You are on page 1of 114

Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
------------***-----------

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT BIA KHÔNG CỒN SẢN LƯỢNG
30 TRIỆU LÍT/ 1 NĂM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Mỹ Hạnh


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10 - thứ 6 tiết 678910 - tuần 9,10,13

Hà Nội, 2022

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ Đánh giá

1 Tạ Mai Hương 642141 Lựa chọn thiết bị và quy 9,5


trình sản xuất
2 Trần Thị Hương 642304 Lập luận đầu tư kinh tế, 10
word, thuyết trình
3 Vũ Thị Hải Linh 642191 Lựa chọn thiết bị và quy 9,5
trình sản xuất
4 Lê Thị Luyến 645838 Lập luận đầu tư kinh tế, 10
powerpoint
5 Vũ Thị Nhật Mai 646988 Lựa chọn thiết bị và quy 9,5
trình sản xuất

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Mục Lục
Mở đầu …………………………………………………………………… 3
1. Lập luận đầu tư kinh tế ………………………………………………… 4
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia của Việt Nam …………………… 4
1.2. Bia không cồn ……………………………………………………….. 5
1.3. Sự cần thiết của việc đầu tư …………………………………………. 7
2. Địa điểm xây dựng nhà máy ……………………………………………. 7
2.1. Vị trí xây dựng nhà máy ……………………………………………...
7
2.2. Cơ sở hạ tầng …………………………………………………………
9
2.3. Con người …………………………………………………………...
10
2.4. Thị trường …………………………………………………………...
10
2.5. Nguồn nguyên liệu ………………………………………………….
11
3. Tổng quan về nguyên liệu ……………………………………………...
11
3.1. Nguyên liệu chính ……………………………………………………
11
3.2. Nguyên liệu thay thế ……………………………………………….. 24
3.3. Các chất phụ gia …………………………………………………… 26
4. Thuyết minh dây chuyền công nghệ ……………………………………
27
4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ ………………………………………...
27
4.2. Thuyết minh quy trình ………………………………………………
28
5. Tính cân bằng vật chất ………………………………………………….
47

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

6. Tính và chọn thiết bị ……………………………………………………


56
7. Tính toán xây dựng ……………………………………………………. 76
8. Tính toán năng lượng …………………………………………………..
90
9. Tính toán kinh tế ………………………………………………………
117
10. Vệ sinh và an toàn lao động …………………………………………
125

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Mở đầu

Bia không cồn là loại bia có nồng độ cồn không quá 0,5%, nhỏ hơn rất nhiều
so với bia thông thường (từ 3-5%) theo tiêu chuẩn của Châu Âu và Mỹ. Được
sản xuất từ các nguyên liệu dùng để
sản xuất bia thông thường như malt,
houblon và các nguyên liệu khác.
Điểm khác biệt trong quá trình sản
xuất giúp bia không cồn ưu việt hơn
sản phẩm bia thông thường là ở khâu
khử cồn bằng phương pháp chưng cất
Hình ảnh về sản phẩm bia không cồn
ở nhiệt độ thấp. Điều này giúp bia

không cồn trở thành thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng
và góp phần hạn chế một số tiêu cực của việc lạm dụng đồ uống có cồn.

Tại Việt Nam việc sử dụng sản phẩm đồ uống có cồn đã và đang được nhà
nước siết chặt kiểm soát. Đồng thời người tiêu dùng cũng có xu hướng thiên
về lối sống cân bằng và lành mạnh. Bởi vậy, chúng em hoàn toàn có cơ sở để
tin rằng bia không cồn sẽ có chỗ đứng trong thị trường.

Ý tưởng thiết kế nhà máy

Nhà máy sẽ có công xuất 30 triệu lít/năm. Trong đó 15 triệu lít là bia chai và
15 triệu lít bia lon. Như đã nêu ở trên với việc sản xuất bia không cồn thì quy
trình sản xuất không khác nhiều với bia truyền thống nên nhà máy sẽ chia làm
2 phần. Trong đó, 1 phần để sản xuất bia truyền thống và 1 phần xử lý cồn để
bia truyền thống trở thành bia không cồn với phương pháp chưng cất chân
không để đảm bảo được mùi vị của bia.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

1. Lập luận đầu tư kinh tế

1.1. Địa lý
Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc tam giác kinh tế trọng
điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía
Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam,
phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 923,09 km2
(chiếm khoảng 6,02% diện tích đồng bằng Bắc Bộ).
Từ ngày tái lập tỉnh (1/1/1997), Hưng Yên không ngừng phát triển bằng việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh, từ đó dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Hưng Yên.
Các nhà máy không ngừng mọc lên, kinh tế xã hội của Hưng Yên bắt đầu có
những thành tựu đáng kể, bộ mặt đô thị hoá bắt đầu hình thành rõ nét.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 60,17%/năm,
đưa Hưng Yên từ nhóm cuối lên xếp thứ 11 trên 63 tỉnh, thành phố cả nước
về giá trị sản suất công nghiệp. Hiện nay, Hưng Yên có 10 khu công nghiệp
tập trung có tổng diện tích hơn 900ha với hơn 400 doanh nghiệp trong và
ngoài nước đang hoạt động có vốn dầu tư dăng ký 4.714 triệu USD.

Dựa vào sự phát triển của Hưng Yên, nên chúng em chọn khu công nghiệp
Phố Nối A thuộc địa bàn các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm làm nơi đặt
nhà máy bia. Khu công nghiệp có diện tích 596ha và diện tích đất còn trống là
102ha.

Hình 1.1 : Bản đồ khu công nghiệp Phố Nối A

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

1.2. Con người

Năm 2020, dân số tỉnh đạt 1.269.090 người. Trong đó, dân số nam là 636.392
người, dân số nữ là 632.698 người.
Khi mới tái lập tỉnh năm 1997 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính
50-55%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách
nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng
nhanh hơn. Năm 2018, công nghiệp, xây dựng chiếm 51,01% tỷ trọng trong
cơ cấu kinh tế của tỉnh, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp còn 10,58%.

Hình 1.2: Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu kinh tế của người dân Hưng Yên năm 2018
Việc xây dựng nhà máy tại đây giúp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân
trong tỉnh, nhân công trong nhà máy chủ yếu tuyển người địa phương. Cán bộ
quản lí, kĩ thuật nhà máy nhận từ các trường Đại học, Cao đẳng trong cả
nước.
1.3. Cơ sở hạ tầng

 Mặt bằng xây dựng

Mặt bằng các lô đất đã được xử lý, sẵn sàng cho việc xây dựng Nhà máy.

 Hệ thống giao thông nội bộ

Hệ thống đường giao thông nội bộ được xây dựng với mặt cắt hợp lý, đảm
bảo cho các phương tiện giao thông đến từng nhà máy dễ dàng và thuận tiện.
Hệ thống điện chiếu sáng được lắp đặt dọc các tuyến đường.

 Hệ thống giao thông vận tải


Nằm dọc quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng), Hưng Yên. Cách trung tâm Hà Nội
24 km (khoảng 30 phút đi bằng ô tô); cách sân bay Nội Bài 45 km (khoảng 45
phút đi bằng ô tô); cách Cảng Hải Phòng Hải Phòng 75 km (khoảng 70 phút
đi bằng ô tô); cách cảng biển nước sâu Quảng Ninh 120 km (khoảng 120 phút
đi bằng ô tô); nằm giáp Lạc Đạo (ga đường sắt Hà Nội - Hải Phòng).
 Hệ thống cung cấp điện

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định thông qua 2 trạm biến áp
110/22KV với công suất 4x63MVA.
 Hệ thống cấp nước
Nhà máy nước Khu công nghiệp được xây dựng với công suất 12.000
m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước được đấu nối đến hàng rào từng doanh
nghiệp.
 Hệ thống xử lý nước và rác thải
Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với tổng công suất 6.000 m3/ngày
đêm, sử dụng hệ thống xử lý sinh học. Nước thải được xử lý cục bộ tại các
nhà máy trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải chung của Khu công
nghiệp. Khu công nghiệp cung cấp dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải
cho các Doanh nghiệp. Chất thải rắn từ các Nhà máy sẽ được phân loại, thu
gom tại chỗ và chuyển về khu tập trung chất thải trong Khu công nghiệp trước
khi vận chuyển đi nơi khác để xử lý theo quy định.

 Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn có nhằm đáp ứng nhu
cầu thông tin liên lạc, truyền dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ bưu điện trong
nước và quốc tế. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến hàng
rào từng doanh nghiệp.

 Hệ thống phòng cháy và chữa cháy

Khu công nghiệp được lắp đặt hệ thống cảnh báo, phòng chống và chữa
cháy tuân thủ chặt chẽ các quy định quốc gia.

Các họng cấp nước chữa cháy được lắp dọc các tuyến đường Khu công
nghiệp và tại mọi nhà máy nhằm đảm bảo tác dụng bảo vệ hiệu quả toàn
khu khỏi các sự cố cháy nổ.

 Cảnh quan:

Hơn 12% tổng diện tích toàn khu công nghiệp được trồng cây xanh dọc các
tuyến đường và các khu vực khác. Các thảm cỏ và các khu vực cây xanh
công cộng được trồng để cải thiện môi trường khu công nghiệp. Các dự án
xây dựng nhà máy và các khu nhà khác phải được chấp thuận của ban quản
lý.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

 Khí hậu
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm
có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu
ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 23 oC, độ ẩm dao động lớn từ 80 - 90%.

1.4. Thị trường sản xuất và tiêu thụ bia của Việt Nam
Tại Việt Nam, Bia là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giỏ hàng hóa
tiêu dùng. Bia chiếm tới 94% tổng tiêu thụ đồ uống có cồn và 31% trong tổng
thị trường đồ uống.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam chỉ có sản phẩm bia không cồn nhập khẩu,
với giá thành trên thị trường từ 25000 – 30000 VNĐ/lon hoặc chai. Điển hình
như sản phẩm bia OeTinger Alkoholfrei nhập khẩu từ Đức có giá 27000
VNĐ/lon 500 ml, bia Bitburger nhập khẩu từ Đức có giá 28000 VNĐ/chai
330 ml. Tuy nhiên, các sản phẩm bia trên không hợp khẩu vị của người Việt.

Hình 1.3: Một vài sản phẩm bia không cồn

Bên cạnh đó hiện nay, các cơ quan tổ chức đang xúc tiến phòng chống tác
hại của bia rượu, với các quy định phạt nặng khi phát hiện người lái xe có
nồng độ bia trong máu cao… => Bia không cồn sẽ là một giải pháp giúp
gỡ khó cho nhiều người không muốn uống bia nhưng vẫn phải tham gia
các cuộc tiếp khách, chiêu đãi. Giúp giữ văn hóa uống bia, mời bia trong
tiệc tùng, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự tỉnh táo...

Không những vậy, lối sống lành mạnh làm chủ bản thân đang là xu hướng
tất yếu, bia không còn hoặc nồng độ cồn thấp càng được người tiêu dùng
hưởng ứng nhiệt liệt. Các loại thức uống này mang đến cho họ những lựa
chọn tuyệt với - vừa có thể thưởng thức một loại đồ uống thơm ngon hứng
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

khởi, vừa có thể thư giãn mà không cần phải lo lắng các hệ lụy của cồn
(như đau đầu, tại nạn giao thông, say xỉn mất kiểm soát…)

Ngoài ra, tần suất uống bia có cồn tại Việt Nam chủ yếu ở lứa tuổi 20 – 40
(khoảng 31 triệu dân). Các lứa tuổi còn lại sử dụng ít hoặc không sử dụng
được do một vài nguyên nhân như sức khỏe, thể trạng… mà bia không cồn lại
giải quyết được những vấn đề đó. => Tất cả các đối tượng này sẽ là tiềm năng
tiêu thụ lớn bia không cồn tại Việt Nam.

Từ những điều trên ta thấy được tiềm năng để đầu tư xây dựng nhà máy bia
tại Việt Nam là rất lớn và sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người
dân. Bên cạnh đó để khai thác được tiềm năng tiêu thụ bia không cồn tại Việt
Nam, cần đặc biệt quan tâm cho định hướng phát triển đa dạng hóa sản phẩm
và tại thời điểm này việc lựa chọn sản xuất bia không cồn mang đặc trưng
hương vị người Việt là chiến lược đúng đắn cho các doanh nghiệp vừa bắt kịp
xu hướng phát triển công nghệ sản xuất bia không cồn trên thế giới vừa nâng
cao hiệu quả kinh doanh.

1.5. Nguồn nguyên liệu

Do khí hậu đất đai ở nước ta không trồng được đại mạch và cây hoa houblon
nên hai loại nguyên liệu này phải nhập từ các nước Pháp, Úc, Đan Mạch,
Đức. Malt đại mạch và hoa houblon được nhập về cảng container quốc tế
Cảng container Quốc tế Cảng Hải Phòng sau đó được ô tô vận chuyển về nhà
máy.

Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng gạo như một nguyên liệu thay thế trong quá
trình sản xuất. Do sản lượng gạo ở nước ta rất lớn và có thể dễ dàng tận dụng
nguyên liệu sẵn có ở địa phương nên việc sử dụng gạo là nguyên liệu chính
trong quá trình sản xuất cũng góp phần hạ giá thành sản phẩm. Nguồn cung
cấp gạo có thể mua trực tiếp của người dân tại địa phương, hoặc từ các công
ty lương thực.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

2. Lựa chọn thiết bị và quy trình

2.1. Quy trình công nghệ

Malt Gạo

Nghiền Malt lót Nghiền

Hồ hóa
Đường hóa

Nước rửa Lọc dịch đường Rửa



Hoa houblon Houblon hóa Dịch rửa

Men Lắng xoáy


Cặn
Làm lạnh lắng
Nhân
nhanh O2

Lên men chính Thu hồi CO2


Men
Lên men phụ
Nấm Xử
men
Nước

Lọc trong bia


Bài khí Bài khí
Men
2 1
thải
Bão hòa
CO2
Hương Chưng
CO2

Chiết chai Rửa

Bia Cồn Đóng nắp Chai


Đồ án Công Nghệ Chế Biến
không
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022
Phối Page |
cồn
trộn
Thanh
trùng
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ

2.2. Thuyết minh quy trình


2.2.1. Làm sạch
 Mục đích

Malt và gạo trước khi đem vào sản xuất bia cần phải có quá trình làm sạch để
loại bỏ tạp chất. Quá trình này đảm bảo nguyên liệu phải được sạch, kích
thước hạt đồng đều, không ảnh hưởng đến chất lượng bia, thuận lợi cho quá
trình nghiền.

 Tiến hành

Nguyên liệu sau khi được định lượng thì qua máy làm sạch để loại bỏ bụi bẩn,
các hạt bị gãy dập, chất lượng kém hoặc mầm rễ còn sót,… để đảm bảo không
ảnh hưởng đến chất lượng của bia.

2.2.2. Nghiền nguyên liệu


 Mục đích

Nguyên liệu chính trong sản xuất bia là malt và nguyên liệu thay thế là gạo
được đem đi nghiền nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc tinh bột để làm tăng bề
mặt tiếp xúc với nước, enzyme dễ dàng tiếp xúc với cơ chất, tạo điều kiện
thuận lợi để quá trình đường hóa, thủy phân diễn ra nhanh và triệt để hơn.
Nguyên liệu sau khi nghiền ở dạng bột mịn.

 Thiết bị
1. Trục cấp liệu
2. Cơ cấu định hướng

Đồ án Công Nghệ Chế Biến 3. Đôi trục nghiền thô


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 4. Đôi trục nghiền lại Page |

5. Sàng rung
6. Cơ cấu truyền động
7. Bột lớn và tấm

Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hình 2.2: Máy nghiền malt

 Tiến hành

- Nghiền malt: Malt được cân cho từng mẻ nấu, được nghiền bằng máy
nghiền trục. Máy gồm 2 đôi trục quay ngược chiều nhau với tỷ số truyền động
của 2 trục khác nhau 1,2 lần và ở giữa 2 đôi trục là sàng phân loại. Malt sau
khi được nghiền qua đôi trục thứ nhất, bột nghiền được đổ xuống sàng. Lọt
qua sàng là bột và tấm bé, còn vỏ và tấm lớn trên sàng được đổ vào đôi trục
thứ 2 để nghiền lại một lần nữa. Mức độ nghiền nhỏ rất quan trọng vì hạt
được nghiền nhỏ thì diện tích chịu ảnh hưởng của enzyme lớn hơn tạo điều
kiện tăng tốc độ cho quá trình thuỷ phân và đường hoá. Nhưng đối với malt ta
phải nghiền sao cho phần vỏ càng ít bị nát càng tốt, về phần bột cần phải nhỏ
để tăng thu hồi chất chiết. Nếu vỏ malt nghiền càng nhỏ thì lượng chất đắng
và chất chát càng dễ hòa tan vào dịch đường khi nấu sẽ ảnh hưởng tới chất
lượng của bia. Mặt khác nếu vỏ trấu nhỏ sẽ gây khó khăn cho quá trình lọc
sau này.
- Nghiền gạo: Đặc điểm chung của các loại nguyên liệu chưa được ươm mầm
như gạo là chưa chịu tác động bởi hệ enzyme sitase và cấu trúc tinh bột của
chúng còn rất cứng, khó thủy phân nên biện pháp tốt nhất là nghiền chúng
thật nhỏ, xử lý ở nhiệt độ hồ hóa cao để luyện tinh bột được chín trước khi
đường hóa cùng malt. Khi đó, khả năng tiếp xúc giữa enzyme và cơ chất càng
cao, hiệu quả thủy phân càng triệt để. Gạo từ thùng chứa được đưa vào máy
nghiền 1 đôi trục với tỷ số truyền động của 2 trục khác nhau 1,7 lần với mục
đích chà, xát nguyên liệu để làm cho nguyên liệu mịn. Sau đó được vận
chuyển vào nồi nấu để tiến hành hồ hóa.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

1. Phễu nguyên liệu


2. Trục phân phối nguyên liệu
3. Máng trượt
4. Roto
5. Sàng
6. Đường không khí vào
7. Đường hạt rơi vào
8. Búa nghiền

Hình 2.3: Máy nghiền gạo

2.2.3. Nấu nguyên liệu


Nguyên liệu sau khi được nghiền nhỏ sẽ được hòa trộn với nước ở trong thiết
bị đường hóa, hồ hóa. Trong môi trường giàu nước, các hợp chất thấp phân tử
trong nguyên liệu sẽ được hòa tan và trở thành chất chiết của dịch đường sau
này. Các hợp phần cao phân tử của cơ chất như tinh bột, protein, các hợp chất
chứa phospho… dưới tác dụng của enzyme thủy phân ở nhiệt độ thích hợp
các hợp chất cao phân tử bị phân cắt thành các sản phẩm thấp phân tử và hòa
tan vào nước để trở thành chất chiết của dịch đường.
 Hồ hóa
 Mục đích
Làm cho tinh bột trương nở và hòa tan vào trong nước dưới tác dụng của
nhiệt độ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đường hóa dễ dàng và triệt để

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

hơn. Trong quá trình hồ hóa có sử dụng enzyme termamyl để đường hóa một
phần tinh bột.
 Thiết bị

1. Bộ phận phối liệu


2. Qủa cầu vệ sinh
3. Đèn chiếu
4. Cửa vệ sinh
5. Vỏ bảo ôn
6. Cầu thang lên xuống
7. Bông thủy tinh
8. Cánh khuấy
9. Đường nước ngưng
10. Đường sản phẩm ra
11. Đường cấp hơi
12. Động cơ
13. Đầu đo
14. Chân nồi

Hình 2.4: Thiết bị hồ hóa

 Tiến hành

Cho nước vào thiết bị hồ hóa sau đó nâng nhiệt độ của nước lên 45°C, cho
10% malt lót vào để tránh hiện tượng cháy nồi và CaCl 2 để giúp cho các
enzyme bền vững nhiệt độ và nâng cao hiệu suất của các chất hòa tan, cho
tiếp enzyme termamyl nhằm dịch hóa lượng tinh bột đã bị hồ hóa, acid lactic
để điều chỉnh pH của dịch xuống 5,2 – 5,4. Tiến hành cho gạo đã được nghiền
và giữ nhiệt độ này trong 15 phút để cho tinh bột hấp thụ nước trương nở. Sau
đó nâng nhiệt độ lên 85°C giữ trong 30 phút để tinh bột được hồ hóa.
Sau đó tiến hành nâng nhiệt độ của nồi hồ lên nhiệt độ sôi 100°C duy trì trong
15 phút để hồ hóa hoàn toàn tinh bột trước khi bơm qua nồi malt.
 Các biến đổi trong quá trình hồ hóa

Vật lý và hóa lý: dưới tác dụng của nhiệt, hạt tinh thể sẽ hút nước, trương nở
và làm tăng độ nhớt của khối nguyên liệu. Khi nhiệt độ tăng đến 100 oC thì
cấu trúc của hạt tinh bột bị phá vỡ, giải phóng các sợi amylose và amylopectin
ở dạng tự do, đồng thời độ của khối nguyên liệu sẽ giảm xuống.

Hóa sinh: các phân tử tinh bột bị thủy phân sơ bộ nhờ hoạt động của α-
amylase làm giảm khối lượng phân tử.

Hóa học: đường và acid amin tự do trong nguyên liệu có thể bị phân hủy.

 Đường hóa

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Đây là quá trình chuyển hóa tinh bột trong thành phần của malt và các thế liệu
đã được nghiền nhỏ để tạo thành các phân tử đường có thể lên men và không
lên men được dưới tác động của men thủy phân. Thành phần của dịch đường
tạo ra phụ thuộc vào từng loại bia với cách phối trộn khác nhau.
 Mục đích

Thủy phân các hợp chất cao phân tử trong nguyên liệu thành đường dưới tác
dụng của enzyme tạo thành dịch đường.
 Tiến hành

Cho nước và malt đã nghiền vào thiết bị đường hóa, để ngâm trong 25 phút ở
nhiệt độ thường, bổ sung acid lactic và CaCl 2 vào nhằm mục đích điều chỉnh
pH của dịch xuống 5,2 – 5,4 thuận lợi cho hoạt động của hệ enzyme thủy
phân và cũng có tác dụng khử độ cứng của nước còn lại, rồi nâng nhiệt độ của
nồi đường hóa lên 52°C bằng cách bơm một phần dịch cháo ở nồi hồ hóa sang
và duy trì nhiệt độ 52°C trong 20 phút (quá trình đạm hóa). Ở nhiệt độ này
thích hợp cho enzyme proteaza hoạt động nhằm mục đích thủy phân protein
thành acid amin và peptide, đó là nguồn dinh dưỡng cho nấm men hoạt động,
ngoài ra thành phần này còn góp phần tạo cho bia có hương vị đậm đà, tham
gia vào quá trình giữ bọt cho bia góp phần nâng cao chất lượng của bia.
Sau đó nâng nhiệt độ lên 64°C bằng cách bơm nốt lượng dịch cháo còn lại ở
nồi hồ hóa sang giữ trong 20 phút. Đây là nhiệt độ thích hợp cho enzyme β-
amylaza hoạt động thủy phân tinh bột tạo thành đường maltoza. Tiếp theo
nâng nhiệt độ nồi đường hóa lên 75°C giữ trong 25 phút. Đây là nhiệt độ thích
hợp cho enzyme α-amylaza hoạt động thủy phân tinh bột tạo thành sản phẩm
chủ yếu là dextrin và một ít đường maltose. Tiến hành thử Iod, nếu không có
đổi màu thì quá trình đường hóa đã kết thúc, bơm dịch đường sang nồi lọc.

Hình 2.5: Giản đồ nấu

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

 Thiết bị

Hình 2.6: Thiết bị đường hóa

1. Ống thoát hơi.


