You are on page 1of 130

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH
Tên mô đun: Mạch điện chiếu sáng cơ bản
NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 120 /QĐ-TCDN


Ngày 29 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Hà Nội - Năm 2013
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
1

LỜI GIỚI THIỆU


Trong quá trình đào tạo cho các học sinh nghề Điện dân dụng, việc hình
thành cho các em những kỹ năng cơ bản của việc thi công đấu lắp một hệ thống
chiếu sáng dân dụng là không thể thiếu. Ngày nay cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã phát minh ra rất nhiều các loại đèn
khác nhau. Chúng khác nhau không chỉ về cấu tạo, nguyên lý làm việc mà còn ở
các đặc tính, các thông số kỹ thuật ... Chính vì điều này, học sinh nghề Điện dân
dụng cần phải nắm chắc các kiến thức về nguyên lý trước khi hình thành những
kỹ năng đấu lắp hệ thống chiếu sáng dân dụng.
Có thể nói Mạch điện chiếu sáng cơ bản là một trong những Mô-đun
chuyên môn nghề đầu tiên giúp học sinh hình thành những kỹ năng cơ bản của
việc thi công lắp đặt và đấu nối những mạch điện chiếu sáng cơ bản thông dụng.
Những kiến thức mà Giáo trình Mạch điện chiếu sáng cơ bản cung cấp
cho học sinh là những thông tin cần thiết về các loại đèn được lựa chọn sử dụng
như cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ thuật ... Hơn nữa, học sinh còn
được trang bị những kiến thức của việc thi công các hạng mục chiếu sáng ở các
khâu chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ vật tư trước khi tiến hành lắp đặt, các
phương pháp và trình tự các bước trong quá trình thi công, các biện pháp kiểm
tra, khắc phục khi xảy ra sự cố hư hỏng.
Cấu trúc của giáo trình bao gồm 18 bài:
Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt (lõi 1 sợi)
Bài 2: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt (lõi nhiều sợi)
Bài 3: Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt
Bài 4: Lắp đặt bảng điện nổi
Bài 5: Lắp đặt bảng điện ngầm
Bài 6: Lắp đặt mạch điện chiếu sáng cơ bản
Bài 7: Lắp đặt mạch điện 2 đèn sợi đốt đấu song song, nối tiếp
Bài 8: Lắp đặt mạch đèn compac
Bài 9: Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
Bài 10: Sửa chữa mạch đèn huỳnh quang
Bài 11: Lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân
Bài 12: Quấn cuộn chấn lưu đèn cao áp thủy ngân
Bài 13: Lắp mạch đèn Halogen
Bài 14: Lắp mạch đèn trang trí quảng cáo
Bài 15: Sửa chữa đèn trang trí quảng cáo
Bài 16: Lắp đặt mạch điện đèn cầu thang (điều khiển từ 2 vị trí)
Bài 17: Lắp đặt mạch đèn tầng hầm
Bài 18: Lắp đặt mạch chuông điện

Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo các tài liệu và giáo
trình khác như ở phần cuối giáo trình đã thống kê.
2

Chúng tôi rất cảm ơn các cơ quan hữu quan của TCDN, BGH và các thầy
cô giáo trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng và một số giáo viên có kinh nghiệm,
cơ quan ban ngành khác đã tạo điều kiện giúp đỡ cho nhóm tác giả hoàn thành
giáo trình này.
Lần đầu được biên soạn và ban hành, giáo trình chắc chắn sẽ còn khiếm
khuyết; rất mong các thầy cô giáo và những cá nhân, tập thể của các trường đào
tạo nghề và các cơ sở doanh nghiệp quan tâm đóng góp để giáo trình ngày càng
hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của môn học nói riêng và ngành
điện dân dụng cũng như các chuyên ngành kỹ thuật nói chung.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:


Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng
Khoa Điện – Điện tử
Số 196/143 Đường Trường Chinh - Quận Kiến An - TP Hải Phòng
Email: khoadienbn@gmail.com

Hà Nội, ngày…..tháng…. năm……

Nhóm biên soạn


1. Chủ biên: Đặng Văn Tuyên
2. Mai Ngọc Phong
3. Phạm Văn Việt
3

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG

LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................1


MỤC LỤC.............................................................................................................3
BÀI 1: NỐI DÂY ĐƠN VÀ LÀM ĐẦU CỐT (LÕI MỘT SỢI)..........................8
1. Qui trình nối dây................................................................................................8
2. Nối thẳng dây đơn lõi một sợi.........................................................................10
3. Nối phân nhánh dây đơn..................................................................................12
4. Hàn và băng cách điện mối nối.......................................................................13
5. Bấm cốt đầu dây..............................................................................................15
6. Tạo khuyên đầu dây........................................................................................17
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................19
BÀI 2:NỐI DÂY ĐƠN VÀ LÀM ĐẦU CỐT (LÕI NHIỀU SỢI).....................20
1. Qui trình nối dây..............................................................................................20
2. Nối thẳng dây đơn lõi nhiều sợi......................................................................22
3. Nối phân nhánh dây đơn lõi nhiều sợi.............................................................23
4. Hàn và băng cách điện mối nối.......................................................................29
5. Bấm cốt đầu dây..............................................................................................27
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................28
BÀI 3: ĐẤU NỐI DÂY CÁP VÀ LÀM ĐẦU CỐT...........................................30
1. Các loại ống nối và đầu cốt.............................................................................30
2. Phương pháp nối và gắn đầu cốt dây cáp........................................................31
3. Nối và gắn đầu cốt dây cáp bằng kìm bấm chuyên dùng................................32
4. Hàn và băng cách điện mối nối, đầu cốt..........................................................34
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................36
BÀI 4: LẮP ĐẶT BẢNG ĐIỆN NỔI.................................................................37
1. Phương pháp lắp bảng điện nổi.......................................................................37
2. Lấy dấu vị trí gắn bảng điện............................................................................38
3. Thực hiện khoan gắn tắc-kê............................................................................38
4. Lắp ráp thiết bị vào bảng điện.........................................................................39
5. Lắp đặt bảng điện vào vị trí.............................................................................41
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................41
BÀI 5: LẮP ĐẶT BẢNG ĐIỆN NGẦM............................................................42
1. Phương pháp lắp bảng điện chìm....................................................................42
2. Lấy dấu vị trí gắn bảng điện............................................................................44
3. Chôn hộp, gá lắp bảng điện vào tường............................................................44
4. Lắp ráp thiết bị vào bảng điện.........................................................................44
5. Lắp đặt bảng điện vào vị trí.............................................................................46
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................46
BÀI 6: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN SỢI ĐỐT..........................................................47
1. Đèn sợi đốt......................................................................................................47
2. Sơ đồ mạch điện..............................................................................................48
3. Lắp đặt mạch đèn sợi đốt.................................................................................49
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn sợi đốt.........................................................50
4

Câu hỏi ôn tập......................................................................................................51


BÀI 7: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN HAI ĐÈN SONG SONG, NỐI TIẾP.............52
1. Sơ đồ nguyên lý...............................................................................................52
2. Tính chọn thông số của bóng đèn mạch điện 2 đèn nối tiếp...........................52
3. Trình tự lắp đặt và tiêu chuẩn kỹ thuật............................................................53
4. Lắp đặt mạch điện...........................................................................................53
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn.....................................................................56
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................58
BÀI 8: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN COMPAC.........................................................59
1. Đèn compac.....................................................................................................59
2. Sơ đồ mạch điện..............................................................................................60
3. Lắp đặt mạch đèn compac...............................................................................61
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn compac........................................................62
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................64
BÀI 9: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG...........................................65
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang...............................65
2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn.......................................................66
3. Cách kiểm tra các bộ phận..............................................................................67
4. Các dạng chao đèn thường dùng cho đèn huỳnh quang..................................67
5. Phương pháp lắp đặt........................................................................................68
6. Những lưu ý khi lắp đặt mạch đèn huỳnh quang.............................................69
7. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang.......................................................................69
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................70
BÀI 10: SỬA CHỮA MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG......................................72
1. Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp.....................................72
2. Kiểm tra, thay thế các bộ phận của mạch đèn huỳnh quang...........................73
3. Sửa chữa mạch đèn huỳnh quang....................................................................74
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................75
BÀI 11: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN CAO ÁP THỦY NGÂN................................80
1. Cấu tạo, nguyên lý mạch đèn cao áp thuỷ ngân..............................................80
2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn.......................................................81
3. Cách kiểm tra các bộ phận..............................................................................81
4. Các dạng chao đèn thường dùng cho đèn cao áp thuỷ ngân...........................82
5. Phương pháp lắp đặt........................................................................................83
6. Những lưu ý khi lắp đặt...................................................................................83
7. Lắp đặt mạch đèn cao áp thuỷ ngân................................................................84
8. Sửa chữa mạch đèn cao áp thuỷ ngân.............................................................85
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................87
BÀI 12: QUẤN CUỘN CHẤN LƯU ĐÈN CAO ÁP THỦY NGÂN................88
1. Các bước tháo cuộn dây của chấn lưu đèn ra khỏi lõi thép.............................88
2. Cách lấy số liệu dây quấn................................................................................89
3. Phương pháp quấn dây....................................................................................90
4. Quấn, đo kiểm tra, thử cuộn chấn lưu sau khi quấn........................................91
5. Cân chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu...................................................................92
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................93
5

BÀI 13: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN HALOGEN....................................................94


1. Đèn halogen.....................................................................................................94
2. Sơ đồ mạch điện..............................................................................................95
3. Lắp đặt mạch đèn halogen...............................................................................96
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn.....................................................................97
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................99
BÀI 14: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN TRANG TRÍ QUẢNG CÁO.......................100
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc..........................................................................100
2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn.....................................................101
3. Cách kiểm tra các bộ phận............................................................................101
4. Phương pháp lắp đặt......................................................................................103
5. Những lưu ý an toàn khi lắp đặt....................................................................103
6. Lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo...........................................................103
Câu hỏi ôn tập....................................................................................................105
BÀI 15: SỬA CHỮA MẠCH ĐÈN TRANG TRÍ QUẢNG CÁO...................106
1. Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp...................................106
2. Kiểm tra, thay thế các bộ phận của mạch đèn trang trí quảng cáo................107
3. Sửa chữa mạch đèn trang trí quảng cáo.........................................................108
Câu hỏi ôn tập....................................................................................................109
BÀI 16: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG.............................................110
1. Nguyên lý hoạt động mạch đèn.....................................................................110
2. Thiết lập sơ đồ lắp đặt...................................................................................110
3. Phương pháp lắp đặt......................................................................................111
4. Lắp đặt mạch đèn...........................................................................................111
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn...................................................................112
Câu hỏi ôn tập....................................................................................................114
BÀI 17: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN TẦNG HẦM...............................................115
1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện...........................................................................115
2. Sơ đồ lắp đặt..................................................................................................116
3. Bảng dự trù vật tư, dụng cụ thiết bị...............................................................116
4. Lắp đặt mạch đèn...........................................................................................117
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn...................................................................117
Câu hỏi ôn tập....................................................................................................119
BÀI 18: LẮP ĐẶT MẠCH CHUÔNG ĐIỆN...................................................120
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc..........................................................................120
2. Phân loại........................................................................................................121
3. Thiết lập sơ đồ lắp đặt...................................................................................122
4. Phương pháp lắp đặt......................................................................................123
5. Lắp đặt mạch chuông điện.............................................................................123
6. Sửa chữa các hư hỏng của mạch điện...........................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................130
6

TÊN MÔ ĐUN: MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN

Mã mô đun: MĐ 29
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
* Vị trí mô đun:
Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn
học/mô đun: An toàn lao động; Mạch điện; Vẽ điện; Vật liệu điện; Kỹ thuật điện
tử cơ bản; Khí cụ điện hạ thế; Đo lường điện và không điện; Nguội cơ bản.
* Tính chất của mô đun:
Là mô đun chuyên môn nghề
* Ý nghĩa và vai trò của mô đun
Mô đun Mạch điện chiếu sáng cơ bản là mô đun chuyên môn nghề đầu tiên
của chương trình học. Mô đun này giúp học sinh hình thành được những kỹ
năng cơ bản về đấu lắp và sửa chữa các mạch điện chiếu sáng cơ bản.
Mục tiêu của mô đun:
* Về kiến thức:
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại đèn điện thông
dụng
* Về kỹ năng:
- Đọc và vẽ được các sơ đồ mạch điện chiếu sáng đơn giản
- Chọn được các phụ kiện lắp đặt đường dây theo yêu cầu kỹ thuật
- Nối và làm đầu cốt cho dây đơn, dây cáp đúng kỹ thuật
- Lắp đặt ống luồn dây, hộp nối và luồn dây dẫn đúng tiêu chuẩn thiết kế
- Lắp đặt đúng qui trình, qui phạm
- Sửa chữa được các mạch đèn: đèn huỳnh quang, đèn cao áp thuỷ ngân,
đèn nê ông
- Thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật và an toàn các công việc: nối dây
dẫn, làm đầu cốt, lắp đặt và sửa chữa được các mạch điện chiếu sáng.
* Về thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực, siêng năng, cầu tiến và trách nhiệm
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt các mạch điện chiếu sáng
Nội dung của mô đun:

Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt (lõi 1
1 4,0 0,5 3,5
sợi)
Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt (lõi
2 4,0 0,5 3,5
nhiều sợi)
3 Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt 4,0 0,5 3,5
4 Lắp đặt bảng điện nổi 4,0 1,0 3,0
5 Lắp đặt bảng điện ngầm 4,0 1,0 3,0
6 Lắp đặt mạch điện chiếu sáng cơ bản 4,0 1,0 3,0
7

Lắp đặt mạch điện 2 đèn sợi đốt đấu


7 4,0 1,0 3,0
song song, nối tiếp
8 Lắp đặt mạch đèn compac 4,0 0,5 3,5
9 Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang 4,0 0,5 3,5
10 Sửa chữa mạch đèn huỳnh quang 10 1,0 7,0 2,0
11 Lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân 4,0 0,5 3,5
Quấn cuộn chấn lưu đèn cao áp thủy
12 8,0 1,0 7,0
ngân
13 Lắp mạch đèn Halogen 4,0 1,0 3,0
14 Lắp mạch đèn trang trí quảng cáo 4,0 1,0 3,0
15 Sửa chữa đèn trang trí quảng cáo 8,0 1,0 7,0
Lắp đặt mạch điện đèn cầu thang (điều
16 4,0 1,0 3,0
khiển từ 2 vị trí)
17 Lắp đặt mạch đèn tầng hầm 6,0 1,0 5,0
18 Lắp đặt mạch chuông điện 6,0 1,0 3,0 2,0
Cộng: 90 15 71 4,0
8

BÀI 1
NỐI DÂY ĐƠN VÀ LÀM ĐẦU CỐT (LÕI MỘT SỢI)
Mã bài: MĐ 29.01

Giới thiệu:
Một trong những thao tác cơ bản của việc lắp đặt điện là nối dây và làm
đầu cốt. Bài học đầu tiên của mô đun này là đấu nối dây đơn và làm đầu cốt cho
dây có lõi một sợi. Bài học giới thiệu qui trình nối, các kiểu nối dây đơn, cách
làm khuyên đầu dây và làm đầu cốt.
Mục tiêu:
- Nối dây đơn lõi một sợi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo các kiểu: kiểu nối
thẳng, kiểu nối phân nhánh.
- Bấm cốt và tạo khuyên đầu dây theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Băng cách điện mối nối đúng quy cách.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
1. Qui trình nối dây
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật nối thẳng và nối phân nhánh dây đơn
lõi một sợi
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và hăng hái trong giờ học
1.1 Quy trình nối thẳng dây đơn lõi một sợi
Qui trình nối được thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Cắt bỏ lớp vỏ cách điện
Khi thực hiện thao tác bóc lớp vỏ cách điện không nên cắt thẳng góc quanh
sợi dây điện, vì làm như thế vết cắt trên dây dể bị gãy khi có lực bên ngoài tác
động. Nên dùng dao gọt nghiêng một góc 300. Đối với dây có tiết diện nhỏ (dưới
2,5 mm2) có thể dùng kìm để tuốt dây.

a) b)
Hình 1.1: Bóc vỏ cách điện
 Bước 2: Làm sạch ruột dây dẫn
Làm sạch ruột dây dẫn bằng vải sợi thuỷ tinh hoặc giấy, lau nhẹ cho đến khi
thấy ánh kim.
9

Hình 1.2: Làm sạch đầu nối


 Bước 3: Xoắn mối nối
Uốn đầu lõi một góc 900 với khoảng cách bằng từ 8 đến 10 lần đường
kính lõi kể từ chỗ cắt lớp cách điện và đặt chúng vào nhau (hình 1.3a). Sử dụng
hai kìm điện quấn dây này lên dây kia khoảng chừng từ 5 đến 7 vòng quấn dây
còn lại khoảng chừng 5 đến 7 vòng bằng kìm vạn năng và siết chặt theo chiều
ngược nhau, sau cùng phải bóp chắc các đầu dây (hình 1.3b).

a) b)
Hình 1.3: Nối thẳng dây đơn (S< 2,5 mm2)
Đối với trường hợp tiết diện dây lớn hơn 2,5 mm 2 qui trình nối được thực
hiện theo các bước tương tự, khâu chuẩn bị bao gồm: bóc vỏ lớp cách điện bên
ngoài bằng kìm hay dao cắt điện chuyên dụng (hình 1.1) sau đó làm sạch lõi
bằng vải sợi thuỷ tinh (hình 1.2), chuẩn bị thêm một sợi dây dẫn cùng loại với
vật liệu làm dây dẫn có đường kính nhỏ hơn đường kính lõi dây dẫn từ 2 đến 4
lần, chiều dài đủ để xoắn từ 20 đến 30 vòng rồi thực hiện ghép nối hai phần dây
dẫn như hình vẽ:

a) b)
Hình 1.4: Nối thẳng dây đơn (S> 2,5 mm2)
1.2 Quy trình nối phân nhánh dây đơn lõi một sợi
Phương pháp này được ứng dụng tại những nơi cần rẽ nhánh trên đường
dây chính.
Trường hợp tiết diện dây nhỏ hơn 2,5 mm2 được nối theo hai cách như hình
vẽ 1.5 tạo nên sự vững chắc và có độ bền cơ tốt. Qui trình cũng được thực hiện
tương tự như phương pháp nối thẳng. Ban đầu bóc vỏ lớp cách điện bên ngoài
có khoảng cách đủ để có thể quấn từ 10 đến 15 vòng xoắn xung quanh lõi phân
nhánh. Cắt bỏ vỏ đoạn phân nhánh một đoạn bằng 15 đến 20 lần đường kính của
10

dây, sau đó làm sạch cách điện bằng vãi sợi thuỷ tinh hay giấy ráp cho đến khi
có ánh kim.
Xoắn từ 10 đến 15 vòng lõi của sợi dây phân nhánh xung quanh sợi dây
chính dùng kìm điện bóp chặt và siết chắc các vòng xoắn bằng cách dùng hai
kìm điện, cho hai kìm chuyển động ngược chiều nhau rồi bóp chặt các đầu dây.

a) b)

c) d)
Hình 1.5: Nối phân nhánh dây đơn (S< 2,5 mm2)
Đối với trường hợp tiết diện dây lớn hơn 2,5 mm 2 qui trình nối được thực
hiện theo các bước tương tự.
Khâu chuẩn bị bao gồm:
- Bóc vỏ lớp cách điện bên ngoài bằng kìm hay dao cắt điện chuyên dụng
- Làm sạch lõi dây dẫn bằng vải sợi thuỷ thinh,
- Chuẩn bị thêm một sợi dây dẫn cùng loại với vật liệu làm dây dẫn, có
đường kính nhỏ hơn đường kính lõi dây dẫn từ 2 đến 4 lần, chiều dài đủ để
xoắn từ 20 đến 30 vòng
- Thực hiện ghép nối hai phần dây dẫn.

Hình 1.6: nối phân nhánh dây đơn (S> 2,5 mm2)
2. Nối thẳng dây đơn lõi một sợi
Mục tiêu:
- Nối thẳng dây đơn lõi một sợi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện tốt các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
11

2.1 Công tác chuẩn bị


Để phục vụ tốt cho quá trình thực hành, ta cần chuẩn bị một số dụng cụ và
thiết bị vật tư. Dưới dây là số lượng dụng cụ và thiết bị vật tư chuẩn bị cho 1
nhóm 2 học sinh bao gồm:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Kìm mỏ nhọn 01
5 Dao cắt vỏ cách điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,0 mm 1m
2
2 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 1m
2
3 Dây dẫn đơn lõi một sợi 2,5 mm 1m
4 Giấy ráp mịn 1 miếng
2.2 Thực hành nối thẳng dây đơn
2.2.1 Thao tác mẫu
Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực hành, quá
trình thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp học sinh nắm chắc được kiến thức
và dễ dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Trước hết, giáo viên sẽ thao tác mẫu
các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp
thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học sinh nắm rõ được
các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
2.2.2 Chia nhóm
Để giờ thực hành đạt hiệu quả cao, ta cần chia lớp thành nhiều nhóm, cụ
thể như sau: Mỗi ca thực hành có sĩ số tối đa là 24 học sinh, chia thành 12 nhóm,
mỗi nhóm 2 học sinh.
2.2.3 Thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện
- Mỗi học sinh trong nhóm sẽ luân phiên thực hiện các công việc khác nhau
nhiều lần. Ví dụ, lần thứ nhất học sinh 1 thao tác các công việc phụ như cắt bỏ
lớp vỏ cách điện và làm sạch ruột dây dẫn bằng giấy ráp, học sinh 2 thực hiện
nối dây. Lần thứ hai thì 2 học sinh sẽ thay đổi công việc cho nhau. Và các nhóm
sẽ luân phiên thực hiện các thao tác đó nhiều lần để hình thành kỹ năng nối dây
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Trong thời gian học sinh thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan
sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
2.2.4 Đánh giá kết quả
12

Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng nối thẳng dây
dẫn đơn lõi một sợi, mối nối phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mối nối chắc chắn, gọn, sáng và xoắn đều
- Mối nối không dài quá cũng không ngắn quá, cụ thể đối với dây tiết diện
<2,5mm2 chiều dài mối nối khoảng từ 2-3cm, còn với dây tiết diện >2,5mm 2
chiều dài mối nối khoảng từ 3-5cm
- Vỏ cách điện không bị trầy xước, dập nát.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những kỹ năng cần lưu ý trong bài.
3. Nối phân nhánh dây đơn
Mục tiêu:
- Nối phân nhánh dây đơn lõi một sợi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
3.1 Công tác chuẩn bị
Đối với bài thực hành nối phân nhánh dây đơn, số lượng dụng cụ và thiết bị
vật tư chuẩn bị cho 1 nhóm 2 học sinh bao gồm:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Kìm mỏ nhọn 01
5 Dao cắt vỏ cách điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,0 mm 1m
2
2 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 1m
2
3 Dây dẫn đơn lõi một sợi 2,5 mm 1m
4 Giấy ráp mịn 1 miếng
3.2 Thực hành nối phân nhánh dây đơn
3.2.1 Thao tác mẫu
Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực hành, quá
trình thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp học sinh nắm chắc được kiến thức
và dễ dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Trước hết, giáo viên sẽ thao tác mẫu
một lần các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa thao tác, vừa kết
hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học viên nắm rõ
được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
3.2.2 Chia nhóm
13

Để giờ thực hành đạt hiệu quả cao, ta cần chia lớp thành nhiều nhóm, cụ
thể như sau: Mỗi ca thực hành có sĩ số tối đa là 24 học sinh, chia thành 12 nhóm,
mỗi nhóm 2 học sinh.
3.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Mỗi học sinh trong nhóm sẽ luân phiên thực hiện các công việc khác nhau
nhiều lần. Ví dụ, lần thứ nhất học sinh 1 thao tác các công việc phụ như cắt bỏ
lớp vỏ cách điện và làm sạch ruột dây dẫn bằng giấy ráp, học sinh 2 thực hiện
nối dây. Lần thứ hai thì 2 học sinh sẽ thay đổi công việc cho nhau. Và các nhóm
sẽ luân phiên thực hiện các thao tác đó nhiều lần để hình thành kỹ năng nối dây
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
3.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng nối phân nhánh
dây đơn lõi một sợi, mối nối phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Mối nối chắc chắn, sạch, sáng và xoắn đều
- Mối nối không dài quá cũng không ngắn quá
- Phần vỏ cách điện gần mối nối không bị dập nát, trầy xước.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4. Hàn và băng cách điện mối nối
Mục tiêu:
- Hàn và băng cách điện mối nối đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
4.1 Quy trình thực hiện
Sau khi thực hiện nối dây xong cần phải hàn và băng cách điện mối nối.
Hàn giúp cho mối nối được chắc chắn, hơn nữa thiếc hàn sẽ tràn vào những
khoảng hẹp của mối nối và bao phủ mối nối làm tăng tính dẫn điện. Ngoài ra,
thiếc hàn còn có nhiệm vụ cách ly mối nối với không khí, tránh được hiện tượng
oxy hóa mối tiếp xúc điện. Băng cách điện giúp cách ly mối nối với các vật dẫn
khác và đặc biệt cách ly nguồn điện với con người để đảm bảo an toàn. Quá
trình hàn và băng cách điện được thực hiện như sau:
 Bước 1: Hàn mối nối
Cần chuẩn bị mỏ hàn, thiếc hàn và nhựa thông. Sau khi nối dây xong ta
thực hiện hàn mối nối như sau: Trước hết, tra một lớp nhựa thông lên mối nối để
quá trình hàn dễ dàng hơn và mối nối sau khi hàn bóng, đẹp hơn. Tiếp theo, đặt
mũi hàn chạm vào mối nối để làm nóng mối nối, khi đã đủ nhiệt độ thì đặt dây
thiếc tiếp xúc với mũi hàn và mối nối để dây thiếc nóng chảy. Lia mũi hàn và
dây thiếc dọc mối nối đủ để thiếc nóng chảy tràn vào các khe hẹp của mối nối.
14

Lưu ý: Không nên để mũi hàn tiếp xúc quá lâu với mối nối vì phần cách điện
của dây dẫn gần mối nối có thể sẽ cháy.
 Bước 2: Băng cách điện mối nối
Cách điện bằng băng dính cách điện sao cho lớp băng dính kề bên nhau và
phủ lên lớp cách điện của dây từ 2 đến 3 lớp và phủ lên chỗ nối một ít vecni
chống ẩm.

