You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
--- ---

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ THÔNG MINH

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Quốc Cường


Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Hoàng MSSV: 20170761
Trần Việt Hoàng MSSV: 20172571
Dương Đức Hiếu MSSV: 20172547
Lớp: CTTN – Điều khiển tự động K62

Hà Nội, 1/2021
Mục lục
Trang
1. Chương 1. Nhật ký -
1.1. Tuần 1 4
1.2. Tuần 2 7
1.3. Tuần 3 7
1.4. Tuần 4 12

2. Chương 2. Nhiệm vụ thiết kế -


2.1. Giới thiệu về Smart Home 13
2.2. Chức năng mô hình SmartHome thực hiện 14

3. Chương 3. Kịch bản sử dụng -


3.1. Yêu cầu cho thiết kế 15
3.1.1. Cửa tự dộng
3.1.2. Ánh sáng
3.1.3. Nhiệt độ
3.1.4. Hiển thị thông tin nhiệt độ, độ ẩm
3.1.5. Hệ thống đảm bảo an toàn
3.1.6. Giám sát, điều khiển từ xa
3.1.7. Các kịch bản khác
3.2. Phương thức đánh giá 16

4. Chương 4. Thiết kế -
4.1. Thiết kế cơ khí 17
4.2. Thiết kế các chức năng, hệ thống (hardware) 17
4.3. Thiết kế phần mềm (software) 18
4.3.1. Tổng quan hệ thống
4.3.2. Hiển thị LCD
4.3.3. Xuất xung PWM bằng PCA9865
4.3.4. Cảm biến DHT11
4.3.5. 1 – Wire
4.3.6. I2C
4.3.7. Truyền thông không dây kết nối Internet
4.3.8. Giao thức MQTT
4.3.9. Nhận diện giọng nói (Python code)

5. Chương 5. Triển khai -


5.1. Linh kiện, thiết bị 22

2
5.1.1. Vi điều khiển ESP8266
5.1.2. Cảm biết nhiệt độ & độ ẩm DHT11
5.1.3. Màn hình LCD 1602
5.1.4. LED đỏ, LED công suất và đèn sợi đốt
5.1.5. Cảm biến chuyển động PIR
5.1.6. Cảm biến cường độ ánh sáng GY - 30
5.1.7. Module thu phát hồng ngoại phát hiện lửa
5.1.8. Quạt

6. Chương 6. Thử nghiệm. đánh giá 26


Lời kết 27

3
CHƯƠNG 1. NHẬT KÝ

1.1 Tuần 1
Phân chia công việc
- Việt Hoàng + Đức Hiếu : Đang trong quá trình làm mô hình nhà
+ Chất liệu: bìa catton
+ 2 phòng:
+ 1 cửa (dùng đèn để báo hiệu)
- Phạm Hoàng : Xong điều khiển đèn led qua webserver (code bằng php),
giao thức truyền thông HTTP (Local)
1.1.2. Nội dung đã thực hiện
- Mô hình tổng thể

4
- Giao diện website

- Chạy thực tế
5
- Xong mô hình nhận dạng giọng nói (speech to text)

6
1.1.3. Nội dung vướng mắc
- Liên kết mô hình nhận dạng giọng nói với chức năng điều khiển trên
webserver
1.1.4 Nội dung tiếp theo
- Hệ thống camera streaming tự động gửi ảnh về chủ nhà khi khách đến nhà
capture
- Hệ thống điều khiển bóng đèn, cửa, quạt bằng giọng nói.
- Hệ thống đọc cảm biến và hiển thị lên server
- Hệ thống chống trộm phát hiện tia hồng ngoại khi được kích hoạt

