Hình ảnh cái lò gạch cũ: 1.0
+ Ở đầu tác phẩm, đây là nơi Chí phèo bị bỏ rơi và được

Tr: 7
người ta nhặt về nuôi. Lớn lên làm canh điền cho nhà Bá
Kiến, bị ghen tuông và bị đẩy vào tù. Ra tù anh trở thành
con quỹ dữ của làng Vũ Đại.
+ Cuối tác phẩm, đây là nơi báo hiệu sẽ có một hiện tượng
Chí phèo nữa sẽ bị bỏ rơi tại đó khi Thị Nở nhìn xuống
bụng và nhìn vào cái lò gạch cũ bỏ hoang.
0.5
- Ý nghĩa của kết cấu đầu và cuối tương ứng:
+ Chí phèo: Nói lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắt của người
nông dân những năm trước Cách mạng Tháng tám và đó
cũng là cái nhìn hạn chế của nhà văn về người nông dân.
+ Rừng xà nu: Kết cấu đầu và cuối tương ứng, nhà văn
giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn, ấn tượng hơn về
hình ảnh cây xà nu, tuy chịu đau thương nhưng có sức sống
mãnh liệt và không ngừng nhân lên về số lượng. Đó cũng là
cái nhìn lạc quan, tự hào của nhà văn về một loài cây đặc
trưng của vùng đất Tây Nguyên.

Nhận xét tổng hợp 0.5


Khẳng định lại vấn đề 0,5
Sáng tạo, dùng từ, đặt câu,…. 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.0 ĐIỂM

ĐỀ 5
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật 0,5
2 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5
3 -Mỗi người trong cuộc đời này, sinh ra rồi mất đi tuy có thể có 1,0
những điều để lại, mất đi khác nhau nhưng đều là những điều có ý
nghĩa, không phải ảo ảnh giữa cuộc đời này.
-Mỗi người đều là những điều quan trọng trong xã hội này, ai cũng
xứng đáng được trân trọng.
4 Quan niệm cuộc đời mà tác giả đề cập đến trong đoạn thơ là 1,0
hãy yêu thương nhau nhiều hơn trong cuộc đời này. Con người
rồi sẽ về một cõi vĩnh hằng xa xôi và phải chia xa. Phút giây
hiện tại mỏng manh nên hãy yêu thương nhau khi còn có thể.
Tình cảm, yêu thương mới là thứ mãi sống với thời gian và con
người cần trân trọng.
II LÀM VĂN 7,0
A. Yêu cầu về kĩ năng : 0,5
- Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận.
- Triển khai vấn đề: Thể hiện được hiểu biết sâu sắc về tác

Tr: 8
phẩm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa
lí lẽ và dẫn chứng.
B. Yêu cầu về kiến thức :
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5
1. Ngoại hình: cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, có vẻ mệt mỏi cam 0,5
chiu …
2. Con người – tính cách 4,0
- Có vẻ ngoài dễ gây hiểu lầm bà là người nhút nhát, nhu
nhược.
- Thâm trầm, sắc sảo, hiểu rõ về bi kịch của bản thân.
- Nhân hậu, bao dung (đối với chồng): lão chồng tôi… cục tính
nhưng hiền lành…không bao giờ đánh đập tôi…
- Thương con, sẵn sàng hi sinh bản thân để các con được no đủ:
vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no …
- Nhìn cuộc sống một cách giản đơn như tính cách của người
lao động: cũng có khi biển động sóng gió chứ chú …
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 0,5
- Ngòi bút tác giả nhìn bề ngoài có vẻ hất hủi, ghẻ lạnh đối với
nhân vật, nhưng bên trong là bầu nhiệt huyết nóng bỏng, luôn
cố tìm “hạt ngọc ẩn giấu” trong chiều sâu tâm hồn con người.
- Ngôn ngữ thể hiện tính cách nhân vật.
Khái quát vấn đề đã trình bày 0,5
C. Các yêu cầu khác: trình bày sạch đẹp; bài viết có những ý 0,5
kiến bàn luận sâu sắc, mới mẻ; không sai chính tả, ngữ pháp,
dùng từ…
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 ĐIỂM.

