You are on page 1of 15

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN:
XÂY DỰNG VÙNG SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI ĐÔNG TRIỀU VÀ QUẢNG YÊN

Chủ đầu tư : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Cơ quan thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật
Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN

1 Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao


Tên dự án:
tạiQuảng
Đông Triều và Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Ninh, 2015
2 Địa điểm thực hiện: Trên địa thị xã Đông Triều và thị xã Quảng Yên bàn
tỉnh Quảng Ninh

3 Dự án thuộc ngành: Ngành Nông nghiêp&PTNT

4 Chủ đầu tư: Sở Nông nghiêp&PTNT

5 Đơn vị thực hiên: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ninh

6 Tổng số vốn đầu tư: 46.236.580.000 đồng

Ngân sách Tỉnh 29.917.080.000 đồng

Vốn đối ứng của các cơ


16.319.500.000 đồng
sở

Ngân sách tỉnh và vốn đối ứng của các hộ nông dân
6 Nguồn vốn
tham gia dự án

Thời gian thực hiện


7 Tháng 1/2016-12/2020
dự án

NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN

MỤC LỤC
Trang
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÙNG SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO 17
PHẦN III.............................................................................................................................................................................18
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG...............................................................................................18
VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN......................................................................................................18
PHẦN VI.............................................................................................................................................................................33
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.................................................................................................................................................33

3. ĐƠN VỊ THAM GIA PHỐI HỢP 35


UBND THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU VÀ QUẢNG YÊN, UBND CÁC XÃ, PHƯỜNG THỰC
HIỆN DỰ ÁN; PHÒNG KINH TẾ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU VÀ QUẢNG YÊN; CÁC HỘ
NÔNG DÂN THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN. 35
- TÔNG HƠP TÌNH HÌNH KẾT QỦA TRIỂN KHAI, KÈM THEO NHỮNG ĐỀ XUẤT
BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN HÀNG NĂM CHO PHÙ HỢP. 36
3. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC DỰ ÁN 36
Phần I
SỰ CẤN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng dự án

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông bắc Việt Nam với diện tích
đất tự nhiên dồi dào, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ
không cao. Với định hướng phát triển là tỉnh công nghiệp - dịch vụ, ngành nông
nghiệp có đóng góp tương đối thấp vào GDP của tỉnh. Nhưng xác định ngành
nông nghiệp là một trong những ngành không thể thiếu trong cơ cấu phát triển
kinh tế - xã hội, có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực và an sinh
xã hội, nên trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn
bản cơ chế chính sách nhằm khuyến khích ngành nông nghiệp phát triển, đặc
biệt là việc quy hoạch 17 vùng sản phẩm nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập
trung, xây dựng mỗi xã phường một sản phẩm, chương trình nông thôn mới với
các khu nông nghiệp chất lượng cao.

Tổng diện tích trồng trọt cây hàng năm của tỉnh khoảng 68.800 ha, trong đó
diện tích trồng lúa trên 43.100 ha. Trong vụ đông xuân, diện tích lúa của tỉnh khoảng
17.000 ha gồm các giống: Khang dân 18, Hương thơm, BC15, ĐT37,…; vụ mùa
diện tích lúa khoảng 26.100 ha gồm các giống như Bao Thai, Nếp, Hương Thơm,
Khang dân,... Trong đó thị xã Đông Triều và Quảng Yên là hai vùng sản xuất lúa
trọng điểm với diện tích chiếm tới 43,5% tổng diện tích toàn tỉnh.

Để từng bước nâng cao giá trị, năng suất, sản lượng cây lúa, trong những
năm qua tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đưa các tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới và nhiều giống lúa mới có chất lượng cao vào sản xuất
như giống Hương Thơm, Nếp, RVT,… góp phần đáng kể vào việc làm phong
phú các giống lúa và thay thế dần các giống lúa có chất lượng trung bình, thấp
chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng nông
thôn mới, từng bước thực hiện có hiện quả Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp
hàng hóa tập trung; Xuất phát từ thực tiễn sản xuất lúa hiện nay tại Quảng Ninh, xác
định chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao là hướng đi đúng góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn
liền với phát triển sinh thái đô thị bền vững, tạo các mô hình điểm tiêu biểu về sản

4
xuất lúa chất lượng theo hướng an toàn, Chi cục Bảo vệ thực vật xây dựng dự án
"Vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại thị xã Đông Triều và Quảng Yên".

