You are on page 1of 107

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------------------

HOÀNG THÔNG
(HUANG CONG)

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ HÁN – VIỆT CÓ


YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

HOÀNG THÔNG
(HUANG CONG)

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ HÁN – VIỆT CÓ


YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học


Mã số: 60220240

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các công trình nghiên cứu
khác có liên quan, được trích dẫn trong công trình đều được chú thích rõ ràng
ở phần tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận đều là kết quả nghiên cứu
của bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu có gì sai sốt, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2019
Người viết

HUANG CONG
LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học tập và thực hiện luận văn tại khoa Ngôn ngữ học của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô cũng như các bạn trong khoa. Tại đây, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn tới các thầy cô kính mến và các bạn thân mến trong khoa Ngôn ngữ học.
Đồng thời, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Văn
Khang, thầy đã nhận giúp đỡ tôi một cách nhiệt tình. Là một học viên nước
ngoài, thực hiện một luận văn bằng tiếng Việt thực sự rất khó đối với tôi, thầy
Khang đã hướng dẫn tôi và cho tôi rất nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá
trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn mọi thành viên gia đình của tôi
đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong khi tôi sinh sống và học tập tại Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong hai năm qua.

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2019


Người viết

Huang Cong
MỤC LỤC

PHẦM MỞ ĐẦU ............................................................................................. 5


1. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................... 5
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 13
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 13
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 15
1.1. Khái niệm thành ngữ ....................................................................... 15
1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán .................................................. 15
1.1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt ................................................... 16
1.1.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
và tiếng Việt ..................................................................................................... 18
1.2. Nhận diện thành ngữ ....................................................................... 18
1.2.1 Nhận diện thành ngữ tiếng Hán ............................................................ 18
1.2.2 Nhận diện thành ngữ tiếng Việt............................................................. 22
1.2.3 Sự khác biệt và sự giống nhau giữa các đơn vị trong tiếng Hán và
tiếng Việt ............................................................................................... 25
1.3. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt ............................. 26
1.3.1 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán ...................................................... 26
1.3.2 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt ....................................................... 30
1.3.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán
và tiếng Việt ........................................................................................... 32
1.4. Một vài vấn đề về ẩm thực .............................................................. 33
1.5. Tiểu kết........................................................................................... 35

1
CHƢƠNG 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ
CÓ YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT .....38
2.1. Cách phân loại thành ngữ ................................................................ 38
2.2. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ... 41
2.2.1 Các dạng cấu trúc của thành ngữ bốn chữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong
tiếng Hán ......................................................................................................... 41
2.2.2. Các thành ngữ phi bốn chữ ................................................................... 48
2.2.3. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng
Hán ....................................................................................................... 49
2.3. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng
Việt ....................................................................................................... 50
2.3.1. Các dạng cấu trúc của thành ngữ bốn âm tiết có yếu tố chỉ ẩm thực
trong tiếng Việt ................................................................................................ 50
2.3.2. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt
Theo nội dung phân tích trên, chúng có nhận xét về thành ngữ có yếu tố chỉ
ẩm thực trong tiếng Việt như sau: ................................................................... 57
2.4 Sự khác nhau và sự giống nhau về đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có
yếu tố chỉ ẩm thự trong tiếng Hán và tiếng Việt ..................................... 58
2.5 Tiểu kết ........................................................................................... 60
CHƢƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH
NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TRONG
TIẾNG VIỆT ................................................................................................. 61
3.1 Khái quát chung ............................................................................... 61
3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ... 64
3.2.1. Tính hình tượng ..................................................................................... 69
3.2.2. Tính biểu cảm ........................................................................................ 70
3.2.3 Tính triết lý ............................................................................................. 71

2
3.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt.......73
3.3.1 Tính dân tộc ............................................................................................ 77
3.3.2 Tính biểu trưng ....................................................................................... 78
3.5 Tiểu kết ........................................................................................... 81
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88

3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ liên hợp có yếu tố
chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ............................................................................ 44
Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ phi liên hợp có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ........................................................................ 47
Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ liên hợp có yếu tố
chỉ ẩm thực trong tiếng Việt ............................................................................ 53
Bảng 2.4: Bảng miêu tả các ví dụ cụ thể của thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ
ẩm thực trong tiếng Việt .................................................................................. 55
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ phi liên hợp có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng việt ........................................................................ 55
Bảng2.6: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của các thành ngữ phi bốn âm tiết
trong tiếng Việt ................................................................................................ 56
Bảng 2.7: Bảng miêu tả các ví dụ cụ thể của thành ngữ so sánh .................... 57
Bảng 3.1: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các yếu tố chỉ ẩm thực trong
nhóm thành ngữ tiếng Hán .............................................................................. 64
Bảng 3.2: Bảng thống kê thần số xuất hiện của các yếu tố chỉ ẩm thực trong
nhóm thành ngữ tiếng Việt .............................................................................. 73