8. Phân phối hơi
2. Cánh khuấy
9. Hơi ngưng
3. Hộp giảm tốc
10. Van đuổi không khí
4. Van tháo dịch
11. Áp kế
5. Bơm dịch
12. Đường ống dẫn dịch từ nồi phối trộn
6. Van hơi
13. Nhiệt kế
7. Van giảm áp
14. Ký đồ nhiệt
2.2.4. Lọc địch đường
Sau khi đường hóa, tất cả tinh bột trong malt đã được phân cắt. Dịch đường
lúc này bao gồm hai hợp phần: pha rắn và pha lỏng.

Pha rắn hay còn gọi là bã malt bao gồm các cấu tử không hòa tan của bột
nghiền như các protein, tỉnh bột chậm biến đổi (poorly modified starch), các
chất béo, silicate và tannin.
Pha lỏng gọi là dịch đường hay nước nha bao gồm nước và các hợp chất thấp
phân tử được trích ly từ malt và thế liệu.
 Mục đích

Tách pha lỏng khỏi hỗn hợp để tiếp tục các bước tiếp theo của tiến trình công
nghệ, còn pha rắn là phế liệu phải loại bỏ ra ngoài. Độ trong của dịch trích ly
đường ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chất lượng của malt sau khi nghiền.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

1. Đường dịch tuần hoàn


2. Qủa cầu vệ sinh
3. Qủa cầu vệ sinh nhỏ
4. Ống thải nước ngưng
5. Đèn chiếu sáng
6. Cửa vệ sinh
7. Vỏ bọc bảo ôn
8. Ống rút dịch
9. Hệ thống cánh khuấy
10. Ống tháo dịch lọc
11. Động cơ
12. Ống thoát hơi
13. Chân nồi

Hình 2.7: Thiết bị lọc đáy bằng

 Tiến hành
Trước khi lọc ta tiến hành bơm nước lọc 75 0C vào dưới đáy sao cho chiều cao
của nước cách mặt sàng là 1 – 1,5cm để đuổi không khí ra ngoài. Ngoài ra
còn để hâm nóng thiết bị để khi chuyển dịch đường từ nồi đường hóa sang
không bị giảm nhiệt độ.
Dịch đường sau khi đường hóa được bơm sang nồi lọc đáy bằng, vừa bơm
dịch đường đồng thời bật hệ thống cánh khuấy để cào và đảo trộn lớp bã lọc
cho dàn đều bã trên lớp lưới lọc, để yên 30 phút để lớp bã lắng xuống. Kết
thúc lọc lần một ta mở van dẫn dịch xuống thùng chứa trung gian. Tuy nhiên
lúc này dịch đường thu được vẫn đục nên ta cho chạy tuần hoàn trở lại cho
đến khi đạt độ trong rồi thì tiến hành bật bơm để chuyển dịch sang nồi nấu
hoa houblon đồng thời cho một lượng dịch lọc hồi lưu trở lại thùng lọc để
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

tăng khả năng lọc hết dịch có trong bã và thu được dịch có độ trong đảm bảo
kỹ thuật.
Sau khi lọc dùng nước 750C để tiến hành rửa bã, quá trình rửa bã tiến hành
nhiều lần cho đến khi đạt lượng dịch cần thiết cũng như nồng độ chất hòa tan
trong nước rửa bã còn khoảng 0,3 – 0,5% thì dừng lại và xả bã ra ngoài. Bã
cuối cùng này được dùng làm thức ăn chăn nuôi. Dịch lọc xong được đem
sang nồi houblon hóa.
2.2.5. Houblon hóa
 Mục đích
Trích ly chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol, các hợp chất chứa nitơ và các
thành phần khác của hoa houblon vào dịch đường ngọt để biến đổi nó thành
dịch đường có vị đắng và hương thơm dịu của hoa – đặc trưng cơ bản về tính
chất cảm quan của bia sau này.
Polyphenol của hoa houblon khi hòa tan vào dịch đường, ở nhiệt độ cao sẽ tác
dụng với các hợp chất protein cao phân tử để tạo thành các phức chất dạng
màng nhầy. Các phức chất màng nhầy tạo thành màng, dễ kết lắng và sẽ kéo
các phân tử cặn ly ty trong dịch đường kết lắng theo.
Polyphenol, chất đắng, các chất chứa nitơ trong hoa houblon là những chất
tạo sức căng bề mặt có hoạt tính rất cao. Nhờ có màng căng này, bọt khí CO 2
trong bia không dễ dàng thoát khỏi bề mặt của nó. Những hợp chất này tham
gia vào quá trình tạo bọt và là tác nhân chính giữ bọt cho bia.
=> Khi nấu dịch đường với hoa houblon cònxảy ra các biến đổi khác như tạo
melanoid ở nhiệt độ cao, tăng cường độ màu, giảm độ nhớt …
 Thiết bị

1. Bộ gia nhiệt trung tâm 9. Thân nồi


2. Quả cầu vệ sinh 10. Cầu thang lên xuống
3. Ống thải ẩm 11.Đầu đo
4. Đèn chiếu sáng 12.Chân nồi
5. Cửa vệ sinh 13. Đường nước ngưng
6. Vỏ bảo ôn 14. Đường hơi cấp
7. Ống thải nước ngưng 15. Đường dịch ra
8. Bông thủy tinh cách
nhiệt

Hình 2.8: Thiết bị houblon hóa

 Tiến hành

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Sau khi bơm dịch đường từ thùng lọc vào thiết bị đun hoa, dịch lọc được nâng
lên nhiệt độ 750C và giữ ở nhiệt độ này trong khoảng 10 phút nhằm mục đích
để enzyme amylaza đường hóa nốt tinh bột còn sót lại, sau đó đun sôi dịch
đường khoảng 10 phút thì cho toàn bộ lượng cao hoa vào để tạo vị đắng cho
bia đồng thời nhờ các polyphenol có trong cao hoa kết hợp với các chất keo,
protit tạo thành phức chất dễ kết lắng, duy trì 45 phút. Sau đó tiến hành cho
1/2 lượng hoa viên vào nồi hoa. Cho 1/2 lượng hoa viên còn lại và kẽm vào
nồi trước khi kết thúc quá trình đun sôi khoảng 10 phút để tạo hương cho bia
và bổ sung nguyên tố vi lượng, giảm sự thoái hóa nấm men sau này. Thời
gian houblon hóa khoảng 90 phút.
2.2.6. Lắng xoáy
Trong suốt thời gian houblon hóa dịch đường, một lượng lớn protein và
tannin được kết lắng. Chúng cùng với các chất khoáng và một số hợp chất
khác tạo nên thành phần cặn lắng và cần phải tách khỏi dịch đường.
 Mục đích
Lắng cặn để loại bỏ các mảng lớn của kết tủa protein, các hạt rắn trong dịch
sau khi houblon hóa tránh là cho bia thành phẩm bị đục.
 Thiết bị

1. Qủa cầu vệ sinh


2. Ống thoát hơi
3. Đèn chiếu sáng
4. Kính quan sát
5. Ống thoát nước ngưng
6. Thân thùng
7. Dịch vào
8. Dịch ra
9. Ống xả đá
10. Chân thùng rửa
11. Ống tạo xoáy

Hình 2.9: Thiết bị lắng xoáy

 Tiến hành
Sau khi houblon hóa xong tiến hành bơm dịch đường sang thiết bị lắng xoáy
xoáy theo phương tiếp tuyến trong vòng khoảng 15 phút. Cửa vào của dung
dịch nằm khoảng 1/4 thân thiết bị. Dưới tác dụng của lực hướng tâm cặn lắng
và các chất không hòa tan có khối lượng lớn sẽ bị xoáy vào giữa tâm thùng và
lắng xuống đáy thùng. Nghỉ lắng lọc 30 phút, sau khi lắng trong dịch được
đem đi làm lạnh. Dịch sau khi lắng có nhiệt độ khoảng 90 0C và nó được bơm
vào hệ thống làm lạnh nhanh.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

2.2.7. Làm lạnh nhanh


 Mục đích
Hạ thấp nhiệt độ của dịch đường từ 90 0C xuống 9,50C tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình lên men.
 Tiến hành
Cho dịch sau khi lắng qua máy làm lạnh nhanh với tác nhân lạnh là nước 2 0C
để hạ nhiệt độ từ 900C xuống 9,50C. Dịch đường sau khi làm lạnh được
chuyển sang tank lên men. Trên đường ống cấp dịch đường sục khí oxy để tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men, giúp cho nấm men tăng trưởng, lên
men nhanh.

Dịch đường vào


Nước vào

90oC 2oC

70 – 75oC 9,5oC

Dịch đường ra
Nước ra

Hình 2.10: Sơ đồ làm lạnh

2.2.8. Chuẩn bị men giống


 Mục đích
Nhân giống nấm men để chuẩn bị cho quá trình lên men.
 Tiến hành
Nhân giống từ chủng thuần khiết

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Nhân giống trong phòng thí nghiệm: Cấy chuyền liên tiếp từ ống thạch
nghiêng → ống 10 ml → bình tam giác 100 ml → bình 1 lít → bình 10 lít.
Nuôi cấy ở nhiệt độ 18 – 200C.

- Nhân giống trong điều kiện sản xuất: Sử dụng thiết bị nuôi cấy chuyên dụng.
Khi đưa vào nuôi cấy sản xuất thì cho nó phát triển ở 12 – 15 0C rồi tiếp tục
giảm đến 8 – 100C rồi đưa vào thiết bị lên men

Tái sử dụng nấm men thu hồi : Khi kết thúc quá trình lên men, tiến hành hạ
nhiệt độ xuống 50C để thu hồi men sữa, khối dịch kết lắng gồm 3 lớp:

- Lớp cuối cùng là lớp cặn lạnh.

- Lớp giữa là lớp nấm men tốt, màu trắng ngà.

- Lớp trên cùng là lớp men chết, già màu xám đen.

Cặn men được xả ra ngoài qua van xả. Lớp đầu có màu xám đen dùng làm
thức ăn gia súc, tiếp đó là lớp men mịn màu trắng ngà thu hồi để sản xuất, trên
cùng là lớp màu xám đen cũng làm thức ăn gia súc.
Cách xử lý sữa men: Lấy lớp giữa của nấm men lắng trong thùng thu hồi,
dung rây để tách cặn lắng. Hoà tan bằng nước lạnh (2 0C) sục từ dưới lên và
cho chảy tràn (nước rửa trong thì thôi), để các tế bào nấm men chết nổi lên bề
mặt và theo nước chảy tràn ra ngoài. Thời gian 1 – 2 ngày.
Để cho giống phát triển nhanh hơn thì trước khi sử dụng ta nên hoạt hóa
giống. Nấm men được nuôi cấy trong dịch đường mới đã được làm lạnh theo
tỷ lệ men sệt/dịch đường là 1/4, dùng cánh khuấy hoặc sục không khí vô trùng
vào dịch, đồng thời tăng dần nhiệt độ tới gần bằng nhiệt độ lên men. Khi có
nhiều tế bào nấm men phát triển thì kết thúc quá trình hoạt hóa. Số lần tái sử
dụng men sữa khoảng 12 - 13 lần.
2.2.9. Lên men
 Mục đích

Nhờ tác động của các enzyme trong nấm men chuyển các chất có trong dịch
lên men thành rượu, CO2 cùng với các sản phẩm khác góp phần tạo mùi, vị
đặc trưng cho bia.
 Thời gian lên men
Dịch lên men sau khi bơm vào tank lên men được 32 – 36h thì bắt đầu tiến
hành thu CO2 (chỉ thu trong thời kỳ lên men chính). Lên men chính được tiến
hành trong thời gian 5 - 6 ngày ở nhiệt độ 9,5oC và lên men phụ - ủ chín trong
thời gian 15 - 16 ngày ở nhiệt độ 1 - 2 oC. Lên men chính và lên men phụ đều

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

đựơc tiến hành trên cùng một thiết bị. Mật độ tế bào nấm men khi đầy tank là
22 – 27 triệu tế bào/ml.
 Thiết bị

1.Nắp trên 7. Vùng làm lạnh phần


đáy côn
2. Sàng thao tác
8. Van lấy mẫu
3. Thân thiết bị
9. Van xoay để cho dịch
4. Kính quan sát
vào và lấy dịch ra
5. Vùng làm lạnh kín
10. Ống dẫn chất tải
6. Lớp bảo ôn lạnh

Hình 2.11: Tank lên men

 Tiến hành
Trước tiên bổ sung maturex với lượng 1,25g/hl vào tank lên men sau đó bơm
dịch đường từ nhà nấu vào tank lên men. Lượng men sữa đưa vào lên men
khoảng 0,8 ÷ 1% lượng dịch đường lên men và được tiếp vào 2 lần vào hai
mẻ thứ nhất và thứ ba sao cho khi điền đầy tank lên men. Lắp ống điều chỉnh
áp lực của tank lên men vào đường thu hồi CO2.
Đặt áp cho tank là 0,2 - 0,3 bar.
Đặt nhiệt độ trên máy tính sao cho nhiệt độ lên men thực tế trong giai đoạn
này là 9,5oC.
- Theo dõi nhiệt độ và điều chỉnh nhiệt độ lên men theo nhiệt độ đặt trên máy
tính.
- Theo dõi và điều chỉnh áp suất tại tank lên men duy trì 0,3 bar.
- Kiểm tra quá trình lên men.
- Khi PZ ~ 5,5 đặt nhiệt độ lên men cho tank trên máy tính là 12,5 oC (kiểm tra
nhiệt độ thực tế sao cho nhiệt độ lên men trong giai đoạn này 12,5oC)
- Đặt áp tại ống điều chỉnh áp lực của tank lên men là 0,7bar. Khi có sự cố lên
men cần dựa vào nhiệt độ lên men và mật độ tế bào để quyết định nâng áp lực
trong tank lên men hay không.
- Theo dõi và điều khiển nhiệt độ, áp xuất theo chế độ đặt.
- Kiểm tra quá trình lên men khi PZ ~ 2 chuyển sang giai đoạn hạ lạnh từ 12,5
xuống 5oC trong vòng 12 -16h để rút men.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Rút men tốt từ tank lên men vào một trong các bồn bảo quản men (có thể
rút men ngay khi bắt đầu hạ lạnh tank lên men với điều kiện tank bảo quản
men đã được làm lạnh trước).
- Sau khi rút men đặt nhiệt độ tại máy tính là 1 0C để tiến hành lên men phụ và
ủ chín.
- Tiếp tục đưa nhiệt độ của tank lên men từ 50C xuống 10C tốc độ hạ lạnh
trong vòng 12 - 16h.
- Cứ sau hai ngày thì xã men cặn.
- Giữ nhiệt độ 10C cho đến khi lọc bia.
 Các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình lên men chính
- Glyxerin: là cấu tử quí đối với bia vì nó làm mềm vị, tăng độ đậm đà cho sản
phẩm.
- Rượu bậc cao: gồm có propylic, butylic, amylic, isoamylic... mỗi loại rượu
cho hương vị riêng nhưng nó không đặc trưng cho bia mà tạo cho khứu giác
những cảm giác khó chịu, có ảnh hưởng tiểu cực đến tính cảm quan của bia.
- Acid hữu cơ
- Ester, aldehit: có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành vòng thơm của
bia.
- Diaxetyl: có mùi hôi cực mạnh, vị đắng gắt khó chịu, tác động mạnh đến hệ
thần kinh con người (theo qui định hàm lượng diaxetyl <=0,2 mg/l).
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men chính
- Tốc độ phát triển sinh khối
- Tốc độ hấp thụ cơ chất (độ giảm cơ chất hằng ngày).
- Mức độ hấp thụ cơ chất (mức độ lên men)
- Nồng dộ các sản phẩm chính và sản phẩm bậc hai tạo thành trong quá trình
lên men.
2.2.10. Lọc bia
 Mục đích
Trong quá trình lên men phụ, bia đã được làm trong một cách tự nhiên nhưng
chưa đạt được đến mức độ cần thiết. Màu đục của bia là do sự hiện diện của
nấm men, các hạt phân tán cơ học của các hạt keo, các phức chất protein –
polyphenol, của nhựa đắng và của nhiều loại hạt li ti khác. Tất cả các cấu tử
này sẽ làm giảm độ bền của bia nếu chúng cứ tồn tại trong đó. Vì vậy muốn

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

làm tăng độ bền của bia, với mục đích là tăng thời gian bảo quản khi chúng
lưu hành trên thị trường, cần phải loại bỏ tất cả những cấu tử gây đục cho bia.
 Thiết bị

1. Bia vào 6. Áp kế vào


2. Bia ra 7. Áp kế ra
3. Khung lọc 8. Chân máy
4. Giấy lọc 9. Thành đỡ
5. Bản lọc

Hình 2.12: Thiết bị lọc khung bản

 Tiến hành
Người ta có thể làm trong bằng phương pháp ly tâm hoặc lọc. Trong giai đoạn
này, thông thường người ta bổ sung enzyme hoặc bột trợ lọc để hỗ trợ quá
trình này xảy ra tốt hơn.
Quá trình lọc sử dụng máy lọc khung bản: cấu tạo gồm có nhiều khung và
nhiều bản ép lại với nhau, giữa bản có lớp vải lọc, bên trên được phủ lớp bột
trợ lọc diatomic.
- Ưu điểm: đầu tư ban đầu thấp.

- Nhược điểm: thao tác phức tạp, tốn nhân công, khả năng nhiễm tạp lớn.

Tiến hành tạo màng lọc. Tạo màng lọc lần 1: bột thô, chất chống oxy hóa cho
vào thùng hòa trộn với nước được. Sau khi dịch huyền phù được tạo, tiến
hành cho huyền phù đi vào thiết bị. Dịch huyền phù được phân bố đều trên
khung. Tiến hành bơm huyền phù quay nhiều vòng để tạo màng trên khung.

Tiếp đến tiến hành tạo màng lọc lần 2: Phủ bột trợ lọc và bia. Quá trình tạo
màng lọc lần 2 cũng giống như tạo màng lọc lần 1. Sau khi màng lọc đã được
tạo, tiến hành bơm dịch bia vào, khóa van hồi lưu, xả hết nước trong máy. Bật
bơm định lượng. Quá trình lọc sẽ ngừng lại khi áp suất đạt 6 bar, lúc này tiến
vệ sinh thiết bị.
Thành phần bột trợ lọc đó là bột Diatomic tạo một lớp đất lọc giúp lọc các cấu
tử một cách triệt để. Chất chống oxy hóa nhằm ngăn cản quá trình oxy hóa có
thể xảy ra trong quá trình bảo quản.
Bia sau khi lọc được bơm sang các thùng chứa bia trong để ổn định và bảo
hòa CO2.
2.2.11. Tách cồn

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hình 2.13: Thiết bị tách cồn

 Tiến hành
Bia có cồn sau khi lọc được bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt lên khoảng 45 0C
và đi vào phía trên của tháp tách khí CO 2 dưới áp suất khoảng 90 – 110mbar.
Tại tháp tách khí CO2 bia có cồn chảy xuống đáy, trong khi đó, khí CO 2 và
một số cấu tử hương trong bia thoát ra ở phía trên đỉnh, đi đến thiết bị tách
CO2 lần 2.
Tại thiết bị tách CO2 lần 2 ở khoang dưới cùng dùng nước có nhiệt dộ 2 0C để
thu hồi các cấu tử hương, khí CO 2 được thoát ra phía trên đỉnh, ở khoang trên
của thiết bị được thiết kế có lớp đệm nhằm giữ lại một số cấu tử chất thơm
chưa được nước bài khí 2 0C giữ lại ở khoang dưới. Hỗn hợp nước và các cấu
tử chất thơm được tuần hoàn và ngưng tụ qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm
bản. Lưu lượng chất thơm thu hồi đi phối trộn vào bia không cồn được điều
chỉnh bằng van điều khiển tuyến tính với báo mức liên tục trong tháp tách lần
2.
Bia có cồn sau khi tách CO 2 được chuyển đến tháp chưng với điều kiện áp
suất chân không, phần lớn cồn trong bia được tách ra, cồn thoát ra trên đỉnh
tháp được ngưng tụ bằng thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm bản. Lượng cồn lấy
ra được điều chỉnh bằng van điều khiển khí nén tuyến tính. Bia sau khi khử
cồn được làm lạnh xuống 20C rồi vào thiết bị phối trộn hương cho bia sau đó
đưa vào tank chứa bia thành phẩm.
2.2.12. Bão hòa CO2
 Mục đích
Đảm bảo hàm lượng CO2 cần thiết, chống oxy hóa, chống kết lắng, tăng thời
gian bảo quản, ổn định các thành phần trong bia nhằm tăng chất lượng cảm
quan của sản phẩm.
 Tiến hành
Bơm một lượng CO2 vào trước để đẩy hết không khí có trong thùng ra ngoài,
tránh không để bị oxy hóa do tiếp xúc với oxy. Sau đó, bơm bia đã lọc vào
thùng từ dưới lên. Khi đã bơm hết bia, tiến hành bảo hòa CO 2 cho tới khi hàm

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

lượng CO2 trong bia đạt yêu cầu. Nhiệt độ lúc này khoảng 1 - 2 0C nhằm tăng
khả năng hòa tan CO2 của bia.
2.2.13. Chiết chai
 Mục đích
Bia sau khi lọc xong được đưa sang khu chiết để chiết chai thành phẩm nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối và sử dụng.
 Tiến hành
Bia sau khi ổn định được chiết vào chai màu nâu có dung tích 450 ml. Chai
đưa vào chiết phải sạch, nguyên vẹn và đúng kích thước. Trước khi chiết, chai
được đưa vào máy rửa chai để rửa và sát trùng kỹ bằng nước nóng và dung
dịch NaOH.
Chai sạch sau khi rửa được băng tải đưa đến máy chiết lần lượt từng chai
thông qua etoan dẫn, mỗi chai được gắn với mỗi vòi chiết bằng cơ cấu nâng
hạ. Thiết bị chiết gồm vòi chiết và một bầu chiết.
Đầu tiên chai được hút chân không lần 1 để loại không khí trong chai, sau đó
nạp CO2 lần 1 để đẩy không khí còn dư trong chai ra ngoài, tiếp tục hút chân
không lần 2 để làm sạch chai. Sau đó nạp CO 2 lần 2 để tạo áp suất cân bằng
với áp suất trong bầu chiết. Bia từ trên bầu chiết chảy xuống chai, CO 2 trong
chai theo vòi chiết thoát lên trên. Khi mức bia ngập vòi chiết, theo nguyên tắc
bình thông nhau, khí CO2 không thoát nữa, quá trình chiết bia dừng lại. Chai
bia được hạ xuống đưa qua bộ phận đóng nắp chai tự động.
Chai bia trước khi ra khỏi thiết bị chiết chai sẽ được phun nước làm sạch bên
ngoài rồi đi đến vị trí kiểm tra mức bia.
2.2.14. Thanh trùng
 Mục đích
Nhằm tiêu diệt vi sinh vật, tế bào nấm men, ức chế enzyme, làm tăng độ bền
sinh học cho bia, giúp tăng cường khả năng bảo quản bia.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hình 2.14: Sơ đồ hệ thống thanh trùng

Hình 2.15: Thiết bị thanh trùng

Thiết bị thanh trùng gồm nhiều khoang. Các khoang có các nhiệt độ khác
nhau.
- Khoang tiền thanh trùng: Có nhiệt độ tăng dần: 28oC, 40 oC, 52 oC

- Khoang thanh trùng: Có nhiệt độ 68 oC

Trong thiết bị còn chứa các đường ống inox:


- Đường ống nước nóng: Để bù lượng nước bay hơi.

- Đường hơi: Để cấp hơi, tăng nhiệt độ các vùng trong thiết bị.

- Đường nước ngưng: Để tháo nươc ngưng trong suốt quá trình thanh trùng.

 Tiến hành

- Bia được băng tải vận chuyển vào thiết bị thanh trùng, Tại đây bia lần lượt
qua các vùng nhiệt độ tăng dần 28oC, 40 oC, 52 oC nhờ hơi cấp vào để tránh
hiện tượng sốc nhiệt, hạn chế sự biến tính, thay đổi chất lượng bia.