1.2. Tuần 2
Phân chia công việc
- Các linh kiện cần thiết (Phạm Hoàng+ Việt Hoàng)
+ Màn hình LCD16x2
+ Cảm biến: DHT11
+ Cảm biến hồng ngoại thụ động PIR (HC - SR501)
- Mô hình Smart Home (Dương Đức Hiếu)
+ Chất liệu: bìa Catton
+ Kích thước: 40 cm x 60 cm (2 phòng)
1.3. Tuần 3
1.3.2. Phân chia công việc
- Phạm Hoàng: Hoàn thành code web server, khi người dùng login thành
công thì đèn tự động bật, khi logout thì đèn tự động tắt. Khi login thành
công hệ thống, người sử dụng có thể điều khiển khiển đèn, quạt
- Dương Đức Hiếu: thử lắp linh kiện demo Smart Home bằng bìa catton +
viết báo cáo
- Việt Hoàng: đọc được cảm biến DHT11 và cảm biến PIR, lập trình và hiển
thị thành công lên màn hình LCD16x2
1.3.3. Nội dung đã thực hiện

- Cảm biến DHT11: DHT11 Là cảm biến rất thông dụng hiện nay vì chi phí
rẻ và rất dễ lấy dữ liệu thông qua giao tiếp 1-wire (giao tiếp digital 1-wire
truyền dữ liệu duy nhất). Cảm biến được tích hợp bộ tiền xử lý tín hiệu giúp
dữ liệu nhận về được chính xác mà không cần phải qua bất kỳ tính toán nào

7
- LCD text 1602 một sản phẩm quen thuộc với những người mới học và
muốn thực hiện các dự án về điện tử, lập trình. Với khả hiển thị 2 dòng với
mỗi dòng 16 ký tự, đồng thời có rất nhiều ví dụ mẫu được cộng đồng
Arduino xây dựng sẵn sẽ giúp người mới sử dụng làm quen nhanh hơn cũng
như tiết kiệm được thời gian trong việc phát triển ứng dụng của mình.
-

8
- Cảm biến PIR là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng
ngoại. Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng.
Trong các cơ thể sống, trong chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là
ở 37 độ C), và từ cơ thể chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi
là các tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia
nhiệt ra dạng tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện
các vật thể nóng đang chuyển động. Cảm biến này gọi là thụ động vì nó
không dùng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ
phụ thuộc vào các nguồn tha nhiệt, đó là thân nhiệt của các thực thể khác,
như con người con vật…

- Vi điều khiển ESP 8266


+ Kit RF thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua là kit phát triển
dựa trên nền chip Wifi SoC ESP8266 với thiết kế dễ sử dụng và đặc biệt
là có thể sử dụng trực tiếp trình biên dịch của Arduino để lập trình và nạp
code.
+ Dùng cho các ứng dụng cần kết nối, thu thập dữ liệu và điều
khiển qua sóng Wifi, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến IoT.

9
- Chức năng điều khiển đèn

- Thử nghiệm : Hệ thống điều khiển đèn, quạt qua webserver hoạt động chính
xác

10
- Hệ thống đọc cảm biến DHT11 và hiển thị lên màn hình LCD16x2 hoạt
động chính xác.
- Webserver streaming camera hoạt động chính xác.
- Model ASR hoạt động chính xác

11
1.3.4. Nội dung vướng mắc
- Liên kết model ASR với webserver.
- Liên kết chức năng capture ảnh với webserver.
- Thêm các khối chức năng điều khiển nhiệt độ

1.4. Tuần 4
1.4.2. Phân chia công việc
- Phạm Hoàng: Hoàn thành code streaming camera và capture.
- Dương Đức Hiếu: hoàn thành mô hình nhà + viết báo cáo
- Việt Hoàng: đọc được cảm biến PIR và hiển thị.
1.4.3. Nội dung đã thực hiện
- Hoàn thiện các chức năng của phòng.
- Giải đáp được các vấn đề của tuần trước
1.4.4. Nội dung tiếp theo
- Hoàn thiện nốt các phòng còn lại và mô hình nhà thông minh
- Xem xét bổ sung các chức năng.