4
PHẦM MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Thành ngữ lâu nay được coi là một loại cụm từ cố định có tần số sử dụng
rất cao trong cuộc sống hàng ngày. Bất cứ trong khẩu ngữ hay trong các tác
phẩm văn học, sự xuất hiện của thành ngữ luôn luôn khiến cho ngôn ngữ của
chúng ta có tính thú vị và tràn đầy sức sống. Trong cuốn Thành ngữ học tiếng
Việt, tác giả Hoàng văn hành viết rằng: “thành ngữ là hiện tượng trung gian,
nằm ở khu vực đệm, giữa một bên là từ, thuộc từ vựng; một bên là ngữ,
thuộc cú pháp; và còn một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn học dân
gian (tục ngữ, ca dao...)”[11, tr22] Cho nên việc nghiên cứu thành ngữ có
thể xuất phát từ rất nhiều phương diện khác nhau, cho đến hiện nay, các
nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
thành ngữ từ góc độ khác nhau.
Trong việc nghiên cứu thành ngữ thì các nhà nghiên cứu không chỉ quan
tâm đến phần ngữ nghĩa, cấu trúc v.v. Vì thành ngữ là một loại đơn vị có đặc
trưng ngôn ngữ - văn hoá, cho nên nhiều khi dựa vào thành ngữ, chúng ta có
thể tìm hiểu đặc trưng văn hoá của từng dân tộc. Tác giả Mo pengling trong

cuốn《汉语成语与汉文化》(thành ngữ tiếng Hán và văn hoá Hán) viết rằng:

“bất cứ nhìn từ góc độ hình thức hay nội dung, thành ngữ đều là tinh hoa của
ngôn ngữ và văn hoá, thành ngữ là „hoá thạch sống‟ của ngôn ngữ và văn
hoá”. [42, tr2]Tiếng Việt và tiếng Hán đều có một kho tàng thành ngữ được
coi là tinh hoa của ngôn ngữ và văn hoá. Thành ngữ của tiếng Việt và tiếng
Hán đều có phản ánh sự tri nhận về thế giới, tư duy, cũng như cuộc sống hàng
ngày của từng dân tộc. Cho nên, thông qua việc đối chiếu thành ngữ, chúng
tôi nhằm tìm hiểu không chỉ ngữ nghĩa, cấu trúc của thành ngữ trong tiếng

5
Việt và tiếng Hán, mà còn muốn bộc lộ đặc trưng văn hoá của từng dân tộc
được hàm chứa trong ngôn ngữ.
Khi khảo sát các công trình nghiên cứu về thành ngữ và văn hoá, chúng
tôi rất ấn tượng với quan điểm “dân dĩ thực vi tiên” của dân tộc Việt và dân
tộc Hán, chúng tôi nhận thấy rằng ẩm thực có một vị trí quan trọng trong cuộc
sống hàng ngày của hai dân tộc, đồng thời, ẩm thực cũng có sự ảnh hưởng rất lớn
đối với thành ngữ. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ thực hiện việc đối chiếu để
tìm hiểu sâu sắc hơn về hệ thống thành ngữ trong hai ngôn ngữ, thông qua đối
chiếu để tìm hiểu sự khác nhau và sự giống nhau của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm
thực trong tiếng Hán và tiếng Việt. Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy có công
trình nghiên cứu về đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực giữa tiếng Việt và
tiếng Hán. Cho nên, chúng tôi chọn đề tài này để làm một nghiên cứu sơ bộ về đối
chiếu thành ngữ Hán Việt có yếu tố chỉ ẩm thực.
Tóm lại, thông qua việc đối chiếu, chúng tôi mong muốn tìm hiểu đặc
điểm cấu trúc cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Hán có liên quan đến ẩm thực.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt đã được rất nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó, có một số tác giả đã đưa ra công trình nghiên
cứu hoàn chỉnh. Trong giới Việt ngữ học, tác giả Hoàng văn hành có công trình
nghiên cứu Thành ngữ học tiếng Việt, tác giả có thảo luận sự nhận diện của thành
ngữ, nguồn gốc của thành ngữ, quy tắc cấu tạo, cơ cấu nghĩa của thành ngữ tiếng
Việt một cách có hệ thống, đồng thời, tác giả cũng có dành một phần để thảo
luận thành ngữ từ góc nhìn của văn hoá học.[11] Ở Trung Quốc thì có tác giả Ma
guofan, Liu jiexiu, Shi shi có công trình nghiên cứu có hệ thống, nội dung
nghiên cứu thì chủ yếu tập trung vào sự nhận diện về thành ngữ, nguồn gốc, ngữ
nghĩa, cấu trúc và sự vận dụng của thành ngữ tiếng Hán.

