You are on page 1of 61

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


************************

Lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên cao cấp Khóa 6 năm 2021
Tổ chức tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh

ĐỀ ÁN
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025

Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị Công tác:

MÃ SỐ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
************************

Lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên cao cấp Khóa 6 năm 2021
Tổ chức tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh

ĐỀ ÁN
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025

MÃ SỐ ĐIỂM

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật


CNC: Công nghệ cao
DV: Dịch vụ
EU: Liên minh Châu Âu
GAP (Good Agricultural Practices): Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
IPM (Integrated Pests Management): Hệ thống quản lý dịch hại
KH: Kế hoạch
MTV: Một thành viên
NN: Nông nghiệp
OCOP (One Commune, One Product): Mỗi xã, phường một sản phẩm
PTNT: Phát triển nông thôn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
SRP: Diễn đàn lúa gạo bền vững
SX: Sản xuất
SXKD: Sản xuất kinh doanh
THT: Tổ hợp tác
TM: Thương Mại
TMĐT: Tổng mức đầu tư
TP: Thành phố
TX: Thị xã
UDCNC: Ứng dụng công nghệ cao
UBND: Ủy ban nhân dân

i
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT--------------------------------------------------------i


PHẦN I. MỞ ĐẦU--------------------------------------------------------------------------1
1. Tính cấp thiết của đề án------------------------------------------------------------------1
2. Giới hạn hoạt động------------------------------------------------------------------------1
2.1. Đối tượng-------------------------------------------------------------------------------1
2.2. Thời gian-------------------------------------------------------------------------------2
2.3. Không gian-----------------------------------------------------------------------------2
PHẦN II. NỘI DUNG-----------------------------------------------------------------------3
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN------------------------------------------------------------3
1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý---------------------------------------------------------------3
1.2. Cơ sở thực tiễn-------------------------------------------------------------------------4
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU-------------------------------------------------------------4
2.1. Quan điểm------------------------------------------------------------------------------4
2.2. Mục tiêu--------------------------------------------------------------------------------4
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN----------------------------------------------------5
3.1. Bối cảnh thực hiện đề án-------------------------------------------------------------5
3.2. Thực trạng, đánh giá thực trạng-----------------------------------------------------6
3.2.1. Thực trạng-----------------------------------------------------------------------------6
3.2.2. Đánh giá thực trạng-----------------------------------------------------------------11
3.2.2.1. Ưu điểm----------------------------------------------------------------------------11
3.2.2.2 Hạn chế-----------------------------------------------------------------------------13
3.2.2.3. Nguyên nhân----------------------------------------------------------------------14
3.3. Nội dung cụ thể cần xây dựng của đề án-----------------------------------------15
3.3.1. Cây lúa-------------------------------------------------------------------------------15
3.3.2. Cây rau-------------------------------------------------------------------------------18
3.3.3. Cây thanh long----------------------------------------------------------------------20
3.3.4. Cây chanh----------------------------------------------------------------------------23
3.3.5. Con bò thịt---------------------------------------------------------------------------26
3.3.6. Con tôm------------------------------------------------------------------------------28
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN----------------------------------------------------30
4.1. Các giải pháp cần thực hiện--------------------------------------------------------30
4.2. Phân công trách nhiệm--------------------------------------------------------------34
4.3. Tiến độ thực hiện--------------------------------------------------------------------38
4.4. Kinh phí thực hiện-------------------------------------------------------------------38
V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ ÁN--------------------------------40
5.1. Hiệu quả kinh tế trực tiếp-----------------------------------------------------------40
5.2. Hiệu quả gián tiếp và đối tượng hưởng lợi---------------------------------------40
5.3. Thách thức, khó khăn khi thực hiện-----------------------------------------------40
KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------41
PHỤ LỤC-------------------------------------------------------------------------------------ii
TÀI LIỆU THAM KHẢO-----------------------------------------------------------------45
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, cơ chế chính
sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhưng thực tế nền nông nghiệp
của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, nhỏ lẻ, làm theo kinh nghiệm, còn phong trào trong
chọn loại và giống dẫn đến thu nhập của nông dân còn thấp và bấp bênh.
Đối với tỉnh Long An, giai đoạn 2016-2020, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã
có nhiều chủ chương, cơ chế chính sách để thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp nhất là Chương trình đột phá Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X nhiệm
kỳ 2016-2020 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp đã tạo một bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, góp
phần quan trọng trong thay đổi nhận thức người dân từ việc canh tác theo phương thức
truyền thống, sử dụng lượng giống nhiều trong gieo sạ, phân bón và thuốc hóa học
sang canh tác theo hướng an toàn, GAP, hữu cơ,… Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển
và hội nhập, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, yêu cầu thị
trường về chất lượng nông sản phẩm hàng hóa ngày càng quy định khắc khe hơn, nhất
là việc sản xuất theo chuỗi, thực hiện truy suất nguồn gốc, tem nhận diện hàng hóa,
việc ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hạ giá thành nâng cao
chất lượng sản phẩm…là cần thiết.
Từ những lý do trên, trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được của Chương
trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp giai đoạn 2016-2020, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI nhiệm kỳ 2021-2025 tiếp
tục xác định Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một
trong ba Chương trình trình đột phá nhằm đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp giảm giá thành, nâng chất lượng hàng hóa nông
sản chủ lực của tỉnh, sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững,…
2. Giới hạn hoạt động
2.1. Đối tượng
Ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong quá trình sản xuất đối với 04 cây (lúa,
thanh long, rau, chanh) và 02 con (bò thịt, tôm nước lợ).
1
2.2. Thời gian
Duy trì mô hình ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020 từ đó xây dựng
mô hình điểm và nhân rộng các mô hình triển khai giai đoạn 2021-2025.
2.3. Không gian
Các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể:
- Đối với cây lúa: Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, TX Kiến Tường,
huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng.
- Đối với cây rau: Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa và TP. Tân An.
- Đối với cây thanh long: Châu Thành, Tân Trụ và TP. Tân An
- Đối với cây chanh: Bến Lức, Đức Huệ, Thạnh Hóa và Thủ Thừa
- Đối với con bò thịt: Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa, và Tân Trụ
- Đối với tôm nước lợ: Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ.

2
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 11/12/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 26/6/2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về
nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và
canh tác;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Chính phủ về phê
duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 14/4/2021 của Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh Long An về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái
cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Căn cứ Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 18/7/2019 của HĐND tỉnh
về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An.
Căn cứ Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 của HĐND tỉnh về
quy định nội dung chi, mức chi cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về Ban hành chính sách hỗ trợ Chương trình phát triển nông
3
nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.
1.2. Cơ sở thực tiễn

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU


2.1. Quan điểm
Trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được và tiếp tục nâng cao chất lượng
của Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ
cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020, giai đoạn 2021 - 2025 có bổ
sung, mở rộng thêm một số nông sản chủ lực nhằm phát huy lợi thế và phù hợp
với quy hoạch phát triển sản xuất của tỉnh.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhất là
thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4 để
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân
thiện với môi trường nhằm thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao
hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn trong thời kỳ hội nhập và thích ứng
với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của
Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh.
2.2. Mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục phát huy, kế thừa những kết quả đạt được của Chương trình trong
giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và
tăng quy mô diện tích ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong quá trình sản xuất
đối với 04 cây (lúa, thanh long, rau, chanh) và 02 con (bò thịt, tôm nước lợ). Hỗ
trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến,
tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong ngành nông
nghiệp, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể

4
Đến năm 2025, diện tích ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến đối với cây lúa
(60.000 ha), thanh long (6.000 ha), rau (2.000 ha) và chăn nuôi bò thịt; đồng
thời bổ sung đối tượng là cây chanh (3.000 ha), tôm nước lợ (100 ha).
Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (7 vùng
lúa; 01 vùng chanh; 01 vùng thanh long) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các mô hình
điểm, mô hình nhân rộng ứng dụng công nghệ cao; trong đó, đẩy mạnh việc sử
dụng giống lúa đạt cấp xác nhận, ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, công nghệ cao,
công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số,…vào các khâu trong sản xuất;
áp dụng quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp
để đảm bảo đầu ra. Phấn đấu lợi nhuận người dân trong vùng triển khai Chương
trình tăng ít nhất 10% so ngoài vùng.
Củng cố các THT, HTX hiện có và thành lập mới ở những nơi đủ điều
kiện. Đến năm 2025, có ít nhất 50% HTX sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ,
Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN


3.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp (gọi tắt là Chương trình) là một trong hai Chương trình đột phá
thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X nhằm xây dựng mô hình sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển toàn diện theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Qua 05 năm
triển khai thực hiện, với sự tập trung quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Chương trình
đạt nhiều kết quả quan trọng. Tiếp tục phát huy, kế thừa những kết quả đạt được của
Chương trình trong giai đoạn 2016 – 2020, …..

5
3.2. Thực trạng, đánh giá thực trạng
3.2.1. Thực trạng
3.2.1.1. Công tác thông tin, tuyên truyền
Trong giai đoạn đầu triển khai, do đây là một Chương trình mới chưa có
tiền lệ nên gặp rất nhiều khó khăn. Bằng nhiều giải pháp tuyên truyền (thông
qua Báo, Đài, tham quan trực tiếp mô hình,...)(1), đến nay cơ bản tạo sự thống
nhất cao trong nhận thức của hệ thống chính trị, người dân cũng đã có nhiều
chuyển biến trong thực hiện. Trong đó các cơ quan báo chí và hệ thống Đài
Truyền thanh các cấp thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình triển khai
thực hiện Đề án, kết quả thực hiện mô hình, giải pháp ứng dụng công nghệ cao;
giới thiệu các mô hình sản xuất đạt hiệu quả. Các Hội, đoàn thể tỉnh tổ chức các
lớp tập huấn nội dung cơ bản về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp, tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao cho
cán bộ Hội, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; tham quan các mô hình
hiệu quả, lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc sinh hoạt chi, tổ, hội.
Bên cạnh các nội dung tuyên truyền của tỉnh, các huyện cũng chủ động
thực hiện các nội dung tuyên truyền về Đề án bằng nhiều hình thức: Tin, bài,
tiểu phẩm, chuyên đề... trên đài truyền thanh huyện; lắp đặt thêm pano tuyên
truyền, in ấn tài liệu kỹ thuật, tài liệu bướm, tổ chức cho nông dân tham quan
các mô hình hiệu quả...
3.2.1.2. Tổ chức lại sản xuất
Thông qua công tác thông tin tuyên truyền, đến nay, người dân nhận thức
ngày càng rõ ràng hơn vai trò liên kết sản xuất, nhất là tại các vùng triển khai đề
án. Đến cuối năm 2020 toàn tỉnh đã thành lập 46 HTX, 161 THT tại các vùng
triển khai Đề án(2).