• Đánh giá công việc thành viên:


- Phạm Hoàng: (Nhóm trưởng) 40%
- Trần Việt Hoàng: 30%
- Dương Đức Hiếu: 30%

12
CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

2.1. Giới thiệu về Smart Home


a) Tổng quan về Smart Home

SmartHome (nhà thông minh) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử
có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động, thay thế con người
trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử
này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên
điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web. Sự ra đời của nhà
thông minh như một giải pháp thay thế hiện đại:

⚫ Smart TV - TV thông minh kết nối Internet, truy cập nội dung thông qua
các ứng dụng, chẳng hạn như video và âm nhạc theo yêu cầu. Một số TV
thông minh bao gồm nhận diện giọng nói hoặc cử chỉ.
⚫ Ngoài khả năng điều khiển từ xa và tùy biến, các hệ thống chiếu sáng
thông minh có thể phát hiện khi nào có người ở trong phòng và điều chỉnh
ánh sáng nếu cần. Bóng đèn thông minh cũng có thể tự điều chỉnh dựa trên
ánh sáng ban ngày.
⚫ Các bộ điều chỉnh nhiệt thông minh được tích hợp Wi-Fi, cho phép người
dùng lên lịch, theo dõi và điều khiển nhiệt độ trong nhà từ xa. Các thiết bị
này cũng học hành vi của chủ nhà và tự động sửa đổi thiết lập nhằm cung
cấp cho người dùng sự thoải mái và hiệu quả tối đa. Bộ điều chỉnh nhiệt
thông minh cũng có thể báo cáo việc sử dụng năng lượng và nhắc nhở người
dùng thay đổi bộ lọc.

13
⚫ Sử dụng khóa thông minh và dụng cụ mở cửa nhà để xe, người dùng có
thể cho phép hoặc từ chối mở cửa cho khách vào nhà. Hơn nữa, khóa thông
minh cũng có thể phát hiện khi chủ nhà đang ở gần và mở khóa cho họ.
⚫ Với camera quan sát thông minh, người dùng có thể theo dõi nhà của
mình khi di chuyển hoặc đi nghỉ mát. Các cảm biến chuyển động thông
minh cũng có thể xác định sự khác biệt giữa chủ nhà, khách, thú cưng và
kẻ trộm để thông báo cho chính quyền nếu phát hiện hành vi đáng ngờ.
⚫ Có thể tự động chăm sóc vật nuôi với hệ thống cho ăn đã được kết nối sẵn.
Cây trồng trong nhà và cỏ cũng được tưới nước bằng bộ đếm thời gian đã
được kết nối.
⚫ Các thiết bị nhà bếp đều có sẵn, bao gồm máy pha cà phê thông minh có
thể pha một tách cà phê thơm ngon ngay khi chuông báo thức của bạn reo
lên; tủ lạnh thông minh theo dõi ngày hết hạn, lên danh sách mua sắm hoặc
thậm chí tạo ra các công thức nấu ăn dựa trên các thành phần sẵn có; nồi
nấu và lò nướng bánh mỳ; trong phòng giặt có máy giặt và máy sấy.
⚫ Các màn hình hệ thống hộ gia đình có thể cảm nhận được điện áp tăng vọt
và tắt thiết bị; nhận thấy đường ống nước bị hỏng hoặc ngắt các đường ống
và tắt nước để không bị tràn ra sàn.

2.2. Chức năng mô hình Smart Home thực hiện

- Mở cửa bằng nhận dạng khuôn mặt (có sự can thiệp của chủ nhà)
- Hệ thống điều khiển mở cửa, bật đèn, bật quạt bằng giọng nói.
- Hệ thống chống trộm khi được kích hoạt, phát hiện tia hồng ngoại khi có
người đến gần.
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ phòng ngủ.
- Hiển thị các thông tin về nhiệt độ, độ ẩm lên web server