6
Ở Trung Quốc, trước khi 1960, các nhà ngôn ngữ học vẫn coi thành ngữ là
một loại đơn vị từ vựng và nghiên cứu thành ngữ với tư cách là một phần của
từ vựng, trong các chuyên đề nghiên cứu từ vựng thì phần thảo luận về thành

ngữ khá hạn chế. Tác giả Zhou zumo trong cuốn《汉语词汇讲话》(Hán ngữ từ

vựng nói chuyện) (1959) có quan niệm rằng: “thành ngữ là những tổ hợp từ
hoặc câu ngắn có tính hoàn chỉnh được ước định và sử dụng lâu dài”.[55, tr40]
Vào thời điểm này, các nhà ngôn ngữ học chưa có nghiên cứu riêng về thành
ngữ, về sự nhận diện thành ngữ còn chưa được nghiên cứu nhiều. Sau những
năm 70, việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán có sự phát triển nổi bật, tác giả

Ma guofan xuất bản《成语》(thành ngữ) (1973) , tác giả cho rằng thành ngữ có

tính cố định, tính thường dùng, tính lịch sử và tính dân tộc.[38] Năm 1979, tác

giả Shi shi xuất bản công trình nghiên cứu《汉语成语研究》(Hán ngữ thành

ngữ nghiên cứu) (1979), tắc giả giải thích thế nào là thành ngữ: “miễn là được
sử dụng lâu dài trong ngôn ngữ, có tính ước định, thông thường có thành phần
cấu tạo và cấu trúc cố định, có nghĩa nhất định và không thể vọng văn sinh
nghĩa, có khả năng tương đương với một cụm từ cố định hoặc câu ngắn trong
câu, được gọi là thành ngữ”.[45, tr12] Ông ấy cũng tập trung nghiên cứu về
nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán, ông cho rằng thành ngữ có hai nguồn gốc
chính, một là lưu truyền qua khẩu ngữ, hai là lưu truyền qua văn bản. Trong
phần thành ngữ lưu truyền qua văn bản thì bất cứ là thành ngữ có nguồn gốc
bản địa hay thành ngữ được vay mượn, đều có nguồn từ sáu phương diện sau:
thần thoại truyền thuyết, ngụ ngôn, sự kiện lịch sử, tác phẩm nhân văn, những
câu nổi tiếng được trích dẫn từ tác phẩm nhân văn, những tục ngữ dân gian do
tác phẩm nhân văn trích dẫn. Tác giả Liu jiexiu xuất bản công trình nghiên

cứu《成语》(Thành ngữ) vào năm 1985, đây là một công trình có sức ảnh

7
hưởng to lớn, trong đó có thảo luận về sự nhận diện, nguồn gốc, ngữ nghĩa,
phát âm, sự vận dụng của thành ngữ. Ông định nghĩa và giải thích thành ngữ
tiếng Hán như sau: thành ngữ là cụm từ cố định hoặc câu ngắn với hình thức
cố định, nghĩa thấu triệt và đơn giản, được người ta sử dụng từ lâu...gọi nó là
cụm từ cố định là dựa vào thành phần cấu trúc của nó; gọi nó là câu ngắn là
dựa vào những câu ngắn gọn được bao gồm trong thành ngữ. [38, tr3]
Trên đây là những nghiên cứu tổng hợp, sau khi những năm 90, sự nghiên
cứu về thành ngữ thì càng ngày càng chuyên sâu. Nghiên cứu cấu trúc thành
ngữ, với tỷ lệ thành ngữ bốn chữ cao trong tiếng Hán, các tác giả tập trung

nghiên cứu thành ngữ bốn chữ. Yang ijun (2000),《试论 “一 X 不 Y”式成

语》(Thử luận thành ngữ với cấu trúc cố định “Nhất X Bất Y”), tác giả đã thảo

luận về thành ngữ bốn chữ với một cấu trúc cố định.[52] An liqing (2006),《成

语的结构和语音特征》(Đặc trưng cấu trúc và ngữ âm của thành ngữ).[28]

Long qingran (2009),《汉语成语结构对称类析》(Phân tích cấu trúc đối xứng

của thành ngữ tiếng Hán), tác giả cho rằng: “đặc trưng đối xứng của thành
ngữ tiếng Hán được thể hiện ở hai mặt, môt là tính đối xứng của cấu trúc...hai

là tính đối xứng về thành phần”.[40, tr1] Wang zheng (2011),《汉语成语的结

构特点及汉译法等效研究》(Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc thành ngữ tiếng