II. Căn cứ pháp lý để xây dựng dự án:

- Căn cứ Nghị quyết TW 5 khoá IX về CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn;

- Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số


vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn;

- Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010;

- Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng
dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền CNSH
thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao;

- Luật KH&CN;

- Luật CNC số 21/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 quy
định về hoạt động CNC, chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt
động CNC trong các ngành kinh tế - kỹ thuật;

- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về một số


chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao;

- Căn cứ Thông tư số 26/2011/TTLT-BNN&PTNT-BKH&ĐT-HTB ngày


13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Kế hoạch&Đầu tư, Bộ Tài
chính "Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020";

- Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

- Căn cứ hướng dẫn liên ngành số 695/HD-KHĐT-TC-NN&PTNT-


BXDNTM ngày 13/4/2012 của Liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Xây dựng Nông thôn mới về Một số nội
dung và mức chi kinh phí phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới các
hình thức tổi chức sản xuất ở nông thôn thuộc Chương trình xây dựng nông thôn
mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015;
5
- Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn theo Nghị định số 210/2014/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng


Chính phủ phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững";

- Căn cứ vào Quyết định số 2073/QĐ- BKHCN ngày 16/08/2012 của Bộ


Khoa Học và Công Nghệ về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự
nghiệp khoa học và công nghệ Trung cho các dự án uỷ quyền địa phương quản
lý thuộc chương trình “ Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn
2011- 2015” bắt đầu thực hiện 2013;

- Căn cứ công văn số 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 về chấp thuận


phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh;

- Căn cứ quyết định số 2802/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của UBND tỉnh


Quảng Ninh về Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông
nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014;2016;

- Căn cứ công văn số 3590/UBND-NLN1 ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh


về việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các giống cây
trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất;

- Căn cứ Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh


Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định
hướng đến 2030;

- Căn cứ Thông báo số 132/TB-UBND ngày 05/6/2015 của Chủ tịch


UBND tỉnh Quảng Ninh về việc giao các đơn vị xây dựng Dự án.

6
Phần II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU VÀ
QUẢNG YÊN

I. Điều kiện tự nhiên

1. Khí hậu

1.1 Nhiệt độ
Thị xã Đông Triều và Quảng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa với nhệt độ bình quân hàng năm từ 22 oC - 23oC, tổng tích ôn trung bình
năm từ 7500 oC - 8500oC. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng biến động theo độ
cao: Vùng núi cao nhiệt độ trung bình năm là 19 oC, vùng núi thấp nhiệt độ trung
bình 19 oC - 21oC, vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình > 21oC. Nhiệt độ mặt đất
trung bình thường cao hơn nhiệt độ không khí 3- 40C.

Số giờ nắng trung bình hàng năm dao động từ 1.200 - 1.500 giờ.

1.2. Mưa
Đông Triều, Quảng Yên có lượng mưa phân bố không đồng đều, lượng
mưa bình quân năm từ 1600-1800 mm, Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với
lượng mưa trên 100mm/tháng; lượng bốc hơi khoảng 1000mm/năm. Các tháng
từ 11-12 đến tháng 3 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, bị khô hạn. Số ngày
mưa phùn ±10 ngày trong năm, ít sương mù.

1.3. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm từ 85 - 87%. Do mưa
lớn và tập trung nên thường xảy ra úng lụt vào tháng 6 và tháng 7. Tháng 4 và
tháng 10 thường xảy ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

2. Đất đai

2.1 Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học đất phẫu diện Đông Triều.
Cation trao
Dễ tiêu Thành phần cơ giới
Tổng số ( % ) đổi
(mg/100g) Al+3 (%)
Tầng đất OM (meq/100g) CEC
pHKCl meq/100
(cm) (%) meq/100g 0,02-
g 2 - 0,02 <0,002
N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ (mm)
0,002
(mm)
(mm)
0-18 4,7 1,9 0,123 0,097 1,48 8,5 3,3 4,8 1,92 13,14 0,2 12,09 54,64 33,27
18-38 4,62 1,4 0,095 0,039 1,61 2,6 3,1 5,28 4,32 15,09 0,2 8,14 51,95 39,91
38-78 4,41 1,09 0,078 0,038 1,52 1,8 2,9 4,48 4,32 18,56 0,5 9,79 47,49 42,72

7
78-110 4,48 3,62 0,145 0,076 1,43 4,1 9,8 4,48 7,52 23,22 0,24 16,51 51,93 31,56

Qua số liệu phân tích cho thấy: Đất phù sa được bồi có thành phần cơ giới
nặng từ thịt trung bình đến sét nhẹ. Cấp hạt cát tương ứng từ 8,14 - 16,51%; cấp
hạt sét từ 31,56 - 42,75%, limon ở các tầng chênh lệch nhau không đáng kể.

