You are on page 1of 4

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm (?))

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ


I. Những vấn đề chung về tác phẩm
1. Tác giả Đặng Trần Côn
2. Dịch giả Đoàn Thị Điểm
3. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”
- Hoàn cảnh sáng tác
- Thể loại
- Giá trị
4. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
- Vị trí đoạn trích
- Bố cục
II. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
1. Nội dung:
- Tâm trạng đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, chia lìa đôi
lứa.
- Ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của đoạn trích
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của đoạn trích
2. Nghệ thuật
- Thể thơ song thất lục bát
- Bút pháp tinh tế khi miêu tả tâm lí nhân vật trữ tình
- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng
- Từ ngữ phong phú, tinh tế…
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Đề 1:
Anh/ Chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị
Điểm.
2. Đề 2:
Anh/ Chị hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong đoạn trích “Tình
cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm.

C. ĐỀ THI MINH HỌA


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một cuộc đời mà không phạm chút sai lầm nào,
làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

1
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ
hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ
sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy
nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Trích Không sợ sai lầm, Theo Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,
2014, tr 43)
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích?
Câu 3 (1.0 điểm). Vì sao tác giả cho rằng: “Một người mà lúc nào cũng sợ thất
bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời
không bao giờ có thể tự lập được”?
Câu 4 (1.0 điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với
anh/ chị? Tại sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau đây:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
(Chinh phụ ngâm - Tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm (?)
SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
--------Hết--------

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung


ĐỌC 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.
HIỂU 2 Thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích là chứng minh.
(3.0 điểm) 3 Vì thực tế đã chứng minh, không có ai không phạm sai lầm,
không ai dấn thân mà không gặp thất bại. Chấp nhận thực tế đó,
bạn mới có thể tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng
cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào
người khác.
4 HS rút ra bài học ý nghĩa nhất cho bản thân. Lí giải vì sao.
2
Lưu ý: HS lựa chọn và lí giải thuyết phục; quan điểm đúng đắn,
tích cực.
Ví dụ: Thông điệp trong văn bản có ý nghĩa: “Thất bại là mẹ
thành công”/ Dám dấn thân, dám sai lầm, dám thất bại để có
thể thành công.
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trích trong Chinh phụ
LÀM ngâm - tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm (?)
VĂN “Lòng này gửi gió đông có tiện?
(7.0 điểm) …
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
* Yêu cầu:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần
Mở bài, Thân bài, Kết luận.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Có thể trình bày theo định hướng sau đây

Mở Giới thiệu khái quát tác giả/ dịch giả, tác phẩm và vị trí đoạn
bài thơ
Thân Lòng này gửi gió đông có tiện?
bài Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
- Chinh phụ khao khát cháy bỏng: nhờ ngọn gió mùa xuân
chuyển hộ tình cảm nhớ nhung của nàng tới người chồng nơi
biên ải xa xôi...
- Những hình ảnh mang tính ước lệ: gió đông, nghìn vàng, non
Yên miêu tả không gian xa xôi cách trở giữa chinh phụ với chinh
phu, đồng thời khắc họa tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của
chinh phụ…
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
- Khao khát của chinh phụ không thể thực hiện vì khoảng cách
không gian quá lớn…
- Hình ảnh ước lệ non Yên được nhắc lại ở câu lục, từ láy thăm
thẳm cùng phép so sánh ở câu bát đã cụ thể hóa nỗi cách xa
nghìn trùng, cùng tâm trạng da diết nhớ thương của chinh phụ…
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
- Sự tương phản sâu sắc của ý thơ tiếp tục thể hiện nỗi nhớ triền
miên, day dứt khôn nguôi của chinh phụ…
- Các từ láy thăm thẳm, đau đáu diễn tả thấm thía tâm trạng cô
đơn, nỗi giày vò xót xa, cay đắng của tình cảnh chinh phụ; ngầm
3
ý oán trách chiến tranh đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi…
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
- Nỗi lòng của chinh phụ ở đây không chỉ là nỗi buồn vì nhớ
nhung nữa mà là nỗi đau đang dâng trào…
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình khiến thiên nhiên cũng thấm đẫm
nội tâm con người. Người đọc cảm nhận được tình cảnh lẻ loi
cùng nỗi cô đơn cắt cứa trong tâm trạng người chinh phụ…
* Tổng kết, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
Kết Kết luận chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn
bài thơ

You might also like