- Đến vùng thanh trùng thì bia được nâng lên đến 68 oC để diệt hết men còn
lại trong bia, ổn định tính chất cũng như thành phần bia.

- Sau vùng thanh trùng bia được hạ nhiệt độ dần từ 52 oC, 40 oC, 28oC. Tại
vùng hạ nhiệt này các chai bia được thôiir sạch nước bám trên vỏ chai trước
khi được chuyển đến máy dán nhãn.

2.2.15. Hoàn thiện sản phẩm


Bia sau khi thanh trùng được băng tải vận chuyển đến máy dán nhãn để trang
trí cho chai bia, in những thông tin cần thiết lên chai (tên bia, ngày sản xuất,
hạn sử dụng…). Sau đó chai được máy gắp chai tự động đặt vào két rồi được
vận chuyển vào kho.
2.2.16. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm bia không cồn
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

 Chỉ tiêu cảm quan


- Màu sắc: Màu vàng sáng tự nhiên.
- Trạng thái: Chất lỏng trong suốt, không có cặn đen.
- Độ bọt: bọt trắng mịn, bền bọt ở 20 0C, khi rót bia ra cốc chiều cao của bọt ít
nhất là 3cm, thời gian giữ bọt ít nhất là 180 giây.
- Mùi thơm: Thơm mùi đặc trưng cho bia sản xuất từ malt đại mạch và hoa
houblon, hài hòa, dễ chịu.
- Vị: Đặc trưng cho bia sản xuất từ malt đại mạch và hoa houblon, đắng hài
hòa, êm dịu, có hậu vị, không có vị lạ.
 Chỉ tiêu hóa học
- Hàm lượng chất hòa tan ban đầu ở 200C (% khối lượng): 12± 0,1.
- Hàm lượng cồn ở 200C (%V): 0,3 ± 0,1.
- Hàm lượng CO2 hòa tan (g/l): 4,5 ± 0,4.
- Hàm lượng Diaxetyl (mg/l): < 0,15.
- Bao bì, nhãn hiệu, bảo quản.
- Bia được đóng trong chai thủy tinh nâu dung tích 450 ml ± 10 ml.
- Nhãn dán tròn chai.
- Nhãn không bị rách hoặc sờn mép.
- Chai bia thành phẩm phải có hạn sử dụng in trên nhãn lưng, hạn sử dụng 6
tháng kể từ ngày sản suất, được in đúng ngày giờ, đúng vị trí, rõ nét.
- Xếp két: 20 chai/két.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
mặt trời hoặc gần nguồn nhiệt.
3. Tính toán

3.1. Các chỉ số yêu cầu đối với nguyên liệu chính cho sản xuất bia:

Kế hoạch sản xuất của nhà máy


Giả thiết 1 tháng nhà máy sản xuất 25 ngày, những ngày còn lại là thời gian
nghỉ để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc và vệ sinh nhà xưởng ..., mỗi
ngày sản xuất 2 mẻ. Bia sản xuất quanh năm nhưng sản lượng bia nhiều hay ít
phụ thuộc vào thời tiết trong năm: mùa nóng hay mùa lạnh.
Năng suất: 500 lít/mẻ

Sau 2 mẻ( 1 ngày) nhà máy sản xuất 1000 lít bia
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Sản phẩm: Bia chai từ dịch đường 11.70Bx

Lựa chọn phương án sản xuất:

- Dùng 1 dây truyền làm việc trong phân xưởng nấu.


- Sau 4 mẻ nấu của mỗi ngày đem lên men một lần vào một thùng lên men.
- Malt có độ ẩm W= 7%, hiệu suất hòa tan: 75% so với chất khô
- Gạo có độ ẩm W= 14%, hiệu suất hòa tan: 85% so với chất khô
- Tỷ lệ nguyên liệu: Malt là 75%, gạo là 25%
- Tổn thất khi nghiền cả malt và gạo là 0,5%
Bảng tỷ lệ, nguyên nhân hao tổn trong các quá trình sản xuất bia
Quá trình Tỷ lệ hao tổn (%) Nguyên nhân hao tổn
Chia chai 3 Dính thiết bị, rơi
Sục CO2 0,5 Dính thiết bị
Lọc bia 1 Loại bỏ cặn, kết tủa
Lên men chính và lên men 4 Lượng chất khô của dịch
phụ đường được tiêu thu
Lắng trong 3 Loại bỏ cặn
Lọc 1,5 Lọa bỏ vỏ trấu, cám, tinh
bột chưa phân hủy
Hồ hóa 5 Nước bay hơi
Đường hóa 4 Nước bay hơi
Bảng 3.1: Nguyên nhân hao tổn trong quá trình sản xuất bia

3.2. Cân bằng sản phẩm cho 100(l) bia

Hàm lượng các chất trong bia


Thành phần Hàm lượng các chất (%)
Water 88.8
Protein 0,33
CHO 6,87
Tro 4
Bảng 3.2: Hàm lượng các chất có trong bia
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng của thực phẩm (Vật lý thực phẩm)
1
ƿ= n

∑ X wi / ƿ❑i
i=1

Trong đó:
Ƿ: Khối lượng riêng của thực phẩm (kg/m3)
Ƿi: Khối lượng riêng của cấu tử thứ i (kg/m3)
w
X i : Phần khối lượng của cấu tử i trong vật liệu (kg/kg)
Khối lượng riêng các chất trong nước bia (kg/m3): Chọn nhiệt độ T = 20oC
Ƿnước= 997,18 + 3,1439 x 10-3T – 3,7574 x 10-3T2 = 995,74

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

ǷCHO= 1599,1 – 0,31046T = 1592, 89


Ƿprotein= 1330 – 0,5184T = 1319,632
Ƿtro= 916,89 – 0,1307T = 914.276
Khối lượng riêng của bia là:
1
ƿ=
88 ,8 % 6 , 87 % 0 , 33 % 4 % = 1019,18 (kg/m3)
+ + +
995 , 74 1592 ,89 1319,632 914,276

3.3. Quá trình chiết bia tổn thất 3%, lượng bia đã bão hòa CO2 là:

Bia dính vào thiết bị, rơi ra ngoài (3%)

Bia đã bão hòa CO2 Bia chai


Chiết

100 : (1-0,03)=103,09 lít => m = V. ƿ= 103,09.1,019= 105,05 kg

3.4. Quá trình sục CO2 tổn thất 0,5%, thể tích bia trước bão hòa CO2 là:

Dính thiết bị (0,5%)

Bia trước bão hòa CO2 Sục CO2 Bia đã bão

hòa CO2

103,09 : (1-0,005)=103,61 lít => m = V. ƿ = 105,58 kg

3.5. Quá trình lọc bia tổn thất 1%. Lượng bia trước khi lọc là:

Loại bỏ cặn, kết tủa (1%)

Bia trước khi lọc Bia sau


Lọc khi lọc, đem đi bão hòa CO2

103,61 : (1-0,01)=104,66 lít => m = V. ƿ = 106,65 kg

3.6. Quá trình lên men chính và phụ tổn thất 4% nên dịch đường đưa lên
men là:

Lượng chất khô của dịch đường được tiêu thu (4%)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Dịch đường Lên men chính và


Dịch đường
phụ sau khi lên men

104,66 : (1-0,04)= 109,02 lít => m = V. ƿ = 111, 09 kg

3.7. Quá trình lắng trong và lạnh nhanh tổn thất 3% dịch. Lượng dịch
đưa vào làm lạnh là:

Loại bỏ cặn (3%)

Dịch Dịch
Lắng trong đường sau lắng trong

109,02 : (1-0,03)= 112,39 lít => m = V. ƿ = 114,52 kg

3.8. Tại 20oC dịch đường 11,7oBx có d=1,047 kg/l nên khối lượng dịch sau
nấu hoa là:

Dịch đường có nồng độ 11,7oBx nên lượng chất chiết là:

114,52x 0,117 = 13,34kg

3.9. Quá trình nấu và lọc tổn thất 1,5%. Lượng chất chiết cần thiết là:

Loại bỏ vỏ trấu, cám, tinh bột chưa phân hủy (1,5%)

Malt và gạo sau

khi nghiền và nấu Lọc Dịch

13,34 : (1-0,015)= 13,543 kg

3.10. Tính khối lượng malt và gạo:

- M là khối lượng malt cần dùng, lượng chất chiết có trong malt là:

M x 0,995 x 0,93 x 0,75= 0,694M kg

- Lượng gạo cần thiết là: M/3 kg

- Lượng chất chiết thu được từ gạo là:

M/3 x 0,995 x 0,86 x 0,85= 0,242M kg

- Tổng lượng chất chiết là:

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

0,694M + 0,242M= 13,98 kg

=> Lượng malt là: M=14,936 kg

=> Lượng gạo là: 4,979 kg

3.11. Tính lượng men:

- Thể tích men giống bằng 10% thể tích dịch trước lên men:

109,02 x 0,1 = 10,902 lít

- Thể tích men sữa bằng 1% thể tích dịch trước lên men:

109,02 x 0,001= 1,09 lít

3.12. Tính lượng bã malt và gạo:

Tổng lượng chất khô của malt và gạo:

14,936 x 0,995 x 0,93 + 4,979 x 0,995 x 0,84 = 17,982 kg

Tổng lượng bã khô:

17,982 - 13,543 = 4,439 kg

Bã ẩm chiếm 80% nên lượng bã khô là 20%.

Lượng bã: 4,439 : 0,2 = 22,195 kg

Lượng nước trong bã: 22,195 – 4,439 = 17,756 kg

3.13. Tính lượng nước nấu và rửa bã:

Nồi hồ hóa: Lượng malt lót 10% so với lượng gạo.

Nguyên liệu/nước = 1/5

=> Nước cho vào: (4,979 x 0,995) x (1+0,1) x 5 = 27,25 lít

Nước có sẵn trong gạo và 10% malt lót:

4,979 x 0,995 x 0,14 + 4,979 x 0,995 x 0,1 x 0,07 = 0,73 kg tương đương với
0,73 lít

Tổng lượng dịch hồ hóa:

(4,979 x 0,995 + 4,979 x 0,995 x 0,1) x 6 = 32,697 kg

Sau đun bay hơi 5% nên dịch sau đun có khối lượng:

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hơi nước (5%)


Lượng dịch Lượng dịch sau
trước khi hồ hóa Hồ hóa = 31,06 kg
32,697 x (1-0,05) khi đã hồ hóa

Nồi đường hóa: Malt/nước = ¼

Nước thêm vào:

(14,936 x 0,995 – 4,979 x 0,995 x 0,1) x 4 = 57,464 lít

Nước có sẵn:

(14,936 x 0,995 – 4,979 x 0,995 x 0,1) x 0,07 = 1,006 kg tương đương với
1,006 lít

Tổng lượng dịch đem đường hóa:

31,06 + (149,36 x 0,995 – 4,979 x 0,995 x 0,1) x 5 = 102,89 kg

Sau đường hóa bay hơi 4% . Tổng lượng dịch sau đường hóa là:

Hơi nước (4%)

Dịch trước đường hóa Đường hóa Dịch sau


đường hóa

102,89 x 0,96 = 98,774 kg

Lượng nước trong dịch trước khi lọc:

98,774 - 17,982 = 80,792 kg tương đương với 80,792 lít

Lượng nước trong dịch sau đun hoa tổn thất 12% là:

117,07 x (1-0,12) = 103,02 kg

Trong quá trình đun hoa, lượng nước bay hơi là 10% so với tổng lượng dịch
trước khi đun. Lượng nước trong dịch trước khi đun hoa là:

103,02 + 117,07x0,1= 114,727 kg tương đương với 114,727 lít

Vnước rửa bã +Vnước trong dịch trước khi lọc= Vnước trong bã +Vnước trong dịch nấu hoa

=> Vnước rửa bã= Vnước trong bã +Vnước trong dịch nấu hoa - Vnước trong dịch trước khi lọc

= 114,727 + 16,06 – 80,792 = 49,943 lít

3.14. Tính các nguyên liệu khác:


Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Lượng hoa houblon cần dùng tính theo tỷ lệ 2g cánh hoa/lít bia :

2 x 100 = 200 g= 0,2 kg

3.15. Tính các sản phẩm phụ:

Bã hoa có độ ẩm 85%, lượng chất khô không hóa tan trong hoa là 60%:

Lượng bã hoa: 0,2 x 0,6 x 100 : 15 = 0,8 kg

Cặn lắng bằng 1,75% nguyên liệu:

Tổng nguyên liệu sản xuất 100(l) bia: 14,936 + 4,979 = 19,915 kg

Lưỡng cặn lắng có độ ẩm 80%: 19,915 x 1,75 : 100 = 0,3485 kg

Sữa men: Cứ 100(l) bia cho 2l sữa men w=85%, trong đó 50% được tái sử
dụng

Lượng CO2:

C6H12O6 = 2C2H5OH + 2CO2

180g 92g 88g

Khối lượng dịch trước lên men là:

109,02 x 1,047 = 114,144 kg

Lượng chất chiết trong dịch lên men 11,7oBx

114,144 x 0,117 = 13,355 kg

Coi toàn bộ lượng đường trong chất chiết là đường glucoz với hiệu suất lên
men là 70%, khối lượng CO2 thoát ra là:

13,355 x 0,7 x 88/180 = 4,57 kg

- CO2 hòa tan vào bia non 2g/l nên khối lượng CO2 hòa tan là:

103,61 x 2 = 207,22 g = 0,20722 kg

- Khối lượng CO2 thoát ra thu hồi được 70%

(4,75 – 0,20722)x 70%=3,054 kg

- Khối lượng riêng của CO2 ở 20oC là 1,832 kg/m3, thể tích CO2 thu hồi được
là:

3,054/1,832 = 1,667 m3

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Độ bão hòa CO2 trong bia là 4,5g/l bia non nên lượng CO2 cần bổ sung là:

103,09 x 4,5 – 2 x 103,61 = 256,685 g = 0,2567 kg

- Thể tích CO2 bổ sung là:

0,2567/ 1,832 = 0,14 m3

Tính lượng bột lọc: 100(l) bia cần dùng 70g bột lọc
Hạng mục Đơn vị 100 (lít) 25000l/mẻ 100000l/ngày
Malt Kg 14,94 3735 14940
Gạo Kg 4,98 1245 4980
Hoa cánh Kg 0,2 50 200
Men giống L 10,9 2725 10900
Men sữa L 1,09 272,5 1090
Dịch trước L 117,07 29267,5 117070
quá trình
lạnh nhanh
Dịch sau quá L 109,02 27255 109020
trình lạnh
nhanh
Bia non L 104,66 26165 104660
Bia đã lọc L 103,61 25902,5 103610
Bia bão hòa L 103,09 25772,5 103090
Bã ẩm Kg 20,01 5002,5 20010
Bã hoa Kg 0,8 200 800
Cặn lắng Kg 0,3485 87,125 348,5
Sũa men L 2 500 2000
CO2 thu hồi m3 1,667 416,75 1667
CO2 bổ sung m3 0,14 35 140
Nước nấu L 27,25 6812,5 27250
Nước đường L 57,46 14365 57460
hóa
Nước rửa bã L 49,94 12485 49940
Bột lọc g 70 17500 70000
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt cân bằng sản phẩm bia

4. Tính toán thiết bị


4.1. Cân nguyên liệu
Lượng gạo cần dùng trong một ngày là 4980 kg. Trong một mẻ là: 1245 kg
Lượng malt cần dùng trong một ngàylà 14940kg.Trong một mẻ là 3735kg
Vậy chọn cân có mã cân là 5000kg
Cân hoa dùng cân đĩa có mã cân là 100kg
4.2. Chọn máy nghiền malt
Là loại máy nghiền malt ướt gồm 2 cặp trục. Malt được gầu tải vận chuyển
lên cân sau đó lại tiếp tục vận chuyển sang nghiền, trong quá trình nghiền có

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

phun nước → sữa malt. Thiết bị có hai silo, 1để chứa khi cân,1 để chứa trước
khi nghiền.

 Chọn máy năng suất nghiền 1000kg/giờ, được nhập khẩu từ CHLB
Đức.
 Số đôi trục :2
 Công suất động cơ: 6kw
 Tốc độ quay của roto: 450 vòng/ph
 Kích thước: 2000 x 2000 x 1800 mm
 Số lượng: 1 máy
4.3. Chọn máy nghiền gạo
Là máy ngiền búa, chọn máy dựa trên năng suất nghiền của máy. Lượng gạo
cần nghiền trong mỗi ngày là: 4980 kg, nghiền khô cho cả ngày sản xuất

 Chọn máy nghiền có công suất: 1000kg/h.


 Công suất động cơ: 6kw/h
 Chiều rộng của buồng máy: 400mm
 Tốc độ quay của roto: 1000vòng/ph
 Kích thước lỗ sàng: 3,6mm
 Kích thước: 2000 x 1600 x 1000 mm
4.4. Thùng chứa malt trước khi nghiền
Cứ 1000kg malt có thể tích 1,3 m3 nên lượng malt 1 mẻ có thể tích
3735× 1 ,3
Vmalt = = 4,8555 (m3)
1000

Hệ số đổ đầy thùng là 0,9. Thể tích của thùng là:


4,8555
Vt = = 5,395 (m3)
0,9

Chọn thùng thân trụ đáy côn, góc đáy côn là 45 o, đường kính D, chiều cao trụ
H = 0,6D, chiều cao đáy côn h = 0,5D. Thể tích thùng :

πD 2×H 1 πD2 ×h
+ ×
Vt = 4 3 4 = 0,602D

D=

3 5,395
0 ,6
= 2,08 (m)

Chọn thùng chứa bột malt có các thông số sau:


- Đường kính D = 2080 mm

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

+Chiều cao trụ H = 1248 mm


+Chiều cao đáy côn h = 1040 mm
4.5. Thùng chứa bột gạo
Khối lượng gạo dùng cho một mẻ nấu là: 1245kg/mẻ. Vì 1000kg bột gạo có
thể tích là 0,75 m3 nên thể tích khối bột gạo của một mẻ nghiền với tổn thất
nghiền 0,5% là.
3
1245× 0,995
Vbột == =¿ 0,92 m3
1000/0 , 75
0 , 92
Hệ số sử dụng thùng là 0,9 nên thể tích thùng là: = 1,02 (m3)
0,9

Chọn thùng chứa hình trụ đáy côn, đường kính D, chiều cao trụ H = 0,6D,
chiều cao đáy h = 0,5D thể tích thùng là:
πD 2×H 1 πD2 ×h
+ × =0 , 602 D
Vt= 4 3 4

D=

3 1, 02
0,602
= 1,19 m

Chọn thùng chứa bột gạo có các thông số là:


+ Đường kính D = 1190 mm
+ Chiều cao trụ H = 714 mm
+ Chiều cao đáy h = 595 mm

6.6. Thiết bị trong phân xưởng nấu


6.6.1. Nồi hồ hoá
Lượng nguyên liệu đưa vào nồi nấu gạo, gồm có bột gạo và malt lót bằng
10% lượng bột gạo, là:
1245 ×0,995+ 0 ,1 ×1245 × 0,995=1362 , 65 kg /h

Lượng nước đưa vào nồi hồ hoá (tỷ lệ nước: nguyên liệu = 5:1) là:
5 x 1362,65 = 6813,25 kg
Tổng khối lượng dịch hồ hoá là: 6×1362 , 65=8175 , 9 kg
Khối lượng riêng của dịch là 1080 (kg/m3)
8175 , 9
Vậy thể tích dịch nấu là: Vd= = 7,57 (m3 ¿
1080

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hệ số chứa của nồi nấu là: 0,75. Thể tích thực của nồi là:
Vd
Vt = = 10,09 (m3 ¿
0 ,75

Ta chọn nồi hai vỏ, thân trụ, đường kính D, chiều cao trụ H = 0,6D, chiều cao
đáy h = 0,2D, chiều cao nắp h2 = 0,15D.
Thể tích của nồi là:

πD 2 πh 1 πD 2
×H + 1 ×( h1 + 0 ,75 D 2 )+ xh 2
Vt = 4 6 3 4


D = 3 10 , 09 = 2,54(m)
0,614

Vậy ta chọn đường kính nồi là: D = 2540 mm. Lớp vỏ áo hơi dầy 100mm.
Đường kính ngoài:
Dn = 2540 + 2 x 100 = 2740 (mm)
Chiều cao trụ H = 2540 x 0,6 = 1524 mm
Chiều cao đáy h1 = 2540 x 0,2 = 508 mm
Chiều cao nắp h2=2540 x 0,15 = 381 mm
Chọn cánh khuấy cong, đường kính cánh khuấy là 0,8D = 0.8 x 2540 = 2032
(mm)
Động cơ cánh khuấy 8 kw
Số vòng quay: 30 vòng/phút.
● Tính diện tích truyền nhiệt:
Cứ 1m3 bề mặt dịch cần 0,7 m2 bề mặt truyền nhiệt.
Vậy bề mặt truyền nhiệt là.
F = 0,7 Vdịch = 0,7 x 7,57 = 5,299 m2
Đặc tính kỹ thuật của nồi như sau:

 V = 10,09 m3
 Bề dầy thành thiết bị: 10mm.
 Đường kính trong: 2540mm
 Đường kính ngoài: 2740mm
 Chiều cao toàn bộ nồi: 2413mm
 Chiều cao phần 2 vỏ: 889mm

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

 Số lượng máy: 1

6.6.2. Tính và chọn nồi đường hoá.


Khối lượng malt dùng cho một mẻ đường hoá 3735kg sau nấu cháo tổn
thất là 5% do bay hơi nước khối lượng dịch cháo chuyển sang nồi đường hoá
là:
3735 x 95%= 3548,25(kg)
Khối lượng dịch malt là:
(3735 x 0.995 – 1245 x0.1 x 0.995) x 5 = 17962,2375kg
Tổng lượng dịch trong nồi đường hoá là:
3548,25 + 17962,2375= 21510,4875 (kg)
Khối lượng riêng d = 1,08kg/l nên thể tích của dịch đường hoá:
21510,4875
Vd = = 19917(l) = 19,9(m3)
1 ,08

Hệ số sử dụng nồi là 0,8


V d 19 , 9
Vt = = =¿ 24,875(m3 ¿
0,8 0,8

Chọn các thông số kích thước tương tự như nồi hồ hoá:


H=0,6D; h1=0,2D; h2=0,15D.
πD 2 πh1 1 πD 2
+H + ×( h21 + 0 ,75 D 2 )+ ×h2
Vt = 4 6 3 4


→ D= 3 24,875 =3 , 43(m)
0,614
→ Chọn đường kính trong Dt = 3,5 m
→ Đường kính ngoài Dn= 3,5 + 2 x 0,1 = 3,7m
Chiều cao trụ H = 0,6Dt = 2,1m
Chiều cao đáy h1 = 0,2Dt = 0,7m
Chiều cao nắp h2 = 0,15Dt = 0,525m
Đường kính cánh khuấy cong d = 2,8m
Số vòng quay cánh khuấy 30 vòng/phút.
●Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt của nồi:

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Cứ 1 m3 dịch cần 0,7m2 bề mặt truyền nhiệt.