Hán và phương pháp Hán dịch). Dựa vào cấu trúc của thành ngữ, tác giả còn
thảo luận về việc phiên dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Pháp. [48]
Kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán cũng khá là

phong phú. Wang qingjiang (2000),《成语语义类型及其对词汇——语义搭

配的限制》(Loại hình ngữ nghĩa của thành ngữ và sự hạn chế của nó đối với

sự kết hợp từ vựng---ngữ nghĩa ), ông nói rằng: “nghĩa khái niệm, nghĩa tình

8
cảm, nghĩa tu từ, nghĩa liên tưởng vừa ảnh hưởng vừa hạn chế khả năng kết

hợp từ vựng --- ngữ nghĩa của thành ngữ”.[47, tr2] Zuo linxia (2004), 《成语

语义的演变与发展》(Sự diễn biến và phát triển về nghĩa của thành ngữ), đã

thảo luận về sắc thái, sự thay đổi, tức là mở rộng hoặc thu hẹp về nghĩa của

thành ngữ. [56]Yao pengci (2005),《汉语成语语义场试探》(Thử khám phá

trường ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán).[54] Li Jian(2014),《汉语成语的

语义系统及其运用研究》(Nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán về mặt hệ thống

ngữ nghĩa và sự vận dụng của nó). [37]


Mấy năm gần đây, việc nghiên cứu về thành ngữ và văn hoá đã được các
nhà nghiên cứu quan tâm. Nhà ngôn ngữ học Edward Sapir cho rằng:ngôn

ngữ không thể rời khỏi văn hoá mà tồn tại. Li danong (1994),《成语与中国文

化》(Thành ngữ và văn hoá Trung Quốc), tác giả viết rằng: “Đặc sắc văn hoá

của thành ngữ tiếng Hán có thể hiện ở hai phương diện, một là hình thức của

thành ngữ...hai là nội dung của thành ngữ”.[35, tr1] Muo pengling (2001),《汉

语成语与汉文化》(Hán ngữ thành ngữ và văn hoá Hán). Tác giả nói: “Thành

ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ, cũng là tinh hoa của văn hoá...trong thành ngữ
tiếng Hán gần như phản ánh tất cả mọi phương diện của văn hoá Hán...ẩm
thực, trang phục, tiêu chuẩn đo lường, phương tiện giao thông, lễ nghi, âm
nhạc, thiên văn, lịch sử, địa lý, văn học, quân sự, chế độ thi cử...”[42, tr9]. Su

chunmei (2004),《“吃”的寓意 ——成语中的饮食文化》(Ngụ ý của

“ăn”---văn hoá ẩm thực trong thành ngữ), tác giả dựa vào thành ngữ phân tích
văn hoá ẩm thực và quan niệm trích học của người Hán. [46]Xu dachen

(2006),《齿颊生香:饮食文化与成语》(Xỉ giáp sinh hương: văn hoá ẩm thực và

9
thành ngữ), đây là một chuyên khảo về thành ngữ liên quan đến ẩm thực, tác giả
liệt kê ra 429 thành ngữ tiếng Hán liên quan đến ẩm thực và dựa vào từng cái
thành ngữ cụ thể thảo luận về thành ngữ ẩm thực và văn hoá. [49]
Ở Việt Nam, năm 1943, trong cuốn Việt nam học sử yếu, ông Dương
quảng hàm là người đầu tiên thảo luận về sự phân biệt giữa thành ngữ và tục
ngữ, ông viết rằng: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập
thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc
viết văn.”[10, tr15] Ông đưa ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, mặc
dù ông không đi sâu thảo luận về thành ngữ, nhưng ông đã khiến cho thành
ngữ trở thành một đối tượng nghiên cứu riêng.
Tác giả Nguyễn văn mệnh (1972) trong bài Về ranh giới giữa thành ngữ
và tục ngữ có quan điểm cho rằng thành ngữ và tục ngữ khác nhau về ngữ
nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.[17] Cù đình tú (1973) trong bài Góp ý kiến về
phân biệt thành ngữ và tục ngữ cho rằng từ gốc độ ngôn ngữ học, thành ngữ
và tục ngữ khác nhau về mặt chức năng của hai đơn vị này. Thành ngữ là
dùng để biểu đạt tên hoặc tính chất của sự vật và hành động, cho nên thành
ngữ tương đương với từ. Tục ngữ thì dùng để truyền đạt một thông báo, lời
khuyên hoặc kinh nghiệm, nó có nghĩa hoành chỉnh và với hình thức là
câu.[22] Nguyễn thiện giáp (1974) trong bài Về khái niệm thành ngữ tiếng
Việt dựa vào ba tiêu chuẩn để xác nhận thành ngữ: tính ổn định của cấu trúc,
tính hoàn chỉnh và dễ hiểu hay không về mặt ngữ nghĩa. Thành ngữ thì dễ
hiểu và có cấu trúc ổn định, về tính hoàn chỉnh về nghĩa thì có thể là hoàn
chỉnh hoặc không hoàn chỉnh. [6, tr2]Cuốn Từ vựng học tiếng Việt(1998) của
tác giả Nguyễn thiện giáp viết rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa
có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.”[8, tr77] Căn cứ vào cơ chế
cấu tạo, tác giả chia ra thành ngữ thành hai loại lớn: thành ngữ hợp kết và
thành ngữ hoà kết. Nguyễn văn tú (1976) trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt

10
hiện đại có quan niệm rằng thành ngữ thuộc về ngữ cố định, nghĩa của các từ
tố trong thành ngữ không độc lập, nghĩa của thành ngữ không phải nghĩa của
các từ tố mà cấu tạo nên nó. Tác giả có thảo luận về nguồn gốc của thành ngữ
là từ sáu phương diện: câu chuyện lịch sử, tôn giáo, phương ngữ, lời nói hàng
ngày, những lời nói của lãnh đạo nhà nước, thành ngữ ngoại lai.[24] Đáng chú
ý là trong phần thành ngữ ngoại lai, thành ngữ gốc Hán đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tác giả Nguyễn văn khang (1994), đã thảo luận về bình
diện văn hoá, xã hội-ngôn ngữ học của các thành ngữ gốc Hán trong tiếng
Việt. [14]Nguyễn thị tân (2004), trong bài Các dạng thức tồn tại của thành
ngữ gốc Hán trong tiếng Việt đã phân tích sáu loại thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt. [25]
Nghiên cứu thành ngữ về mặt nghĩa cũng được nhiều tác giả quan tâm. Bùi
khắc việt (1978) trong bài Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt viết
rằng: “Nghĩa của thành ngữ được hình thành từ các phương thức tạo nghĩa như ẩn
dụ, hoán dụ và so sánh.” [27, tr3]Tác giả cũng có quan điểm cho rằng nghĩa biểu
trưng của thành ngữ có liên quan đến đời sống xã hội, lịch sử, phong tục tập quán
và tín ngưỡng. Tác giả Nguyễn đức dân (1986) (2004) trong bài Ngữ nghĩa thành
ngữ và tục ngữ, sự vận dụng và bài Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn
trên báo chí đều có quan niệm rằng nghĩa của thành ngữ được hình thành theo con
đường biểu trưng, chúng ta hiểu thành ngữ theo nghĩa biểu trưng, một điều khái
quát có thể được biểu trưng bằng nhiều từ ngữ cụ thể.[3][4] Nguyễn công đức
(1995) nghiên cứu về bình diện cấu trúc và hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt. [5]
Năm 2004, tác giả Hoàng văn hành có công trình Thành ngữ học tiếng
Việt, tác giả dành sáu chương để thảo luận thành ngữ tiếng Việt một cách có
hệ thống, bao gồm: khái quát về thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ ẩn dụ hoá
đối xứng, thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng, thành ngữ so sánh, giá trị và

11
nghệ thuật sử dụng thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ từ góc nhìn của văn hoá
học.[11]
Những nghiên cứu liên quan đến đối chiếu và so sánh thành ngữ Hán –
Việt thì phần lớn là luận văn hoặc luận án. Nguyễn thị thu hương (2004) đối
chiếu thành ngữ Hán – Việt về mặt đặc trưng cơ bản, đặc trưng cấu trúc và
chức năng ngữ pháp.[44] Lý văn hà (2011) so sánh thành ngữ Hán Việt về
mặt nguồn gốc, cấu trúc và ý nghĩa, tác giả cũng phân tích lý do về sự khác
biệt giữa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt.[36]Cai xinjiao (2011)
đã đối chiếu về các yếu tố về văn hoá trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ
tiếng Hán.[31] Trần thị ánh nguyệt (2016) đã tập trung thảo luận thành ngữ
Hán – Việt bốn chữ về mặt đặc điểm cơ bản, ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và
ngữ nghĩa.[32] Giang thị tám (2009), đặc điểm thành ngữ có yếu tố chỉ con số
trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt).[26] Những nghiên cứu liên quan
đến đối chiếu thành ngữ thành ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực thì chưa
có, như vậy, chúng tôi sẽ tìm hiểu một cách sơ bộ về chủ đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là khảo sát và nghiên cứu thành
ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực. Chúng tối sẽ đối chiếu về mặt cấu trúc,
ngữ nghĩa cũng như biến thể của thành ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực.
Dựa vào việc đối chiếu, chúng tôi nhằm tìm hiểu sự khác nhau và sự giống
nhau về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa để góp phần cho việc nghiên cứu về thành
ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của
luận văn là như sau:
1) Nhìn lại, tổng quan về những nghiên cứu về thành ngữ ở Trung Quốc và
Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến đối chiếu thành ngữ
Hán – Việt và những nghiên cứu liên quan đến thành ngữ và ẩm thực.
2) Xây dựng cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài này.