Phản ứng của đất ở mức độ chua vừa pHKCL 4,41 - 4,7. Hàm lượng hữu cơ
từ tầng1 đến tầng 3 trung bình (1,09 - 1,9%); riêng tầng thứ 4 có hàm lượng hữu
cơ giàu (3,62%), có thể do sự vùi lấp xác thực vật trước đây. Hàm lượng đạm
tổng số từ nghèo đến trung bình (0,078 - 0,123%); Lân tổng số từ nghèo đến
trung bình (0,038 - 0,097%); Kali tổng số từ khá đến giàu (1,43 -1,61%). Lân dễ
tiêu tầng mặt trung bình (8,5 mg/100g đất), các tầng dưới rất nghèo; kali dễ tiêu
ở các tầng đều nghèo.

Tổng lượng Cation kiềm trao đổi khá, dung tích hấp thu CEC trung bình
đến khá (13,14 - 23,22 meq/100g đất).

2.2. Kết quả phân tích tính chất lý, hoá học phẫu diện tại Quảng Yên
Dễ tiêu Cation trao đổi
Tổng số (%) Thành phần cơ giới (%)
(mg/100g) (meq/100g)
Độ sâu OM
pHKCl V (%) 0.02
(cm) (%) 2 - 0.02 < 0.002
N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC -0.002
(mm) (mm)
(mm)
0 – 18 4.85 2.15 0.128 0.114 1.76 5.1 12.3 4.80 1.60 11.86 75.90 55.89 20.92 23.19
18 – 35 6.00 0.33 0.033 0.041 1.65 4.9 17.9 5.60 3.36 11.42 78.5 55.74 22.93 21.33
35 – 65 6.20 0.31 0.033 0.052 1.51 3.9 21.7 6.08 5.12 13.66 82.0 58.16 9.50 32.34
65–110 4.04 0.22 0.017 0.056 1.09 3.8 15.6 4.80 1.60 8.97 71.3 71.00 16.68 12.32

Qua số liệu phân tích ở bảng trên cho thấy phản ứng của đất ít chua (pH KCl
4,85 ở tầng mặt). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt trung bình
tương ứng là 2,15% và 0,128%, càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu
cơ và đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số tầng đất mặt giàu (0,144%), ở các
tầng dưới lân tổng số vào loại trung bình. Lân dễ tiêu ở tầng đất mặt trung bình
(5,1mg/100g đất), ở các tầng dưới lân dễ tiêu nghèo (<5,0mg/100g đất). Kali
tổng số và dễ tiêu giàu ở tất cả các tầng. Tổng lượng canxi và maghê trao đổi
thấp, canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với magiê. Dung tích hấp thu (CEC)
trung bình: 11,86meq/100g đất tầng đất mặt. Độ no bazơ (V%) lớn đạt 70-80%
ở tất cả các tầng.

Thành phần cơ giới của đất là thịt trung bình, khả năng giữ nước, giữ
phân bón khá.

8
II. Thực trạng về sản xuất lúa tại Thị xã Đông Triều và Quảng Yên

1. Diện tích và năng suất

Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng của tỉnh là 68.800 ha cây trồng các loại
(vụ Đông Xuân là 36.592,8 ha, vụ mùa là 32.206,9ha). Trong đó diện tích lúa cả
năm là 43.114,7ha, Trong đó Thị xã Đông Triều và Quảng Yên là hai "vựa" sản
xuất lúa lớn nhất trong tỉnh với diện tích gieo cấy cả năm chiếm khoảng 43,4%
tổng diện tích. Trong đó diện tích sản xuất lúa vụ Đông xuân tại Đông Triều là
4.466,7 ha chiếm 10,4%, vụ mùa là 5.230 ha chiếm 11,4% tổng diện tích cả
năm; tại Quảng Yên diện tích sản xuất lúa vụ Đông xuân là 4.114 ha chiếm
9,5%, vụ mùa là 5.230 ha chiếm 12,1% tổng diện tích cả năm.

Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 234.310,8 tấn. Trong đó: Sản lượng
lương thực vụ đông xuân đạt 110.450,8 tấn, năng suất lúa đạt 54,3 tạ/ha; sản lượng
vụ mùa ước đạt 123.860 tấn, năng suất lúa đạt 45,6 tạ/ha. Trong đó Đông Triều
đạt 54 ngàn tấn, năng suất lúa bình quân là 58 tạ/ha; Quảng Yên đạt 58 ngàn tấn
năng suất lúa bình quân 60 tạ/ha.

Đặc biệt tại Đông Triều, Quảng Yên đã hình thành vùng sản xuất lúa chất
lượng cao, riêng Đông Triều đã đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nếp cái hoa vang
Đông Triều" cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng đã được cục Sở hữu trí tuệ cấp
văn bằng bảo hộ. Từ đầu vụ xuân 2015, TX Đông Triều đã chỉ đạo các địa
phương tiếp tục xây dựng 157 vùng và tiểu vùng sản xuất tập trung gieo cấy từ
1-3 giống lúa chất lượng cao, trong đó có 89 vùng gieo cấy bằng một loại giống.
Các vùng, tiểu vùng sản xuất tập trung này thực hiện 3 cùng (cùng giống, cùng
thời vụ và cùng áp dụng quy trình kỹ thuật).

Tuy nhiên do năng suất và sản lượng lúa chưa tương xứng với tiềm năng và
thu nhập từ trồng lúa chưa cao, chủ yếu là vẫn theo hình thức tự cung tự cấp, số
lượng cung cấp ra thị trường còn quá thấp do đó nhiều diện tích tại nhiều địa
phương bị bỏ hoang hoặc được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có giá trị
kinh tế cao hơn.

9
2. Cơ cấu giống, thời vụ sản xuất lúa ở Đông Triều và Quảng Yên
2.1. Cơ cấu giống
- Vụ xuân: Khang dân18; Q5; VS1; VT13; XI23 chiếm 20%. Các giống chất
lượng 80% bao gồm giống: BC15 RVT; TBR45; Tám đột biến, Thiên ưu 08,…
- Vụ mùa: KD18, VS1, Thiên ưu 08, BC15, TBR45, RVT, Nếp cái hoa vàng.
2.2. Thời vụ
- Vụ xuân: Xuân sớm gieo mạ từ 25/11-05/12, cấy 25/12-5/1.
Xuân muộn gieo mạ từ 20- 30/1, cấy 5-15/2.
Gieo sạ tập trung từ 5-10/2.
- Vụ mùa: Mùa sớm gieo mạ từ 05-10/6, cấy 17-25/6; lúa sạ: từ 10-15/6.
Mùa trung gieo mạ từ 15-30/6, cấy từ 01-15/7; Lúa sạ: từ 5-15/7
3. Các đối tượng sâu bệnh hại lúa chủ yếu
- Sâu cuốn lá nhỏ:
Sâu cuốn lá nhỏ là đối tượng gây hại chính trên cây lúa. Tại Quảng Ninh
sâu thường gây hại mạnh từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5 trên lúa xuân và từ đầu
tháng 8 đến cuối tháng 9 trên lúa mùa. Khi gây hại nặng làm ảnh hưởng lớn đến
năng suất, sản lượng lúa, có thể mất trắng.
- Sâu đục thân 2 chấm:
Là một trong các đối tượng gây hại nguy hiểm nhất trên cây lúa và khó
phòng trừ, đặc biệt giai đoạn sâu non đã xâm nhập vào thân lúa. Sâu đục thân 2
chấm gây hại trên lúa từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, đòng, trỗ xong. Giai đoạn mạ
sâu hại làm chết các dảnh mạ, gây hại nặng có thể gây thiếu mạ khi cấy. Giai đoạn
đẻ nhánh sâu hại gây dảnh héo ảnh hưởng đến số dảnh/khóm. Tuy nhiên ở giai
đoạn lúa đẻ nhánh cây lúa vẫn có khả năng đền bù thiệt hại do sâu gây ra. Giai
đoạn đòng trỗ là giai đoạn xung yếu của cây lúa, giai đoạn này khả năng sâu xâm
nhập vào cuống rơm của đòng là dễ nhất và thiệt hại vào thời kỳ này cũng là cao
nhất vì cây không có khả năng đền bù, sâu cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông
gây hiện tượng bông bạc, diện tích bị hại nặng có thể gây mất trắng.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng:
Rầy là một trong những loài dịch hại nguy hiểm trên lúa, khi gây hại
mạnh có thể gây hiện tượng “cháy rầy” ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa.
Ngoài ra rầy còn là môi giới truyền một số bệnh vi rút hại lúa rất nguy hiểm
như: lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá,... Rầy thường gây hại mạnh trên các
giống lúa như nếp, Hương thơm, Bắc thơm, Nhị ưu 838,... Tại Quảng Ninh, rầy
thường gây hại tất cả các giai đoạn của cây lúa, tuy nhiên gây hại mạnh nhất từ
đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 trong vụ xuân và giữa tháng 8 đến cuối tháng 10
trong vụ mùa.
10
- Bệnh đạo ôn:
Bệnh đạo ôn (đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông) là một trong những bệnh phổ biến
và gây hại nghiêm trọng dễ phát triển nhanh trên diện rộng, vụ xuân bệnh thường
gây hại nặng hơn vụ mùa, các giống nhiễm bệnh là giống BC15, Nếp, HT1,...
- Bệnh khô vằn:
Bệnh gây hại thường xuyên trên cây lúa, có khả năng gây thiệt hại đáng kể
đến năng suất, sản lượng lúa.
Bệnh bạc lá:
Bệnh thường xuyên gây hại nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa đặc biệt
trong vụ mùa, tác hại chủ yếu của bệnh làm ảnh hưởng lớn đến khả năng quang
hợp của bộ lá, làm tỷ lệ hạt lép cao, năng suất giảm sút rõ rệt.
Ngoài ra còn có các đối tượng như: bọ xít, chuột hại lúa, ốc bươu vàng,…
cũng gây hại trên cây lúa.
4. Thực trạng áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất lúa
Nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước theo phương châm “nhà nước và
nhân dân cùng làm” nhiều khâu trong sản xuất trồng trọt đã tỉnh và các địa
phương đầu tư cơ giới, nhất là các khâu nặng nhọc, tốn nhiều công lao động
như: Tưới tiêu, làm đất, gieo cấy, thu hoạch, nhằm giải phóng sức lao động,
tranh thủ thời vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất,... Một số khâu áp dụng cơ giới
hoá chính như sau:
4.1. Đối với khâu làm đất