Hình 1.7: Bọc cách điện


4.2 Thực hành hàn và băng cách điện mối nối
4.2.1 Công tác chuẩn bị
Thao tác hàn và băng cách điện là thao tác cuối cùng của của bài nối dây
dẫn đơn lõi một sợi. Ở thao tác này cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật tư thiết
bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Mỏ hàn, thiếc, nhựa thông 1 bộ
2 Kìm điện 01
3 Băng dính điện 1 cuộn
4 Dao cắt vỏ cách điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Mối nối thẳng và phân nhánh
dây dẫn đơn lõi một sợi, tiết diện 01
2
1,0 mm
2 Mối nối thẳng và phân nhánh
dây dẫn đơn lõi một sợi, tiết diện 01
2
1,5 mm
3 Mối nối thẳng và phân nhánh
dây dẫn đơn lõi một sợi, tiết diện 01
2
2,5 mm
4.2.2 Thao tác mẫu
Đối với kỹ năng hàn và băng cách điện khi thao tác mẫu giáo viên cần lưu
ý những thao tác quan trọng. Cụ thể, kỹ năng hàn phải đảm bảo đúng kỹ thuật,
tính mỹ thuật và đặc biệt không làm vỏ cách điện của dây dẫn bị cháy. Quá trình
thao tác mẫu kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để
học sinh nắm rõ được các bước thực hiện.
15

Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian học sinh thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát,
uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng hàn và băng cách
điện, sản phẩm phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Thiếc hàn phải lấp đầy các khe hở của mối nối, mặt mối hàn phải nhẵn và
sáng bóng.
- Phần vỏ cách điện gần mối hàn không bị cháy, không trầy xước
- Băng cách điện đủ dầy, không hở lõi dây dẫn ra ngoài.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
5. Bấm cốt đầu dây
Mục tiêu:
- Bấm cốt đầu dây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
5.1 Quy trình thực hiện
Đầu cốt được dùng để bắt chắc chắn dây dẫn điện với các cầu đấu nguồn
hoặc phụ tải, các dầu dây dẫn điện với nhau tạo thành những chỗ tiếp xúc điện
vững chắc, thường được sử dụng ở các hộp nối, các cầu đấu trung gian.
Qui trình bấm đầu cốt từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành được thực hiện như
sau:
 Bước 1: Bóc lớp vỏ cách điện
Khoảng cách lớp vỏ được bóc chỉ đủ để bỏ vào đầu cốt thông thường
khoảng 5 cm (đối với dây dẫn có tiết diện S< 2,5 mm2), đối với đây có tiết diện
S> 2,5 mm2), thì tuỳ thuộc vào đầu cốt mà bóc khoảng cách vỏ cho phù hợp.
Dùng kìm tuốt dây hay dao chuyên dụng để cắt lớp cách điện bên ngoài (hình
1.1), sau đó dùng vãi sợi thuỷ tinh hay giấy làm sạch phần lõi dây (hình 1.2).
 Bước 2: Bấm đầu cốt
Luồn phần lõi dây đã được chuẩn bị vào đầu cốt, dùng kìm ép cốt bóp chặt
phần tiếp xúc giữa đầu cốt và dây dẫn. Đối với các dây dẫn và đầu cốt lớn phải
dùng kìm cộng lực để bóp chắt đầu cốt. Ở phần gắn chặt được bọc một vỏ nhựa
cách điện hay băng cách điện (hình 1.8).

Hình 1.8: Bấm đầu cốt cho 1 dây


16

Đối với các đầu cốt nối nhiều đầu dây lại với nhau sau khi bóc bóc vỏ lớp
cách điện và làm sạch, phải dùng kìm xoắn các đầu dây lại với nhau, sau đó mới
luồn đầu cốt vào thực hiện thao tác bấm, cuối cùng thực hiện thao tác bọc cách
điện (hình 1.9).

Hình 1.9: Bấm đầu cốt cho nhiều dây


5.2 Thực hành bấm cốt đầu dây
5.2.1 Công tác chuẩn bị
Ở thao tác này cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật tư thiết bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm ép cốt 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Kìm tuốt dây 01
5 Dao cắt vỏ dây 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,0 mm 1m
2
2 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 1m
2
3 Dây dẫn đơn lõi một sợi 2,5 mm 1m
2
4 Đầu cốt cho dây 1,0 mm 20 cái
2
5 Đầu cốt cho dây 1,5 mm 20 cái
2
6 Đầu cốt cho dây 2,5 mm 20 cái
5.2.2 Thao tác mẫu
Cũng giống như các giờ thực hành khác, trước khi cho học sinh thực hành
giáo viên sẽ thao tác mẫu các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát.
Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật
để học sinh nắm rõ được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
5.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
5.2.4 Đánh giá kết quả
17

Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng bấm cốt đầu dây,
sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Đầu cốt phải có kích thước phù hợp với dây dẫn
- Đầu cốt được bóp phải chắc chắn, không bị vỡ phần chụp cách điện
- Không để hở phần lõi dây dẫn ra ngoài, không để thừa đầu dây dẫn quá
0,5mm
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
6. Tạo khuyên đầu dây
Mục tiêu:
- Tạo khuyên đầu dây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
6.1 Quy trình thực hiện
Khi cần bắt các dây dẫn vào các cầu đấu điện ta phải đánh khuyên cho đầu
dây để mối tiếp xúc chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc điện đúng kỹ thuật. Chú ý
khuyên nối phải đặt đúng chiều nối, vì khi siết chắt các đai ốc, hoặc vít thì dây
dẫn sẽ ôm chặt vào thân bu-lông. Qui trình thực hiện như sau:
 Bước 1: Cắt bỏ lớp vỏ cách điện
Đối với dây đơn cứng, ta cần đo đường kính của vít bắt mối nối, xác định
chiều dài của lõi dây cần thiết để uốn thành khuyên tròn. Dùng kìm tuốt dây hay
dao chuyên dùng để cắt lớp cách điện từ đầu nối lõi dây điện đến khoảng cách
cần thiết để uốn dây thành vòng tròn, để dư ra 2 đến 3 mm. Đối với dây đơn
mềm dư ra thêm một đoạn đủ để quấn lên lõi dây từ 5 đến 7 vòng.
 Bước 2: Làm sạch lõi dây
Làm sạch phần lõi dây trần bằng vãi sợi hay giấy ráp cho đến khi thấy ánh
kim loại (hình 1.2).
 Bước 3: Uốn đầu lõi dây
Đối với dây đơn cứng với phần lõi đã được chuẩn bị dùng kìm điện bẻ
vuông góc và hơi uống cong đầu một chút, kế đến dùng kìm mỏ nhọn uốn cong
dần cho đến khi nó được khép kín sau đó dùng kìm tròn nắn lại cho tròn.

Hình 110: Tạo khuyên cho dây đơn lõi cứng


18

Đối với dây đơn mềm với phần lõi đã được chuẩn bị, dùng kìm tròn uốn
dần cho đến khi thành hình tròn, sau đó xoắn chặt phần lõi dây còn thừa lên thân
lõi dây.

Hình 1.11: Tạo khuyên cho dây đơn lõi mềm


6.2 Thực hành tạo khuyên đầu dây
6.2.1 Công tác chuẩn bị
Để rèn luyện kỹ năng tạo khuyên đầu dây cần chuẩn bị một số dụng cụ và
vật tư thiết bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm điện 01
2 Kìm mỏ nhọn 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Kìm tuốt dây 01
5 Dao cắt vỏ dây 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,0 mm 1m
2
2 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 1m
2
3 Dây dẫn đơn lõi một sợi 2,5 mm 1m
6.2.2 Thao tác mẫu
Kỹ năng tạo khuyên đầu dây không phức tạp, tuy nhiên cần sự khéo léo
nhất định để khuyên đầu dây tròn, đẹp và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Cũng giống
như các giờ thực hành khác, giáo viên sẽ thao tác mẫu một lần các bước thực
hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và
đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học sinh nắm rõ được các bước thực
hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
6.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
6.2.4 Đánh giá kết quả
19

Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng tạo khuyên đầu
dây, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Khuyên tròn đều, không gẫy khúc và có kích thước phù hợp với bu-lông
hoặc vít cầu đấu
- Không để hở quá nhiều phần lõi dây dẫn ra ngoài, thông thường vỏ cách
điện cách khuyên khoảng 3mm
- Không để vỏ cách điện trầy xước hoặc dập nát
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước nối dây đơn lõi một sợi
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước hàn và băng cách điện mối nối
3. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước làm đầu cốt dây dẫn đơn lõi một
sợi
4. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước tạo khuyên đầu dây đơn lõi một
sợi.

Gợi ý trả lời:


Trên đây là những câu hỏi mang tính chất lý thuyết, giúp học sinh ôn tập và
nắm vững các kiến thức cơ bản của kỹ thuật nối dây, hàn băng cách điện và làm
đầu cốt dây dẫn đơn lõi một sợi.
Yêu cầu:
Học sinh trình bày được quy trình kỹ thuật, các bước thực hiện kỹ năng nối
dây, hàn và băng cách điện và làm đầu cốt dây dẫn đơn lõi một sợi.
20

BÀI 2
NỐI DÂY ĐƠN VÀ LÀM ĐẦU CỐT (LÕI NHIỀU SỢI)
Mã bài: MĐ 29.02

Giới thiệu:
Dây dẫn điện lõi nhiều sợi được sử dụng rất nhiều trong ngành điện, đặc
biệt trong hệ thống điện dân dụng. Hơn nữa việc đấu nối dây dẫn điện lõi nhiều
sợi là công việc thường gặp trong quá trình thi công và sửa chữa điện chiếu sáng
dân dụng. Vì vậy luyện tập kỹ năng đấu nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi là công
việc rất thiết thực cho học sinh ngành điện dân dụng. Bài học này giới thiệu qui
trình nối, các kiểu nối dây đơn, cách làm khuyên đầu dây và làm đầu cốt cho dây
có lõi nhiều sợi
Mục tiêu:
- Nối dây đơn lõi nhiều sợi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo các kiểu: kiểu nối
thẳng, kiểu nối phân nhánh.
- Bấm cốt và tạo khuyên đầu dây theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Băng cách điện mối nối đúng quy cách.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm
Nội dung chính:
1. Qui trình nối dây
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật nối thẳng và nối phân nhánh dây đơn
lõi nhiều sợi
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và hăng hái trong giờ học
1.1 Quy trình nối thẳng dây đơn lõi nhiều sợi
Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện trong công nghiệp, cũng như hệ
thống chiếu sáng, khi nối dây phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Mối nối
phải được thực hiện tại các hộp nối, tủ phân phối... nếu mối nối không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật và tính an toàn sẽ gây ra những sự cố đứt mạch, hoặc tạo nên
các hiện tượng phóng hồ quang điện gây cháy nổ, hoả hoạn. Một mối nối tốt cần
phải đảm bảo yêu cầu sau: Bề mặt tiếp xúc phải có tiết diện lớn hơn tiết diện
dây dẫn, có độ bền cơ cao, chịu được lực kéo, sự rung chuyển và va chạm, mối
nối phải được cách điện tốt chống rò điện ra bên ngoài, và có tính mỹ thuật. Quy
trình thực hiện nối thẳng dây đơn được thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Cắt bỏ lớp vỏ cách điện
Khi thực hiện thao tác bóc lớp vỏ cách điện không nên cắt thẳng góc quanh
lõi dây dẫn, vì làm như thế vết cắt trên dây dễ bị gãy khi có lực bên ngoài tác
động. Nên dùng dao gọt nghiêng một góc 300. Đối với dây có tiết diện nhỏ (dưới
2,5 mm2) có thể dùng kìm để tuốt dây.
21

Hình 2.1:Bóc lớp vỏ cách điện


 Bước 2: Làm sạch và xếp dây
Dùng kìm vạn năng để nới các sợi dây, làm sạch lõi dây bằng giấy ráp hay
vải sợi cho đến khi thấy ánh kim.

Hình 2.2: Làm sạch lõi dây


 Bước 3: Nối dây
Tách các đầu dây ra và đặt các đầu dây đấu đầu nhau, xen kẽ nhau, sau đó
lần lượt quấn chặt từng sợi của dây này vào thân dây kia và ngược lại cho đến
khi nào các sợi đã được quấn hết thì dùng kìm siết chặt. Kết quả ta được một
khối hoàn toàn vững chắc và tiếp xúc tốt, đảm bảo tính dẫn điện tốt.

Hình 2.3: Nối thẳng hai dây dẫn nhiều lõi


1.2 Quy trình nối phân nhánh dây đơn lõi nhiều sợi
Phương pháp này được ứng dụng tại những nơi cần rẽ nhánh trên đường dây
chính qui trình được thực hiện theo các bước như sau:
 Bước 1: Cắt lớp vỏ bọc cách điện
Khi thực hiện thao tác bóc lớp vỏ cách điện không nên cắt thẳng góc quanh
sợi dây điện, vì làm như thế vết cắt trên dây dể bị gãy khi có lực bên ngoài tác
22

động. Nên dùng dao gọt nghiêng một góc 300. Đối với dây có tiết diện nhỏ (dưới
2,5 mm2) có thể dùng kìm để tuốt dây (hình 2.1)
 Bước 2: Làm sạch chỗ cần nối
Dùng kìm vạn năng để nới các sợi dây, làm sạch lõi dây bằng giấy ráp hay
vải sợi cho đến khi thấy ánh kim (hình 2.2)
 Bước 3: Nối dây
Sau khi tách lõi dây cần nối và phần nối cố định trên sợi dây chính, tách dây
chính ra và cho dây rẽ nhánh vào giữa, sau đó quấn các dây rẽ nhánh vào hai bên
thân dây chính theo chiều ngược nhau khoảng từ 3 đến 4 vòng, sau đó dùng kìm
siết chắt.

Hình 2.4: Nối phân nhánh dây đơn lõi nhiều sợi
2. Nối thẳng dây đơn lõi nhiều sợi
Mục tiêu:
- Nối thẳng dây đơn lõi nhiều sợi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
2.1 Công tác chuẩn bị
Để phục vụ tốt cho quá trình thực hành, ta cần chuẩn bị một số dụng cụ và
thiết bị vật tư. Dưới dây là số lượng dụng cụ và thiết bị vật tư chuẩn bị cho 1
nhóm 2 học sinh bao gồm:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Kìm mỏ nhọn 01
23

5 Dao cắt vỏ cách điện 01


b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,0 mm 1m
2
2 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,5 mm 1m
2
3 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 2,5 mm 1m
4 Giấy ráp mịn 1 miếng
2.2 Thực hành nối thẳng dây đơn
2.2.1 Thao tác mẫu
Tương tự như thao tác nối thẳng dây đơn lõi một sợi. Trước hết, giáo viên
sẽ thao tác mẫu một lần các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa
thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để
học sinh nắm rõ được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
2.2.2 Chia nhóm
Để giờ thực hành đạt hiệu quả cao, ta cần chia lớp thành nhiều nhóm, cụ
thể như sau: Mỗi ca thực hành có sĩ số tối đa là 24 học sinh, chia thành 12 nhóm,
mỗi nhóm 2 học sinh.
2.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Mỗi học sinh trong nhóm sẽ luân phiên thực hiện các công việc khác nhau
nhiều lần. Ví dụ, lần thứ nhất học sinh 1 thao tác các công việc phụ như cắt bỏ
lớp vỏ cách điện và làm sạch ruột dây dẫn bằng giấy ráp, học sinh 2 thực hiện
nối dây. Lần thứ hai thì 2 học sinh sẽ thay đổi công việc cho nhau. Và các nhóm
sẽ luân phiên thực hiện các thao tác đó nhiều lần để hình thành kỹ năng nối dây
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
2.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng nối thẳng dây
dẫn đơn lõi nhiều sợi, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mối nối chắc chắn, gọn, sáng và xoắn đều
- Mối nối không dài quá cũng không ngắn quá, cụ thể đối với dây tiết diện
<2,5mm2 chiều dài mối nối khoảng từ 2-3cm, còn với dây tiết diện >2,5mm 2
chiều dài mối nối khoảng từ 3-5cm
- Phần vỏ cách điện không bị dập nát.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
3. Nối phân nhánh dây đơn lõi nhiều sợi
Mục tiêu:
24

- Nối phân nhánh dây đơn lõi một sợi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
3.1 Công tác chuẩn bị
Đối với bài thực hành nối phân nhánh dây đơn lõi nhiều sợi, số lượng dụng
cụ và thiết bị vật tư chuẩn bị cho 1 nhóm 2 học sinh bao gồm:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Kìm mỏ nhọn 01
5 Dao cắt vỏ cách điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,0 mm 1m
2
2 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,5 mm 1m
2
3 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 2,5 mm 1m
4 Giấy ráp mịn 1 miếng
3.2 Thực hành nối phân nhánh dây đơn
3.2.1 Thao tác mẫu
Tương tự như kỹ năng nối phân nhánh dây đơn lõi một sợi. Trước hết, giáo
viên sẽ thao tác mẫu một lần các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát.
Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật
để học sinh nắm rõ được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
3.2.2 Chia nhóm
Để giờ thực hành đạt hiệu quả cao, ta cần chia lớp thành nhiều nhóm, cụ
thể như sau: Mỗi ca thực hành có sĩ số tối đa là 24 học sinh, chia thành 12 nhóm,
mỗi nhóm 2 học sinh.
3.2.3 Thực hành
- Phân bố và chia các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành rèn luyện
- Mỗi học sinh trong nhóm sẽ luân phiên thực hiện các công việc khác
nhau nhiều lần. Ví dụ, lần thứ nhất học sinh 1 thao tác các công việc phụ như cắt
bỏ lớp vỏ cách điện và làm sạch ruột dây dẫn bằng giấy ráp, học sinh 2 thực hiện
nối dây. Lần thứ hai thì 2 học sinh sẽ thay đổi công việc cho nhau. Và các nhóm
sẽ luân phiên thực hiện các thao tác đó nhiều lần để hình thành kỹ năng nối dây
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
25

3.2.4 Đánh giá kết quả


Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng nối phân nhánh
dây dẫn đơn lõi nhiều sợi, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mối nối chắc chắn, sạch, sáng và xoắn đều
- Mối nối không dài quá cũng không ngắn quá
- Phần vỏ cách điện gần mối nối không bị dập nát, trầy xước.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4. Hàn và băng cách điện mối nối
Mục tiêu:
- Hàn và băng cách điện mối nối đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
4.1 Quy trình thực hiện
Quá trình hàn và băng cách điện thực hiện tương tự như mối nối dùng dây đơn
lõi một sợi đã trình bày ở bài 1.
 Bước 1: Hàn mối nối
Cần chuẩn bị mỏ hàn, thiếc hàn và nhựa thông. Sau khi nối dây xong ta
thực hiện hàn mối nối như sau: Trước hết, tra một lớp nhựa thông lên mối nối để
quá trình hàn dễ dàng hơn và mối nối sau khi hàn được bóng và đẹp hơn. Tiếp
theo, đặt mũi hàn chạm vào mối nối để làm nóng mối nối, khi đã đủ nhiệt độ thì
đặt dây thiếc tiếp xúc với mũi hàn và mối nối để dây thiếc nóng chảy. Lia mũi
hàn và dây thiếc dọc mối nối đủ để thiếc nóng chảy tràn vào các khe hẹp của
mối nối. Lưu ý: Không nên để mũi hàn tiếp xúc quá lâu với mối nối vì phần
cách điện của dây dẫn gần mối nối có thể sẽ cháy.
 Bước 2: Băng cách điện mối nối
Cách điện bằng băng dính cách điện sao cho lớp băng dính kề bên nhau và
phủ lên lớp cách điện của dây từ 2 đến 3 lớp và phủ lên chỗ nối một ít vecni
chống ẩm.

Hình 2.5: Bọc cách điện


4.2 Thực hành hàn và băng cách điện mối nối
4.2.1 Công tác chuẩn bị
26

Thao tác hàn và băng cách điện là thao tác cuối cùng của của bài nối dây
dẫn đơn lõi một sợi. Ở thao tác này cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật tư thiết
bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Mỏ hàn, thiếc, nhựa thông 1 bộ
2 Kìm điện 01
3 Băng dính điện 1 cuộn
4 Dao cắt vỏ cách điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Mối nối thẳng và phân nhánh 01
dây dẫn đơn lõi nhiều sợi, tiết
diện 1,0 mm2
2 Mối nối thẳng và phân nhánh 01
dây dẫn đơn lõi nhiều sợi, tiết
diện 1,5 mm2
3 Mối nối thẳng và phân nhánh 01
dây dẫn đơn lõi nhiều sợi, tiết
diện 2,5 mm2
4.2.2 Thao tác mẫu
Kỹ năng hàn và băng cách điện mối nối dây dẫn đơn lõi nhiều sợi cũng
giống như đối với dây một sợi. Tuy nhiên, đối với mối nối dây dẫn lõi nhiều sợi
có nhiều khe hẹp giữa các sợi dây hơn nên quá trình hàn cần thao tác lâu hơn để
thiếc hàn có thể tràn hết các khe của mối nối. Mặt khác quá trình hàn phải thao
tác gián đoạn để vỏ cách điện dây dẫn không bị cháy. Trước hết, giáo viên sẽ
thao tác mẫu một lần các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa
thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để
học sinh nắm rõ được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của học sinh để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
c) Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng hàn và băng cách
điện, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mối hàn phải lấp đầy các khe hở của mối nối, mặt mối hàn phải nhẵn và
sáng bóng.
- Phần vỏ cách điện gần mối hàn không bị cháy, không trầy xước
27

- Băng cách điện đủ dầy, không hở lõi dây dẫn ra ngoài.


Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
5. Bấm cốt đầu dây
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật các bước bấm cốt đầu dây
- Bấm cốt đầu dây đúng quy trình kỹ thuật
- Thể hiện thái độ nghiêm túc, tích cực và tác phong công nghiệp trong rèn
luyện kỹ năng
5.1 Quy trình thực hiện
Quy trình được thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Cắt bỏ lớp vỏ cách điện
Đo chiều dài đầu cốt, xác định chiều dài cần thiết để bấm đầu cốt, sau đó
dùng kìm hay dao thợ điện cắt lớp cách điện bên ngoài ứng với khoảng cách đã
đo (hình 2.1)
 Bước 2: Làm sạch ruột dây
Làm sạch ruột dây dẫn bằng vãi sợi thuỷ tinh hoạt giấy, lau nhẹ cho đến khi
thấy ánh kim (hình 2.2)
 Bước 3: Thực hiện thao tác bấm cốt
Dùng kìm vạn năng xoắn các dây dẫn lại sau đó đưa đầu dây đã được chuẩn
bị vào đầu cốt, tuỳ theo kích thước dây mà chọn kích thước đầu cốt thích hợp.
Dùng kìm ép cốt đặt đúng vị trí ở đầu cốt rồi bấm chặt đến khi kìm tự bung ra.

Hình 2.6: Bấm đầu cốt dây đơn nhiều sợi


 Bước 4: Cách điện chỗ bấm đầu cốt
Cách điện bằng băng dính cách điện sao cho lớp băng dính kề bên nhau và
phủ lên lớp cách điện của dây từ 2 đến 3 lớp và phủ lên đầu cốt một ít vecni
chống ẩm, hay dùng bọc nhựa.
5.2 Thực hành bấm đầu cốt đầu dây
5.2.1 Công tác chuẩn bị
Ở thao tác này cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật tư thiết bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm ép cốt 01
2 Kìm điện 01
28

3 Kìm cắt dây 01


4 Kìm tuốt dây 01
5 Dao cắt vỏ dây 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,0 mm 1m
2
2 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 1m
2
3 Dây dẫn đơn lõi một sợi 2,5 mm 1m
2
4 Đầu cốt cho dây 1,0 mm 20 cái
2
5 Đầu cốt cho dây 1,5 mm 20 cái
2
6 Đầu cốt cho dây 2,5 mm 20 cái
5.2.2 Thao tác mẫu
Cũng giống như các giờ thực hành khác, giáo viên sẽ thao tác mẫu một lần
các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Đối với kỹ năng bấm cốt đầu
dây, khi thao tác mẫu giáo viên cần chú ý, không để lộ phần lõi dây dẫn ra ngoài
nhưng cũng không để thiếu lõi dây dẫn trong cốt.
Giáo viên cần thao tác mẫu các kỹ năng: chọn kích thước cốt phù hợp với
dây dẫn; chọn cỡ ép trên kìm ép cốt phù hợp với đầu cốt đã chọn; và thao tác
bấm cốt đúng yêu cầu kỹ thuật. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối
chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học sinh nắm rõ được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
5.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của học sinh để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
5.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng bấm cốt đầu dây
dẫn lõi nhiều sợi, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Đầu cốt phải có kích thước phù hợp với dây dẫn
- Đầu cốt bấm phải chắc chắn, không bị vỡ phần chụp cách điện
- Không để hở phần lõi dây dẫn ra ngoài, không để thừa đầu dây dẫn quá
0,5mm
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước nối dây đơn lõi nhiều sợi
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước hàn và băng cách điện mối nối
3. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước làm đầu cốt dây dẫn đơn lõi nhiều
sợi
29

4. Trình bày điểm khác biệt giữa các kỹ năng nối dây đơn lõi một sợi và lõi
nhiều sợi.

Gợi ý trả lời:


Các kỹ năng nối dây, hàn băng cách điện và làm đầu cốt dây dẫn đơn lõi
nhiều sợi tương tự như lõi một sợi. Trên đây là những câu hỏi mang tính chất lý
thuyết, giúp học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức cơ bản của kỹ thuật nối
dây, hàn băng cách điện và làm đầu cốt dây dẫn đơn lõi nhiều sợi.
Yêu cầu:
Học sinh trình bày được quy trình kỹ thuật, các bước thực hiện kỹ năng nối
dây, hàn và băng cách điện và làm đầu cốt dây dẫn đơn lõi nhiều sợi.
Trình bày được điểm khác biệt giữa các kỹ năng nối dây đơn lõi một sợi và
lõi nhiều sợi.