Vậy bề mặt truyền nhiệt là:
F = Vdịchx0,7 = 19,9 x 0,7 = 13,93 (m2)
Vậy đặc tính kỹ thuật của nồi đường hoá như sau:

 V = 24,875 (m3)
 Bề dầy thành thiết bị 10mm
 Diện tích truyền nhiệt thực là 13,93(m2)

6.6.3. Thiết bị lọc đáy bằng


Cứ 1kg nguyên liệu sẽ cho từ 1.8  2.2 (lít) bã ẩm, chọn thể tích của bã từ 1kg
nguyên liệu là 2 lít. Nguyên liệu cho một mẻ nấu là 5002,5 kg.
Vậy thể tích của bã ẩm là:5002,5 x 2 = 10005 lít = 10,005 m3

Để đảm bảo lọc tốt thì chiều cao lớp lọc là h = 400  600mm
Chọn h = 500mm thì diện tích đáy thùng lọc là:
V 10,005 2
S= = =20 ,01(m )
h 0 ,5

Đường kính thùng lọc là:

√ √
D= 4 S = 4 ×20 , 01 =5 , 04 (m)
π 3 ,14

Chọn đường kính thùng lọc là 5,04 (m)


+ Tính chiều cao thùng.
Lượng dịch đường hoá sau một mẻ đường hoá: Vd = 19,9(m3)
Chiều cao của lớp dịch trong thùng Hd là:
V d 19 ,9
Hd = = =0,99 (m)
S 20 , 01

Hệ số đổ đầy thùng η= 0.7 nên thể tích của thùng lọc là:
V d 19 ,9
Vt = = = 28,43(m3)
S 0.7

Chiều cao trụ của thùng lọc là:

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

V t 28 , 43
Ht = = =1,42(m)
S 20 , 01

Vì đáy thực và đáy giả cách nhau 20 – 25cm. Chọn 20cm nên chiều cao trụ
thực là: 1.42 + 0.2 = 1,62 (m)
Chiều cao nắp thùng lọc h2 = 0.15D = 0,756 (m)
Nồi hai vỏ để cung cấp hơi, giữ nhiệt độ dịch đường luôn mức 75C 0 trong
suốt quá trình lọc và rửa bã.
Đường kính ngoài.
Dn = 5,04+ 2x0.1 = 5,24(m)
Thùng có hệ thống dao cào và đảo lớp lọc, đáy bằng có kích thuỷ lực để điều
chỉnh nâng lên hạ xuống nó có thể quay quanh trục để đảo bã và dàn đều lớp
bã sau khi đảo, tốc độ quay 500 vòng/phút, công suất động cơ 5Kw.
Đáy giả có độ rộng khe là 0.7mm

6.6.4. Thùng chứa bã malt và gạo.


Thể tích bã của một mẻ nấu là 10,005 (m3)
Hệ số đổ đầy thùng là 0.9 nên thể tích thực của thùng chứa là:
10,005
Vt = = 2,23(m3 ¿
0,9

Chọn thùng thân trụ đáy côn, góc đáy côn là 450C, đường kính D, chiều cao
trụ H = 0.6D.
Thể tích thùng.
πD 2 1 πD2
×H + × ×h
Vt = 4 3 4

πD 2 1
×H +(0 , 6+ )=0 , 6 D3
= 4 6

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

D=
√ 3 2 , 23
0,6
=1 , 55(m)

H = 0.6xD = 0.6x1,55 = 0,93 m


Thùng chứa bã được cho một mẻ, yêu cầu bã được lấy hết sau một mẻ

6.6.5. Tính và chọn nồi nấu hoa


Theo phần tính cân bằng sản phẩm thể tích dịch nóng sau nấu hoa một
mẻ là: 29267,5(lít)
Quá trình nấu hoa tổn thất 10%.
→ Thể tích dịch trước nấu hoa một mẻ:
29267 ,5
=32519 , 4 (l)= 32,5(m3)
1−0 ,1

Hệ số sử dụng nồi là 0.8 nên thể tích thực của nồi là:
32, 5
Vt = = 40,625 (m3)
0 ,8

Chọn H= D, h1= 0.2D, h2 = 0.15D.


Vì thể tích thùng:

πD 2 πh1 1 πD 2
×H + ×( h1 + 0 ,75 D 2 )+ xh 2
Vt = 4 6 3 4 = 0.93D3

Vt = 40,625(m3) → D =

3 40,625
0 , 93
= 3,52 (m)

Vậy chọn đường kính trong của nồi là Dt = 3,52m


Đường kính ngoài Dn= Dt + 2 x 0.005 = 3,53m
Chiều cao trụ H = D = 3,52m
Chiều cao đáy: h1 = 0.2Dt = 0,704m
Chiều cao nắp: h2 = 0.15Dt = 0,5295m
Bề dầy vỏ thiết bị: 5mm, cửa quan sát 300mm
Ngoài ra còn có nhiệt kế, đèn chiếu sáng.
● Tính bề mặt truyền nhiệt của nồi đun hoa.
Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt truyền nhiệt với một đơn vị thể tích dịch là
0.8m2/m3 dịch.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Vậy ta có:
F = 0.8 x Vd = 0.8 x 32,5 = 26 (m2)
Thiết bị truyền nhiệt kiểu ống chùm có ống tuần hoàn trung tâm. Chọn ống
truyền nhiệt có đường kính d = 50mm. Số hình lục giác là 5 nên số ống là:
3 x 52 + 3 x 5 + 1 = 91 ống
Đường kính chùm ống: D = t( b - 1 ) + 5d
t- khoảng giữa hai tâm ống: t = (1.2 - 1.5)d
b- số ống bố trí trên đường xuyên tâm của hình lục giác.
D = 1,2d( b-1) + 5d = 1.2 x 0.05 x 10 + 5 x 0.05 = 0.85m
Chiều dài của toàn bộ các ống truyền nhiệt:
F 26
L= = = 165,6m
πd 3 ,14 × 0 , 05
L 165 ,6
Chiều dài của một ống: 1 = = = 1,82m
n 91

Chọn nồi nấu hoa là thiết bị bằng thép không rỉ, thân hình trụ nắp chóp, đáy
hình chỏm cầu, có cửa để cho hoa.

6.6.6. Tính thùng lắng xoáy.


Thể tích dịch nóng đem đi lắng trong và làm nguội sơ bộ là: 29267,5 (l)
Hệ số sử dụng thựng lắng xoáy là: 0.75
29267 ,5
Vt = = 39023,3 l = 39,02(m3)
0 ,75

Chọn thùng lắng xoáy thân trụ, đáy nghiêng 20, đường kính D, chiều cao trụ H
= 0.8D, chiều cao đỉnh h2 = 0.15D.
Thể tích thùng là:

πD 2 1 πD2
+H + ×h 2
Vt = 4 3 4


→ D= 3 39 , 02 =3 , 88 m
0,667

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Chọn đường kính thùng lắng xoáy là: D = 3,88m


Chiều cao phần trụ H = 0,8D = 3,104m
Chiều cao phần đỉnh h2 = 0.15D = 0,582m
Lớp vỏ dầy 5mm. Vật liệu chế tạo là thép không rỉ, ống thông hơi đường kính
200mm. Có tất cả 4 van, hai van ở thân trụ, một van ở cuối góc nghiêng 2 0
của đáy và một van cốc xả cặn nóng.

6.6.7. Máy làm lạnh nhanh


Chọn thiết bị làm lạnh nhanh kiểu tấm bản một cấp dùng tác nhân làm lạnh là
nước 20C.
Lượng dịch cần làm lạnh trong một mẻ là: 29267,5 lít.
Thời gian làm lạnh là 1giờ, hệ số sử dụng là 80%.
Năng suất máy 29267,5/ 0.8 = 36584,375 (l/h) = 36,58 m3/h
Chọn máy làm lạnh dạng tấm bản: Năng suất 37m3/h
Nhiệt độ dịch vào 800C
Nhiệt độ dịch ra 100C – 120C
Nhiệt độ nước vào 20C
Nhiệt độ nước ra 60 – 700C

6.6.8. Tính và chọn nồi đun nước nóng.


Nước nóng dùng để rửa bã và vệ sinh thiết bị.
Nước rửa bã 12485 lít/mẻ.
Nước vệ sinh nồi nấu: 60 lít.
Nước vệ sinh nồi đường hoá: 60 lít.
Nước vệ sinh nồi lọc đáy bằng: 120 lít.
Nước vệ sinh nồi nấu hoa: 80 lít.
Nước vệ sinh thùng lắng xoáy: 60lít.
Do đó thể tích nước nóng cần dùng cho một mẻ nấu là:
12485+ 60 +60 + 120 +80 + 60 = 12865 lít/mẻ

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hệ số sử dụng của thùng là η=0.8. nên thể tích thực của thùng là
12865
Vt = = 16081,25 l = 16,08 m3
0,8

Chọn thùng hai vỏ, H= 1.2D, đáy h1 = 0,2D, nắp h2=0,15D.

πD 2 πh 1 πD 2
×H + 1 ×(h1 +0 ,75 D2 )+ xh 2
Vt = 4 6 3 4 = 1.085D3
Vt = 16,08(m3)

→ D=
√3 16 ,08
1,085
= 2,46m

Chọn đường kính trong là: 2,46 m


Đường kính ngoài là: Dn = 2,46 + 2 x 0.06 = 2,58m
H = 1,2D = 1.2 x 2,46 = 2,952m.
h1 = 0,2D = 0,492m
h2 = 0,15D = 0,369m
Bề dầy của vỏ ngoài là 5mm, bề dầy của vỏ trong là 5mm.
+ Tính bề mặt truyền nhiệt.
Cứ 1m3 dịch cần 0,7m2 bề mặt truyền nhiệt.
Vậy bề mặt truyền nhiệt là:
F = 0,7 x Vd = 0,7 x 12,865 = 9,0055m2
Khoảng cách giữa hai vỏ có bề rộng 50 mm
Bề dầy của thép chọn: S = 5mm.

6.6..9.Thiết bị lên men


Thiết bị lên men có cấu tạo thép không gỉ, thân hình trụ đáy côn có góc
nghiêng 600, nắp chỏm cầu. Thùng có 3 khoang lạnh để điều chỉnh nhiệt độ,
có lớp bảo ôn, có cửa vệ sinh, đường ống CIP, van lấy mẫu, van tháo sữa men

Gọi:
D: đường kính thiết bị (m)
h1 : chiều cao nắp (m)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

h2 : chiều cao thân hình trụ (m)

h3 : chiều cao đáy thùng (m)

h: chiều cao ống thoát liệu(m)


d : đường kính ống thoát dịch, m
- Thể tích thiết bị:
Vtb = VT + VĐ + VN (m3)
- Thể tích nắp thiết bị:

VN =
6 4 (
π h 1 3 D2 2
+h1 (m3))
- Thể tích thân trụ:
2
π D h2 3
VT = (m )
4
Trong đó:
h1: chiều cao thân hình trụ(m3)
- Thể tích phần đáy thiết bị:

VĐ =
3 4 (
π h 3 D2 + d2 +D x d
)
(m3) Thiết bị lên men

Vì góc đáy côn bằng 600 nên:


 D  d   tg 60o
h3 = 2

Chọn thiết bị có kích thước chứa được lượng dịch của 4 mẻ nấu.
Lượng dịch đường đưa đi lên men của 1 mẻ bằng dịch lên men, lượng men
giống và men sữa:
27255 + 2725 + 272,5 = 30252,5 (lít) ≈ 30,25 (m3).
Ta phân phối 4 mẻ vào 1 thùng lên men. Vậy mỗi thiết bị sẽ chứa:
Vd = 30,25 x 4 = 121(m3)

Chọn hệ số chứa đầy của thiết bị là:


Thể tích thực của thiết bị là: VTB = 121/0,85 = 142,35 (m3)
Chọn: h2 = 3D, h1= D/6, d = 0,2 (m), h = 0,2 (m)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

( ) ( )
2
π D h 2 π h 3 D2 + d2 +D x d π h 1 3 D2 2
Ta có: VTB= + + + h1
4 3 4 6 4

=2,654D3 – 1,813 x 10-3


Suy ra, chọn :
- D = 3,77 (m)
- h2 = 11,31 (m)
- h1 = 0,628 (m)
- h3 = 2,75(m).
- h = 0,2 (m)
Chiều cao toàn bộ thiết bị: H = h1 + h2 + h3 + h = 14,888 (m)
Tank lên men có áo lạnh và lớp cách nhiệt dày 0,05m, đường kính
ngoài của tank là: Dng = 3,8 (m)
Số lượng thiết bị lên men:
Chọn thời gian lên men chính là 6 ngày, thời gian lên men phụ là 16
ngày. Vậy thời gian lên men ở mỗi tank là 22 ngày vì vậy ta cần 22 tank. Cần
chọn thêm 2 tank dự trữ do đó số tank lên men là 24 tank.

6.6.10.Thiết bị lọc bia


Lượng bia cần lọc trong một ngày là 104660 lít
V = 104660 (lít)
Chọn thiết bị lọc khung bản, thời gian lọc là 19 giờ, vậy năng suất lọc
104660
trong một giờ là: = 5508,42 (lít/h).
19
Từ năng suất lí thuyết chọn thiết bị lọc khung bản với các thông số
 Năng suất : 55000 (lít/h)
 Số lượng bản : 48
 Công suất : 3 (kW)
 Kích thước bản (W x H) : 1800 x 110 x 2000 (mm)
 Kích thướcmáy (L x W x H) : 6000 × 2500 × 2500 (mm)
Số lượng máy :1

6.6.11.Thiết bị gia nhiệt (dùng cho bia không cồn)


Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Lượng bia cần gia nhiệt trong một ngày là:


V = 103610 (lít)
Thời gian gia nhiệt là 19 giờ, vậy năng suất lọc trong một giờ là:
103610
= 5453,16 (lít/h)
19
Từ năng suất lí thuyết, chọn thiết bị gia nhiệt dạng tấm bản:
Thông số kĩ thuật:
- Năng suất : 5000 (lít/h)
- Kích thước : 1420 x 520 x 1200 (mm)
- Số lượng :1

6.6.12. Thiết bị bài khí (dùng cho bia không cồn)


Lượng bia có bia đi vào thiết bị bài khí là:
103090
V= = 5425,8 (lít/h)
19
Khối lượng của bia đi bài khí là.
m = d x V = 0,6 x 5425,8 = 3255,48 (kg/h)
với d = 0,6 (kg/lít) [33]
Từ năng suất lí thuyết, chọn thiết bị bài khí có thông số kĩ thuật:
Năng suất : 3500 (kg/h)
- Kích thước : 1200 x 1100 x 2800 (mm)
- Công suất : 6 (kw)
- Chọn 2 thiết bị
6.6.13. Thiết bị ngưng tụ hương sau bài khí 2(dùng cho bia không cồn)
Lượng nước bổ sung vào thiết bị bài khí là:
13210
= 692,263 (lít/h)
19
Từ năng suất lí thuyết, chọn thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm bản model:
9R-20T-900 của hãng Shenglin - Trung Quốc [32].
Thông số kĩ thuật:
- Năng suất : 700 (lít/h)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Kích thước : 800 x 400 x 1000 (mm)


- Số lượng: + 1 để ngưng tụ hương sau bài khí 2
+ 1 để ngưng tụ cồn sau chưng

6.6.14. Thiết bị chưng (dùng cho bia không cồn)


103090
Lượng bia đem đi chưng là = 5425,8 (lít/h)
19
Từ năng suất lí thuyết, chọn thiết bị chưng thuộc loại Sigmatec 50 của
API Schmidt GmbH [35].
Thông số kĩ thuật:
- Năng suất : 5500 (lít/h)
- Độ cồn trong bia sau chưng : < 5%
- Công suất : 38 (kW)
- Kích thước : 1200 x 1200 x 3000 (mm)
- Số lượng :1

6.6.15. Thiết bị phối trộn (dùng cho bia không cồn)


Chọn thiết bị phối trộn có thông số kĩ thuật:
- Năng suất : 5500 (lít/h)
- Kích thước : 1435 x 1440 x 1650 (mm)
- Đường kính thiết bị : D = 650 (mm)
- Công suất : 2,2 (kW)
- Số lượng :1
6.6.16. Thiết bị làm lạnh bia sau khi phối trộn
Chọn thiết bị làm lạnh giống với thiết bị làm lạnh nhanh dịch đường.
Chọn máy làm lạnh dạng tấm bản:

 Năng suất 37m3/h


 Nhiệt độ dịch vào 800C
 Nhiệt độ dịch ra 100C – 120C
 Nhiệt độ nước vào 20C
 Nhiệt độ nước ra 60 – 700C

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

6.6.17. CIP lên men


Hệ thống CIP gồm:
- 1 thùng NaOH 2%
- 1 thùng acid HNO3 0,1%
- 1 thùng nước nóng 800C
- 1 thùng nước lạnh 20C
Chọn thùng CIP làm bằng thép không gỉ, thân trụ h = 1,5D, đáy cầu h 2
= 0,1D và nắp cầu h1 = 0,1D. Thể tích mỗi thùng:
Thể tích nắp và đáy:

( )
2
π 3D 2
x h1 x + h1
V=6 4 = (m3)

Thể tích phần hình trụ:

πD 2 1,5 D
VT = = 4 (m3)
Ta có: VTB = VT + 2V = 1,26D3 (m3)
Lượng CIP rửa bằng 7% thể tích dùng. Ta tính cho 1 tank lên men có
thể tích 142,35 m3, thể tích mỗi thùng cần đạt:
V = 142,35x 0,07 = 9,9645 (m3)
Ta có: 1,26D3 = 9,9645 (m3)

Suy ra, chọn :


D = 2 (m)
h = 3 (m)
h1 = h2 = 0,2 (m)
Chiều cao tổng thể của thiết bị là: H = h1 + h + h2 = 3 + 0,2 + 0,2 = 3,4 (m)
Số lượng: 4 thùng

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

 Chọn bơm ly tâm


Thông số kĩ thuật:
 Lưu lượng : 150 (m3/h)
 Công suất : 1,1 (kW)
 Kích thước : 415 x230 x 200 (mm)
 Số lượng :1

6.6.18 . Thiết bị chiết chai và đóng nắp


Lượng chai cần dùng trong một ngày là 151515 chai 330ml ; 58823
chai 850ml
Mỗi ngày làm việc 4 ca, mỗi ca làm việc 6 tiếng.
Vậy năng suất cần thiết của máy chiết chai 330ml là:
151515
= 6313 (chai/h)Type equation here .
4x6
Năng suất cần thiết của máy chiết chai 850ml là :
58823/24= 2451 (chai/h)
Chọn Máy chiết rót đóng nắp chai tự động Combilong CGF của Đài
Loan.
Thông số kĩ thuật.
 Năng suất : 6500 (chai/h)
 Công suất : 3 (kW)
 Kích thước : 4500 x 3500 x 3500 (mm)
 số lượng :1

6.6.19. Máy rửa chai


Chọn máy rửa chai nhãn hiệu Krones.
Thông số kĩ thuật:
- Năng suất : 40000 (chai/h)
- Kích thước : 6500 × 4000 × 2800 (mm)
- Công suất : 7 (kW)
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Số lượng :1

6.6.20. Máy rửa két


Lượng két cần dùng trong một ngày là 2451 két.
Mỗi ngày làm việc 4 ca, mỗi ca làm việc 6 tiếng.
Vậy năng suất cần thiết của máy chiết chai là:
2451
= 102,125 (két/h)
6x4
Chọn máy rửa két có thông số kĩ thuật
 Năng suất : 105 (két/h)
 Kích thước : 5486 x 1270 x 1372 (mm)
 Công suất : 1 (kW)
 Số lượng :1

6.6.21. Thiết bị thanh trùng


Chọn máy thanh trùng nhãn hiệu Krones.
Thông số kĩ thuật:
 Năng suất : 50000 (chai/h)
 Kích thước : 27000 x 7700 x 2200 (mm)
 Công suất : 20 (kW)
 Số lượng :1

6.6.22. Máy dán nhãn


Chọn Máy dán nhãn hiệu Krones Autocol 747 PSL [42].
Thông số kĩ thuật:
- Năng suất : 55000 (chai/h)
- Công suất : 2 (kW)
- Kích thước : 4500 x 3000 x 2000 (mm)
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Số lượng :1

6.6.23. Máy gắp chai ra, vào két


Chọn máy gắp chai vào két nhãn hiệu NATE NEPAK 4.
Thông số kỹ thuật:
- Năngsuất : 2400 (két/h)
- Côngsuất : 8 (kW)
-Kíchthước : 2900 × 2900 × 2400 (mm)
- Số lượng :2

6.6.24. Băng tải chai, két


 Chọn hệ thống băng tải chai Krones với các thống số kỹ thuật:
- Năng suất : 40000 (chai/h)
- Công suất động cơ : 10 kW
- Kích thước : W = 400 (mm)
 Chọn hệ thống băng tải két:
- Năng suất : 2400 (két/h)
- Cống suất động cơ : 1,1 kW
- Kích thước : W = 600 (mm)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Bảng 6.1. Bảng tổng kết thiết bị

Kích thước (mm) Số Công


STT Tên thiết bị Lượng suất động
LxWxH (cái) cơ (kW)
Phân xưởng nấu
Gàu tải vận chuyển
1 nguyên liệu lên máy làm 600 x 250x 5600 2 0,32
sạch
Gàu tải vận chuyển
2 600 x 250 x 12500 2 0,88
nguyên liệu đi nghiền
3 Máy nghiền malt 2000 × 2000 × 1800 1 6
4 Máy nghiền gạo 2000 × 1600 × 1000 1 6
5 Thùng chứa malt D = 2080; H = 1248 1
6 Thùng chứa bột gạo D = 1190; H = 714 1
Gàu tải vận chuyển
7 600 x 250 x 10000 2 1,03
nguyên liệu vào nồi nấu
8 Nồi hồ hóa D = 2740; H = 1524 1 8
9 Nồi đường hóa D= 3700; H = 2100 1 6
10 Thiết bị lọc đáy bằng D=5240; H =2376 1 5
11 Nồi houblon hóa D=3530; H=4754 1
12 Thùng lắng xoáy D = 3880; H = 3686 1
13 Thiết bị làm lạnh 1640 x 630 x 1794 1
14 Hệ thống CIP D = 2000; H = 3400 3
15 Cân nguyên liệu 1060 x 700 x 2400 1

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Phân xưởng lên men


1 Thiết bị lên men D =3770 ; H = 14888 24
2 Thiết bị lọc khung bản 6000 × 2500 × 2500 1 3
3 Thiết bị gia nhiệt 1420 x 520 x 1200 1
4 Thiết bị bài khí 1200 x 1100 x 1800 2 6
5 Thiết bị ngưng tụ 800 x 400 x 1000 2
6 Thiết bị chưng 1200 x 1200 x 3000 1 38
7 Thiết bị phối trộn 1435 x 1440 x 1650 1 2,2
Thiết bị làm lạnh sau phối
8 1640 x 630 x 1794 1
trộn
9 Hệ thống CIP D = 3400; H = 5780 4

Phân xưởng chiết


Máy chiết rót và đóng
1 4500 x 3500 x 3500 1 3
nắp chai
2 Máy rửa chai 6500 × 4000 × 2800 1 7
3 Máy rửa két 5486 x1270 x 1372 1 1
4 Máy thanh trùng chai 27000 x 7700 x 2200 1 20
5 Máy dán nhãn 4500 x 3000 x 2000 1 2
6 Băng tải chai W = 400 1 10
7 Băng tải két W = 600 1 1,1

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

7. TÍNH TOÁN XÂY DỰNG


7.1. Tính kích thước xây dựng công trình chính
Địa điểm chọn xây dựng máy là Khu công nghiệp Phố Nối A thuộc địa bàn
các huyện Yên Mỹ , Mỹ Hào, Văn Lâm, Hưng Yên.
7.1.1. Phân xưởng chính
Trong phân xưởng sản xuất chính sẽ có các thiết bị sau:
Bảng 1.2: Các thiết bị trong phân xưởng sản xuất

Kích thước (mm) Số Công suất


STT Tên thiết bị Lượng động cơ
LxWxH (cái) (kW)
Phân xưởng nấu
Gàu tải vận chuyển nguyên
1 600 x 250x 5600 2 0,32
liệu lên máy làm sạch
Gàu tải vận chuyển nguyên
2 600 x 250 x 12500 2 0,88
liệu đi nghiền
3 Máy nghiền malt 2000 × 2000 × 1800 1 6
4 Máy nghiền gạo 2000 × 1600 × 1000 1 6
5 Thùng chứa malt D = 2080; H = 1248 1
6 Thùng chứa bột gạo D = 1190; H = 714 1
Gàu tải vận chuyển nguyên
7 600 x 250 x 10000 2 1,03
liệu vào nồi nấu
8 Nồi hồ hóa D = 2740; H = 1524 1 8
9 Nồi đường hóa D= 3700; H = 2100 1 6
10 Thiết bị lọc đáy bằng D=5240; H =2376 1 5
11 Nồi houblon hóa D=3530; H=4754 1
12 Thùng lắng xoáy D = 3880; H = 3686 1
13 Thiết bị làm lạnh 1640 x 630 x 1794 1
14 Hệ thống CIP D = 2000; H = 3400 3
15 Cân nguyên liệu 1060 x 700 x 2400 1