1
Xây dựng và phát hành 30.000 tài liệu bướm truyền thông, 195 panel của vùng đề án, trên 2.000 tài liệu giấy
truyền thông, 150 đĩa DVD, 26.000 tài liệu tài liệu kỹ thuật, tài liệu bướm tuyên truyền chuyên đề, sổ tay; 70 chuyên
mục, 07 chương trình nhịp cầu nhà nông, 07 phóng sự chuyên đề… Phối hợp với Đài truyền thanh các huyện phát
thanh định kỳ, thực hiện các chuyên đề.
2
Vùng sản xuất lúa thành lập mới: 21 HTX/KH 18 HTX; 43 THT/KH 74THT. Vùng sản xuất rau thành
lập mới: 13 HTX/KH 12 HTX, 32 THT/KH 48THT. Vùng sản xuất thanh long thành lập mới: 10 HTX/KH 23
HTX, 70 THT/KH 54 THT. Vùng bò thịt thành lập mới: 2 HTX/KH 01HTX, 16 THT/KH 25THT.
6
Về hiệu quả hoạt động: 22,7% HTX hoạt động đạt mức khá, hiệu quả sản
xuất, kinh doanh, cũng như lợi ích kinh tế của hộ thành viên có nâng lên; từng
bước được thực hiện vai trò gắn kết hộ thành viên, nông dân với các chương trình,
dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Một số HTX còn làm tốt vai
trò gắn kết với nông dân trong xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an
toàn được thị trường chấp nhận nên tiêu thụ hàng hóa nông sản được thuận lợi hơn,
đã góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
3.2.1.3. Xây dựng HTX điểm, HTX điển hình
Trong giai đoạn 2016-2020 xây dựng được 16 HTX điểm (trong đó có 4
HTX điển hình) đã thực hiện công tác củng cố tổ chức, bộ máy hoạt động theo
Luật HTX năm 2012(3). Hiện tại 16/16 HTX đã hoàn thành công tác xây dựng
trụ sở, trong đó 06 HTX thuê đất của thành viên, còn lại là nhà nước cho mượn
đất làm trụ sở; có 14/16 HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh (4); 09/16
HTX điểm vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX do Liên minh Hợp tác xã tỉnh
quản lý(5), Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng, Long An. Có 16/16 HTX được hỗ
trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể. Có 06/16 HTX(6) đã được hỗ trợ cấp
mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc.
Nhìn chung số HTX điểm, HTX điển hình đạt các tiêu chí theo quy định của
Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 và Quyết định số 352/QĐ-
UBND ngày 05/02/2020 của UBND tỉnh thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
3.2.1.4. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và
3
Có 13/16 HTX quản lý theo hình thức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc (Các HTX: Dương
Xuân, DV NN Thạnh Hưng và HTX NN CNC Tân Thành có Chủ tịch HĐQT không là Giám đốc).
Có 13/16 HTX có Kế toán chiếm 81%, đối với 03 HTX (HTX DV NN Thạnh Hưng, HTX NN rau, củ, quả
Khánh Hậu, HTX Thanh long Mỹ Bình) kế toán do UBND xã, phường cử sang hỗ trợ HTX.

4
HTX SX và DV NN Bình Hòa chưa xây dựng phương án kinh doanh mà chỉ xây dựng phương án sản
xuất và tiêu thụ lúa của các thành viên trong hợp tác xã. HTX NN rau, củ, quả Khánh Hậu chưa hoàn thành
củng cố tổ chức, bộ máy hoạt động, chưa có tính thống nhất cao trong hoạt động, chưa xây dựng được phương
án kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.

5
HTX NN Hưng Phú 950 triệu đồng, HTX DV NN Thạnh Hưng 500 triệu đồng, HTX SX TM DV Phước
Thịnh 500 triệu đồng, HTX TM DV Rừng Dầu 500 triệu đồng, HTX rau an toàn Mười Hai 500 triệu đồng, HTX
Dương Xuân 990 triệu đồng, HTX thanh long Mỹ Bình 01 tỷ đồng.

6
HTX TM DVNN Rừng Dầu, HTX Dương Xuân, HTX NN 1/5, HTX NN ấp 1 Tân Tây, HTX Hưng
Phú, HTX CN bò thịt Hòa Khánh Đông.
7
chuyển giao, nhân rộng
a) Vùng lúa:
Đã có 22.012 ha/KH 20.000 ha ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đạt
110,06% KH, trong đó 11.411 ha ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và kỹ thuật tiên
tiến, nhìn chung qua triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất lúa nông dân trong vùng thấy được hiệu quả của việc dùng giống lúa
xác nhận, ưu điểm của việc giảm lượng giống trong gieo sạ, ứng dụng cơ giới
hóa đồng bộ từ khâu gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch đã góp phần
giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt khắc phục tình trạng
thiếu hụt lao động ở nông thôn hiện nay.
b) Vùng rau:
Hiện toàn tỉnh có khoảng 2.008 ha/2.000 ha đã ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất rau, đạt 100,4% KH, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học, trồng
rau trong nhà lưới, nhà màng giúp cây rau phát triển tốt hơn, sâu bệnh ít hơn,
giảm được lượng phân vô cơ sử dụng từ 10 - 40 kg/ha, giảm số lần sử dụng
thuốc BVTV…, năng suất tăng 5 - 20%, lợi nhuận cao hơn từ 2 - 5 triệu
đồng/1.000 m2 so với so với cách trồng theo phương pháp truyền thống, sản
phẩm được kiểm tra đạt an toàn.
c) Vùng thanh long:
Hiện có 3.004 ha /KH 2.000 ha, đạt 150,2% KH, trong đó xây dựng mô hình
điểm diện tích 841,88 ha, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, có kết hợp
hướng dẫn nông dân sản xuất theo VietGAP, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân
sinh học, bẫy côn trùng, máy băm dây thanh long, tưới nước tiết kiệm,...
d) Vùng chăn nuôi bò thịt:
Đã xây dựng được 02 HTX điểm và 16 THT; xây dựng 10 mô hình ứng
dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò thịt, đến nay đã hỗ trợ 181 con bò cái
sinh sản, hỗ trợ cơ giới hóa trong chăn nuôi (máy băm cỏ, máy cắt cỏ và máy
trộn TMR); hỗ trợ công tác gieo tinh nhân tạo. Tính đến nay có 5.600 bò con
được sinh ra bằng công nghệ giống đạt 113,8% so KH. Có thể nói thông qua các
mô hình điểm, người dân từng bước ứng dụng công nghệ nghệ giống, thức ăn,
8
chăn nuôi đảm bảo môi trường... chủ động được nguồn bò giống, nâng cao giá
trị đàn bê con tăng trên 30% giá trị cũng như trọng lượng, làm chủ được kỹ thuật
thiết kế khẩu phần trên phần mềm mà đơn vị tư vấn hướng dẫn, kỹ thuật ủ chua
thức ăn để dự trữ, làm đá khoáng, xử lý chất thải. Nhân rộng mô hình từ mô
hình điểm có trên 350 hộ chăn nuôi (Đức Huệ: 150 hộ; Đức Hòa: 200 hộ) trong
vùng ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: Thụ tinh nhân tạo, cơ giới hóa,
trồng cỏ chất lượng cao và xử lý chất thải.
3.2.1.5. Công tác xúc tiến thương mại, gặp gỡ, đối thoại và hỗ trợ THT,
HTX, doanh nghiệp trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao đã thực hiện tốt, góp phần giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc cho
THT, HTX và doanh nghiệp
Tỉnh đã hỗ trợ HTX, doanh nghiệp xây dựng 22 chuỗi cung cấp thực phẩm
an toàn trên rau, thịt gà, gạo, thịt heo (7); nhân rộng, phát triển 04 mô hình chuỗi
rau an toàn đã xây dựng trong năm 2016. Hỗ trợ Nhà máy thực phẩm Ba Huân
Long An - Chi nhánh Công ty TNHH Ba Huân và Công ty Cổ phần Đầu tư và
Nghiên cứu xuất khẩu gạo thơm ItaRice tham gia chương trình truyền thông,
quảng bá “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới” đã phát sóng
trên Đài Truyền hình Việt Nam; Xây dựng và in 10.000 cuốn cẩm nang xúc tiến
thương mại Nông nghiệp Long An ứng dụng công nghệ cao, tiềm năng, cơ hội,
hợp tác, phát triển; xây dựng 01 clip để giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ
lực của tỉnh Long An. Hỗ trợ 1.761.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản
phẩm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 14 cơ sở
đã được xác nhận chuỗi. Đã xây dựng được 31 điểm bán nông sản thực phẩm an
toàn tại 15 huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An, tuy nhiên đến nay

7
10 chuỗi rau an toàn (HTX RAT Phước Hòa, Phước Hiệp, Tân Hiệp, Phước Thịnh, Thuận Giàu, RAT
Mười Hai, HTX Mê Kông, HTX Khôi Nguyên, Tân Kim, cơ sở nấm bào ngư Thanh Nhàn); 02 chuỗi thịt gà an
toàn (CN Công ty Cổ phần Ba Huân – Nhà máy thực phẩm Ba Huân Long An, Công ty TNHH San Hà – Chi
nhánh Long An); 04 chuỗi gạo an toàn (Công ty TNHH sản xuất TMDV gạo an toàn Minh Tâm, Công ty TNHH
gạo Minh Tâm Chi nhánh tỉnh Long An, Công ty Cổ phần đầu tư – nghiên cứu và XK gạo thơm Ita-rice, Công ty
cổ phần xây lắp cơ khí và lương thực thực phẩm ); 01 chuỗi thịt heo an toàn (cơ sở Huỳnh Thanh Liêm); 01
chuỗi thủy sản của HTX Thủy sản Long Thạnh; Cơ sở giết mổ Thanh Nhân (thịt bò và sản phẩm từ bò); 2 chuỗi
thanh long an toàn (Cơ sở SXKD Long Châu, HTX Nông nghiệp Thanh Phú Long)