BÀI 3
ĐẤU NỐI DÂY CÁP VÀ LÀM ĐẦU CỐT
30

Mã bài: MĐ 29.03

Giới thiệu:
Trong ngành điện nói chung, đặc biệt ngành điện công nghiệp, cáp điện
được sử dụng rất nhiều. Trong quá trình thi công đấu lắp hệ thống cung cấp điện,
muốn cáp điện chắc chắn, đảm bảo cung cấp điện đủ công suất cho phụ tải cần
phải làm đầu cốt dây cáp. Đôi khi phải thực hiện nối thẳng hoặc nối phân nhánh
dây cáp. Ở bài học này sẽ giới thiệu các kỹ năng nối và làm đầu cốt dây cáp
điện.
Mục tiêu:
- Chọn và phân biệt được các loại ống nối dây cáp và đầu cốt dây cáp.
- Nối dây cáp đúng qui trình và đúng kỹ thuật.
- Làm đầu cốt đúng qui trình và đúng kỹ thuật bằng kìm bấm chuyên dùng.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
1. Các loại ống nối và đầu cốt
Mục tiêu:
- Trình bày được chức năng và ứng dụng của các loại ống nối và đầu cốt
dây cáp trong công nghiệp
- Nhận biết và phân loại được các loại được các loại ống nối và đầu cốt dây
cáp
1.1 Giới thiệu các loại ống nối và đầu cốt
Thông thường cáp điện có hai loại, cáp đồng và cáp nhôm. Để tránh hiện
tượng ăn mòn điện hóa mối tiếp xúc thì người ta cũng chế tạo đầu nối và đầu cốt
dây cáp thành hai loại, loại đồng sử dụng cho cáp
đồng, loại nhôm sử dụng cho cáp nhôm. Dưới đây là
một số loại ống nối và đầu cốt dây cáp thường sử
dụng:
1.1.1 Các loại ống nối dây cáp
Ống nối dây cáp có dạng như hình vẽ 3.1. Là
một ống hình trụ rỗng dùng để nối thẳng hai đầu dây Hình 3.1: Ống nối thẳng
cáp với nhau bằng cách ép chặt để cố định và thực dây cáp
hiện tiếp xúc điện chắc chắn giữa hai dây cáp.
Ống nối dây cáp có hai loại, ống đồng sử dụng
để nối thẳng các loại cáp đồng và ống nhôm để nối thẳng
các loại cáp nhôm.
1.1.2 Các loại đầu cốt dây cáp
Đầu cốt dây cáp tùy theo chức năng mà được chia
thành nhiều loại khác nhau:
Đầu cốt ép dùng để bắt các đầu dây cáp điện để bắt
chặt vào cầu đấu nguồn hoặc cầu đấu tải. Trên hình 3.2 là Hình 3.2: Đầu cốt
đầu cốt ép cáp nhôm, sử dụng để ép các đầu cáp nhôm. ép cáp nhôm
Đầu cốt chữ T dùng để phân nhánh cáp điện có cấu
tạo như hình vẽ 3.3
31

Hình 3.3: Đầu cốt chữ T


1.2 Nhận biết và phân biệt các loại ống nối và đầu cốt dây cáp
Mỗi loại đầu cốt hoặc ống nối có một chức năng riêng cũng như hình dạng
đặc thù. Nhìn vào hình dạng bên ngoài của các loại ống nối, đầu cốt dây cáp ta
có thể nhận biết và phân loại được chức năng của chúng.
Trước hết cần phân biệt được vật liệu làm ống nối và đầu cốt bằng đồng
hoặc bằng nhôm, đôi khi có loại thân bằng nhôm còn đầu bắt bu-lông lại bằng
đồng. Loại này sử dụng để ép cáp nhôm nhưng bắt vào thanh cái bằng đồng.
Hoặc có loại ống nối để nối cáp đồng và nhôm thì một nửa ống nối làm bằng
đồng còn nửa kia bằng nhôm.
Nhìn vào cấu tạo dạng cốt có thể phân biệt được chức năng từng loại đầu
cốt, ví dụ đầu cốt ép, đầu cốt bắt bu-lông hoặc cốt nối thẳng, cốt nối phân nhánh
kiểu chữ T hoặc cốt nối phân nhánh kiểu song song,…
2. Phương pháp nối và gắn đầu cốt dây cáp
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện quy trình kỹ thuật nối và làm đầu cốt
dây cáp
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong lớp học.
2.1 Phương pháp nối dây cáp
Cũng như dây dẫn điện, trong quá trình thi công công trình đôi khi cần
phải nối các sợi cáp với nhau hoặc phân nhánh chúng. Để mối nối dây cáp đảm
bảo đúng kỹ thuật trước hết ta phải chọn phương pháp nối phù hợp. Việc lựa
chọn phương pháp nối dây cáp còn tùy thuộc vào tiết diện dây cáp lớn hay nhỏ,
cáp phải chịu lực kéo lớn hay nhỏ. Đối với những dây cáp nhỏ, không chịu lực
kéo lớn có thể sử dụng ống nối trực tiếp và ép bằng kìm ép cốt thủy lực. Còn đối
với những dây cáp lớn, phải chịu lực kéo lớn thì phải dùng các đầu cốt nối bằng
bu lông. Dưới đây trình bày phương pháp nối dây cáp bằng ống nối, thực hiện
theo các bước sau:
 Bước 1: Lựa chọn ống nối phù hợp
Đây là bước quan trọng quyết định mối nối có đảm bảo chắc chắn và tiếp
xúc tốt hay không.
- Chọn loại ống nối: Tùy vào loại cáp đồng hay nhôm mà lựa chọn ống nối
bằng đồng hay nhôm để chống ăn mòn điện hóa do tiếp xúc.
- Chọn kích thước ống nối: Dựa vào kích thước thực tế của dây cáp mà lựa
chọn ống nối có kích thước thích hợp. Không chọn ống nối lớn hơn quá nhiều so
32

với lõi dây cáp sẽ làm mối nối không chắc chắn, nhưng cũng không chọn ống
nối nhỏ hơn lõi cáp vì sẽ gây khó khăn trong quá trình nối cáp.
 Bước 2: Bóc vỏ dây cáp
Dùng dao bóc vỏ cáp để lộ phần lõi cáp, phần lõi cáp lộ ra ngoài có chiều
dài bằng một nửa chiều dài của ống nối. Lưu ý, trong quá trình bóc vỏ cáp
không làm đứt lõi hoặc tổn thương đến lõi cáp để tránh giảm độ bền cơ của cáp.
 Bước 3: Làm sạch lõi dây cáp
Tách lõi dây cáp sau đó dùng giấy nhám mịn làm sạch lõi cáp cho tới khi lõi cáp
sáng bóng.
 Bước 4: Ép mối nối bằng kìm ép thủy lực
Đưa hai đầu cáp vào ống nối để hai đầu cáp chạm nhau và chiều dài phần
âm trong ống nối bằng nhau.
Dùng kìm ép cốt thủy lực ép dọc theo thân ống nối
2.2 Phương pháp gắn đầu cốt dây cáp
Khi thực hiện đấu cáp nguồn hoặc cáp phụ tải ta phải sử dụng đầu cốt để
mối tiếp xúc giữa các dây cáp và cầu đấu mới đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Phương pháp gắn đầu cốt dây cáp thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Lựa chọn đầu cốt phù hợp
Tương tự như nối cáp bằng ống nối, gắn đầu cốt cũng phải lựa chọn đầu cốt
phù hợp để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn loại cốt: Sử dụng cốt đồng hoặc nhôm tương ứng với cáp đồng hoặc
nhôm. Đối với dây nhôm bắt vào thanh cái đồng thì sử dụng cốt có thân nhôm
nhưng đầu bắt bu-lông bằng đồng.
- Chọn kích thước cốt: Lựa chọn đầu cốt có kích thước phù hợp với lõi cáp
để mối tiếp xúc chắc chắn nhất.
 Bước 2: Bóc vỏ dây cáp
Dùng dao bóc vỏ cáp để lộ phần lõi cáp, phần lõi cáp lộ ra ngoài có chiều
dài bằng chiều dài của thân đầu cốt. Lưu ý, trong quá trình bóc vỏ cáp không
làm đứt lõi hoặc tổn thương đến lõi cáp để tránh giảm độ bền cơ của cáp.
 Bước 3: Làm sạch lõi dây cáp
Tách lõi dây cáp sau đó dùng giấy nhám mịn làm sạch lõi cáp cho tới khi
lõi cáp sáng bóng.
 Bước 4: Ép đầu cốt bằng kìm ép thủy lực
Đưa lõi cáp vào hết đầu cốt rồi dùng kìm ép thủy lực ép chặt.
3. Nối và gắn đầu cốt dây cáp bằng kìm bấm chuyên dùng
Mục tiêu:
- Nối và gắn đầu cốt dây cáp đúng trình tự theo đúng quy trình kỹ thuật
- Thể hiện được tác phong công nghiệp
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm
3.1 Thực hành nối dây cáp
3.1.1 Công tác chuẩn bị
Để giờ thực hành nối dây cáp đạt kết quả cao ta cần chuẩn bị những dụng
cụ và vật tư thiết bị sau:
a) Dụng cụ
33

STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú


1 Kìm ép cốt thủy lực 01
2 Dao bóc vỏ cáp 01
3 Kìm cắt cáp 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Cáp đồng 3x10+1x6 mm 1m
2
2 Cáp đồng 3x16+1x10 mm 1m
2
3 Cáp nhôm 3x10+1x6 mm 1m
2
4 Cáp nhôm 3x16+1x10 mm 1m
2
5 Ống nối đồng 16, 10, 6 mm 6 cái Mỗi loại 2 cái
2
6 Ống nối nhôm 16, 10, 6 mm 6 cái Mỗi loại 2 cái
7 Giấy nhám mịn 1 miếng
3.1.2 Thao tác mẫu
Thao tác mẫu kỹ năng nối dây cáp giúp học sinh trực quan được tốt nhất
các bước thực hiện quy trình kỹ thuật. Muốn cho mối nối chắc chắn và đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật thì phải thao tác cẩn thận, chính xác từng bước một. Vừa
thao tác, vừa thuyết trình và đối chiếu với quy trình kỹ thuật để học sinh nắm
vững từng bước thực hiện. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa
rõ bước nào thì sẽ thao tác lại bước đó.
3.1.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
3.1.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để
đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng nối cáp bằng ống nối, sản
phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mối nối chắc chắn, không gẫy gập, ống nối được ép chặt dọc thân ống
- Phần lõi cáp không thừa quá 5mm
- Vỏ cách điện không bị dập nát.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
3.2 Thực hành gắn đầu cốt dây cáp
3.2.1 Công tác chuẩn bị
Thực hành gắn đầu cốt dây cáp cần chuẩn bị những dụng cụ và vật tư thiết
bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm ép cốt thủy lực 01
2 Dao bóc vỏ cáp 01
3 Kìm cắt cáp 01
34

b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Cáp đồng 3x10+1x6 mm 1m
2
2 Cáp đồng 3x16+1x10 mm 1m
2
3 Cáp nhôm 3x10+1x6 mm 1m
2
4 Cáp nhôm 3x16+1x10 mm 1m
2
5 Đầu cốt đồng 16, 10, 6 mm 6 cái Mỗi loại 2 cái
2
6 Đầu cốt nhôm 16, 10, 6 mm 6 cái Mỗi loại 2 cái
7 Giấy nhám mịn 1 miếng
3.2.2 Thao tác mẫu
Kỹ năng gắn đầu cốt dây cáp tương tự như đối với dây dẫn, tuy nhiên tiết
diện cáp thường lớn hơn rất nhiều so với dây dẫn nên kích thước đầu cốt phải là
phù hợp. Các bước thao tác mẫu tương tự như đối với kỹ năng làm đầu cốt dây
dẫn. Giáo viên sẽ thực hiện trình tự các thao tác sau: lựa chọn đầu cốt phù hợp
với dây cáp; lựa chọn kích thước ép cốt phù hợp với đầu cốt đã chọn; và thao tác
ép cốt. Muốn cho đầu cốt chắc chắn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì phải
thao tác cẩn thận, chính xác từng bước trong quy trình kỹ thuật. Vừa thao tác,
vừa thuyết trình và đối chiếu với quy trình kỹ thuật để học sinh nắm vững từng
bước thực hiện. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa rõ bước
nào thì thực hiện lại bước đó.
3.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
3.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để
đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng nối cáp bằng ống nối, sản
phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Đầu cốt chắc chắn, không gẫy gập, không bị vỡ đầu cốt
- Phần lõi cáp phải đặt hết trong cốt, không thừa ra ngoài quá 5mm
- Vỏ cách điện không bị dập nát.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4. Hàn và băng cách điện mối nối, đầu cốt
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật kỹ năng hàn và băng cách điện mối nối,
đầu cốt dây cáp
- Thực hiện thành thạo kỹ năng hàn và băng cách điện mối nối và đầu cốt
dây cáp
- Thể hiện được tác phong công nghiệp
- Thể hiện được tính cẩn thận, tỉ mỉ và trách nhiệm trong công việc.
4.1 Quy trình thực hiện
35

Tương tự như hàn và băng cách điện mối nối dây dẫn, đối với mối nối và đầu
cốt dây cáp ta thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Hàn
Cần chuẩn bị mỏ hàn, thiếc hàn và nhựa thông. Sau khi nối dây xong ta
thực hiện hàn mối nối như sau: Trước hết, tra một lớp nhựa thông lên mối nối để
quá trình hàn dễ dàng hơn và mối nối sau khi hàn được bóng và đẹp hơn. Tiếp
theo, đặt mũi hàn chạm vào đầu ống nối để làm nóng mối nối, khi đã đủ nhiệt độ
thì đặt dây thiếc tiếp xúc với mũi hàn và mối nối để dây thiếc nóng chảy. Giữ
mũi hàn và thiếc một lúc để thiếc chảy vào trong ống nối, tràn hết phần trống
trong ống nối. Đầu kia ống nối cũng thao tác hàn tương tự. Lưu ý: Không nên để
mũi hàn tiếp xúc quá lâu với mối nối vì phần cách điện của dây dẫn gần mối nối
có thể sẽ cháy.
 Bước 2: Băng cách điện
Cách điện bằng băng dính cách điện sao cho lớp băng dính kề bên nhau và
phủ lên lớp cách điện của dây từ 2 đến 3 lớp và phủ lên chỗ nối một ít vecni
chống ẩm.
Đối với đầu cốt dây cáp, băng cách điện sao cho phần băng dính trùm hết
lên phần thân của cốt và trùm ra ngoài vỏ cáp khoảng 2-3 cm.
4.2 Thực hành hàn và băng cách điện mối nối, đầu cốt
4.2.1 Công tác chuẩn bị
Thực hành hàn và băng cách điện mối nối, đầu cốt dây cáp cần chuẩn bị những
dụng cụ và vật tư thiết bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Mỏ hàn, thiếc, nhựa thông 1 bộ
2 Kìm điện 01
3 Dao 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Mối nối cáp Đồng 10 mm 01
2
2 Mối nối cáp Đồng 16 mm 01
2
3 Mối nối cáp Nhôm 10 mm 01
2
4 Mối nối cáp Nhôm 16 mm 01
5 Băng dính cách điện 1 cuộn
4.2.2 Thao tác mẫu
Muốn cho mối nối chắc chắn, bền, an toàn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
thì thao tác phải cẩn thận, chính xác từng bước trong quy trình kỹ thuật. Thao
tác mẫu kỹ năng hàn và băng cách điện mối nối, đầu cốt dây cáp giúp học sinh
trực quan được các bước thực hiện quy trình kỹ thuật. Vừa thao tác, vừa thuyết
trình và đối chiếu với quy trình kỹ thuật để học sinh nắm vững từng bước thực
hiện. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa rõ bước nào thì thực
hiện lại bước đó.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
36

- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc


- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để
đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng hàn và băng cách điện mối
nối, đầu cốt, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Các khe hở trong mối nối, đầu cốt phải được lấp đầy bằng thiếc hàn
- Vỏ cách điện của cáp không bị cháy, không trầy xước hoặc dập nát
- Khi băng cách điện không để hở phần lõi cáp ra ngoài, các lớp băng dính
phải gối đều lên nhau.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước nối dây cáp điện
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước hàn và băng cách điện mối nối

Gợi ý trả lời:


Cáp điện thường dùng trong việc dẫn dòng điện lớn, chính vì vậy việc thực
hiện tiếp xúc khi nối cáp hoặc làm đầu cốt rất quan trọng. Các kỹ năng trên nếu
sai kỹ thuật có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến mối nối, sinh ra các sự cố khi
vận hành hệ thống điện, gây gián đoạn và ảnh hưởng đến tính kỹ thuật cũng như
kinh tế của hệ thống. Vì vậy các câu hỏi ôn tập trên nhằm giúp học sinh nắm
chắc được kiến thức trước khi thực hiện nối cáp và làm đầu cốt dây cáp.

Yêu cầu:
Học sinh trình bày được quy trình kỹ thuật các bước nối dây cáp điện, hàn
băng cách điện và làm đầu cốt dây cáp.
Trình bày được các lưu ý khi lựa chọn và thực hiện nối dây cáp cũng như
hàn băng cách điện mối nối và đầu cốt.

BÀI 4
LẮP ĐẶT BẢNG ĐIỆN NỔI
Mã bài: MĐ 29.04
37

Giới thiệu:
Trong điện dân dụng, các khí cụ điện đóng cắt, điều khiển và bảo vệ thường
được gắn trên các bảng điện, ở những vị trí thích hợp trong nhà để dễ dàng cho
quá trình thao tác điều khiển. Bảng điện có thể đặt nổi hoặc đặt âm tường, mỗi
loại có ưu và nhược điểm riêng. Bài học này giới thiệu các bước để lắp đặt một
bảng điện nổi.
Mục tiêu:
- Lắp đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị lên bảng điện nổi
- Gắn bảng điện đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng qui cách vào
công trình kiến trúc.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
1. Phương pháp lắp bảng điện nổi
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình thực hiện lắp ráp và đấu dây thiết bị trên bảng
điện
- Trình bày được quy trình thực hiện gắn bảng điện trên tường
1.1 Quy trình kỹ thuật lắp ráp và đấu dây thiết bị trên bảng điện
Bảng điện là bảng để gá lắp các thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo về bao
gồm: Cầu dao và cầu chì hoặc áp tô mát, công tắc, ổ cắm và đèn báo nguồn. Khi
thực hiện gá lắp và đấu nối dây dẫn giữa các thiết bị trên bảng điện cần làm theo
đúng quy trình kỹ thuật, như sau:
 Bước 1: Xác định vị trí và gá lắp các thiết bị trên
bảng điện
Các thiết bị lắp trên bảng điện phải theo một AT DB
trật tự nhất định để quá trình thao tác dễ dàng nhất.
Thông thường, thiết bị đóng cắt nguồn (Cầu dao,
cầu chì hoặc áp tô mát) và đèn báo phải lắp trên
cùng. Xuống thấp hơn là công tắc và cuối cùng là CT
ổ cắm. Tùy vào số lượng thiết bị mà chọn kích
thước bảng điện và bố trí các thiết bị cho phù hợp.
Trên hình vẽ 4.1 là vị trí các thiết bị trên bảng OC
điện, trong đó: AT là áp tô mát, DB là đèn báo
nguồn, CT là công tắc và OC là ổ cắm. Hình 4.1: Vị trí các thiết
 Bước 2: Khoan lỗ luồn dây trên bảng điện bị trên bảng điện
Các thiết bị trên bảng điện thực hiện đấu
nối phía sau bảng điện, chính vì vậy ta phải L N

khoan lỗ luồn dây từ các thiết bị qua bảng


điện để thực hiện đấu nối. Lưu ý, khoan lỗ có AT DB

kích thước vừa với dây dẫn, không khoan ra


ngoài vị trí của thiết bị. L N

 Bước 3: Đấu dây thiết bị trên bảng điện


Các thiết bị trên bảng điện được đấu nối CT

theo quy trình kỹ thuật riêng. Phân biệt hai


màu dây, dây dương (L) và dây âm (N), OC

Hình 4.2: Sơ đồ nối dây


thiết bị trên bảng điện
38

thông thường sử dụng màu đỏ và màu đen. Đèn báo và ổ cắm đấu song song với
nguồn, còn công tắc thì đấu nối tiếp với dây dương nguồn. Sơ đồ nối dây như
trên hình vẽ 4.2
1.2 Các bước thực hiện gắn bảng điện trên tường
Khi gắn bảng điện lên tường cần làm theo trình tự sau:
 Bước 1: Xác định và lấy dấu vị trí gắn bảng điện
Trước khi gắn bảng điện lên tường ta cần chọn vị trí cho thích hợp. Cần lưu
ý, bảng điện phải đặt ở vị trí dễ thao tác nhất, vị trí vừa tầm với người sử dụng
trong gia đình, thông thường bảng điện lắp ở độ cao khoảng 1,5 - 1,6m.
Đặt bảng điện lên vị trí cần gá lắp, chỉnh bảng điện sao cho cân bằng (dùng
thước thủy Li-vô) và đánh dấu vị trí khoan bắt tắc-kê.
 Bước 2: Khoan và gắn tắc-kê
Khoan 4 lỗ vào vị trí đã lấy dấu bằng mũi khoan thích hợp (thông thường
sử dụng mũi khoan Ф6). Lưu ý, khi khoan phải giữ mũi khoan thẳng, vuông góc
với mặt tường để mũi khoan không bị chạy khỏi vị trí đánh dấu.
 Bước 3: Gá lắp bảng điện lên tường
Đặt bảng điện vào vị trí đã xác định, sau đó dùng vít bắt bảng điện và chỉnh
lại cho cân bằng.
2. Lấy dấu vị trí gắn bảng điện
Mục tiêu:
- Xác định và lấy dấu chính xác vị trí gá lắp bảng điện trên tường.
- Thực hiện tác phong công nghiệp, thái độ nghiêm túc và tích cực

Để thực hành kỹ năng lấy dấu vị trí gắn bảng cần một số dụng cụ và thiết bị
sau: Thước dây; thước thủy Li-vô; bút lấy dấu; bảng điện nổi.
Đây là một kỹ năng đơn giản của bài, đòi hỏi mỗi học sinh phải làm việc
độc lập. Vì vậy mỗi học sinh sẽ thao tác lấy dấu một lần. Để lấy dấu chính xác
thì trong quá trình lấy dấu phải giữ chặt bảng điện không để xê dịch, bút lấy dấu
phải đặt thẳng và vuông góc với mặt tường.
3. Thực hiện khoan gắn tắc-kê
Mục tiêu:
- Khoan và gắn tắc-kê đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tác phong công nghiệp, thái độ nghiêm túc và tích cực

Cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật tư sau: Máy khoan bê tông; mũi khoan
bê tông Ф6; búa và tắc-kê.
Đây cũng là một kỹ năng đơn giản, mỗi học sinh sẽ thực hiện khoan 4 mũi
trên vị trí mình đã lấy dấu. Ở kỹ năng này cần lưu ý, mũi khoan luôn để thẳng và
vuông góc với mặt tường. Khi bắt đầu khoan, phải khoan nháy để tránh mũi
khoan chệch khỏi vị trí lấy dấu.
Lỗ khoan đạt phải vuông góc với mặt tường, không xê dịch khỏi vị trí lấy
dấu và không bị vỡ mặt tường xung quanh lỗ khoan. Tắc-kê đóng sát mặt tường,
không thừa và cũng không lỏng lẻo.
4. Lắp ráp thiết bị vào bảng điện
Mục tiêu:
39

- Lắp ráp và đấu nối các thiết bị trên bảng điện đúng quy trình và đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật.
- Thực hiện tác phong công nghiệp, thái độ nghiêm túc và tích cực
Đây là kỹ năng quan trọng nhất trong bài, để buổi học đạt kết quả cao cần chuẩn
bị những dụng cụ và thiết bị sau:
* Dụng cụ:
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm cắt dây 01
3 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Thước đo 01
* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Áp tô mát 2 cực 16A 01
2 Công tắc đơn 02
3 Ổ cắm đơn 01
4 Đèn báo nguồn 220V 01
5 Dây dẫn đơn 1,5 mm2 3m Màu đỏ + đen
Sau khi đã xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện, ta tiến hành lắp ráp
các thiết bị lên bảng điện
4.1 Lắp ráp áp tô mát
Áp tô mát là thiết bị đóng cắt nguồn và là thiết bị bảo vệ mạch điện, nên nó
phải được lắp ráp phía trên cùng của bảng điện.
Trình tự lắp ráp:
- Đặt áp tô mát vào vị trí đã xác định
- Khoan lỗ luồn dây qua bảng điện.
- Chỉnh áp tô mát cho cân bằng thước đo và thước thủy Li-vô
- Dùng vít bắt chặt áp tô mát vào bảng điện
Yêu cầu:
- Áp tô mát được gá lắp chặt chẽ, cân bằng và nằm đúng vị trí đã xác định
trước
- Lỗ khoan luồn dây không được chệch khỏi vị trí của áp tô mát
4.2 Lắp ráp đèn báo
Đèn báo nguồn là thiết bị tín hiệu, nên nó cũng phải đặt phía trên cùng bảng
điện để dễ dàng quan sát trạng thái của mạch điện. Thông thường đèn báo nguồn
đặt ngang hàng với áp tô mát hoặc cầu dao. Khác với các thiết bị khác, đèn báo
sẽ đặt âm vào bảng điện, nên trước khi lắp ráp ta phải khoét lỗ. Mũi khoét sẽ
phụ thuộc vào từng loại đèn, Ф10, Ф16 hoặc Ф22
Trình tự lắp ráp:
- Đặt đèn báo vào lỗ đã khoan sẵn
- Bắt chặt đèn báo vào bảng điện bằng ê-cu nhựa đi kèm
Yêu cầu:
- Đèn báo được gá lắp chặt chẽ, nằm đúng vị trí đã xác định trước
40

4.3 Lắp ráp công tắc


Quy trình lắp ráp công tắc tương tự như lắp ráp áp tô mát
Trình tự lắp ráp:
- Đặt các công tắc vào vị trí đã xác định
- Khoan lỗ luồn dây qua bảng điện.
- Chỉnh công tắc cho cân bằng thước đo và thước thủy Li-vô
- Dùng vít bắt chặt công tắc vào bảng điện
Yêu cầu:
- Công tắc được gá lắp chặt chẽ, cân bằng và nằm đúng vị trí đã xác định
trước
- Lỗ khoan luồn dây không được chệch khỏi vị trí của áp tô mát
4.4 Lắp ráp ổ cắm
Ổ cắm là thiết bị kết nối phụ tải ngoài như tivi, tủ lạnh, quạt,... Để cho dây
dẫn gọn gàng nhất thì ổ cắm phải đặt ở dưới cùng của bảng điện.
Trình tự lắp ráp:
- Đặt các ổ cắm vào vị trí đã xác định
- Khoan lỗ luồn dây qua bảng điện.
- Chỉnh ổ cắm cho cân bằng thước đo và thước thủy Li-vô
- Dùng vít bắt chặt ổ cắm vào bảng điện
Yêu cầu:
- Ổ cắm được gá lắp chặt chẽ, cân bằng và nằm đúng vị trí đã xác định
trước
- Lỗ khoan luồn dây không được chệch khỏi vị trí của áp tô mát
4.5 Đấu dây các thiết bị trong bảng điện
Khi các thiết bị đã được gá lăp chặt chẽ trên bảng điện, dây dẫn từ các thiết
bị đã được luồn qua bảng điện. Công việc tiếp theo sẽ là đấu nối dây dẫn giữa
các thiết bị trên bảng điện.
Trình tự đấu nối:
- Đấu dây đèn báo: Đèn báo sẽ lấy nguồn trực tiếp từ áp tô mát
- Đấu dây công tắc: Các công tắc đấu nối tiếp với dây dương (L) của nguồn,
rồi từ công tắc đấu đến dây bóng đèn
- Đấu ổ cắm: Các ổ cắm đấu song song với nhau và song song với nguồn từ
sau áp tô mát.
Yêu cầu:
- Đấu đúng sơ đồ
- Các dây dẫn đấu nối không căng quá, cũng không trùng quá.
- Phân biệt rõ ràng dây dương (L) và dây âm (N) bằng 2 màu đỏ và đen
4.6 Đánh giá kết quả
Sau khi học sinh thực hành các kỹ năng xong, dựa vào các yêu cầu đã đặt ra
của từng kỹ năng để đánh giá kết quả sản phẩm của từng học sinh. Nhận xét
những điều làm được và chưa làm được của mỗi học sinh, mỗi thao tác.
Nhấn mạnh những lưu ý để học sinh hoàn thiện các kỹ năng lắp đặt bảng
điện.
5. Lắp đặt bảng điện vào vị trí
Mục tiêu:
41

- Lắp đặt thành thạo bảng điện vào vị trí đã định sẵn
- Thể hiện được tác phong công nghiệp, cẩn thận, tỷ mỷ và thực hiện được
các quy tắc an toàn trong công việc

Để thực hành tốt kỹ năng lắp đặt bảng điện, cần chuẩn bị một số dụng cụ và
thiết bị sau: Thước thủy li-vô; tuốc nơ vít 4 cạnh; bảng điện; vít.
Trình tự lắp đặt:
- Đặt bảng điện vào vị trí đã khoan và gắn tắc-kê
- Bắt 4 vít vào 4 lỗ trên bảng điện sau đó vặn lỏng 4 vít để giữ bảng điện
không bị rơi xuống
- Chỉnh bảng điện cho cân, bằng thước thủy li-vô rồi vít chặt 4 vít.
Yêu cầu:
- Bảng điện được lắp chặt chẽ và sát mặt tường
- Bảng điện đặt cân bằng, kiểm tra bằng thước thủy li-vô.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt bảng điện nổi
2. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp bảng điện nổi.