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Phân xưởng lên men


D =3770 ; H =
1 Thiết bị lên men 24
14888
2 Thiết bị lọc khung bản 6000 × 2500 × 2500 1 3
3 Thiết bị gia nhiệt 1420 x 520 x 1200 1
4 Thiết bị bài khí 1200 x 1100 x 1800 2 6
5 Thiết bị ngưng tụ 800 x 400 x 1000 2
6 Thiết bị chưng 1200 x 1200 x 3000 1 38
7 Thiết bị phối trộn 1435 x 1440 x 1650 1 2,2
Thiết bị làm lạnh sau phối
8 1640 x 630 x 1794 1
trộn
9 Hệ thống CIP D = 3400; H = 5780 4

Phân xưởng chiết


Máy chiết rót và đóng nắp
1 4500 x 3500 x 3500 1 3
chai
2 Máy rửa chai 6500 × 4000 × 2800 1 7
3 Máy rửa két 5486 x 1270 x 1372 1 1
4 Máy thanh trùng chai 27000 x 7700 x 2200 1 20
5 Máy dán nhãn 4500 x 3000 x 2000 1 2
6 Băng tải chai W = 400 1 10
7 Băng tải két W = 600 1 1,1

Trong nhà sản xuất chính các thiết bị đƣợc sắp xếp theo dây chuyền sản xuất
sản xuất. Dựa vào kích thước các thiết bị và yêu cầu thao tác vận hành
-Tổng kích thước các thiết bị: Chiều dài x rộng x cao = 210,421 x 168,642 x
14,888 (m)
=> Chọn kích thước phân xưởng: 211 x 169 x 16 (m)
=> Diện tích: S = 211 x 169 = 35659 (m2)
7.2. Thiết kế phân xưởng
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Việc thiết kế nhà sản xuất chính là rất quan trọng, phải phù hợp với công
nghệ, độ bền, an toàn và thẩm mỹ. Bởi tất cả những điều này đều ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả trong quá trình sản xuất.
- Chọn khung nhà cho phân xưởng sản xuất chính là khung thép mô phỏng
Zamil Steel do chúng có cấu tạo đơn giản, dễ cơ động và rút ngắn thời gian
thi công, mở rộng phân xưởng một cách dễ dàng, cường độ chịu lực nén, uốn,
kéo lớn.
- Dựa trên đặc điểm sản xuất, vận chuyển và tính kinh tế, chọn phân xưởng
có: Nhịp nhà L = 18m; Bước cột B = 6m.
- Các thiết bị trong xưởng được bố trí theo dãy, dọc theo chiều dài của phân
xưởng. Hệ thống giao thông có thể hoạt động cả chiều ngang lẫn chiều dọc.
Việc thiết kế phân xưởng cũng không thể thiếu được việc lựa chọn các kết
cấu:
7.2.1. Kết cấu bao che
Kết cấu bao che: bao gồm tường, cửa sổ, tấm che mưa nắng, cửa đi và hệ
thống thoát nước mái. Dựa trên cơ sở sản xuất của như đặc điểm sản xuất, lựa
chọn kết cấu bao che như sau:
- Tường: dùng loại tường gạch, dày 220mm. Do chịu lực tốt, dễ thi công, đơn
giản, cách âm, cách nhiệt tốt.
- Cửa sổ: Chọn loại cửa sổ quay theo trục ngang ở giữa do chúng cấu tạo đơn
giản, dễ đóng mở, che mưa tương đối tốt, có thể hứng gió xuống thấp để làm
mát nơi làm việc của công nhân. Kích thước cửa sổ là: 2.5 x 2.5 (m)
- Tấm che mưa, nắng: dùng tấm che ngang bê tông cột théo loại tấm che
ngang đặc, loại che nắng, che mưa tốt.
- Cửa đi: Sử dụng loại cửa mở 2 cánh, kích thước cửa cao 3.5 m, rộng 3m
- Mái: Chọn mái nhà có cấu trúc dầm mái hình thang có tấm lợp tôn kẽm.
- Hệ thống thoát nước mái: dùng loại thoát nước mái bao che bằng tường
gạch, dày 220mm.

7.2.2. Kết cấu nền móng


- Nền: cấu tạo của nền gồm: gạch lát nền dày 20mm, bê tông nền chống thấm
dày 100mm, lớp đất dầm chắc dày 200mm và dƣới cùng là đất tự nhiên. -
Móng: KCN đã thiết kế sẵn.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

7.2.3. Kho bảo quản


7.2.3.1. Kho nguyên liệu Malt
Diện tích chứa nguyên liệu: Fn = G x fn x n (m2)
Với G: Khối lượng nguyên liệu sử dụng trong 1 ngày (tấn).
fn: tiêu chuẩn diện tích bảo quản cho 1 tấn nguyên liệu (m2/ tấn).
n: số ngày dự trữ (ngày).
Diện tích kho nguyên liệu được tính theo công thức: F = Fn x K (m2)
Trong đó Fn: diện tích cần thiết để chứa nguyên liệu (m2)
K: hệ số tính cả lối đi lại. Chọn K = 1,3
Fn =G × fn × n = 14,94× 5× 10 = 747 (m2)
F = 747 × 1,3 = 971,1 (m2)
Kích thước kho: 25 × 39 × 5 (m) Diện tích kho: 25 x 39 =975 (m2)

7.2.3.2. Kho nguyên liệu Gạo


Diện tích chứa nguyên liệu: Fn = G x fn x n (m2)
Với G: Khối lượng nguyên liệu sử dụng trong 1 ngày (tấn).
fn: tiêu chuẩn diện tích bảo quản cho 1 tấn nguyên liệu (m2/ tấn).
n: số ngày dự trữ (ngày).
Diện tích kho nguyên liệu được tính theo công thức: F = Fn x K (m2)
Trong đó Fn: diện tích cần thiết để chứa nguyên liệu (m2)
K: hệ số tính cả lối đi lại. Chọn K = 1,3
Fn =G × fn × n = 4,98 × 5× 30 = 747 (m2)
F = 747 × 1,3 = 971,1 (m2)
Kích thước kho: 25 × 39 × 5 (m) Diện tích kho: 25 x 39 =975 (m2)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

7.2.3.3. Kho nguyên liệu phụ


Diện tích chứa nguyên liệu: Fn = G x fn x n (m2)
Với G: Khối lượng nguyên liệu sử dụng trong 1 ngày (tấn).
fn: tiêu chuẩn diện tích bảo quản cho 1 tấn nguyên liệu (m2/ tấn).
n: số ngày dự trữ (ngày).
Diện tích kho nguyên liệu được tính theo công thức: F = Fn x K (m2)
Trong đó Fn: diện tích cần thiết để chứa nguyên liệu (m2)
K: hệ số tính cả lối đi lại. Chọn K = 1,3
Fn =G × fn × n = 11,17× 5× 10 = 558,5 (m2)
(Hoa Houblon: 0,2 tấn/ngày; Men giống: 10,9 tấn/ ngày; bột lọc: 0,07
tấn/ngày -> Tổng 11,17 tấn/ ngày)
F = 558,5 × 1,3 = 726,05 (m2)
Kích thước kho: 22 × 33 × 5 (m) Diện tích kho: x = 726 (m2)

7.2.3.4. Kho thành phẩm


Diện tích chứa nguyên liệu: Fn = G x fn x n (m2)
Với G: Khối lượng nguyên liệu sử dụng trong 1 ngày (tấn).
fn: tiêu chuẩn diện tích bảo quản cho 1 tấn nguyên liệu (m2/ tấn).
n: số ngày dự trữ (ngày).
Diện tích kho nguyên liệu được tính theo công thức: F = Fn x K (m2)
Trong đó Fn: diện tích cần thiết để chứa nguyên liệu (m2)
K: hệ số tính cả lối đi lại. Chọn K = 1,3
Fn =G × fn × n = 105,0673 × 5 × 10 = 5253,365 (m2)
(Sản xuất: 103090l/ngày; bia không cồn có khối lượng riêng D = 1019,18
kg/m3
Có: 103090l = 103,09 m3 => m = DV = 1019,18 x 103,09 = 105067,2662 kg
 M = 105,0763 tấn)
F = 5253,365 × 1,3 = 6829,3745 (m2)
Kích thước kho: 75 × 91 × 5 (m) Diện tích kho: 75 x 91 = 6825 (m2)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

7.2.3.5. Kho vật liệu bao gói


Diện tích kho vật liệu bao gói tận dụng sao cho phù hợp với diện tích miếng
đất. Tối ưu hóa miếng đất sử dụng cho hợp lý:
Kích thước kho: 20× 20× 5 (m). Diện tích kho: 20 x 20 = 400 (m2)

7.2.4. Nhà hành chính và các nhà phục vụ sinh hoạt


7.2.4.1. Nhà hành chính Nhà hành chính là nơi làm việc của cán bộ
lãnh đạo nhà máy, công nhân viên ở các phòng ban.
Bảng 1.3: Diện tích các phòng làm việc
ST Phòng Diện tích Số người Diện tích
T (m2/người) phòng (m2)
1 Phòng Giám đốc 12 1 12
2 Phòng phó giám đốc kinh 10 1 10
doanh
3 Phòng phó giám đốc kỹ 10 1 10
thuật
4 Phòng tổ chức hành chính 6 3 18
5 Phòng kế hoạch kinh 4 4 16
doanh
6 Phòng kế toán tài vụ 4 3 12
7 Phòng kỹ thuật 4 10 40
8 Phòng marketing 4 3 12
9 Phòng KCS 4 3 12
10 Phòng họp 30
11 Phòng tiếp khách 20
12 Nhà vệ sinh 20
Tổng 212

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

7.2.4.2. Nhà ăn, hội trường


Hội trường:
- Tổng số nhân viên của nhà máy là 203 người.
- Giả sử chọn tiêu chuẩn cho mỗi nhân viên là 0,8 (m2/người).
- Diện tích ch người trong hội trường là: S = 203 x 0.8 = 162,4 (m2)
Diện tích hội trường được tính theo công thức: F = S x K (m2)
Trong đó Fn: diện tích (m2)
K: hệ số tính cả lối đi lại. Chọn K = 1,3
F = 162,4 × 1,3 = 211,12 (m2)
Kích thước hội trường: 10,6 × 20 × 5 (m)
Diện tích thực hội trường: 10,6 x 20 = 212 (m2)
Nhà ăn:
- Tính cho 2/3 số công nhân của ca đông nhất với diện tích tiêu chuẩn là: 2,25
(m2/công nhân).
- Số lượng nhân viên trong 1 ca đông nhất là 129 người.
- Diện tích nhà ăn là: 2/3 x 129 x 2,25 = 193,5 (m2)
- Thiết kế nhà ăn 1 tầng, hành lang 1,2 m => kích thước nhà ăn mỗi tầng là:
dài x rộng x cao = 19 x 10,2 x 4 (m)
- Vậy diện tích thực của nhà ăn là 193,8 (m2)

7.2.4.3. Nhà để xe
Nhà xe công nhân viên
- Nhà để xe dùng để chứa xe đạp và xe máy của công nhân viên nhà máy.
- Nhà để xe được tính cho 50% số công nhân cho 1 ca đông nhất.
- Giả sử trung bình 2 xe/ m2 diện tích
- Diện tích nhà để xe = 0,5 x 129 x 1 = 64,5 (m2)
Vậy thiết kế nhà xe có kích thước (dài x rộng x cao) = 13 x 5 x 2,5 (m)
 Diện tích thực: 65 m2
Nhà xe cán bộ: Ban GĐ và trưởng phòng ban
- Chứa xe máy và ô tô của cán bộ, khách hàng đối tác nhà máy.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Được tính gồm: 03 ô tô của GĐ và 2 PGĐ, 06 xe máy các trưởng phòng


- Giả sử trung bình 2 xe máy/m2 và 1 ô tô/4m2 (2,4x1,6)
- Số khách tiếp đông nhất là 3người/lần (giả sử đều đi ô tô)
- Diện tích nhà để xe = 6 x 4 + 1 x 6 = 30 (m2)
Vậy thiết kế nhà xe có kích thước (dài x rộng x cao) = 10 x 3 x 2,5 (m)

7.2.4.4. Bãi xe ô tô
- Bãi ô tô để gồm: 01 xe ca đưa đón công nhân, 05 xe chở hàng.
- Chia làm 02 bãi đỗ xe: 01 bãi xe trước kho nguyên, vật kiệu và 01 bãi xe
trước kho thành phẩm. Mãi bãi gồm 03 xe.
- Sử dụng xe tải 5 tấn nên diện tích trung bình cho mỗi xe là 25(m2) bao
gồm khoảng cách xe, với kích thước xe là 7,2 x 2,4 x 3 (m)
- Giả sử xe đưa đón công nhân viên có kích thước như xe trở hàng.
- Tổng diện tích cần thiết là: 25 x 6 = 150 (m2) => Diện tích 01 bãi xe là: 75
m2
Vậy thiết kế 01 bãi xe có kích thước là (dài x rộng x cao) = 8,3 x 9 x 4(m)
 Diện tích thực: 74,7 m2

7.2.4.5. Nhà sinh hoạt, vệ sinh


* Số phòng tắm
- Số phòng tắm được tính cho 60% số công nhân ca đông nhất, và 10 công
nhân/ 1 vòi tắm.
- Vậy số phòng tắm là: n = (129 x 0,6)/ 10 = 7,74 phòng => chọn 8 phòng.
- Kích thước mỗi phòng là (dài x rộng x cao) = 1.5 x 1.5 x 2 (m)
=> Tổng diện tích là (1.5 x 1.5) x 8 = 18 (m2)
- Chia 2 dãy và khoảng cách đi lại (dài x rộng): 6 x 1 (m)
=> Kích thước nhà tắm (dài x rộng x cao): 6 x 2,5 x 2 (m)
Vậy diện tích nhà tắm là: 6 x 2,5 = 15 m2

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

* Phòng thay quần áo


- Tính cho 60% số công nhân trong ca đông nhất: 78 người
- Tiêu chuẩn 0,3 m2/công nhân
- Giả sử số công nhân nữ bằng 1/3 tổng số công nhân
+) Số công nhân nữ: 26 người
+) Số công nhân nam: 52 người
- Kích thước tủ đồ (dài x rộng x cao) với 30 tủ nhỏ (rộng x sâu x cao: 0,3 x
0,4 x 0,4):
10 x 0,4 x 1,5 (m)
- Diện tích của phòng thay quần áo nữ = 26 x 0,3 + 10 x 0,4 = 11,8 (m2)
=> Kích thước phòng nữ (dài x rộng x cao) = 10 x 1,2 x 2,5 (m)
=> Diện tích thực: 12 m2
- Diện tích của phòng thay quần áo nam = 52 x 0,3 + 10 x 0,4 x 2 = 23,6 (m2)
=> Kích thước phòng nam (dài x rộng x cao) = 10 x 2,4 x 2,5 (m)
=> Diện tích thực: 24 m2

* Nhà vệ sinh
- Kích thước mỗi phòng (dài x rộng x cao) = 1 x 1,2 x 2 (m)
- Nhà vệ sinh nữ: 3 phòng => Diện tích: 3 x 1 x1,2 = 3,6 (m2)
Khoảng cách đi lại: 3,6 x 0,5 (m) và khu vực bồn rửa tay có kích thước (dài
x rộng): 1,5 x 0,9 (m)
=> Kích thước nhà vệ sinh nữ: 4,5 x 1,5 x 2 (m)
=> Tổng diện tích nhà vệ sinh nữ: 4,5 x 1,5 = 6,75 m2
- Nhà vệ sinh nam: 5 phòng và khu vực bồn rửa tay (giả sử khu vực bồn rửa
tay có diện tích như một phòng vệ sinh) => Diện tích: 6 x 1 x 1,2 = 7,2 m2
Khoảng cách đi lại: 3,6 x 0,8 (m)
=> Kích thước nhà vệ sinh nam: 3,6 x 2,8 x 2 (m)
=> Tổng diện tích nhà vệ sinh nam: 3,6 x 2,8 = 10,08 m2

7.2.4.5. Nhà bảo vệ


- Nhà bảo vệ được xây dựng gần cổng chính

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Kích thước (dài x rộng x cao) = 3 x 2 x 3 (m)


=> Diện tích nhà bảo vệ: 3 x 2 = 6 m2

7.2.4.6. Các công trình phụ trợ


* Phân xưởng cơ điện
- Số lượng công nhân trong phân xưởng cơ điện: 3 người.
- Diện tích phân xưởng là: 30 (m2)
- Kích thước dài x rộng x cao = 6 x 5 x 4 (m2)
* Trạm điện và máy phát điện dự phòng
- Dùng để đặt máy biến áp và máy phát điện dự phòng.
- Chọn trạm điện có kích thước: dài x rộng x cao = 4 x 4 x4 (m).
=> Diện tích: 16 m2
- Chọn nhà máy phát điện dự phòng: dài x rộng x cao = 8 x 6 x 4 (m)
=> Diện tích: 48 m2

7.2.4.7 Phòng y tế
- Nhân viên phòng y tế gồm 5 người, giả sử chọn tiêu chuẩn cho mỗi nhân
viên là 0,8 (m2/người).
- Giả sử trang thiết bị y tế, 02 giường bệnh và 03 bàn làm việc chiếm diện
tích 36 m2.
=> Diện tích: 5 x 0,8 +36 = 40 m2
=> Kích thước (dài x rộng x cao): 8 x 5 x 4 (m)

7.2.4.8. Phòng giám sát


- Nhân viên phòng giám sát 02 người, giả sử chọn tiêu chuẩn cho mỗi nhân
viên là 0,8 (m2/người).
- Giả sử thiết bị, máy móc theo dõi, giám sát chiếm 10 m2
=> Diện tích: 2 x 0,8 + 10 = 11,6 m2
=> Kích thước (dài x rộng x cao): 4,5 x 2,6 x 4 (m)
Diện tích thực: 4,5 x 2,6 = 11,7 m2

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

7.3. Diện tích khu đất xây dựng


7.3.1. Diện tích xây dựng
Bảng 2.1: Diện tích các công trình xây dựng
STT Tên công trình Số Kích thước Diện tích
lượng (m) (m2)
1 Phân xưởng sản xuất 1 211 x 169 x 16 35659
2 Kho nguyên liệu malt 1 25 × 39 × 5 975
3 Kho nguyên liệu gạo 1 25 × 39 × 5 975
4 Kho nguyên liệu phụ 1 22 × 33 × 5 726
5 Kho vật liệu 1 20× 20× 5 400
6 Kho thành phẩm 1 75 × 91 × 5 6825
7 Nhà hành chính 1 212
8 Hội trường 1 10,6 × 20 × 5 212
9 Nhà ăn 1 19 x 10,2 x 4 193,8
10 Nhà xe công nhân viên 1 13 x 5 x 2,5 65
11 Nhà xe cán bộ 1 10 x 3 x 2,5 30
12 Bãi xe ô tô 2 8,3 x 9 x 4 74,7
13 Nhà tắm (8 phòng) 1 6 x 2,5 x 2 15
14 Phòng thay quần áo nữ 1 10 x 1,2 x 2,5 12
15 Phòng thay quần áo nam 1 10 x 2,4 x 2,5 24
16 Nhà vệ sinh nữ (3 phòng) 1 4,5 x 1,5 x 2 6,75
17 Nhà vệ sinh nam (5 phòng) 1 3,6 x 2,8 x 2 10,08
18 Nhà bảo vệ 1 3x2x3 6
19 Phân xưởng cơ điện 1 6x5x4 30
20 Trạm điện áp 1 4 x 4 x4 16
21 Nhà máy phát điện dự 1 8x6x4 48
phòng
22 Phòng y tế 1 8x5x4 40
23 Phòng giám sát 1 4,5 x 2,6 x 4 11,7
Tổng 46567,03

- Tổng diện tích các công trình: Fxd = 46567,03 (m2)


- Vậy diện tích đất xây dựng là: Fkd = Fxd/Kxd (m2)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Với Kxd: hệ số xây dựng (%).


Fxd: Tổng diện tích công trình (m2)
Fkd: Diện tích khu đất xây dựng nhà máy (m2)
(Đối với nhà máy thực phẩm thường Kxd = 35 – 55%)  Chọn Kxd = 50%
Fkd = 46567,03/0,5 = 93134,06(m2)
Chọn khu đất mở rộng: 1000 (m2)
Vậy tổng diện tích toàn nhà máy là: 93134,06 + 1000 = 94134,06 (m2)
Kích thước khu đất: dài x rộng = 380 x 248 (m)
=> Diện tích khu đất: 94240 m2

7.3.2. Tính hệ số sử dụng (Ksd)


- Hệ số sử dụng được xác định theo công thức: Ksd = Fsd/Fkd x 100%
Trong đó Fsd: diện tích bên trong hàng rào nhà máy (m2)
Fsd = Fcx + Fgt + Fxd + Fhl + Fhr
- Diện tích hè rãnh: Fhr = 0,1 x Fxd = 0,1 x 46567,03 = 4656.703 (m2)
- Diện tích đường giao thông: Fgt = 0,45 x Fxd = 0,45 x 46567,03 =
20955,1635 (m2)
- Diện tích hành lang: Fhl = 0,1 x Fxd = 0,01 x 46567,03 = 465,6703 (m2)
- Diện tích trồng cây xanh: Fcx = 0,3 x Fxd = 0,3 x 46567,03 = 13970,109
(m2)
=> Vậy Fsd = 13970,109 + 20955,1635 + 46567,03 + 465,6703 + 4656,703
= 86614,6758 (m2)
Ksd = (86614,6758 /94240) x 100% = 91,91%

7.4. Tính nhân lực


7.4.1. Cán bộ làm việc hành chính
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Phân bố số cán bộ nhân viên làm việc hành chính nh sau: Nhà máy có số
lượng cán bộ nhân viên làm việc gờ hành chính như bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng số lượng cán bộ, nhân viên làm việc giờ hành chính
Cán bộ Chức danh Số lượng
Quản lý Giám đốc 1
Phó giám đốc kinh doanh 1
Phó giám đốc kỹ thuật 1
Trưởng phòng KCS 1
Trưởng phòng R&D 1
Trưởng phòng hành chính 1
Trưởng phòng nhân sự 1
Trưởng phòng marketing 1
Trưởng phòng kế hoạch 1
Ngiệp vụ Kế toán 2
Thủ quỹ 2
Cán bộ hành chính giấy tờ 2
Nhân viên phòng KCS 3
Nhân viên phòng R&D 3
Nhân viên phòng marketing 2
Nhân viên kế hoạch kinh 4
doanh
Nhân viên nhân sự 2
Kỹ thuật Kỹ sư công nghệ 4
Kỹ sư cơ khí 2
Kỹ sư điện 1
Kỹ sư nhiệt 1
Tổng 37

7.4.2. Công nhân

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

7.4.2.1. Công nhân lao động trực tiếp Phân bố công nhân trực tiếp
làm việc trong 1 ca:
Bảng 3.2: Số công nhân làm việc trong 1 ca sản xuất
STT Vị trí làm việc Số lượng
1 Nhân viên xuất kho nguyên, vật liệu 8
2 Nhân viên vận chuyển xuất, nhập kho 8
3 QC dây chuyền 1
4 Nhân viên vận hành thiết bị 2
5 Nhân viên kiểm tra, sửa chữa thiết bị 5
6 Nhân viên vệ sinh thiết bị 5
7 Nhân viên nhập kho thành phẩm 5
8 Tổ trưởng phân xưởng sản xuất, thiết bị 1
9 Tổ trưởng xuất, nhập kho và vận chuyển 1
10 Nhân viên phòng giám sát 2
11 Trưởng ca sản xuất 1
Tổng 39

7.4.2.2. Công nhân lao động gián tiếp


Bảng 3.3: Số công nhân lao động gián tiếp trong 1 ngày
STT Bộ phận làm việc Số người
1 Nhân viên bảo vệ 10
2 Nhân viên vệ sinh nhà máy 12
3 Bác sĩ, y tá 5
4 Nhân viên nhà ăn 20
5 Lái xe Xe tải: 5 chiếc 5
Xe đưa đón nhân viên: 1 chiếc (50 1
chỗ)
Tổng 53

7.4.3.3. Tổng số công nhân lao động trong ngày


- Tổng số công nhân viên làm việc trong 1 ngày là: 203 (người)
- Số cán bộ làm việc giờ hành chính: 37 (người)
- Số cán bộ công nhân viên làm việc trong 1 ca đông nhất: 37 + 53 + 39 = 129
(người)

8. Tính toán năng lượng


Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

8.1. Tính điện


Trong nhà máy điện được sử dụng dưới 2 dạng: điện chiếu sáng và điện động lực.
Yêu cầu chiếu sáng
Để phục vụ cho hoạt động của nhà máy ngoài sử dụng ánh sáng tự
nhiên còn sử dụng đèn chiếu sáng nhân tạo, chiếu sáng phải thỏa mãn các yêu
cầu sau:
- Ánh sáng phải phân bố đều và không làm lóa mắt.
- Đảm bảo chất lượng của quang thông, màu sắc ánh sáng và độ sáng tối thiểu
Emin
- Đảm bảo chất lượng của độ rọi và hiệu quả chiếu sáng đối với các công trình.
 Yêu cầu động lực
Công suất các động cơ ở mỗi phân xưởng sản xuất phải phù hợp với
yêu cầu thiết bị trong dây chuyền. Nếu công suất dự trữ của động cơ quá nhỏ
thì dễ gây quá tải trong quá trình làm việc. Còn nếu công suất dự trữ của động
cơ quá lớn thì sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng và gây hiện tượng non tải.

