You are on page 1of 15

THƯ CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn Ban giám


hiệu nhà trường và tập thể các thầy cô giáo. Tất cả quí
thầy cô đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật
chất, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cũng như hỗ
trợ về vấn đề học tập trên lớp để chúng em có thể làm
nên được sản phẩm như ngày hôm nay.
Cảm ơn các bạn lớp 12C5, 11B đã giúp đỡ, hỏi
thăm, động viên nhóm trong thời gian nghiên cứu,
giúp nhóm có thêm động lực để đi tới ngày hôm nay.
Sự thành công của dự án không phải là công sức của
riêng một cá nhân ai mà là công sức của tất cả mọi
người dù ít dù nhiều.
Dự án “Hệ thống điều khiển tự động hóa biến
đổi ngôi nhà truyền thống thành “Smart Home”
cùng các thiết bị tự động báo cháy, chữa cháy” là
dự án đầu tiên của chúng em, nó lại là dự án đánh dấu
mốc quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện
của chúng em. Với “Cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành
cho học sinh trung học” mà em sắp được tham dự tới
đây, em/con sẽ cố gắng hết mình để không phụ lòng
tin của tất cả mọi người.

Tân Hào, ngày 05 tháng 12 năm 2023


Tác giả
Trương Minh Hiên
Trần Kim Tuyền
2

I. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, với sự bùng nổ của các ngành công nghệ thông tin, điện tử,...
trên thế giới đã làm cho cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện. Các
thiết bị tự động hóa không chỉ được con người áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày mà còn áp dụng vào sản xuất. Thế nhưng thực tế hiện nay, các thiết bị
điện trong gia đình đều rời rạc, không được kết nối chung với nhau dẫn đến việc
điều khiển các thiết bị một cách thủ công, phải trực tiếp di chuyển đến gần để
điều khiển các thiết bị,… gây bất tiện cho người sử dụng.
Với những kiến thức đã học, đã tham khảo cùng với mong muốn thiết kế
một hệ thống điều khiển chủ yếu tập trung vào việc giải quyết tương tác giữa hệ
thống với môi trường thông qua các cảm biến thu nhận dữ liệu bên ngoài môi
trường. Các tín hiệu này sẽ được chuyển đổi, xử lý theo yêu cầu của từng điều
kiện đặt ra mà điều khiển thiết bị theo mục đích cụ thể nhằm mang lại nhiều tiện
nghi cho đời sống của con người. Do đó, chúng em đã chọn nghiên cứu “Hệ
thống điều khiển tự động hóa biến đổi ngôi nhà truyền thống thành “Smart
Home” cùng các thiết bị tự động báo cháy, chữa cháy”.
Đây là hệ thống điều khiển sử dụng các thiết bị và phần mềm để liên kết
các thiết bị lại với nhau thành một mạng điều khiển không dây. Nó có thể biến
đổi một ngôi nhà truyền thống thành ngôi nhà thông minh; Có thể đảm bảo an
toàn trong việc phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh cho các gia đình trong
việc phòng chống mất cắp hay kẻ gian đột nhập. Đặc biệt là hệ thống tự động
báo cháy và chữa cháy đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Hệ thống còn được thiết
kế để sử dụng năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho các hộ gia
đình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng một hệ thống điều khiển có thể liên kết các thiết bị lại với nhau
thành một mạng điều khiển không dây;
- Hệ thống điều khiển phải được nghiên cứu thử nghiệm trên mô hình và thực
tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có thể tạo ra một hệ thống liên kết các thiết bị lại với nhau và điều khiển
chúng qua Smartphone, IPad không?
- Để lắp đặt một hệ thống kết nối các thiết bị thành một mạng điều khiển không
dây cần những thiết bị nào? Các loại mạch nào? Các cảm biến nào?
- Có thể lắp đặt một hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy khi phát hiện mối
nguy hiểm như khí gas hay khói không?
- Có thể lắp đặt một hệ thống đảm bảo an ninh giúp các hộ gia đình trong việc
phòng chống mất cắp hay kẻ gian đột nhập không?
3