14
CHƯƠNG 3. KỊCH BẢN SỬ DỤNG

3.1. Yêu cầu cho thiết kế


Giả sử chủ nhà là một thiếu gia sống một mình trong một biệt thự, ít có khách
hay người ngoài vào nhà.
3.1.1. Cửa tự động
- Khi có người đến, quét thẻ RFID (nếu đúng) để bật hệ thống nhận diện
khuôn mặt, camera chụp một vài ảnh, xử lý và đưa ra thông báo: mở khóa
cửa nếu là người nhà, không mở cửa nếu không phải người nhà.
- GPS Enter thì thông báo “Welcome home” và bỏ qua chức năng RFID,
tiến hành nhận diện khuôn mặt.
- GPS Exit thì tắt hết đèn.
- (Ngoài ra có thể mở khóa cửa qua App nhưng khi đó cần nhập mật mã.)
- Giả sử cửa cứ đóng vào là khóa ngoài và chỉ khóa từ bên ngoài, bên trong
có thể đi ra dễ dàng.
- Để demo đơn giản, cửa tự khóa sau 10s.
3.1.2. Ánh sáng
- Đèn lúc nào cũng sáng ở một mức cố định theo tiêu chuẩn là 200 lux cho
phòng ngủ.
- Chế độ ban đêm: Để người dùng dễ ngủ hơn, ánh sáng được giảm dần theo
thời gian và về không khi tới mốc 24 giờ đêm hoặc do người dùng tự tắt.
- Đèn phòng khách có thể tự bật sáng khi phát hiện chuyển động thông qua
cảm biến PIR khi chế độ Auto Light được bật. Do đó, có thể kết hợp với
Security Mode để đuổi kẻ xâm nhập.
3.1.3. Nhiệt độ
- Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng tăng lên theo tùy ý người sử dụng, mặc
định là không hoạt động nếu người dùng không bật.
3.1.4. Hiển thị thông tin nhiệt độ, độ ẩm
- Sử dụng màn hình LCD để liên tục hiển thị thông tin nhiệt độ, độ ẩm
ngoài hiên nhà và trong nhà để người trong nhà được biết. Hiển thị trên
ứng dụng.
3.1.5. Hệ thống đảm bảo an toàn
- Cảm biến phát hiện cháy và bật còi cũng như thông báo trên App.
- Khi chủ nhà bật chế độ an ninh Security Mode, PIR đặt ở trong phòng
khách sẽ được bật, nếu phát hiện chuyển động trong hoặc ngoài hiên nhà
thì sẽ phát ra tiếng còi báo động, bật sáng đèn (với chế độ Auto Light
được bật) và thông báo trên điện thoại.
- Còi và đèn chỉ tắt khi người dùng sử dụng App (cần mật khẩu).

15
3.1.6. Giám sát, điều khiển từ xa
- Giả sử nhà đã có đầy đủ các công tắc thủ công và (trung tâm điều khiển
Control Center).
- Điều khiển các chức năng thông qua ứng dụng điện thoại Blynk.
- Điều khiển bằng giọng nói qua Google Assistance.
3.1.7. Các kịch bản khác
- Người dùng có thể bật bình nước nóng từ xa khi muốn tắm hoặc theo giờ
đã định trước (minh họa bằng đèn LED).
- Người dùng đặt báo thức, chuông điện thoại sẽ kêu và máy pha cà phê tự
động bật.
- Người dùng có thể bật máy pha cà phê khi ngủ dậy (minh họa bằng đèn
LED).
3.2. Phương thức đánh giá
3.2.1. Ánh sáng
- Tương tác trực quan với người điều khiển.
3.2.2. Nhiệt độ
- Nhiệt độ quá thấp thì sẽ bật bóng đèn sợi đốt để tăng nhiệt độ lên.
Hệ thống hiển thị:
- Hiển thị nhiệt độ, độ ẩm bằng màn hình LCD16x2 (cả web server), để người
ở nhà và người ở xa được biết).
3.2.3. Hệ thống an ninh
- Khách bấm chuông, camera bật lên và quay lại mặt người đó, capture về
web server để chủ nhà nhận diện. Nếu là người quen thì chủ nhà sẽ bấm
nút mở cửa trên web server, nếu không phải thì từ chối.
- Chủ nhà có thể điều khiển các thiết bị bằng giọng nói (tiếng anh).
3.2.4. Giám sát, điều khiển từ xa
- Giả sử nhà đã có đầy đủ các công tắc thủ công và (trung tâm điều khiển
Control Center).
- Điều khiển các chức năng thông qua ứng dụng điện thoại Blynk.
- Điều khiển bằng giọng nói qua Google Assistance để bật đèn phòng
khách.
3.2.5. Các thiết bị khác
- Dùng bật lửa thử cảm biến cháy.