ĐỀ 6
Phầ Câ Nội dung Điể
n u m
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Thao tác lập luận chính: bình luận 0.5
2 Sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở
nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ
công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý 0.5
đến những con điểm, đến những mánh khóe để đạt được
điểm cao
3 -Các biện pháp tu từ: 1.0
+ Điệp cấu trúc: Sự thiếu trung thực trong…
+Liệt kê: trong kinh doanh, trong học tập, trong đời sống
gia đình...
-Tác dụng:
+Tạo nhịp điệu cho câu văn; làm tăng giá trị biểu đạt

Tr: 9
+Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những biểu
hiện của sự thiếu trung thực, qua đó nhấn mạnh tác hại
của việc sống thiếu trung thực.
Các biện pháp tu từ 0.5 điểm, tác dụng: 0.5 điểm
4 - Học sinh trình bày quan điểm đồng tình, không đồng
tình hoặc đồng tình một nửa: 0.25 điểm
-Lí giải thuyết phục, hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo 1.0
đức xã hội 0.75 điểm

II LÀM VĂN 7.0


Cảm nhận về tâm trạng của Mị trong đoạn trích
- Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận. 0.5
Xác định đúng vấn nghị luận:Tâm trạng của Mị qua
0.5
đoạn trích, giá trị hiện thực và nhân đạo của Tô Hoài.
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận. 0.5
*Khái quát về nhân vật Mị trước khi về làm dâu gạt nợ:
Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, trẻ trung, yêu đời,
giàu lòng tự trọng và khao khát tự do.
=> Dưới chế độ thực dân phong kiến miền núi, phải gánh
chịu món truyền kiếp của cha mẹ, Mị trở thành con dâu
gạt nợ nhà thống lí.
* Những tháng ngày ở nhà thống lí:
- Mị dường như bị tê liệt về tinh thần, không còn sức
phản kháng: “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn
lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”
- Mị bị mất hết ý niệm về thời gian, không gian . 3.0
- Mị bị bóc lột sức lao động, bị vắt kiệt sức làm việc
không kể thời gian, không gian: “Trong đầu Mị lúc nào
cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau
vẽ ra trước mắt, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi
làm lại”.
- Có lúc còn khổ hơn cả trâu ngựa.
- Cái buồng Mị nằm “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ
vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng
trắng, không biết là sương hay là nắng” chốn địa ngục
nơi trần gian khiến Mị mất hết tri giác về cuộc sống.
- Về nghệ thuật:
+Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc; 0.5
+ Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, cách so sánh độc đáo.
* Nhận xét chiều sâu hiện thực và nhân đạo 1.0
- Tố cáo bọn địa chủ và thần quyền hủ tục miền núi đã
chà đạp những người dân Tây Bắc vào tình cảnh khốn
cùng mất dần ý niệm về cuộc sống.
- Tô Hoài thể hiện tấm lòng đồng cảm, xót thương với
những kiếp người dân khốn khổ.
- Thể hiện trong niềm tin, sự trân trọng đối với con

Tr: 10
người, những người bị đày đọa với khát khao tìm đến ánh
sáng của cuộc đời.
-Đánh giá chung 0.5
-Sáng tạo, dùng từ, đặt câu…. 0.5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