- Có thể lắp đặt hệ thống chiếu sáng theo khung giờ được lập trình trước
không?
- Có thể xây dựng một hệ thống tưới tiêu tự động để phục vụ sản xuất giúp con
người tăng năng suất nhưng tiết kiệm thời gian chăm sóc cây trồng không?
- Hệ thống điều khiển tự động sẽ vận hành như thế nào?
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình nào để viết code nạp vào mạch?
- Hệ thống có thể sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế nguồn năng
lượng thủy điện hiện tại để giảm chi phí không?
1.4. Tính mới tính sáng tạo
Một hệ thống điều khiển kết nối các thiết bị, các phần mềm lại với nhau
thành một mạng điều khiển không dây nhằm mang lại nhiều tiện nghi cho đời
sống sinh hoạt của con người với các chức năng nổi trội như:
- Điều khiển mở cửa tự động qua giọng nói trên điện thoại hoặc sử dụng cảm
biến vân tay;
- Camera thông minh tự động thu dữ liệu và gửi cảnh báo về điện thoại hoặc
màn hình điều khiển nhằm phòng chống trộm và kẻ gian đột nhập;
- Cảnh báo cháy với cảm biến hồng ngoại nhận diện các của các đám cháy, cảm
biến nhận biết rò rỉ khí gas;
- Tự động phun nước chữa cháy khi có lửa trong nhà;
- Tự động điều chỉnh nhiệt độ trong nhà;
- Nguồn năng lượng mặt trời.
1.5. Kế hoạch thời gian và nội dung nghiên cứu
01/7 – 01/8 – 01/9 – 01/10 – 01/11 –
Nội dung 30/10 30/11
31/7 31/8 30/9

- Nghiên cứu tài liệu, lựa chọn công


nghệ và mua vật liệu để thực hiện dự án.
- Thiết kế mô hình ngôi nhà, vườn rau
để trình diễn hệ thống điều khiển tự động
hóa
- Đi dây, lắp đặt hệ thống điện theo sơ
đồ
- Viết code, cài code vào mạch và chỉnh
sửa code cho phù hợp
- Tets thử và kiểm tra độ an toàn của hệ
thống sau khi lắp đặt.
- Hoàn thiện hệ thiện hệ thống, báo cáo,
thiết kế poster

1.6. Địa điểm và thời gian nghiên cứu


4

- Đề tài được thực hiện tại phòng thực hành lý của nhà trường và được test thử

ngay trên mô hình.


- Thời gian thực hiện từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023.
II. TÀI LIỆU TỔNG QUAN (MÔ TẢ Ở PHỤ LỤC)
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu, thiết bị nghiên cứu


Hình 1. Vật liệu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống điều khiển tự động hóa được thực
hiện dựa trên các phương pháp tìm hiểu về cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trên cơ
sở thực nghiệm. Về lý thuyết, nhóm tiến hành tham khảo, tổng hợp các tài liệu,
các công trình nghiên cứu về hệ thống điều khiển tự động hóa từ đó tiến hành
phác thảo các chức năng điều khiển chính của hệ thống; Về thực nghiệm, nhóm
thực hiện xây dựng mô hình có đầy đủ chức năng của một hệ thống điều khiển
5

tự động hóa, tiến hành quan sát, thực hiện kiểm tra độ an toàn, nguyên lý hoạt
động, cách vận hành.
3.2.1. Sơ đồ khối và các khối chức năng của hệ thống
(Hình 2) biểu diễn sơ đồ khối và các chức năng của hệ thống điều khiển
ngôi nhà. Nhiệm vụ chính của khối nguồn là chuyển đổi điện lưới 220V AC
(alternating current) sang nguồn điện một chiều với các mức điện áp 12V, 5V,

3.3V DC (direct current) cung cấp nguồn hoạt động cho khối điều khiển trung
tâm và các khối khác trong hệ thống. Khối điều khiển trung tâm sử dụng vi điều
khiển ASP32 đóng vai trò điều khiển cho toàn bộ hoạt động của hệ thống, tiếp
nhận tín hiệu từ các cảm biến ngoài môi trường và thực hiện xử lý tương ứng.
Từ đó đưa ra tín hiệu điều khiển đến các thiết bị ngoại vi; Đồng thời thực hiện
thu phát dữ liệu thông qua khối Bluetooth, Wifi hoặc GSM sử dụng ứng dụng
trên điện thoại di động để điều khiển các thiết bị ngoại vi.
6

