You are on page 1of 79

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

GIÁO TRÌNH
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo. MÔN HỌC : MẠCH ĐIỆN
Mọi mục đích khác
NGÀNH/NGHỀ: KỸ mang
THUẬT tính ĐIỀU
lệch lạcKHIỂN
hoặc sử VÀ
dụngTỰ
với ĐỘNG
mục đíchHÓA
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
TRÌNH ĐỘ: Cao đẳng Nghề .
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐNĐL ngày …tháng…năm…
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt)
LỜI GIỚI THIỆU
Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở
trình độ Cao Đẳng Nghề và Trung Cấp Nghề, giáo trình Đo Lường Điện là
một trong những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn
theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội
và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt, Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt ban
hành. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng
chặt chẽ với nhau, theo trình tự hợp lý và hợp logic.
Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức
mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục
tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu
cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo
trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 60 giờ gồm có:
- Bài 1 : Đại cương về đo lường điện : gồm các chương MĐ13-01 và
MĐ13-02
Chương MĐ13-01: Đơn vị kích thước và các tiêu chuẩn
Chương MĐ13-02: Đo Lâm Đồng,
lường và sainăm 2020.
số trong đo lường
-Bài 2 : Các loại cơ cấu đo thông dụng : gồm các chương MĐ13-03
Chương MĐ13-03: Thiết bị cơ điện
-Bài 3 : Đo các đại lượng điện cơ bản : gồm các chương MĐ13-04 và
MĐ13-05
Chương MĐ13-04: Đo độ tự cảm và điện dung

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2
LỜI GIỚI THIỆU
Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật điều khiển và
Tự động hóa ở trình độ Cao Đẳng Nghề , giáo trình Mạch Điện là một trong
những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội
dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng
cục Dạy Nghề phê duyệt, Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt ban hành. Nội
dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ
với nhau, theo trình tự hợp lý và hợp logic.
Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức
mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục
tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu
cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo
trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 30 giờ gồm có:

Chương I: Các Khái niệm cơ bản về mạch điện


1. Mạch điện và mô hình
2. Các đại lượng cơ bản trong mạch điện
3. Các phép biến đổi tương đương
Chương 2: Mạch điện một chiều
1. Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch 1 chiều
2. Các phương pháp giải mạch một chiều
Chương 3: Dòng điện xoay chiều hình sin
1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều
2. Giải mạch xoay chiều không phân nhánh
3. Giải mạch xoay chiều phân nhánh
Chương 4: Mạch điện 3 pha
1. Khái niệm chung về mạng ba pha
2. Sơ đồ đấu dây trong mạng 3 pha cân bằng
3. Công suất mạng 3 pha
Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa
học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những
kiến thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung
thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp
với kỹ năng.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị hàng
năm , Trường và Khoa có thể sử dụng linh hoạt cho phù hợp. Mặc dù đã cố
gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không
tránh được những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
3
của các thầy, cô giáo và bạn đọc – học viên để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh
hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng nghề Đà
Lạt – Khoa Điện – Điện tử . Chân thành cám ơn .
Đà Lạt , ngày 05 tháng 02 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên :Ths. Nguyễn Mạnh Cường.
2. GV : Đặng Lê Lam Sơn .
3. GV : Trịnh Hải Thanh Bình .
4. GV : Bùi Quang Sơn

MỤC LỤC

TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 3
MỤC LỤC ........................................................................................................... 5
MÔN HỌC MACH ĐIỆN ................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN ................... 12
Bài 1 : Mạch điện và mô hình
1. Mạch điện và mô hình ................................................................................. 12
2. Các hiện tượng điện từ.................................................................................. 12
3. Mô hình mạch điện hay các phần tử cơ bản................................................ 13
Bài 2 : Các đại lượng cơ bản trong mạch điện
1. Dòng điện và điện áp.................................................................................... 15
2. Nguồn điện áp và nguồn dòng điện............................................................. 16
Bài 3 : Các phép biến đổi tương đương
1. Nguồn áp ghép nối tiếp................................................................................. 17
2. Điện trở ghép nối tiếp và song song............................................................ 17

CHƯƠNG 2: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU ................................................. 19


Bài 1 : Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch 1 chiều
1. Định luật ôm (Ohm)...................................................................................... 19
2. Công suất và điện năng trong mạch điện một chiều................................... 20
3. Định luật Joule – Lenz................................................................................. 20
Bài 2 : Các phương pháp giải mạch một chiều
1. Phương pháp biến đổi điện trở..................................................................... 23
2. Phương pháp ứng dụng định luật Kirchhoff............................................... 23

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN .......................... 38


4
Bài 1 : Khái niệm về dòng điện xoay chiều
1. Dòng điện xoay chiều................................................................................... 39
2. Các thông số đặc trưng của đại lượng hình sin........................................... 40
3. Chu kỳ, tần số và sự lệch pha của dòng điện xoay chiều............................44
Bài 2 : Giải mạch xoay chiều không phân nhánh
1. Giải mạch R – L – C..................................................................................... 47
2. Giải mạch có nhiều phần tử mắc nối tiếp.................................................... 48
Bài 3 : Giải mạch xoay chiều phân nhánh
1. Giải mạch xoay chiều phân nhánh bằng phương pháp nâng cao hệ số công
suất............................................................................................................ 52
2. Giải mạch xoay chiều phân nhánh bằng phương pháp tổng dẫn và cộng
hưởng dòng điện .............................................................................. 54

CHƯƠNG 4: MẠCH ĐIỆN 3 PHA ......................................................... 71


Bài 1 : Khái niệm chung về mạng ba pha
1. Nguồn điện 3 pha.......................................................................................... 19
2. Phụ tải 3 pha.................................................................................................. 22
3. Hệ thống điện 3 pha cân bằng và không cân bằng................................. 22
Bài 2 : Sơ đồ đấu dây trong mạng 3 pha cân bằng
1. Đấu dây hình sao
(Y)...............................................................................73
2. Đấu dây hình tam giác (Δ)............................................................................ 74
Bài 3 : Công suất mạng 3 pha cân bằng
1. Công suất tác dụng P.................................................................................... 75
2. Công suất phản kháng Q.................................................................. ....... 76
3. Công suất biểu kiến S................................................................................... 77

Tài liệu tham khảo: ............................................................................................ 79

5
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Mạch điện
Mã môn học: MĐ09
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí
nghiệm, thảo luận, bài tập: 13 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
1. Vị trí: Môn học mạch điện được bố trí học sau các môn học toán, vật
lý, an toàn điện và học trước các mô đun như máy điện, trang bị điện, PLC cơ
bản, điện tử cơ bản, điều khiển điện khí nén...
2. Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở, thuộc các môn học đào tạo nghề
bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học:
1. Về kiến thức:
- Nắm được quy tắc đảm bảo an toàn điện, đo lường điện, vật liệu điện…
- Tính chất của mạch mắc nối tiếp, mắc song song, áp dụng mắc mạch trong
thực tế.
- Nắm rõ tính chất và đặc điểm của dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều
và dòng điện xoay chiều 3 pha.
2. Về kỹ năng:
- Đọc và phân tích được các sơ đồ mạch điện
- Phân tích, tính toán mạch điện một chiều và xoay chiều
- Giải các bài toán về mạch điện một chiều, mạch điện xoay chiều và xoay
chiều 3 pha
- Tính toán công suất của hệ thống điện 3 pha cân bằng
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động lập kế hoạch, dự trù được vật tư, thiết bị.
6
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm
- Phát huy tính tích cực, chủ đô ̣ng, sáng tạo và tư duy khoa học trong
công viê ̣c

III. Nội dung môn học :


1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)

STT Tên chương, mục Thực hành, thí


Tổng Lý
nghiệm, thảo Kiểm tra
số thuyết
luận, bài tập
1 Chương I: Các Khái niệm cơ 4
bản về mạch điện
1. Mạch điện và mô hình 3 1
2. Các đại lượng cơ bản trong 1
2
mạch điện 1
3. Các phép biến đổi tương 1 1
đương 8 1
3
Chương 2: Mạch điện một
chiều 4 3
1. Các định luật và biểu thức cơ 2 1
bản trong mạch 1 chiều 10 2 2 1
2. Các phương pháp giải mạch
một chiều 4 5
4
Chương 3: Dòng điện xoay
chiều hình sin 1 2
1. Khái niệm về dòng điện xoay 1
chiều 3
2. Giải mạch xoay chiều không 8 2
phân nhánh
3. Giải mạch xoay chiều phân 4 4
nhánh 1
Chương 4: Mạch điện 3 pha 2 2
1. Khái niệm chung về mạng ba 2
pha 1
2. Sơ đồ đấu dây trong mạng 3
pha cân bằng
3. Công suất mạng 3 pha
Cộng 30 15 13 2

2. Nội dung chi tiết:


Chương 1: Các Khái niệm cơ bản về mạch điện Thời gian: 4 giờ

7
1. Mục tiêu:
- Phân tích được mô hình mạch điện và các hiện tượng điện từ xảy ra trong
mạch điện
- Vẽ và thi công mắc mạch nối tiếp và song song các điện trở, ghép song
song các nguồn áp
- Nêu được các đại lượng của mạch điện, áp dụng giải các mạch đơn giản
2. Nội dung chương
2.1. Mạch điện và mô hình
2.1.1. Mạch điện
2.1.2. Các hiện tượng điện từ
2.1.3. Mô hình mạch điện hay các phần tử cơ bản
2.2. Các đại lượng cơ bản trong mạch điện
2.2.1. Dòng điện và điện áp
2.2.2. Nguồn điện áp và nguồn dòng điện
2.3. Các phép biến đổi tương đương
2.3.1. Nguồn áp ghép nối tiếp
2.3.2. Điện trở ghép nối tiếp và song song
Chương 2: Mạch điện một chiều Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Nêu được các định luật cơ bản trong mạch điện một chiều
- Phân tích và tính toán được công suất và điện năng trong mạch một chiều
- Áp dụng các phương pháp để giải mạch một chiều
2. Nội dung chương
2.1. Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch một chiều
2.1.1. Định luật ôm (Ohm)
2.1.2. Công suất và điện năng trong mạch điện một chiều
2.1.3. Định luật Joule – Lenz
2.2. Các phương pháp giải mạch một chiều
2.2.1. Phương pháp biến đổi điện trở
2.2.2. Phương pháp ứng dụng định luật Kirchhoff
Chương 3: Dòng điện xoay chiều hình sin Thời gian: 10 giờ
1. Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của dòng điện xoay chiều
- Biết áp dụng giải các mạch điện xoay chiều phân nhánh và không phân
nhánh
- Vẽ và thi công mắc mạch điện theo nối tiếp, song song theo yêu cầu
2. Nội dung chương
2.1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều
2.1.1. Dòng điện xoay chiều
2.1.2. Các thông số đặc trưng của đại lượng hình sin
8
2.1.3. Chu kỳ, tần số và sự lệch pha của dòng điện xoay chiều
2.2. Giải mạch xoay chiều không phân nhánh
2.2.1. Giải mạch R – L – C
2.2.2. Giải mạch có nhiều phần tử mắc nối tiếp
2.3. Giải mạch xoay chiều phân nhánh
2.3.1. Giải mạch xoay chiều phân nhánh bằng phương pháp nâng cao hệ số
công suất
2.3.2. Giải mạch xoay chiều phân nhánh bằng phương pháp tổng dẫn và
cộng hưởng dòng điện.
Chương 4: Mạch điện ba pha Thời gian: 8 giờ
1. Mục tiêu:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa điện xoay chiều 3 pha và 1 pha
- Vẽ và phân tích được sơ đồ hệ thống điện 3 pha và liên hệ được với thực
tế
- Ứng dụng để tính toán được các loại công suất của hệ thống điện 3 pha
cân bằng
2. Nội dung chương
2.1. Khái niệm chung về mạng ba pha
2.1.1. Nguồn điện 3 pha
2.1.2. Phụ tải 3 pha
2.1.3. Hệ thống điện 3 pha cân bằng và không cân bằng
2.2. Sơ đồ đấu dây trong mạng 3 pha cân bằng
2.2.1. Đấu dây hình sao (Y)
2.2.2. Đấu dây hình tam giác (Δ)
2.3. Công suất mạng ba pha cân bằng
2.3.1. Công suất tác dụng P
2.3.2. Công suất phản kháng Q
2.3.3. Công suất biểu kiến S
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng:
Phòng thực hành Số hóa
2. Trang thiết bị máy móc:
- Bộ thí nghiệm R-L-C;
- Các bộ thí nghiệm Mạch điện;
- Đồng hồ VOM;
- Hệ thống sơ đồ đấu dây mạng 3 pha.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
- Điện trở;
- Tụ điện;
- Cuộn cảm;
9
- Dây dẫn điện;
- BreakBoard;
- Nguồn điện áp DC: 3V – 5V – 6V – 12V – 24V;
- Nguồn dòng điện;
- Nguồn điện áp AC;
- Đồng hồ đo Công suất.
4. Các điều kiện khác:
- PC, phần mềm chuyên dùng.
- Projector, overhead.
- Máy chiếu vật thể ba chiều.
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung: Mạch điện một chiều, dòng điện xoay chiều hình sin, mạch
điện 3 pha
- Kiến thức: Các định luật và biểu thức cơ bản trong mạch một chiều, đặc
điểm và tính chất của dòng điện xoay chiều, phương pháp giải mạch điện
xoay chiều, đặc điểm và tính chất của nguồn và tải 3 pha
- Kỹ năng: Kỹ năng giải mạch điện một chiều, giải mạch điện xoay chiều,
tính toán công suất mạch điện 3 pha
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tự giác rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề.
+ Thực hiện tiết kiệm vật tư, ý thức về chất lượng công việc, sản phẩm lao
động
+ Thực hiện quy chế học tập và các qui định về vệ sinh môi trường, an toàn
lao động.
2. Phương pháp:
- Phương pháp đánh giá:
+ Kiểm tra định kì: 2 bài kiểm tra lý thuyết, thời gian từ 45phút/bài.
+ Kiểm tra kết thúc mô-đun (hình thức kiểm tra: lý thuyết; thời gian 60
phút).
+ Thang điểm 10.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: chương trình môn học này được áp dụng cho
cả hệ cao đẳng và trung cấp.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên: Chuẩn bị các điều kiện, dụng cụ và thiết bị
cần thiết, có đề cương và giáo án bám sát với chương trình môn học này
- Đối với người học: Tập trung chú ý học tập theo yêu cầu của giáo viên
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Mạch điện một chiều
- Dòng điện xoay chiều hình sin
10
- Mạch điện 3 pha
4. tài liệu tham khảo:
(1) Giáo trình Mạch điện, lưu hành nội bộ của Trường Cao Đẳng Nghề Đà
Lạt
(2). PGS.TS. Đặng Văn Đào, PGS. TS. Lê Văn Doanh, Giáo trình Điện Kỹ
thuật, NXB Giáo dục 2002.
(3). Bài giảng Kỹ thuật Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa TP HCM, 2009
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN


BÀI 1: MẠCH ĐIỆN VÀ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN
1. Khái niệm mạch điện
Mạch điện là tập hợp các thiết bị để cho dòng điện chạy qua nhằm thực
hiện chuyển hoá điện năng và thực hiện các quá trình điện khác.
Mạch điện gồm các phần tử cơ bản như : Nguồn điện, vật tiêu thụ điện, dây
dẫn, các thiết bị phụ trợ...
a. Nguồn điện
Là nơi phát sinh ra điện từ các dạng năng lượng khác như:
Cơ năng biến thành điện năng ( máy phát...)
Hoá năng biến thành điện năng ( pin, ắc quy...)
Nhiệt năng thành điện năng ( cặp nhiệt điện, nhà máy nhiệt điện...)
Quang năng biến thành điện năng ( pin quang điện...)
b. Dây dẫn
Làm bằng các vật liệu dẫn điện tốt, dùng để truyền tải điện năng từ nguồn
đến nơi tiêu thụ và đến các thiết bị điện...
c. Vật tiêu thụ điện
Là các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như:
Bếp điện, điều hoà, quạt, động cơ...
d. Các thiết bị phụ trợ
Dùng để đóng cắt và bảo vê ̣ mạch điê ̣n hay đo lường các đại l điê ̣n như
Cầu chì,cầu dao, áptomat, công tắc, đồng hồ công tơ điê ̣n...

11
2. Các phần tử cơ bản trong sơ đồ mạch điện
a. Sơ đồ mạch điện
Để mô tả, tính toán các thông số trong các mạch điện, trong các thiết bị
điện. Người ta sơ đồ hoá mạch điện bằng cách, biểu diễn các phần tử điện, các
thiết bị điện, các thông số điện, bằng các ký hiệu . Sự liên hệ giữa chúng gọi là
sơ đồ mạch điện.
Các loại sơ đồ mạch điện: Sơ đồ mạch nguyên lý, sơ đồ mạch tính toán, sơ
đồ mạch đi dây, sơ đồ mạch điều khiển...

b. Các phần tử cơ bản trong sơ đồ mạch điện


* Nguồn điện:
Nguồn dòng điện
Là phần tử lý tưởng tạo ra dòng điện là một hàm ing(t) theo thời gian mà không
phụ thuộc vào điện áp giữa hai đầu cực.

Ký hiệu:
A ing B
VD: ing(t) = 10 2 sin( 100t +  ) (A)

Nguồn điện áp (nguồn sức điện động):


Là phần tử lý tưởng tạo ra điện áp U(t) giữa hai đầu cực của nó, là một hàm biến thiên
theo thời gian.

Ký hiệu:
A B
U(t)
* Điện trở: (R)
Là phần tử đặc trưng cho sự cản trở dòng điện, hay tiêu tán năng lượng với
công suất tiêu tán:
PR = UR . IR = R . I2R
Biểu thức định luật Ohm: : U(t) = R. IR(t)
Đơn vị của điện trở: (Ohm)  , K  , M 
12
* Điện cảm (L):
Giả sử có 1 cuộn dây với số vòng là w nếu cho 1 dòng điện biến thiên qua cuộn dây
thì xung quanh cuộn dây sẽ xuất hiện 1 từ thông móc vòng  .

Tỷ số = L= hằng số gọi là điện cảm (Hệ số tự cảm) của cuộn dây
i
Đơn vị : Henri (H)
Ký hiệu trên sơ đồ điện L
i

Theo định luật cảm ứng điện từ thì từ thông biến thiên làm xuất hiện sức điện động
cảm ứng ở hai đầu cuận dây.
di
ecư = - d
L. t uL = - ecư
Năng lượng từ trường tích luỹ trong cuận dây: Wtt = 1/2 L.i2.
* Phần tử điện dung: (Tụ điện)
Là phần tử cơ bản của mạch điện, dòng điện qua tỷ lệ thuận với tốc độ biến thiên theo
thời gian của điện áp trên nó.
du dq
ic 
d
ic = C . t Theo định luật macxoen: dt

Nếu đặt 1 điện áp U vào hai bản cực của 1 tụ điện thì không gian giữa hai bản cực
được tích luỹ 1 năng lượng điện trường. Nếu điện áp càng lớn thì điện tích q được tích
luỹ càng lớn.
q
Tỷ số C  = hằng số gọi là điện dung của tụ điện.
Uc
Năng lượng điện trường
1
Wđ t = . C. U2c
2
Ký hiệu trên sơ đồ điện
A B
Uc
Đơn vị : Fara ( F), microphara (µF)

13
BÀI 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG MẠCH ĐIỆN
1. Dòng điện và chiều quy ước của dòng điện
a. Dòng điện
* Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện trong điện trường.
Điều kiện để có dòng điện:
Môi trường phải có điện tích
Phải có lực tác dụng của điện trường
* Dòng điện một chiều
Là dòng có chiều và trị số không đổi theo thời gian
* Dòng điện xoay chiều:
Là dòng có chiều và trị số thay đổi theo thời gian gọi là dòng .
* Dòng điện xoay chiều hình sin
Là dòng xoay chiều biến thiên theo quy luật hình sin.
b. Chiều quy ước của dòng điện:
Chiều của dòng điện là chiều chuyển dời của các hạt mang điện tích dương.
Điện tích đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
2. Cường độ dòng điện
* Khái niệm.
Là đại lượng đặc chưng cho độ mạnh, yếu của dòng điện, được đo bằng tỉ số
giữa lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn và thời gian điện tích
chuyển qua.
* Biểu thức
q
I=
t
dq (t )
i(t) =
dt
14
Đơn vị : Ampe (A)
3. Mật độ dòng điện
* Khái niệm
Là đại lượng đo bằng tỉ số giữa dòng địên và tiêt diện dây dẫn.
I
* Biểu thức :  
S
Đơn vị : A/ mm2.

BÀI 3: CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Nguồn áp ghép nối tiếp


Cách mắc:
Cực âm (- ) của nguồn thứ nhất đấu với cực dương ( + ) của nguồn tiếp theo.
Biểu thức : Enguồn = n.e
Điện trở trong của bộ nguồn : r = n.r0
Dòng điện của bộ nguồn : Ibộ nguồn = I1 = I2 = ... = In.
2. Điện trở ghép nối tiếp, song song
a. Điện trở ghép nối tiếp
Là cách mắc cuối điê ̣n trở này nối với đầu điê ̣n trở kia.
Sơ đồ mắc như hình 1.1: ...
R1 R2 Rn
Hình 1.1
Tính chất:
Dòng điện qua toàn mạch bằng dòng điê ̣n qua từng điê ̣n trở
I = I1 = I2 = ...= In
Điện áp trên 2 đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp rơi trên từng điê ̣n trở
U = U1 + U2 + ... + Un
Điện trở toàn mạch bằng tổng các điê ̣n trở
R = R1+ R2 + ... + Rn
b. Điện trở mắc song song
R1
Là cách mắc các đầu đầu của điê ̣n trở nối với I1

nhau và các đầu cuối điê ̣n trở nối với


R2
I2
Sơ đồ mắc hình 1.2
I3 R3

15
In Rn

I
U
hình 1.2

Tính chất:
Điê ̣n trở: Nghịch đảo điê ̣n trở toàn mạch bằng tổng nghịch đảo các điê ̣n trở

Dòng điện : Dòng điê ̣n qua mạch chính bằng tổng dòng điê ̣n qua từng điê ̣n
trở
I = I1 +I2 + .... + In
Điện áp: Điê ̣n áp trên toàn mạch bằng sụt áp rơi trên từng điê ̣n trở
U = U1 = U2 = ... = Un

3. Điện trở nối hình sao (Y), tam giác( )


a. Nối hình sao
Là cách nối 3 đầu cuối điê ̣n trở đấu chụm lại 3 đầu còn lại đấu với mạch điê ̣n
Sơ đồ nối như hình 1.3
1

R1

R3 R2

hình 1.3 3 2

b. Nối hình tam giác


Là cách nối đầu đầu điê ̣n trở này nối với cuối điê ̣n trở kia tạo thành hình tam giác
Sơ đồ hình 1.4

16
1

R31
R12

3 2
R23

hình 1.4

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu1 : Nguồn điện là gì? Tải là gì? Hãy cho các ví dụ về nguồn điện và tải ?
Câu 2: Phát biểu định luật Ôm cho 1 đoạn mạch và cho toàn mạch
Câu 3: Hãy viết biểu thức tính điện trở tương đương khi mắc nối tiếp và khi mắc
song song
Câu 4: Dòng điện là gì ? Chiều quy ước của dòng điện ?
Câu 5: Trình bày khái niệm về cường độ dòng điện, Mật độ dòng điện ?

17
CHƯƠNG II: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
BÀI 1: CÁC ĐỊNH LUẬT VÀ BIỂU THỨC CƠ BẢN TRONG
MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
1. Định luật Ohm:
a. Định luật Ohm cho 1 đoạn mạch
Cho mạch điện như hình 2.1
I R
A B
UAB

hình 2.1
* Định luật:
Dòng điện trong 1 đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ
nghịch với điện trở của đoạn mạch.
UAB
* Biểu thức: I=
R
UAB
=> R =
I
* Nếu dòng điện bằng 1A, và điện áp hai đầu đoạn mạch bằng 1V thì điện trở bằng1
.
b. Định luật Ohm cho toàn mạch
18
* Cho mạch điện như hình 2.2:
I R
Với: d

E là Sđđ của toàn mạch


R0 là điện trở của nguồn E
R
tt
Rd là điện trở của dây dẫn
R
Rt là điện trở của tải. 0

hình 2.2
Khi đó áp dụng định luật Ohm cho từng đoạn mạch ta có:
Điện áp đặt vào phụ tải : Ut = I.Rt
Điện áp đặt vào đường dây : Ud = I. Rd
Điện áp đặt vào điện trở trong của nguồn : U0 = I.R0
Sức điện động toàn mạch
E = Ut + Ud + U0 = I.( Rt + Rd + R0).
Biểu thức định luật Ohm cho toàn mạch dạng tổng quát :
E
I=
R
2. Công suất và điện năng trong mạch điên một chiều
a. Công của dòng điện
* Khái niê ̣m
Là công dịch chuyển các điện tích của lực điện trong mạch điện.
Nếu trong mạch điện có điện áp U, dòng điện I,và lượng điện tích chuyển qua trong
thời gian t là q thì: q = I.t
*Biểu thức công của dòng điện là:
A = q.U = U.I.t
Đơn vị là june (J)
b. Công suất của dòng điện
* Khái niê ̣m
Là công sinh ra trong một đơn vị thời gian: Ký hiệu: P
* Biểu thức
A
P=  U .I
t
Đơn vị là Oát (W)
c. Quan hệ giữa công suất với dòng điên, điện trở, điện áp trên một đoạn mạch:
* Biểu thức
P = U.I = I2.R = U2/ R