ĐỀ 7
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Thể thơ: tự do 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời: 0 điểm
2 Từ ngữ thể hiện kí ức tuổi thơ nhọc nhằn của nhân vật: ngụp lặn, 0,75
tay lấm láp, chân tứa máu, da cháy rần.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75
điểm.
- Học sinh không trả lời: 0 điểm
3 - Biện pháp tu từ so sánh: Yêu ai so sánh với đinh đóng cột 0,75
- Hiệu quả phép điệp ở hai khổ thơ đầu:
+Tăng tính gợi hình ảnh, cảm xúc về tình yêu của người con gái
+ Qua đó, thể hiện vẻ đẹp tình yêu đậm chất dân quê: mộc mạc,
chắc chắn, bền vững, thủy chung.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được 2 ý như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương tự: 0,75
điểm.
- Học sinh không trả lời: 0 điểm
4 - Tác giả thể hiện sự cảm thương đối với cuộc sống gian khổ, hi 1,0
sinh trong chiến tranh của người dân quê hương mình; với kỉ niệm
tuổi thơ cơ cực, không thể nào quên;
- Đồng thời qua đó, thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những đức tính
đáng quý của con người nơi đây: yêu thương, đùm bọc nhau; khao
khát tình yêu bền vững.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân theo hướng gợi ra của đáp
án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.
- Học sinh không trả lời: 0 điểm.
II LÀM VĂN 7,0
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2,0
đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày vai trò của tình yêu quê
hương trong cuộc sống.

Tr: 11
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Vai trò của tình yêu quê hương trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về vai trò của
tình yêu quê hương trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
-Tình yêu quê hương có vai trò gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo
nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái
tim con người; làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất
khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi
ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
- Bài học nhận thức và hành động:phải biết yêu mến con người và
mảnh đất mà ta đang sống, gắn bó hàng ngày, biến tình cảm ấy
thành hành động cụ thể…
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu,
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng,
không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải
nghiệm của bản thân để bàn luận vấn đề;có cách nhìn riêng, mới
mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm
cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Phân tích số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị đượcthể hiện 5,0
trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà
văn Tô Hoài gửi gắm qua nhân vật.

Tr: 12
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị được thể hiện qua
đoạn trích; tư tưởng nhân đạo mà nhà văn gửi gắm qua nhân vật.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn truyện , nêu vấn đề 0,5
cần nghị luận(0,25 điểm)
* Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị được nhà văn Tô 2,0
Hoài thể hiện qua đoạn trích
- Hoàn cảnh: Trước khi về nhà thông lí Pá Tra: Mị là người con gái
đẹp, chăm chỉ, hiền thảo, tâm hồn đầy ắp khát vọng hạnh phúc.
- Số phận của Mị khi về nhà thống lí:
+Mị trở thành con dâu gạt nợ thực chất là nô lệ;bị cướp đoạt sức lao
động, sống như một kiếp con vật; bị áp chế về tinh thần;bị chà đạp,
ngược đãi khiến tinh thần Mị bị tê liệt tới mức vô vọng.
+Công việc tuần tự ngày này qua tháng khác đơn điệu, tẻ nhạt…
Mị chỉ biết cúi mặt làm không muốn nghĩ nữa, vật vờ tồn tại như
cái xác không hồn. Càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như con
rùa nuôi trong xó cửa”. Hình ảnh con rùa lùi lũi ẩn dụ về thân
phận phụ thuộc, cơ cực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
mà Mị là một hoàn cảnh tiêu biểu.
+Căn buồng - không gian sống của Mị: kín mít, có một chiếc cửa
sửa lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng
trắng. Tất cả gợi sự tối tăm, bức bối, lạnh lẽo, đầy âm khí, biểu
tượng ám gợi về địa ngục trần gian, tù túng, ngột ngạt, nơi cầm tù
tuổi thanh xuân của con người, biến Mị từ một cô gái trẻ trung phơi
phới thành một con người vô cảm, cam chịu.Đó là không gian phi
nhân tính.
+Miêu tả cuộc sống làm dâu, nhà văn khám phá một mảng hiện
thực mới: cuộc sống, số phận đau khổ của người lao động miền núi
- những con người bị cường quyền, thần quyền, cái nghèo, những
áp chế về tinh thần đẩy vào tình trạng sống vô nghĩa, vô cảm.
-Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị
+Hoàn cảnh: Bức tranh mùa xuân có cỏ gianh vàng ửng, hoa bí đỏ,
những chiếc váy hoa sặc sỡ gợi tươi vui, đầy màu sắc, phấn chấn,