Hình 2. Sơ đồ khối hệ thống


Khối thu phát Bluetooth, Wifi và GSM thực hiện thu phát dữ liệu để thực
hiện tương tác qua lại giữa khối điều khiển trung tâm và phần mềm điều khiển
trên điện thoại di động thông qua công nghệ không dây Bluetooth và GSM.
Khối cảm biến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm có chức năng thu nhận các tín hiệu từ
điều kiện môi trường bên ngoài và gửi cho bộ xử lý trung tâm để thực hiện điều
khiển tương tác với các thiết bị ngoại vi.
3.2.2. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển tự động tập trung chủ
yếu vào việc giải quyết tương tác giữa hệ thống với môi trường bên ngoài.
Thông qua các cảm biến các tín hiệu ngoài môi trường được thu nhận, các tín
hiệu này sẽ được lưu trữ và xử lý tuỳ theo yêu cầu của từng điều kiện đặt ra mà
điều khiển các thiết bị theo mục đích cụ thể.
7

Khi cấp nguồn 220V AC cho thiết bị, khối nguồn có nhiệm vụ chuyển đổi
nguồn điện 220V AC sang nguồn điện 3V, 5V, 12V DC để cung cấp cho các
thiết bị trong hệ thống hoạt động.

Hình 3. Lưu đồ thuật toán chương trình điều khiển

Lưu đồ thuật toán chương trình điều khiển trên điện thoại di động (Hình
3) cho chúng ta cái nhìn tổng quan về cách thức điều khiển như sau: Khi người
dùng khởi động chương trình điều khiển trên điện thoại thì giao diện lựa chọn
chức năng điều khiển sẽ hiển thị, cho phép người sử dụng lựa chọn chức năng
điều khiển thông qua mạng di động GSM hoặc qua mạng không dây Bluetooth.
Việc sử dụng mạng GSM có ưu điểm là phạm vi điều khiển không giới hạn, có
thể sử dụng ở bất cứ nơi nào có mạng di động, nhưng lại tốn kém chi phí do dịch
vụ tin nhắn. Việc sử dụng mạng không dây Bluetooth có lợi thế là không tốn
kém chi phí nhưng phạm vi điều khiển không vượt quá 20m. Sau khi chọn lựa
chức năng điều khiển thì trên màn hình ứng dụng cho phép điều khiển tắt mở
các thiết bị điện ngoại vi trong gia đình như đèn, camera, tivi, bơm nước,..
3.2.3. Lắp đặt các thiết bị
8

- Hệ thống cảnh báo cháy nổ: cảm biến hồng ngoại nhận diện của các đám
cháy, cảm biến nhận biết rò rỉ khí gas. Gắn trong phòng bếp và phòng khách
được kết nối với hệ thống điện riêng đảm bảo hoạt động an toàn.
- Hệ thống an ninh: Camera được gắn ở cổng, kết nối với điện thoại di động
qua wifi, giúp người trong nhà có thể nhìn thấy và trò chuyện với người bên
ngoài cổng. Đồng thời ghi lại các diễn biến bất thường trước cổng nhà.
- Hệ thống cửa tự động: động cơ Servo hỗ trợ tạo mạch điều khiển mở cửa tự
động qua giọng nói trên điện thoại hoặc sử dụng cảm biến vân tay.
- Hệ thống chiếu sáng: hoạt động theo khung thời gian được thiết lập sẵn khi
lập trình. Đồng thời, nhóm còn sử dụng mạch điều khiển kết nối với cảm biến
ánh sáng nếu trời sáng đèn tắt trời tối đèn mở, tắt mở đèn qua một relay. Cảm
biến được đấu dây và để ngoài trời. Mạch được cấp nguồn 5V.
- Hệ thống tưới tự động: cảm biến độ ẩm kết nối với hệ thống điện và máy
bơm. Tưới cây tự động khi cần thiết.
- Mạch chủ: ESP 32 dev kit được cấp nguồn 5V từ hệ thống pin mặt trời, điều
khiển relay qua các chân kết nối bằng nguồn 3V thông qua hệ thông IOT kết nối
qua điện thoại. Relay cấp nguồn 5V điều khiển hệ thống đèn.
- Năng lượng mặt trời: dùng 2 tấm pin mặt trời công suất 17W-30W, hiệu
điện thế 12V-17V. Kết nối với bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời (Solar
charge controller), sạc điện cho ác quy và pin, để cấp điện cho các thiết bị.
- Hiển thị độ ẩm, nhiệt độ không khí trong nhà: dùng cảm biến nhiệt độ, độ
ẩm.
- Inverter: chuyển đổi điện mặt trời từ 12V lên 220V.
- Hạ áp điện lưới: để cung cấp điện cho ngôi nhà nếu điện mặt trời thiếu hụt.
- Tản nhiệt: cảm biến nhiệt độ để bật quạt tản nhiệt cho hệ thống điện.
IV. KẾT QUẢ
4.1. Kết
quả
đo đạt