9
chỉ duy trì được 27 điểm bán, lý do: Khó khăn trong việc cạnh tranh với hệ
thống các cửa hàng tiện ích như Bách Hóa Xanh, Vinmart.
Công tác xúc tiến thương mại đã được tập trung triển khai bằng nhiều hình
thức để quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp: Thành lập
Tổ theo dõi thực hiện các hợp đồng, biên bản ghi nhớ tại các Hội nghị xúc tiến
thương mại, gặp gỡ, đối thoại; phối hợp tổ chức các Đoàn đi xúc tiến thương
mại giới thiệu sản phẩm với các nhà phân phối lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai; Tây Ninh... Tổ chức Hội thảo giới thiệu cơ hội hợp tác thương mại và
đầu tư với Singapore và Malaysia thông qua tận dụng các ưu đãi từ hiệp định
CPTPP; Hội nghị hợp tác và phân phối các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Long An
đến thị trường Châu Âu (Đức, Ba Lan, Pháp và các quốc gia khối EU); Hội nghị
kết nối giao thương tiêu thụ hàng hóa nông sản với các doanh nghiệp Trung
Quốc; Tổ chức cho các HTX sản xuất được chứng nhận VietGAP tham gia
phiên chợ nông sản an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua phiên chợ
các HTX đã ký kết nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các công ty Thành
phố Hồ Chí Minh, triển lãm ngành Rau - Hoa - Quả HortEx, Hội nghị giao
thương Việt Nam - Trung Quốc, Hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm,
festival, hỗ trợ các HTX đưa sản phẩm tham gia “ngày Hội Tam Nông và Sản
phẩm Làng nghề”,…
Kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn vào Bách Hóa Xanh; vào các
bếp ăn tập thể tại các doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp; kết nối với
doanh nghiệp tại Tây Ninh; kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các hệ thống
phân phối nước ngoài tại Bến Tre; kết nối tiêu thụ thanh long với Công ty
Nafood.
Tính đến tháng 04/2021, các doanh nghiệp, HTX của tỉnh Long An đã thực
hiện được 234 hợp đồng với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố, trong đó với các
doanh nghiệp TPHCM là 180 hợp đồng, tăng 33 hợp đồng so với cuối năm
2020, góp phần tích cực tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản an toàn của
tỉnh Long An. Trong đó, nhiều hợp đồng đã duy trì ổn định và tăng về số lượng.
Có 04 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
10
nghệ cao8. Các doanh nghiệp sau khi chứng nhận đã có nhiều nỗ lực trong hoạt
động sản xuất, khi doanh khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Về xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo an toàn: Toàn tỉnh có 1.514 ha (75
cơ sở) trên các sản phẩm lúa, rau, quả, chăn nuôi gia cầm, heo, bò thịt và thủy
sản (9) được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.
3.2.1.6. Về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho vùng ứng dụng công nghệ
cao được tập trung thực hiện, trong đó đã triển khai
Đầu tư xây dựng trạm bơm điện nhỏ: Đã thực hiện đầu tư hoàn thành 33/79
trạm, các trạm còn lại chưa xây dựng, nguyên nhân do một số trạm bơm điện
còn chờ đầu tư hệ thống cống khép kín, thay đổi thiết kế cho phù hợp, chờ đầu
tư lưới điện.
Đầu tư đường điện phục vụ cho vùng lúa, vùng rau ứng dụng công nghệ
cao: Đã đầu tư 99 công trình với tổng mức đầu tư (TMĐT) là 129,5 tỷ đồng (10).
Đến nay, hệ thống điện đầu tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đến cuối năm 2020
hoàn thành đạt 100% so với dự kiến đề ra.
Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất: Đến năm 2020 xây dựng 170 danh
mục công trình, trong đó vùng lúa 135 danh mục, vùng rau 31 danh mục, vùng
thanh long 4 danh mục.
3.2.2. Đánh giá thực trạng
3.2.2.1. Ưu điểm
Qua hơn 05 năm triển khai thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả
quan trọng:
- Nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về yêu cầu cần phải ứng
dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng hàng

8
Công ty TNHH Chăn nuôi Phú Gia Long An (thuộc hệ thống Công ty cổ phần Ba Huân), Công ty TNHH Huy
Long An - Mỹ Bình; Công ty TNHH MTV Trung Sơn Long An và Công ty TNHH nghiên cứu và sản xuất giống
ứng dụng công nghệ cao Hưng Thịnh
9
Lúa: 469,5 ha (7 cơ sở), rau: 105,01 ha (23 cơ sở), quả: 939,94 ha (37 cơ sở); Chăn nuôi: 22,99 ha (07 cơ sở),
777 con bò khoảng 200 tấn, 48.000 con gà,...); thủy sản: 2 ha (2 cơ sở) , ước 32 tấn tôm). Sản lượng trên 46.752
tấn/năm (Lúa: 5.930 tấn, rau: 9.223,44 tấn, quả: 31.567 tấn, thủy sản: 32 tấn)
10
(điện trạm bơm vùng lúa NN UDCNC: 63 công trình, TMĐT là 98,63 tỷ đồng và các công trình cấp điện trạm
bơm vùng rau NN UDCNC: 36 công trình, TMĐT là 30,86 tỷ đồng)
11
hóa nông sản ngày càng rõ nét hơn và khẳng định tính đúng đắn của Chương
trình trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn
để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thị trường.
- Việc cũng cố, thành lập các THT, HTX trong sản xuất nông nghiệp để tạo
điều kiện cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được triển khai quyết liệt, sau 05 năm
thực hiện Chương trình đã thành lập 46 HTX, 161 THT tại các vùng triển khai
Chương trình, trong đó tập trung cũng cố 16 HTX điểm, 4 HTX điển hình theo
Luật HTX năm 2012; hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ cấp
mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc, kết nối tiêu thụ,...
- Toàn tỉnh đã xây dựng 22 chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên rau, thịt
gà, gạo, thịt heo, thanh long. Đã có 1.514 ha lúa, rau, thanh long, chăn nuôi gia
cầm, heo, bò, thủy sản,… được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP (sản lượng
tương đương 46.753 tấn). Hình thành 217 mã vùng trồng diện tích 15.753,91 ha,
có 134 cơ sở sơ chế đóng gói được cấp mã số cơ sở.
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chuyển
giao, nhân rộng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra(11). Đã có sự chuyển biến rõ nét tại
vùng rau truyền thống của tỉnh, người nông dân sử dụng phân hữu cơ sinh học,
trồng rau trong nhà lưới, nhà màng, ứng dụng hệ thống tưới tự động, tiết kiệm…
giúp cây rau phát triển tốt hơn, sâu bệnh ít hơn, giảm được lượng phân vô cơ sử
dụng từ 10 - 40 kg/ha, giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…, năng suất
tăng 5 - 20%, lợi nhuận cao hơn từ 20 - 50 triệu đồng/ha so với cách trồng theo
phương pháp truyền thống, sản phẩm được kiểm tra đạt an toàn.
Trong sản xuất lúa nông dân thấy được hiệu quả của việc dùng giống lúa xác
11
Vùng lúa: Đã có 22.012 ha/KH 20.000 ha ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đạt 110,06% KH. Vùng rau:
Đã có 2.008 ha/2.000 ha đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, đạt 100,4% KH. Vùng thanh long: Đã có
3.004 ha /KH 2.000 ha, đạt 150,2% KH. Vùng chăn nuôi bò thịt: Hỗ trợ công tác gieo tinh nhân tạo đạt 102,7%
KH với tổng số 7.190/KH 7.000 con bò được gieo tinh; số bò sinh ra có chất lượng cao bằng công nghệ giống từ
nguồn ngân sách hỗ trợ đạt 86% so KH (4.300 con/KH 5.000 con), ước tính đến nay trên địa bàn 2 huyện triển
khai thực hiện có trên 7.100 con bò sinh ra có chất lượng cao bằng công nghệ giống. Toàn tỉnh hiện có 04 doanh
nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: Công ty TNHH Chăn nuôi Phú
Gia Long An (thuộc hệ thống Công ty cổ phần Ba Huân), Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình được Bộ
Nông nghiệp và PTNT công nhận là DNNNUDCNC và Công ty TNHH MTV Trung Sơn Long An và Công ty
TNHH nghiên cứu và sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao Hưng Thịnh đạt 200% KH.

12
nhận, giảm lượng giống trong gieo sạ, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu
gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch đã góp phần giảm chi phí sản xuất
nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận từ 02 - 07 triệu đồng/ha, khắc phục tình
trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn hiện nay.
Đối với cây thanh long: Nông dân có ý thức hơn trong việc vệ sinh vườn,
không còn sử dụng phân gà tươi để bón cho thanh long, mô hình đã từng bước
hướng dẫn nông dân quen dần với việc sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học, chế
phẩm sinh học và tạo lập, quản lý chỉ dẫn địa lý Châu Thành cho quả thanh long
của tỉnh Long An nhằm xác lập tính pháp lý cho việc xây dựng và phát triển
thương hiệu cho vùng đặc sản trồng thanh long của tỉnh Long An.
Đối với vùng chăn nuôi bò thịt: Người dân từng bước ứng dụng công nghệ
giống, thức ăn, chăn nuôi đảm bảo môi trường... chủ động được nguồn bò giống,
nâng giá trị đàn bê con tăng trên 30% giá trị cũng như trọng lượng, người dân đã
nắm được kỹ thuật thiết kế khẩu phần trên phần mềm mà đơn vị tư vấn hướng
dẫn, kỹ thuật ủ chua thức ăn để dự trữ, làm đá khoáng, xử lý chất thải.
3.2.2.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được Chương trình còn hạn chế, bất cập, đó là:
Các chỉ tiêu cơ bản của Chương trình tuy đã đạt được so với kế hoạch đã đề ra
nhưng chất lượng chưa cao so với yêu cầu, nhất là xây dựng HTX điểm, HTX
điển hình; thiếu quỹ đất sạch để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp; số lượng
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn ít, các doanh nghiệp
chưa có nhiều hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong khâu sơ
chế, chế biến để nâng cao năng suất sản xuất; một số mô hình trình diễn sản xuất
ứng dụng công nghệ cao bước đầu thực hiện có hiệu quả nhưng khi nhân rộng lại
gặp khó khăn do người dân thiếu vốn đối ứng; kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản
xuất nông nghiệp mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu; trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn yếu; hoạt
động HTX còn đơn điệu chủ yếu là cung ứng dịch vụ đầu vào, thiếu liên kết tiêu
thụ đầu ra của sản phẩm nông nghiệp; liên kết giữa nông dân HTX và doanh
nghiệp có nơi thiếu chặt chẽ, thiếu bền vững.
13
3.2.2.3. Nguyên nhân
- Về khách quan: Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt dịch bệnh
trên cây trồng, vật nuôi liên tiếp diễn ra; hạn, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng;
tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19,... ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu
thụ nông sản của tỉnh. Một số chủ trương, chính sách tạo động lực thúc đẩy phát
triển nông nghiệp, nông thôn nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đi vào cuộc
sống, khó triển khai áp dụng trong thực tế; một số nông sản chủ lực chưa mở
rộng được thị trường tiêu thụ; thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn
bấp bênh, thiếu ổn định. Việc sản xuất nông nghiệp ở một số nơi đang bị ảnh
hưởng bởi quy hoạch đô thị, dân cư, công nghiệp nên người dân chưa an tâm
đầu tư sản xuất, nhất là tại các huyện kinh tế trọng điểm; chưa có nhiều doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong khâu sơ chế, chế biến để nâng cao
hiệu quả sản xuất. Tổ chức bộ máy, biên chế Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An;
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố
Tân An hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và cơ cấu ngành nghề
được đào tạo.
- Về chủ quan: Công tác tham mưu đề xuất, giải quyết trên một số lĩnh vực
còn chậm. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ trong tổ chức
triển khai nên chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển, một số địa phương vẫn chưa
quan tâm đúng mức trong triển khai Chương trình, vẫn còn nhận thức cho rằng việc
thực hiện Chương trình là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp. Sự phối hợp trong
công tác tuyên truyền, vận động của các đoàn thể có lúc, có nơi chưa được quan
tâm đúng mức. Công tác triển khai, hướng dẫn của một số ngành địa phương chậm
thực hiện, có nơi lúng túng, bị động nhất là trong giai đoạn đầu triển khai Chương
trình. Những vướng mắc trong phát triển kinh tế tập thể chưa được giải quyết kịp
thời và triệt để. Một số HTX chưa chủ động tự vươn lên, chưa thấy được lợi ích
lâu dài của việc liên kết sản xuất, sản xuất theo hướng an toàn, sản xuất theo nhu
cầu thị trường. Trình độ của bộ máy quản lý HTX điểm còn hạn chế, người dân
còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước hoặc vào THT, HTX chủ
14
yếu để hưởng cơ chế, chính sách, chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu liên kết. Vẫn
còn tình trạng không tuân thủ hợp đồng liên kết nên ảnh hưởng đến việc nhân
rộng mô hình sản xuất hiệu quả. Việc đầu tư hạ tầng cho phát triển sản xuất
nông nghiệp mặc dù đã được các ngành, các cấp chính quyền quan tâm, nhưng
với nguồn lực còn hạn chế dẫn đến đầu tư có nơi chưa được đồng bộ, kịp thời,
nhất là điện 03 pha phục vụ cho các trạm bơm tiến độ đầu tư còn chậm. Chưa có
chính sách khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất, chế biến hàng nông sản.
3.3. Nội dung cụ thể cần xây dựng của đề án
3.3.1. Cây lúa
3.3.1.1. Xây dựng vùng ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa đáp ứng tiêu
chuẩn xuất khẩu theo chuỗi giá trị
a) Địa điểm:
Diện tích đạt 2025
Tiêu Tiêu chuẩn
TT Huyện Địa bàn triển khai
Tổng chuẩn SRP (đạt 90
Châu Âu điểm trở lên)
1 Thủ Thừa Tổ hợp tác SX nếp ấp 4, xã
150 100 50
Long Thuận
2 Thạnh Hóa Tổ Hợp tác Ấp Đình, xã
150 100 50
Thạnh Phước
3 Tân Thạnh HTX Phát Lộc- Xã Nhơn
150 100 50
Hòa Lập
4 Mộc Hóa HTX DV, SX và TM
Hương Trang, xã Bình Hòa 400 300 100
Trung
5 TX Kiến TườngTổ hợp tác Nguyễn Văn
100 50 50
Chinh, Phường 2
6 Vĩnh Hưng HTX Tuyên Bình Tây, xã
400 300 100
Tuyên Bình Tây
7 Tân Hưng HTX NN Hưng Thành, xã
150 100 50
Hưng Thạnh
Tổng 1.500 1.050 450
15
b) Quy mô: Tối thiểu 100 ha/vùng.
c) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân trong đó sử
dụng giống đạt cấp xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ, quy trình canh tác theo
tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu Châu Âu và SRP.
- Xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ từ đầu vào – đầu ra. Giống, quy trình sản
xuất, sản phẩm đầu ra theo yêu cầu doanh nghiệp.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 1, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.1.2. Duy trì mô hình ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020
Trên nền tảng các mô hình có hiệu quả ở giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tập
trung tiếp tục hỗ trợ nhằm nâng cấp các mô hình này sản xuất theo hướng an
toàn bền vững, trong đó tiếp tục hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật,
hỗ trợ giống lúa xác nhận, hỗ trợ chi phí thuê, mua máy cơ giới hóa, tự động
hóa, công nghệ số,… phục vụ sản xuất.
- Nội dung và mức hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4,
Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.1.3. Xây dựng mô hình điểm 2021 - 2025
a) Địa điểm:

Mô hình điểm
Tỉnh Huyện
TT Huyện
Số lượng Diện tích Số lượng Diện tích
(MH) (ha) (MH) (ha)
1 Thủ Thừa 1 50 0 0
2 Thạnh Hóa 2 100 18 900
3 Tân Thạnh 2 100 36 1.800
4 Kiến Tường 2 100 10 500
5 Mộc Hóa 2 100 0 0
6 Vĩnh Hưng 2 100 9 450
7 Tân Hưng 2 100 5 250
16
Tổng cộng 13 650 78 3.900
b) Qui mô: Tối thiểu 50 ha/mô hình.
c) Nội dung thực hiện:
- Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ số,…: Từ khâu làm
đất đến thu hoạch như ứng dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng bằng tia laser
hoặc san bằng mực nước; sạ hàng bằng máy, máy sạ cụm hoặc máy cấy; máy
phun thuốc tự hành, phun thuốc bằng máy bay không người lái, máy gặt đập liên
hợp, máy cuộn rơm,…
- Qui trình kỹ thuật canh tác: Ứng dụng qui trình sản xuất “1 phải 6 giảm”
trong đó đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học hướng đến canh tác
lúa đạt chứng nhận VietGAP,… như chọn sử dụng giống đạt cấp xác nhận, giảm
lượng giống gieo sạ còn 80-100 kg/ha; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế
phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
- Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 2, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.1.4. Triển khai nhân rộng mô hình do các huyện triển khai thực hiện
a) Địa điểm:
Mô hình nhân rộng
STT Huyện
(ha)
1 Thủ Thừa 350
2 Thạnh Hóa 2.400
3 Tân Thạnh 8.250
4 TX Kiến Tường 900
5 Mộc Hóa 3.350
6 Vĩnh Hưng 5.300
7 Tân Hưng 10.100
Tổng cộng 30.650

b) Quy mô: Tối thiểu 50 ha/mô hình.

17
c) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ giống lúa xác nhận, chi phí thuê hoặc mua thiết
bị phục vụ sản xuất nhằm giảm lượng giống còn 80 - 100kg/ha.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.2. Cây rau
3.3.2.1. Nâng chất các mô hình, HTX đã được cấp chứng nhận sản xuất
VietGAP giai đoạn 2016 - 2020 để thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ,
xây dựng mô hình điểm sản xuất hữu cơ
a) Địa điểm: Huyện Cần Giuộc, Cần Đước

STT Huyện Số mô hình Diện tích (ha)


1 Cần Đước 01 01
2 Cần Giuộc 01 01
Tổng 02 02

b) Quy mô: Tối thiểu 01 ha/mô hình.


c) Nội dung thực hiện:
- Phân tích mẫu đất, mẫu nước... để xác định vùng trồng trọt đủ điều kiện sản
xuất theo hướng hữu cơ.
- Giám sát an toàn thực phẩm.
- Tập huấn quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Hướng dẫn ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, thuốc
sinh học trong sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
- Kết nối tiêu thụ sản phẩm.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 2, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.2.2. Xây dựng mô hình nhân rộng ứng dụng công nghệ cao, duy trì các
mô hình giai đoạn 2016 – 2020 để đạt chứng nhận VietGAP 2021-2025
a) Địa điểm:

18
Số lượng mô Diện tích
STT Huyện Ghi chú
hình (mô hình) (ha)
1 Cần Đước 2 2 Sản xuất đạt tiêu chuẩn
2 Cần Giuộc 2 2 VietGAP
3 Đức Hòa 2 2
4 Tp Tân An 2 2
Tổng cộng 8 8
b) Quy mô: Tối thiểu 01 ha/mô hình.
c) Nội dung thực hiện:
- Tư vấn đào tạo, tập huấn và đánh giá chứng nhận VietGAP.
- Hướng dẫn chuyển đổi, ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh
học, thuốc sinh học trong sản xuất.
- Tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
- Kết hợp xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới tiến tiến.
- Phân tích mẫu đất, mẫu nước; giám sát an toàn thực phẩm.
- Xây dựng 03 chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên rau.
- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.2.3. Duy trì, nhân rộng các mô hình triển khai giai đoạn 2021-2025
a) Địa điểm
Năm Năm Năm Năm Năm
STT Huyện Tổng cộng
2021 2022 2023 2024 2025
1 Cần Giuộc 1.285 1.135 1.182 1.237 1.267 1.285
2 Cần Đước 500 500 500 500 500 500
3 Đức Hòa 150 40 85 125 150 150
4 TP. Tân An 65 65 65 65 65 65
Tổng cộng 2.000 1.740 1.832 1.927 1.982 2.000

b) Quy mô: Tối thiểu 01 ha/mô hình.


c) Nội dung thực hiện:
19
- Tập huấn quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn: GAP, hữu cơ,...
- Tập huấn chuyển đổi, ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh
học, thuốc sinh học trong sản xuất để nhân rộng, duy trì diện tích ứng dụng công
nghệ tiên tiến trong sản xuất.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ số,...
vào sản xuất, sản xuất theo hướng hữu cơ,
- Xây dựng nhà màng, nhà lưới, nhà kính kết hợp hệ thống tưới tiên tiến gắn
thiết bị tự động, cảm biến,…
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.3. Cây thanh long
3.3.3.1. Xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu
chuẩn xuất khẩu theo chuỗi giá trị
a) Địa điểm: Huyện Châu Thành.
b) Quy mô: Tối thiểu 300 ha/vùng.
c) Nội dung thực hiện:
- Hỗ trợ giá giống thanh long cho các hộ trồng mới lại vườn thanh long và hỗ
trợ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất thanh long.
- Tổ chức tập huấn cho nông dân trồng thanh long về các quy trình sản xuất,
các điều kiện và yêu cầu cần và đủ để thực hiện sản xuất thanh long theo
VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ.
- Lồng ghép xây dựng 01 mô hình trồng thanh long theo GAP với diện tích
khoảng 10 ha đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand,… (tỉnh thực hiện) và nhân rộng trên diện
tích còn lại (huyện thực hiện).
- Xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ từ đầu vào – đầu ra với quy trình sản xuất
theo yêu cầu doanh nghiệp.
- Quản lý chỉ dẫn địa lý “Châu Thành Long An” cho quả thanh long của tỉnh
Long An.