Tr: 13
náo nức,đầy sức sống, ánh sáng đối lập với không gian sống tăm
tối của Mị. Đám trẻ: cười ầm, tiếng sáo: thiết tha bồi hồi; thiên
nhiên rực rỡ màu sắc, náo nức âm thanh là sự hiện diện của một thế
giới căng tràn nhựa sống. Đêm tình mùa xuân: trong nhà: mọi
người nhảy đồng, hát; bên ngoài: tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng
ngoài đường như một ám ảnh, mời gọi, vương vấn, khơi gợi kí ức
và khát vọng yêu, sống trong Mị. Nội dung lời bài hát vang lên
trong tiếng sáo: “Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/
Ta không có con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu”. Tiếng sáo
mang khát vọng đôi lứa, khát vọng sống. Không - thời gian rạo rực
khát vọng, thôi thúc con người tìm đến với men say tình yêu, men
say sự sống.
+ Mị có sức sống tiềm tàng, thể hiện lòng yêu đời, khao khát tự do.
Điều đó được thể hiện khi nhà văn miêu tả Mị cảm nhận về tiếng sáo.
Mị đã cảm nhận thấy âm thanh này thiết tha bổi hổi. Hai tính từ tác giả
sử dụng không nhằm miêu tả đặc điểm của tiếng sáo mà nhằm cho thấy
sự thay đổi âm thầm trong tâm hồn Mị. Từ chỗ từ bỏ mọi khát vọng
sống, nay khát vọng hạnh phúc, tình yêu đã bắt đầu nảy nở trong tâm
hồn Mị. Chính vì khát vọng này nên Mị đã có một hành động rất ý
nghĩa là ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.Mị nhẩm thầm
(không phải là “hát thầm”), tức là khẽ khàng nhắc lại theo sự hồi
tưởng, thậm chí không liền mạch, lúc nhớ lúc quên lời bài hát của
người đang thổi. Có lẽ trước đây Mị cũng đã từng thổi sáo hoặc hát
bài này rồi. Giờ nghe tiếng sáo ngoài đầu núi vọng lại, lúc ẩn lúc
hiện, trong Mị đã thức dậy điều gì đó quen thuộc, lâu nay bị lãng
quên.
+Như vậy, vẻ đẹp tâm hồn của Mị được khơi dậy từ tác nhân bên
ngoài (cảnh ngày xuân), được di dưỡng bởi xúc tác đặc biệt (tiếng
sáo và lời hát gọi bạn yêu).Ngọn lửa khát sống trong tâm tưởng đã
tắt ngấm bao năm trong kiếp ngựa trâu vô hồn nhưng vẫn âm thầm
cháy, đống tro tàn nhờ đợt gió lớn- cơn say mà bùng tỏa.
- Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của Mị trong đoạn trích được thể hiện
bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, đi sâu khai thác
diễn biến tâm trạng của nhân vật; ngôn ngữ giàu chất thơ…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm -
1,75 điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện số phận
và vẻ đẹp tâm hồn của Mị : 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện số phận và vẻ
đẹp tâm hồn của Mị : 0,25 điểm - 0,5 điểm.
* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài:Qua nhân 0.5

Tr: 14
vật Mị, nhà văn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ:
- Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên
kết để chà đạp, tước đoạt quyền sống cuả những con người đáng ra
phải được hạnh phúc nhất;
- Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền
núi trước cách mạng;
- Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động,
đặc biệt là khát vọng sống tự do.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 3 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
*Đánh giá chung: 0.5
- Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của Mị của nhân vật Mị góp phần làm
nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài;
- Rút ra bài học cuộc sống từ vấn đề đã nghị luận: cảm thương số
phận con người, lòng yêu đời, sống có khát vọng…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5

ĐỀ 8

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.5
2 Nếu “khi đứng trước cơ hội, thái độ của ta là lo sợ trước sau, bão tàn 0.75
thủ khuyết” thì ta sẽ đánh mất cơ hội để tiến thân và sẽ không có cơ
hội để thành công, không thể biến ước mơ thành hiện thực.
3 “Sức mạnh vũ bão để chiến thắng khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió” là 0.75
nguồn sức mạnh đến từ dũng khí, trí tuệ của mỗi cá nhân.
4 Vì; 1.0
- Để thấy được những gì họ nhận được là xứng đáng, đó không phải
là thần may mắn đến với họ, mà là phần quà cho những công sức họ
đã bỏ ra.
- Đồng thời thành công của họ cũng là bài học, động lực ta cũng phải
cố gắng kiên trì, nỗ lực theo đuổi để đạt được thành công của chính
mình. Đừng chỉ đứng một chỗ ngưỡng vọng mà hãy thay đổi để bản
thân mình được như họ, thậm chí hơn họ.