Gợi ý trả lời:


Trong ngành điện dân dụng, kỹ năng lắp ráp bảng điện nổi là kỹ năng
không thể thiếu đối với mỗi học sinh học sinh. Việc thi công lắp đặt bảng điện
nổi tuy đơn giản nhưng người thi công cũng cần nắm vững quy trình kỹ thuật,
các bước thực hiện và các lưu ý khi lắp đặt. Chính vì điều này, sau khi học xong
bài các câu hỏi ôn tập sẽ giúp người học tổng hợp và nắm chắc các kiến thức
trong bài học.
Yêu cầu:
Học sinh trình bày được quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt bảng điện nổi
Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp bảng điện nổi.

BÀI 5
LẮP ĐẶT BẢNG ĐIỆN NGẦM
Mã bài: MĐ 29.05

Giới thiệu:
Bảng điện ngầm hay còn gọi là bảng điện chìm là loại bảng điện đặt âm
phía trong tường ở các công trình xây dựng. Với loại bảng điện này, khi thiết kế
và thi công, dây dẫn, hộp nối và các thiết bị điều khiển đều nằm âm tường. Hiện
nay, các công trình lớn nhỏ đều sử dụng loại bảng điện này vì có ưu điểm là gọn,
đẹp. Bài này sẽ giới thiệu các kỹ năng lắp ráp bảng điện ngầm.
42

Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp lắp đặt bảng điện ngầm
- Lắp đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị vào bảng điện ngầm.
- Gắn bảng điện đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng qui cách vào
công trình kiến trúc.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp bảng điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm.
Nội dung chính:
1. Phương pháp lắp bảng điện chìm
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp
và đấu dây thiết bị trong bảng điện chìm
- Trình bày được các bước thực hiện gá lắp
bảng điện vào tường
- Nghiêm túc, hăng hái và sáng tạo
a)
1.1 Quy trình kỹ thuật lắp ráp và đấu dây thiết bị
trên bảng điện chìm b)
Khi lắp ráp và đấu dây bảng điện chìm phải
tuân theo sơ đồ thiết kế hệ thống điện, bao gồm:
sơ đồ mạch điện, số lượng thiết bị, chiều cao và
kích thước các bảng điện. Không giống như bảng c)
điện nổi, mỗi bảng điện chìm có kích thước,
chiều cao và chức năng riêng. Thông thường
được chia thành các loại sau:
- Bảng điện tổng chứa các thiết bị đóng cắt Hình 5.1: Chiều cao các
và bảo vệ như các loại áp tô mát 3 pha, 2 pha bảng điện chìm
hoặc 1 pha. Bảng điện tổng đặt ở vị trí cao nhất, a) Bảng điện tổng
dễ sử dụng nhất khi sự cố xảy ra, chiều cao của b) Bảng điện công tắc
bảng điện tổng khoảng 1,4 – 1,5m so với mặt c)Bảng điện ổ cắm
sàn.
- Bảng điện công tắc chứa các loại công tắc
điều khiển cho đèn, quạt,... Các bảng điện công tắc thường đặt cao khoảng 1,2 -
1,3m so với mặt sàn.
- Bảng điện ổ cắm chứa các ổ cắm để thực hiện cấp nguồn cho các phụ tải
phát sinh bên ngoài như tivi, tủ lạnh, quạt bàn,... Các bảng điện ổ cắm thường
đặt ở dưới thấp để tránh vướng dây khi cắm các phụ tải phát sinh vào, nhưng
cũng không đặt sát sàn nhà để tránh ẩm ướt do môi trường độ ẩm cao. Thông
thường độ cao của bảng điên ổ cắm là 0,3m so với mặt sàn.
Khi lắp đặt và đấu dây các thiết bị vào bảng điện ngầm cần tuân theo quy
trình sau:
 Bước 1: Gá lắp các thiết bị trên bảng điện
Ở bước này cần tuân thủ thiết kê ban đầu của công trình hoặc khu vực công
trình.
- Đối với bảng điện tổng các áp tô mát được gá lắp trên các thanh cài và sẽ
xếp theo hàng ngang, từ áp tô mát tổng đến các áp tô mát nhánh sẽ xếp từ trái
43

qua phải, xếp sát nhau. Các áp tô mát phải đặt đúng chiều, đầu vào phía trên,
đầu ra phía dưới. Hình vẽ 5.2a
- Đối với bảng điện công tắc, tùy vào số lượng hạt công tắc mà lựa chọn
hộp âm và mặt công tắc cho phù hợp. Các công tắc cho quạt xếp thành một hàng
và các công tắc cho đèn chiếu sáng xếp thành một hàng phía dưới để người sử
dụng dễ nhớ và không bị lẫn khi thao tác. Hình 5.2b
- Đối với bảng điện ổ cắm, các ổ cắm cũng xếp theo hàng ngang để dây
cắm gọn nhất. Hình 5.2c

a) b) c)
Hình 5.2: Bố trí các thiết bị trên bảng điện ngầm
a) Bảng điện tổng, b) Bảng điện công tắc, c) Bảng điện ổ cắm
 Bước 2: Đấu nối các thiết bị trên bảng điện
- Đấu nối bảng điện tổng: Việc đấu nối phải tuân theo sơ đồ nguyên lý của
bản thiết kế. Lưu ý, các áp tô mát với quy định đầu vào phía trên, đầu ra phía
dưới theo đúng chiều của áp tô mát. Tức là khi nhìn thẳng vào áp tô mát, cần tác
động phía trên là đóng, phía dưới là mở.
- Đấu nối bảng điện công tắc: Các công tắc trong bảng điện sẽ đấu chung
một cực với nhau và đấu vào dây dương (L) của nguồn. Các cực còn lại sẽ đấu
đến các thiết bị phụ tải.
- Đấu nối bảng điện ổ cắm: Các ổ cắm sẽ đấu song song với nhau và đấu
vào nguồn điện.
1.2 Các bước thực hiện gá lắp bảng điện vào tường
Khi bảng điện đã được đấu nối xong, các dây dẫn nguồn hoặc dây đến các
thiết bị đã được chờ sẵn ở đế âm tường. Lúc này ta thực hiện lắp bảng điện vào
tường. Trước khi lắp bảng điện vào tường phải nối các dây dẫn nguồn, dây dẫn
tải vào các thiết bị trên bảng điện. Quá trình gá lắp bảng điện vào tường thực
hiện theo trình tự như sau:
- Xếp dây gọn gàng trong đế âm và đặt bảng điện vào
- Sử dụng ốc vít đi kèm lắp vào các lỗ bắt ốc và vặn vừa lỏng để căn chỉnh
cân bằng. Trong quá trình bắt ốc vít phải cẩn thận để ý dây phía trong đế, tránh
vít vào dây.
- Chỉnh cân bằng các bảng điện bằng thước thủy li-vô sau đó vặn chặt các
ốc vít để các thiết bị nằm hết vào trong đế âm, mặt bảng điện nằm dương trên bề
mặt tường.
- Lắp mặt các bảng điện vào.
2. Lấy dấu vị trí gắn bảng điện
Mục tiêu:
44

- Lấy dấu chính xác vị trí gắn bảng điện trên tường đúng theo kích thước
của bản thiết kế.
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn, thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích
cực và tác phong công nghiệp.
Một số dụng cụ và thiết bị cần thiết trong giờ thực hành: Thước dây; bút lấy
dấu; đế âm bảng điện tổng; đế âm bảng điện công tắc và đế âm bảng điện ổ cắm.
Trình tự thực hiện:
- Sử dụng thước dây đo xác định vị trí đặt các đế âm
- Đặt đế âm vào vị trí đã xác định và lấy dấu. Lưu ý, cần lấy hai dấu, một
dấu chính xác đế âm và một dấu bên ngoài cách dấu thứ nhất 1 - 2cm để khi đục
hố chứa đế âm không bị mất dấu.
Yêu cầu:
- Dấu lấy chính xác, rõ ràng và đúng kích thước theo yêu cầu của bản vẽ
- Mỗi bảng điện phải lấy đủ hai dấu như đã nói ở trình tự thực hiện.
3. Chôn hộp, gá lắp bảng điện vào tường
Mục tiêu:
- Đục và chôn đế âm vào tường đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thể hiện được tác phong công việc, nhanh nhẹn và thực hiện được các
quy tắc an toàn trong công việc.
Để thực hành kỹ năng chôn đế âm đạt hiệu quả cao cần chuẩn bị một số
dụng cụ và vật tư thiết bị sau: Máy đục bê tông; hoặc búa và đục; thước đo; đế
âm bảng điện; vữa xây và bộ dụng cụ xây.
Trình tự thực hiện:
- Đục hố âm theo vị trí đã lấy dấu.
- Đặt đế âm bảng điện vào tường
- Căn chỉnh cân bằng, độ nông sâu và cố định bằng đế âm bằng vữa xây.
Yêu cầu:
- Hố đục vừa với đế âm đã lấy dấu, không to quá hoặc nhỏ quá, không sâu
quá hoặc nông quá.
- Đế âm đặt phải đảm bảo cân bằng, chắc chắn và mặt đế âm bằng với mặt
vữa của tường.
4. Lắp ráp thiết bị vào bảng điện
Mục tiêu:
- Lắp ráp thành thạo các thiết bị vào bảng điện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Thể hiện được tác phong công nghiệp, nhanh nhẹn và thực hiện tốt các
nguyên tắc an toàn trong công việc.
Công tác chuẩn bị:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm cắt dây 01
3 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
4 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
5 Dao cắt vỏ cách điện 01
45

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Áp tô mát 2 cực 02
2 Áp tô mát 1 cực 02
3 Bảng điện tổng 01
4 Thanh cài 1m
5 Bảng điện công tắc 01
6 Hạt công tắc 1 cực 03
7 Bảng điện ổ cắm 01
8 Hạt công tắc 03
2
9 Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,5 mm 2m
4.1 Lắp ráp áp tô mát
Khi lắp ráp áp tô mát cần tuân theo quy trình thực hiện và các lưu ý đã nói
ở phần trên
Yêu cầu:
- Các áp tô mát đặt theo hàng ngang trên thanh cài và đặt ở khoảng chính
giữa tính từ mép trên xuống mép dưới của đế bảng điện tổng
- Áp tô mát đặt đúng chiều và đặt sát nhau
- Thứ tự từ áp tô mát tổng đến các áp tô mát nhánh đặt từ trái sang phải và
đặt ở khoảng chính giữa tính từ mép trái sang mép phải của bảng điện tổng.
4.2 Lắp ráp công tắc
Công tắc được lắp vào mặt bằng các khớp, quá trình lắp ráp hạt công tắc
tuy đơn giản nhưng phải đạt được những yêu cầu đặt ra.
Yêu cầu:
- Hạt công tắc phải lắp đặt chắc chắn trên bảng điện
- Các hạt công tắc phải lắp cùng chiều, phía trên là đóng và phía dưới là cắt
- Các hạt đóng cắt cho quạt thì lắp cùng một hàng phía trên, các hạt đóng
cắt cho đèn thì lắp xuống hàng dưới.
4.3 Lắp ráp ổ cắm
Ổ cắm được lắp ráp tương tự như công tắc, ta phải thực hiện lắp các hạt ổ
cắm vào mặt ổ cắm.
Yêu cầu:
- Hạt ổ cắm phải lắp đặt chắc chắn trên bảng điện
- Các hạt ổ cắm lắp theo hàng ngang
4.4 Đấu dây các thiết bị trong bảng điện
Yêu cầu:
- Đấu đúng sơ đồ
- Các dây dẫn đấu nối không căng quá, cũng không trùng quá.
- Phân biệt rõ ràng dây dương (L) và dây âm (N) bằng 2 màu dây đỏ và đen
5. Lắp đặt bảng điện vào vị trí
Mục tiêu:
- Lắp đặt thành thạo bảng điện vào vị trí đã định sẵn
- Thể hiện được tác phong công nghiệp, cẩn thận, tỷ mỷ và thực hiện được
các quy tắc an toàn trong công việc
46

Để thực hành tốt kỹ năng lắp đặt bảng điện, cần chuẩn bị một số dụng cụ và
thiết bị sau: Thước thủy li-vô; tuốc nơ vít 4 cạnh; bảng điện; vít.
Trình tự lắp đặt:
- Đặt bảng điện vào đế âm đã đặt sẵn
- Bắt 4 vít vào 4 lỗ trên bảng điện sau đó vặn lỏng 4 vít để giữ bảng điện
không bị rơi xuống
- Chỉnh bảng điện cho cân, bằng thước thủy li-vô rồi vít chặt 4 vít.
Yêu cầu:
- Bảng điện được lắp chắc chắn và sát mặt tường
- Bảng điện đặt cân bằng, kiểm tra bằng thước thủy li-vô.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt bảng điện ngầm
2. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt bảng điện ngầm.

Gợi ý trả lời:


Tương tự như kỹ năng lắp đặt bảng điện nổi, ở phần này sau khi học xong
bài học học sinh cũng phải nắm vững các kiến thức liên quan đến bài học.
Yêu cầu:
Trình bày được quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt bảng điện ngầm và các
yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt bảng điện ngầm
Trình bày được những lưu ý khi thực hiện lắp đặt bảng điện ngầm
Trình bày được những ưu nhược điểm của việc lắp đặt bảng điện ngầm và
chỉ ra điểm ưu việt so với bảng điện nổi

BÀI 6
LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN SỢI ĐỐT
Mã bài: MĐ 29.06

Giới thiệu:
Điện chiếu sáng là một phần không thể thiếu trong các công trình điện, một
trong những mạch điện chiếu sáng thông dụng nhất trong các công trình dân
dụng là mạch điện đèn sợi đốt. Ở bài học này giới thiệu các kỹ năng lắp ráp và
sửa chữa mạch đèn sợi đốt.
Mục tiêu:
47

- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt.
- Vẽ được mạch đèn sợi đốt theo yêu cầu sử dụng.
- Lắp đặt đúng sơ đồ, đúng trình tự và đúng yêu cầu kỹ thuật đấu nối dây.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm.
Nội dung chính:
1. Đèn sợi đốt
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch đèn sợi đốt
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và hăng hái trong giờ học
1.1 Cấu tạo
Đèn nung sáng có tim đèn làm bằng
vôn-fram thường được gọi là tungstene và 1. khÝhiÕm
được đặt trong bóng thuỷ tinh chứa đầy
khí trơ (azôt, argôn, krypton) ở áp suất 2. tim ®Ì n

nhỏ. Khí trơ có tác dụng giảm bớt áp suất 3. c¸c mãc gi÷tim ®Ì n

trong và ngoài bóng đèn và giảm sự bốc 4. d©y dÉn ®ong ®iÖn

hơi của tim đèn, phía dưới đèn có đuôi đèn


để lắp bóng đèn vào lưới điện.
1.2 Nguyên lý làm việc
5. d©y ch×
Khi dòng điện đi qua đèn, do điện trở
6. èng th¸o thuû tinh
của sợi dây tóc lớn, dây tóc sẽ bị dòng
điện nung nóng với nhiệt độ cao khoảng
26000C nên tim đèn phát ra tia sáng, ánh 7. ®u«i ®Ì n

sáng phát ra kèm theo rất nhiều nhiệt,


phần lớn là tia hồng ngoại nên gần giống Hình 6.1: Sơ đồ cấu tạo
ánh sáng tự nhiên. đèn sợi đốt
Hạn chế của loại đèn này là tuổi thọ
ngắn và hiệu suất phát sáng thấp. Đèn nung sáng được sử dụng cho chiếu sáng
dân dụng, trang trí và thương mại, hiệu suất phát sáng thay đổi tuỳ theo công
suất đơn vị và loại tim đèn, nhưng có giá trị từ 15 đến 29 lm/w. Tuy nhiên, đèn
nung sáng sản sinh ánh sáng ấm, có chỉ số hoàn màu cao và không yêu cầu sử
dụng kèm với cuộn chấn lưu, đèn nung sáng có thể điều chỉnh độ sáng bằng thiết
bị tương đối đơn giản, có nhiều loại hình dạng khác nhau và kích thước nhỏ nên
thường sử dụng cho chiếu sáng nội thất.

§ u«I ®Ì n

Cùc

Ch©n ®Ì n
48

a) b)
Hình 6.2: Cấu tạo của đuôi đèn và chao đèn
a) Đuôi đèn; b) Chao đèn
2. Sơ đồ mạch điện
Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện và trình bày được các chức năng của các phần
tử trong mạch điện
- Thể hiện được tính nghiêm túc và hăng hái trong giờ học
2.1.Sơ đồ nguyên lý
L CC K § N

Hình 6.3: Sơ đồ nguyên lý


Trên hình vẽ là sơ đồ nguyên lý của mạch đèn sợi đốt, trong đó CC là cầu chì, K
là công tắc và Đ là bóng đèn sợi đốt.
2.2.Sơ đồ lắp đặt

L
Ð

CC

CT1

Hình 6.4: Sơ đồ lắp đặt


3. Lắp đặt mạch đèn sợi đốt
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch đèn sợi đốt
- Lắp ráp thành thạo mạch đèn sợi đốt đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
3.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và bóng đèn.
 Bước 2: Đấu dây
49

- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
3.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây
3.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Bóng đèn 01
6 Ốc, vít 20 cái
3.2.2 Thao tác mẫu
Đây là bài học đầu tiên về kỹ năng lắp ráp mạch đèn chiếu sáng, các bài lắp
ráp mạch sẽ thực hiện trên panel thực hành. Các thiết bị lắp trên panel thực hành
theo phải đảm bảo khoảng cách vừa đủ để học sinh dễ dàng liên hệ với mạch
điện thi công ngoài thực tế. Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong
giờ thực hành, quá trình thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp học sinh nắm
chắc được kiến thức và dễ dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Phần này giáo
viên sẽ thao tác tỉ mỉ lần lượt từng bước thực hiện công việc để học sinh quan
sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ
thuật để học sinh nắm rõ được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
3.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
3.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn
sợi đốt, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
50

Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn sợi đốt
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
4.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
Bật công tắc đèn -Chưa đóng nguồn - Kiểm tra và cấp lại
không sáng cung cấp nguồn cho mạch
-Công tắc tiếp xúc - Dùng ĐHVN kiểm tra
không tốt thông mạch công tắc
-Dây nối bị đứt - Kiểm tra thông mạch
1
cả mạch
-Chân đèn chưa vặn sát - Kiểm tra và vặn chặt
với đuôi đèn đuôi đèn
-Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra và thay bóng
đèn
Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào - Kiểm tra điện áp nguồn
đèn không đủ (Ul < bằng ĐHVN ở thang đo
Uđm) điện áp
2 -Hoặc do bóng đèn bị - Thay thế bóng mới
già hoá
-Bụi bẩn bám vào - Lau sạch bóng đèn
thành bóng đèn
4.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện
4.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng.
4.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần tuyệt đối cẩn thận.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
51

- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn sợi đốt
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn sợi
đốt

Gợi ý trả lời:


Quy trình kỹ thuật khi lắp đặt mạch đèn sợi đốt tuy đơn giản nhưng khi
thực hiện kiểm tra và sửa chữa cần tuân theo các quy trình và quy chuẩn rõ ràng.
Việc tìm và sửa chữa lỗi của mạch đèn có thể thực hiện bằng đồng hồ vạn năng,
bằng cách đo nguội hoặc đo nóng.
Yêu cầu:
Học sinh trình bày được quy trình kỹ thuật các bước thực hiện lắp đặt bóng
đèn sợi đốt
Trình bày được các bước thực hiện kiểm tra và sửa chữa mạch đèn và chỉ ra
được những lưu ý khi thực hiện kiểm tra, đặc biệt kiểm tra nóng.