20
- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 1, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.3.2. Duy trì diện tích ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020
Trên nền tảng các mô hình đạt hiệu quả giai đoạn 2016-2020, tỉnh sẽ tiếp tục
hỗ trợ nhằm nâng cấp các mô hình này, trong đó tiếp tục hỗ trợ tập huấn, thuê
chuyên gia tư vấn hướng dẫn sản xuất thanh long theo hướng GlobalGAP, hướng
hữu cơ. Đồng thời xây dựng 03 mô hình sản xuất thanh long theo GAP cho nông
dân là thành viên của THT, HTX đã tham gia trong giai đoạn 2016-2020.
a) Địa điểm và quy mô:

STT Địa điểm Số lượng (mô Diện tích (hecta)


hình)
1Các xã của huyện
3 60-75
Châu Thành
Tổng cộng 3 60-75
Bên cạnh 3 mô hình do tỉnh thực hiện thì huyện Châu Thành cân đối thêm
ngân sách địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động duy trì diện
tích ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020
b) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu như phân bón hữu cơ,
phân bón sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh
học để xử lý đất và quản lý dịch hại trên thanh long; ứng dụng cơ giới hóa, công
nghệ cao, công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số… vào sản xuất như:
băm cành nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ; lắp đặt hệ
thống tưới nước tiên tiến; hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng
máy móc, thiết bị cơ giới trong chăm sóc thanh long (cắt tỉa cành nhánh, bón
phân, phun thuốc,...) cho nông dân tham gia thực hiện mô hình.
c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.3.3. Xây dựng mô hình điểm giai đoạn 2021 - 2025

21
a) Địa điểm:

Tỉnh thực hiện Huyện, TP thực hiện Tổng cộng


STT Huyện
MH DT (ha) MH DT (ha) MH DT (ha)
1 Châu Thành 4 40 9 90 13 130
2 Tân Trụ 1 10 3 30 4 40
3 Tân An 1 10 2 20 3 30
Tổng 6 60 14 140 20 200
b) Quy mô: Tối thiểu 10 ha/mô hình
c) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện mô hình, khảo sát vườn và chọn lọc
nông dân đủ điều kiện tham gia, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông dân.
- Tập huấn, thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn nông dân thực hiện mô hình sản
xuất theo GAP, hữu cơ, trồng thanh long kiểu giàn, ứng dụng đèn tiết kiệm năng
lượng, tưới tiên tiến…
- Kết nối, tìm đầu ra cho các mô hình đạt chứng nhận globalGAP, hữu cơ.
- Tổ chức tham quan, tổng kết đánh giá hiệu quả mô hình và quảng bá nhân
rộng.
- Quản lý chỉ dẫn địa lý “Châu Thành Long An” cho quả thanh long của tỉnh
Long An.
- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 2, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.3.4. Nhân rộng mô hình giai đoạn 2021 – 2025
Trên cơ sở các mô hình điểm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất do
tỉnh và huyện, thành phố thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế và nguồn kinh phí
địa phương, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức nhân rộng mô
hình.

22
a) Địa điểm:

STT Huyện Diện tích nhân rộng (ha)


1 Châu Thành 2.366
2 Tân Trụ 235
3 TP. Tân An 132
Tổng cộng 2.733
b) Quy mô: Tối thiểu 10 ha/mô hình
c) Nội dung thực hiện: tổ chức triển khai, xây dựng mô hình, tập huấn cho
nông dân tham gia, hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu như phân bón hữu cơ, phân bón
sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để xử
lý đất và quản lý dịch hại trên thanh long; ứng dụng cơ giới, công nghệ cao,
công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số… vào sản xuất như: băm cành
nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ; lắp đặt hệ thống
tưới nước tiên tiến; hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng máy
móc, thiết bị cơ giới trong chăm sóc thanh long (cắt tỉa cành nhánh, bón phân,
phun thuốc,...) cho nông dân tham gia thực hiện mô hình.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.4. Cây chanh
3.3.4.1. Xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh tại
huyện Bến Lức
a) Địa điểm:
ĐVT: ha
Diện tích Diện tích Tổng Ghi chú
TT Địa điểm UDCNC 2025 cộng
2020
1 Xã Thạnh Hòa 400 400 800 Tiêu chuẩn đạt
2 Xã Thạnh lợi 400 400 800 được chanh chứng
nhận VietGap,
Tổng cộng 800 800 1.600 GlobalGap, hữu cơ
và cấp mã số trồng
b) Qui mô: Tối thiểu 10 ha/vùng.

23
c) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây chanh
cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, huyện, xã và nông dân. Đồng thời xây
dựng 02 mô hình trồng chanh theo hướng GlobalGAP cấp mã số vùng trồng
(tỉnh thực hiện) và nhân rộng các mô hình sản xuất chanh theo VietGAP,
GlobalGAP (huyện thực hiện)”.
- Tập huấn quy trình trồng chanh áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP,
GlobalGAP, hữu cơ và Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu
xuất khẩu của doanh nghiệp, Hợp tác xã.
- Liên kết doanh nghiệp xuất khẩu: Xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ từ đầu
vào – đầu ra với quy trình sản xuất theo yêu cầu doanh nghiệp.
- Quản lý chỉ dẫn địa lý “Bến Lức Long An” cho quả chanh không hạt của tỉnh
Long An.
- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 1, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.4.2. Xây dựng mô hình điểm 2021- 2025
a) Địa điểm:

Mô hình điểm
Tỉnh Huyện
TT Huyện
Số lượng Diện tích Số lượng
Diện tích
(mô hình) (ha) (mô hình)
1 Bến Lức 4 40 25 250
2 Đức Huệ 2 20 5 50
3 Thạnh Hóa 2 20 3 30
4 Thủ Thừa 2 20 3 30
Tổng cộng 10 100 36 360
b) Qui mô: Tối thiểu 10 ha/mô hình.
c) Nội dung triển khai:

24
- Xây dựng mô hình trồng thâm canh chanh theo hướng bền vững thích ứng
với biến đổi khí hậu: Chọn giống chanh chất lượng tốt, sạch bệnh thích nghi phù
hợp với vùng sinh thái của tỉnh, thiết kế lại đồng ruộng, trồng chanh trên nền
liếp cao, xác định lại mật độ trồng nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa vùng chanh;
Hướng dẫn kỹ thuật cho nông hộ thực hiện mô hình, hỗ trợ cây giống, phân hữu
cơ, phân bón thông minh, chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, lắp đặt hệ thống
tưới tiên tiến, cơ giới khâu phun thuốc/thu hoạch trái.
- Xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật cải tạo vườn chanh nâng cao sản
lượng và chất lượng: Phối hợp với Viện, Trường triển khai thiết bị cắt tỉa cành
tạo tán chanh bằng máy cắt thay các thiết bị kìm, dao trước đây nhằm giảm công
lao động cho người trồng chanh, lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tổ chức tập huấn
nông dân tham gia mô hình về kỹ thuật tạo tán, chăm sóc, các biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp IPM, Quy trình trồng trọt theo TCVN 11041-2:2017 Nông
nghiệp hữu cơ; Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất
khẩu của doanh nghiệp, Hợp tác xã.
- Quản lý chỉ dẫn địa lý “Bến Lức Long An” cho quả chanh không hạt của
tỉnh Long An.
- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau
sử dụng.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 2, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.4.3. Nhân rộng mô hình chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 2021-2025
Trên cơ sở các mô hình điểm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
như sản xuất chanh theo GAP, hữu cơ, trồng thâm canh chanh theo hướng bền
vững thích ứng với biến đổi khí hậu, cải tạo vườn chanh nâng cao sản lượng và
chất lượng,… Tùy theo điều kiện thực tế, nguồn kinh phí địa phương, các
huyện, xây dựng kế hoạch tổ chức duy trì, nhân rộng mô hình và phối hợp với
tỉnh đề xuất cấp mã số vùng trồng sang các thị trường khó tính.
a) Địa điểm:

25
Diện tích duy trì và
Stt Đơn vị Ghi chú
nhân rộng 2025
1 Huyện Bến Lức 2.390 Tiêu chuẩn đạt được chanh
2 Huyện Thủ Thừa 150 chứng nhận VietGap,
3 Huyện Thạnh Hóa 250 GlobalGap và cấp mã số
4 Huyện Đức Huệ 550 trồng
Tổng cộng 3.340
b) Qui mô: Tối thiểu 10 ha/ mô hình.
c) Nội dung thực hiện:
- Tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây chanh; quy trình thiết
lập và giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói; quy trình sản xuất GAP,
GlobalGAP, hữu cơ.
- Phân tích mẫu đất, mẫu nước, sản phẩm…để xác định vùng trồng trọt đủ điều
kiện sản xuất VietGAP, GlobalGap, Hữu cơ.
- Sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thiết bị
máy móc…phục vụ sản xuất hữu cơ.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.5. Con bò thịt
3.3.5.1. Xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
a) Địa điểm:

Tổng cộng Năm 2022 Năm 2023


STT Huyện
(mô hình) (mô hình) (mô hình)
1 Đức Huệ 02 01 01
2 Thủ Thừa 03 01 02
3 Tân Trụ 02 01 01
Tổng cộng 07 03 04
b) Nội dung thực hiện:
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ giống như: Chuyển đổi giống bò sinh sản chất
lượng cao, thụ tinh nhân tạo, tinh phân biệt giới tính.
- Ứng dụng cơ giới, tự động hóa, công nghệ số như: Máy băm cỏ, máy trộn
thức ăn, công nghệ chíp điện tử, máng uống tự động, máy bơm cao áp, hệ thống
26
phun sương; Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý.
- Hỗ trợ các mô hình đạt chứng nhận đạt GAPH.
c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: áp dụng khoản 4, Điều 4, Nghị quyết
số 10/2021/NQ-HĐND
3.3.5.2. Nhân rộng mô hình:
Trên nền tảng các hoạt động của tỉnh, UBND 04 huyện (Đức Hòa, Đức
Huệ Thủ Thừa, Tân Trụ) chủ động triển khai các hoạt động nhân rộng mô hình
trên toàn huyện.
a) Địa điểm: 4 huyện Đức Hòa, Đức Huệ Thủ Thừa, Tân Trụ.
b) Nội dung thực hiện: Đẩy mạnh việc sử dụng giống bò thịt chất lượng cao;
ứng dụng cơ giới trong sản xuất như máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, máng uống
tự động, máy bơm cao áp, hệ thống phun sương.
c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: áp dụng khoản 4, Điều 4, Nghị quyết
số 10/2021/NQ-HĐND
3.3.5.3. Cải tạo đàn bò cái sinh sản
a) Địa điểm:

Tổng cộng Năm Năm Năm


STT Huyện
(bò cái sinh sản) 2022 2023 2024
1 Đức Hòa 80- 120 20-40 40-60 20
2 Đức Huệ 60-100 20-40 20-40 20
3 Thủ Thừa 30-40 10 10-20 10
4 Tân Trụ 30-40 10 10-20 10
Tổng cộng 200-300 60-100 80-140 60
b) Nội dung thực hiện: Nâng cao hiệu quả trong việc tạo các giống bò cái sinh
sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng hình thức cải tạo
và chuyển đổi các giống bò cái sinh sản như Brahman, Droughtmaster, Angus,
Charolais,…Đề án sẽ hỗ trợ chuyển đổi và cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò
cái sinh sản từ 200 - 300 bò cái sinh sản.
d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: áp dụng khoản 4, Điều 4, Nghị quyết
số 10/2021/NQ-HĐND
3.3.5.4. Hỗ trợ gieo tinh nhân tạo

27
Tổng Năm Năm
Năm 2022 Năm 2024
TT Huyện cộng 2023 2025
(con) (con)
(con) (con) (con)
1 Đức Hòa 10.000 3.000 3.000 3.000 1.000
2 Đức Huệ 6.000 2.000 2.000 1.500 500
3 Thủ Thừa 2.000 500 800 700
4 Tân Trụ 2.000 500 800 700
Tổng cộng 20.000 6.000 6.600 5.900 1.500
a) Địa điểm:
b) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ gieo tinh nhân tạo với tinh giống chất lượng cao
như Brahman, Droughtmaster, Angus, Blanc Bleu Belge (BBB), Charolais,…
c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 4, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.5.5. Tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò thịt
từ kết quả nghiên cứu khoa học
a) Địa điểm:
- Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mua bán con giống bò thịt.
- Mô hình điểm - HTX chăn nuôi bò thịt Hòa Khánh Đông - Đức Hòa.
b) Nội dung thực hiện: Tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cấy
truyền phôi (phôi hoàn chỉnh có khả năng phát triển thành bò hoàn chỉnh) từ kết
quả đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trên nền tảng đàn bò cái
sinh sản của tỉnh.
c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 4, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.6. Con tôm
3.3.6.1. Xây dựng mô hình điểm 2021 - 2025
a) Địa điểm:

Số lượng Diện tích


TT Huyện Địa điểm
mô hình (ha)
1 Tân Trụ Xã Nhựt Ninh, Đức Tân 2 1
2 Xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh
Châu Thành 3 1,5
Đông, Thanh Phú Long
3 Cần Đước Xã Tân Chánh 2 1
28
Tổng cộng 7 3,5
b) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi tôm ứng
dụng công nghệ cao tại các tỉnh khác.
- Xây dựng 07 mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao: con
giống được kiểm dịch, mô hình nuôi 2- 3 giai đoạn, có sử dụng thiết bị tự động,
cảm biến,...
- Hỗ trợ các mô hình đạt chứng nhận GAP
c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 5, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.6.2. Nhân rộng mô hình
a) Địa điểm:

Tổng diện
Năm Năm Năm Năm
TT Huyện tích 2021-2025
2022 2023 2024 2025
(ha)
1 Cần Đước 50 7,0 10 14 19
2 Châu Thành 30 4 6 10 10
3 Tân Trụ 20 3 4 6 7
Tổng 100 14 20 30 36
b) Nội dung thực hiện: Nhân rộng các mô hình trình diễn nuôi tôm nước lợ
ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý môi trường
bằng các chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm; ứng dụng công nghệ thông tin trong
kiểm soát môi trường ao nuôi và quản lý sức khỏe tôm nuôi.
c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 5, Điều 4, Nghị
quyết số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.7. Hỗ trợ HTX, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
a) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ cho các HTX, doanh nghiệp đổi mới trang thiết
bị công bị, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng
chuỗi ứng nông lâm thủy sản an toàn/chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản theo

29
tiêu chuẩn quốc tế phục vụ tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; kho bảo
quản nông sản, ...
b) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 6, Điều 4 Nghị quyết
số 10/2021/NQ-HĐND.
3.3.8. Thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo
điều hành, hỗ trợ ban hành chính sách và phục vụ cho cơ sở dữ liệu dùng chung
của tỉnh. Trong đó xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu cho các sản phẩm thuộc
Chương trình nông nghiệp úng dụng công nghệ cao của tỉnh, từ vùng trồng, quy
trình sản xuất, bảo quản, chế biến.
- 90% hồ sơ công việc tại Sở, huyện được xử lý và trao đổi trên môi trường mạng.
- Quản lý, vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử nông sản an toàn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại,...
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
4.1. Các giải pháp cần thực hiện
4.4.1. Công tác thông tin, tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức
và người dân trên địa bàn tỉnh về chủ trương, mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp của
Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành
nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Xây dựng chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền định kỳ hàng quý trên
Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Đài Truyền thanh các
cấp. Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...
Kịp thời khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể, tổ chức có đóng
góp tích cực, sáng tạo trong thực hiện Chương trình nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
4.1.2. Rà soát, củng cố, xây dựng và phát triển HTX, THT nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao

30
Củng cố, thành lập mới các THT, HTX trong vùng sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2025 củng cố 110 HTX hiện có;
thành lập mới 26 HTX và 263 THT.
100% cán bộ HTX, THT trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao được tuyên truyền, đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý và
nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất.
Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh trước những
biến động của thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Định kỳ một năm/1 lần tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp,
THT, HTX trong vùng sản xuất công nghệ cao để kịp thời tháo gỡ khó khăn góp
phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
Tập trung đào tạo nâng cao trình độ quản lý về công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin,…cho đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp; Nâng cao năng lực,
nhận thức cho cán bộ, công chức các đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội về kinh
tế tập thể, HTX.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX,
THT (quản trị, kế toán,..). Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đáp ứng yêu cầu của Chương trình. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%. Định hướng
ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y, trồng trọt, thủy sản ứng
dụng công nghệ cao theo nhu cầu thị trường.
Rà soát, đánh giá hiệu quả của việc sắp xếp bộ máy tổ chức và tiếp tục
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp ngành nông nghiệp đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhiệm
vụ. Phấn đấu đến năm 2025 ngành nông nghiệp và PTNT có thêm 2 tiến sĩ, 10
thạc sĩ trong đó tập trung vào các chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển
nông thôn, chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật và công nghệ sinh học,...
31
Đào tạo nhân lực thực hiện giám sát, cảnh báo an toàn thực phẩm các vùng
sản xuất công nghệ cao bao gồm thu mẫu sản phẩm, mẫu đất, nước giám sát các
chỉ tiêu ATTP; hỗ trợ các HTX bộ kít kiểm tra nhanh chỉ tiêu dư lượng thuốc
BVTV.
4.1.4. Hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu
Tăng cường công tác thông tin xúc tiến thương mại: Tuyên truyền phổ
biến, hướng dẫn các chính sách hỗ trợ phát triển, các quy định, yêu cầu kỹ thuật
của các nước nhập khẩu đến nhân dân và các thành phần kinh tế trong sản xuất,
kinh doanh, thương mại; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng
hóa và dịch vụ trong tỉnh đến người tiêu dùng trong nước thông qua các hoạt
động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm
và các hình thức phổ biến thông tin khác.
Hỗ trợ các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc kết nối, trao đổi,
khai thác thông tin xúc tiến thương mại. Quảng bá hình ảnh các mặt hàng, sản
phẩm đặc trưng, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh ra thị trường
trong và ngoài nước;
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác thông tin xúc tiến
thương mại: Tổ chức, tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thông tin
xúc tiến thương mại cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại và các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Nâng cao chất lượng tham gia Hội chợ, triển lãm: Tham gia hội chợ, triển
lãm và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia những hội chợ, triển lãm để
quảng bá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh tại các hội chợ,
triển lãm trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, công tác truyền thông, quảng
bá tại Hội chợ, triển lãm phải được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Yêu cầu các doanh nghiệp cần có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo từ khâu sản phẩm
mẫu trưng bày, thông tin giới thiệu; đặc biệt là khâu chuẩn bị nhân sự tham gia
Hội chợ, triển lãm. Định kỳ hàng năm tổ chức các hoạt động như: Tổ chức hội
nghị giao dịch thương mại và đưa hàng hoá vào hệ thống siêu thị, trung tâm

32
thương mại; Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý;
Xây dựng ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, đĩa,...
Có giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng kết hợp đảm bảo các yêu cầu
về quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp
trên thị trường trong nước và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu hội nhập, phấn đấu
100% sản phẩm trong vùng triển khai thực hiện Chương trình nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao của tỉnh được xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo cơ
sở pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tỉnh, từng bước bảo vệ lợi ích
chính đáng của các nhà sản xuất, người tiêu dùng.
4.1.5. Đầu tư hạ tầng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao đảm bảo cho
vận chuyển vật tư, hàng hóa sản xuất
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nhất là đầu tư hệ thống giao thông, điện, công trình thủy lợi, trạm bơm điện,…
đáp ứng yêu cầu ứng dụng cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, nông sản được
thuận lợi. Trong đó:
- Đối với hệ thống thủy lợi: Tỉnh sẽ tập trung đầu tư các công trình phân
cấp tỉnh quản lý nhằm để tạo nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất, vận
chuyển hàng hóa của người dân trong vùng. Đối với các công trình thủy lợi phân
cấp huyện quản lý, tỉnh chỉ hỗ trợ những công trình có quy mô lớn, mang tính
bức xúc để cung cấp nguồn nước cho hệ thống thủy lợi nội đồng hay đối với
những địa phương còn khó khăn về nguồn vốn.
- Đối với hệ thống giao thông: Tập trung đầu tư các công trình giao thông
trong vùng sản xuất công nghệ cao để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hóa của bà con trong vùng gắn với việc thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới.
- Đối với hệ thống điện: Ngành điện sẽ đầu tư các công trình điện 3 pha
cung cấp điện cho các trạm bơm điện, phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân
trong vùng (bơm tưới, tiêu úng, phục vụ sản xuất,…). Trong đó việc đầu tư hệ
thống điện phải được tập trung thực hiện vào các năm đầu nhiệm kỳ để phát huy
hiệu quả của hệ thống điện. Giai đoạn 2021-2025 tỉnh tiếp tục thực hiện cơ chế
33
tạm ứng 50% từ nguồn ngân sách tỉnh cho ngành điện để đầu tư hệ thống điện
cho vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
4.2. Phân công trách nhiệm
4.2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan thường trực, làm đầu mối giúp UBND tỉnh trong công tác chỉ
đạo thực hiện Đề án, báo cáo kết quả thực hiện trên cơ sở tổng hợp kết quả thực
hiện của các ngành, địa phương.
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường công tác tuyên
truyền, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; xây dựng
các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do tỉnh chủ trì thực
hiện để các huyện triển khai, nhân rộng ra sản xuất.
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương
xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để
đảm bảo mục tiêu đề án đã đề ra.
Phối hợp các sở, ngành địa phương thực hiện xúc tiến thương mại, liên kết
các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, đặc biệt là sản phẩm của nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm
ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.
Phối hợp với Sở Công Thương lập danh mục đầu tư hệ thống điện phục vụ
sản xuất công nghệ cao, trạm bơm điện để lấy ý kiến Công ty Điện lực Long An
đề xuất giải quyết nhu cầu về điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao.
4.2.2. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp sở, ngành, địa phương xây dựng mô hình doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao tiến tới thành lập doanh nghiệp công
nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông
nghiệp.
Tổ chức thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông

34
nghiệp, thúc đẩy việc hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp công
nghệ cao. Tập trung vào 03 khâu chính: giống, kỹ thuật canh tác công nghệ sau
thu hoạch.
Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, đăng ký mã
vạch, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Hướng dẫn thực hiện xác lập, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý cho 100% nông sản phẩm của Đề án. Phối
hợp hỗ trợ Hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sản xuất theo quy
trình GAP, cải tiến quy trình công nghệ, xây dựng nhãn hiệu tập thể, thực hiện
truy nguyên nguồn gốc,...
Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4.2.3. Sở Công Thương
Thường xuyên, kịp thời thông tin về thị trường, các quy định của các nước
nhập khẩu đối với sản phẩm hàng hóa... giúp doanh nghiệp thực hiện, đáp ứng
tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa của nước nhập khẩu.
Lồng ghép vào chương trình xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho các sản
phẩm nông nghiệp; Kết nối với các đơn vị trong và ngoài nước hỗ trợ tiêu thụ
nông sản của tỉnh, nhất là sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm,
phát triển thương hiệu, phát triển thị trường.
Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc ngành điện đầu tư các
công trình điện phục vụ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4.2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu phân bổ kịp thời các nguồn lực phát triển sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
Đề xuất cân đối, phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình theo từng năm
cho các ngành, huyện, thị xã, thành phố.