19
d. Công suất của nguồn điện:
* Biểu thức
Công của nguồn điện:
Ang = E.q = E.I.t
Công suất của nguồn điện:
Png = Ang/ t
* Định lý
Trong một đoạn mạch tổng công suất phát của các nguồn bằng tổng công suất tiêu thụ
trên các phụ tải và công suất tổn hao trong mạch.
 Png   Pt   Pth
3. Định luật June – lenze và ứng dụng
a. Định luật
Nhiệt lượng toả ra trên một điện trở tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện, trị số
điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
b. Biểu thức
Q = 0,24 . I2.R.t
Đơn vị là Calo
c. Ứng dụng
Hiện tượng tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng
như trong công nghiệp
Ví dụ: như bếp điện, lò sưởi, lò hơi....
4. Định luật Faradây
a. Hiện tượng điện phân
Khi dòng điện chạy qua chất điện phân thì sảy ra hiện tượng phân tích chất điện phân,
giải phóng Hydro hoặc kim loại ở cực âm.
Ví dụ điện phân dung dịch CuCl2. NaCl...
Dòng điện qua dung dịch càng lớn và thời gian càng lâu thì lượng chất giải phóng ở
cực âm càng nhiều.
b. Các định luật Paraday:
* Định luật 1:
Khối lượng chất thoát ra ở mỗi cực điện tỉ lệ với điện tích đã chuyển qua chất điện
phân.
Biểu thức
m = k.q = k.I.t
20
Với : m là khối lượng chất thoát ra ở mỗi cực.
q là điện tích qua dung dịch.
k là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng.
* Định luật 2:
Đương lượng điện hoá của một nguyên tố tỉ lệ với nguyên tử lượng và tỉ lệ ngịch với
hoá trị của nguyên tố ấy.
Biểu thức
A
k=C.
n
Với : A là nguyên tử lượng của nguyên tố.
n là hoá trị của nguyên tố.
1
C là hệ số tỉ lệ : C= ( g/C )
96500

5. Hiện tượng nhiệt điện


Mỗi kim loại đều có mật độ điện tử tự do nhất định. Khi cho 2 kim loại tiếp xúc nhau
thì có sự khuếch tán điện tử qua cỗ tiếp xúc làm suất hiện hiệu điện thế tiếp xúc U tx
Khi nhiệt độ tại điểm tiếp xúc tăng thì Utx cũng tăng.
Utx = C . T
Với : C là hệ số nhiệt điện phụ thuộc vào kim loại tiếp xúc.
T là nhiệt độ tuyệt đối .
Để lấy được Utx ta nối 2 đầu 2 thanh kim loại. khi đó ta được :
Utx1 = C.T1 = C.(273+t1)
Utx2 = C.T2 = C.(273+t2)
=> E = Utx1 – Utx2 = C.(t1 – t2)

E được gọi là sức điện động nhiệt điện.

21
BÀI 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH MỘT CHIỀU

1. Phương pháp biến đổi điện trở.


a. Các điện trở mắc nối tiếp:
Cho mạch điện mắc nối tiếp các điện trở như hình 2.3:

R1 R2 Rn

hình 2.3

Sơ đồ biến đổi tương đương


Rtđ

Biểu thức : Rtđ =  Ri


b. Các điện trở mắc song song
R1
I1
Cho các điện trở mắc song song như ình 2.4
R2
I2

I3 R3

In Rn
22
I
U
hình 2.4
Sơ đồ tương đương: Rtđ

1 1 1 1
Biểu thức : R = R  R    R
tđ 1 2 n

c. Biến đổi tương đương từ sao thành tam giác ( Y -  )


Công thức biến đổi
R1 .R2
R12 = R1 + R2 +
R3
R 2 .R 3 R3 .R1
R23 = R2 + R3 + R31 = R3 + R1 +
R1 R2
Khi điện trở nối hình Y đối xứng ( R1= R2= R3 = R) Thì : R12 = R23 = R31= 3R
d. Biến đổi tương đương từ tam giác về sao (∆ - Y)
Công thức biến đổi
R12 .R31
R1 =
R1  R2  R3
R12 .R23
R2 =
R1  R2  R3
R23 .R31
R3 =
R1  R2  R3
Khi điện trở nối hình  đối xứng : R12 = R23 = R31 = R thì R1 = R2 = R3 = R/3

Biến đổi tương đương Y -


2. Phương pháp giải

Biến đổi tương đương sơ đồ mạch điện về dạng mạch hoặc đoạn mạch chỉ có
1nguồn tương đương và 1điện trở tương đương

Áp dụng biểu thức của định luật ôm tính dòng trong mạch hoặc đoạn mạch

Ví dụ 1: Tính dòng điện I trong R1 R3


I
mạch như hình hình 2.5 bằng
phương pháp biến đổi tương đương
biết E
R2
23

R4
E = 110v
R1 = 2,2 Ω
R2 = 1,8 Ω
R3 = 2 Ω
R4 = 6 Ω
hình 2.5
Bài làm:
Nhận xét: R2 và R3 mắc song song → để giải ta có sơ đồ mạch điện thay thế bằng sơ
đồ hình 2.6 R1
I
Với R23 là điện trở tương đương của 2 điện trở R 2
và R3 nối song song. E
R2 .R3 1,8.2 R23
+ Tính R23 = = 1,8  2 = 0,95 Ω
R2  R3
R4
+ R1, R23, R4 mắc nối tiếp với nhau
→ điện trở tương đương toàn mạch hình 2.6
Rtđ = R1+ R23 + R4 = 2,2 + 0,95+ 6 = 9,15 Ω
+ Tính dòng điện I trong mạch: Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
E 110
I= = 9,15 = 12,02 (A)
R
Ví dụ 2: Tính dòng điện I chạy qua nguồn mạch cầu như hình 2.7

I Rn
A
Biết: R2
R1
R1 = 12 Ω, R2 = 6 Ω
E R0
R3 = 6 Ω, R4 = 21 Ω B C
R0= 18 Ω, E= 240V, Rn= 2 Ω
R3 R4

D
hình 2.7
Bài làm

Để giải mạch thuận tiện ta biến đổi tam giác ABC(R 1, R2, R3 ) thành hình sao (RA, RB,
I R n
RC ) như hình 2.8 A

+ Áp dụng công thức biến đổi từ tam giác về sao ta có:


E
RA
R1.R2 12,6
RA= = =2Ω
R1  R2  R0 12  6  18 O

RB RC
24
B C

R3 R4
D
R1 .R0 12.18
RB = = =3Ω
R1  R0  R2 12  6  18

+ Phân tích mạch đoạn OD có ( R B nối tiếp R3. //( Rc nối tiếp R4) → điện trở tương
đương của nhánh OD
( R B  R3 ).( RC  R4 ) (6  6).(3  21)
ROD = = =8Ω hình 2.8
R B  R3  RC  R4 6  6  3  21

+ Điện trở tương đương toàn mạch( Rn nối tiếp RA nối tiếp ROD) như hình 2.9
I Rn

E
RA

R0D

hình 2.9
Rtđ= Rn+ RA+ ROD = 2+ 2 + 8= 12 Ω
→ Dòng điện chạy qua nguồn:
E 240
I=R = = 20(A)
tđ 12
2. Phương pháp xếp chồng dòng điện
a. Khái niệm
Đây là phương pháp cơ bản của mạch điện tuyến tính có nhiều nguồn tác động.
Trong mạch tuyến tính nhiều nguồn tác động thì dòng điện bằng tổng đại số các dòng
điện qua nhánh tác động riêng rẽ của từng sức điện động ( lúc đó các Sđđ khác coi như
bằng không).
b. Các bước thực hiện
Bước 1: - Lập sơ đồ mạch điện chỉ có một nguồn tác động.
Bước 2: - Tính dòng điện và điện áp trong mạch chỉ có 1 nguồn tác động.
Bước 3: - Thiết lập sơ đồ cho nguồn tiếp theo và tính toán điện áp và dòng điện cho sơ
đồ này.
Bước 4: - Cộng đại số các dòng điện và điện áp tính được của mỗi nhánh.
Ví dụ 1: Tính dòng điện I2 trong nhánh 2 trong mạch điện như hình 2.10
R3
Biết
R1 = 2  I1 I2 I3
25
R2 = R3 = 4 
E1 = 40V E1
E2 = 16V R2 E2
R1 hình 2.10

Giải : Bước 1: Lập sơ đồ chỉ có nguồn E1 tác động như hình 2.11 R3
I11 I21 I31
Bước 2: Giải sơ đồ mạch chỉ có E1 tác động.
E1
R2.R3
Rtđ1 =  R1  4 R1 R2
R2  R3
E1 hình 2.11
I11 = = 10A
Rtd1

I21 =
E1  I 11 .R1
=
I . R = 5A
11 3
R2
R R 2 3

Bước 3: Thiết lập sơ đồ chỉ có nguồn 3 tác động như hình 2.12 R3
R1 .R2 16
Rtđ2 =  R3   I13 I23
R1  R2 3
I33
R1 R2
E2
E3
I33 =  3A
Rtd 2
hình 2.11

I23 =
E 2  I 33 .R3
=
I .R
33 1
= 1A
R2
R R
1 2

Bước 4: Tính tổng dòng điện I2 = I21 + I23 = 6A


3. Phương pháp ứng dụng các định luật Kirchooff
a. Khái niệm về Nút, nhánh,vòng
Nhánh: Là một đoạn mạch có các phần tử mắc nối tiếp nhau và có cùng một dòng
điện chạy qua.
Nút: Là điểm gặp nhau của 3 nhánh trở lên.
Vòng : Là lối đi khép kín qua các nhánh.

26
b. Các định luật kirchooff
Định luật Kirchooff 1
Tổng đại số các dòng điện tại một nút bằng không.
Quy ước : Dòng điện đi vào nút thì mang dấu dương (+)
Dòng điện đi ra khỏi nút thì mang dấu âm (-)
n
Biểu thức :  Ik
k 1
= 0.

Định luật Kirchooff 2


Đi theo một vòng khép kín theo một chiều bất kỳ thì tổng đại số các Sđđ bằng
tổng đại số các sụt áp trên các phần tử trong vòng kín đó.
Quy ước: Các sđđ và sụt áp cùng chiều với vòng chọn thì mang dấu dương (+),
ngược chiều thì mang dấu âm(-).
Biểu thức:  E   I .R
4.Phương pháp dòng điện nhánh
a. Khái niệm
Phương pháp này ứng dụng các định luật kirchooff để lập các phương trình giải mạch
mà trong đó ẩn số là các dòng điện nhánh.
b. Các bước giải mạch
Bước 1: - Xác định số nút n, số nhánh m.(số ẩn của hệ pt bằng số nhánh m)
Bước 2: - Chọn chiều dòng điện của mỗi nhánh tuỳ ý.(nhánh có nguồn thì chọn chiều
dòng dương điện cùng hiều với E)
Bước 3: - Viết phương trình Kirchooff 1 cho (n-1. nút đã chọn.
Bước 4: - Viết phương trình Kirchooff 2 cho ( m-n+1. vòng độc lập.( chọn chiều (+)
vòng theo chiều Sđđ).
Bước 5: - Giải hệ m phương trình ta tìm được dòng điện các nhánh
Ví dụ 1: - Tìm dòng điện các nhánh trong mạch điện sau như hình 2.12

Biết: R1,R2,R3,R4,R5,R6
E1,E2
Tính các dòng điện nhánh?