Tr: 15
II LÀM VĂN 7.0
Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0.5
bài, kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0.5
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc
và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Học sinh có nhiều cách cảm nhận và diễn đạt nhưng phải hợp lí
và có sức thuyết phục. Cơ bản phải đạt được các ý sau:
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận ( Tác giả Nguyễn Trung 0.5
Thành, truyện ngắn Rừng xà nu và nhân vật Tnú ).
Nội dung chính cần triển khai các ý cơ bản sau:
* Lai lịch, xuất thân và số phận đau thương: 4.0
- Mồ côi, được sống và lớn lên trong vòng tay bảo bọc, nâng đỡ của
dân làng Xô Man, một ngôi làng có truyền thống đánh giặc.
- Tnú được thừa hưởng từ cái nôi truyền thống nhiều phẩm chất tốt
đẹp và trở thành một con người mang vẻ đẹp kết tinh của cộng đồng,
mà theo lời cụ Mết nói: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước
suối làng ta”.
- Phải tận mắt chứng kiến cái chết thương tâm của người vợ trẻ và đứa
con chưa đầy tháng dưới tay giặc.
- Bị giặc bắt, tra tấn, dùng nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay của
anh, khiến anh mất đi đôi bàn tay khỏe mạnh, đủ đầy.
=> Thử thách để giúp Tnú trưởng thành trong sự nghiệp cách mạng,
cũng như củng cố và làm sáng rõ hơn lý tưởng chiến đấu và hy sinh
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
* Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, lòng gan dạ, sự nhanh nhẹn, nhạy
bén, không sợ hy sinh và tinh thần giác ngộ cách mạng sớm:
- Khi còn bé đã xung phong làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ, khi được
anh Quyết hỏi có sợ bị bắn không, Tnú rất khảng khái nhắc lại đúng
lời cụ Mết rằng: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này còn!”, thể
hiện tấm lòng kiên trung, sớm giác ngộ cách mạng từ những ngày còn
thơ bé của Tnú.
- Quyết tâm học chữ cho thật giỏi để làm cách mạng, có lần vì không
nhớ nổi chữ mà Tnú đập vỡ bảng, thậm chí lấy đá đập vào đầu đến
chảy máu.
- Gan dạ và mưu trí khi đi liên lạc“Không bao giờ đi đường mòn...leo
lên cây cao nhìn quanh một lượt rồi mới xé rừng mà đi, lọt tất cả các
vòng vây”, rồi qua sông không chọn chỗ nước êm mà cứ chọn chỗ
thác mạnh mà bơi ngang để tránh khỏi tầm mắt của lũ giặc.
- Khi bị giặc bắt, Tnú nhanh trí nuốt luôn cả thư, khi bị bắt giam Tnú
cũng tìm cách vượt ngục để trở về buôn làng.
* Vẻ đẹp từ tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, sự căm
thù giặc sâu sắc và ý thức tổ chức kỷ luật cao
- Ngày bé khi đi đưa thư, chúng tra tấn Tnú dã man nhưng anh hề hé