12
3) Thống kê thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt,
tiến hành việc đối chiếu, tìm ra đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa.
4) Phân tích và miêu tả sự khác nhau và sự giống nhau của thành ngữ có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng
Hán và tiếng Việt
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi sẽ dưới hạn trong

từ điển thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt: 陈博 (2008), 汉语成语词典,

世界图书出版公司. (Chen bo, Từ điển thành ngữ tiếng Hán, NXB sách

vở thế giới). Nguyễn lực – Lương văn đang (2008), Thành ngữ tiếng Việt
(in lần thứ ba), NXB khoa học xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp đối
chiếu, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng các thủ pháp cụ
thể sau đây:
- Thủ pháp thống kê: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này thống kê, phân
loại thành ngữ và quy chúng vào các nhóm nhất định
- Thủ pháp miêu tả: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này miêu tả cấu trúc
và ngữ nghĩa của thành ngữ.
- Thủ pháp phân tích: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này phân tích đặc
điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ.
6. Cấu trúc luận văn
- Luận văn này sẽ có: Phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục.
- Nội dung chính sẽ có ba chương:

13
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của luận văn
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ Hán – Việt có yếu
tố chỉ ẩm thực
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ Hán – Việt có
yếu tố chỉ ẩm thực

14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm thành ngữ


Trong cuộc sống hàng ngày, hầu như chúng ta có thể nêu ra rất nhiều
thành ngữ một cách dễ dàng, ví dụ: ăn cháo đá bát, bảy nổi ba chìm trong

tiếng Việt, “口蜜腹剑”, “两面三刀” v.v. trong tiếng Hán. Trước khi thực hiện

đề tài với chủ đề là đối chiếu thành ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực,
việc đầu tiên là làm rõ về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán cũng như
trong tiếng Việt.
1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
Từ xưa đến nay, về khái niệm thành ngữ của tiếng Hán, các nhà nghiên
cứu thảo luận từ góc độ khác nhau, về mặt cơ bản, họ có một số nhận thức
tương tự. Từ điển tiếng Hán hiện đại (2012) định nghĩa thành ngữ như sau:
những cụm từ cố định hoặc câu ngắn ngắn gọn, thấu đáo và được người ta sử
dụng từ lâu. Thành ngữ tiếng Hán phần lớn được cấu thành bởi bốn chữ, có
nguồn gốc. [34, tr166]
Cuốn Danh từ ngôn ngữ học (2011) định nghĩa và giải thích thành ngữ
như sau: cụm từ cố định mang phong cách văn bản và được sử dụng từ lâu.
Có tính chỉnh thể về mặt nghĩa và tính cố định về mặt cấu trúc, nghĩa của nó
thường không phải là sự kết hợp một cách đơn giản của các thành phần của
nó, mà là nghĩa chỉnh thể được khái quát trên cơ sở các thành phần cấu tạo
của nó; thành phần cấu tạo và hình thức cấu trúc là cố định, không thể thay
đổi, thay thế, tăng giảm các thành phần. Nguồn gốc của thành ngữ thông
thường là từ thần thoại ngụ ngôn, câu chuyện lịch sử, bài văn, thi ca và khẩu
ngữ.[51, tr90]

15
Các nhà ngôn ngữ học cũng có một số định nghĩa đáng chú ý, Ma guofan

(1978) trong cuốn《成语》(Thành ngữ) viết rằng: “ thành ngữ là cụm từ cố

định được người ta sử dụng từ lâu và có tính dân độc.”[41, tr39]

Shi shi (1979) trong cuốn《汉语成语研究》(Nghiên cứu Hán ngữ thành

ngữ) định nghĩa thành ngữ như sau: “thành ngữ được sử dụng từ lâu trong
ngôn ngữ và do ước định mà thành, thông thường có cấu trúc và thành phần
cố định, có nghĩa nhất định nào đó, không thể nhìn chữ đoán nghĩa, chức năng
trong câu đương tương một cụm từ cố định và câu ngắn. ”[45, tr12]

Liu jiexiu (1985) trong sách 《成语》(Thành ngữ) có định nghĩa sau: “cụm

từ cố định hoặc câu ngắn có hình thức cố định, với hình thức ngắn gọn và
nghĩa sâu sắc, được người ta sử dụng từ lâu.”[38, tr3]