Hiện nay tổng số máy làm đất trên địa bàn toàn tỉnh là 1.587 chiếc, trong
đó: Loại 20 - 25 ML: 350 chiếc; loại 6 - 10 ML: 1.237 chiếc. Số lượng máy làm
đất cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Nhưng do các lại máy làm đất có
công suất nhỏ từ 6 - 10 ML là chủ yếu (trên 80%) vì vậy năng suất và chất lượng
làm đất chưa đáp ứng được yêu cầu.

4.2. Đối với khâu gieo, cấy

Đông Triều có 85% diện tích lúa gieo sạ; Quảng Yên có 40% diện tích lúa
gieo sạ, chủ yếu bà con nông dân gieo sạ bằng tay chiếm 90% còn lại 10% gieo
bằng công cụ sạ hàng; Cấy lúa 10% là cấy bằng tay chưa có máy cấy

4.3. Đối với khâu tưới tiêu

Hiện nay lượng nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại khu vực

11
Đông Triều và Quảng Yên do Công ty thủy lợi Đông Triều và Công ty thuỷ lợi
Yên Lập đảm nhiệm vì vậy hàng năm các địa phương đã chủ động nước tưới và
tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên toàn vùng.

4.4. Đối với công tác phòng chống dịch bệnh hại cây lúa

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch khi có dịch xảy ra trên các
cây trồng nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh
Quảng Ninh đã đầu tư 50 máy phun thuốc BVTV với công suất lớn và giao cho
Chi cục BVTV quản lý.

Số máy phun thuốc này chỉ phục vụ cho việc phòng, chống dịch bệnh ở
quy mô nhỏ, còn hầu hết nông dân vẫn sử dụng bình bơm tay để phòng trừ sâu
bệnh, năng suất lao động thấp, hiệu quả không cao và ảnh hưởng đến sức khỏe
của người phun thuốc.

4.5. Đối với khâu thu hoạch

- Máy gặp đập liên hợp: Hiện nay Đông triều mới có 10 cái; Quảng Yên
chưa có.

- Máy tuất đập liên hợp: Đông triều mới có 100 cái; Quảng Yên 80 cái.