Giải:
Bước 1: Xác định Số nút n :

27
n=4
hình 2.12
Xác định Số nhánh m :
m=6
Bước 2: Chọn chiều dòng điện như hình 2.12
Bước 3: Số nút cần viết phương trình là: n – 1 = 3
Theo ĐL Kirchooff 1 ta viết được:
Nút A : - I1 + I3 + I4 = 0 (1)
Nút B : - I2 – I3 + I5 = 0 (2)
Nút C : I2 – I5 + I6 = 0 (3)
Bước 4: Số mạch vòng độc lập là: m-n+1 = 3
Theo ĐL Kirchooff 2 ta viết được 3pt:
Vòng 1: R1I1 + I4R4 = E1 (4)
Vòng 2: R2I2 + R5I5 = E2 (5)
Vòng 3: R3I3 + R5I5 + R6I6 – R4I4 = 0 (6)
Giải hệ 6 pương trình (1), (2), (3),(4),(5).và (6) ta tìm được I1, I2, I3,I4,I5,I6.
Ví dụ 2:
Áp dụng phương pháp dòng điện nhánh tính dòng điện trong các nhánh của mạch điện
như hình 2.13
I1 R1 R3 I3

I2
E1 E3
b
a R2

hình 2.13
Biết: R1 = 47 Ω, R2 = 22 Ω, R3 = 68 Ω, E1= 10V, E3 = 5V
Giải:
Bước 1: Xác định số nút, số nhánh
Số nút: n= 2
Số nhánh m = 3
Bước 2: Chọn chiều dòng điện các nhánh như hình vẽ
Bước 3:
Số nút cần viết phương trình K1 là: n-1= 2-1= 1 phương trình

28
Viết phương trình K1 cho nút A
I1 + I3 – I2 = 0(1)
Bước 4: Xác định số mạch vòng độc lập m- n + 1 = 3- 2 + 1= 2
→ Viết 2 phương trình K2 cho mạch vòng độc lập a và b
Phương trình K2 cho mạch vòng a. I1R1 + I2R2 = E1 (2)
↔ 47I1+ 22I2 = 10 (2)
Phương trình K2 cho mạch vòng b I3R3 + I2R2 = E3
↔68I3 + 22I2 = 5 (3)
Bước 5: Giải hệ 3 phương trình (1), (2), (3)
I1 + I3 – I2 = 0
I1R1 + I2R2 = E1
68I3 + 22I2 = 5
Giải hệ 3 phương trình trên ta được
I1= 0,138(A), I2= 0,16(A), I3 = 0,022(A)
5. Phương pháp dòng điện mạch vòng
Bước 1: - Xác định (m-n+1. mạch vòng độc lập theo chiều dòng điện tuỳ ý chọn:
Bước 2: - Viết các phương trình theo ĐL Kirchooff cho mỗi mạch vòng theo các dòng
điện đã chọn.
Bước 3: Giải hệ pt đã lập ta được các dòng điện vòng.
Bước 4: Tính các dòng điện nhánh theo cách sau:- Dòng điện mỗi nhánh bằng tổng đại
số dòng điện mạch vòng qua nhánh ấy.
Ví dụ1: tính dòng điện trên các nhánh theo phương pháp dòng điện vòng?
Cho hình 2.14 R2
R3
I1 I3 I2
Biết:
R1,R2,R3,R4,R5,R6 R1

E1,E2 I4 I5

E1 Ia Ib Ic
E2
R4 R5
Giải: hình 2.14
B1: Chọn các dòng
điện vòng Ia, Ib, Ic
có chiều như hình 2.14
B2: Theo ĐL Kirchooff 2 ta viết được các phương trình sau:
R1I1 + I4R4 = E1 (x)

29
R2I2 + R5I5 = E2 (y)
R3I3 + R5I5 + R6I6 – R4I4 = 0 (z)
Thế (1),(2),(3),(4),(5),và (6) vào (x),(y) và (z) ta được hệ phương trình:

(R1 + R4)Ia – R4Ib = E1


(R2 + R5)Ic + R5Ib = E2
(R3 + R4 + R5 + R6)Ib + R5Ic – R4Ia = 0

B3: Giải hệ pt trên ta tìm được các dòng điện vòng Ia,Ib,Ic
B4: Tìm dòng điện trên các nhánh
I2 = Ic
I3 = Ib- Ic
I4 = Ia – Ib
I5 = Ic + Ib
Ví dụ 2: Áp dụng phương pháp dòng điện mạch vòng tính dòng điện trên các nhánh
của mạch điện
Cho hình 2.15
biết:
R1 = 47 Ω, R2 = 22 Ω, R3 = 68 Ω,
E1= 10V, E3 = 5V
I1 R1 R3 I3

I2
E1 E3
b
a R2

hình 2.15

Giải:
Bước 1: Xác định số mạch vòng độc lập là m- n + 1= 3- 2+ 1 = 2 → Có 2 mạch vòng
độc lập→ Vẽ chiều dòng điện mạch vòng IA, IB như hình vẽ
Bước 2: Viết 2 phương trình K2 cho các mạch vòng

30
o Mạch vòng a: (R1 + R2)Ia – R2Ib =E1
↔(47+22)Ia- 22Ib= 10
↔69 Ia -22 Ib = 10 (1)
o Mạch vòng b:
(R2 + R3)Ib – IaR2 = -E3
↔(22+68)Ib - 22Ia= - 5
↔90 Ib - 22 Ia = - 5 (2)

+ Bước 3: Giải hệ 2 phương trình:


69 Ia -22 Ib = 10 (1)
90 Ib - 22 Ia = - 5 (2)
Giải hệ 2 phương trình trên ta được: Ia= 0,138 (A), Ib = - 0,0218 (A)
+ Bước 4: Tính dòng điện trên các nhánh theo các dòng mạch vòng
Ta có: I1 = Ia = 0,138 (A),
I3= Ib = - 0,0218 (A)
I2= Ia- Ib = 0,138 + 0,0218= 0,16(A)
→ Nhận xét chiều ngược dòng I3 thực tế sẽ quay ngược lại
I6 = Ib
6. Phương pháp điện thế nút
a. Khái niệm
Phương pháp này sử dụng ẩn số trung gian là điện thế cá nút để thiết lập hệ phương
trình. Biết hiệu điện thế giữa các nút ta dễ dàng tính dòng điện các nhánh.
b. Các bước giải
Bước 1: Xác định số nút n
Bước 2: Chọn 1 nút bất kỳ có điện thế = 0
Bước 3: Tính tổng dẫn của các nhánh với mỗi nút(g A, gB....) và tổng dẫn chung của
các nhánh giữa các nút gAB..., điện dẫn các nhánh có nguồn
Bước 4: Lập hệ phương trình điện thế nút dưới dạng( nếu có m nút)
gAA- gABB – gBCC - ..........- gAmm = 
(1)
Eg
.
.
gmm- gmBB – gBCC - ..........- gmAA =  Eg
m

Quy ước:
31
m
Eg mang dấu(+) khi chiều E hướng về nút m ngược lại mang dấu (-)
khi chiều E hướng ra khỏi nút m
Bước 5: Giải hệ phương trình ta có hệ điện thế của mỗi nút
Bước 6: Sử dụng định luật Ôm tính dòng điện trên các nhánh
 Chú ý
phương pháp điện thế nút được sử dụng khi mạch điện có nhiều nhánh ít nút, đặc
biệt khi mạch chỉ có 2 nút
Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình 2.16
R1 R3 R5
I1 A I3 I5
B

I2 I4
E1 E5
R2 R4

hình 2.16
Có R1 = 470 Ω, R2 = 680 Ω,
R3 = 330 Ω, R4 = 1000 Ω, R5 = 100 Ω E1= 4,5V, E2 = 7V
Dùng phương pháp điện thế nút hãy tính dòng điện trên các nhánh

Giải
Bước 1: Số nút n= 3( A, B, C)
Bước 2: Chọn điện thế nút tại C = 0 C = 0
Bước 3: Tính tổng dẫn của các nhánh đối với nút A
1 1 1 1 1 1
gA= R  R  R = ( 470  680  330 )= 0, 00663
1 2 3

Tổng dẫn của các nhánh đối với nút B


1 1 1 1 1 1
gB= R  R  R = ( 330  1000  100 )= 0,01403
3 4 5

Tổng dẫn chung giữa 2 nút A và B


1 1
gAB= R = = 0,00303
3 130
32
1 1
Điện dẫn nhánh 1: g1 = R =
1 470
1 1
Điện dẫn nhánh 5: g5= R =
5 100

Bước 4: Lập hệ phương trình điện thế nút


gAA - gABB= g1E1
- gABA + gBB= - g5E5
Bước 5: Giải hệ phương trình
1
0,00663A – 0,00303B= . 4,5
470
1
- 0,00303A + 0,01403B= - .7
100

→ A= - 0,928(V)
B= - 5,19(V)
Bước 6: Sử dụng định luật Ôm tính dòng điện các nhánh
o Nhánh 1:
E1   A 4,5  0,928
I1= = = 0,01155(A)
R1 470

o Nhánh 2:
A  0,928
I2= = = - 0,00136(A)
R2 680

o Nhánh 3:
 A B  0,928  5,19
I3= = = 0,01291(A)
R3 330

o Nhánh 4:
B  5,19
I4= = = - 0,00519(A)
R4 1000

o Nhánh 5:
E5   B 7  5,19
I5= = = 0,0181(A)
R5 100

33
Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình 2.17
Biết:R1 = 47 Ω,
I1 R1 R3 I3
R2 = 22 Ω, A

R3 = 68 Ω,
I2
E1= 10V, E1 E3
E2 = 5V R2
Dùng phương pháp điện thế
nút hãy tính dòng điện trên
các nhánh
B
Bài làm hình 2.17
Số nút n= 2
Chọn điện thế tại điểm B = 0 B= 0→ Chỉ còn điện thế nút A (A. là ẩn số
1 1 1 1 1 1
gA = R  R  R = ( 47  22  68 )= 0, 0812
1 2 3

1 1
g1= R =
1 47
1 1
g3= R =
3 68

Phương trình điện thế tại nút A là


g 1 E1  g 3 E 3
g1E1 + g3E3= gAA→A= gA

0,285
0,0812
A = = 3,51(V)
→Dòng điện trên các nhánh:

E1   A 10  3,5
I1= = = 0,138(A)
R1 47

A 3,5  11
I2= = = 0,159(A)
R2 22

E3   A 5  3,511
I3= = = 0,021(A
R3 69

34
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Phát biểu định luật Faradây, định luật June – lenze
Câu 2: Trình bày hiện tượng nhiệt điện
Câu 3: Phát biểu và viết biểu thức của định luật kiêchop1,kiêchop2
Câu 4: Trình bày các bước giải mạch điện 1chiều bằng các phương pháp dòng nhánh,
dòng vòng, xếp chồng dòng điện, điện thế nút.

Bài tập
Bài 1
Tính dòng điện các nhánh của mạch
điê ̣n hình 2.18 bằng các phương pháp
dòng điện nhánh,dòng điện vòng,điện
thế nút.của mạch điện sau:
Biết: R1 = R2 = 5 
R3 = R4 = 10 
R5 = R6 = 2 
E1 = 15V
E2 = 25V hình 2.18
Bài 2 I1 R1
Cho mạch điện như
I2 I3
hình 2.19
E
biết
R2 R3
E= 80V
R1= 1,25Ω
R2= 6 Ω
R3= 10 Ω hình 2.19

Tính dòng điện trên các nhánh bằng phương pháp biến đổi tương đương,
35
công suất nguồn tiêu thụ,
công suất trên các điện trở
Bài 3
 Tính dòng điện I bằng phương pháp biến đổi tương đương và tính công suất của
nguồn nguồn trong sơ đồ mạch điện hình 2.20 biết :
U= 120V
R1= R2= R3= 2Ω
R4= R5 = R6= 6 Ω
I

R1
R5
U R4

R3

R2

R6
hình 2.20
Bài 5:
Cho mạch điện như hình 2.21 I1 R1 A R2 I2
Biết E1= 200V, E2= 170V
R1= 2 Ω
R2= 10 Ω
E1 E2
R3
R3= 20 Ω
Hãy xác định dòng điện trên các nhánh I3
bằng các phương pháp
- dòng điện nhánh
B
- dòng điện vòng
hình 2.20

36
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN
BÀI 1: KHÁI NIỆM DÒNG DIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN

1. Dòng điện xoay chiều


Là dòng điện có chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
Dạng đồ thị hình 3.1

I(t)

0 t

Hình 3.1
2. Dòng điện xoay chiều hình sin
- Là dòng điện xoay chiều có chiều và trị số biến đổi theo hàm số sin theo thời gian.
- Dạng đồ thị hình 3.2

37
i(t)

Imax

t
-Imax

hình 3.2

38
3. Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều hình sin
a. Chu kỳ và tần số
*Chu kỳ:
Là khoảng thời gian ngắn nhất để dòng điện, điện áp trở về trạng thái ban đầu.
Ký hiệu: T
Đơn vị (s).
*Tần số:
Là số chu kỳ mà dòng điện thực hiện trong 1 giây.
1
Ký hiệu: f = (Hz)
T
*Tần số góc
Thể hiện tốc độ biến thiên của dòng điện hình sin.
Ký hiệu: ω ω = 2 πft
đơn vị ( rad/s).
b. Trị số tức thời, trị số hiệu dụng, trị số cực đại của dòng điện, điện áp hình sin
Phương trình của dòng điện xoay chiều hình sin:
i(t) = Imsin( t  1 ) A.
u(t) = Umsin ( t   2 ) V.
Trị số tức thời:
u(t), i(t) Là trị số tại thời điểm t.
Trị số cực đại:
Là trị số lớn nhất trong một chu kỳ: Im, Um.
Trị số hiệu dụng:
Là trị số trung bình của i2(t), u2(t) trong một chu kỳ.
Im
I=
2
Um
U=
2

Góc pha của dòng điện hình sin tại thời điểm t là: ( t   )
Tại thời điểm t = 0 thì  là góc pha ban đầu.
2
Chu kỳ T =

Góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp:
  (t  1)  (t   2)  (1   2) .
BÀI 2: BIỂU DIỄN DÒNG ĐIỆN HÌNH SIN BẰNG VÉCTƠ

39
1. Biểu diễn dòng điện xoay chiều hình sin bằng véctơ
Xét một dòng điện xoay chiều hình sin có biểu thức như sau:
i(t) = Imsin( t   ) = I 2 .sin( t   ) (A).
Lấy một trục toạ độ 0x nằm ngang.
Vẽ véc tơ OM với độ dài OM = OM = I là trị số hiệu dụng của dòng điện theo tỷ lệ
xích m1 chọn trước.
Với OM và 0x tạo với nhau 1 góc =  .
Đồ thị biểu diễn: hình 3.3

OM


0 x
hình 3.3
Ta có thể biểu nhiều dòng điện trên cùng một hệ trục toạ độ.
Ví dụ1
Biểu diễn các dòng điện có phương trình sau bằng các véctơ:
i1(t) = 5 2 .sin ( t + 300) A
i2(t) = 10 2 .sin ( t + 450) A
Chọn tỷ lệ m1 = 1A/1cm.
Khi đó ta có đồ thị biểu diễn các dòng điện như hình 3.4

I I2

2
1
0 I1
0 x
hình 3.4

40
2. Tính tổng của hai dòng điện xoay chiều hình sin có cùng tần số bằng phương
pháp đồ thị véc tơ:
a. Phương pháp
Bước 1: Biểu diễn các dòng điê ̣n hình sin dưới dạng đồ thị véc tơ
Bước 2: Cô ̣ng 2 véc tơ bằng phương pháp hình bình hành
b. Ví dụ
*Ví dụ1
Tính tổng hai dòng điện có phương trình như sau:
i1(t) = I1 2 sin( t  1 ) A.
i2(t) = I2 2 sin ( t   2 ) A.
Gọi I là dòng điện tổng thì ta được I = I1 + I2
đồ thị véctơ như hình 3.5
đô ̣ lớn của véc tơ I ta xác
định được biên đô ̣ dòng điê ̣n

Y
I

I1
I2
O X

hình 3.5

ÀI 3: BIỂU DIỄN DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN BẰNG SỐ PHỨC
1. Số phức
a. Định nghĩa
Số phức là một lượng gồm 2 thành phần, phần thực và phần ảo.
Dạng đại số của một số phức : a+jb.