35
Thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
Chủ trì, phối hợp các sở ngành, địa phương củng cố và hình thành các tổ
hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động; mời gọi các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp.
4.2.5. Sở Tài chính
Đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương
trình theo khả năng cân đối ngân sách và phân cấp ngân sách theo đúng quy định.
4.2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn lập, thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao theo đúng quy định của pháp luật.
Triển khai hỗ trợ thực hiện các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường cho các
vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
4.2.7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác
thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, các hợp tác xã, doanh
nghiệp về tầm quan trọng và lợi ích của công cuộc chuyển đổi số ngành Nông
nghiệp; phối hợp đề xuất một số giải pháp nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm
đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thực
hiện công tác chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, khép kín từ khâu tạo
giống, nuôi trồng, sản xuất đến khâu đóng gói, tiêu thụ; phối hợp trong xây dựng
và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của
tỉnh.

36
Phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp kết nối sản phẩm
nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử phục vụ cho quản lý, vận hành và
truyền thông quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4.2.8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thực hiện công tác đào tạo nghề giúp nông dân nắm vững các tiến bộ khoa
học kỹ thuật và kỹ thuật vận hành các máy móc thiết bị công nghệ phục vụ sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4.2.9. Sở Giao thông - Vận tải
Triển khai danh mục các công trình giao thông theo kế hoạch phục vụ phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp các sở ngành hỗ trợ địa
phương thực hiện quy hoạch, kiện toàn hệ thống giao thông phục vụ yêu cầu lưu
thông, vận chuyển vật tư, hàng hoá nông sản các vùng sản xuất ứng dụng công
nghệ cao.
4.2.10. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Truyền thông quảng bá du lịch nông nghiệp, mời gọi các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp đầu tư du lịch nông nghiệp.
4.2.11. Liên minh Hợp tác xã
Hướng dẫn, hỗ trợ cho các địa phương xây dựng, củng cố phát triển các
HTX, THT để tổ chức lại sản xuất theo cánh đồng lớn, thực hiện liên kết sản
xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.2.12. Các tổ chức, Đoàn thể tỉnh
Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận
thức trong thay đổi hành động, tập quán canh tác, tích cực tham gia vào THT,
HTX thực hiện sản xuất theo cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nhằm tạo các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, góp phần tích
cực trong việc nâng cao thu nhập, đời sống cho người nông dân và xây dựng
nông thôn mới.
4.2.13. UBND các huyện, thị xã, thành phố

37
Xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu do UBND tỉnh giao một các cụ thể,
chi tiết gắn với giải pháp rõ ràng để đảm bảo hoàn thành theo lộ trình từng năm
và cả giai đoạn.
Đối với các huyện, thành phố, thị xã chủ động lựa chọn địa điểm, cập nhật
vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, xây dựng kế hoạch chi tiết
thực hiện các mô hình trên địa bàn các huyện, thị và thành phố tổ chức triển
khai, nhân rộng các mô hình hiệu quả nhằm đạt chỉ tiêu của Đề án. Chỉ đạo các
cơ quan chức năng, UBND xã, phường, thị trấn lập, rà soát các kế hoạch đã xây
dựng đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa tỉnh, huyện, xã; tổ chức thực hiện các
kế hoạch để đảm bảo mục tiêu đề ra.
Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức phổ biến, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật đối với phát triển
kinh tế tập thể; vận động, tổ chức, hỗ trợ người dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác
xã nhằm tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập
trung, liên kết sản xuất – tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tại địa phương phối hợp thực hiện các hoạt
động tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện hiệu quả kế hoạch.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp
thời và chủ động mời gọi các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bố trí, lồng ghép các nguồn kinh phí đã được phân bổ để triển khai xây
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nhất là đầu tư hệ thống đường giao thông, cầu, công trình thủy lợi thuộc danh
mục công trình huyện đầu tư và kêu gọi xã hội hóa đầu tư trạm bơm điện đồng
bộ với kết cấu hạ tầng tỉnh đầu tư để phát huy hiệu quả công trình đáp ứng yêu
cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4.3. Tiến độ thực hiện
4.4. Kinh phí thực hiện
a) Nhu cầu kinh phí: Tổng kinh phí dự kiến: 2.971,665 tỷ đồng. Trong đó:

38
ĐVT (tỷ tỷ lệ
Nội dung
đồng) (%)
- Nguồn vốn Trung Ương (hỗ trợ dự án hạ tầng
vùng chuyên canh cây chanh huyện Bến Lức, Đức 193,000 6,49
Huệ)
- Nguồn vốn dự án Vnsat 50,000 1,68
- Nguồn vốn thực hiện lồng ghép (vốn lúa nước, dịch
1.294,908 43,58
vụ thủy lợi công ích, …):
+ Vốn lúa nước 748,807 25,20
Tỉnh 376,427 12,67
Huyện 372,380 12,53
+ Dịch vụ thủy lợi công ích 255,760 8,61
+ Nguồn vốn xổ số kiến thiết phân bổ cho các huyện để
thực hiện Chương trình Môi trường quốc gia xây dựng 290,341 9,77
nông thôn mới
- Ngân sách bố trí thêm để thực hiện Chương trình
157,725 5,31
Công nghệ cao 2021-2025
+ Ngân sách tỉnh 85,592 2,88
+ Ngân sách huyện 72,133 2,43
- Nguồn vốn của Doanh nghiệp: 568,437 19,13
+ Đầu tư cho hệ thống điện phụ vụ sản xuất nông
516,433 17,38
nghiệp
+ Đầu tư cho Trạm bơm điện 52,040 1,75
- Vốn ngành giao thông 13,400 0,45
- Vốn đối ứng của người dân: 694,158 23,36
100,0
2.971,665
Tổng cộng 0
b) Nguồn vốn:
- Nguồn vốn, chương trình, dự án: Nguồn ngân sách Trung ương; nguồn vốn
Dự án VnSAT; nguồn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa; nguồn hỗ trợ sản phẩm,
dịch vụ công ích thủy lợi; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới; Vốn sổ xố kiết thiết (vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới),...
- Nguồn ngân sách nhà nước theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách, các
nguồn huy động hợp pháp khác.

39
V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ ÁN
5.1. Hiệu quả kinh tế trực tiếp
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chương trình đột phá mang lại
nhiều hiệu quả. Đề án là chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ X của tỉnh, với kỳ vọng sẽ đem lại những thay đổi, chuyển biến to lớn để
phát triển kinh tế, xã hội, đời sống cho toàn tỉnh Long An.
5.2. Hiệu quả gián tiếp và đối tượng hưởng lợi
5.3. Thách thức, khó khăn khi thực hiện

40
KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

41
PHỤ LỤC

Bảng 1: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025

T Tổng cộng giai


Huyện Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025
T đoạn 2021-2025
I Cần Giuộc 1.285 1.135 1.182 1.237 1.267 1.285
1 Phước Hậu 500 390 420 455 485 500
2 Phước Lâm 330 282 300 310 320 330
3 Mỹ Lộc 230 210 220 230 230 230
4 Long Thượng 40 103 80 65 50 40
5 Thuận Thành 130 115 120 125 127 130
6 Phước Lý 25 25 27 28 28 25
7 Long An 30 10 15 24 27 30
II Cần Đước 500 500 500 500 500 500
1 Long Khê 150 150 150 150 150 150
2 Long Trạch 200 200 200 200 200 200
3 Phước Vân 100 100 100 100 100 100
4 Long Hoà 50 50 50 50 50 50
III Đức Hòa 150 40 85 125 150 150
ii
T Tổng cộng giai
Huyện Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025
T đoạn 2021-2025
1 Tân Mỹ 50 15 30 40 50 50
2 An Ninh Tây 35 10 20 30 35 35
3 Hoà Khánh Đông 30 5 15 25 30 30
4 Lộc Giang 20 5 10 15 20 20
5 Hoà Khánh Nam 15 5 10 15 15 15
IV TP. Tân An 65 65 65 65 65 65
1 Khánh Hậu 25 25 25 25 25 25
2 Lợi Bình Nhơn 25 25 25 25 25 25
3 Hướng Thọ Phú 15 15 15 15 15 15
Tổng cộng 2.000 1.740 1.832 1.927 1.982 2.000

iii
Bảng 2: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH LÚA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025
Tổng diện
Năm 2016- Năm Năm Năm Năm Năm Năm tích thực Chỉ tiêu đến
TT Huyện
2020 2021-2025 2021 2022 2023 2024 2025 hiện đến năm 2025
năm 2025
I Tân Hưng 4.653 10.897 1.177 1.630 2.330 2.280 3.480 15.550 15.500
1 Hưng Điền 1.000 1.150 200 200 200 200 350 2.150
2 Hưng Điền B 1.000 1.150 200 200 200 200 350 2.150
3 Hưng Hà 800 850 160 160 160 160 210 1.650
4 Hưng Thạnh 753 1.047 197 200 200 200 250 1.800
5 Thạnh Hưng 600 600 100 100 100 300 1.200
6 Vĩnh Châu A 500 650 100 100 100 100 250 1.150
7 Vĩnh Thạnh - 1.150 50 200 250 250 400 1.150
8 Vĩnh Châu B - 1.000 120 170 220 170 320 1.000
9 Vĩnh Lợi - 1.100 50 100 300 300 350 1.100
10 Vĩnh Đại - 1.100 50 100 300 300 350 1.100
11 Vĩnh Bữu - 1.100 50 100 300 300 350 1.100
II Vĩnh Hưng 5.473 6.327 1.200 1.200 1.350 1.200 1.377 11.800 11.800
12 Khánh Hưng 1.328 750 150 150 150 150 150 2.078
13 Vĩnh Trị 1.000 750 150 150 150 150 150 1.750
14 Thái Bình Trung 500 700 150 150 150 150 100 1.200

iv
Tổng diện
Năm 2016- Năm Năm Năm Năm Năm Năm tích thực Chỉ tiêu đến
TT Huyện
2020 2021-2025 2021 2022 2023 2024 2025 hiện đến năm 2025
năm 2025
15 Vĩnh Bình 500 700 150 150 150 150 100 1.200
16 Hưng Điền A 970 727 150 150 150 150 127 1.697
17 Vĩnh Thuận 1.175 750 150 150 150 150 150 1.925
18 Thái Trị 650 100 100 150 100 200 650
19 Tuyên Bình Tây 650 100 100 150 100 200 650
20 Tuyên Bình 650 100 100 150 100 200 650
III Mộc Hóa 2.500 3.900 1.100 985 800 735 280 6.400 6.400
21 Bình Hoà Tây 500 2.480 600 600 500 500 280 2.980