16
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ

4.1. Thiết kế cơ khí

- Thiết kế tổng thể:


Gồm 1 tầng, 3 phòng với kích thước tương đương sau

Ngoài ra còn có các cơ cấu cơ khí khác:


o Cửa thông minh
o Đèn sợi đốt, đèn LED 3 chế độ, quạt,…
o Các loại cảm biến
- Cách thức tiến hành: Làm bằng bìa
4.2. Thiết kế các chức năng, hệ thống (hardware)
- Các dây nguồn 5V, 3.3V chạy quanh tường.
- ESP8266-1 thứ nhất nằm ở phòng 1: Điều khiển toàn bộ hệ thống tầng 1,
truyền tín hiệu không dây. PCA kết nối I2C (D1 – GPIO là SCL, D2 – GPIO
là SDA).
- ESP8266-2 thứ hai nằm ở tầng 2: Điều khiển toàn bộ hệ thống tầng 2,
truyền tín hiệu không dây.
- LED 3 chế độ -
- Quạt -

17
- Đèn nhiệt
- DHT11
- PIR
- 2xGY30 -
- LED LCD
- Còi
- Sử dụng 1 Gateway/Router (Sử dụng điện thoại).
- Global Server là
4.3. Thiết kế phần mềm (software)
4.3.1. Tổng quan hệ thống

4.3.2. Hiển thị LCD


- Nhóm sử dụng thư viện có sẵn hỗ trợ truyền thông I2C.
<LiquidCrystal_I2C.h>
4.3.3. Xuất xung PWM bằng PCA9865
- Thực hiện mô hình giữa kì.

18
4.3.4. Cảm biến DHT11
- Sử dụng thư viện có sẵn của DHT11 để đọc nhiệt độ và độ ẩm của môi
trường.
4.3.5. 1 – Wire
- Dùng 1 – Wire ở chế độ master – slave
- Trong đó ESP8266 là master còn DHT11 là slave.

Hình 0.1 Kết nối 1-Wire

- Do chỉ dùng 1 dây để truyền dữ liệu nên việc truyền nhận có tốc độ thấp,
phù hợp cho việc truyền nhận dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm, không cần tốc độ
cao.
- Dùng cơ sở truyền nhận READ: ESP8266 sẽ kéo xuống 0 một khoảng A
(1- 6 micro giây) sau đó delay một khoảng E (1-9 micro giây) rồi mới nhận
giá trị DHT11 gửi về.

Hình 0.2 Giao thức 1-Wire

19
- Bus dữ liệu khi ở trạng thái chờ (khoảng thời gian không có dữ liệu trên
đường truyền ) phải ở mức cao do vậy bus dữ liệu cần được kéo lên nguồn
thông qua một điện trở. Và DHT11 đã có sẵn trở kéo đó nên nhóm không
cần thiết kế thêm trở để duy trì bus nữa.

- Thư viện sử dụng: <DHT.h>


4.3.6. I2C
- Dùng I2C ở chế độ one master – multi slave
- Trong đó ESP8266 là master còn LCD16x2 và BMP180 là các slave
- Khi ESP8266 muốn giao tiếp với ngoại vi nào trên bus thì nó sẽ gửi 7 bit
địa chỉ của thiết bị đó ngay sau xung START. Byte đều tiên được gửi sẽ
bao gồm 7 bit địa chỉ và một bit thứ 8 điều khiển hướng truyền.