Trong đó: .
a là thành phần thực.

41
jb là phần ảo.
j là số ảo: j 2 = -1.
b. Biểu diễn số phức trên hệ trục toạ độ phức
- Gọi số phức A = a + jb. Biểu diễn như hình 3.6

b A

O a
hình 3.6

c. Biểu diễn số phức dưới dạng toạ độ cực


Dạng toạ độ cực của số phức: r  như hình 3.7
Với : r gọi là modul
 gọi là ácgumen
Dạng số mũ của số phức: rej  = r(cos  + jsin  )

b
r

O
a
hình 3.7
42
d. Chuyển đổi số phức từ dạng đại số sang dạng toạ độ cực
a+jb = r e j  = r(cos  + jsin  ) = r 
Khi đó: a = r cos 
b = r sin 
b b b
tg  = =>  = arctg = tan-1 ( ).
a a a
2. Các phép tính số phức
a. Phép cộng, trừ số phức
Có 2 số phức dạng đại số sau: x = a + jb, y = c + jd
Tổng của hai số phức trên
z = (a + c.) + j (b + d)
Hiệu của hai số phức trên là
t = (a – c). + j ( b – d)
b. Nhân, chia các số phức dạng toạ độ cực
Có 2 số phức dạng toạ độ cực sau: r1   1 và r2   2

Tích hai số phức trên là: r = (r1 . r2)  (  1 +  2).


r1
Thương hai số phức trên là: r3 =  (  1 -  2).
r2
3. Bài tâ ̣p
Bài 1
Tính tổng và hiệu của hai số phức sau:
x = 3 + j4 và y = 6 + j9.

Bài 2
Tính tích và thương của hai số phức sau:
12  300 và 5  450.
Bài 3
Tính tích và thương của hai số phức sau:
x = 3 + j4 và y = 6 + j9.
4. Sử dụng máy tính CASIO fx 570MS để tính toán số phức
a. Đổi số phức từ dạng đại số sang dạng toạ độ cực và ngược lại
Các thao tác
Khởi động máy: Bật ON.

43
Nhấn nút Mode. xuất hiện COMP CMPLX(CPLX)
1 2
Nhấn nút số 2 để chọn chế độ số phức.

Nhấn nút Mode 4 lần liên tiếp : xuất hiện Deg Rad Gra
1 2 3
Nhấn nút số 1 để chọn độ ( Degree = độ)
Nhấn nút Mode năm lần liên tiếp xuất hiện: Fix Sci Norm
1 2 3
Nhấn nút số 2 để chọn chế độ hiển thị dạng số:xuất hiện :Sci 0–9.
Nhấn nút số 4 dể chọn chế độ hiển thị 4 chữ số.
Song chế độ cài đặt, ta thực hiện đổi số phức từ dạng đại số sang toạ độ cực
*Ví dụ1:
Đổi số 4 + j 3 sang dạng r  ta thực hiện:
4, +, 3, i , shirf , r  , = màn hình hiển thị : 4+3i > r  5.000x1000
r = 5,000.1000
Tính phần góc ta nhấn : shirf , Re <-> Im.
=>màn hình hiển thị : 4+3i > r   3.687x1001
 = 36.87 0.
Vậy : 4+j3 = 5  36,87

*Ví dụ 2
Đổi từ toạ độ cực sang dạng đại số
Đổi 5  300 sang dạng đại số : a+jb
Cài đặt máy tính sang tính toán số phức.
Nhấn 5, Shirf,  , 30, = mà hình hiển thị: 5  30 4.330x1000
a = 4,330
Nhấn Shirf, Re <->Im màn hình hiển thị : 5  30 2.500 ix1000
b = 2,500
Vậy ta được số phức dạng đại số là: 4,33 + 2,5j.
b. Cộng, trừ số phức bằng máy tính
* Ví dụ 1

44
Cho 2 số phức 5 + j4 và 6 – 10j hãy tính tổng và hiệu của 2 số phức trên bằng máy
tính
Thực hiê ̣n như sau:
Nhấn 5 + 4 i + 6 – 10 i = màn hình hiển thị 5 + 4i +6 – 10i 1.100x1001
a = 11
- Nhấn Shirf, Re <->Im màn hình hiển thị 5 + 4i +6 – 10i - 6.000 ix1000
b=-6
Vậy ta được : 5 + 4i +6 – 10i = 11 – j6.
*Ví dụ 2
Tính tổng và hiệu của hai số: 10  600 và 5  450
Thực hiê ̣n như sau:
Nhấn 10 Shirf  60 + 5 Shirf  45 = màn hình hiển thị
10  60+ 5  45 8.535x1000
a = 8,535
Nhấn Shirf, Re <->Im màn hình hiển thị 10  60+ 5  45 1.219
01
ix10
b = 12.19
Vậy tổng hai số là: 10  600 + 5  450 = 8,535 + j 12.19.
c. Nhân , chia số phức bằng máy tính
*Ví dụ 1
Thực hiê ̣n phép nhân hai số phức bằng máy tính số phức
(5 + j4.) x (6 – 10j)
Ta thực hiện như sau:
Nhấn ( , 5 , + , 4 , i , ) , x ,( ,6 , - , 10, i, ), = Ta được a = 70,00
Nhấn Shirf, Re <->Im Ta được b = - 26,00
Vậy (5 + j4. x (6 – 10j) = 70 - j26.
*Ví dụ 2
Thực hiê ̣n phép nhân hai số phức bằng máy tính số phức
(5 + j4). x 6  300
Ta thực hiện như sau:
Nhấn ( , 5 , + , 4 , i , ) , x ,( 6, Shirf,  ,30 ,) , = ta được a = 13,98
Nhấn Shirf, Re <->Im ta được b = 35,78
Vậy (5 + j4. x 6  300 = 13,98 + j 35,98.
5. Biểu diễn dòng điện hình sin bằng số phức
45
a. Biểu diễn một véc tơ bằng số phức .
Véc tơ I được biểu diễn dưới dạng phức như sau: I = I . ej  = I   .
Với e là cơ số logarit tự nhiên : e = 2,71828...
Trong hệ trục toạ độ oxy ta biểu diễn được véc tơ I như sau:
I = Ix + j I y = I cos  + j I sin 
=> Ix = I cos 
Iy = I sin  .
b. Biểu diễn dòng điện hình sin bằng số phức
Ví dụ 1
Có dòng điện và điện áp hình sin sau:
i(t) = 10 2 sin ( t + 300) A.
u(t) = 20 2 sin ( t + 450) V. .

Biểu diễn u và i dưới dạng số phức như sau: I = 10  300 = 10(cos 300 + jsin 300)
3 1
= 10( +j ) = 8,660 + j 5 A.
2 2

.
U = 20  450 = 20(cos 450 + jsin 450)

2 2
= 20 ( +j ) = 14,14 + j 14,14 V.
2 2

c. Tổng 2 dòng điện hình sin cùng tần số bằng phương pháp số phức
Cho 2 dòng điện có dạng sau
i1(t) = 10 2 sin ( t + 300) A.
i2(t) = 20 2 sin ( t + 450) A.
Tính : i = i1 + i2
Giải: . .
Ta có : I1 = (10  300 ) ; I2 = (20  450)
I = I1 + I2 = (10  300 ) + (20  450)
= ( 29,77  40,010)
Vậy : i (t) = 29,77 2 sin ( t + 40,010) A.

46
BÀI 2: GIẢI MẠCH XOAY CHIỀU KHÔNG PHÂN
NHÁNH
I. Giải mạch thuần trở, thuần cảm, thuần dung
1. Mạch điện thuần trở
a. Khái niêm
̣
Mạch điện xoay chiều thuần trở là mạch điện mà phụ tải của nó là các điện trở
thuần túy( hay điện trở lý tưởng)
b. Tính chất
Giả sử đặt vào 2 đầu đoạn mạch hình 3.8 1điện áp U = Umaxsin(  t + )

U~ R

hình 3.8
Theo định luật Ôm ta có
U U max sin(t   ) U
i= i= i = Imaxsin(  t + ) với I =
R R R

*Quan hệ giữa dòng điện và điện áp:


U
- Về biên độ I = ; U = IR
R
- Về góc pha dòng điện và điện áp đồng pha nhau
Đồ thị vectơ như hình 3.9
Y

O
X

hình 3. 9

47
* Công suất
Công suất trung bình đặc trưng cho quá trình tiêu tán năng lượng trong mạch
điện xoay chiều( điện năng trên điện trở biến thành nhiệt năng)
Công suất tiêu thụ trên điện trở được gọi là công suất tác dụng
U2
Công thức: P = I2R = = UI đơn vị (W) oát
R
2. Mạch điêṇ thuần cảm
a. Khái niêm
̣
Mạch điện xoay chiều có cuộn dây với hệ số tự cảm L khá lớn còn điện trở, điện
dung đủ bé có thể bỏ qua( coi bằng 0) → gọi là mạch thuần điện cảm
b. Tính chất
Giả sử cho dòng điện i = Imsin  t qua mạch điện hình 3.10

U L rL

hình 3.10
dòng điện biến thiên qua cuộn dây làm trong cuộn dây xuất hiện suất điện động tự cảm
di d ( I max sin t )
lL = - L =-L
dt dt
Áp dụng định luật Kiêchôp 2 cho mạch
U + e2 = iR = 0( vì coi R = 0)
→ u = - e2
→Trong mạch xoay chiều thuần điện cảm điện áp nguồn dùng để cân bằng với suất
điện áp nguồn dùng để cân bằng với suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch. Cụ
thể là điện áp x với suất điện động có trị số bằng nhau và ngược chiều nhau ở mọi thời
điểm

-e2 = - L
d ( I m sin t )
= - LIm  cos t = - L  Im sin(  t +  )
dt 2

u = - e2  u = L  Imsin(  t + )
2

Đặt u = Umax sin(  t + ) (2)
2

48
 Quan hệ dòng điện và điện áp trong mạch thuần cảm
Về biên độ: UL = I.XL , XL = L  , XL = 2  fL

Về góc pha từ (1. và (2. ta thấy điện áp sớm pha hơn dòng điện 1 góc
2
 Đồ thị vectơ hình 3.11
UL

O IL

hình 3.11
* Công suất
Mạch điện xoay chiều thuần điện cảm không tiêu thụ năng lượng mà chỉ tao đổi
năng lượng giữa nguồn và từ trường( hiện tượng tích phóng năng lượng) công suất đặc
trưng cho quá trình trao đổi năng lượng đó là công suất phản kháng ký hiệu QL
U2
QL = UI = I2XL =
XL

Đơn vị( var), Kvar 1Kvar = 103 var


3. Mạch điện xoay chiều thuần dung
a. Khái niêm
̣
Mạch điện chỉ quan tâm đến giá trị điện dung( mà các thành phần R, L rất nhỏ
coi bằng 0) gọi là mạch thuần điện dung
b. Tính chất
Khi ta đặt điện áp lên tụ điện thuần điện dung C như hình 3.12
UC = U C 2 sin  t (1)

U UC
C

49
Điện áp rơi trên tụ điện là Uc hình 3.12

Tụ điện được nạp điện tích dq = C.dU C → dòng điện chạy qua tụ là
dq Cdu c Cd (u c 2 sin t )
iC = = =
dt dt dt