8.1.1. Tính phụ tải chiếu sáng


Ðể chiếu sáng nhà máy sử dụng 3 loại đèn:
- Ðèn huỳnh quang bóng bầu dục, ánh sáng trắng, công suất 100 W để chiếu sáng
các khu vực nhà máy.
- Ðèn tuýp huỳnh quang, ánh sáng trắng, công suất 40 W.
- Đèn tròn dây tóc, ánh sáng vàng, công suất 100 - 300 W.
Trong phân xưởng sản xuất, việc bố trí đèn phụ thuộc vào các thông số
sau:

- Chiều cao đèn (H) (phụ thuộc chiều cao thiết bị và vị trí làm việc):
thường lấy bằng 2,54,5 (m).
- Khoảng cách giữa các đèn (L): 34 (m). Chọn L = 4 m
- Khoảng cách đèn ngoài cùng đến tường (l): chọn l = 1 m
A−2 l
+1
- Số đèn bố trí theo chiều dài nhà: n1 = L với A là chiều dài
nhà.
B−2l
+1
- Số đèn bố trí theo chiều rộng nhà: n2 = L với B là chiều
rộng nhà.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Số đèn bố trí cho mỗi tầng nhà: n = n1 n2 × e ( e là số phòng )


- Ta sử dụng bóng đèn có công suất là Pđ (đèn sợi đốt có công suất
100 w, đèn neon có công suất là 40 w) thì công suất chiếu sáng cho
mỗi tầng nhà là:
P = Pđ  n

Bảng 8.1. Công suất chiếu sáng các công trình trong nhà máy
Kích thước PD Số bóng Công suất
STT Tên công trình
(m × m) (W) (cái) (W)

1 Phân xưởng sản xuất 211 x 169 100 2277 227700

2 Kho nguyên liệu malt 25 x 39 100 70 7000

3 Kho nguyên liệu gạo 25 x 39 100 70 7000

4 Kho nguyên liệu phụ 22 x 33 100 53 5300

5 Phân xưởng cơ điện 6x5 100 4 400

6 Kho thành phẩm 75 x 91 100 448 4800

7 Kho vật liệu 20 x 20 100 31 3100

8 Nhà hành chính 10,6 x 20 40 18 720

9 Hội trường 10,6 x 20 40 18 720

10 Nhà ăn 19 x 10,2 40 16 640

11 Nhà xe nhân viên 13 x 5 40 7 280

12 Nhà xe cán bộ 10 x 3 40 4 160

13 Bãi xe ô tô ( 2 bãi ) 8,3 x 9 40 14 560

14 Nhà tắm ( 8 phòng ) 6 x 2,5 40 18 720

15 Phòng thay đồ nữ 10 x 1,2 40 20 800

16 Phòng thay đồ nam 10 x 2,4 40 27 1080


Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

17 Nhà vệ sinh nam 3,6 x 2,8 40 2 80

18 Nhà vệ sinh nữ 4,5 x 1,5 40 2 80

19 Trạm biến áp 4x4 40 3 120

Nhà máy phát điện dự


20 8x6 40 5 200
phòng

21 Phòng y tế 8x5 40 5 200

22 Phòng giám sát 4,5 x 2,6 40 2 80

23 Phòng bảo vệ 3x2 40 2 80

Tổng 261820

8.1.2. Tính phụ tải động lực


Bảng 8.2. Bảng tổng kết phụ tải động lực
Công suất Số Tổng
STT Tên thiết bị tiêu thụ lượng công suất
(kW) (cái) (kW)

Gàu tải vận chuyển nguyên


1 0,32 2 0,64
liệu đi làm sạch

Gàu tải vận chuyển nguyên


2 0,88 2 1,76
liệu lên máy nghiền

Vít tải vận chuyển malt vào


3 2,2 2 4,4
gầu tải

Vít tải vận chuyển nguyên liệu


4 1,03 2 2,06
vào nồi nấu

3 Máy nghiền malt 6 1 6

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

4 Máy nghiền gạo 6 1 6

Gàu tải vận chuyển nguyên


5 1,03 2 2,06
liệu vào nồi nấu

6 Nồi hồ hóa 8 1 8

7 Nồi đường hóa 6 1 6

8 Thiết bị lọc đáy bằng 5 1 5

9 Thiết bị lọc khung bản 3 1 3

10 Thiết bị bài khí 6 2 12

11 Thiết bị chưng 38 1 38

12 Thiết bị phối trộn 2,2 1 2,2

Máy chiết rót và đóng nắp


13 3 1 3
chai

14 Máy rửa chai 7 1 7

15 Máy rửa két 1 1 1

16 Máy thanh trùng chai 20 1 20

17 Máy dán nhãn 2 1 2

18 Băng tải chai 10 1 10

19 Băng tải két 1,1 1 1,1

20 Máy gắp chai ra, két vào 8 2 16

20 Bơm ly tâm 1,1 1 1,1

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Hệ thống lạnh 100 1 100

Hệ thống thu hồi, nén CO2 100 1 100

Tổng 358,32

Ngoài các thiết bị trên còn phải tính đến các phụ tải khác như quạt hút,
quạt đẩy, trạm xử lý nước... Tất cả các phụ tải này lấy bằng 20% phụ tải động
lực ở trên. Vậy phụ tải động lực của toàn phân xưởng là:

358,32+ 358,32 * 20% = 429,98( kW)


 Tổng phụ tải của toàn nhà máy:

261,82 + 429,98=691,8 (kW )

8.1.3. Các thông số của hệ thống điện:


Công suất tiêu thụ trung bình của nhà máy ( phụ tải tính toán ):

Ptt = Ksx × Psx + Kcs× Pcs

Trong đó: Hệ số sản xuất Kcs = 0,6

Hệ số chiếu sáng Kcs = 0,9

Ptt = 0,6 x 429,98 + 0,9 x 261,82 = 493,626 (kW)


P tt
√ P tt 2 +Q ph 2
Hệ số công suất : cosφ =

Qph : Công suất phản kháng của các thiết bị thiêu thụ

Qph = Ptt x tgφ

Giả sử hệ số công suất ban đầu cosφ1 = 0,7 ( khi đó tgφ1= 1,02)

Để nâng cao hệ số công suất tới cosφ2 = 0,95 ( khi đó tgφ2= 0,329 ) là hệ số
cuông suất thông thường của các loại máy phát điện thì trong mạch phải mắc
thêm tụ điện có dung lượng bù bằng :

Qph = Ptt x ( tgφ1 + tgφ2 ) = 493,626 x ( 1,02 – 0,329 ) = 341,1 (kW)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Công suất biểu kiến của máy biến áp :

S = √ Ptt 2 +Q ph2 = √ 493,626 2+341 , 12 ≈ 600 ( KVA)

Chọn máy biến áp có công suất biểu kiến 750 KVA

Chọn máy phát điện dự phòng có công suất 750 KVA

8.1.4. Tính điện năng tiêu thụ hàng năm


a. Điện năng dùng cho thắp sáng
Acs = Pcs K  T (kw)
Trong đó:
Pcs : công suất chiếu sáng - Pcs = 261,82 (kw)
K: hệ số đồng thời - K = 0,9
T: thời gian sử dụng tối đa
- T = K1 K2 K3
Với:
K1: số giờ thắp sáng trong ngày - K1 = 20
K2: số ngày làm việc trong tháng - K2 = 25
K3: số tháng làm việc trong năm - K3 = 12
T = 20 x 25 x 12 = 6000
Vậy:
Acs = 261,82 x 0,9 x 6000 = 1413828 kW
b. Điện năng dùng cho động lực
Ađl = Pđl K  T (kw/h)
Trong đó:
Pđl : công suất động lực - Pđl = 429,98(kw)
K: hệ số đồng thời - K = 0,6
T: thời gian sử dụng tối đa
Nếu làm việc 3 ca thì T = 3 x 8x 25 x 12 = 7200 (h/năm)
Vậy:
Ađl = 429,98 x 0,6 x 7200 = 1857513,6 (kw)
 Tổng điện năng tiêu thụ trong 1 năm:
Atổng = Km  (Acs + Ađl )
Trong đó, Km là hệ số tổn hao trên mạng hạ áp - Km = 1,05
Vậy
Atổng = 1,05 x (1413828 +1857513,6 ) =3434908,68 (kw)

8.2. Tính hơi:

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

8.2.1. Tính hơi cho nồi gạo


8.2.1.1 Lượng nhiệt cần thiết để đun nóng khối dịch cháo từ 250C lên
đến 450C
Q1 = G1 × C1 × (t2– t1) (J)
Trong đó: G1 là khối lượng một mẻ nấu, G1 = 8174,25(kg)
C1: Nhiệt dung riêng của khối nấu
C1 = 4186(1 – x) (J/kg.độ)
Với x là nồng độ chất hòa tan,
Ggạo+¿ G 3735+1245
x= maltlót
¿= = 0,61
G1 8174 ,25

=> C1 = 4186 × (1 – 0,61) =1632,54 (J/kg.độ)


Và: t1 = 250C; t2 = 450C
Vậy : Q1 = 8174,25 × 1632,54 × (45 – 25)
= 266895801,9(J) = 63746,96 (kcal)
8.2.1.2. Lượng nhiệt để giữ khối nấu trong nồi gạo ở nhiệt độ 45 0C trong
15 phút.
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q2 = F × T2 × α × (tbm – tkk) (J)
Trong đó:
tkk : nhiệt độ không khí môi trường xung quanh, tkk = 250C
tbm : nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 350
α : hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × tbm (W/m2.độ)
α = 9,3 + 0,058 × 35 = 11,33 (W/m2.độ)
T2 : thời gian giữ nhiệt, T2 = 15 × 60 = 900 (giây)
F : bề mặt trao đổi nhiệt của nồi
F = Ftru + Fday
Ftru = πDh= 3,14 x 2,74 x 1,524 = 13,11(m2)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

2
2 ,74 2
+1,524 ¿
4
Fday = =3,14 x ( = 13,18(m2)
Do đó:
F = 13,11 + 13,18 = 26,29(m2)
Vậy: Q2 = 26,29 × 900 × 11,33 × (45 – 25)
=5361582,6 (J) = 1280,59(kcal)
8.2.1.3 Lượng nhiệt cần thiết để đun nóng khối dịch cháo từ 450C lên
đến 850C
Q3 = G3 × C3 × (t3– t2) (J)
Trong đó: G3 = G1 = 8174,25(kg)
C3 = C1 = 1632,54 (J/kg.độ)
=> Q3= 8174,25 x 1632,54 x (85 - 45)
= 533791603 (J) = 127493,93(kcal)
8.2.1.4. Lượng nhiệt để giữ khối nấu trong nồi gạo ở nhiệt độ 850C trong
30 phút
Q4 = F × T4 × α × (tbm – tkk) (J)
T4 = 30 × 60 = 1800 (giây)

= = 550C
α = 9,3 + 0,058 × 55 = 12,49 (W/m2.độ)
F = 26,29 (m2)
Vậy : Q4 = 26,29 × 1800 × 12,49 × (85 – 25)
= 39509866,8 (J) = 9436,76(kcal)
8.2.1.5. Lượng nhiệt cần thiết để đun nóng khối dịch cháo từ 850C lên
đến 1000C
Q5 = G5 × C5 × (t4 – t3) (J)
Trong đó: G5 = G1 = 8174,25(kg)
C5 = C1 = 1632,54 (J/kg.độ)
=> Q5= 8174,25 x 1632,54 x (100 - 85)
= 200135067,3 (J) = 41549,38(kcal)
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

8.2.1.6. Lượng nhiệt để giữ khối nấu trong nồi gạo ở nhiệt độ 1000C
trong 15 phút
Q6 = F × T6 × α × (tbm – tkk) (J)
Với: T6 = 15 × 60 = 900 (giây)

tbm = = 62,50C
α = 9,3 + 0,058 × 62,5 = 12,925 (W/m2.độ)
F = 26,29(m2)
Vậy: Q6 = 26,29× 900 × 12,925 × (100 – 25)
= 22936381,88(J) = 4761,74(kcal)
8.2.1.7. Lượng nhiệt đun nóng vỏ thép trong của nồi
Q7 = G7 × C7 × (t2 – tkk) (kcal)
Trong đó:
tkk: nhiệt độ môi trường xung quanh, tkk = 250C
t2: nhiệt độ hơi đốt ở áp suất làm việc (3at), t2 = 1330C
G7:là khối lượng vỏ thép bên trong của nồi
G7 = F × × ρ (kg)
F: diện tích xung quanh, F = 26,29 (m2)
: bề dày vỏ thép, = 0,005 (m)
ρ: khối lượng riêng của vỏ thép; ρ = 7850 (kg/m3)
=> G7 = 26,29 × 0,005 × 7850 = 1031,88 (kg)
C7: Nhiệt dung riêng của thép lấy ở nhiệt độ 1330C
C7 = 0,12 (kcal/kg.độ)
Vậy: Q7 = 1031,88 × 0,12 × (133 – 25) = 13371,16 (kcal)
8.2.1.8. Lượng nhiệt đun nóng vỏ thép bên ngoài của vỏ nồi
Q8 = G8 × C8 × (t2 – tkk) (kcal)
Trong đó:
tkk: nhiệt độ môi trường xung quanh, tkk= 250C
t2: nhiệt độ hơi đốt ở áp suất làm việc (3at), t2 = 1330C

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

G8:là khối lượng vỏ thép bên ngoài của nồi


G8 = F × × ρ (kg)
F: diện tích xung quanh vỏ ngoài
F = Ftru + Fday
Ftru = π x Dng x h (m2)
Ftru = 3,14 x 2,74 x 1,524 = 13,11 (m2)

2
2 ,74 2
+0,508 ¿=¿
4
Fday = = 3,14 x ( 6,7 (m2)
Do đó:
F = 13,11 + 6,7= 19,81 (m2)
: bề dày vỏ thép, = 0,005 (m)
ρ: khối lượng riêng của vỏ thép; ρ = 7850 (kg/m3)
=> G8 = 19,81× 0,005 × 7850 = 777,54 (kg)
C8: Nhiệt dung riêng của thép lấy ở nhiệt độ 1330C
C8 = 0,12 (kcal/kg.độ)
Vậy: Q8 = 777,54× 0,12× (133 – 25) = 10076,91 (kcal)
8.2.1.9. Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh
Q9 = F × T9 × α × (tbm – tkk) (J)
Trong đó:
T9 : tổng thời gian nấu gạo
T9 = 110 (phút) = 110 × 60 = 6600 (giây)
tkk : nhiệt độ môi trường, tkk = 250C
tbm: nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 790C
α: hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra môi trường không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × 79 = 13,88 (W/m2.độ)
F: diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của nồi, F = 19,81 (m2)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Vậy: Q9 = 19,81× 6600 × 13,88 × (79 – 25)


= 97996741,92(J) = 23406,12 (kcal)
8.2.1.10. Lượng nhiệt cần để bốc hơi
Qbh = W × rhh(kcal)
Trong đó:

rhh: ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 62,50C


rhh = 576,5 (kcal/kg)
W: lượng ẩm bốc hơi
W= k × F × (P – P’ × φ) × T (kg)
- Với:
k: hệ số bốc hơi, k = 0,036
F: Diện tích bốc hơi, (m2).
2 2
π × d 3 ,14 × 0 , 5
F= = = 0,196 (m2).
4 4
d = 0,5 (m) : đường kính ống thoát hơi.
P: áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ 62,50C
P = 22682,61 (N/m2)
P’: áp suất hơi bão hòa ứng với nhiệt độ 250C
P’ = 3230,80 (N/m2)
φ: độ ẩm tương đối của không khí, φ = 80 %
T: thời gian đun sôi nồi gạo, T = 15 phút = 1/4 giờ
W= 0,036 × 0,196 × (22682,61 – 3230,80 × 0,8) × 1/4 = 35,453
(kg)
Do đó, ta có:
Qbh = 35,453× 576,5 = 20438,655 (kcal)
Vậy tổng lượng nhiệt dùng cho nồi gạo là:
9
QG = ∑ Qi + Qbh = 295123,55+ 20438,655 = 315562,205 (kcal)
i=1

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

8.2.1.11. Chi phí hơi cho nồi gạo


Lượng hơi cung cấp cho nồi gạo được tính:

(kg)
i: hàm nhiệt của hơi nước ở 1330C, i = 652 (kcal/kg)
ikk: hàm nhiệt của nước ngưng ở 1330C, ikk= 133,5 (kcal/kg)
Vậy ta có:
315562,205
D= = 608,6 (kg)
652−133 , 5
Cường độ tiêu tốn:
608 ,6
D1 = ×60=331 , 96 (kg/h)
110
( với T thời gian nấu nồi gạo, T = 110 phút)

8.2.2. Tính hơi cho nồi malt


8.2.2.1. Lượng nhiệt để nâng nhiệt độ khối nấu từ 250C lên 520C
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q1 = G1 × C1× (t2– t1) (J)
Trong đó: G1:khối lượng nguyên liệu có trong nồi malt
G1 = 25722,5 (kg)
C1: Nhiệt dung riêng của khối nấu.
C1 = 4186(1 – x) (J/kg.độ)
Lượng dịch cháo sau khi hồ hóa là: 7765 kg
Lượng malt sử dụng là:
3716,325 – 1238,775 = 2477,55 kg
7765+2477 , 55
Với x là nồng độ chất hòa tan, x = = 0,39
25722 , 5
=> C1 = 4186 × (1 – 0,39) = 2553,46(J/kg.độ)
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Và: t1 = 250C; t2 = 520C


Vậy: Q1 = 25722,5× 2553,46× (52–25)
= 1773397121 (J) = 423568,62 (kcal)
8.2.2.2. Lượng nhiệt để giữ khối nấu trong nồi malt ở 520C trong 20 phút
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q2 = F × T2 × α × (tbm – tkk) (J)
Trong đó:
tkk : nhiệt độ không khí môi trường xung quanh, tkk = 250C
tbm : nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 38,50C
α : hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × tbm (W/m2.độ)
α = 9,3 + 0,058 × 38,5 = 11,533 (W/m2.độ)
T2 : thời gian giữ nhiệt, T2 = 20 × 60 = 1200 giây
F : bề mặt trao đổi nhiệt của nồi
F = Ftru + Fday
Ftru = πDh = 3,14 x 3,7 x 2,1 = 24,39 (m2)

Fday = (m2)
2
3 ,7 2
=3,14 x( +0 , 7 ¿ = 12,28 (m2)
4
Do đó:
F = 24,39 + 12,28 = 36,67 (m2)
Vậy: Q2 = 36,67 × 1200 × 11,533 × (38,5–25)
= 6851224,78(J) = 1636,38(kcal)
8.2.2.3. Lượng nhiệt để nâng nhiệt độ khối nấu từ 520C lên 640C
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q3 = G3 × C3 × (t3– t2) (J)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Trong đó:
G3:khối lượng nguyên liệu có trong nồi malt
G3 = 25722,5(kg)
C3: Nhiệt dung riêng của khối nấu.
C3 = 4186(1 – x) (J/kg.độ)
Lượng dịch cháo sau khi hồ hóa là: 7765 kg
Lượng malt sử dụng là: 2477,55 kg
7765+2477 , 55
Với x là nồng độ chất hòa tan, x = = 0,39
25722 , 5
=> C3 = 4186 × (1 – 0,39) = 2553,46 (J/kg.độ)
Và: t2 = 520C; t3 = 640C
Vậy : Q3 = 25722,5 × 2553,46× (64–52)
= 788176498,2(J) = 188252,72(kcal)
8.2.2.4. Lượng nhiệt để giữ khối nấu trong nồi malt ở 640C trong 20 phút
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q4 = F × T4 × α × (tbm – tkk)
Trong đó:
tkk : nhiệt độ không khí môi trường xung quanh, tkk = 250C
tbm : nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 44,50C
α : hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × tbm (W/m2.độ)
α = 9,3 + 0,058 × 44,5 = 11,881 (W/m2.độ)
T4 : thời gian giữ nhiệt, T4 = 20 × 60 = 1200 (giây)
F : bề mặt trao đổi nhiệt của nồi, F = 36,67 (m2)
Vậy: Q4 = 36,67× 1200 × 11,881 × (44,5 – 25)
= 10194824(J) = 2434,99(kcal)
8.2.2.5. Lượng nhiệt để nâng nhiệt độ khối nấu từ 640C lên 750C
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Q5 = G5 × C5× (t4– t3) (J)


Trong đó:
G5:khối lượng nguyên liệu có trong nồi malt
G5 = 25722,5(kg)
C5: Nhiệt dung riêng của khối nấu.
C5 = 4186(1 – x) (J/kg.độ)
Lượng dịch cháo sau khi hồ hóa là: 7765 kg
Lượng malt sử dụng là: 2477,55 kg
Với x là nồng độ chất hòa tan, x = 0,39
=> C5 = 4186 × (1 – 0,39) = 2553,46(J/kg.độ)
Và: t3 = 640C; t4 = 750C
Vậy : Q5 = 25722,5× 2553,46× (75 – 64)
= 722495123,4 (J) = 172564,99(kcal)
8.2.2.6. Lượng nhiệt để giữ khối nấu trong nồi malt ở 750C trong 25 phút
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q6 = F × T6 × α × (tbm – tkk) (J)
Trong đó:
tkk : nhiệt độ không khí môi trường xung quanh, tkk = 250C
tbm : nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 500C
α : hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × tbm (W/m2.độ)
α = 9,3 + 0,058 × 50 = 12,2 (W/m2.độ)
T6 : thời gian giữ nhiệt, T6 = 25 × 60 = 1500 (giây)
F : bề mặt trao đổi nhiệt của nồi, F = 36,67(m2)
Vậy: Q6 = 36,67× 1500 × 12,2 × (50–25)
= 16776525(J) = 4007 (kcal)
8.2.2.7. Lượng nhiệt đun nóng vỏ thép trong của nồi