Hình 4. Đồ thị ánh sáng và độ ẩm


Ghi chú: (a) Ánh sáng; (b) Độ ẩm; và (c) Nhiệt độ.
9

Mạch cảm biến ánh sáng được chuẩn theo thiết bị Light Metter của Đài
Loan (Trung Quốc), nhiệt độ được chuẩn hoá theo nhiệt kế thuỷ ngân và độ ẩm
được chuẩn theo thiết bị Temperature và Humidity transmitter (Hàn Quốc). Các
thiết bị và quá trình đo đạc diễn ra tại trường.
Các kết quả nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đo được cho thấy mức điện áp của
cảm biến thay đổi từ 0 đến 5V, tương ứng với các mức điện áp là mức giá trị
môi trường cảm biến đo được. So sánh giá trị mà cảm biến điện tử đo được với
mức giá trị được chuẩn hoá ta thấy kết quả có sự chính xác tương đối, sai số ảnh
hưởng chủ yếu là do các nguồn nhiễu công nghiệp và chất lượng của cảm biến.
Khối điều khiển ngoại vi sử dụng để điều khiển các thiết bị ngoại vi được kết
nối bên ngoài như đèn, tivi, bơm nước… thông qua lệnh điều khiển từ người sử
dụng.
4.2. Sản phẩm thu được
Sản phẩm thu được của dự án là một hệ thống điều khiển sử dụng các
thiết bị và phần mềm để tự động hóa các thiết bị và hệ thống phục vụ đời sống
con người. Hệ thống có thể biến đổi một ngôi nhà truyền thống thành ngôi nhà
thông minh; Có thể đảm bảo an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy, đảm bảo
an ninh cho các gia đình trong việc phòng chống mất cắp hay kẻ gian đột
nhập,.... Đặc biệt là hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy đảm bảo an toàn
cho ngôi nhà. Hệ thống còn được thiết kế để sử dụng năng lượng mặt trời giúp
tiết kiệm chi phí đáng kể cho các hộ gia đình.
4.2.1. Hệ thống biến ngôi nhà truyền thống thành ngôi nhà thông minh đáp
ứng đủ các tiêu
chí của một
“Smart Home”

Hình 5. Hệ thống điều khiển


- Đem lại sự thoải mái cho người sử dụng:
- Điều khiển tự động hệ thống ánh sáng;
10

- Đảm bảo an ninh, an toàn cho ngôi nhà: khóa bảo vệ cổng cửa, cửa ra vào
chính thông qua cảm biến vân tay và camera.
- Cung cấp các
khả năng giám sát
điều khiển từ xa:
giám sát qua thiết
bị di động

Smartphone, điều khiển thiết bị qua internet trên giao diện web.
- Tăng hiệu suất của hệ thống, giảm điện năng tiêu thụ.
4.2.2. Hệ thống báo động cháy, chữa cháy

Hình 6. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy


Các cảm biến như cảm biến gas, cảm biến hồng ngoại sau khi các thiết bị
được kết nối với trung tâm điều khiển thì bất kỳ một tác động nào đến một trong
những cảm biến này đều truyền tín hiệu về trung tâm. Trung tâm điều khiển sau
khi nhận được tín hiệu từ các cảm biến, trung tâm sẽ xử lý các thông tin và phát
ra báo động cho chủ nhà biết.
- Đầu báo ga trực tiếp giám sát phát hiện dấu hiệu có gas khi tỉ lệ gas tập trung
vượt mức quy định và gửi tín hiệu về trung tâm xử lý. Các đầu báo ra thường
được gắn gần nơi có ga như nhà bếp.
- Đầu báo lửa cảm biến hồng ngoại các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận
tín hiệu, rồi gửi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý khi phát hiện tín hiệu lửa.
- Chữa cháy tự động: Khi có tín hiệu báo cháy thì hệ thống điều khiển trung
tâm sẽ điều khiển máy bơm để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi cần thiết và có
thể sử dụng hệ thống này để tưới cây tự động khi thiếu độ ẩm.
11