=  CUC 2 cos  t = I 2 sin(  t + )
2
UC 1
I =  CUC = với XC = ( dung kháng)
XC C

UC
I= đơn vị Ω
XC


i=I 2 sin(  t + ) (2)
2
* Quan hệ giữa dòng điêṇ và điêṇ áp
UC
Biên độ: I=
XC
1
XC =
C
Góc pha: dựa vào biểu thức (1) và (2) ta thấy dòng điện sớm pha hơn điện áp 1

IC


2

O UC
góc → đồ thị vectơ hình 3.13

hình 3.13
* Công suất:
Công suất trong mạch thuần điện dung là quá trình biến đổi năng lượng giữa
nguồn với tụ điện dưới dạng năng lượng điện trường gọi là công suất phản kháng
Kí hiệu: QC, Công thức QC = I2XC = IC UC
Đơn vị Var, Kvar, 1 Kvar = 103 var

50
II. Giải mạch có các phần tử R, L, C ghép nối tiếp
1. Mối quan hệ à điện áp giữa dòng điện và điện áp
Giả sử mạch có 3 phần tử mắc nối tiếp như hình 3.14
R L C
i

UR UL UC

U~
hình 3.14
Cho dòng điện i = I 2 sin  t chạy trong nhánh R, L, C mắc nối tiếp như hình 3.14
sẽ gây ra điện áp UR, UL, UC rơi trên R, L, C
Biểu diễn bằng vectơ t như hình 3.14
Giả sử UL > UC
UL

UL
UC

UL-UC=UX

O UR I

UC

hình 3.14
Từ tam giác vuông OMN ta có:
* Trị số hiệu dụng của điện áp
U = U R 2  (U L  U C ) 2 = ( RI ) 2  ( X L I  X C I ) 2

U=I R2  (X L  X C )2

Đặt R2  (X L  X C )2 = Z gọi là tổng trở của nhánh nối tiếp( đơn vị Ω)


1
X = X L – XC =  L - gọi là điện kháng(đơn vị Ω)
C
* Góc lệch pha  giữa điện áp và dòng điện

51
U L UC ( X L  X C )I XL  XC
tg = UR
= =
RI R
XL  XC
 = arctg
R
Nếu XL > XC   > 0  nhánh có tính cảm  điện áp vượt trước dòng điện
Nếu XL < XC   < 0  nhánh có tính dung  điện áp chậm sau dòng điện
Nếu XL = XC   = 0  nhánh có tính cảm  dòng điện và điện áp trùng pha
nhau
 Có hiện trượng cộng hưởng điện áp
2. Công suất- Tam giác công suất
a. Công suất
Công suất trong mạch R, L, C nối tiếp có 2 thành phần
* Công suất tiêu hao trên điện trở gọi là công suất tác dụng ký hiệu P
Công thức P = I.UR = UIcos
Đơn vị: (w) , kw
* Công suất phản kháng( vô công) gồm 3 thành phần
Thành phần do sự trao đổi năng lượng giữa nguồn và từ trường của cuộn
dây QL = I2XL = IUL
Đơn vị: var, kvar 1Kvar = 103var
Thành phần do sự trao đổi năng lượng giữa nguồn và điện trường của tụ
điện
QC = I2.XC = I.UC
 Công suất phản kháng ký hiệu Q
Công thức Q = QL – QC = I2( XL – XC)
= I2X = UIsin ( var)
 Công suất phản kháng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng giữa các trường công
suất này gọi là công suất vô công
* Công suất toàn phần ký hiệu (S) hay còn gọi là công suất biểu kiến nó đặc
trưng cho khả năng chứa công suất của thiết bị điện
Công thức: S = U.I = I2.Z(VA)

b.Tam giác công suất


Là 1tam giác vuông có 2 cạnh góc vông 1 cạnh biểu diễn công suất phản kháng
1 cạnh biểu diễn công suất tác dụng

52
cạnh huyền biểu công suất biểu kiến như hình 3.15

Q=QL-QC

P
hình 3.15
Từ tam giác công suất có: P= S.Cos
Q = S.sin
S  P2  Q2 = P 2  (QL  QC ) 2

3. Ví dụ
*Ví dụ 1
1 bóng đèn có ghi( 220v- 100w) mắc vào mạch điện xoay chiều có điện áp

U = 231 2 sin(314t  ) (v). Xác định dòng điện trong mạch và công suất bóng
6
đèn tiêu thụ
Bài giải
U2
Điện trở của bóng đèn được xác định R= ( vì mạch thuần trở)
P
220 2
R= = 484 (Ω)
100
U 231
Dòng điện trong mạch I = = = 0,48 (A)
R 484
Vì U và i đồng pha nên biểu thức của dòng điện là

i = 0,48 2 sin(314t  )A
6
Công suất tiêu thụ P = I2R
P = 0,482.484 = 110 (w)
*Ví dụ 2

53
Cuộn dây có hệ số tự cảm L = 31,84mH điện trở của cuộn dây không đáng kể đặt vào
điện áp xoay chiều u = 220 2 sin 314t (v). Tìm dòng điện trong mạch, công suất phản
kháng của mạch
Ở đây có  = 314( rad/s)
Bài giải
Cảm kháng của cuộn dây XL = L.  = 314.31,84.10-3 = 10 (Ω)
Trị số hiệu dụng của dòng điện trong mạch
U 220
I= X = = 22(A)
L 10

Vì mạch thuần điện cảm  dòng điện chậm



Pha sau điện áp 1 góc
2
 
Vì U = 0  i = - Vậy i = I 2 sin(t   i ) i = 22 2 sin(314t  ) (A)
2 2

Công suất phản kháng: QL = I2XL = 222.10 = 4840 ( var)

54
BÀI 3: GIẢI MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU PHÂN
NHÁNH

1. Phương pháp đồ thị véc tơ:( presnel).


i
Sơ đồ mạch điện hình 3.16
i1 i2
R1 R2
u u1 u2
L C
hình 3.16
Theo tính chất mạch điện song song ta có:
u1 = u2 = u
i = i 1 + i2
Biểu diễn bằng véctơ ta có: I = I1 + I2
U U
Trong đó : I1 = ; I2 =
Z1 Z2
1 1
Z1 = 2 2 ; Z2 = 2 2 .
R Z1 L R Z 2 C

* Cách vẽ đồ thị véc tơ và xác định các đại lượng


Chọn tỉ lệ mu, mi thích hợp.
Vẽ véctơ U lên trục nằm ngang.

Vẽ véc tơ I1 chậm pha hơn U 1góc  1


= arctg Z L
.
R

Vẽ véc tơ I1 nhanh pha hơn U 1góc  2


= arctg Z C
.
R
Xác định được véctơ I sau đó nhân I vói tỷ lệ đã chọn ban đầu ta tìm được độ
lớn của dòng điện tổng I.(Vẽ ngọn véctơ I2 nối với gốc của véctơ I1).
Xác định góc lệch pha giữa I và U: I2 = I21 + I22 + 2I1I2.cos(  1 -  2 ).
2. Phương pháp tổng dẫn
Từ đồ thị véc tơ ta phân tích : I1 = Ir1 + IX1 và I2 = Ir2 + IX2 ...
55
U . r1 U. X 1
Khi đó ta có: Ir1 = I1cos 1 = và IX1 = 2
Z 1. Z 1 Z 1

U.r2 U. X 2
Ir2 = I2cos  2 = và IX2 = 2
Z .Z 2 2 Z 2

...

U .rn U. X n
Ir n = Incos n = và IXn = 2
Z n.Z n Z n

r X b
Đặt g = 2 và b = 2 ;  
Z Z g

=> Ir = U.g và Ix = U.b .

Dòng điện mạch chính là: I =   I rn    I Xn


2 2

= U.   g n     bn 2 2

Đặt Y =   g n     bn
2 2
là tổng dẫn của mạch.

Khi đó ta có: I = U.Y


* Các bước thực hiện
Bước 1: Tính điện dẫn tác dụng gn và điện dẫn phản kháng bn của mạch:

gn =
r n
2 và bn =
X n
2
Z n Z n

2
Bước 2: Tính tổng dẫn các nhánh: Yn = g b n
2
n
.

Tính tổng dẫn toàn mạch: Y =   g n     bn 2 2


.

Bước 3: Tính dòng điện các nhánh: In = U. Yn và : tg   bg


n
n
.
n

b
Tính dòng điện toàn mạch: I = U.Y và : tg  
g
.

56
Bước 4: Tính công suất: P = Ir .U = U2.g
Q = Ix .U = U2.b
S = U.I = U2.Y
3. Phương pháp biên độ phức
Biểu diễn dòng điện và điện áp hình sin bằng số phức.
.

i(t) = I 2 sin ( t +  i
) A. => I = I   i

u(t) = U 2 sin ( t +  u
) V. => U =U   u

Biểu diễn tổng trở:


Z = z
với z là modul tổng trở.
U
z =
I
Góc  là góc lệch pha giữa u và i.
Biểu diễn dạng đại số:
Z = z.cos  + zj.sin 
Nếu đặt r = z.cos 
x = z.sin 
Thì ta được: Z = r + j.x
1
Tổng dẫn: Y = được biểu diễn dưới dạng số phức là: Y = g – jb
Z

r
Với g = 2 là điện dẫn tác dụng.
Z
X
và b = 2 là điện dẫn phản kháng. . .
Z
Công suất mạch dạng số phức: S = P +j Q ; hoặc S = S  Với  là góc lệch pha
giữa dòng điện và điện áp.
a. Phương pháp điện áp 2 nút. .
Cho mạch điện như hình 3.17 E1 I1 Z 1 . .
. . . I 2 Z2
Tìm các dòng điện I1, I2, I3, I4 I2 E2

57
Các bước giải như sau E3 I3 Z 3 .
I4 Z4
Chọn chiều UAB tuỳ ý: .
. . UAB
Quy ước: nếu E cùng chiều với UAB thì lấy dấu dương(+) hình 3.17 .
Nếu E ngược chiều với UAB thì lấy dấu âm (-).
Viết biểu thức tính UAB.


E .Y K K Với YK =
1
.
U Y AB
Z K
K

Tính dòng điện các nhánh. . .


I1 = ( E1 + UAB).Y1 . . .
I2 = ( - E2 + UAB).Y2
I3 = ( E3 + UAB).Y3
I4 = ( UAB).Y4
*Ví dụ: Cho mạch điện xoay chiều như hình 3.18
Trong đó e1 = 50 2 sin( t  45 0 ) V,
1
e2 = 50 2 sin( t  135 0 )V, R1 = R2 = 8Ω, R3 = 3,125 Ω,  L = = 6Ω.
C

I1 A I2

R1 I3 R2
b
a R3
L1 C2
e1 e2

B
hình 3.18
Tìm dòng điện trong các nhánh bằng phương pháp dòng điện nhánh
bằng phương pháp điện áp 2 nút
Bài giải
tính điện áp UAB

UAB =
 EY =
E1Y1  E 2Y2
Y Y1  Y2  Y3
58
1 1
trong đó: Y1 = Z = 8  j6
= ( 0,08 – j 0,06)
1

1 1
Y2 = Z = 8  j6
= ( 0,08 + 0,06)
2

1 1
Y3 = R = 3,125
= 0,325
3

Thay số tính được


(35,4  j 35,4)(0,08  j 0,06)  ( 35,4  j 35,4)(0,08  j 0,06)
UAB = 0,08  j 0,06  0,08  j 0,06  0,325
= 8,83 – j8,83

V
Áp dụng định luật Ôm tính dòng điện nhánh
E1  U AB (35,4  j 35,4  8,83  j8,83)
I1 = = 8  j6
= 4,78 + j1,95 A
Z1

U AB 8,83  j8,83
I3 = = 3,125
= (2,83 – j2,83) A
Z3

E 2  U AB ( 35,4  j 35,4  8,83  j8,83)


I2 = = 8  j6
= (-1,95- j4,7
Z2

b.Phương pháp biến đổi tương đương:


+) Biến đổi tương đương tổng trở nối tiếp:
- Sơ đồ mạch điện
Z1 Z2 Zn
..
- Sơ đồ mạch tương đương: Ztđ
- Trị số tổng trở tương đương là:
n
Ztđ = Z k 1
K

n n
( Dạng phức: Ztđ = R
K 1
K + j. 
K 1
X K ).

+) Biến đổi tương đương tổng trở nối song song:


- Sơ đồ mạch điện: Z1
- Tổng trở tương đương:
1 1 1 1
   ...  Z2
Z td Z Z 1 2 Z n

- Tổng dẫn tương đương: ...