Tr: 16
răng lấy nửa chữ, sau 3 năm anh vượt ngục rồi trở về lãnh đạo dân
làng chuẩn bị vũ khí đánh giặc.
- Khi trưởng thành, Tnú lần nữa bị giặc bắt, châm lửa đốt mười đầu
ngón tay, nhưng Tnú vẫn không hề hé răng kêu lấy một tiếng, “người
cộng sản không thèm kêu van” .
- Sự khiếm khuyết của đôi bàn tay chính là động lực, là lời nhắc nhở,
là ký ức đau thương về những gì kẻ thù đã để lại trong cuộc đời anh.
Cũng chính đôi bàn tay ấy trở nên mạnh mẽ, kiên cường dẫu rằng
thiếu đi một đốt, nhưng bàn tay ấy vẫn cầm được súng, vẫn bóp được
cò, thậm chí Tnú còn chính tay bóp chết được một thằng giặc khỏe
mạnh.
* Vẻ đẹp từ tình cảm gắn bó sâu sắc với quê hương, với gia đình:
- Tấm lòng yêu thương mẹ con Mai, cũng như nỗi đau đớn tột cùng
khi không thể cứu kịp vợ con, quyết hy sinh thân mình để cứu mẹ con
Mai.
- Khi Mai mới sinh con, Tnú đã xé đồ của mình làm đôi để cho làm
tấm địu con, đó là tấm lòng hy sinh, lòng yêu thương của một người
cha đối với đứa con bé bỏng.
- Có tình cảm sâu sắc với quê hương, anh yêu dân làng, yêu làng, nhớ
từng kỷ niệm gắn bó với làng Xô Man, anh đi chiến đấu không chỉ vì
mối thù của bản thân mà còn là để bảo vệ làng, bảo vệ mảnh đất quê
hương.
* Nhận xét chung: Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Tnú… 0.5

* Kết thúc vấn đề ( khái quát về nội dung , nghệ thuật ) 0.5
d. Sáng tạo: Có cách thể hiện sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc và 0.25
mới mẻ về tác phẩm, nhân vật.
e. Trình bày sạch đẹp, đáp ứng về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

ĐỀ 9
Phầ Câu Nội dung Điể
n m
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 - Thao tác lập luận chính: Bình luận. 0,5
Lưu ý: Trả lời như đáp án đạt 0,5 điểm, trả lời sai 0
điểm.

2 - Văn bản được kết cấu theo hình thức quy nạp. 0,75
- Vì: Câu chủ đề thuộc câu cuối của văn bản.

3 Theo tác giả, cách thể hiện rõ nhất của người biết quý 0,75
trọng thời gian: Luôn đúng giờ trong mọi cuộc hẹn, giờ
giấc càng chính xác càng tốt.

Tr: 17
Lưu ý: Trả lời như đáp án hoặc 1/2 ý vẫn đạt 0,5 điểm.

4 - Đồng ý/ không đồng ý/ vừa đồng ý vừa không đồng ý. 0,25


- Lí giải hợp lí. 0.75

II LÀM VĂN 7.0


Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, 0,5
kết bài.
Xác định đúng vấn nghị luận: 0,5
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu được tác 0,5
giả, tác phẩm, nội dung chính của đoạn trích.

- Về nội dung ( Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài) 3,0


+ Sống nhẫn nhục, cam chịu trước sự hành hạ của
người chồng.
+ Chị là một người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời: Hiểu
được nguyên nhân về sự thay đổi của chống, hiểu được
nghề thuyền chài cần có người đàn ông khỏe mạnh và
biết nghề, bạo lực gia đình đôi khi cũng xảy ra là lẽ tự
nhiên, do bà đẻ nhiều, sống cho con chứ khổng chỉ sống
cho mình…
+ Chị là người mẹ giàu lòng thương con: Chấp nhận
khổ cực, đòn roi vì các con,
+ Chị cũng là người mẹ khao khát hạnh phúc gia
đình: Trân quý những phút giây hạnh phúc, no đủ thật
hiếm hoi của gia đình.

- Về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đắc sắc; 1,0
nghệ thuật đối thoại sinh động và tự nhiên, ngôn ngữ
giản dị, gần gũi nhưng cũng gợi lên nhiều sự suy ngẫm
về cuộc sống.
- Đúc kết vấn đề nghị luận. 0,5

- Sáng tạo. 0,5


- Chính tả, dùng từ, đặt câu…. 0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 ĐIỂM.

Tr: 18

You might also like