Hình 0.3 Giao thức I2C

- Mỗi một ngoại vi sẽ có một địa chỉ riêng do nhà sản xuất quy định. Riêng
bit điều khiển hướng sẽ quy định chiều truyền dữ liệu (bit thứ 8 R/W trong
byte đầu tiên) , ở đây, bằng “1” thì các byte theo sau byte đầu sẽ là dữ liệu
gửi từ slave tới master (Sensors tới ESP ) và ngược lại là “0” (ESP tới
LCD16x2)
- Thư viện sử dụng: <wire.h>
4.3.7. Truyền thông không dây và kết nối Internet
a) Kết nối ESP8266 và WiFi
- Để kết nối các thiết bị wireless hoặc có dây vào mạng nội bộ (LAN), ta cần
1 thiết bị gọi là Điểm truy cập (Access Point). Những thiết bị kết nối với
Access Point được gọi là Station
- Để một Station có thể kết nối không dây vào Access Point thì có 2 thông số
cần quan tâm
- SSID: tên của Access Point muốn kết nối đến
- Password: mật khẩu truy nhập Access Point
- ESP8266 có thể kết nối với các thiết bị khác thông qua mạng WiFi theo các
chế độ:
+ Chế độ WiFi Station
20
+ Chế độ WiFi Access Point
+ Đồng thời cả 2 chế độ trên
b) Cấu hình WiFi
- Sử dụng thư viện có sẵn cơ bản cho ESP8266.
<ESP8266WiFi.h>
- Bên cạnh đó còn sủ dụng thư viện tự động lựa chọn WiFi có tốc độ tốt nhất
để kết nối.
<ESP8266WiFiMulti.h>
4.3.8. Giao thức truyền thông MQTT
- MQTT Là một giao thức truyền tin theo mô hình publish/subcribe (xuất
bản/theo dõi) sử dụng băng thông thấp. độ tin cậy cao và có kha năng hoạt
động trong điều kiện đường truyền không ổn định.
- Kiến trúc bậc cao của MQTT bao gồm 2 thành phần chính là Broker và
Client Broker là trung tâm của mạng truyền tin MQTT, là điểm giao của tất
cả các kết nối trong client. Broker có nhiệm vụ nhận message từ publisher,
xếp các message đó theo hàng đợi sau đó chuyển chúng tới 1 địa chỉ cụ thể.

Hình 0.4 Giao thức MQTT


- Client thì được chia thành 2 nhóm là Publisher và Subcriber. Client chỉ làm
ít nhất 1 trong 2 việc là gửi các message lên 1 topic cụ thể hoặc subcribe 1
topic nào đó để nhận message từ topic này.
- Vì giao thức này sử dụng băng thông thấp trong mỗi trường có độ trễ cao
nên nó là 1 giao thức lý tưởng cho các ứng dụng M2M( Machine to
Machine)
- Có rất nhiều thư viện đã được viết sẵn nhằm hỗ trợ cho việc lập trình MQTT
được viết cho C, C ++, Go, Java, C #, PHP, Python, Node.js,..

4.3.9. Nhận diện giọng nói (Python code)

CHƯƠNG 5. TRIỂN KHAI

21
5.1. Linh kiện, thiết bị
5.1.1. Vi điều khiển ESP8266

- Kit RF thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua là kit phát triển dựa trên nền
chip Wifi SoC ESP8266 với thiết kế dễ sử dụng và đặc biệt là có thể sử
dụng trực tiếp trình biên dịch của Arduino để lập trình và nạp code.
- Dùng cho các ứng dụng cần kết nối, thu thập dữ liệu và điều khiển qua sóng
Wifi, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến IoT.
Thông số kỹ thuật
- Phiên bản firmware: NodeMCU Lua
- Chip nạp: CP2102.
- GPIO tương thích hoàn toàn với firmware Node MCU.
- Cấp nguồn: 5VDC MicroUSB hoặc nguồn tự làm.
- GIPO giao tiếp ở hiệu điện thế 3.3V
- Có Led báo trạng thái, nút Reset.
- Tương thích hoàn toàn với trình biên dịch Arduino.
- Kích thước: 25x50 mm
Trong dự án này, nhóm sử dụng 2 ESP8266 để điều khiển 2 tầng của
Smarthome.