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Lượng nhiệt này được tính theo công thức:


Q7 = G7×C7 × (t2– tkk) (kcal)
Trong đó:
tkk: nhiệt độ môi trường xung quanh, tkk= 250C
t2: nhiệt độ hơi đốt ở áp suất làm việc (3at), t2 = 1330C
G7:là khối lượng vỏ thép bên trong của nồi
G7 = F × × ρ (kg)
F: diện tích xung quanh, F = 36,67m2)
: bề dày vỏ thép, = 0,005 (m)
ρ: khối lượng riêng của vỏ thép,ρ = 7850 (kg/m3)
=> G7 =36,67× 0,005 × 7850 = 1439,29(kg)
C7: Nhiệt dung riêng của thép lấy ở nhiệt độ 1330C
C7 = 0,12 (kcal/kg.độ)
Vậy: Q7 = 1439,29 × 0,12 × (133–25) = 18653,19(kcal)
8.2.2.8. Lượng nhiệt đun nóng vỏ thép bên ngoài của vỏ nồi
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q8 = G8 × C8× (t2– tkk) (kcal)
Trong đó:
tkk: nhiệt độ môi trường xung quanh, tkk= 250C
t2: nhiệt độ hơi đốt ở áp suất làm việc (3at), t2 = 1330C
G8: là khối lượng vỏ thép bên ngoài của nồi
G8 = F × × ρ (kg)
F: diện tích xung quanh vỏ ngoài
F = Ftru + Fday (m2)
Ftru= πDngh = 3,14 x 3,7x 2,1 = 24,39(m2)

( )
2 2
Dng 2 3 ,7 2
Fday = π + h1 = 3,14 x( +0 , 7 ¿ = 12,28 (m2 )
4 4

Do đó: F = 24,39 + 12,28 = 36,67(m2)


: bề dày vỏ thép, = 0,005 (m)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

ρ: khối lượng riêng của vỏ thép; ρ = 7850 (kg/m3)


=> G8= 36,67× 0,005 × 7850 = 1439,29(kg)
C8: Nhiệt dung riêng của thép lấy ở nhiệt độ 1330C
C8 = 0,12 (kcal/kg.độ)
Vậy: Q8 = 1439,29× 0,12 × (133 – 25) = 18653,19(kcal)
8.2.2.9. Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q9 = F × T9 × α × (tbm – tkk) (J)
Trong đó:
T9 : tổng thời gian nấu malt :
T9 = 125 phút = 125 × 60 = 7500 giây
tkk : nhiệt độ môi trường, tkk = 250C
tbm: nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 790C
α: hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra môi trường không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × 79 = 13,882 (W/m2.độ)
F: diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của nồi, F = 36,67(m2)
Vậy: Q9 = 36,67× 7500 × 13,882 × (79–25)
= 206166440,7(J) = 49242 (kcal)
Vậy tổng lượng nhiệt dùng cho nồi malt là:
QM = Q 1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 + Q 6 + Q 7 + Q 8 + Q 9
QM = 879012,13(kcal)
8.2.2.10. Chi phí hơi cho nồi malt
Lượng hơi cung cấp cho nồi malt được tính:

(kg)
i: hàm nhiệt của hơi nước ở 1330C, i = 652 (kcal/kg)
ikk: hàm nhiệt của nước ngưng ở 1330C, ikk= 133,5 (kcal/kg)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

8790123 ,13
Vậy ta có: D2 = = 16952,98kg)
652−133 , 5
Cường độ tiêu tốn:
D 16952, 98
D2 = = =135 ,62kg/h)
T 125
(với T thời gian nấu nồi gạo, T = 125 phút)

8.2.3. Tính hơi cho nồi houblon hóa


8.2.3.1. Lượng nhiệt để giữ khối dịch ở 750C trong 10 phút
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q1 = F × T1 × α × (tbm – tkk) (J)
Trong đó:
tkk : nhiệt độ không khí môi trường xung quanh, tkk = 250C
tbm : nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 500C
α : hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × tbm(W/m2.độ)
α = 9,3 + 0,058 × 50 = 12,2 (W/m2.độ)
T1 : thời gian giữ nhiệt, T1 = 10 × 60 = 600 (giây)
F : bề mặt trao đổi nhiệt của nồi
F = Ftru + Fday (m2)
Ftru = πDh = 3,14 x 3,53 x 4,754 = 52,69(m2)

Fday =
2
3 ,53 2
Fday = 3,14 x ( +0,704 =11,33 m2
4
Do đó:
F = 52,69 + 11,33 = 64,02(m2)
Vậy: Q1 = 64,02× 600 × 12,2 × (50–25)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

= 11715660 (J) = 2798,23(kcal)


8.2.3.2. Lượng nhiệt để nâng khối nhiệt từ 750C lên 1000C
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q2 = G2 × C2× (t2– t1) (kcal)
Trong đó:
t1 = 750C; t2 = 1000C
G2:khối dịch có trong nồi houblon hóa.
Lượng dịch có trong nồi houblon hoá của một mẻ là: 36979,25 kg
C2: nhiệt dung riêng của dịch đường ở ttb = 87,50C
C2= 4191 – (2514 – 7,54 × t) × X (J/kg.độ)
Với:
X: nồng độ dịch đường trong nồi houblon hóa.
lượng chất chiết 3385,75
X= = = 0,09
lượng dịch lọc 36979,25
Do đó:
C2 = 4191– (2514–7,54×87,5)×0,09
C2 = 4024,12(J/kg.độ) = 0,962(kcal/kg.độ)
Vậy: Q2 = 36979,25 × 0,962 × (100 – 75) = 889344,95(kcal)
8.2.3.3. Lượng nhiệt để giữ khối dịch ở 1000C trong 70 phút
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q3 = F × T3 × α × (tbm – tkk) (J)
Trong đó:
tkk : nhiệt độ không khí môi trường xung quanh, tkk = 250C
tbm : nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 62,50C
α : hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra không khí xung quanh
α = 9,3 + 0,058 × tbm (W/m2.độ)
α = 9,3 + 0,058 × 62,5 = 12,925 (W/m2.độ)
T3 : thời gian giữ nhiệt, T2 = 70 × 60 = 4200 giây
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

F : bề mặt trao đổi nhiệt của nồi, F = 64,02m2


Vậy: Q3 = 64,02× 4200 × 12,925 × (62,5–25)
= 130324713,8(J) = 31127,52(kcal)

8.2.3.4. Lượng nhiệt đun nóng vỏ thép trong của nồi


Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q4 = G4 × C4 × (t2 – tkk) (kcal)
Trong đó:
tkk: nhiệt độ môi trường xung quanh, tkk= 250C
t2: nhiệt độ hơi đốt ở áp suất làm việc (3at), t2 = 1330C
G4: là khối lượng vỏ thép bên trong của nồi
G4 = F × × ρ (kg)
=> G4 = 64,02× 0,005 × 7850 = 2512,78(kg)
C4 = 0,12 (kcal/kg.độ)
Vậy: Q4 = 2512,78× 0,12 × (133 – 25) = 32565,6(kcal)
8.2.3.5. Lượng nhiệt đun nóng vỏ thép bên ngoài của vỏ nồi
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q5 = G5 × C5 × (t2– tkk) (kcal)
Trong đó:
tkk: nhiệt độ môi trường xung quanh, tkk= 250C
t2: nhiệt độ hơi đốt ở áp suất làm việc (3at), t2 = 1330C
G5 là khối lượng vỏ thép bên ngoài của nồi
G 5 = FN × × ρ (kg)
FN: diện tích xung quanh vỏ ngoài
F = Ftru + Fday (m2)
Ftru= πDngh = 3,14 x 3,53 x 4,754= 52,69(m2)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

( )
2
D
Fday = π ng + h21
4
2
3 ,53 2
Fday =3,14 x ( +0,704 ¿ = 11,33(m2)
4
Do đó:
F = 11,33 + 52,69 = 64,02 (m2)
: bề dày vỏ thép, = 0,005 (m)
ρ: khối lượng riêng của vỏ thép; ρ = 7850 (kg/m3)
=> G5 = 64,02× 0,005 × 7850 = 2512,78(kg)
C5: Nhiệt dung riêng của thép lấy ở nhiệt độ 1330C
C5 = 0,12 (kcal/kg.độ)
Vậy: Q5 = 2512,78 × 0,12 × (133 – 25) = 32565,6(kcal)
8.2.3.6. Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:
Q6 = F × T6 × α × (tbm – tkk)
Trong đó:
T6 : tổng thời gian houblon hóa
T6 = 90 phút = 90 × 60 = 5400 giây
tkk : nhiệt độ môi trường, tkk = 250C
tbm: nhiệt độ bề mặt thiết bị

tbm = = 790C
α: hệ số cấp nhiệt từ thiết bị ra môi trường không khí xung
quanh
α = 9,3 + 0,058 × 79 = 13,882 (W/m2.độ)
F: diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của nồi, F = 64,02(m2)
Vậy: Q6 = 64,02× 5400 × 13,882 × (79–25)
= 259152396,6(J) = 53801,77(kcal)
8.2.3.7. Lượng nhiệt cần để bốc hơi
Lượng nhiệt này được tính theo công thức:

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Qbh = W × rhh(kcal)
Trong đó:
rhh: ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 1000C
rhh = 539 (kcal/kg)
W: lượng ẩm bốc hơi
W = k × F × (P – P’ × φ) ×T
Với:
k: hệ số bốc hơi, k = 0,036
2 2
π × d 3 ,14 × 0 , 8
F= = = 0,502 (m2).
4 4
d = 0,8 (m): đường kính ống thoát hơi.
P: áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ 62,50C
P = 22682,61 (N/m2)
P’: áp suất hơi bão hòa ứng với nhiệt độ 250C
P’ = 3230,80 (N/m2)
φ: độ ẩm tương đối của không khí, φ = 80 %
T: thời gian đun sôi nồi houblon, T = 70 (phút)
W = 0,036 × 0,502 × (22682,61– 3230,80 × 0,8) × 70/60
= 423,746 (kg)
Do đó, ta có:
Qbh = 423,746 × 539 = 228399,094 (kcal)
Vậy tổng lượng nhiệt dùng cho nồi gạo là:

QH = + Qbh= 1042203,67 + 228399,094 =


1270602,76(kcal)
8.2.3.8. Chi phí hơi cho nồi houblon hóa
Lượng hơi cung cấp cho nồi houblon hóa được tính:

(kg)
i: hàm nhiệt của hơi nước ở 1330C, i = 652 (kcal/kg)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

ikk: hàm nhiệt của nước ngưng ở 1330C, ikk= 133,5 (kcal/kg)
1270602, 76
Vậy ta có: D3= =¿ 2450,5(kg)
652−133 , 5
Cường độ tiêu tốn:
D 2450 ,5
D3 = ×60= ×60 = 1633,6(kg/h)
T 90
(với T thời gian houblon hóa, T = 90 phút)

8.2.4. Lượng hơi dùng cho phân xưởng nấu


D = D1 + D2 + D3 =1633,6 + 135,62 + 331,96
= 2101,18(kg/h)
8.2.5. Lượng hơi dùng trong phân xưởng chiết rót
Lượng hơi cần dùng để thanh trùng trong một giờ là: 1200(kg/h)
Hơi dùng trong máy rửa chai: 800 (kg/h)
8.2.6. Tổng cường độ hơi tiêu tốn cho sản xuất
Dsx = 2101,18+ 1200 + 800 = 4101,18(kg/h)
8.2.7. Lượng hơi dùng trong vệ sinh, sát trùng thiết bị và mục đích
khác
Lượng hơi này này được lấy bằng 8% tổng lượng hơi cung cấp cho sản
xuất.
Dvs = Dsx × 0,08 = 4101,18×0,08 = 328,09(kg/h)
8.2.8. Tính và chọn lò hơi
Ta có tổng lượng hơi tiêu thụ trong một giờ:
D = Dsx + Dvs = 4101,18 + 328.09 = 4429,27(kg/h)

Hơi dùng thực tế: Dtt =


Với η: là hệ số tổn thất nhiệt độ, mất mát do bảo ôn, đường ống, các
thiết bị phụ tải ... Chọn η = 81,5%

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

4429 , 27
Vậy lượng hơi dùng thực tế là: Dtt = = 0,815 = 5434,68(kg/h)
 Chọn lò hơi kiểu 3 pass Davitecco DV-CBS-15000-H của Việt Nam
[45].
Thông số kĩ thuật:
- Nhiên liệu : Củi, than, trấu, củi trấu…
- Năng suất sinh hơi : 15000 (kg/h)
- Áp suất làm việc : 10 (kg/cm2)
- Nhiệt độ bão hòa : 1940C
- Hiệu suất : 81,5%
- Kích thước : 7650 x 3350 x 3500 (mm)
8.2.9. Tính nhiên liệu
8.2.9.1. Than
Lò hơi sử dụng nhiên liệu dạng rắn là than, 1 kg than đá cung cấp một
lượng nhiệt lượng 25000 kJ [46].

Lượng nhiên liệu cần: M = (kg/h)


Trong đó:
D: lượng hơi tiêu thụ, D = 15000 (kg/h)
Q: nhiệt lượng của than, Q = 25000 (kJ/kg)
ih: hàm nhiệt của hơi nước bão hoà ở áp suất 10 (kg/cm2) ≈ 8
(bar)
ih = 2769 (kJ/kg)
in: hàm nhiệt của nước ban đầu (ở 250C)
in = 104,81 (kJ/kg)
µ2: hệ số sử dụng của lò hơi, µ2 = 0,815
Thay số vào ta có:

M= = 1961,367 (kg/h)
Lượng than cần cung cấp trong 1 năm, làm việc 300 ngày:

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

1961,367 x 300 x 24 = 14121842,4 (kg/năm)


8.2.9.2. Xăng
Xăng được sử dụng cho các loại xe trong nhà máy, lượng xăng sử dụng
trong một ngày 100 lít/ngày.
Lượng xăng sử dụng trong một năm:
100 × 300 = 30000 (lít/năm)
8.2.9.3. Dầu DO
Dùng để chạy máy phát điện, một năm dùng 500 (lít)
8.2.9.4. Dầu nhờn
Dùng để bôi trơn thiết bị, máy móc, sử dụng 3 kg/ngày.
Lượng dầu nhờn cần dùng trong một năm: 3 × 300 = 900 (kg/năm)

8.3. Tính nước


Nhà máy sử dụng nguồn nước giếng khoan, có đưa qua hệ thống xử lý
trước khi đưa vào sản xuất, đảm bảo chất lượng nước theo đúng yêu cầu công
nghệ.

8.3.1. Lượng nước dùng cho phân xưởng nấu


Lượng nước dùng cho 1 mẻ nấu: 113172 (lít)

Lượng nước dùng để vệ sinh thiết bị vào khoảng 10% so với lượng
nước dùng cho quá trình nấu. Vậy tổng lượng nước cần cung cấp cho 1 mẻ
nấu là:

113172 + 11317,2 = 124489,2 (lít)

Lượng nước cần cung cấp cho phân xưởng nấu trong 1 ngày:

V1 = 124489,2 4 = 497956,8 (lít)

Lượng nước 2oC cần để làm lạnh trong 1 ngày:

Yêu cầu 1 lít nước/1 lít bia.

Lượng bia thành phẩm trong 1 ngày là: 100000 (lít)

Vậy lượng nước 2oC cần để làm lạnh trong 1 ngày là: V2 = 100000 (lít)

8.3.2. Lượng nước dùng cho phân xưởng lên men

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Lượng nước dùng để rửa thiết bị lên men lấy bằng 5% thể tích thiết bị.
Mỗi ngày ta phải vệ sinh 1 tank, vậy lượng nước cần cung cấp là:

V3 = 142350 0,05 = 7117,5 (lít)

8.3.3. Lượng nước dùng để gây men giống và rửa men


Lượng nước cần dùng để rửa men trong một ngày: V4 = 2500 (lít).

8.3.4. Lượng nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện sản phẩm
a. Nước rửa chai

Số chai sử dụng trong 1 ngày là 210338 (chai) trong đó có 151515 chai


330ml, 58823 chai 850ml; rửa mỗi chai cần trung bình khoảng 1 (lít) nước.
Vậy lượng nước rửa chai mỗi ngày là: 210338(lít).

Nước dùng để vệ sinh máy chiết chai là 5000 (lít/ngày)

Tổng lượng nước dùng cho quá trình chiết chai:

V5 =210338 + 5000 =215338 (lít/ngày)

b. Nước dùng cho thiết bị thanh trùng

Lượng nước cần tiêu hao thanh trùng là 1,2 lít/chai

V6 = 1,2 x 215338= 258405,6 (lít)

c. Nước dùng để vệ sinh toàn phân xưởng

Diện tích phân xưởng hoàn thiện: 211 169 = 35659 (m2)

Cứ 1 m2 phân xưởng cần khoảng 3 lít nước để vệ sinh. Vậy lượng nước
cần cung cấp để vệ sinh toàn bộ phân xưởng là:

V7 = 35659 3 = 106977 (lít)

 Tổng lượng nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện:

V8 = V5 +V6 + V7 = 215338 + 258405,6 + 106977

= 580720,6 (lít)

8.3.5. Lượng nước dùng cho nồi hơi


Theo tính toán thì lượng nước dùng cho nồi hơi bằng lượng hơi cung
cấp cho nhà máy. Nhưng trên thực tế, để tiết kiệm, ta thường thu hồi khoảng
80% lượng nước ngưng. Do đó, lượng nước dùng cho nồi hơi bằng 20% so
với lượng hơi cung cấp. Lượng nước cung cấp trong lò hơi khoảng 2300 lít.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

V9 = 2300 24  0,2 = 11040 (lít)

8.3.6. Lượng nước dùng cho các hoạt động khác


Nước sinh hoạt và phục vụ các nhu cầu khác tính bình quân theo đầu
người là 40 (lít/ngày). Toàn thể nhà máy có 240 người, vậy lượng nước cần
cung cấp là:

V10 = 240 40 = 9600 (lít/ngày)

 Tổng lượng nước cần cung cấp cho nhà máy:

Trong 1 ngày:

Vng = V1 + V2 + V3 + V4 + V8 + V9 + V10

= 497956,8 + 100000 + 7117,5 +2500 + 580720,6 +


11040 + 9600

= 1208934,9 (lít) = 1208,9349 (m3)

Trong 1 tháng:

Vth = 1208,9329 25 = 30223,3725 (m3)

Trong 1 năm:

Vn = 1208,9329 300 = 362679,87 (m3)

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

9. Tính toán kinh tế


9.1. Mục đích và nhiệm vụ
9.1.1. Mục đích
Tính kinh tế là một phần không thể thiếu trong một bản thiết kế hay
một dự án. Đây là một khâu đặc biệt quan trọn vì nó ảnh hưởng đến tính khả
thi của dự án, là cơ sở để ngườii thiết kế lực chọn phương án tối ưu trong điều
kiện kinh tế cho phép và lập kế hoạch phát triển sản xuất trong tương lai từ
nhữn kết quả thu được từ hiện tại. Đảm bảo độ chính xác , tính thực tiễn và sự
hợp lý trong từng công đoạn là yếu tố bắt buộc đối với một dự án vì sản xuất
luôn gắn liền với thị trường lao động , thị trường cung ứng nguyên liệu, nhiên
vật liệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm vốn luôn có nhiều biến động không
thể lường trước được nên phải tính toán trước để hạn chế rủi ro ở mức thấp
nhất khi nhà máy đưa vào sản xuất
9.1.2. Nhiệm vụ
Khi tính toán kinh tế cần phải xét đến các yếu tố sau:
- Tính cụ thể các khoản thu, chi trong 1 thời gian nhất định để từ đó có thể
huy động vốn ngân hàng và từ các cổ đông.
- Thời gian của dự án, tổng vốn đầu tư cho dự án.
- Lập kế hoạch cụ thể cho sản xuất để có thể đẩy nhanh tiến độ khi tiêu thụ
nhanh, kéo dài thời gian sản xuất khi tiêu thụ sản phẩm bị trì trệ. Từ tính toán
kinh tế ta sẽ có kế hoạch chi phí trong công việc mua bán nguyên vật liệu và
đưa ra thị trường giá sản phẩm hợp lí với người tiêu dùng mà vẫn thu được
lãi.
Tính kinh tế gồm:
- Tính vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng
- Tính toán đầu tư cho thiết bị.
- Tính hiệu quả kinh tế như doanh thu, lợi nhuận của dự án
9.2. Tính chi phối cố định
9.2.1 Chi phí cho xây dựng nhà máy
Theo phần tính toán xây dựng thì tổng diện tích nhà máy là 94240 m2
Tiền thuê KCN Phố Núi A là 70$/ m2 / năm
Số tiền thuê đất là 70$ x20 x 94240 = 2 902 592 ( triệu đồng)
Số tiền thuê đất trả trong 1 năm là 29 025 920 : 20 = 145 129,6 ( triệu đồng)
Phí quản lý 0,5$ /m2 /năm

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Phí quản lý 1 năm là 1037 triệu đồng


Tổng chi phí cho 1 năm là 146 166,6 ( triệu đồng)
9.2.2 Vốn đầu tư xây dựng
Vốn đầu tư xây dựng là vốn để xây dựng các hạng mục công trình trong nhà
máy, được tính theo giá chung trên thị trường xây dựng.
- Đơn giá xây dựng cho các nhà thiết kế kết cấu bao che tường gạch có mái
tôn chông nóng là 1,2 - 1,5 triệu đồng / m2. Chọn giá 1,2 triệu đồng / m2.
- Đơn giá cho nhà xe để xe bến bãi là 1,2 triệu đồng / m2. - Đơn giá cho nhà
hành chính, hội trường, căng tin là 1,7 - 2 triệu đồng / m2. Chọn giá trung bình
1,8 triệu đồng / m2
Bảng 2.1 Chi phí xây dựng cho các hạng mục cơ bản

STT Tên công trình Diện tích Đơn giá Thành tiền
(m2) ( Triệu (Triệu
đồng) đồng)
1 Phân xưởng sản xuất 35659 1.2 42790.8
2 Kho nguyên liệu malt 975 1.2 1170
3 Kho nguyên liệu gạo 975 1.2 1170
4 Kho nguyên liệu phụ 726 1.2 914.4
5 Kho vật liệu 400 1.2 480
6 Kho thành phẩm 6825 1.2 8190
7 Nhà hành chính 212 1.8 381.6
8 Hội trường 212 1.8 381.6
9 Nhà ăn 193,8 1.2 232.56
10 Nhà xe công nhân viên 65 1.0 65
11 Nhà xe cán bộ 30 1.0 30
12 Bãi xe ô tô( 2 bãi) 74,7 1.0 74.7
13 Nhà tắm (8 phòng) 15 1.2 18
14 Phòng thay quần áo nữ 12 1.2 14.4
15 Phòng thay quần áo nam 24 1.2 28.8
16 Nhà vệ sinh nữ (3 phòng) 6,75 1.2 8.1
17 Nhà vệ sinh nam (5 10,08 1.2 12.096
phòng)
18 Nhà bảo vệ 6 1.2 7.2
19 Phân xưởng cơ điện 30 1.2 36

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

20 Trạm điện áp 16 1.2 19.2

21 Nhà máy phát điện dự 48 1.2 57.6


phòng

Tổng 576 082.056

Tổng số tiền đầu tư cho nhà xưởng và văn phòng là 57 608,2 triệu đồng
Dành 15% số tiền so với tổng số tiền đầu tư xây dựng nhà xưởng để xây dựng
hệ thống thoát nước, hệ thống giao thông vườn hoa và các công trình phụ trợ
khác. Số tiền đó là 86 412,3 triệu đồng
Vậy tổng số vốn để đầu tư xây dựng nhà máy là 576 082,056+86 412,3 = 662
494,356 (Triệu đồng).
Vậy tổng số vốn để đầu tư xây dựng nhà máy là 662 494,356 (Triệu
đồng).
9.2.2. Tính chi phí cho lắp đặt thiết bị
Bảng 2.2 Chi phí đầu tư thiết bị
STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền
(Triệu đồng)
1 Máy nghiền Malt 1 100 100

