You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH

BÁO CÁO GIỮA KỲ


Môn Thiết kế hệ thống nhúng
Lớp CE224.N11
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển đèn ngoài vườn

Thành viên nhóm


Nguyễn Thành Trung - 20520946
Hứa Giáo Chương - 20520885
Nguyễn Đức Triển - 20520940
Trương Minh Giảng - 20520953
I. Bảng phân công công việc:
Tên thành viên Phân công công việc
Nguyễn Thành Trung Tìm hiểu về chức năng
linh kiện, code.
Trương Minh Giảng Tìm hiểu về chức năng linh kiện,
nghiên cứu trên proteus.
Nguyễn Đức Triển Nghiên cứu linh kiện, code
Hứa Giáo Chương Vẽ mạch, nghiên cứu linh kiện, viết
báo cáo

II. Hệ thống điều khiển đèn:


1. Chi tiết sản phẩm
- Chức năng: Bật tắt tự động và điều khiển đèn theo ánh sáng của khu
vực, giúp tự động hóa hệ thống chiếu sáng trên diện tích lớn.
- Nguyên lý hoạt động: Khi trời tối thì đèn sáng, còn không thì đèn tắt.
Một công tắt sẽ cho phép tắt hệ thống khi không cần bật vào buổi tối.
- Hạn chế:
- I/O: LED, cảm biến ánh sáng, công tắt.

2. Chi tiết thiết kế


- Phần cứng được sử dụng: IC dịch bit 74H595, quang trở, vi điều khiển
8051, LED, nút bấm làm công tắt.
- Yêu cầu đối với phần cứng:
● Cảm biến có thể lấy tín hiệu từ ánh sáng và truyền vào vi điều khiển.
● Vi điều khiển có khả năng điều khiển LED và nhận công tắt và nhận
tín hiệu từ cảm biến.
● IC 74H595 giúp mở rộng phạm vi điều khiển nhiều LED một lúc.

3. Phần cứng
̵ Thông tin của phần cứng:
● Vi điều khiển 8051:
○ Là bộ vi điều khiển 8 bit, được xây dựng với 40 chân DIP (gói nội
tuyến kép), 4kb bộ nhớ ROM và 128 byte bộ nhớ RAM, 2 bộ định
thời 16 bit.
○ Gồm bốn cổng 8 bit song song, có thể lập trình cũng như định địa
chỉ theo yêu cầu.
○ Một bộ dao động tinh thể trên chip được tích hợp trong bộ vi điều
khiển có tần số tinh thể là 12 MHz.

● IC dịch bit 74H595:


○ Là một thanh ghi dịch (shift register) hoạt động trên giao thức nối
tiếp vào song song ra (Serial IN Parallel OUT).
○ Nhận dữ liệu nối tiếp từ vi điều khiển và sau đó gửi dữ liệu này
qua các chân song song.
○ Có thể tăng 8 chân đầu ra bằng cách sử dụng chip đơn.
○ Có thể kết nối song song nhiều hơn 1 thanh ghi dịch.

● Quang trở:
○ Được tạo bằng một chất đặc biệt có thể thay đổi điện trở khi ánh
sáng chiếu vào.
○ Là một tế bào quang điện được hoạt động dựa theo nguyên lý
quang dẫn.
○ Có thể hiểu nó là một điện trở có thể thay đổi được giá trị theo
cường độ ánh sáng.
○ Điện áp hoạt động 3.3 – 5 V
○ Hỗ trợ cả 2 dạng tín hiệu ra Analog và TTL. Ngõ ra Analog 0 – 5V
tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng, ngõ TTL tích cực mức thấp.
○ Độ nhạy cao với ánh sáng được tùy chỉnh bằng biến trở .

● LED:
○ Là từ viết tắt của Light Emitting Diode hay đi - ốt phát quang là
một linh kiện điện tử dựa trên chuyển tiếp p-n.
○ Có cấu trúc cơ bản của một điốt.
○ Cấu trúc cơ bản của LED gồm hai lớp bán dẫn p, n ghép với nhau
qua lớp tiếp xúc công nghệ.
○ Hoạt động của LED dựa trên hoạt động của chuyển tiếp p-n.

̵ Cách phần cứng thực hiện chức năng:


● Cảm biến ánh sáng lấy tín hiệu từ ánh sáng môi trường rồi đưa vào vi
điều khiển 8051 để điều khiển các tín hiệu LED bật/tắt.
● Công tắt để bật tắt toàn bộ hệ thống.
● IC dịch bit sẽ nhận tín hiệu từ vi điều khiển và điều khiển dãy LED.

4. Phần mềm
- Thuật toán:
● Ban đầu hệ thống sẽ luôn hiển thị là đèn tắt. Khi không có ánh sáng,
Vi điều khiển sẽ kiểm tra

- Cách phần mềm đáp ứng yêu cầu của thiết kế:
● Phần mềm vẽ mạch và mô phỏng proteus.
● Phần mềm code Keil C

5. Kiểm tra
- Công cụ để kiểm tra chức năng của sản phẩm: Phầm mềm Proteus
- Môi trường thiết kế mạch: Phầm mềm Proteus, Keil C
- Kiểm tra chức năng mạch: Tại file proteus đính kèm.

You might also like