59
Ytđ = Y1 + Y2 + ... + Yn .......
Zn
1
Ytđ = .
Z td

+) Biến đổi tương đương Sao – Tam giác


- Sơ đồ : 1
1
Z1

Z31 Z12

Z3 Z2

3 2 3 Z23 2

Nối tổng trở hình sao Nối tổng trở hình tam giác
- Biến đổi tương đương Y -  :

Z 1.Z 2
Z12 = Z1 + Z2 +
Z3

Z 2.Z 3
Z23 = Z2 + Z3 +
Z1

Z 3.Z1
Z31 = Z3 + Z1 +
Z2
Khi tổng trở nối hình Y đối xứng ( Z1= Z2= Z3 = Z) Thì : Z12 = Z23 = Z31= 3Z
- Biến đổi tương đương  - Y:

Z12.Z 31
Z1 =
Z1  Z 2  Z 3
Z12.Z 23
Z2 =
Z1  Z 2  Z 3
Z 23.Z 31
Z3 =
Z1  Z 2  Z 3
Khi tổng trở nối hình  đối xứng : Z12 = Z23 = Z31 = Z thì Z1 = Z2 = Z3 = Z/3
60
c. Phương pháp xếp chồng dòng điện:

- Các bước thực hiện:


+) Bước 1: - Lập sơ đồ mạch điện chỉ có một nguồn tác động.
+) Bước 2: - Tính dòng điện và điện áp trong mạch chỉ có 1 nguồn tác động.
+) Bước 3: - Thiết lập sơ đồ cho nguồn tiếp theo và tính toán điện áp và dòng điện cho
sơ đồ này.
+) Bước 4: - Cộng đại số các dòng điện và điện áp tính được của mỗi nhánh.
Ví dụ: Tính dòng điện I2 trong nhánh 2 trong mạch điện sau bằng phương pháp xếp
chồng dòng điện
Z3
. . .
Z1 = -j  I1 I2 I3
Z2 = Z3 = j5  .
. E1 .
0
E1 = 100  0 V Z2 E2

. Z1
E2 = j100V

Giải : . . Z2 .
- Bước 1: Lập sơ đồ chỉ có nguồn E1 tác động: I11 I31 I21
- Bước 2: Giải sơ đồ mạch chỉ có E1 tác động. .
E1

Z .Z  =
Ztđ1 =
2
Z 3
Z1 Z3
Z Z
2 3
1

I11 =
E 1

Z td1

U12 =
I .Z 2Z
11 3

Z Z 2 3

61
I21 =
U 12
; I31 =
U 12

Z 2 Z 3

- Bước 3: Thiết lập sơ đồ chỉ có nguồn 3 tác động: Z2


. . .
I12 I32 I22

Ztđ2 =
Z1
.Z
Z 2
= Z1 Z3 E3
Z Z
1
 2
3

I22 =
E 2

Z td 2

I12 =
I .Z
22 3
Và I32 =
I .Z
22 1

Z Z
1 3 Z Z
3 1

- Bước 4: Tính tổng dòng điện:


I1 = I11 – I12
I2 = I22 – I21
I3 = I31 + I32

d. Phương pháp các dòng điện nhánh: .


Các bước giải như sau:
Bước 1: Xác định số nhánh m số nút n:
Bước 2: Chọn chiều dương cho các dòng điện nhánh:
chú ý: - Đối với các nhánh có Sđđ thì ta chọn chiều dương (+) dòng điện theo cùng
chiều dương sđđ, còn các nhánh không có sức điện động thì chọn tuỳ ý:
Chọn chiều dương của các dòng điện nhánh như hình vẽ.
Bước 3: Viết các phương trình độc lập tuyến tính theo định luật kirchooff 1:

Dạng : I
nut
K
0

Bước 4: Viết các phương trình độc lập tuyến tính theo định luật kirchooff 2:
62
Bước 5: Giải hệ phương trình ta được trị số các dòng điện.

*Ví dụ
Tìm dòng điện trong các nhánh của mạch điện sau đây bằng phương pháp dòng
điện nhánh
Trong đó e1 = 50 2 sin( t  45 0 ) V,
1
e2 = 50 2 sin( t  135 0 )V, R1 = R2 = 8Ω, R3 = 3,125 Ω,  L = = 6Ω.
C

I1 A I2

R1 I3 R2
b
a R3
L1 C2
e1 e2

Bài giải
Mạch điện hình gồm 3 nhánh 2 nút. Ta chọn chiều dòng điện trong các nhánh và
chiều đi vòng như hình vẽ.
Biểu diễn dạng phức của nguồn và các tải như sau
E1 = 50 45 0 = ( 35,4 + j35,4) (V)
E2 = 50   155 0 = ( 35,4 - j35,4)(V)
Z1 = R1 + j  L1 = ( 8+ j6) (Ω.)
1
Z2 = R2 + j C = ( 8 - j6) (Ω.)
2

Z3 = R3 = 3,125Ω.
Phương trình định luật Kiêchôp 1 cho nút A
I1 + I2 – I3 = 0
Phương trình định luật Kiêchôp 2 cho các mắt lưới a và b
Z1I1 + Z3I3 = E1
- Z2I2 - Z3I3 = - E2
Thay số ta được hệ 3 phương trình
63
I1 + I2 – I3 = 0
( 8 + j6)I1 + 3,125I3 = 35,4 + j35,4
-( 8 – j6) I2 – 3,125I3 = 35,4 + j35,4

Dòng điện hiệu dụng trong các nhánh:


I1 = 4,78 2  1,95 2 = 5,16 (A)
I2 = 1,95 2  4,78 2 = 5,16 ( A)
I3 = 2,83 2  2,83 2 = 4 (A)
e. Phương pháp dòng điện mạch vòng:
Bước 1: - Xác định (m-n+1. mạch vòng độc lập theo chiều dòng điện tuỳ ý chọn:
Bước 2: - Viết các phương trình theo ĐL Kirchooff cho mỗi mạch vòng theo các dòng
điện đã chọn.
Bước 3: Giải hệ pt đã lập ta được các dòng điện vòng.
Bước 4: Tính các dòng điện nhánh theo cách sau:- Dòng điện mỗi nhánh bằng tổng đại
số dòng điện mạch vòng qua nhánh ấy.

Ví dụ 2: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ

I1 A I2

R1 I3 R2
b
a R3
L1 C2
e1 e2

B
Trong đó e1 = 50 2 sin( t  45 0 ) (V)
1
e2 = 50 2 sin( t  135 0 )V, R1 = R2 = 8Ω, R3 = 3,125 Ω,  L = = 6Ω. Tìm
C
dòng điện trong các nhánh bằng phương pháp dòng điện vòng

Bài giải

64
Số phương trình dòng điện vòng cần lập m – n + 1 = 3 – 2 + 1 = 2
Chọn chiều đi vòng như hình 3.13. Ta có 2 phương trình
Z11IV1 - Z12IV2 = EV1
- Z21IV1 + Z22IV2 = - EV2
Trong đó
Z11 = Z1 + Z3 = 8 + j6 + 3,125 = 11,125 + j6 (Ω)
Z22 = Z2 + Z3 = 8 - j6 + 3,125 = 11,125 - j6 (Ω)
Z12 = Z21 = Z3 = 3,125 (Ω)
Ta được hệ 2 phương trình
( 11,125 + j6)IV1 – 3,125IV2 = 35,4 + j35,4
- 3,125Iv1 + ( 11,125 – j6)Iv2 = 35,4 + j35,4
Dòng điện nhánh tìm được qua dòng điện IV1 và Iv2
I1 = IV1 = 4,78 + j1,95, ( A)
I2 = - IV2 = -1,95 – j4,78, (A)
I3 = IV1 – IV2 = 4,78 + j1,95 – j4,78 = 2,83 – j2,83, (A)

65
BÀI 6: CỘNG HƯỞNG DÒNG ĐIỆN TRONG MẠCH
SONG SONG.
1. Cộng hưởng điện trong mạch có tổn thất:
a. Điều kiện để có cộng hưởng:
Sơ đồ mạch điện hình 3.27 i
r1 = 50  .
r2 = 20  i1 i2
L1 = 100mH. u r1 r2
C = 20  F. L C

Nếu các thông số của mạch thoả mãn điều kiện:


1
L C
X X 
2
L
2
 2
C
2 Hay : 2
rL  L 2
 1 
2

r X r X
L L C C rC  
2

 C 
Khi đó trong mạch điện sảy ra hiện tượng dòng điện cùng pha với điện áp, đó là hiện
tượng cộng hưởng điện.

I = U. 2
X L
2
 2
X C
2
rL  X L rC  X C
b. Đặc điểm của mạch khi sảy ra cộng hưởng:
Tổng dẫn của mạch đạt giá trị cực tiểu:
2
g b
2
Ymin = = g.

b=
b b L C
 0.
2
Z
Dòng điện i trong mạch đạt giá trị cực tiểu và cùng pha với điện áp:
I = U.g
b
tg  = g
= 0 =>  0

Công suất trong mạch:


Công suất tác dụng: P = P1 + P2 = U2.g = U2.(g1+g2).
Công suất phản kháng: Q = U2 .b = 0.
66
2. Cộng hưởng trong mạch không có tổn thất:
Sơ đồ mạch điện chỉ có điện cảm và điện dung hình 3.28
i
. .
IbL Ibc
u
bL bC
Để có cộng hưởng trong mạch thì: Hình 3.28
bL = bC.


1 1
 C =>   =
L LC 0

Đặc điểm của mạch:


2
g b
2
Tổng dẫn : Y = = 0. . . .

Dòng điện: I = Ig + Ib = 0 ; Ig = Ib về trị số và ngược pha nhau.


Công suất trong mạch:
P = Q = 0.
QL = QC = 0. Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường trao đổi cho
nhau.
BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NĂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT
1. ý nghĩa kinh tế kỹ thuật của hệ số công suất
Từ tam giác công suất ta có:
P = S.cos 
Q = S.sin  Q S
P
=> cos  = được gọi là hệ số công suất trong 
S
mạch điện xoay chiều. P
R R

cos  = Z
R
2
  X L X C 2

=> Hệ số công suất phụ thuộc vào kết cấu của mạch.
Hệ số công suất có ý nghĩa rất lớn trong sản suất, tiêu thụ và truyền tải điện năng.
Đối với máy phát điện:
Mỗi máy phát điện đều được sản xuất với một công suất biểu kiến nhất định: Sđm.Khi
đó máy phát ra công suất tác dụng: P = S. cos  .

67
Nếu cos  = 1 thì máy phát ra công suất tác dụng lớn nhất: P = S.
Vậy nên muốn tận dụng khả năng làm việccủa máy phát lớn nhất thì ta phải nâng cao
hệ số công suất.
Đối với đường dây truyền tải điện:
Mỗi hộ tiêu thụ điện năng cần một điện áp U không đổi và một công suất tác
dụng xác định P.
P
Khi đó dòng điện truyền tải trên đường dây là: I = U . cos 

Tổn thất điện năng trên dường dây :  A = I2.rd.t


Vậy nên: Nếu hệ số công suất cos  càng nhỏ thì dòng điện trên dường dây càng
lớn,và tổn thất điện năng trên đường dây càng nhiều.

Tổn thất điện áp trên đường dây là: U  I . z d Càng lớn sẽ ảnh hưởng đến
điện áp làm việc của các thiết bị điện.
=> Hệ số công suất càng nhỏ thì càng gây tác hại cả về kinh tế, cả về kỹ thuật.
2. Các biện pháp nâng cao hệ số công suất:
Phương pháp giảm công suất phản kháng tại nơi tiêu thụ:
P P

cos  = S 2 .
P Q
2

Giảm công suất phản kháng Q bằng cách:


Chọn động cơ và máy biến áp có công suất thích hợp.
Vận hành các thiết bị điện ở chế độ đầy tải.
Khi đầy tải : cos  = 0,83 – 0,85
Khi non tải : cos  = 0,2 – 0,23
Phương pháp bù tĩnh (sản xuất công suất phản kháng tại nơi tiêu thụ).
Biện pháp đơn giản nhất là dùng một tụ điện mắc song song với phụ tải như hình 3.29

Với điện dung C tính bằng công thức: C

C=
P
2

tg   tg  u Ztải hình 3.29 .
U t

Khi đó: Dòng điện I trong mạch: I = IL + IC . và dòng điện I sễ chậm sau điện áp một
góc
 <  L và cos  > cos  L

68
Ví dụ: Một động cơ điện không đồng bộ có công suất P = 5kw và hệ số công suất bằng
0,8 làm việc ở điện áp U = 220V, tần số f = 50Hz. Tìm trị số điện dung C cần thiết để
mắc song song với động cơ để nâng hệ số công suất lên 0,90.
Giải:
Ta có:

sin  1  cos 
2

tg  = L
 L
 0,75
cos cos
L
L L

sin  1  cos 
2

tg =   0,4843
cos cos

áp dụng công thức: C=


P
2

tg   tg 
U L

Thay số và ta được: C = 87,37 x 10-6F = 87,37 F .