BÀI 7
LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN HAI ĐÈN SONG SONG, NỐI TIẾP
Mã bài: MĐ 29.07

Giới thiệu:
Trong ngành điện dân dụng, hệ thống đèn chiếu sáng thường sử dụng các
mạch điện đèn mắc nối tiếp hoặc song song. Mỗi loại mạch đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng. Ở bài này sẽ giới thiệu các kỹ năng lắp ráp và sửa chữa hai
loại mạch trên.
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý làm việc của mạch đèn
- Vẽ được sơ đồ đi dây mạch điện.
52

- Lắp đặt và sửa chữa mạch theo đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ
thuật
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm
Nội dung chính:
1. Sơ đồ nguyên lý
Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ nguyên của mạch hai đèn mắc nối tiếp và mạch hai đèn mắc
song song
- Trình bày được công dụng củacác phần tử trong mạch
1.1 Sơ đồ mạch 2 đèn nối tiếp

Ñ1 Ñ2
P N

Hình 7.1: Sơ đồ mạch hai đèn nối tiếp


1.2 Sơ đồ mạch 2 đèn song song

Ñ1

P N

Ñ2

Hình 7.2: Sơ đồ mạch hai đèn song song


1.3 Giới thiệu các phần tử trong mạch
Trong cả hai sơ đồ đều sử dụng các phần tử sau:
- Cầu chì sử dụng để bảo vệ mạch khi xảy ra sự cố ngắn mạch
- Công tắc để điều khiển đóng cắt cho bóng đèn
- Và đèn sợi đốt là phụ tải của mạch
2. Tính chọn thông số của bóng đèn mạch điện 2 đèn nối tiếp
Mục tiêu:
- Tính chọn được thông số của hai bóng đèn mắc nối tiếp nhau ở các cấp
điện áp nguồn khác nhau.
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Đối với mạch điện hai đèn song song, chỉ cần chọn sao cho điện áp định
mức của bóng đèn bằng với điện áp định mức của nguồn cung cấp. Nhưng với
mạch điện hai bóng mắc nối tiếp, nếu không chọn đúng thông số thì có thể làm
các bóng sáng yếu, sáng khống đều hoặc cháy hỏng.
Do hai bóng mắc nối tiếp nên tổng điện áp định mức của các bóng phải
bằng với điện áp hai đầu nguồn cung cấp. Mặt khác dòng điện chạy qua hai
bóng bằng nhau do chúng mắc nối tiếp. Chính vì vậy, để hai bóng làm việc hết
công suất thì chúng phải có thông số điện áp, công suất giống nhau. Như vậy
điện áp của các bóng đèn sẽ được tính như sau:
Uđèn1 = Uđèn2 = Unguồn/2
53

Ví dụ: Nếu điện áp nguồn bằng 220V thì điện áp định mức của hai bóng
đèn sẽ là: Uđèn1 = Uđèn2 = 220/2 = 110V
3. Trình tự lắp đặt và tiêu chuẩn kỹ thuật
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình thực hiện lắp đặt mạch điện
- Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật của quá trình lắp đặt mạch điện
- Thể hiện được tính nghiêm túc và hăng hái trong giờ học
3.1 Trình tự lắp đặt
Khi thực hiện lắp đặt mạch điện ta tiến hành theo trình tự sau:
- Lắp đặt và đấu nối các thiết bị trên bảng điện bao gồm: cầu chì; công tắc.
- Xác định vị trí và lấy dấu chỗ lắp bảng điện và đèn
- Đặt các ống nối, hộp nối vào tuyến đường dây đã định sẵn
- Mắc đèn vào vị trí đã được lấy dấu
- Luồn dây vào trong các ống tới các thiết bị, số lượng dây dẫn đã được qui
định trên sơ đồ, chừa các đầu dây tại các hộp nối.
- Đấu nối các đầu dây theo sơ đồ và cho vận hành thử.
3.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật
Quá trình lắp đặt và đấu nối mạch phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:
- Các thiết bị lắp đặt chắc chắn và cân bằng trên bảng thực hành
- Các dây trong ống không quá căng cũng không quá chùng.
- Dây dẫn không được nối trong ống mà phải đấu nối tại các hộp nối, mối
nối phải đảm bảo tiểu chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn an toàn.
- Các dây nóng, nguội phải khác màu, sử dụng dây đồng có tiết diện
1,5mm2.
4. Lắp đặt mạch điện
Mục tiêu:
- Lắp ráp mạch điện hoạt động tốt đúng theo quy trình kỹ thuật và các tiêu
chuẩn đã đặt ra
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn trong công việc
- Thể hiện tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỷ mỷ
trong rèn luyện kỹ năng.
4.1 Lắp mạch 2 đèn nối tiếp
4.1.1 Công tác chuẩn bị
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
6 Bút điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m
54

2 Bảng điện 01
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 01
5 Ổ cắm 01
6 Ống PVC 10m
7 Khới nối 5 cái
8 Bóng đèn 01
9 Ốc, vít 20 cái
4.1.2 Sơ đồ lắp ráp mạch

Hình 7.3: Sơ đồ lắp ráp mạch 2 đèn mắc nối tiếp


4.1.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
4.1.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lắp ráp mạch,
sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị lắp đặt chắc chắn và cân bằng trên bảng thực hành
- Các dây trong ống không quá căng cũng không quá chùng.
- Dây dẫn không được nối trong ống mà phải đấu nối tại các hộp nối, mối
nối phải đảm bảo tiểu chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn an toàn.
- Các dây nóng, nguội phải khác màu, sử dụng dây đồng có tiết diện
1,5mm2.
55

Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những kỹ năng cần lưu ý trong bài.
4.2 Lắp mạch 2 đèn song song
4.2.1 Công tác chuẩn bị
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
6 Bút điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 01
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 01
5 Ổ cắm 01
6 Ống PVC 10m
7 Khới nối 5 cái
8 Bóng đèn 01
9 Ốc, vít 20 cái
4.2.2 Sơ đồ lắp ráp mạch

Hình 7.4: Sơ đồ lắp ráp mạch 2 đèn mắc song song


4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
56

- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng cho
các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lắp ráp mạch,
sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị lắp đặt chắc chắn và cân bằng trên bảng thực hành
- Các dây trong ống không quá căng cũng không quá chùng.
- Dây dẫn không được nối trong ống mà phải đấu nối tại các hộp nối, mối
nối phải đảm bảo tiểu chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn an toàn.
- Các dây nóng, nguội phải khác màu, sử dụng dây đồng có tiết diện
1,5mm2.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những kỹ năng cần lưu ý trong bài.
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
5.1 Những hư hỏng thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
Bật công tắc -Chưa đóng nguồn cung - Kiểm tra và cấp lại
đèn không sáng cấp nguồn cho mạch
-Công tắc tiếp xúc không - Dùng ĐHVN kiểm tra
tốt thông mạch công tắc
-Dây nối bị đứt - Kiểm tra thông mạch cả
1
mạch
-Chân đèn chưa vặn sát - Kiểm tra và vặn chặt
với đuôi đèn đuôi đèn
-Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra và thay bóng
đèn
Bóng đèn sáng -Điện áp lưới đặt vào - Kiểm tra điện áp nguồn
yếu đèn không đủ (Ul < Uđm) bằng ĐHVN ở thang đo
điện áp
2
-Bóng đèn bị già hoá - Thay thế bóng mới
-Bụi bẩn bám vào thành - Lau sạch bóng đèn
bóng đèn
5.2 Thực hiện sửa chữa các hư hỏng trong mạch
5.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
57

Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng.
5.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
5.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
5.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện hai đèn song
song
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện hai đèn nối tiếp
3. Trình bày những ưu và nhược điểm của hai phương pháp lắp mạch đèn
song song và nối tiếp
4. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện
hai đèn mắc song song và nối tiếp

Gợi ý trả lời:


Những câu hỏi ôn tập trên giúp cho học sinh sau khi học xong tổng hợp lại
những kiến thức trọng tâm của bài học.
Yêu cầu:
Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp đặt mạch đèn song song và nối tiếp
Trình bày và phân tích được những ưu và nhược điểm của từng phương
pháp từ đó đưa ra được phương pháp được sử dụng nhiều nhất.
Trình bày được quy trình các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện.
58

BÀI 8
LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN COMPAC
Mã bài: MĐ 29.08

Giới thiệu:
Hiện nay, nền kinh tế phát triển, phụ tải điện phát sinh với số lượng lớn,
việc sử dụng điện là một vấn đề tối quan trọng, sử dụng điện lãng phí không
những ảnh hưởng đến nên kinh tế mà còn có thể làm quá tải mạng điện gây mất
điện. Chính vì vậy, người sử dụng phải có ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
Một giải pháp quan trọng khác là sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện. Bài học
này sẽ giới thiệu một thiết bị tiết kiệm điện, đó là đèn Compact.
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn
compac.
- Vẽ được sơ đồ đi dây mạch điện
- Lắp đặt đúng sơ đồ, đúng trình tự và đúng yêu cầu kỹ thuật đấu nối dây.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
1. Đèn compac
Mục tiêu:
59

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn Compac
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích cực và hăng hái trong giờ học
1.1 Cấu tạo
Đèn compact là loại đèn huỳnh quang đặt
biệt có chất bột huỳnh quang mịn và tinh khiết
hơn các đèn huỳnh quang thông thường nên có
chất lượng màu và hiệu quả chiếu sáng cao (hình
8.1).
Đèn Compact có cấu tạo gồm đèn, chấn lưu,
stắcte được tích hợp thành một khối. Trong đui
đèn thông dụng có tích hợp chấn lưu điện tử. Vì
thế thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact đơn
giản. Ngoài ra còn có các loại đèn có chấn lưu Hình 8.1: Hình dạng
rời, đui đặc biệt để tránh mắc sai vào lưới. bóng đèn Compact
Bóng đèn compact có đường kính ống đèn cực nhỏ được uốn cong hoặc
ghép nhiều ống đèn thành một bộ. Có các loại bóng với kiểu dáng thông dụng
như 1U, 2U, 3U và hình xoắn; đây chủ yếu là sự thay đổi về hình thức chứ
không ảnh hưởng đến yếu tố kỹ thuật.

a) b) c) d)
Hình 8.2: Các dạng bóng đèn compac
a-Dạng 1U; b-Dạng 2U; c-Dạng 3U; d-Dạng xoắn

Bóng đèn compact giảm thiểu sự nhấp nháy ánh sáng (flicker) do được
trang bị chấn lưu điện tử so với đèn huỳnh quang ống thẳng (thường dùng chấn
lưu điện từ).
Bóng đèn compact chủ yếu được dùng để thay thế cho bóng đèn sợi đốt,
không thích hợp cho việc chiếu sáng chung (diện tích lớn), thích hợp cho việc
chiếu sáng cục bộ trong các căn phòng có diện tích nhỏ (nhà tắm, nhà kho, cầu
thang...).
Đèn compac có công suất 5 đến 30W có đặc điểm sau :
- Hiệu suất phát quang lớn, thường gấp hai lần đèn ống và bốn đến 10 lần
đèn sợi đốt.
- Tuổi thọ cao, thường gấp hai lần đèn ống và năm lần đèn sợi đốt.
1.2 Nguyên lý làm việc
60

Nguyên lý làm việc của đèn compac cũng giống như nguyên lý làm việc
của đèn huỳnh quang. Khi đóng công tắc, cuộn cảm, dây tóc đèn, tắc te được nối
nối tiếp với nhau. Một dòng điện chạy qua stắcte sẽ tạo ra bên trong nó một đám
mây điện tích, thanh lưỡng kim sẽ nóng lên cho đến khi tiếp điểm của nó đóng
lại, tạo ra một dòng điện lớn gấp 1,5 lần dòng điện đèn, chạy qua dây tóc đèn và
tạo ra trong cuộn cảm một từ trường mạch. Tiếp điểm thanh lưỡng kim đóng lại,
thanh lưỡng kim bị nguội và mở ra. Dòng điện bị ngắt, sự thay đổi của từ trường
tạo ra một điện áp cảm ứng vào khoảng 800V và đèn được mồi sáng. Sau đó
cuộn cảm đóng vai trò như một điện trở để giới hạn dòng điện chạy qua đèn. Do
điện áp rơi trên chấn lưu nên điện áp trên đèn chỉ còn khoảng 70V, với điện áp
mà stắcte không hoạt động trở lại được.
Chất phốt pho đặt bên trong ống thủy tinh sẽ làm biến đổi tia bức xạ cực
tím của quá trình phóng điện thành các tia sáng nhận thấy được.
2. Sơ đồ mạch điện
Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện và trình bày được các chức năng của các phần
tử trong mạch điện
- Thể hiện được tính nghiêm túc, tích cực và hăng hái trong giờ học
2.1.Sơ đồ nguyên lý
L CC K § N

Hình 8.3: Sơ đồ nguyên lý


Trên hình vẽ là sơ đồ nguyên lý của mạch đèn compac, trong đó CC là cầu chì,
K là công tắc và Đ là bóng đèn compac
2.2.Sơ đồ lắp đặt

L
Ð

CC

CT1

Hình 8.4: Sơ đồ lắp đặt


3. Lắp đặt mạch đèn compac
Mục tiêu:
61

- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch đèn compac
- Lắp ráp thành thạo mạch đèn compac đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
3.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và bóng đèn.
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
3.2 Thực hành lắp ráp mạch
3.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Bóng đèn 01
6 Ốc, vít 20 cái
3.2.2 Thao tác mẫu
Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực hành, quá
trình thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp học sinh nắm chắc được kiến thức
và dễ dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Trước hết, giáo viên sẽ thao tác mẫu
một lần các bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa thao tác, vừa kết
hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học sinh nắm rõ
được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
3.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
62

3.2.4 Đánh giá kết quả


Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn
compac, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn compac
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
4.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
Bật công tắc đèn - Chưa đóng nguồn - Kiểm tra và cấp lại
không sáng cung cấp nguồn cho mạch
- Công tắc tiếp xúc - Dùng ĐHVN kiểm tra
không tốt thông mạch công tắc
- Dây nối bị đứt - Kiểm tra thông mạch
1
cả mạch
- Chân đèn chưa vặn - Kiểm tra và vặn chặt
sát với đuôi đèn đuôi đèn
- Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra và thay bóng
đèn
Bóng đèn sáng yếu - Điện áp lưới đặt vào - Kiểm tra điện áp nguồn
đèn không đủ (Ul < bằng ĐHVN ở thang đo
Uđm) điện áp
2 - Hoặc do bóng đèn bị - Thay thế bóng mới
già hoá
- Bụi bẩn bám vào - Lau sạch bóng đèn
thành bóng đèn
Cấp nguồn; bật - Chập mạch do kỹ - Dùng đồng hồ và bút
công tắc - Đứt cầu thuật đấu dây thử điện xác định vị trí
chì hay nhảy ngắn mạch và loại bỏ.
3
Aptomat - Do đấu dây sai - Kiểm tra lại dây nối để
phát hiện sai sót rồi đấu
lại
4.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện
4.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
63

Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng.
4.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nguội)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn compact
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
compact
3. Trình bày các hư hỏng thường gặp của mạch đèn compact, nguyên nhân,
cách kiểm tra và sửa chữa.

Gợi ý trả lời:


Việc lắp đặt mạch đèn compact hoàn toàn giống với mạch đèn sợi đốt, tuy
nhiên về cấu tạo của bóng đèn thì phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy việc
kiểm tra và sửa chữa mạch đèn cũng phức tạp hơn.
Yêu cầu:
Trình bày được quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn compact
Trình bày và nắm vững được quy trình kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
Trình bày được các dạng hư hỏng thường gặp của mạch đèn compact,
nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa chữa.
64

BÀI 9
LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG
Mã bài: MĐ 29.09

Giới thiệu:
Đèn huỳnh quang là loại bóng đèn được sử dụng rất nhiều trong chiếu sáng
dân dụng. Với ưu điểm phát ra ánh sáng trắng, dịu mắt và khả năng chiếu sáng
lan tỏa đều nên đèn huỳnh quang thường được sử dụng để chiếu sáng văn phòng
làm việc, trường học và chiếu sáng nhà ở. Bài học này sẽ giới thiệu về cấu tạo
và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang và các kỹ năng lắp ráp đèn huỳnh
quang.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc mạch đèn huỳnh quang
- Nhận biết, lựa chọn, kiểm tra được các bộ phận có trong mạch đèn huỳnh
quang.
- Lắp đặt mạch đèn đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm.
Nội dung chính:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích cực và hăng hái trong giờ học
Đèn huỳnh quang là loại đèn phát ra ánh sáng lạnh, nhiệt độ phát nóng thấp
so với các loại đèn sợi đốt. Có ánh sáng
trắng giống như ánh sáng ban ngày, có
bề mặt phát quang lớn nên có cường độ
sáng lớn hơn các loại đèn sợi đốt
1.1 Cấu tạo
Hình 9.1: Ống đèn huỳnh quang
1-tim đèn; 2-ống đèn
65

1.1.1 Ống đèn


Một ống thuỷ tinh bên trong có chứa hơi thuỷ ngân và một ít khí hiếm
neon, argon dưới áp suất thấp khoảng 1/100mm thuỷ ngân dễ dàng khơi mào
đèn. Bên trong ống đèn được tráng một lớp bột huỳnh quang, ở hai đầu ống có
các điện cực và tim đèn làm bằng chất tungsteen có phủ lớp ôxít bazơ và
strotium để tăng cường độ phát xạ các electron ngoài ra muốn thắp sáng đèn cần
phải có những phụ kiện như: ballast, stắcte.
1.1.2 Ballast
Là linh kiện phụ hổ trợ cho sự phóng điện của đèn, khi làm việc, điện trở
của đèn có đường đặc tính âm, nó sẽ giảm xuống khi cường độ dòng điện qua
đèn tăng lên, điều này sẽ gây hư hỏng đèn. Vì thế đối với đèn huỳnh quang cần
phải mắc nối tiếp với các cuộn kháng (ballast). Trong trường hợp nguồn điện
cung cấp là 110V cho loại bóng 1,2 m/40w thì ballast là một máy biến áp tự
ngẫu có nhiệm vụ giới hạn dòng điện qua đèn và đồng thời nâng điện áp lên
220V để phù hợp với hiệu điện thế cần thiết để kích thích đèn phát sáng

a) b)
Hình 9.2: Chấn lưu
a-chấn lưu điện từ; b-chấn lưu điện tử

1.1.3 Stắcte
Stắcte thực chất là loại công tắc tự động làm
việc dưới điện thế thích hợp. Được cấu tạo bởi một
lưỡng kim nhiệt đặt trong bóng chứa khí neon,
bình thường hai điện cực này ở trạng thái hở mạch. H
Để triệt tia phóng điện giữa hai điện cực bằng một ình 9.3: Stắcte
tụ 0,02 µF mắc giữa hai điện cực và cũng có tác 1-lưỡng kim nhiệt
dụng làm đèn khởi động nhanh. 2- điện cực
1.2 Nguyên lý làm việc 3-vỏ bóng đèn neon

Hình 9.3: Sơ đồ đấu nối mạch đèn huỳnh quang


Muốn đèn hoạt động phải kết nối bóng đèn với các phụ kiện như hình vẽ 9.3.
Khi cho dòng điện chạy qua bộ đèn, dưới tác dụng của điện thế hai cực stắcte
tạo nên hồ quang điện làm lưỡng kim nhiệt giản nở nối kín mạch điện, dẫn dòng
điện và tim bóng đèn được nung nóng nhằm phát xạ điện tử, ngay sau đó do hiệu
điện thế giữa hai cực của stắcte bị triệt tiêu nên lưỡng kim nhiệt co lại ngắt dòng
điện trong mạch đột ngột. Theo nguyên lý cảm ứng điện từ sẽ có phát sinh hiệu
66

điện thế tự cảm rất cao tác động lên các cực làm đèn phát sáng. Sau khi đèn đã
sáng thì hiệu điện thế giữa hai đầu đèn giảm xuống nên không đủ điện thế làm
cho stắcte hoạt động trở lại. Thời gian khởi động đèn khoảng 2 - 5 giây với điện
áp định mức.
2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn
Mục tiêu:
- Trình bày được các thông số kỹ thuật của các bộ phận mạch đèn
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Đèn huỳnh quang được cấu tạo từ nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một
thông số đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ riêng. Dưới đây là các thông số kỹ
thuật của các bộ phận trong đèn huỳnh quang:
- Đối với bóng đèn: các thông số kỹ thuật gồm có, quang thông (lumen),
cường độ sáng (I), công suất P(W) và hiệu suất (ŋ)
- Đối với ballast: thông số kỹ thuật là cấp điện áp U (V), công suất P(W)
- Đối với stắcte: thông số kỹ thuật là điện áp giãn nở U(V)
- Đối với các máng, chao, chụp: thông số kỹ thuật là hệ số phản xạ.
3. Cách kiểm tra các bộ phận
Mục tiêu:
- Kiểm tra thành thạo các bộ phận của đèn huỳnh quang
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích cực và hăng hái trong giờ học
- Thực hiện các quy tắc an toàn trong rèn luyện kỹ năng
 Cách kiểm tra bóng đèn:
- Sau thời gian sử dụng bóng đèn sẽ bị già, quan sát ta sẽ thấy hai đầu bóng
đèn bị đen. Lúc đó bóng đèn sẽ khó sáng hoặc cường độ sáng sẽ giảm đi rất
nhiều. Khi bóng đèn bị già nên thay thế bóng mới để bóng đỡ nhấp nháy khi
khởi động hoặc bóng sáng yếu làm ảnh hưởng đến mắt người.
- Đôi khi tim đèn bị đứt thì bóng đèn bị hỏng. Để kiểm tra tim đèn ta sử
dụng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở X1, đưa hai đầu que đo vào hai cực
của tim đèn. Nếu giá trị điện trở đo được khoảng vài Ôm thì tim đèn vẫn tốt, còn
nếu kết quả đo không có giá trị điện trở thì tim đèn đã bị đứt.
 Cách kiểm tra ballast:
- Đối với chấn lưu điện từ ta cần kiểm tra điện trở của cuộn dây tương tự
như kiểm tra tim bóng đèn, nhưng giá trị điện trở của cuộn chấn lưu lớn hơn rất
nhiều so với tim bóng đèn.
- Ngoài ra còn phải kiểm tra cách điện giữa cuộn dây và lõi thép, giữa cuộn
dây và vỏ chấn lưu. Để kiểm tra cách điện ta phải dùng Mê-ôm kế hoặc đồng hồ
vạn năng ở thang đo điện trở X10K.
 Cách kiểm tra stắcte:
- Kiểm tra tụ điện xem đã bị đánh thủng hay chưa
- Kiểm tra thanh lưỡng kim stắcte, nếu lưỡng kim nhiệt ở trạng thái mở thì
stắcte còn tốt, nếu ở trạng thái đóng thì lưỡng kim nhiệt bị dính, stắcte đã hỏng.
 Máng, chao: Máng và chao đèn giúp hội tụ ánh sáng. Nếu máng và chao bị bụi
bẩn thì phải sử dụng khăn mềm lau sạch.
4. Các dạng chao đèn thường dùng cho đèn huỳnh quang
Mục tiêu:
67

- Trình bày được các dạng chao đèn huỳnh quang thông dụng
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Chao đèn là thiết bị phụ trợ cho đèn
huỳnh quang giúp tập trung ánh sáng cho
đèn, ngoài ra nó còn có tác dụng che bụi
bẩn và bảo vệ cho bóng đèn. Chao đèn
huỳnh quang có nhiều loại, dưới đây là
một số loại thông dụng:
- Chao đèn đơn inox không có bảo
vệ như hình 9.4. Loại này sử dụng cho Hình 9.4: Chao đèn đơn inox
một bóng, chao bằng inox có độ hội tụ
anh sáng tốt và rất bền.

- Chao đèn đơn tôn không có bảo


vệ như hình 9.5. Đây là loại chao đèn
sử dụng cho một bóng, chao được làm
bằng tôn có sơn cách điện màu sáng để
hội tụ ánh sáng. Khả năng hội tụ ánh
sáng và độ bền của loại này không bằng
loại inox nhưng nhẹ hơn nên thuận tiện
Hình 9.5: Chao đèn đơn tôn
cho việc lắp đặt.

- Chao đèn đôi inox có bảo vệ như


hình vẽ 9.6. Đối với loại này người ta
thiết kế động bộ từ hộp đèn, chao đèn
vào bảo vệ đèn. Có loại một bóng, có
loại hai bóng và nhiều bóng.
5. Phương pháp lắp đặt
Mục tiêu: Hình 9.6: Chao đèn đôi có bảo vệ
- Trình bày được các bước thực
hiện lắp đặt đèn huỳnh quang
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Đèn huỳnh quang thường được lắp đặt ở trên tường, sát trần nhà hoặc lắp
trên trần nhà để ánh sáng lan tỏa tốt nhất. Để lắp đặt đèn huỳnh quang ta thực
hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Xác định vị trí và lấy dấu.
Đây là bước quan trọng trong lắp đặt đèn huỳnh quang, đèn phải lắp ở vị trí
phù hợp, không cao quá cũng không thấp quá để khả năng chiếu sáng và lan tỏa
ánh sáng là tôt nhất. Đèn phải được lắp đặt chắc chắn và cân bằng. Ta thực hiện
bước này theo trình tự sau:
- Tháo bóng đèn và nắp máng
- Xác định vị trí phù hợp (độ cao, bề ngang)
- Đặt máng đèn vào vị trí, cân chỉnh thăng bằng và lấy dấu.
 Bước 2: Khoan và gắn tắc-kê
68

Thao tác này chúng ta đã học và thực hành ở những bài trước. Cần lưu ý:
- Sử dụng mũi khoan phù hợp (thông thường sử dụng mũi khoan Ф6)
- Mũi khoan phải đặt thẳng và vuông góc với mặt tường
- Lỗ khoan không bị vỡ, không xê dịch khỏi vị trí lấy dấu.
- Gắn tắc-kê có kích thước phù hợp sao cho tắc-kê âm hết trong tường.
 Bước 3: Lắp đèn vào vị trí
- Đặt máng đèn vào vị trí đã khoan
- Sử dụng hai vít để lắp máng vào vị trí đã khoan, lưu ý ở bước này chưa
vặn chặt hai vít.
- Cân chỉnh thăng bằng một lần nữa bằng thước thủy li-vô và vặn chặt hai
vít để lắp máng đèn chắc chắn vào tường.
6. Những lưu ý khi lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
Mục tiêu:
- Trình bày được những lưu ý khi lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang phức tạp hơn các mạch đèn sợi đốt đã học.
Ngoài lắp đặt các thiết bị cho mạch, còn phải lắp đặt và cân chỉnh đèn trên
tường. Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt mạch đèn huỳnh quang:
- Kiểm tra thiết bị trước khi lắp.
- Kiểm tra các thông số của đèn, ví dụ: nếu bóng đèn 1m2 thì sử dụng
ballast là 40W, bóng đèn 0,6m thì sử dụng ballast 20W để cho mạch hoạt động
tốt. Nếu sai thì sẽ dẫn đến thiết bị làm việc mạch đèn mau hỏng.
- Nối dây phải chắc chắn, tránh tiếp xúc điện không tốt trong quá trình
mạch đèn hoạt động làm cho bóng đèn không sáng. Ví dụ: nếu 2 đầu đui đèn
tiếp xúc không tốt với 2 đầu cực của đèn thì khi khởi động đèn sẽ không phóng
điện và không sáng.
7. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực
hiện lắp đặt và đấu dây mạch đèn
huỳnh quang
- Lắp ráp thành thạo mạch đèn
huỳnh quang đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các quy tắc an toàn
và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
7.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu Hình 9.7: Mạch đèn huỳnh quang
dây
Mạch đèn huỳnh quang được cho trên hình vẽ 9.7. Để lắp đặt mạch đèn huỳnh
quang ta thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và đèn huỳnh quang
69

 Bước 2: Đấu dây


- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
7.2 Thực hành lắp ráp mạch
7.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 10m Hai màu
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Đèn huỳnh quang 01
6 Ốc, vít 20 cái
7.2.2 Thao tác mẫu
Phần lắp đặt các mạch đèn, học sinh đã hình thành được kỹ năng ở các bài
trước. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác mẫu kỹ năng lắp đặt đèn huỳnh
quang trên panel thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các
bước thực hiện đã học để học sinh nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
7.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
7.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn
huỳnh quang, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


70

1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
3. Trình bày một số dạng hư hỏng thường gặp của mạch điện đèn huỳnh
quang, nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục.