22
5.1.2. Cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DHT11

Thông số cảm biến:


- Điện áp hoạt động: 3V - 5V (DC)
- Dãi độ ẩm hoạt động: 20% - 90% RH, sai số ±5%RH
- Dãi nhiệt độ hoạt động: 0°C ~ 50°C, sai số ±2°C
- Khoảng cách truyển tối đa: 20m
Trong dự án này, nhóm sử dụng 1 cảm biển DHT11 để đo nhiệt độ, độ ẩm trong
phòng
5.1.3. Màn hình LCD 1602

Thông số màn hình:


- Điện áp MAX : 7V.
- Điện áp MIN : - 0,3V.
- Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V.
- Điện áp ra mức cao : > 2.4.
- Điện áp ra mức thấp : <0.4V.
- Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA.
- Nhiệt độ hoạt động : - 30 - 75 độ C.

23
5.1.4. LED đỏ, LED công suất và đèn sợi đốt
- Dự án sử dụng LED 3 chế độ để minh họa cho các thiết bị có cơ cấu chấp
hành khác.
- Đèn sợi đốt làm cơ cấu chấp hành cho hệ thống điều chỉnh nhiệt độ.
5.1.5. Cảm biến chuyển động PIR

5.1.6. Cảm biến cường độ ánh sáng GY-30

Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750 Digital Light Sensor được sử dụng để đo
cường độ ánh sáng theo đơn vị lux, càm biến có ADC nội và bộ tiền xử lý nên
giá trị được trả ra là giá trị trực tiếp cường độ ánh sáng lux mà không phải qua
bất kỳ xử lý hay tính toán nào thông qua giao tiếp I2C
Thông số kỹ thuật:
24
- Nguồn: 3~5VDC
- Điện áp giao tiếp: TTL 3.3~5VDC
- Chuẩn giao tiếp: I2C
- Khoảng đo: 1 -> 65535 lux
- Kích cỡ: 21*16*3.3mm
5.1.7. Module thu phát hồng ngoại phát hiện lửa.

Module cảm biến led thu hồng ngoại là module cảm biến ánh sáng được sử dụng
như hệ thống báo cháy, có độ nhạy cao. Bộ cảm biến duy trì một khoảng cách
nhất định từ các tia hồng ngoại để tránh thiệt hại nhiệt độ cao.

Thông số kỹ thuật của module cảm ứng thu hồng ngoại:


- Điện áp hoạt động: 3.3V - 5V
- Một lỗ bu lông
- Khoảng cách kiểm tra tia hồng ngoại: 80cm
- Góc phát hiện hồng ngoại: 60 độ
- Kích thước: 3.1cm x 1.4cm
- 1 bóng đèn led
- 4 chân
- Sử dụng LM393
5.1.8. Quạt

CHƯƠNG 6. THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ

25
Mô hình đã được thiết kế hoàn thiện và chạy thử nghiệm ổn định, đạt được các
yêu cầu đặt ra.

Kinh phí sử dụng: do nhóm tận dụng được vài linh kiện có sẵn nên kinh phí sử
dụng khoảng 400 nghìn.

Ảnh giao diện web để quan sát và điều khiển: (video hoạt động sẽ được cập nhập
sau)

26
LỜI KẾT

Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức cũng như
kinh nghiệm còn thiếu sót, đã có các vấn đề phát sinh nhưng
nhờ sợ giúp đỡ của thầy giáo, nhóm chúng em đã lần lượt tìm
ra giải pháp khắc phục cũng như tìm ra nhiều ý tưởng mới để
có thể phát triển mô hình trong tương lai.

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy
PGS.TS Nguyễn Quốc Cường đã tận tình giúp đỡ nhóm hoàn
thành đề tài này.

27

You might also like