2 Máy nghiền gạo 1 100 100

3 Thùng chứa malt 1 20 20


trước khi nghiền
4 Thiết bị Houblon 1 550 550
hóa
5 Thùng chứa bột gạo 1 20 20

6 Nồi hồ hoá 1 400 400

7 Thiết bị lọc đáy 1 450 450


bằng
8 Thùng chứa bã malt 2 50 100
và gạo

9 Thùng lắng xoáy 1 400 400

10 Máy làm lạnh nhanh 1 25 25

11 Nồi đun nước nóng 1 300 300

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

12 Thiết bị lên men 1 550 550

13 Thiết bị lọc bia 1 700 700

14 Thiết bị gia nhiệt 1 1 1

15 Thiết bị bài khí 1 25 25

16 Thiết bị ngưng tụ 1 2 2
hương sau bài
khí
17 Thiết bị chưng 1 700 700

18 Thiết bị phối trộn 1 100 100

19 Thiết bị làm lạnh bia 1 30 30


sau khi phối
trộn
20 CIP lên men 1 120 120

21 Thiết bị chiết chai và 1 440 440


đóng nắp
22 Máy rửa chai 1 400 400

23 Máy rửa két 1 300 300

24 Thiết bị thanh 1 100 100


trùng

25 Máy dán nhãn 1 100 100

26 Máy gắp chai ra, vào 1 1000 1000


két
27 Băng tải chai, két 1 20 20

20 Gàu tải vận chuyển 2 20 40


nguyên liệu
lên máy làm
sạch
29 Gàu tải vận chuyển 2 20 40
nguyên liệu
đi nghiền
Tổng 7 133

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Tính vốn đầu tư cho 1 thiết bị phụ (Đường ống và các phụ tùng thay thế) bằng
8% tổng chi phí cho thiết bị chính là 570.64 (triệu đồng)
Tổng chi phí cho hệ thống thiết bị: 7703,64 (triệu đồng)
Tính thuế giá trị gia tăng bằng 10% tổng chi phí cho hệ thống thiết bị:
770,364 (triệu đồng)
Tính chi phí vận chuyển và lắp đặt bằng 8% tổng chi phí cho hệ thống thiết
bị: 616,3 (triệu đồng)
Vậy tổng vốn đầu tư cấp cho lắp đặt và mua hệ thống thiết bị là: 8
760.304 Triệu đồng

9.2.3. Các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng và mua hệ thống
thiết bị:
Các chi phí phát sinh có thể xảy ra ở rất nhiều quá trình xây dựng và lắp đặt
thiết bị, nhà xưởng. Để đảm bảo tiến độ cho việc xây dựng và lắp đặt thiết bị
thì phải tính đến các chi phí phát sinh này. Chi phí phát sinh bằng 15% tổng
chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt thiết bị.
- Chi phí phát sinh trong xây dựng là: 15% x 662494.356= 99374.15 Triệu
đồng
- Chi phí phát sinh khi lắp đặt thiết bị là: 616.3 x 15%= 92.445 Triệu đồng

Vậy tổng chi phí phát sinh là 99 374.15+ 92.445= 99 466.595 Triệu đồng
9.2.4. Tính chi phí khấu hao thiết bị nhà xưởng
Dự tính nhà máy làm việc trong 20 năm thì khấu hao thiết bị máy móc, các
công trình xây dựng khấu hao trong 20 năm. Vậy tổng tiền khấu hao trong 1
năm là
(8760.304 +662494.356)x 0.05=33562.733 Triệu đồng
Chi phí sửa chữa máy móc lấy bằng 5% khấu hao: 33562,733x
0.05=1678,134 Triệu đồng
Vậy tổng khấu hao tài sản cố định là 33562.733+1678.134= 35 240,87 triệu
đồng

9.2.5. Tính vốn đầu tư cố định cho nhà máy

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Vốn đầu tư cố định cho nhà máy bằng tổng vốn thuê đất, vốn đầu tư xây
dựng, vốn đầu tư thiết bị, vốn phát sinh và khấu hao thiết bị.
Tổng vốn đầu tư cố định là:
146 166,6+ 662 494,356 + 8760,304 + 99 464,595+ 35 240,87
= 952 128,725 triệu đồng

9.3. Tính chi phí sản xuất


9.3.1. Tính chi phí cho nguyên liệu
Bảng 3.1: Chi phí nguyên liệu cho 1 năm
STT Nguyên liệu Đơn vị Đơn giá Khối lượng Số tiền phải
(Đồng) (Kg) chi trả
(Triệu
đồng)
1 Malt Kg 18 14940 268,920

2 Gạo Kg 9 4980 44,820

3 Hoa cánh Kg 200 200 40,000

Tổng chi phí cho nguyên liệu chính 353,740

Tổng chi phí cho nguyên liệu phụ( Bằng 15% nguyên liệu chính) 53,061

Tổng 406,801

Ngoài các chi phí cho nguyên liệu chính ra còn cần có các chi phí về vật liệu
bao gói như Chai thủy tinh, chai nhựa , lon và thùng carton,... Chi phí chô vật
liệu này chiếm khoảng 15% chi phí cho nguyên liệu chính là: 353,740x 0.15=
53,061 Triệu đồng
Vậy tổng chi phí cho nguyên liệu và bao gói dùng trong 1 năm là
459,862 x 300= 138 000 (triệu đồng )

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

9.3.2. Tính chi phí nhiên liệu cho 1 năm


Tiền điện trong một năm của công ty là: 3434908,68 kW x 2500= 8 587 271
700 VND
Tiền nước trong một năm của công ty là: 362679,87 m2 x 4500 = 1 632 059
415 VND
Vậy tổng chi phí nhiên liệu trong một năm của công ty là: 10 220 triệu
đồng
9.3.3. Tính chi phí tiền lương cho toàn công ty
Qũy lương của nhà máy bao gồm lương trả cho lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp.
Tùy theo công việc và chức vụ mà mức lương khác nhau:
Các mức lương cụ thể như sau:
- Giám đốc:
+ 25 triệu đồng / tháng
+ Số lượng: 1 người
- Phó giám đốc:
+ Lương: 17 triệu đồng / tháng
+ Số lượng: 2 người
- Trưởng phòng
+ Lương: 14 triệu đồng / tháng
+ Số lượng: 6 người
- Nghiệp vụ
+ Lương: 8 triệu đồng / tháng
+ Số nhân viên: 18 ngườngười
- Kỹ thuật
+ Lương: 10 triệu đồng/ tháng
+ Số lao động: 8 người
- Công nhân lao động trực tiếp các bộ phận còn lại
+ Lương: 8 triệu đồng / tháng
+ Số nhân viên: 39 người
- Công nhân lao động gián tiếp
+ Lương: 6 Triệu đồng/ tháng
+ Số nhân viên: 53 người

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Tổng lương của nhân viên trong 1 tháng là: 25 x 1+ 17 x 2 + 14 x 6 + 8 x 18 +


10 x 8+ 8 x 39+6 x53 = 997 (Triệu đồng / tháng)
Tổng lương của cán bộ công nhân viên trong 1 năm là: 997 x 12 = 11 964
(Triệu đồng / năm).
9.3.4. Tính chi phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và phụ cấp
- Nhà máy dùng 15% lương để đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân viên:
15% x 11964 = 1 794,6 (Triệu đồng/ năm)
- Nhà máy dùng 2% lương để làm chi phí công đoàn là: 2% x 11964 = 239,28
(Triệu đồng/ năm)
- Nhà máy dùng 10% lương để phụ cấp cho cán bộ công nhân viên là: 10% x
11964= 1196.4 (Triệu đồng/ năm)
Vậy tổng chi phí sản xuất trong 1 năm là: Ct = 952 128,725 + 138 000 +
10 220 + 11964+ 1794.6 +11 964 + 1 794.6 + 239.28 = 1 126 490,205
triệu đồng
9.3.5. Tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm của bia không cồn thành phẩm sẽ được tính theo công
thức:

Trong đó:
ΣT: Tổng số tiền mà nhà máy phải chi trong một năm sản xuất.
W: công suất của nhà máy trong 1 năm (W =100000 lít / ngày)
Vậy giá thành của một đơn vị sản phẩm là:
G = 1 126 490,205 /(100000x300)=0.03755 triệu đồng=3755 đồng
Định lượng bán sản phẩm: Gb = G + 15% x Gb
Trong đó 40%: tiền lãi
Gb x 0.70 = G => Gb = G / 0.60 = 3755/ 0.60 = 6258 (đồng/lít)
Vậy sản phẩm sẽ được bán ra thị trường là 6258 (đồng/lít)
9.3.6. Tính tổng doanh thu của nhà máy
Rt = sản lượng x giá bán : 30 triệu lít x 6258 =1 877 400 triệu đồng

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

9.3.8. Vốn
Vốn đầu tư ban đầu: = vốn cố định + vốn lưu động
Vốn cố định 1 090 128,725 (triệu đồng)
Vốn lưu động = Chi phí nhiên liệu + lương = 25 414,28(triệu đồng)
Vốn đầu tư ban đầu 1 115 543,005 (Triệu đồng)
Số vòng quay vốn lưu động = Rt /Vốn lưu động = 1,683
Vốn đầu tư 100% vay lãi ngân hàng, lãi suất 10%/năm. Nhà máy dự tính sẽ
trả dần trong 20 năm.
Lãi suất phải trả năm đầu là: T = 1 115 543,005 x 0,1= 111 554,3005 (Triệu
đồng ) Chi phí vốn mỗi năm trả cho ngân hàng là: 111 554,3005 /20+ 111
554,3005 = 117132,0155 (Triệu đồng ).

10. Vệ sinh an toàn lao động


10.1. An toàn lao động:
Trong mọi nhà máy, vấn đề an toàn lao động luôn là hết sức cần thiết. Đảm
bảo tốt được vấn đề an toàn lao động không những chỉ đảm bảo sức khỏe cho
người lao động mà nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy móc,
thiết bị, đáp ứng được vấn đề tăng năng suất lao động của nhà máy
10.1.1. An toàn lao động cho người
Để thực hiện tốt công tác này ta cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Giáo dục ý thức và biện pháp bảo hộ lao động.
- Công nhân trực tiếp sản xuất được cấp quần áo bảo hộ lao động theo định kì.
- Công nhân phải có găng tay để tránh đứt, xước tay khi vận chuyển.
- Đối với công nhân vận hành máy, công nhân ở phân xưởng cơ điện cần có
găng tay, kính bảo vệ mắt, ủng,…
- Các cầu giao điện phải được che đậy cẩn thận, phải thường xuyên kiểm tra
và bảo dưỡng. Các dây điện đèn, điện máy cần chắc chắn, có bọc lớp cách
điện tốt
10.1.2. An toàn về trang thiết bị
Trong nhà máy lạnh, hệ thống máy và thiết bị tương đối phức tạp, đường
ống dẫn và các van khá nhiều, tác nhân có tính độc hại. Do đó an toàn lao
động về trang thiết bị vô cùng quan trọng.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Mức độ an toàn của thiết bị phụ thuộc vào tính chất riêng của thiết bị. Thiết bị
máy móc không gây ồn, chạy êm, không gây bụi, môi trường thoáng mát sạch
sẽ.
- Máy móc thiết bị phải sử dụng đúng chức năng và phù hợp với công suất.
- Mỗi thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca làm việc phải bàn giao nêu rõ
tình trạng để ca sau dễ quản lý.
- Phải có chế độ vệ sinh, bôi dầu mỡ vào ốc vít dể tránh rò rỉ, xả dầu và khí
không ngưng ra khỏi hệ thống
10.1.3. An toàn về điện sản xuất
- Các dây tải phải có dây nối đất, có cầu chì riêng để tránh hiện tượng chập
mạch.
- Cần cách điện cho các phần mang điện.
- Trạm biến áp phải đặt cách nơi đông người.
- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật giảm nhẹ nguy hiểm nếu điện bị rò rỉ ra
ngoài
10.1.4. An toàn sử dụng thiết bị
- Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.
- Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn
giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.
- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị.
- Có chế độ vệ sinh, sát trùng, vô dầu mỡ cho thiết bị.
10.1.5. Phòng chống cháy nổ
Bố trí hệ thống nước cứu hoả toàn nhà máy, đặc biệt là ở chỗ cần thiết như
xưởng bao bì, kho nhiên liệu... Bố trí bình cứu hỏa ở mọi nơi và đặt có các
bảng hướng dẫn phòng chống cháy nổ
- Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa
điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi bị co giãn, cong lại gây nổ.
- Ðề phòng cháy nổ cần phải tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã
được hướng dẫn.
- Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô…
- Phải đủ nước, thiết bị chữa cháy.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ công tác phòng cháy tại nhà máy.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Phổ biến các phương pháp phòng và chống cháy nổ cho toàn bộ nhân
viên,công nhân trong nhà máy.
10.1.6. An toàn với hoá chất
Các hoá chất phải đặt đúng nơi quy định. Khi sử dụng phải tuân theo
quy định đề ra để tránh gây độc hại, ăn mòn và hư hỏng thiết bị.
10.1.7. thiết bị chống sét
Ðể đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy, phải có cột thu
lôi cho những công trình ở vị trí cao.

10.2.Vệ sinh trong nhà máy


10.2.1.Vệ sinh công nghiệp
Trong nhà máy bia, vấn đề vệ sinh công nghiệp có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Nếu tiêu chuẩn vệ sinh trong nhà máy không đảm bảo sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng và công nhân

10.2.2. Vệ sinh cá nhân của công nhân


Với những công nhân trực tiếp sản xuất thì vấn đề này cần phải nghiêm ngặt:
- Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ. Khi vào sản xuất phải mặc đồng
phục của nhà máy, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay.

Giữ gìn BHLĐ sạch sẽ trong suốt quá trình làm việc.
Hết ca phải thay quần, áo đưa về vị trí tập kết của nhà giặt.
Đối với mũ người lao động tự giặt khi hết ca làm việc và tự bảo quản.
Nếu làm 2 ca liên tục phải thay quần, áo, mũ khi hết ca thứ nhất.
- Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân theo định kỳ 6 tháng
một lần. Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất.
10.2.3.Vệ sinh máy móc, thiết bị

- Máy móc thiết bị định kỳ phải vệ sinh sạch sẽ.


- Ðối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men, cần
phải vệ sinh sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men tiếp theo.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

- Ngoài ra sau mỗi ca làm việc cần vệ sinh dụng cụ chế biến cho sạch
sẽ.

10.2.4.Vệ sinh xí nghiệp


- Trong các phân xưởng sản xuất, sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải làm vệ sinh
khu làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng
10.2.5. Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất
Phế liệu trong quá trình sản xuất như bã hèm, bã hoa, bã men… là những
loại phế liệu dễ gây nhiễm bẩn. Sau mỗi mẻ sản xuất cần phải chứa đúng nơi
quy định và đưa ra ngoài phân xưởng để xử lý. Những loại phế liệu này có thể
bán cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc và phân bón. Việc này phải được
hợp đồng chặt chẽ và giải quyết kịp thời để tránh ứ đọng phế liệu, tạo điều
kiện cho vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức
khoẻ con người và môi trường.

Kết luận
Có thể bia không cồn chưa phải là thức uống ưa thích nhiều người Việt,
nhưng vẫn có rất nhiều lý do để loại đồ uống này trở nên phổ biến trên thị
trường. Nếu là một bà bầu, một người lái xe đường dài hay đang phải dùng
thuốc kháng sinh, bạn sẽ làm gì khi cảm thấy thèm bia?

Với các lợi ích về sức khỏe đối với cộng đồng cũng như lợi ích kinh tế
mà nó mang lại. chúng tôi tin rằng việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bia
không cồn tại thời điểm hiện tại rất khả quan. Bia không cồn sẽ sớm là lựa
chọn số một của người tiêu dùng Việt.

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

Nhà máy sản xuất bia không cồn theo công nghệ lên men hiện đại bao
gồm nhiều phân xưởng với các máy móc, trang bị hiện đại. Do đó thiết kế một
nhà máy bia không cồn hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ phận là một công việc
rất phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian và phải có kiến thức tổng hợp về nhiều
lĩnh vực. Điều này cũng nói lên rằng thiết kế nhà máy bia là một yêu cầu và
cũng là điêu kiện cần thiết để rèn luyện kỹ năng và tiếp cận gần hơn với công
nghiệp sản xuất thực phẩm và đặc biệt là ngành công nghệ sản xuất các sản
phẩm lên men.

Tài liệu tham khảo

1. http://hungyen.gov.vn/portal/pages/default.aspx

2.https://zingnews.vn/thi-truong-bia-viet-nam-thay-doi-ra-sao-sau-gan-10-
nam-post945980.html

3. GS. TS Nguyễn Bin và tập thể tác giả, Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghệ hoá chất tập I, NXB khoa học và kỹ thuật, 2002.

4. GS. TS Nguyễn Thị Hiền, PGS.TS Lê Thanh Mai, ThS. Thị Lan Chi, ThS.
Nguyễn Tiến Thành, ThS. Lê Viết Thắng, Khoa học công nghệ malt và bia,

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

NXB KH&KT, 2000. [3]. PGS. TS Hoàng Đình Hòa, Công nghệ sản xuất
malt và bia, NXB khoa học và kỹ thuật, 2002.

5. Trần Văn Phú, Lê Nguyên Đương, Kỹ thuật sấy nông sản, NXB KH &
KT, 1991. Trần Thế Truyền, Cơ sở thiết kế nhà máy, Trường Đại học Bách
Khoa, Đà Nẵng 2006.

6. Trần Thế Truyền, Kiến trúc công nghiệp, NXB Đà Nẵng, 1999.

7. TS. Trần Xoa, TS Nguyễn Trọng Khuông, KS Hồ Lê Viên, Sổ tay quá trình
và thiết bị công nghệ hóa chất (Tập 1), NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội,
2005. TS. Trần Xoa, PGS. TS Nguyễn Trọng Khuông, TS Phạm Xuân Toản,
Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất (Tập 2), NXB khoa học và kỹ
thuật Hà Nội, 2004.

Trang web

8.https://vi.wikipedia.org/wiki/Bia_(%C4%91%E1%BB%93_u%E1%BB
%91ng) http://vtv.vn/trong-nuoc/viet-nam-tieu-thu-bia-nhieu-nhat-dong-nam-
a2016011119034pasteuriz

9.https://www.bsc.com.vn/Pages/DownloadReport.aspx? ReportID=999634
10.http://www.economist.com/blogs/economist-explains/2013/08/ economist-
explains-3

11.http://polyco.com.vn/vi/tin-tuc/su-kien/tiem-nang-san-xuat-bia-khong

199

con-o-viet-nam.html

12.http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/nam-2016-moi-nguoiviet-
uong-41-lit-bia-351699.html

13.http://datbinhduong.com.vn/gioi-thieu-chung-ve-tinh-binh-duong-moinhat-
2016.html

14. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_D%C6%B0%C6%A1ng
Đồ án Công Nghệ Chế Biến
Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

15. http://viipip.com/ipvn/?ipcode=331

16. http://viipip.com/ipvn/?ipcode=331&module=info

17.http://viipip.com/ipvn/?ipcode=331&module=infrastructu000

18.http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Mot-namay-
thach-thuc-voi-xuat-khau-gao.html

19.http://polyco.com.vn/vi/tin-tuc/san-xuat-bia-khong-con-dau-tien-taiviet-
nam-mang-thuong-hieu-bia-khong-con-sagota.html
20.http://www.indmachinery.com/en/products/pasteurizers/tunnelpasteurizer-
krones-sander-hansen-50-000-h-pet/

21. http://bangtaithanhcong.com/gau-tai/

22.http://bangtaithanhcong.com/vit-tai/

23.http://www.lamico.com.vn/cms/vi/product/index/cat_id/46
24.http://www.thietbimaycn.com.vn/San-pham/2341367/234478/maynghien-
truc-may-nghien-truc-lan-may-nghien-lan-may-nghien-bua-may-nghienhai-
qua-lo.html?

25.http://www.alibaba.com/product-detail/alfa-laval-substitude-plate-
heatexchanger_60194876708.html?spm=a2700.7724838.0.0.CNtLBC&s=p

26.http://cantoanthinh.com/product/215/can-dong-bao-dien-tu.html
27.http://www.vatgia.com/MayBomHungCuong&module=product&view=
detail&record_id=6038101
28.http://www.vatgia.com/sieuthimaydo&module=product&view=detail&
record_id=1054668&checkclick=246317782

200

29. http://www.indmachinery.com/en/products/beer-filtration/mash-
filtermeura-2001-with-48-pcs-of-1800-x-2000-mm-plates/

30.http://www.alibaba.com/product-detail/2016-SHENGLIN-hot-saleHigh-
quality_1999383532.html?spm=a2700.7724838.0.0.qh8TSF

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

31.https://vn.answers.yahoo.com/question/index?
qid=20131005031705AARpDgF

32. http://www.alibaba.com/product-detail/Vacuum-degassing-tanksVacuum-
Degasser_60399771532.html?spm=a2700.7724838.0.0.iV0Smac

33. http://www.indmachinery.com/en/products/other-breweryequipment/non-
alcoholic-beer-production-line-schmidt-simatec-50-hl-h/

34. https://endpoint895270.azureedge.net/static/documents/processing/pd6
3324en6-high-shear-mixer.pdf

35.http://www.vatgia.com/6960/1492113/m%C3%A1y-b%C6%A1m-ly-t
%C3%A2m-d%E1%BA%A1ng-xo%C3%A1y-%C4%91%E1%BA%A7u-
gangteco-hvp380-13-7-20.html

36.http://www.vatgia.com/mayxaydunghoangmai&module=product&view
=detail&record_id=3152205

37.http://www.vatgia.com/7028/4978490/thong_so_ky_thuat/m %C3%A1y-
chi%E1%BA%BFt-r%C3%B3t-%C4%91%C3%B3ng-n%E1%BA %AFp-
chai-t%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%99ng-combilong-cgf.html

38.http://www.internationalthermalsystems.com/wp-content/uploads/
2016/09/WSTB-Case-Washer-Single-Lane.pdf

39.http://www.indmachinery.com/en/products/pasteurizers/tunnelpasteurizer-
krones-sander-hansen-50-000-h-pet/

40.http://www.indmachinery.com/en/products/packaging-equipment/
labeling-machine-krones-autocol-747-rotary-pressure-sensitive-55-000-bph-
year2009

41.http://www.indmachinery.com/en/products/packaging-equipment/ bottle-
crate-loading-and-unloading-machine-nate-nepak-4-2400-crate-h-year-2009/

42.http://www.vatgia.com/1227/99508/m%C3%A1y-bi%E1%BA%BFn201

%C3%A1p-3-pha-tbd-560kva.html

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |
Hc Vin Nông Nghip Vit Nam Khoa Công Nghệ Thực Phẩm

43.http://www.vatgia.com/6279/5961414/l%C3%B2-h%C6%A1i-ki
%E1%BB%83u-3-pass-davitecco-dv-cbs-15000-h.html

44.https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng_su%E1%BA%A5t_t
%E1%BB%8Fa_nhi%E1%BB%87t

45.http://viipip.com/ipvn/?ipcode=331&module=price

46.http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/nam-2016-moi-nguoiviet-
uong-41-lit-bia-351699

47. http://hungyen.gov.vn/portal/pages/default.aspx

https://zingnews.vn/thi-truong-bia-viet-nam-thay-doi-ra-sao-sau-gan-10-nam-
post945980.html

Đồ án Công Nghệ Chế Biến


Nhóm 10 - Tổ 2 - HK II 2021 - 2022 Page |

You might also like