Gợi ý trả lời:


Việc lắp đặt một mạch điện đèn huỳnh quang hoạt động tốt đòi hỏi các
mạch lắp đúng, các phần tử trong cấu tạo bóng đèn đều hoạt động tốt. Hơn nữa
người lắp đặt phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật lắp đặt mạch điện. Để các
công việc trên được hoàn thiện thì người thi công lắp đặt phải nắm vững các
kiến thức của bài học.
Yêu cầu:
Trình bày được các phần tử cấu tạo nên mạch đèn huỳnh quang và chức
năng của từng phần tử
Trình bày được nguyên lý làm việc của bóng đèn huỳnh quang
Trình bày được quy trình các bước thực hiện lắp đặt mạch đèn
71

BÀI 10
SỬA CHỮA MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG
Mã bài: MĐ 29.10

Giới thiệu:
Mạch điện đèn huỳnh quang là một mạch khá phức tạp bao gồm nhiều phần
tử cấu tạo nên. Mỗi phần tử làm nhiệm vụ riêng nên khi xảy ra sự cố sẽ dẫn đến
hư hỏng của cả mạch. Đa số phụ tải chiếu sáng trong điện dân dụng là đèn
huỳnh quang nên việc sửa chữa mạch đèn huỳnh quang là công việc thường gặp.
Ở bài học này giới thiệu các kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn huỳnh
quang theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mục tiêu:
- Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch đèn
huỳnh quang.
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế được các bộ phận hư hỏng của mạch đèn
huỳnh quang đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sửa chữa mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm
Nội dung chính:
1. Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp
Mục tiêu:
- Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch đèn
huỳnh quang.
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
1.1 Các hư hỏng thường gặp
Mạch điện đèn huỳnh quang thường gặp những hư hỏng sau:
- Đèn không sáng
- Đèn phát sáng yếu hay có vệt sáng hình xoắn ốc
- Đèn khởi động lâu hay sáng nhấp nháy lúc đỏ lúc tắt
- Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn
- Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn sáng nhấp nháy
- Đèn quá sáng, ballast phát ra tiếng kêu lớn
1.2 Nguyên nhân, và cách kiểm tra
Phần này trình bày những nguyên nhân dẫn đến các hư hỏng của mạch đèn huỳnh quang.
STT Hiện tượng Nguyên nhân
72

- Đèn không sáng - Chưa cấp nguồn


- Hở mạch điện do công tắc, các cầu
đấu, hoặc bóng đèn bắt chưa chặt, tiếp
1
xúc chưa tốt
- Stắcte bị hỏng
- Tuổi thọ của đèn đã hết.
- Đèn phát sáng yếu hay có - Điện áp nguồn bị suy giảm
2 vệt sáng hình xoắn ốc - Đèn quá tuổi thọ, bóng đèn bị già hóa.
- Hơi thủy ngân không ổn định.
- Đèn khởi động lâu hay sáng - Stắcte bị yếu đi nên vẫn còn hoạt động
3 nhấp nháy lúc đỏ lúc tắt ở điện áp thấp
- Điện điện áp nguồn bị suy giảm
- Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn - Stắc te bị hỏng, lưỡng kim nhiệt bị nối
4
tắt hoặc do tụ điện bị đánh thủng.
- Khi tắt đèn nhưng bóng vẫn - Mắc công tắc vào đây nguội
5 sáng nhấp nháy

- Đèn quá sáng, ballast phát - Điện áp nguồn tăng cao


6
ra tiếng kêu lớn
2. Kiểm tra, thay thế các bộ phận của mạch đèn huỳnh quang
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện quy trình kiểm tra mạch đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật
- Thay thế thành thạo các bộ phận của mạch điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thể hiện thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học và tác phong công
nghiệp trong rèn luyện kỹ năng.
2.1 Quy trình kiểm tra mạch
 Bước 1: Phán đoán và kết luận hư hỏng
Khi thực hiện kiểm tra mạch điện cần dựa vào những hiện tượng của mạch
và những nguyên nhân có thể dẫn đến những hư hỏng đó để phán đoán và kết
luận hư hỏng của mạch.
 Bước 2: Kiểm tra
Sau khi đã phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch, ta tiến hành thao tác
kiểm tra các bộ phận có thể dẫn đến hư hỏng đó.
 Bước 3: Thay thế các bộ phận của mạch
Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân hư hỏng ta tiến hành sửa chữa (nếu có
thể) hoặc thay thế các bộ phận của mạch đèn. Ví dụ, nếu hỏng hóc do chấn lưu
ta sẽ thay thế bằng chấn lưu mới nhưng lưu ý, các thông số của bộ phận thay thế
phải giống với các bộ phận hỏng hóc.
2.2 Thực hành thay thế các bộ phận của mạch
2.2.1 Công tác chuẩn bị
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
73

2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01


b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Chấn lưu điện từ 01
2 Bóng đèn huỳnh quang 01
3 Stắcte 01
4 Công tắc 01
5 Cầu chì 01
2.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên không phải thao tác mẫu tất cả các kỹ năng thay thế
các bộ phận mà chỉ thao tác một kỹ năng thay thế một bộ phận, ví dụ thay thế
chấn lưu. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa rõ bước nào thì
sẽ thao tác lại bước đó để giúp học sinh nắm rõ được các bước thực hiện thay
thế các bộ phận.
2.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
2.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng thay thế các bộ
phận phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác thay thế thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Mạch điện sau khi thay thế phải hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
3. Sửa chữa mạch đèn huỳnh quang
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
3.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm một số dụng cụ và thiết bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
74

3 Đồng hồ vạn năng 01


4 Bút điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Chấn lưu điện từ 01
2 Bóng đèn huỳnh quang 01
3 Stắcte 01
4 Công tắc 01
5 Cầu chì 01
3.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra các bộ phận trong mạch (chỉ thao tác mẫu một bộ phận)
- Kỹ năng kiểm tra mạch khi vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các bộ phận trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
3.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
3.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày những hư hỏng thường gặp trong mạch điện đèn huỳnh quang
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
huỳnh quang.
3. Trình bày các yêu cầu của kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch đèn huỳnh
quang.

* Kiểm tra
Đây là bài kiểm tra đầu tiên trong Mô-đun, mục đích của bài kiểm tra này
là đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và mức độ hình thành kỹ năng của học
sinh trong những bài đã học.
Có thể lựa chọn một trong các đề sau:
ĐỀ 1
75

Thời gian thực hiện: 60 phút


a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật kỹ năng nối dây đơn lõi một sợi
Câu 2: Thực hành nối dây dẫn đơn lõi một sợi tiết diện 2,5mm2
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật kỹ năng nối dây đơn lõi một sợi
- Thực hành nối dây dẫn đơn lõi một sợi đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ
thuật.
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Kìm mỏ nhọn 01
5 Dao cắt vỏ cách điện 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 2,5 mm2 1m
2 Giấy ráp mịn 1 miếng

ĐỀ 2
Thời gian thực hiện: 60 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật kỹ năng nối thẳng dây cáp
Câu 2: Thực hành nối thẳng dây cáp tiết diện 16mm2 bằng kìm ép cốt
chuyên dụng
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật kỹ năng nối thẳng dây cáp
- Thực hành nối thẳng dây cáp tiết diện 16mm2 bằng kìm ép cốt theo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật.
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm ép cốt thủy lực 01
2 Kìm cắt cáp 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm mỏ nhọn 01
5 Dao cắt vỏ cáp 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Cáp điện tiết diện 16mm2 1m
76

2 Giấy ráp mịn 1 miếng

ĐỀ 3
Thời gian thực hiện: 120 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch đèn sợi đốt
Câu 2: Lắp ráp mạch đèn sợi đốt trên panel thực hành
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch đèn sợi đốt
- Lắp ráp mạch đèn sợi đốt trên panel thực hành đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm tuốt dây 01
5 Thước thủy li-vô 01
6 Thước dây 01
7 Dao cắt vỏ cáp 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn điện 1x1,5mm2 15m Hai màu
2 Bảng điện 01
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 01
5 Đui và bóng đèn sợi đốt 01
6 Ống PVC 15m
7 Khớp nối 20
8 Ốc vít 30

ĐỀ 4
Thời gian thực hiện: 150 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch đèn huỳnh quang
Câu 2: Lắp ráp mạch đèn huỳnh quang trên panel thực hành
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch đèn huỳnh quang
- Lắp ráp mạch đèn huỳnh quang trên panel thực hành đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
77

1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01


2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm tuốt dây 01
5 Thước thủy li-vô 01
6 Thước dây 01
7 Dao cắt vỏ cáp 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn điện 1x1,5mm2 15m Hai màu
2 Bảng điện 01
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 01
5 Bộ đèn huỳnh quang 01
6 Ống PVC 15m
7 Khớp nối 20
8 Ốc vít 30

ĐỀ 5
Thời gian thực hiện: 90 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật sửa chữa mạch đèn huỳnh quang
Câu 2: Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch đèn huỳnh quang.
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật sửa chữa mạch đèn huỳnh quang
- Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch đèn huỳnh quang đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật
- Mạch điện sau khi sửa chữa hoạt động tốt.
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
3 Đồng hồ vạn năng 01
4 Bút điện 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Chấn lưu điện từ 01
2 Bóng đèn huỳnh quang 01
3 Stắcte 01
4 Công tắc 01
5 Cầu chì 01
78

BÀI 11
LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN CAO ÁP THỦY NGÂN
Mã bài: MĐ 29.11

Giới thiệu:
Đèn cao áp thủy ngân được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực chiếu sáng đô
thị như chiếu sáng đường phố, chiếu sáng sân cổng công ty, siêu thị, ngân hàng,
khách sạn, sân thể thao, đôi khi còn sử dụng để chiếu sáng sân vườn. Bài học
này giới thiệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các kỹ năng lắp ráp cũng như sửa
chữa mạch đèn cao áp thủy ngân.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc mạch đèn cao áp thuỷ ngân.
- Nhận biết, lựa chọn, kiểm tra được các bộ phận có trong mạch đèn cao áp
thuỷ ngân.
- Lắp đặt và sửa chữa mạch đèn đúng trình tự, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và
an toàn.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Thể hiện thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và tích cực trong rèn
luyện kỹ năng.
Nội dung chính:
1. Cấu tạo, nguyên lý mạch đèn cao áp thuỷ
ngân
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm
việc của đèn huỳnh quang
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích cực
và hăng hái trong giờ học
1.1 Cấu tạo
Nguyên lý cấu tạo của đèn cao áp thủy nhân
cho trên hình vẽ 11.1. Đèn cao áp thủy ngân là
loại đèn được cấu tạo bởi hai bóng, một bóng nhỏ
4 làm bằng thạch anh, ở hai đầu ống có điện cực
2, 4 và có chứa hơi thuỷ ngân, khí argon bên
trong. Bóng ngoài 7 được làm bằng thuỷ tinh
được rút chân không bên trong và có tráng một
Hình 11.1: Cấu tạo
lớp phốt-pho. Điện áp cần thiết cung cấp cho đèn
bóng đèn cao áp thủy ngân
79

hoạt động từ 350 - 500V vì thế khi sử dụng nguồn cung cấp 110V hay 220V cần
có thêm một máy biến thế nâng áp và đồng thời ổn định dòng điện qua đèn.
1.2 Nguyên lý làm việc
Hình 11.2 là sơ đồ nguyên lý mạch đèn cao áp thủy ngân.

C1
R

D C2
SG

C3

220V

Hình 11.2: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cao áp thủy ngân


Trên sơ đồ ta thấy đèn được mắc nối tiếp với phần thứ cấp của một máy
biến thế và mắc song song với đèn gồm mạch đi-ốt D, điện trở R và tụ C 2 đủ sức
phóng điện qua điện cực SG (Spark Grap), xả điện từ bản cực (+) qua cuộn sơ
cấp của máy biến thế T, trở về bản cực (-) của tụ. Dòng điện qua cuộn sơ cấp
này vì là dòng điện xung nên tạo ở cuộn thứ cấp phát ra dòng cao thế khoảng
400-800V, vì thế dễ dàng tạo sự phóng điện giữa hai điện cực trong bóng đèn
thạch anh, làm ion hoá hơi thuỷ ngân trong vài giây tạo sự bức xạ tia cực tím
(rayons ultra-violets) làm đèn phát sáng có màu trắng-xanh. Nhiệt độ trong bóng
thạch anh rất cao, khi vận hành có thể đạt đến 60000C.
Khi đèn đã sáng, điện thế ở hai đầu đèn bị giảm xuống nên điện thế nạp
vào tụ C2 cũng giảm, vì thế bây giờ C2 không đủ sức tạo sự phóng điện qua điện
cực SG được nữa, chấm dứt nhiệm vụ khởi động đèn. Bây giờ dòng điện qua
đèn nhờ nối tiếp với cuộn cảm kháng (chính là phần thứ cấp của máy biến thế)
nên được ổn định dòng điện. Tụ C1 mắc song hành với đi-ốt D nhằm bảo vệ đi-
ốt không bị xuyên thủng, tụ C3 mắc song hành với nguồn điện cung cấp nhằm
mục đích nâng cao hệ số công suất của đèn.
2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn
Mục tiêu:
- Trình bày được các thông số kỹ thuật của các bộ phận mạch đèn
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Đèn cao áp thủy ngân được cấu tạo từ nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một
thông số đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ riêng. Dưới đây là các thông số kỹ
thuật của các bộ phận trong đèn cao áp thủy ngân:
- Bóng đèn: Công suất P(W), điện áp U(V), dòng điện I(A), quang thông
(lm) và kích thước bóng.
80

- Chấn lưu phía bên ngoài: Công suất P(W), điện áp làm việc U(V), dòng
khởi động I(A).
- Tụ kích: Dòng điện khởi động I(A), điện áp làm việc U(V).
- Máng đèn: Độ phản sáng.
3. Cách kiểm tra các bộ phận
Mục tiêu:
- Kiểm tra thành thạo các bộ phận của đèn cao áp thủy ngân
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích cực và hăng hái trong giờ học
- Thực hiện các quy tắc an toàn trong rèn luyện kỹ năng
 Kiểm tra bóng đèn:
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện trở của bóng đèn
- Quan sát bóng thạch anh phía bên trong bóng, nếu phát hiện hư hỏng thì
cả bóng đã bị hỏng.
- Kiểm tra dây tóc bóng tự chấn lưu bằng đồng hồ vạn năng.
 Kiểm tra chấn lưu bên ngoài:
- Kiểm tra cách điện giữa cuộn dây với lõi thép và giữa cuộn dây và vỏ chấn
lưu bằng Mê-ôm mét
- Kiểm tra điện trở dây quấn bên trong chấn lưu bằng đồng hồ vạn năng.
 Tụ kích: Kiểm tra độ phóng điện và tình trạng của tụ.
 Máng đèn: Máng và chao đèn giúp hội tụ ánh sáng. Nếu máng và chao bị bụi
bẩn thì phải sử dụng khăn mềm lau sạch.
4. Các dạng chao đèn thường dùng cho đèn cao áp thuỷ ngân
Mục tiêu:
- Trình bày được các dạng chao đèn cao áp thủy ngân thông dụng
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Chao đèn cao áp thủy ngân có ba chức năng chính: bảo vệ chống va đập,
che chắn bụi và tập trung ánh sáng. Chao đèn cao áp thủy ngân có nhiều loại,
tùy theo môi trường làm việc mà lựa chọn chao đèn phù hợp. Ví dụ chiếu sáng
trong nhà xưởng thường dùng loại không có nắp che chắn bụi và côn trùng. Đối
với hệ thống đèn cao áp thủy ngân chiếu sáng đường phố thì sử dụng chao đèn
kín có thêm chức năng ngăn cản côn trùng.
Dưới đây là hình ảnh của một số loại chao đèn cao áp thủy ngân :
Hình 11.3 là hình ảnh của một số chao đèn sử dụng để chiếu sáng từ trên
cao xuống, thường dùng để chiếu sáng nhà xưởng, kho, sân thể thao và chiếu
sáng đường phố.
81

Hình 11.3: Hình dạng một số loại chao đèn cao áp thủy ngân
Hình 11.4 là hình ảnh của một số chao đèn sử dụng để chiếu hắt, thường dùng để
chiếu biển quảng cáo, dàn đèn sân khấu,...

Hình 11.4: Hình dạng một số chao đèn chiếu hắt


5. Phương pháp lắp đặt
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt đèn cao áp thủy ngân
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Đèn cao áp thủy ngân tùy theo chức năng mà có thể lắp đặt ở vị trí trên cao
hoặc dưới thấp. Khi lắp đặt đèn cao áp thủy ngân ta thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Xác định vị trí và lấy dấu.
Tùy theo chức năng của đèn và mục đích sử dụng mà xác định vị trí lắp đặt
cho phù hợp để đạt được hiệu quả chiếu sáng cao nhất. Ta thực hiện bước này
theo trình tự sau:
- Xác định vị trí phù hợp (độ cao, bề ngang)
- Đặt đèn vào vị trí, cân chỉnh thăng bằng và lấy dấu.
 Bước 2: Khoan và gắn tắc-kê
Thao tác này chúng ta đã học và thực hành nhiều lần ở những bài trước.
Tuy nhiên cần lưu ý:
- Sử dụng mũi khoan phù hợp (thông thường sử dụng mũi khoan Ф6)
- Mũi khoan phải đặt thẳng và vuông góc với mặt tường
- Lỗ khoan không bị vỡ, không xê dịch khỏi vị trí lấy dấu.
- Gắn tắc-kê có kích thước phù hợp sao cho tắc-kê âm hết trong tường.
 Bước 3: Lắp đèn vào vị trí
- Đặt đèn vào vị trí đã khoan
82

- Sử dụng hai vít để lắp máng vào vị trí đã khoan, lưu ý ở bước này chưa
vặn chặt.
- Cân chỉnh thăng bằng một lần nữa bằng thước thủy li-vô và vặn chặt hai
vít để lắp đèn chắc chắn vào tường.
6. Những lưu ý khi lắp đặt
Mục tiêu:
- Trình bày được những lưu ý khi lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Trước khi lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân ta cần lưu ý một số điều sau:
Không nên treo bóng đèn, đèn trong lúc làm việc có lượng nhiệt lớn nếu
treo làm cho bóng đèn di động trong quá trình làm việc dễ làm dây tóc bóng đèn
bị đứt.
Đối với loại bóng đèn có bộ phận chấn lưu bên ngoài:
- Bắt dây chắc chắn vì khi bóng đèn bắt đầu nháy sáng dòng điện qua tương
đối lớn.
- Độ chênh lệch giữa điện áp nguồn và bóng không nên vượt quá giới hạn
15V, vì như vậy sẽ bị tắt đột ngột.
- Sau khi tắt đèn, đợi cho áp suất bên trong giảm xuống, thời gian khoảng
5-10 phút sau đó khởi động bóng mới sáng trở lại.
7. Lắp đặt mạch đèn cao áp thuỷ ngân
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch đèn cao áp
thủy ngân
- Lắp ráp thành thạo mạch đèn cao áp thủy ngân đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các quy tắc an toàn và thể hiện được tác phong công nghiệp
trong rèn luyện kỹ năng.
7.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
Để lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân ta thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và đèn cao áp thủy ngân
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
7.2 Thực hành lắp ráp mạch
7.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
83

6 Máy bắn vít dùng Pin 01


ơ

b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 10m Hai màu
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Chao và đèn cao áp thủy ngân 01
6 Ốc, vít 20 cái
7.2.2 Thao tác mẫu
Mạch điện đèn cao áp thủy ngân có sơ đồ nguyên lý tương tự như mạch
đèn sợi đốt và mạch đèn huỳnh quang. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác
mẫu một lần kỹ năng lắp đặt đèn cao áp thủy ngân trên panel thực hành. Vừa
thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực hiện đã học để học sinh
nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
7.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
7.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lắp đặt mạch đèn
cao áp thủy ngân, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
8. Sửa chữa mạch đèn cao áp thuỷ ngân
Mục tiêu:
- Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch đèn cao
áp thủy ngân
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế được các bộ phận hư hỏng của mạch đèn
cao áp thủy ngân đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sửa chữa mạch điện
- Thể hiện thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và tích cực trong rèn
luyện kỹ năng.
8.1 Nhưng hư hỏng thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
STT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục
84

- Đóng công tắc, - Do ngắn mạch - Kiểm tra thông mạch


chầu chì tác động bằng đồng hồ vạn năng
1 để xác định vị trí ngắn
mạch
- Đấu lại
- Đóng công tắc, - Do mạch chưa được - Kiểm tra nguồn bằng
sau khoảng thời cấp nguồn bút thử điện hoặc bằng
gian mồi đèn, đèn đồng hồ vạn năng ở
không sáng. thang đo điện áp.
2 - Do lỏng dây nối vào - Kiểm tra và siết chặt
công tắc hoặc đui đèn dây nối.
- Do bóng đèn bị cháy - Thay bóng đèn mới sau
khi đã kiểm tra tình trạng
của chấn lưu.
-Đèn sáng nhưng - Do điện áp không ổn - Kiểm tra điện áp nguồn
không ổn định định bằng đồng hồ vạn năng ở
3
thang đo điện áp.
- Do chấn lưu hỏng - Thay chấn lưu mới
8.2 Thực hành sửa chữa mạch
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
8.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm một số dụng cụ và thiết bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
3 Đồng hồ vạn năng 01
4 Bút điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Chấn lưu điện từ 01
2 Bóng cao áp thủy ngân 01
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 01
8.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra các bộ phận trong mạch (chỉ thao tác mẫu một bộ phận)
85

- Kỹ năng kiểm tra mạch khi vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các bộ phận trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
8.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
8.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp ráp mạch đèn cao áp thủy ngân
3. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
cao áp thủy ngân.

Gợi ý trả lời:


Dựa vào phần kiến thức đã được học trong bài, người học tổng hợp lại và
nắm vững các kiến thức trọng tâm bao gồm:
Nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân
Các quy trình kỹ thuật các bước thực hiện lắp ráp và sửa chữa mạch đèn
cao áp thủy ngân.
86

BÀI 12
QUẤN CUỘN CHẤN LƯU ĐÈN CAO ÁP THỦY NGÂN
Mã bài: MĐ 29.12

Giới thiệu:
Khi hiện tượng quá áp xảy ra cuộn chấn lưu trong đèn cao áp thủy ngân
thường bị cháy. Hoặc trong thời gian hoạt động lâu dài, cách điện bị lão hóa dẫn
đến chạm chập và cũng làm cháy cuộn chấn lưu. Ở bài học này trình bày
phương pháp và các kỹ năng quấn lại và căn chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu.
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp quấn cuộn dây chấn lưu đèn cao áp thủy
ngân.
- Quấn lại hoàn chỉnh cuộn chấn lưu của đèn cao áp thuỷ ngân đúng theo
tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thể hiện thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và tích cực
- Thực hiện được các quy tắc an toàn trong công việc.
Nội dung chính:
1. Các bước tháo cuộn dây của chấn lưu đèn ra khỏi lõi thép
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình các bước thực hiện tháo cuộn dây của chấn lưu
đèn cao áp thủy ngân ra khỏi lõi thép
- Tháo cuộn dây chấn lưu đúng quy trình kỹ thuật
- Thể hiện được tác phong công nghiệp, thái độ nghiêm túc và tích cực
trong rèn luyện kỹ năng
- Thực hiện được các nguyên tắc an toàn trong công việc.
1.1 Quy trình thực hiện
Khi tháo cuộn dây của chấn lưu đèn cao áp thủy ngân thực hiện theo trình tự
sau:
- Tháo phe ra: dùng búa cao su hay gỗ để đóng phe ra tránh làm cho phe hư
hỏng.
-Tháo cuộn dây.
-Vệ sinh lại phe và lõi cuộn dây.
1.2 Thực hành tháo cuộn chấn lưu
1.2.1 Công tác chuẩn bị
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Búa cao su 01
2 Kìm cắt dây 01
3 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
4 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
87

5 Bút điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Chấn lưu đèn cao áp thủy ngân 01
2 Khăn mềm 01
3 Chổi quét sơn 01
1.2.2 Thao tác mẫu
Đối với kỹ năng tháo cuộn dây của chấn lưu đèn cao áp thủy ngân, giáo
viên sẽ thao tác mẫu chi tiết một lần cho học sinh quan sát. Vừa thao tác vừa
thuyết trình và đối chiếu với trình tự thực hiện đã học để học sinh nắm chắc
được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
1.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
1.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng tháo cuộn dây
chấn lưu đèn cao áp thủy ngân, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu
chí sau:
- Cuộn dây được tháo ra đúng theo trình tự thực hiện, đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật
- Các bộ phận của chấn lưu không bị hỏng hóc trong quá trình thao tác
- Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận đã tháo rời của chấn lưu đèn cao áp thủy
ngân
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
2. Cách lấy số liệu dây quấn
Mục tiêu:
- Trình bày được quy trình các bước thực hiện lấy số liệu dây quấn cuộn
dây chấn lưu đèn cao áp thủy ngân.
- Xác định được các số liệu của cuộn dây chấn lưu cao áp thủy ngân
- Thể hiện được tác phong công nghiệp, thái độ nghiêm túc và tích cực
trong rèn luyện kỹ năng
- Thực hiện được các nguyên tắc an toàn trong công việc.
2.1 Quy trình thực hiện
Các thông số của cuộn dây chấn lưu đèn cao áp thủy ngân bao gồm: số
vòng dây, đường kính dây, kích thước khuôn, khe hở mạch từ.
88

- Đếm số vòng dây: Để đếm số vòng dây của cuộn dây chấn lưu đèn cao áp
thủy ngân ta làm như sau: Dùng kìm cắt ngang cuộn dây, sau đó đếm các đầu
dây đã cắt ta sẽ lấy được thông số số vòng dây. Ghi lại thông số số trên.
- Đo đường kính dây: Dùng thước cặp để đo đường kính của dây quấn.
Lưu ý, trước khi đo phải tuốt dây cho thẳng để kết quả đo là chính xác nhất.
- Đo các thông số của lõi thép gồm kích thước khuôn và khe hở mạch từ để
làm khuôn.
2.2 Thực hành lấy số liệu dây quấn
2.2.1 Công tác chuẩn bị
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm cắt dây 01
2 Thước kẹp 01
3 Thước đo 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Cuộn dây chấn lưu 01
2 Lõi thép chấn lưu 01
2.2.2 Thao tác mẫu
Tương tự như các bài thực hành khác, giáo viên sẽ thao tác mẫu chi tiết một
lần cho học sinh quan sát. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với trình tự
thực hiện đã học để học sinh nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
2.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
2.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lấy số liệu dây
quấn cuộn dây chấn lưu đèn cao áp thủy ngân, phải thực hiện được những tiêu
chí sau:
- Thực hiện lấy và ghi số liệu chính xác theo đúng trình tự
- Các kết quả không được sai lệch quá nhiều so với thông số ban đầu của
cuộn dây và lõi thép
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
3. Phương pháp quấn dây
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp quấn dây theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
89