Mo Pengling (2001) trong sách 《汉语成语与汉文化》(Thành ngữ tiếng

Hán và văn hoá Hán) có quan niệm rằng thành ngữ là một loại cụm từ cố định
có phong cách văn bản và được sử dụng từ lâu.[42, tr1]

Cuốn giáo trình 《现代汉语》 (Tiếng hán hiện đại) (2002) nhấn mạnh rằng

thành ngữ là cụm từ cố định có phong cách văn bản và được sử dụng từ lâu. [57]
Tóm lại các quan điểm trên đây, chúng ta được biết, phần lớn tác giả coi
thành ngữ là một loại cụm từ cố định hoặc câu ngắn, thành ngữ tiếng Hán
phần lớn là bốn chữ. Và thành ngữ được sử dụng từ lâu, có thành phần và cấu
trúc cố định, nghĩa của thành ngữ rất sâu sắc và không thể đoán từ mặt chữ.
1.1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng phê chủ biên có khái niệm
về thành ngữ như sau: “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó
không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên.”
Về khái niệm về thành ngữ, các nhà Việt ngữ học cũng có rất nhiều phát biểu

16
đáng kể. [18, tr1203]
Tác giả Hồ lê (1976) có quan điểm: “Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm
nhiều từ hợp lại), có tính vững chắc về cấu tạo và bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để
miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái.” [16, tr97]
Nguyễn Văn Tú trong công trình Tiếng việt và vốn từ tiếng Việt hiện đại viết
rằng: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến
một trình độ cao về nghĩa, kết hợp thành một khối hoàn chỉnh vững chắc. Nghĩa
của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Những thành ngữ này có
tính hình tượng hoặc cũng có thể không có.”[24, tr181]
Cù đinh tú (1973) có nhận diện về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là tổ
hợp từ cố định có chức năng gọi tên sự vật, tính chất, hành động; có nội dung
hàm sức và hình thức đẹp đẽ.” [22, tr274]
Tác giả Nguyễn công đức (1995) có định nghĩa rằng: “Thành ngữ là
những cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định
danh, tức gọi tên cho sựu vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng
bẩy; có hiệu nang trong giao tiếp và là đơn vị ngôn ngữ văn hoá.” [4, tr23]
Tác giả Nguyễn thiện giáp (1998) định nghĩa như sau: “Thành ngữ là
những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có giá trị gợi tả.
Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái
niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể.” [7, tr77]
Hoàng văn hành (2008) có quan điểm như sau: Thành ngữ là những tổ
hợp từ cố định, định danh cho sự vật, hiện tượng, quá trình... biểu thị khái
niệm bằng hình ảnh biểu trưng và có hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng
phương thức so sánh và ẩm dụ hoá. [11, tr38]
Tóm lại các quan điểm chính trên đây, chúng tôi có nhận định rằng: thành
ngữ tiếng Việt là một loại cụm từ cố định, về mặt hình thức, chúng có cấu trúc
chặt chẽ và ổn định; về mặt nghĩa, chúng có tính hoàn chỉnh và có tính gợi

17
cảm, chúng cũng bóng bẩy về ý nghĩa. Về mặt chức năng, chúng có chức
năng định danh.
1.1.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
và tiếng Việt
Thông qua những quan điểm trên của các nhà nghiên cứu của hai nước,
chúng tôi tóm lại những điểm giống nhau và những điểm khác nhau về khái
niệm tiếng Hán và tiếng Việt như sau:
a) Phần lớn các tác giả đều cho rằng thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng
Việt là thuộc về cụm từ cố định, chỉ một số quan điểm cho rằng thành ngữ
tiếng Hán có thể là câu ngắn.
b) Về mặt ý nghĩa, thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt thường có
nghĩa bóng, nhiều khi không thể chỉ dựa vào các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ
mà đoán nghĩa.
c) Về mặt hình thái – cấu trúc, thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt
đều rất ổn định và chặt chẽ.
d) Thành ngữ tiếng Hán có phong cách văn bản, còn thành ngữ tiếng Việt thì
phần lớn có phong cách khẩu ngữ.
e) Thành ngữ tiếng Hán với bốn chữ chiếm số lượng áp đảo (hơn 90%),
trong khi thành ngữ tiếng Việt có bốn âm tiết thì có tỷ lệ thấp hơn.
1.2 Nhận diện thành ngữ
Thành ngữ và các đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ, cụm từ cố định v.v.
thường có một số đặc trưng tương tự. Để xem xét đặc trưng của thành ngữ
trong hai ngôn ngữ, chúng tôi sẽ xác nhận ranh giới giữa thành ngữ và các
loại đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ v.v.
1.2.1 Nhận diện thành ngữ tiếng Hán
1.2.1.1 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Hán