- Máy sấy Lúa: Chưa có

- Máy xay xát : Đông triều mới có 150 cái; Quảng Yên 180 cái.

- Máy đóng bao gói: Chưa có

III. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại Thị xã Đông Triều
và Quảng Yên

1. Tại thị xã Đông Triều

1.1. Hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Đường trục chính nội đồng của thị xã cơ bản đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí
Quốc gia về NTM (đạt >50% tổng số đường trục chính) chiếm 63,2% (gồm:
Kim Sơn, Đức Chính, Hồng Phong, Hưng Đạo, Xuân Sơn, Việt Dân, Bình Khê,
Bình Dương, Hoàng Quế, Yên Thọ, Nguyễn Huệ, Yên Đức); các xã còn lại chưa
đạt chuẩn. Đến nay, tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới
đi lại thuận tiện đạt chuẩn toàn thị xã mới đạt 56%.

12
1.2. Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, tưới
tiêu chủ động đạt 95%. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM gồm các xã: Kim Sơn, Đức Chính,
Hưng Đạo, Hồng Phong, Xuân Sơn, Hoàng Quế, Nguyễn Huệ, Việt Dân, Bình
Khê, Bình Dương, Yên Thọ, Hồng Thái Đông, các xã còn lại chưa đạt chuẩn. Tỷ
lệ cứng hóa hệ thống kênh mương các loại đạt 55,1%.
- Các công trình đầu mối : Hiện tại trên địa bàn toàn thị xã có 108 công
trình đầu mối, trong đó có 29 hồ vừa và nhỏ, 3 đập dâng, 71 trạm bơm tưới, 5
trạm bơm tiêu.
- Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài kênh mương trong thị xã là
407,35 km, trong đó đã kiên cố hoá 146,71 km chiếm 36,02%.
- Hệ thống đê điều: Toàn thị xã có 51,86 km đê các loại bao gồm: Đê cấp
4 có 28,12 km; Đê cấp 5 có 23,74 km. Hệ thống đê Đông Triều được chia thành
3 tuyến: Đê chống lũ vùng trọng điểm; Đê chống lũ vùng hạ lưu; Đê ngăn mặn.-
Hệ thống cấp thoát nước:
+ Hệ thống cấp nước: Tại khu vực trung tâm Đông Triều, nguồn nước
được khai thác từ 4 giếng khoan nước ngầm với tổng công suất là 2.600 m 3/ngđ.
Nước từ các giếng được bơm về trạm xử lý cung cấp nước cho khu vực trung
tâm Đông Triều và các xã Đức Chính, Hồng Phong, Hưng Đạo, Xuân Sơn.
Tại khu vực Mạo Khê có 2 giếng khoan nước ngầm với tổng công suất là
4.900m3/ngày. Nước được khử trùng tại chỗ và cung cấp cho khu trung tâm Mạo
Khê và các xã Yên Thọ, Kim Sơn.
Hiện tại có một nhà máy sử dụng nguồn nước mặt cung cấp nước cho nhà
máy xi măng Hoàng Thạch với công suất 4.300 m 3/ngđ, nước được lấy từ hồ
Đồng Đò dẫn về bằng đường ống D400.
+ Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước hiện có ở thị xã Đông Triều
phần lớn là hệ thống cống thoát nước chung, cả nước mưa lẫn nước bẩn. Hướng
thoát chính của tất cả các tuyến cống là chảy vào các tuyến kênh mương và đổ
về các sông.

13
2. Tại thị xã Quảng Yên

2.1. Hệ thống giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Đường trục chính nội đồng có 182,6km, trong đó có 8,5km đã được cứng
hóa, có 1,5 km đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

* Tại xã Sông Khoai: Tổng chiều dài các tuyến đường nội đồng toàn xã
là 28,8 km; chưa được cứng hóa, trong đó 12km có nền đường Bnền = 2,0 ÷
2,5m, mặt đường Bmặt = 1,0 ÷1,5m; còn lại là đường lầy thụt, đi chung với
đường bờ vùng.

- Các tuyến trục chính nội đồng trong khu vực quy hoạch dài 7,62km
100% là đường đất, hiện trạng đường xuống cấp vận chuyển khó khăn.

* Tại xã Liên Vị: Đường nội đồng có 0,8km đường nội đồng thuận lợi
cho xe cơ giới đi ra các cánh đồng phục vụ sản xuất.