Quấn dây là một kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận, nếu quấn dây
không đúng kỹ thuật sẽ rất khó cho việc tra dây vào lõi thép. Sau khi đã lấy
được các thông số của cuộn dây và lõi thép ta tiến hành quấn dây theo các bước
sau:
 Bước 1: Làm khuôn quấn.
Khi làm khuôn quấn ta dựa vào kích thước đo được của lõi thép bao gồm
tiết điện của trụ từ và kích thước khe hở chứa dây. Đây là bước đòi hỏi sự chính
xác cao, nếu không cuộn dây sau khi quấn không thể lắp vào lõi thép được.
 Bước 2: Quấn dây
Đây cũng là một thao tác quan trọng đòi hỏi sự chính xác về số vòng dây quấn
và sự khéo léo để dây quấn trải đều, thẳng và đẹp. Ta thực hiện như sau:
- Lắp khuôn quấn vào máy quấn, lưu ý phải lắp đúng tâm khuôn quấn để
khi quấn khuôn không bị lắc.
- Đưa đầu dây vào khuôn và cố định tại vị trí mép khuôn
- Chỉnh kim đếm số vòng trên máy quấn về vị trí số 0.
- Nhẹ nhàng quấn dây và xếp dây. Cố gắng trải đều dây trên mặt khuôn
quấn để cuộn dây sau khi quấn có kích thước nhỏ gọn nhất. Đối với dây có kích
thước nhỏ cần cẩn thận không sẽ bị đứt dây khi quấn.
4. Quấn, đo kiểm tra, thử cuộn chấn lưu sau khi quấn
Mục tiêu:
- Quấn được cuộn dây chấn lưu đúng quy trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện đo kiểm tra cuộn chấn lưu đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thử cuộn chấn lưu theo đúng quy trình kỹ thuật
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn trong rèn luyện kỹ năng
- Thể hiện tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, tích cực trong
công việc.
4.1 Thực hành quấn cuộn chấn lưu
4.1.1 Công tác chuẩn bị
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Máy quấn dây 01
2 Kìm cắt dây 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây e-may 0,1mm 100g
2 Khuôn quấn 01
3 Giấy cách điện 0,1m2
4.1.2 Thao tác mẫu
Kỹ năng quấn cuộn dây chấn lưu không phức tạp tuy nhiên đòi hỏi người
quấn phải khéo léo, cẩn thận và tỉ mỉ. Đối với kỹ năng này giáo viên chỉ thao tác
các bước thực hiện ban đầu mà không cần phải thao tác hết toàn bộ công việc,
tuy nhiên cần nhấn mạnh những điều cần lưu ý khi thực hiện quấn dây. Vừa thao
tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực hiện đã học để học sinh nắm
trình tự thao tác.
90

Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
4.1.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
4.1.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng quấn cuộn chấn
lưu đèn cao áp thủy ngân, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Số vòng dây đủ với số liệu đã thống kê
- Cuộn dây nhỏ gọn, các vòng dây trải đều, bề mặt cuộn dây phẳng
- Dây quấn không bị đứt, không trầy xước
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4.2 Thực hành đo kiểm tra cuộn chấn lưu
4.2.1 Công tác chuẩn bị
Đối với phần này cần chuẩn bị Mê-ôm kế để kiểm tra cách điện và đồng hồ
vạn năng để đo điện trở của cuộn dây.
4.2.2 Trình tự thực hiện
Sau khi quấn xong, ta phải tiến hành đo kiểm tra cuộn chấn lưu, thao tác kiểm
tra bao gồm:
- Kiểm tra cách điện giữa cuộn dây và vỏ chấn lưu.
- Kiểm tra điện trở cuộn chấn lưu
4.2.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thao tác đo và kiểm tra đúng cánh, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Kết luận chính xác tình trạng của cuộn chấn lưu khi kiểm tra xong
5. Cân chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu
Mục tiêu:
- Cân chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu đúng với các thông số kỹ thuật của cuộn
chấn lưu cũ.
- Thể hiện tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, tích cực trong rèn
luyện kỹ năng.
5.1 Quy trình thực hiện cân chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu
- Đo điện trở của cuộn dây chấn lưu mới và so sánh với thông số của cuộn
mới.
- Thực hiện căn chỉnh để cuộn chấn lưu mới có tổng trở bằng tổng trở của
cuộn mới. Nếu điện trở nhỏ hơn ta tiến hành quấn thêm, còn nếu điện trở lớn
hơn ta bớt dần số vòng dây cho đến khi bằng nhau là được.
5.2 Thực hành cân chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu
5.2.1 Công tác chuẩn bị:
Đối với kỹ năng này chỉ cần chuẩn bị đồng hồ vạn năng và số lượng dây
quấn nhất định để thực hiện việc căn chỉnh.
91

5.2.2 Thao tác mẫu


Đối với kỹ năng cân chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu giáo viên sẽ tiến hành
thao tác mẫu những thao tác cơ bản, không cần phải thao tác toàn bộ công việc.
Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực hiện đã học để học
sinh nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
5.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
5.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng cân chỉnh tổng
trở cuộn chấn lưu phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác cân chỉnh đúng cách
- Sau khi cân chỉnh cuộn chấn lưu mới có tổng trở bằng tổng trở của cuộn
cũ.
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước quấn cuộn chấn lưu đèn cao áp
thủy ngân
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước căn chỉnh tổng trở cuộn chấn lưu
đèn cao áp thủy ngân.
3. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của kỹ năng quấn cuộn chấn lưu đèn cao
áp thủy ngân.
92

BÀI 13
LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN HALOGEN
Mã bài: MĐ 29.13

Giới thiệu:
Đèn Halogen với những ưu điểm vượt trội so với đèn sợi đốt thông thường
nên được sử dụng rất nhiều trong chiếu sáng. Một số ứng dụng trong chiếu sáng
của đèn halogen là chiếu sáng bảng, biển quảng cáo, chiếu sáng sân thể
thao,...và đặc biệt được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp ô tô. Bài học
này sẽ giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý làm việc và các kỹ năng để lắp ráp mạch
đèn halogen.
Mục tiêu:
- Trình bày được công dung, cấu tạo, nguyên lý làm việc đèn halogen.
- Vẽ được sơ đồ đi dây mạch điện
- Lắp đặt, sửa chữa đúng trình tự, đúng sơ đồ mạch đèn theo tiêu chuẩn kỹ
thuật.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
1. Đèn halogen
1.1.Cấu tạo
Nguyên lý cấu tạo của bóng đèn halogen
được cho trên hình vẽ 13.2. Sự ra đời của bóng
đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm
của bóng đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng
phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại
vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất
cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình
thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi
thọ cao hơn bóng đèn thường. Hình 13.1: Hình dạng ngoài
bóng đèn hahogen
Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng
halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép
điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường
Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này
tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten)
bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ
93

thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang
hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao
trên 14500C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các
phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí.
Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ
cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn
halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 290 độ C. Ở nhiệt độ
này khí halogen mới bốc hơi.
1.2.Nguyên lý làm việc
Khi có dòng điện chạy qua dây tóc thì sẽ có một lượng nhất định các phân
tử kim loại bị bay hơi vào hỗn hợp khí trong bầu thủy tinh. Khí halogen (mà
thành phần chính là Argon) nạp bên trong bầu thủy tinh là khí trơ nên các phân
tử kim loại nói trên sẽ không kết hợp được với các phân tử khí và phần lớn các
phân tử kim loại nói trên sẽ va chạm với các phân tử khí halogen, bật trở lại và
bám vào dây tóc khi tắt bóng đèn. Các phân tử kim loại không bám vào dây tóc
sẽ bám trên bề mặt thủy tinh của bóng đèn.
Sự hao hụt trên khiến cho dây tóc của bóng đèn halogen sẽ bị nhỏ dần, cuối
cùng là bị đứt dây tóc. Quá trình này khiến cho bóng đèn halogen sẽ
có tuổi thọ nhất định.
2. Sơ đồ mạch điện
Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện và trình bày được
chức năng của các phần tử trong mạch điện
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
2.1.Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý mạch đèn halogen được cho trên hình 13.3

Hình 13.3: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn halogen


Sơ đồ bao gồm các phần tử sau: Cầu chì, công tắc và đèn halogen
2.2.Sơ đồ lắp đặt
94

Hình 13.4: Sơ đồ lắp


đặt mạch đèn halogen
3. Lắp đặt mạch đèn halogen
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch đèn halogen
- Lắp ráp thành thạo mạch halogen đốt đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
3.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và bộ đèn halogen
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
3.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây
3.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Bộ đèn halogen 01
6 Ốc, vít 20 cái
3.2.2 Thao tác mẫu
95

Kỹ năng lắp ráp mạch, học sinh đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước,
điểm khác biệt nhất của bài này là kỹ năng lắp ráp bộ đèn halogen lên trên panel
thực hành. Giáo viên chỉ thao tác mẫu bước này, vừa thao tác, vừa kết hợp
thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học sinh nắm rõ được
các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
3.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
3.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn
sợi đốt, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch đèn halogen
theo tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
4.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
Bật công tắc đèn -Chưa đóng nguồn - Kiểm tra và cấp lại
không sáng cung cấp nguồn cho mạch
-Công tắc tiếp xúc - Dùng ĐHVN kiểm tra
không tốt thông mạch công tắc
-Dây nối bị đứt - Kiểm tra thông mạch
1
cả mạch
-Chân đèn chưa vặn sát - Kiểm tra và vặn chặt
với đuôi đèn đuôi đèn
-Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra và thay bóng
đèn
2 Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào - Kiểm tra điện áp nguồn
đèn không đủ (Ul < bằng ĐHVN ở thang đo
Uđm) điện áp
-Hoặc do bóng đèn bị - Thay thế bóng mới
96

già hoá
-Bụi bẩn bám vào - Lau sạch bóng đèn
thành bóng đèn
4.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện
4.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng và bút thử điện
4.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn halogen
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn halogen
3. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
halogen

Gợi ý trả lời:


Việc lắp đặt một mạch điện đèn halogen hoạt động tốt đòi hỏi mạch lắp
đúng, các phần tử trong cấu tạo bóng đèn đều hoạt động tốt. Hơn nữa người lắp
đặt phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật lắp đặt mạch điện. Để các công việc
trên được hoàn thiện thì người thi công lắp đặt phải nắm vững các kiến thức của
bài học.
97

Yêu cầu:
Trình bày được các phần tử cấu tạo nên mạch đèn halogen và chức năng
của từng phần tử
Trình bày được nguyên lý làm việc của bóng đèn halogen
Trình bày được quy trình các bước thực hiện lắp đặt mạch đèn và cách kiểm
tra sửa chữa mạch đèn.

BÀI 14
LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN TRANG TRÍ QUẢNG CÁO
Mã bài: MĐ 29.14

Giới thiệu:
Mạch điện đèn trang trí quảng cáo thường là mạch đèn neon được sử dụng
rất thông dụng trong quảng cáo của cửa hàng, cửa hiện, nhà hành, khách sạn,...
Bài học này giới thiệu cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật và các
kỹ năng lắp ráp mạch đèn trang trí quảng cáo.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm, phạm vi sử dụng
của các loại đèn trang trí quảng cáo
- Nhận biết, lựa chọn, kiểm tra được các bộ phận có trong mạch đèn.
98

- Lắp đặt mạch đèn đúng trình tự, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm
Nội dung chính:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Đây là đèn trang trí quảng cáo nên thường lắp thành các bảng hiệu trang trí
với nhiều hình dáng đa dạng.
Là đèn phát quang có điện cực lạnh. Loại đèn này không sử dụng để thắp
sáng mà chủ yếu dùng để trang trí quảng cáo… Nguyên lý làm việc của đèn dựa
trên sự phóng điện giữa hai điện cực, dưới điện thế cao làm các chất khí chứa
trong ống đèn bức xạ phát quang, màu sắc tuỳ thuộc chất khí chứa bên trong ống
đèn, ánh sáng lạnh.

Hình 14.1: Đèn trang trí quảng cáo


1.1 Cấu tạo

Hình 14.2: Cấu tạo của đèn neon


Đèn này có cấu tạo gồm một ống thuỷ tinh dài, hình dáng có thể uốn cong
nhiều dạng, đường kính ống khoảng từ 10-45mm, ở hai đầu ống đèn có các điện
cực bằng kền-crôm hay bằng đồng, sắt. Bên trong ống được rút chân không và
thay vào đó các chất khí tuỳ theo màu sắc phát ra của ánh sáng như:
- Khí néon cho ánh sáng màu đỏ - cam
- Khí azote cho ánh sáng màu vàng – cam
- Khí Cácbonic (CO2) cho ánh sáng màu xanh nhạt
- Khí Helium cho ánh sáng màu hồng tươi
- Hơi thuỷ ngân cho ánh sáng màu xanh tím
- Khí Krypton cho ánh sáng xanh da trời
- Khi hiđro cho ánh sáng màu xanh lá cây
1.2 Nguyên lý làm việc
99

Hình 14.3: Mạch đèn neon


Đèn làm việc dựa trên sự phóng điện giữa 2 điện cực của điện thế cao, nên
cần phải có một máy biến thế để tăng điện áp lên đến 15KV hay hơn nữa.
Khi đóng cầu dao điện dưới tác dụng của điện cao thế làm cho các chất khí
chứa trong đèn tạo dòng phóng điện giữa 2 điện cực tác dụng lên chất khí tạo
nên sự bức xạ mà phát ra ánh sáng. Đồng thời trong ống đèn được giữ ổn định
nhờ cuộn cảm kháng mắc nối tiếp trong mạch, nên giữ vững nguồn sáng liên
tục. Ánh sáng của bóng đèn ít phát nhiệt, nên bản chất ánh sáng là ánh sáng
lạnh. Tuổi thọ đèn khoảng 2.000 giờ.
2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn
Mục tiêu:
- Trình bày được các thông số kỹ thuật của các bộ phận mạch đèn
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Mạch đèn trang trí quảng cáo được cấu tạo từ nhiều bộ phận, mỗi bộ phận
có một thông số đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ riêng. Dưới đây là các thông
số kỹ thuật của các bộ phận của mạch đèn trang trí quảng cáo:
- Ống đèn: đường kính và chiều dài của đèn, thường đèn có chiều dài là 6m.
Thời gian hoạt động là 2.000 giờ.
- Máy biến áp: Điện áp đầu vào thường là 220V, điện áp đầu ra là 15KV
- Cuộn kháng: Giúp ổn định ánh sáng đèn liên tục nên phải tùy thuộc vào
công suất của đèn và chiều dài của đèn.
3. Cách kiểm tra các bộ phận
Mục tiêu:
- Kiểm tra thành thạo các bộ phận của mạch đèn trang trí quảng cáo
- Thể hiện được thái độ nghiêm túc, tích cực và hăng hái trong giờ học
- Thực hiện các quy tắc an toàn trong rèn luyện kỹ năng
3.1 Quy trình kỹ thuật kiểm tra các bộ phận mạch đèn
Khi kiểm tra các bộ phận của mạch đèn ta thực hiện những thao tác sau:
- Kiểm tra bóng đèn:
Đối với bóng đèn cần kiểm tra dây tóc hai đầu bóng, thao tác kiểm tra bằng
đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở
- Kiểm tra máy biến áp:
Trước hết phải kiểm tra thông mạch các cuộn dây để chắc chắn rằng các
cuộn dây không bị đứt.
Sau đó, kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây, cách điện giữa cuộn dây và
lõi thép.
Cuối cùng, đo điện áp đầu ra máy biến áp. Lưu ý, ở bước này do điện áp đầu ra
máy biến áp rất cao nên cần sử dụng máy biến điện áp.
100

- Kiểm tra cuộn kháng bằng VOM.


3.2 Thực hành kiểm tra các bộ phận mạch đèn
3.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Đồng hồ vạn năng 01
2 Mê-ôm mét 01
3 Máy biến điện áp 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Mạch đèn trang trí quảng cáo 10m Hai màu
3.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kiểm tra bóng đèn
- Kiểm tra máy biến áp
- Kiểm tra cuộn kháng bằng VOM
3.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
3.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra các bộ
phận mạch đèn trang trí quảng cáo, học sinh phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra đúng trình tự, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Kết luận chính xác tình trạng của các bộ phận trong mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và các quy tắc an toàn trong công
việc
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4. Phương pháp lắp đặt
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt đèn cao áp thủy ngân
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học

Mạch đèn trang trí quảng cáo thường được lắp đặt ở trên cao, trên các biển
quảng cáo. Khi lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo ta thực hiện theo trình tự
sau:
- Xác định vị trí cần lắp bảng đèn; vị trí nguồn điện và bảng điều khiển.
- Gắn đèn lên giá đỡ theo các vị trí thích hợp.
101

- Lấy dấu và khoan vị trí định vị bảng đèn.


- Lắp bảng đèn cố định (sao cho chắc chắn và cân đối) vào vị trí xác định.
- Lắp đèn vào biến thế theo đúng trình tự như hình vẽ
- Nối đất vỏ biến thế tăng thế và phần kim loại của khung đèn.
- Nối biến thế với chấn lưu.
- Kiểm tra các chân đèn xem đã chắc chắn chưa.
- Lắp các phần tử Aptomat (cầu chì; công tắc và ổ cắm) vào bảng điện.
- Lấy dấu và khoan định vị bảng điện ở vị trí điều khiển đã xác định.
- Đấu dây từ bảng điều khiển đến bảng đèn.
- Đấu dây từ nguồn điện đến bảng điện.
Sau khi đã đấu lắp chắc chắn, kiểm tra lại mạch 1 lần nữa rồi cấp nguồn
cho mạch.
- Kiểm tra sự hoạt động của mạch.
5. Những lưu ý an toàn khi lắp đặt
Mục tiêu:
- Nắm chắc được những lưu ý khi lắp đặt đèn trang trí quảng cáo.
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Do đèn làm việc với điện áp cao, nên khi lắp đặt đèn phải tuyệt đối thực
hiện các quy tắc an toàn điện. Bộ biến thế cao thế phải được đặt trong hộp kim
loại kín và được nối đất bảo vệ, các dây dẫn điện đến đèn phải được đặt trên buli
sứ cách điện. Đường dây nên đặt cao cách mặt đất khoảng 6m và cách cửa sổ,
hàng rào ban công ít nhất 1m.
Thông thường với chiều dài ống đèn 6m thì điện thế làm việc cần đến 1000
V cho nên việc lắp đặt đèn này phải chú ý đảm bảo an toàn điện tuyệt đối.
Quá trình đo và kiểm tra mạch điện phải được thực hiện khi đã hoàn toàn
ngắt nguồn điện.
6. Lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch đèn trang trí
quảng cáo
- Lắp ráp thành thạo mạch đèn trang trí quảng cáo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các quy tắc an toàn và thể hiện được tác phong công nghiệp
trong rèn luyện kỹ năng.
6.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
Để lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân ta thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và bộ đèn trang trí quảng cáo
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
6.2 Thực hành lắp ráp mạch
6.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
102

STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú


1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
6 Máy bắn vít dùng Pin 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 10m Hai màu
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Bộ đèn trang trí quảng cáo 01
6 Ốc, vít 20 cái
6.2.2 Thao tác mẫu
Mạch điện đèn trang trí quảng cáo tuy không phức tạp nhưng nhiều thiết bị
dễ vỡ nên khi thao tác cần phải khéo léo và hết sức cẩn thận. Đối với bài này
giáo viên chỉ thao tác mẫu kỹ năng lắp đặt biến áp và bộ bóng đèn trên panel
thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực hiện đã
học để học sinh nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
6.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
6.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng lắp đặt mạch đèn
cao áp thủy ngân, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch đèn hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn trang trí quảng cáo
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn trang trí quảng
cáo
3. Trình bày các lưu ý khi lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo.
103

Gợi ý trả lời:


Việc lắp đặt một mạch điện đèn trang trí quảng cáo hoạt động tốt đòi hỏi
mạch lắp đúng, các phần tử trong cấu tạo bóng đèn đều hoạt động tốt. Hơn nữa
người lắp đặt phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật lắp đặt mạch điện. Để các
công việc trên được hoàn thiện thì người thi công lắp đặt phải nắm vững các
kiến thức của bài học.
Yêu cầu:
Trình bày được các phần tử cấu tạo nên mạch đèn trang trí quảng cáo và
chức năng của từng phần tử
Trình bày được quy trình các bước thực hiện lắp đặt mạch đèn và những
lưu ý khi lắp đặt mạch đèn.

BÀI 15
SỬA CHỮA MẠCH ĐÈN TRANG TRÍ QUẢNG CÁO
Mã bài: MĐ 29.15

Giới thiệu:
Mạch điện đèn trang trí quảng cáo được sử dụng rất nhiều nên việc xảy ra
hỏng hóc là không thể tránh khỏi. Ở bài này giới thiệu những hỏng hóc thường
gặp, cách kiểm tra, khắc phục và các kỹ năng sửa chữa mạch điện đèn trang trí
quảng cáo.
Mục tiêu:
- Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch đèn trang
trí quảng cáo
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế được các bộ phận hư hỏng của mạch đèn
trang trí quảng cáo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
104

- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sửa chữa mạch đèn.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
1. Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp
Mục tiêu:
- Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra và
sửa chữa mạch đèn trang trí quảng cáo
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
1.1 Các hư hỏng thường gặp
Mạch điện đèn trang trí quảng cáo thường gặp những hư hỏng sau:
- Bật công tắc đèn không sáng
- Cấp nguồn; bật công tắc - Đứt cầu chì hay nhảy Aptomat
1.2 Nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục
Bảng dưới đây trình bày những nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục các hư hỏng
trong mạch đèn trang trí quảng cáo.
STT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục
- Bật công tắc - Không có nguồn - Dùng đồng hồ (bút thử điện)
đèn không sáng điện hoặc điện áp kiểm tra nguồn
không đủ
- Đấu dây sai - Kiểm tra mạch đấu dây tại
1 bảng điện; dây tại đui đèn
- Lỏng dây công - Kiểm tra và siết chặt dây nối.
tắc hoặc đui đèn.
- Đuôi bóng đèn - Thay bóng đèn mới
bị lỏng
Cấp nguồn; bật - Chập mạch do - Dùng đồng hồ và bút thử điện
công tắc - Đứt kỹ thuật đấu dây xác định vị trí ngắn mạch và loại
cầu chì hay nhảy bỏ.
Aptomat - Chạm chập chấn - Dùng đồng hồ vạn năng đo hai
2
lưu đầu dây chấn lưu, trong trường
hợp R = 0 thì chấn lưu bị cháy
chập (điện trở khoảng 50 Ohm là
chấn lưu tốt)
2. Kiểm tra, thay thế các bộ phận của mạch đèn trang trí quảng cáo
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện quy trình kiểm tra mạch đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật
- Thay thế thành thạo các bộ phận của mạch điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thể hiện thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học và tác phong công
nghiệp trong rèn luyện kỹ năng.
2.1 Quy trình kiểm tra mạch
 Bước 1: Phán đoán và kết luận hư hỏng
Khi thực hiện kiểm tra mạch điện cần dựa vào những hiện tượng của mạch
và những nguyên nhân có thể dẫn đến những hư hỏng đó để phán đoán và kết
luận hư hỏng của mạch.
105

 Bước 2: Kiểm tra


Sau khi đã phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch, ta tiến hành thao tác
kiểm tra các bộ phận có thể dẫn đến hư hỏng đó.
 Bước 3: Thay thế các bộ phận của mạch
Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân hư hỏng ta tiến hành sửa chữa (nếu có
thể) hoặc thay thế các bộ phận của mạch đèn. Ví dụ, nếu hỏng hóc do máy biến
áp ta sẽ thay thế bằng máy biến áp mới nhưng lưu ý, các thông số của bộ phận
thay thế phải giống với các bộ phận hỏng hóc.
2.2 Thực hành thay thế các bộ phận của mạch
2.2.1 Công tác chuẩn bị
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01

b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Cầu dao 01
2 Biến áp 01
3 Bóng đèn trang trí 01
2.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên không phải thao tác mẫu tất cả các kỹ năng thay thế
các bộ phận mà chỉ thao tác một kỹ năng thay thế, ví dụ thay thế chấn lưu. Trong
quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa rõ bước nào thì sẽ thao tác lại
bước đó để giúp học sinh nắm rõ được các bước thực hiện thay thế các bộ phận.
2.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
2.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng thay thế các bộ
phận phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác thay thế thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Mạch điện sau khi thay thế phải hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
3. Sửa chữa mạch đèn trang trí quảng cáo
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc
106

- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
3.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm một số dụng cụ và thiết bị sau:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
2 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
3 Đồng hồ vạn năng 01
4 Bút điện 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Chấn lưu 01
2 Máy biến áp 01
3 Bóng đèn trang trí 01
3.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra các bộ phận trong mạch (chỉ thao tác mẫu một bộ phận)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các bộ phận trong mạch điện.
3.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
3.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày những hư hỏng thường gặp trong mạch điện đèn trang trí
quảng cáo
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
trang trí quảng cáo
107

3. Trình bày các yêu cầu của kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch đèn trang
trí quảng cáo.

Gợi ý trả lời:


Để sửa chữa được những mạch đèn trang trí quảng cáo trước hết người thực
hiện phải nắm chắc được những kiến thức trong bài học.
Yêu cầu:
Trình bày được những hư hỏng thường gặp trong mạch, nguyên nhân, cách
kiểm tra và sửa chữa.
Trình bày được quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
trang trí quảng cáo
Trình bày được các yêu cầu của kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch đèn
trang trí quảng cáo.