4.2.3. Hệ thống an ninh:

Hình 7. Hệ thống an ninh


Khi có bất kỳ một tác động nào đến các cảm biến, cảm biến truyền tín
hiệu về trung tâm, trung tâm điều khiển đưa ra quyết định cảnh báo hay không
trên chế độ hoạt động hiện tại. Cụ thể:
- Các cảm biến của hệ thống chiếu sáng khi được kích hoạt sẽ tự động trở thành
hệ thống chống trộm khi có nguy cơ bị đột nhập, các thiết bị này sẽ lập tức cảnh
báo tại chỗ bằng chuông báo động hoặc hệ thống báo về smartphone.
- Khi khách đứng trước cửa, camera sẽ được kích hoạt để ghi hình của khách,
truyền hình ảnh về màn hình trung tâm trong nhà hoặc điện thoại. Nếu chủ nhà
muốn nói chuyện với khách thì bấm nút nói chuyện trên thiết bị màn hình để kết
nối đàm thoại 2 chiều với khách bên ngoài.
- Camera hỗ trợ thêm màn hình để người ở trong nhà có thể nhìn thấy và giao
tiếp với người ở ngoài cổng. Những khách ở bên ngoài sẽ không thấy mặt người
ở trong nhà trong suốt quá trình trò chuyện.
- Camera tự động quay lại các diễn biến xung quanh ngôi nhà và gửi thông tin
đến điện thoại có liên kết.
4.2.4. Hệ thống chiếu sáng thông minh

Hình 8. Hệ thống chiếu sáng

Các thiết bị chiếu sáng như đèn LED, đèn ngủ, đèn trang trí,.. được sử
dụng rất nhiều. Vì vậy nếu phối hợp chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn tới bị “ô
nhiễm” ánh sáng. Ngoài ra việc chiếu sáng như vậy còn gây lãng phí điện giảm
tuổi thọ của thiết bị. Bên cạnh đó, số lượng đèn dùng để chiếu sáng là khá lớn
người dùng sẽ gặp những bất tiện trong việc bật tắt, điều chỉnh độ sáng cho phù
12

hợp. Hệ thống chiếu sáng sẽ được tách riêng để điều khiển độc lập nhằm tối ưu
hệ thống và giúp người dùng điều khiển dễ dàng hơn. Điều khiển bằng một
trong các hình thức:
- Điều khiển bằng giọng nói
- Điều khiển qua Smarphone, Ipad
- Điều khiển tự động thời gian chiếu sáng cho phép người dùng bật tắt đèn theo
lịch trình đặt
trước. Loại điều
khiển này hiệu
quả những nơi
có người xuất
hiện theo tính
chu kì cho phép
bật tắt đèn theo
chu kì hoạt
động của nhà.
4.2.5. Hệ thống
năng lượng mặt
trời

Hình 1.3. Pin năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời dùng 2 tấm pin mặt trời công suất 17W-30W, hiệu
điện thế 12V-17V. Kết nối với bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời (Solar
charge controller), sạc điện cho ác quy và pin, để cấp điện cho các thiết bị.
4.3. Cách sử dụng hệ thống
- (Hình 5). Khi người dùng chưa lựa chọn chức năng thì chương trình sẽ chờ
đợi đến khi người dùng xác định chức năng điều khiển.
13