Câu hỏi ôn tập


Câu 1 : Trình bày các đại lượng cơ bản của mạch xoay chiều hình sin
Câu 2: Trình bày điều kiện khi sảy ra cộng hưởng đối với mạch song song, nêu các
tính chất của mạch khi sảy ra cộng hưởng
Câu 3: Cho biết ý nghĩa và cách nâng cao hệ số công suất

Bài tập
Bài tập 1: Tính dòng điện các nhánh bằng các phương pháp dòng điện nhánh,dòng
điện vòng,điện thế nút, biến đổi tương đương?Biết: Z1 = Z2 = 1+j2 
Z3 = Z4 = Z5 = Z6 = 2 + j4 
. I6 Z6
E1 = 100  00V; E2 = 110  300V
I4 Z4 Z5 I5

I1 I3 I2
Z1 Z3 Z2
E1 E2
Bài tập 2
Tính dòng điện I2 trong nhánh 2 trong mạch điện sau bằng các phương pháp
69
dòng điện nhánh,dòng điện vòng,điện thế nút biết
Z3
.
Z1 = -j  I1 I2 I3
Z2 = Z3 = j5  .
. E1 .
0
E1 = 100  0 V Z2 E2

. Z1
E2 = j100V
Bài tập 3
Cho mạch điện như hình vẽ và các thông số:
R1 = 100  i i1 i2
R2 = 50 
L = 0,1H u R1 R2
C = 50 F

Tính i, i1, i2,P, Q, S.


Nếu thay cuận dây L bằng cuận dây L1 thì
trong mạch sảy ra hiện tượng cộng hưởng, hãy tìm trị số của L1.

70
CHƯƠNG IV: MẠNG ĐIỆN BA PHA
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
1. Hệ thồng điện 3pha cân bằng (đối xứng)
Hệ thống mạch điện xoay chiều 3 pha là tập hợp 3 mạch điện 1pha được nối với nhau
thành 1 hệ thống chung . Trong đó sức điện động mỗi pha đều có dạng hình sin cùng
tần số nhưng lệch pha nhau 1/3 chu kỳ
Dùng máy phát điện 3 pha tạo ra sđđ 3pha đối xứng, đó là hệ thống gồm 3 sức điện
động

eA(t) = Em.sin( t +  eA
)

eB(t) = Em.sin( t +  eA
-
2
3
)

eC(t) = Em.sin( t +  eA
-
4
3
).

 = 2 µ f là tần số góc của dòng điện.


Đồ thị biểu diễn dạng sóng điện áp hình 4.1

Em
eA eB eC

-Em t
0 hình 4.1
Các sức điện động hiệu dụng phức tương ứng:

71
.EA = Em/ 2   E
eA ªA

.EB = Em/ 2   E


eB ªB

.EB = Em/ 2   E


eC ªC

Đồ thị véctơ hình 4.2

2 2
+
3 3
.
2
- EB EC
3
2. Đặc điểm và ý nghĩa hình 4.2
Mạch ba pha có ba đến bốn dây dẫn trong mạch ba pha, 4 dây có thể dùng làm
mạch một pha.
So với mạch một pha thì tiết kiệm hơn nhiều tạo từ trường quay, chế tạo động cơ
KĐB đơn giản kinh tế. Vì vậy hệ thống ba pha được dùng phổ biến mọi nơi trong công
nghiệp điện.

BÀI 2: SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY TRONG MẠNG 3 PHA CÂN BẰNG


I. Khái niệm chung
1. Dây
a. Dây trung tính
Là dây nối hai điểm chung của máy phát và phụ tải (OO').
b. Dây pha
Là dây nối giữa hai điểm của các đầu pha tương ứng giữa máy phát và phụ tải
(AA', BB', CC').
2. Điện áp
72
a. Điện áp pha
Điện áp giữa hai đầu của mỗi cuộn dây máy phát và điện áp giữa hai đầu mỗi
phụ tải (hay điện áp giữa một dây pha - dây trung tính) gọi là điện áp pha.
Kí hiệu: UP (UA, UB, UC)
b. Điện áp dây
Điện áp giữa hai dây pha gọi là điện áp dây
Kí hiệu: Ud (UAB, UBC, UCA)
3. Dòng điện
a. Dòng điện dây
Là dòng điện chạy trên mỗi dây pha
Kí hiệu: Id (IA, IB, IC)
b. Dòng điện pha
Dòng điện pha: dòng điện pha là dòng điện chạy trong mỗi cuộn dây của máy
phát hay chạy trong mỗi phụ tải.
II. Cách nối dây hình sao (Y)
1. Cách nối
Mỗi pha của nguồn (hoặc tải) có đầu và cuối thường quen kí hiệu đầu pha nguồn
A, B, C ; cuối X, Y, Z và đầu pha tải A', B', C' ; cuối X', Y', Z'.
Đối với nguồn: ba điểm cuối X, Y, Z nối với nhau thành điểm trung tính 0.
Đối với tải: ba điểm X', Y', Z' nối với nhau tạo thành điểm trung tính 0
Ba dây nối ba điểm đầu của A, B, C của nguồn với ba điểm đầu các pha tải gọi
là ba dây pha.
Dây dẫn nối điểm trung tính của nguồn tới điểm trung tính của tải gọi là dây
trung tính.
2. Sơ đồ nối (hình 4.3)

73
Id IA
A A

IP UA
(UP) UP ZA
eA
IAB(Ud)
o o

eC eB ZB
ZC
C B C B
IB

IC

hình 4.3
3. Các quan hệ giữa đại lượng dây và pha khi đối xứng
a. Quan hệ giữa dòng điện dây và dòng điện pha
. . . .
Id = IP (Dòng điện dây và dòng điện pha như nhau I N  I A  I B  I C  0

b. Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha


Theo định nghĩa điện áp ta có
. . .
U AB  U A  U B
. . .
U BC  U B  U C
. . .
U CA  U C  U A

Về trị số hiệu dụng

Ud  3U P

Về pha
Điện áp dây vượt trước điện áp pha một góc tương ứng 30o (UAB vượt trước UA một
. O
góc 30o) U AB  3U Ae j 30
. O
U BC  3U B e j 30
. O
U CA  3U C e j 30

III. Cách nối dây hình tam giác


1. Cách nối
74
Muốn nối hình tam giác, ta lấy đầu pha này nối với cuối pha kia tạo thành 1 vũng
khộp kớn
Ví dụ: A nối với Z, B nối với X, C nối với Y
(Cách nối tam giác không có dây trung tính)
2. Sơ đồ nối (hình 4.3)
Id A
A UPt
I Pt
I Pn
Z Z
(UPn)
Ud IPt Z
C B
o I Pt

C B
Id

Id
hình 4.3
3. Quan hệ giữa đại lượng dây và pha
a. Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha
U d = UP
b. Quan hệ giữa dòng điện dây và dòng điện pha
Về trị số hiệu dụng: Id  3I P

Về pha: dòng điện dây chậm sau dòng điện pha tương ứng góc 30 o (IA chậm
pha so với IAB một góc 30o, IB chậm pha so với IBC một góc 30o, IC chậm pha so
với ICA một góc 30o)
. O
I AB  3I AB e  j 30
. O
I BC  3I BC e  j 30
. O
I CA  3I CA e  j 30

Ví dụ 1:
Một nguồn điện ba pha đối xứng nối hình sao, điện áp pha nguồn
UPn = 220V, nguồn cung cấp cho tải R ba pha đối xứng biết dòng điện dây I d = 10A.
Tính điện áp dây Ud, điện áp pha của tải dòng điện pha của tải và của nguồn,
Giải:
- Vì nguồn nối sao Ud  3U Pn

 Điện áp dây Ud  3.220  380 V 

Ud 380
- Vì tải nối sao U Pt    220V 
3 3
75
- Dòng điện pha nguồn là : I Pn  I d vì nguồn nối Y
 I Pn  10 A
- Vì tải nối Y Dòng điện pha tải là I Pt  I d
 I Pt  10 A
- Vì tải thuần điện trở nên điện áp pha của tải trùng với dòng điện pha tải thị
Ví dụ 2:
Một mạch điện ba pha, nguồn điện nối sao, tải nối hình tam giác, biết điện áp pha
của nguồn UPn = 2 KV, dòng điện pha của nguồn IPn = 20 A
a, Hãy vẽ sơ đồ nối dây mạch ba pha.
b, Xác định dòng điện pha và điện áp pha của tải.

Giải:
a, Sơ đồ đâu dây (Nguồn nối sao, tải nối tam giác).
Id A
A UPt
IPt
I Pn
Z Z
(UPn)
Ud IPt Z
C B
o I Pt

C B
Id

Id

Hình 4.5
b, Xác định dòng điện pha và điện áp pha của tải
+ Vì nguồn nối sao Ud  3U Pn

 Ud  3U Pn  3.2  3,464 KV 

Tải nối tam giác nên I Pt  I d


điện áp pha tải bằng điện áp dây
 U Pt  3,464 KV 

+ Vì nguồn nối sao nên dòng điện dây bằng dòng điện pha nguồn I d  I Pn
I d  20 A

Vì tải nối tam giác nên Id  3I Pt

Id 20
 I Pt    11,547 A
3 3

76
BÀI 3: CÔNG SUẤT MẠNG 3 PHA CÂN BẰNG
1. Công suất tác dụng
Công suất tác dụng P của mạch ba pha bằng tổng công suất tác dụng của các pha
cộng lại. Gọi PA, PB, PC là công suất tác dụng của các pha tương ứng A, B, C ta có
P  PA  PB  P C
P  U A I A cos  A  U B I B cos  B  U C I C cos  C

Khi ba pha đối xứng


Điện áp pha: U A  U B  U C  U P
Dòng điện pha: I A  I B  I C  I P
Hệ số công suất: cos  A  cos  B  cos  C
Như vậy PA = PB = PC
 ta có P  3U P I P cos 
hoặc P  3R P I P2
Trong đó RP là điện trở pha của tải.
Nếu thay đại lượng pha bằng đại lượng dây
+ Đối với cách nối hình sao
Ud
IP  Id ; UP 
3
+ Đối với cách nối hình tam giác
Id
UP Ud ; IP 
3
 Biểu thức tính công suất tác dụng đối với trường hợp đấu sao và đấu tam giác
đối xứng:
P 3U d .I d . cos 

 là góc lệch pha giữa điện áp pha và dồng điện pha tương ứng.
RP
cos  
R  X P2
2
P

2. Công suất phản kháng Q


Vì mạch ba pha cân bằng nên công suất phản kháng Q trên các pha như nhau:
Q A  QB  QC

Q  Q A  QB  QC  3QP

 Khi mạch ba pha đối xứng Q3 P  3U P I P . sin  hoặc Q3 P  3 X P I P2


Trong đó Xp là điện kháng pha của tải

77
+ Nếu tính theo các đại lượng dây: Q3 P  3.U P I P . sin 

3. Công suất biểu kiến của mạch ba pha đối xứng


S 3 P  S A  S B  S C  3S P
S 3 P  3U P .I P  3U d .I d  3Z P I P2

Ví dụ1
Một động cơ điện ba pha có công suất định mức Pdm  14 KW  , hiệu suất định mức
 đm  0.89 , hệ số công suất định mức cos   0,88 . Dây quấn động cơ điện

nối hình sao, điện áp dây mạng điện U d  380V  .


- Tính điện áp đặt lên mỗi pha dây quấn.
- Tính dòng điện dây và dòng điện pha của động cơ điện.
Giải:
- Tính điện áp đặt lên mỗi pha dây quấn:
Vì dây quấn nối hình sao
Ud
U d  3U P  U P 
3
380
UP   220 V 
3

- Tính dòng điện dây và dòng điện pha của động cơ điện:
Ta có P  3U P .I P . cos 

Pđm Pdien
 IP  
3U P cos  3U P cos 

Đối với động cơ điện, công suất định mức Pđm là công suất cơ có ích ở trục
động cơ, vậy công suất điện động cơ tiêu thụ là:
Pđm 14.10 3
Pdien  
 đm 0,89
14.10 3
 IP   27,16 A
0,89.3.220.0,88

Vì dây quấn nối hình sao I P  I d


 I d  27,16 A

78
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Điện kỹ thuật . Nguyễn Viết Hải - Nhà xuất bản lao động Xã Hội – Hà
Nội – Năm 2004.
[2] Cơ sở kỹ thuật điện. Hoàng Hữu Thận. Nhà xuất bản kỹ thuật Hà Nội –
Năm 1980.
[3] Giáo trình kỹ thuật điện. Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Nhà
xuất bản Giáo Dục –Năm 2005.
[4] Mạch điện 1 . Phạm Thị Cư (chủ biên) - Nhà Xuất bản Giáo dục - 1996.
[5] Cơ sở lý thuyết mạch điện . Nguyễn Bình Thành - Đại học Bách khoa Hà
Nội - 1980.
[6] Kỹ thuật điện đại cương . Hoàng Hữu Thận - Nhà Xuất bản Đại học và
Trung học chyên nghiệp - Hà Nội - 1976.
[7] Bài tập Kỹ thuật điện đại cương . Hoàng Hữu Thận - Nhà Xuất bản Đại
học và Trung học chyên nghiệp - Hà Nội - 1980.

79

You might also like