BÀI 16
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG
Mã bài: MĐ 29.16

Giới thiệu:
Mạch điện đèn cầu thang được sử dụng rất nhiều trong điện chiếu sáng dân
dụng. Bài học này sẽ giới thiệu sơ đồ mạch, nguyên lý làm việc và các kỹ năng
lắp ráp mạch điện đèn cầu thang.
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý làm việc mạch điện đóng cắt đèn ở hai vị trí
khác nhau.
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạch điện đúng theo yêu cầu.
- Lắp đặt, sửa chữa mạch đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm.
108

Nội dung chính:


1. Nguyên lý hoạt động mạch đèn
Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý và trình bày được nguyên lý làm việc của mạch
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
1.1 Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang

Hình 16.1: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang


Trên sơ đồ bao gồm các phần tử như cầu chì, công tắc ba cực và đèn.
1.2 Nguyên lý hoạt động
Mạch điện đèn cầu thang là mạch điện điều khiển một hay nhiều bóng đèn
tại hai vị trí khác nhau bằng hai công tắc ba cực. Thông thường hai vị trí này đặt
ở chân và đỉnh cầu thang để điều khiển bóng đèn chiếu sáng cho cầu thang.
Nguyên lý làm việc của mạch như sau: Trên hình vẽ 16.1 mạch điện đang ở
trạng thái đóng, bóng đèn sáng. Ở vị trí 1 ta tác động vào công tắc, chuyển mạch
làm mạch hở, đèn tắt. Khi tác động vào công tắc ở vị trí 2, chuyển mạch làm
mạch kín, đèn sáng trở lại. Như vậy ở cả 2 vị trí đều có thể điều khiển được
bóng đèn.
2. Thiết lập sơ đồ lắp đặt
Mục tiêu:
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Để thiết lập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong
mạch. Đây là mạch điện điều khiển đèn ở hai vị trí nên cần các thiết bị sau: 02
bảng điện đặt ở hai vị trí khác nhau; cầu chì bảo vệ; 02 công tắc ba cực đặt trên
hai bảng điện; 01 bóng đèn; ống PVC và khớp nối.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang cho trong hình vẽ 16.2

Hình 16.2: Sơ đồ lắp đặt mạch đèn cầu thang


3. Phương pháp lắp đặt
Mục tiêu:
109

- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt mạch đèn cầu thang
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và bóng đèn.
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
4. Lắp đặt mạch đèn
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch điện đèn cầu
thang
- Lắp ráp thành thạo mạch điện đèn cầu thang đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
4.1 Quy trình thực hiện
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và bóng đèn
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
4.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây
4.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 02
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Đui và bóng đèn 01
6 Ốc, vít 20 cái
4.2.2 Thao tác mẫu
Kỹ năng lắp ráp mạch, học sinh đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước,
điểm khác biệt nhất của bài này là sử dụng hai bảng điện ở hai vị trí khác nhau.
110

Khi thực hành, các bảng điện nên đặt ở hai vị trí khác nhau, cách nhau ít nhất 1
mét trên panel thực hành để học sinh dễ liên hệ trong quá trình thi công thực tế.
Đối với kỹ năng này giáo viên không cần thao tác mẫu mà chỉ nhắc nhở những
lưu ý khi thực hiện lắp ráp.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn
sợi đốt, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch đèn cầu
thang theo tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
5.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày
những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục:
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
Bật công tắc đèn -Chưa đóng nguồn - Kiểm tra và cấp lại
không sáng cung cấp nguồn cho mạch
-Công tắc tiếp xúc - Dùng ĐHVN kiểm tra
không tốt thông mạch công tắc
-Dây nối bị đứt - Kiểm tra thông mạch
1 cả mạch
-Chân đèn chưa vặn sát - Kiểm tra và vặn chặt
với đuôi đèn đuôi đèn
-Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra và thay bóng
đèn

2 Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào - Kiểm tra điện áp nguồn
đèn không đủ (Ul < bằng ĐHVN ở thang đo
Uđm) điện áp
-Hoặc do bóng đèn bị - Thay thế bóng mới
111

già hoá
-Bụi bẩn bám vào - Lau sạch bóng đèn
thành bóng đèn
5.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện
5.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng và bút thử điện
5.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
5.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
5.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện đèn cầu thang
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện
đèn cầu thang.
3. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện đèn cầu thang.

Gợi ý trả lời:


Để lắp đặt mạch điện đèn cầu thang hoạt động tốt người thực hiện cần phải
nắm chắc phần kiến thức của bài học, cụ thể là: quy trình kỹ thuật các bước lắp
đặt, các bước kiểm tra và sửa chữa và các yêu cầu kỹ thuật của mạch.
Để trả lời các câu hỏi trên học sinh cần tổng hợp lại các kiến thức đã được
học ở phần lý thuyết, nhắc lại và nhấn mạnh những lưu ý khi thực hiện.
112

BÀI 17
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN TẦNG HẦM
Mã bài: MĐ 29.17

Giới thiệu:
Mạch điện đèn tầng hầm còn được biết như là mạch đèn điều khiển theo
trình tự. Mạch sử dụng nhiều đèn tương ứng với các tầng hầm và các công tắc ba
cực. Bài học này giới thiệu nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và sửa chữa
mạch đèn tầng hầm.
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý làm việc mạch điện đóng đèn theo trình tự tiến,
tắt đèn theo trình tự lùi ( mạch đèn tầng hầm )
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạch điện đúng theo yêu cầu.
- Lắp đặt, sửa chữa mạch đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt mạch điện
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm.
113

Nội dung chính:


1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện
Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý và trình bày được nguyên lý làm việc của mạch
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
1.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 17.1: Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng tầng hầm

1.2 Nguyên lý làm việc


Sơ đồ trên là mạch điện chiếu sáng đường hầm gồm ba tầng, mỗi tầng là
một bóng đèn và một công tắc với nguyên lý làm việc như sau:
Các công tắc đặt ở cửa mỗi tầng, các bóng đèn sẽ chiếu sáng cho từng tầng. Trên
hình vẽ, công tắc 1 đóng, bóng đèn 1 sáng. Khi xuống tầng hầm thứ 2, tác động
vào công tắc 2, đèn tầng 1 bị cắt điện nên tắt, còn đèn tầng 2 được cấp điện nên
sáng. Khi xuống đến tầng 3, tác động vào công tắc 3 đặt ở cửa tầng, đèn tầng 2
bị cắt điện nên tắt, đèn tầng 3 được cấp điện nên sáng. Với mạch như trên có thể
thiết kế chiếu sáng đến nhiều tầng hầm. Tuy nhiên nhược điểm của mạch trên là
các công tắc sau khi tác động phải giữ nguyên trạng thái, nếu có ai đó đi sau tác
động vào công tắc 1 thì mạch điện sẽ mất nguồn và tất cả các đèn đều tắt.
2. Sơ đồ lắp đặt
Mục tiêu:
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Để thiết lập sơ đồ lắp đặt của mạch ta phải thống kê được các thiết bị trong
mạch. Đây là mạch điện chiếu sáng tầng hầm cần các thiết bị sau: 03 bảng điện
đặt ở ba vị trí khác nhau; cầu chì bảo vệ; 03 công tắc ba cực đặt trên hai bảng
điện; 03 bóng đèn; ống PVC và khớp nối.
Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm cho trong hình vẽ 17.2
114

Hình 17.2: Sơ đồ lắp ráp mạch điện đèn chiếu sáng tầng hầm
3. Bảng dự trù vật tư, dụng cụ thiết bị
Mục tiêu:
- Thống kê được số vật tư, dụng cụ thiết bị cần và đủ để thực hành lắp ráp
mạch đèn chiếu sáng tầng hầm
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
3.1 Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Máy vặn vít dùng pin
2 Kìm tuốt dây 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm cắt dây 01
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
7 Bút điện 01
3.2 Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 15m
2 Bảng điện 03
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 3 cực 03
5 Ống PVC 15m
6 Khới nối 05
7 Đui và bóng đèn 03
8 Ốc, vít 20 cái

4. Lắp đặt mạch đèn


Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch đèn tầng hầm
- Lắp ráp thành thạo mạch đèn tầng hầm đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
4.1 Quy trình thực hiện
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
115

Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện
và các bóng đèn tầng hầm
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
4.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây
4.2.1 Thao tác mẫu
Kỹ năng lắp ráp mạch, học sinh đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước,
điểm khác biệt nhất của bài này là sử dụng hai bảng điện ở hai vị trí khác nhau.
Khi thực hành, các bảng điện và các bóng đèn nên đặt ở hai vị trí khác nhau,
cách nhau ít nhất 1 mét trên panel thực hành để học sinh dễ liên hệ trong quá
trình thi công thực tế. Đối với kỹ năng này giáo viên không cần thao tác mẫu mà
chỉ nhắc nhở những lưu ý khi thực hiện lắp ráp.
4.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
4.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn
tầng hầm, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch đèn chiếu
sáng tầng hầm theo tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
5.1 Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
Trong quá trình thao tác lắp ráp mạch, có thể xảy ra những hư hỏng. Dưới đây trình bày
những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục:
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Bật công tắc đèn -Chưa đóng nguồn - Kiểm tra và cấp lại
không sáng cung cấp nguồn cho mạch
-Công tắc tiếp xúc - Dùng ĐHVN kiểm tra
không tốt thông mạch công tắc
-Dây nối bị đứt - Kiểm tra thông mạch
116

cả mạch
-Chân đèn chưa vặn sát - Kiểm tra và vặn chặt
với đuôi đèn đuôi đèn
-Bóng đèn bị hỏng. - Kiểm tra và thay bóng
đèn

Bóng đèn sáng yếu -Điện áp lưới đặt vào - Kiểm tra điện áp nguồn
đèn không đủ (Ul < bằng ĐHVN ở thang đo
Uđm) điện áp
2 -Hoặc do bóng đèn bị - Thay thế bóng mới
già hoá
-Bụi bẩn bám vào - Lau sạch bóng đèn
thành bóng đèn
5.2 Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện
5.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng và bút thử điện
5.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
5.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
5.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch điện đèn tầng hầm
117

2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch điện
đèn tầng hầm
3. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của mạch điện đèn tầng hầm

Gợi ý trả lời:


So với mạch điện đèn cầu thang thì mạch điện chiếu sáng tầng hầm phức
tạp hơn về cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch. Chính vì điều này để lắp ráp
và sửa chữa mạch yêu cầu người học có phải nắm vững các kiến thức về kỹ
năng lắp ráp mạch, kỹ năng kiểm tra và sửa chữa.
Mục tiêu của câu hỏi ôn tập là giúp học sinh tổng hợp và nhấn mạnh những
kiến thức cần lưu ý. Học sinh cần xem lại phần kiến thức đã được học ở phần lý
thuyết và ghi nhớ những phần trọng tâm của bài học.

BÀI 18
LẮP ĐẶT MẠCH CHUÔNG ĐIỆN
Mã bài: MĐ 29.18

Giới thiệu:
Mạch chuông điện là mạch điện báo tín hiệu được lắp cho căn hộ nên
thường được thi công với chung hệ thống điện chiếu sáng. Bài học này giới
thiệu sơ đồ mạch, nguyên lý làm việc và các kỹ năng lắp đặt và sửa chữa mạch
chuông điện.
Mục tiêu:
118

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm của các loại
chuông điện.
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt mạch chuông điện
- Lắp đặt mạch đúng trình tự.
- Sửa chữa được các hư hỏng mạch điện theo yêu cầu
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và cầu tiến.
Nội dung chính:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của chuông điện
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong rèn luyện kỹ năng
1.1 Cấu tạo

Hình 18.1: Cấu tạo của chuông rung

Cấu tạo của chuông rung được trình bày trên hình 18.1 bao gồm: mạch từ
hình móng ngựa, trên đó có đặt hai cuộn dây loại dây bọc coton, hoặc êmay. Ở
đầu cực nam châm điện có lá sắt non di động gắn liền với lò xo lá, và tiếp xúc
với vít điều chỉnh hình thành ngắt điện. Một đầu thanh lá sắt non là dùi gõ
chuông.
1.2 Nguyên lý làm việc
Khi ấn nút chuông làm kín mạch, nam châm điện hút lá sắt non về hai đầu
cực, làm cần gõ đánh vào chuông. Đồng thời ngắt mạch điện hở mạch, nam
châm mất điện, không hút nữa. Lá sắt non bị lò xo lá kéo về vị trí cũ lại đóng kín
mạch, nên lá sắt non bị nam châm hút, chuông kêu. Hiện tượng đó cứ tiếp diễn
cho đến khi thôi không nhấn nút chuông nữa.
2. Phân loại
Mục tiêu:
- Phân loại và trình bày được đặc điểm của các loại chuông
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng tác dụng từ của dòng điện. Chuông
điện dùng để báo hiệu, phát ra tín hiệu âm thanh khi có dòng điện qua nó.
Nguồn điện dùng cho chuông có thể là loại điện một chiều như accu, pin hoặc
nguồn điện xoay chiều ở lưới điện hạ áp127V/220V, với mạng điện này nên
dùng biến áp giảm áp để bảo đảm an toàn điện cho người sử dụng.
119

Có 3 loại chuông điện thông dụng: chuông rung, chuông đồng bộ và


chuông phân cực.
 Chuông rung
Gồm có một mạch từ hình móng ngựa, trên đó có đặt hai cuộn dây loại dây
bọc coton, hoặc êmay. Ở đầu cực nam châm điện có lá sắt non di động gắn liền
với lò xo lá, và tiếp xúc với vít điều chỉnh hình thành ngắt điện. Một đầu thanh
lá sắt non là dùi gõ chuông.
Khi ấn nút chuông làm kín mạch, nam châm điện hút lá sắt non về hai đầu
cực, làm cần gõ đánh vào chuông. Đồng thời ngắt mạch điện hở mạch, nam
châm mất điện, không hút nữa. Lá sắt non bị lò xo lá kéo về vị trí cũ lại đóng kín
mạch, nên lá sắt non bị nam châm hút, chuông kêu. Hiện tượng đó cứ tiếp diễn
cho đến khi thôi không nhấn nút chuông nữa.
Đặc điểm của loại chuông này:
- Có thể sử dụng với 2 loại điện xoay chiều và 1 chiều.
- Gây nhiễu cho máy thu thanh.
 Chuông đồng bộ
Cấu tạo như chuông rung nhưng không tiếp điểm ngắt mạch điện. Nguyên
lý làm việc của nó dựa vào đặc điểm của dòng điện xoay chiều có cường độ biến
thiên, nên lợi dụng dòng điện có những thời điểm i = 0. Tại thời điểm này, nam
châm không hút, lá sắt non sẽ bung ra do quán tính của lò xo. Khi có đỉện, lá sắt
non lại bị hút nữa và cần gõ lại gõ lên nắp chuông. Cứ thế cần gõ liên tiếp lên
nắp chuông liên tục theo tần số dòng điện
Đặc điểm của chuông:
- Cấu tạo đơn giản hơn, không gây nhiễu vì không có tiếp điểm ngắt điện
- Chỉ dùng nguồn điện xoay chiều.
 Chuông phân cực (Hình 18-2)

Hình 18.2: Cấu tạo chuông phân cực


Trong một vài điện thoại có bộ nguồn cấp điện magnéto dùng cấp điện cho
chuông báo gọi thường dùng là loại chuông phân cực. Cấu tạo gồm 1 thanh nam
châm vĩnh cửu có mang hai cần gó ở hai đầu cực dùng gõ vào chuông. Đặt cố
định dưới hai đầu từ cực là hai nam châm điện được quấn dây cùng chiều để tạo
ra từ cực cùng dấu khi có dòng điện đi qua. Khi có dòng điện xoay chiều qua
nam châm điện, hai cực của nam châm sẽ đổi dấu theo tần số dòng điện. Nam
châm vĩnh cửu sẽ lần lượt bị hai từ cực hút và đẩy cùng lúc. Kết quả cần gõ, gõ
lần lượt các nắp chuông hai bên. Với dòng điện có tần số 50Hz thì trogn 1giây
cần gõ sẽ gõ được 100 cái.
Đặc điểm :
120

- Loại chuông này chỉ dùng với điên xoay chiều.


- Cấu tạo không tiếp điểm nên không phát nhiễu gây tác động đến máy thu
thanh.
3. Thiết lập sơ đồ lắp đặt
Mục tiêu:
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Khi thiết kế lắp đặt mạch chuông, tuỳ theo yêu cầu mà lắp đặt mạch
chuông sử dụng nguồn điện độc lập pin, accu hoặc nguồn điện trong mạng điện
thắp sáng. Việc đi đường dây mạch chuông trong nhà, phải đi riêng đường dây
và giữ khoảng cách cần thiết với các đường dây thắp sáng, thiết bị toả nhiệt,
máy móc… Cấm dùng biến áp tự ngẫu giảm áp hoặc điện trở mắc nối tiếp với
chuông nhằm giảm áp cung cấp điện cho chuông, mà chỉ được phép dùng biến
áp giảm áp có cuộn dây sơ cấp và thứ cấp riêng biệt.
Trong trường hợp sử dụng trực tiếp nguồn điện mạng điện 110V/220V rất
dễ nguy hiểm điện giật xảy ra tại nút ấn chuông, nhất là nút chuông đặt ở ngoài
nhà, cổng rào trong mùa mưa. Để ngừa trường hợp này, phải trang bị loại nút
chuông an toàn sử dụng ngoài trời. Các dây dẫn được cách điện và lắp đặt
đường dây giống như mạch thắp sáng cần trang bị cầu chì bảo vệ.
Mạch chuông cửa này được lắp với biến áp nhỏ nối với nguồn AC.Máy
biến áp này tương đối đơn giản. Phần sơ cấp được nối với nguồn AC, phần thứ
cấp đi đến chuông cửa. Mạch gồm 1 nút ấn báo hiệu và 1 công tắc đơn để ngắt
mạch tránh tình trạng phá rối trong những trường hợp người sử dụng không
muốn dùng chuông. Khi nhấn nút, dòng điện qua cuộn thứ cấp cửa máy biến áp
đến chuông cửa làm chuông reo.

4. Phương pháp lắp đặt L1


Mục tiêu: N
~220V
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt mạch đèn cầu thang
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
Vì mạch chuông
Máy biến áp báo gọi cửa nên nút ấn chuông sẽ được đặt ởNút
cửaấnnhà. Dây
chuông
chuông cửa
đi trong ống nhựa luồn dây. Sử dụng mắc chuông trực tiếp với nguồn điện xoay
chiều110/220V phải dùng chuông đồng bộ hoặc chuông rung có điện trở cuộn
dây lớn. Hình 18-3: Sơ đồ lắp đặt mạch
Trong cách mắc này, nên chú ýđiện
trangchuông cửa có cách điện tốt. Khi đặt ở
bị chuông
ngoài nhà, các phụ kiện đi đường dây và cách điện dây dẫn trang bị như lắp đặt
121

mạng điện chiếu sáng, có cầu chì bảo vệ. Khi đường dây đi ngoài trời, có thể
dùng loại cáp dẫn điện bọc trong ống chì, vì cần chống ẩm ướt, trong trường hợp
đặt ngầm đường dây dưới đất để đạt yêu cầu mĩ thuật hơn.
Các đầu dây đi đến chuông cần xoắn khoảng từ 5 dến 10 vòng để giảm sự
rung làm tác động đến đường dây, các khoen nối nên đặt theo chiều siết ốc và
vòng tròn khoen nên dặt ngay trên trục của các vòng xoắn. Còn mối nối ở nút
chuông, dây dẫn không cần xoắn vài vòng nhưng không được kéo quá căng tác
động lên nút chuông
5. Lắp đặt mạch chuông điện
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch điện chuông
cửa
- Lắp ráp thành thạo mạch điện chuông cửa đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công
nghiệp trong công việc
5.1 Quy trình thực hiện
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với
sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và
chuông cửa
 Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
5.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây
5.2.1 Công tác chuẩn bị:
a) Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Máy bắn vít dùng pin 01
2 Kìm tuốt dây 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm cắt dây 01
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
b) Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
2
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Chuông điện 01
6 Ốc, vít 20 cái
5.2.2 Thao tác mẫu
Kỹ năng lắp ráp mạch, học sinh đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước,
điểm khác biệt của bài này là việc lắp đặt chuông cửa trên panel thực hành. Giáo
122

viên chỉ cần thao tác mẫu kỹ năng này cho học sinh quan sát. Các kỹ năng khác
chỉ cần nhắc nhở và nhấn mạnh những lưu ý khi lắp đặt.
5.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
5.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch
chuông điện, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
6. Sửa chữa các hư hỏng của mạch điện
Mục tiêu:
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện
chuông cửa
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận
trong rèn luyện kỹ năng.
6.1 Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục
- Hệ thống không hoạt động
Nguyên nhân phổ biến nhất về việc mất âm thanh là do nút nhấn cửa. Để
kiểm tra, bạn hãy kéo nút nhấn ra, nhưng không tháo các dây nối, nối tắt các đầu
nối với nhau. Biến áp cũng có thể bị hư hỏng, mặc dù điều này ít khi xảy ra. Hãy
chắc chắn cuộn dây sơ cấp của máy biến áp được nối với nguồn và đang có điện
áp đường dây. Kiểm tra bằng dụng cụ thí nghiệm với đèn neon.
Nếu cuộn dây sơ cấp đang có điện áp, hãy kiểm tra cuộn thư cấp bằng đồng
hồ vạn năng (VOM) để biết điện áp AC phía thấp. Các chuông và bộ tạo âm cần
điện áp 6-12V, các bộ âm thanh hai cấp có định mức 15-20V. Nếu không có điện
áp qua cuộn thứ cấp, hoặc điện áp rất thấp, biến áp bị hỏng. Nếu điện áp của
cuộn thứ cấp đủ, có lẽ có sự hở mạch trong hệ thống dây dẫn đến các nút ấn.
Trong một số trường hợp, sự cố có thể do chuông, bộ tạo âm thanh hoặc bộ âm
thanh hai cấp. Đối với chuông hoặc bộ tạo âm thanh, hãy thử thay chuông mới.
Các bộ âm thanh 2 cấp có thể được vận hành bằng từ trường.
- Cách kiểm tra biến áp
Có nhiều cách kiểm tra biến áp, nhưng tốt nhất là cách không cần tách thiết
bị này ra khỏi nguồn điện. Điều này cần có sự trợ giúp của đồng hồ vạn năng
(VOM). Cài đặt bộ phận điều khiển chức năng của VOM để ghi điện áp AC và
điều chỉnh bộ chọn khoảng đo để có giá trị đo trung bình khoảng 120V. Đặt các
dây thử nghiệm qua các dây của cuộn sơ cấp. Giá trị đo xấp xỉ 120V cho thấp
123

biến áp đang có đầu vào cần thiết, nghĩa là đường dây công suất nhánh được nối
với cuộn sơ cấp của máy biến áp đang làm việc chính xác và cầu chì (hoặc bộ
ngắt mạch) ở tình trạng tốt. Hãy duy trì bộ chọn chức năng của VOM ở vị trí đo
điện áp AC, nhưng hạ thấp khoảng đo để có giá trị đo cực đại khoảng 50V. Nối
các dây thử nghiệm của VOM với các đầu nối của cuộn thứ cấp. Giá trị điện áp
trong khoảng 6-20V cho biết cuộn thứ cấp của máy biến áp đang cung cấp cho
chuông, bộ tạo âm thanh hoặc bộ âm thanh 2 cấp và biến áp đó đang hoạt động.
6.2 Thực hành sửa chữa mạch điện chuông cửa
6.2.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải
tạo ra các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý
thuyết đã học và không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện.
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn
năng và bút thử điện
6.2.2 Thao tác mẫu
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau:
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra
nguội)
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng)
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện.
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận.
6.2.3 Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn
và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng
cho các em.
6.2.4 Đánh giá kết quả
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa
chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.

* Kiểm tra
Đây là bài kiểm tra thứ hai trong Mô-đun, mục đích của bài kiểm tra này là
đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và mức độ hoàn thiện kỹ năng của học sinh
trong những bài đã học.
Có thể lựa chọn một trong các đề sau:
ĐỀ 1
Thời gian thực hiện: 150 phút
a) Đề bài:
124

Câu 1: - Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân
- Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp ráp mạch điện đèn cao áp thủy
ngân
Câu 2: Thực hành lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân trên panel thực hành
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân
- Trình bày được quy trình kỹ thuật các bước lắp ráp mạch điện đèn cao áp
thủy ngân
- Lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân trên panel thực hành đúng quy trình
kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
6 Máy bắn vít dùng Pin 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m Hai màu
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Chao và đèn cao áp thủy ngân 01
6 Ốc, vít 20 cái

ĐỀ 2
Thời gian thực hiện: 120 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch
điện đèn halogen
Câu 2: Thực hành sửa chữa mạch điện đèn halogen
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch
điện đèn halogen
- Thực hành sửa chữa mạch điện đèn halogen đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Đồng hồ vạn năng 01
2 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
3 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
125

4 Bút thử điện 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Mạch điện đèn halogen đã lắp 1m
đặt và tạo 3 lỗi cơ bản

ĐỀ 3
Thời gian thực hiện: 150 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch điện đèn cầu thang
Câu 2: Thực hành lắp ráp mạch điện đèn cầu thang
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch điện đèn cầu thang
- Thực hành lắp ráp mạch điện đèn cầu thang đúng yêu cầu kỹ thuật
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 02
3 Cầu chì 01
4 Công tắc 3 cực 02
5 Ống PVC 10m
6 Khới nối 5 cái
7 Đui và bóng đèn 01
8 Ốc, vít 20 cái

ĐỀ 4
Thời gian thực hiện: 120 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa mạch đèn cầu
thang
Câu 2: Thực hành sửa chữa mạch đèn cầu thang
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa mạch đèn cầu
- Thực hành sửa chữa mạch đèn cầu thang đúng yêu cầu kỹ thuật
126

c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:


* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Đồng hồ vạn năng 01
2 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
3 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
4 Bút điện 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Mạch điện đèn cầu thang đã lắp 01
đặt và đã tạo 3 lỗi cơ bản

ĐỀ 5
Thời gian thực hiện: 150 phút
a) Đề bài:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch chuông điện
Câu 2: Thực hành lắp ráp mạch chuông điện
b) Yêu cầu:
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch chuông điện
- Thực hành lắp ráp mạch chuông điện đúng yêu cầu kỹ thuật
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng:
* Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Máy bắn vít dùng pin 01
2 Kìm tuốt dây 01
3 Kìm điện 01
4 Kìm cắt dây 01
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01

* Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Chuông điện 01
6 Ốc, vít 20 cái
127

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Phan Đăng Khải, Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, 2004
2. Vũ Văn Tẩm, Điện dân dụng và công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007
3. KS. Bùi Văn Yên - KS. Trần Nhật Tân, Sửa chữa điện dân dụng và công
nghiệp, NXB Giáo dục, 2007

You might also like