Hình 5. Giao diện phần mềm điều khiển


thông qua mạng không dây, Wifi, Bluetooth

- Người dùng sử dụng các câu lệnh được thiết lập sẵn để điều khiển các thiết bị
trong nhà thông qua app trên điện thoại.
Lệnh điều khiển các thiết bị trong nhà
1. Mở/ Tắt đèn phòng khách
2. Mở/ Tắt đèn phòng làm việc
3. Mở/ Tắt đèn phòng bếp
4. Mở/ Tắt đèn phòng vệ sinh
5. Mở/ Tắt đèn phòng sinh hoạt
6. Mở/ Tắt đèn phòng ngủ 1
7. Mở/ Tắt đèn phòng ngủ 2
8. Mở/ Tắt đèn phòng ngủ 3
9. Mở/ Tắt đèn ban công
10. Mở/ Tắt đèn ngoài hiên
11. Mở/ Tắt tất cả đèn
12. Mở cửa
13. Đóng cửa
V. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã thiết kế một mô hình điều khiển tự
động có khả năng kết nối các thiết bị trong ngôi nhà thành một hệ thống mạng
các thiết bị thông qua các mạng không dây như wifi, Bluetooth hoặc GSM giúp
biến đổi ngôi nhà truyền thống thành “Smart Home” cùng hệ thống phòng cháy,
chữa cháy tự động. Hệ thống này được điều khiển qua phần mềm trên điện thoại
thông minh tạo được sự thuận lợi và hiện đại cho người dùng.
Trên điện thoại di động nhóm xây dựng phền mềm điều khiển chạy trên
hệ điều hành Android với giao diện thiết kế đơn giản, dễ dàng cho người sử
dụng. Mô hình được điều khiển qua điện thoại di động thông minh, từ đó hệ
thống có thể điều khiển các thiết bị điện theo một kịch bản đã được cài đặt
trước. Ngoài ra, hệ thống còn kết nối với các cảm biến ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm,… để thực hiện thu nhận các tín hiệu bên ngoài và đưa đến khối xử lý trung
tâm để điều khiển các thiết bị ngoại vi một cách tự động. Các tiện ích trên đảm
bảo được các tính chất cơ bản trong một ngôi nhà thông minh có khả năng kết
nối tương tác giữa các thiết bị với người dùng.
Công suất tiêu thụ của hệ thống đo đạc được khoảng 15W. Ngoài ra, hệ
thống còn kết hợp các cảm biến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm để điều khiển bóng
đèn, quạt một cách tự động sẽ giúp tiết kiệm được chi phí sử dụng điện năng
trong ngôi nhà một cách hợp lý nhất. Ví dụ, khi trời tối thì nhờ cảm biến ánh
14

sáng đo được cường độ ánh sáng thấp nên sẽ truyền tín hiệu tới vi điều khiển để
thực hiện bật bóng đèn một cách tự động.
Ưu điểm trong nghiên cứu này là mô hình hoạt động tốt và đã được tiến
hành chạy thử trong thời gian dài để kiểm tra tính ổn định của thiết bị điều
khiển, đáp ứng được các mục tiêu mà đề tài đã đưa ra cũng như phần lớn yêu
cầu của người sử dụng. Giao diện phần mềm được thiết kế dễ dàng, đơn giản
cho người sử dụng, tính ứng dụng cao, sự tiện lợi, tiết kiệm, an toàn, giá thành
phải chăng nên có thể được sử dụng rộng rãi cho cá nhân, gia đình, các cơ quan
và xí nghiệp. Tuy nhiên, do chi phí và thời gian đầu tư ban đầu còn hạn chế, nên
nghiên cứu này chỉ đưa ra mô hình điều khiển các chức năng cơ bản.
5.2. Kết luận và kiến nghị
Sản phẩm được kiến nghị sử dụng tại các ngôi nhà nhỏ với yêu cầu chi
phí lắp đặt thấp nhưng vẫn đảm bảo được các tính chất và chức năng biến ngôi
nhà truyền thống thành ngôi nhà thông minh cùng với hệ thống tự động báo
cháy, chữa cháy đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.. Thiết bị điều khiển mà nhóm
xây dựng cho phép kết nối các thiết bị thành một mạng điều khiển không dây và
đây chính là yếu tố cốt lõi để tạo nên những ngôi nhà thông minh giá rẻ. Khi đó,
mọi ngôi nhà theo mô hình truyền thống đều có thể biến thành một không gian
tiện nghi, hiện đại. Thay vì phải di chuyển đến vị trí và tự tay bật tắt các thiết bị
thì giờ đây chúng ta chỉ việc điều khiển chúng thông qua phần mềm điều khiển
trên điện thoại thông minh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lập trình điều khiển xa với ESP8266-ESP32 & ARDUINO.


- Tác giả: TS Bùi Văn Minh, TS Dương Thanh Long, KS Phạm Quang Huy
- Nhà xuất bản Thanh niên
2. Hướng dẫn thiết kế - lắp đặt mạng điện dân dụng
- Tác giả: Nguyễn Trọng Thắng, Trần Thế Sang
- Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật
3. Giáo trình điện máy
- Tác giả: TS Trần Thị Hòa Đồng, ThS Nguyễn Thị Thúy May, ThS Vũ Thị Thùy
Lan
- Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật
15

4. Giáo trình điện tử thực hành


- Tác giả:TS Nguyễn Vũ Quỳnh, KS Phạm Quang Huy
- Nhà xuất bản Thanh niên
6. Mạch điện ứng dụng của đồng hồ đo điện
- Tác giả: Nhiều tác giả
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam

You might also like