22 Bình Hoà Trung 1.000 535 200 135 100 100 1.535
-
23 Bình Hoà Đông 1.000 885 300 250 200 135 1.885
IV Kiến Tường 3.350 1.952 300 500 500 350 302 5.456 5.300
24 Tuyên Thạnh 1.424 150 50 50 50 - 1.574
25 Thạnh Hưng 1.265 899 100 200 200 180 219 2.164
26 Bình Hiệp 661 330 50 100 100 50 30 991
27 Bình Tân - 175 50 50 50 20 5 175
28 Thạnh Trị - 398 50 100 100 100 48 398

v
Tổng diện
Năm 2016- Năm Năm Năm Năm Năm Năm tích thực Chỉ tiêu đến
TT Huyện
2020 2021-2025 2021 2022 2023 2024 2025 hiện đến năm 2025
năm 2025
29 Phường 2 50 50 54 154
V Tân Thạnh 4.400 10.600 1.800 2.550 2.500 2.300 1.450 15.000 15.000
30 Hậu Thạnh Tây 750 650 100 200 150 100 100 1.400
31 Hậu Thạnh Đông 1.000 200 50 50 50 50 1.200
32 Bắc Hoà 620 400 50 100 100 100 50 1.020
33 Nhơn Hoà Lập 720 900 100 200 250 250 100 1.620
34 Tân Lập 670 500 150 100 100 100 50 1.170
35 Tân Thành 150 1.250 200 300 300 250 200 1.400
36 Tân Ninh 120 1.200 200 300 300 250 150 1.320
37 Nhơn Ninh 120 1.400 250 300 300 350 200 1.520
38 Tân Hoà 150 1.500 300 350 350 300 200 1.650
39 Kiến Bình 100 1.200 200 300 300 250 150 1.300
40 Tân Bình 600 100 150 100 150 100 600
41 Nhơn Hoà 800 100 200 200 150 150 800
VI Thạnh Hóa 2.326 3,55 750 750 750 700 600 5.876 5.700
42 Tân Đông 107 600 100 100 100 150 150 707
43 Tân Tây 403 150 50 50 50 - - 553

vi
Tổng diện
Năm 2016- Năm Năm Năm Năm Năm Năm tích thực Chỉ tiêu đến
TT Huyện
2020 2021-2025 2021 2022 2023 2024 2025 hiện đến năm 2025
năm 2025
44 Thuỷ Đông 405 150 50 50 50 - - 555
Thuận Nghĩa
45 - 400 100 50 50 100 100 400
Hoà
46 Thuận Bình - - - - - - -
47 Tân Hiệp - 200 50 50 50 50 200
48 Thạnh Phước 114 850 150 200 200 150 150 964
49 Thạnh Phú - 450 50 100 100 100 100 450
50 Thuỷ Tây 75 450 100 100 100 100 50 525
51 Thạnh An 1.223 300 100 50 50 50 50 1.523
VI
Thủ Thừa 500 50 100 200 100 50 500 500
I
52 Long Thuận 500 50 100 200 100 50 500 500
TỔNG CỘNG 22.012 33.076 6.127 7.015 7.280 6.465 6.689 60.428 60.000

vii
Bảng 3: DIỆN TÍCH SẢN XUẤT CHANH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN 2015

DT thực hiện thêm ứng dụng công nghệ cao chanh KH đăng
Diện
giai đọan 2021-2025 ký các
Stt Đơn vị tích Tỉnh giao
huyện
hiện có
Năm Năm Năm Năm Năm 2021-2025
Tổng
2021 2022 2023 2024 2025
3.82
Tổng cộng 1.200 2.620 320 585 775 940 3000
0
I Huyện Bến Lức 1.200 1.500 200 335 445 520 0 2700
1 Xã Lương Hòa 100 250 20 50 70 110 - 350
2 Xã Thạnh Hòa 400 400 60 80 130 130 - 800
3 Xã Thạnh lợi 400 400 80 100 110 110 - 800
4 Xã Bình Đức 200 200 20 50 60 70 - 400
5 Xã Lương Bình 100 180 20 40 50 70 - 280
6 Xã Tân Hòa - 50 - 10 20 20 - 50
7 Xã An Thạnh - 20 - 5 5 10 - 20
II Huyện Thủ Thừa 0 200 20 40 65 75 - 200
1 Xã Tân Thành - 200 20 40 65 75 - 200
III Huyện Thạnh Hóa 0 300 50 90 80 80 - 300
1 Xã Thuận Bình - 200 50 50 50 50 - 200
2 Xã Tân Hiệp - 100 0 40 30 30 - 100

viii
IV Huyện Đức Huệ 0 620 50 120 185 265 - 620
1 Xã Bình Hòa Nam - 360 30 80 120 130 - 360
2 Xã Mỹ Mình - 120 20 40 - 60 - 120
3 Xã Bình Hòa Bắc - 50 - - 25 25 - 50
4 Xã Bình Thành - 70 - - 30 40 - 70
5 Xã Bình Hòa Hưng - 20 - - 10 10 - 20

Bảng 4: DIỆN TÍCH SẢN XUẤT TÔM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN 2025

Tổng diện tích 2021-


TT Huyện 2021 2022 2023 2024 2025
2025 (ha)

1 Cần Đước 50 0,5 6,5 10,0 14,0 19,0

2 Châu Thành 30 4,0 6,0 10,0 10,0

3 Tân Trụ 20 3,0 4,0 6,0 7,0

Tổng 100 0,5 13,5 20,0 30,0 36,0

ix
x
Bảng 5: DIỆN TÍCH SẢN XUẤT THANH LONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN 2025
Giai đoạn 2021-2025 Tổng diện tích
Giai đoạn Năm Năm Năm Năm Năm thanh long
STT Tên xã Tổng
2016-2020 2021 2022 2023 2024 2025 CNC
(ha)
(ha) (ha) (ha) (ha) (ha) đến năm 2025
Huyện Châu
I 3.004 700 671 575 550 0 2.496
Thành 5.500
1 Hòa Phú 148 70 70 70 50 260 408
2 Hiệp Thạnh 394 80 80 70 70 300 694
3 Dương Xuân Hội 356 25 20 20 20 85 441
4 An Lục Long 446 80 80 80 80 320 766
5 Long Trì 426 50 60 60 50 220 646
6 TT Tầm vu 78 25 25 103
7 Thanh Phú Long 305 70 65 50 50 235 540
8 Phú Ngãi Trị 161 70 70 55 50 245 406
9 Vĩnh Công 157 70 70 50 50 240 397
10 Phước Tân Hưng 200 70 60 50 50 230 430
11 Bình Quới 154 40 40 40 50 170 324
12 Thuận Mỹ 179 25 35 30 30 120 299
13 Thanh Vĩnh Đông 0 25 21 46 46

xi
II Huyện Tân Trụ 25 30 45 45 70 85 275 300
14 Quê Mỹ Thạnh 5 10 15 15 25 30 95 100
15 Đức Tân 15 10 15 15 20 25 85 100
16 Bình Tịnh 5 10 15 15 25 30 95 100
III Tp. Tân An 38 35 40 50 37 0 162 200
17 An Vĩnh Ngãi 20 20 20 20 27 87 107
18 Bình Tâm 18 10 10 20 10 50 68
19 Phường 7 5 10 10 25 25
I Tổng cộng 3.067 765 756 670 657 85 2.933 6.000

xii
Bảng 6: Kế hoạch phát triển HTX), THT trong vùng xuất nông nghiệp ứng dụng CNC giai đoạn 2021-2025

Hiện trạng HTX,


Thành lập mới Hợp tác xã (HTX) Thành lập mới Tổ hợp tác (THT)
THT vùng CNC
Củn
Tổng
STT Tên đơn vị Hợp tác xã g cố Tổng Năm Năm Năm Năm Năm năm năm năm Năm năm
Tổ HTX
Đang Ngưng hợp
hoạt hoạt tác 2021 2022 2023 2024 2025 2021 2022 2023 2024 2025
động động
I Cây Lúa 55 3 217 55 11 2 5 2 2 0 195 44 55 46 38 12
Huyện Thạnh
7 1 61 7 3 1 1  1 15 4 4 3 4
1 Hóa
2 TX. Kiến Tường 5 1 7 5 2 1 1 16 5 5 5 1
3 Huyện Mộc Hóa 4 3 4 3 1 1 1
Huyện Tân
12 86 12 1 1 132 28 40 32 22 10
4 Thạnh
Huyện Vĩnh
9 10 9 1 1 16 4 4 4 4
5 Hưng
6 Huyện Tân Hưng 18 1 41 18 3 1 1 1 7 7
7 Huyện Thủ Thừa 9 0 1 1 6 2 1 1 0 2
II Cây Rau 23 2 31 23 3 0 2 1 0 0 12 2 2 4 4 0

xiii
Hiện trạng HTX,
Thành lập mới Hợp tác xã (HTX) Thành lập mới Tổ hợp tác (THT)
THT vùng CNC
Củn
Tổng
STT Tên đơn vị Hợp tác xã g cố Tổng Năm Năm Năm Năm Năm năm năm năm Năm năm
Tổ HTX
Đang Ngưng hợp
hoạt hoạt tác 2021 2022 2023 2024 2025 2021 2022 2023 2024 2025
động động
1 TP.Tân An 1 5 1 2 1 1
Huyện Cần
15 1 12 15 1 1 9 2 1 3 3
2 Giuộc
3 Huyện Cần Đước 6 8 6
4 Huyện Đức Hòa 1 1 6 1 3 1 1 1
III Cây Thanh long 20 0 70 20 1 0 0 1 0 0 5 1 2 2 0 0
Huyện Châu
15 70 15 0
1 Thành
2 TP. Tân An 2 2 1 1 3 1 1 1
3 Huyện Tân Trụ 3 3 0 0 2 1 1
IV Bò Thịt 3 1 16 3 4 1 1 1 1 0 26 5 6 7 5 3
1 Huyện Đức Hòa 2 4 2 10 2 3 3 1 1
2 Huyện Đức Huệ 1 12 1 4 1 1 1 1 12 3 3 2 2 2
3 Huyện Tân Trụ 0 2 1 1

xiv
Hiện trạng HTX,
Thành lập mới Hợp tác xã (HTX) Thành lập mới Tổ hợp tác (THT)
THT vùng CNC
Củn
Tổng
STT Tên đơn vị Hợp tác xã g cố Tổng Năm Năm Năm Năm Năm năm năm năm Năm năm
Tổ HTX
Đang Ngưng hợp
hoạt hoạt tác 2021 2022 2023 2024 2025 2021 2022 2023 2024 2025
động động
4 Huyện Thủ Thừa 0 1 0 2 1 1
V Cây chanh 8 0 61 8 7 2 1 2 2 0 21 5 5 6 2 3
1 Huyện Bến Lức 5 59 5 2 1 1 6 1 1 2 1 1
2 Huyện Đức Huệ 1 2 1 3 1 1 1 8 3 2 2 1
3 Huyện Thủ Thừa 0 1 1 5 1 1 1 1 1
Huyện Thạnh
2 2 1 1 2 1 1
4 Hóa
VI Con tôm 1 0 12 1 0 0 0 0 0 0 4 1 1 1 1 0
1 Huyện Cần Đước 1 12 1
Huyện Châu
3 1 1 1
2 Thành
3 Huyện Tân Trụ 1 1
Tổng cộng 110 6 407 110 26 5 9 7 5 0 263 58 71 66 50 18

xv
TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

You might also like