* Tại phường Phong Cốc: Hệ thống trục chính nội đồng chủ yếu là
đường đất chưa được cứng hóa, vì vậy việc đi lại của người dân trong vùng còn
gặp rất nhiều khó khăn đường thường lầy lội vào mùa mưa, bụi vào mùa khô cần
phải duy tu bảo dưỡng. Tổng chiều dài các tuyến đường nội đồng toàn phường
là 2,20 km; chưa được bê tông hóa, nền đường Bnền = 2,0 ÷ 4,0m, mặt đường
Bmặt = 1,0 ÷1,5m; tình trạng đường lầy thụt, đi chung với đường bờ vùng,
không sử dụng được còn chiếm tỷ lệ cao.
Tải bản FULL (37 trang): https://bit.ly/3gNPie7
2.2. Hệ thống thủy lợi Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

Hệ thống kênh mương cấp III có 127,05km, đã kiên cố hóa 44,7km với quy
mô thiết kế tưới cho trên 10.000 ha đất nông nghiệp và cấp hàng trăm m3 nước sinh
hoạt. Đến nay, trên 80% diện tích gieo trồng đã được tưới tiêu chủ động.

* Tại xã Sông Khoai:

- Nguồn cấp nước được lấy từ đập Yên Lập thông qua tuyến kênh tưới cấp
2 chạy qua địa bàn xã về phía Bắc có kênh N6, về phía Nam có tuyến kênh N12.

- Hệ thống kênh tưới trên địa bàn xã được phân bố tương đối đồng đều,
nguồn nước tưới thông qua các tuyến kênh cấp 2 là N6 và N12 trước khi chảy vào
các tuyến kênh nhánh và tỏa đi các sứ đồng. Đánh giá hiện trạng: Ngoài tuyến
Kênh chính N6, N12 đã được xây kiên cố kích thước mặt cắt kênh trung bình 1,0m,
14
các tuyến kênh nhánh lấy nước từ kênh N6, N12 cũng đã được bê tông hóa tuy
nhiên mật độ còn thưa vì vậy việc chủ động cấp nước tưới mới đạt trên 60%.

- Toàn xã hiện có 1 trạm bơm công suất 1000 m3/h vị trí đặt tại thôn 9.

- Tổng chiều dài các tuyến kênh tưới cấp 3 là 60,6km trong đó:

+ Các tuyến kênh đã được cứng hóa 36,0 km chiếm 59,41%.

+ Kênh mương chưa được cứng hóa chiếm tỷ lệ lớn (gần 46%) cần cải tạo
và nâng cấp trong thời gian tới.

- Tổng chiều dài các tuyến kênh tiêu trên địa bàn xã 26,05 km 100% là
kênh đất hiện trạng đã xuống cấp.

- Cầu cống chính: Có 2 cống: cống 5 cửa kích thước 2,5x3m, cống 2 cửa
kích thước 1,2x2m. Cống khác (qua đê, đường và qua mương tổng số): 70 cái.
Hiện tại trên địa bàn xã có 1 cầu lớn.

* Tại xã Liên Vị:

- Hệ thống thuỷ lợi của xã Liên Vị tương đối dày đặc và phân bố đều khắp
trên địa bàn xã. Kênh chính Yên Lập chảy theo hướng Bắc Nam là ranh giới
phía Đông của xã Liên Vị, với hệ thống kênh cấp 1 kênh N34, N36, N38 dài
11,5km. Mạng lưới kênh cấp 2 có chiều dài 15km, kênh cấp 3 có 20km đã được
cứng hoá. hiện còn 20km kênh cấp 2 cần được cứng hoá.

- Hệ thống mương tiêu kênh rạch trên 20km đáp ứng nhu cầu tiêu úng trong
mùa mưa bão. Tuy nhiên kênh tiêu này phần lớn bị lấn chiếm, bồi lắng, nông cạn
không được nạo vét tu bổ thường xuyên làm hạn chế khả năng tiêu nước.

- Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cẩu sản xuất. Chưa có hệ thống
trạm bơm tưới tiêu do đó chưa chủ động tưới tiêu cho diện tích canh tác lúa
và hoa màu.

* Tại phường Phong Cốc:


4168191
- Hệ thống tưới

+ Hệ thống kênh tưới trên địa bàn xã được phân bố tương đối đồng đều,
nguồn nước lấy từ kênh Yên Lập qua tuyến kênh chính N32 trước khi chảy vào
các tuyến kênh nhánh và tỏa đi các xứ đồng.

15

You might also like