18
Khái niệm của tục ngữ (俗语) trong tiếng Hán nếu hiểu theo nghĩa rộng,

theo Ma Guofan (1985), nó bao gồm ngạn ngữ (谚语) và câu nói bỏ lửng/yết

hậu ngữ (歇后语). Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm tục ngữ đương

tương với ngạn ngữ. Cuốn danh từ ngôn ngư học (2011) định nghĩa ngạn ngữ
như sau: những câu cố định có nghĩa sâu sắc và thông tục ngắn gọn được lưu
truyền qua miệng.[51, tr91] Theo Liu shuxin (2002), tục ngữ là những câu có
sẵn hài hước, sinh động, ngữ nghĩa mang tính nhắc nhở, có nguồn góc từ dân
gian và được thịnh hành trong dân gian.[39] Để thuận tiện cho việc phân biệt
tục ngữ và thành ngữ, chúng tôi sẽ hiểu tục ngữ theo nghĩa hẹp như trong
cuốn từ điển tiếng Hán hiện đại: tục ngữ là những câu có hình thức cố định
được thịnh hành trong phạm vi rộng, vừa ngắn gọn vừa có tính chất hình
tượng, được sáng tạo bởi đa số nhân dân lao động, phản ánh sự mong muốn

và kinh nghiệm trong cuộc sống.[34, tr1240] Ví dụ, “隔行如隔山” (Khác

nghề như cách núi, hình dung sự khác biệt lớn giữa cách nghề khác nhau)
Dựa vào khái niệm về tục ngữ trên đây, thành ngữ và tục ngữ có nhiều
điểm tương tự, chúng đều là những đơn vị có sẵn và cố định, là tinh hoa trí
tuệ của dân tộc. Sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ cũng khá là rõ rẹt:
a) Về mặt hình thức, phần lớn thành ngữ là cụm từ cố định, đương tương với
một từ trong câu, tục ngữ thì là câu có sẵn.
b) Về mặt phong cách, thành ngữ trong tiếng Hán mang phong cách văn bản,
tục ngữ thì mang phong cách khẩu ngữ.
c) Về mặt ngữ nghĩa, tục ngữ thường là một số kinh nghiệm cuộc sống hoặc
lời khuyên của dân, thành ngữ thì phần lớn là phản ánh một quan niệm nào
đó, hoặc miêu tả một trạng thái nào đó.
d) Về mặt tính cố định thì thành ngữ có tính cố định cao hơn tục ngữ. Trong

19
quá trình sử dụng, thay thế hoặc vứt bỏ một thành phần nào đó của tục ngữ
thì không ảnh hưởng nhiều về ý nghĩa, trong khi thành ngữ thì không được
làm như vậy.
e) Về mặt nguồn gốc, thành ngữ có nguồn gốc từ các tác phẩm văn học, các
thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, câu chuyện lịch sử và ngoại lai. Tục
ngữ thì chủ yếu có nguồn gốc từ quần chúng nhân dân. Trên thực tế, có
một số trường hợp thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Trung có chuyển hoá

lẫn nhau. Ví dụ “近朱者赤,近墨者黑” (gần mực thì đen, gần đen thì

sáng) hồi xưa là một tục ngữ, nhưng hiện nay nó lại là một thành ngữ.
1.2.1.2 Phân biệt thành ngữ và quán dụng ngữ trong tiếng Hán

Khái niệm quán dụng ngữ (惯用语) trong tiếng Hán tương tự với cụm từ

cố định và quán ngữ trong tiếng Việt. Quán dụng ngữ được coi là một loại
cụm từ cố định. Theo cuốn Danh từ ngôn ngữ học (2011), quán dụng ngữ là
chỉ những dùng ngữ người ta quen dùng trong khẩu ngữ với nghĩa hoàn chỉnh,
hình thức cố định và gắn gọn. Phần lớn quán dụng ngữ được cấu thành bởi ba
âm tiết, cấu trúc nội bộ phần lớn là cấu trúc động – tân, ý nghĩa của chúng
không phải đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của thành phần cấu tạo chúng, mà
là thông qua phương thức tu từ như ví von để hình thành ý nghĩa.[51, tr91] Ví

dụ, “炒冷饭” (xào cơm nguội, hình dung những lời từng đã nói, những việc

từng đã làm, không có gì mới). Quán dụng ngữ có tính chất tương tự với
thành ngữ, chúng là thuộc về cụm từ cố định và chúng tương tự như thành
ngữ có ý nghĩa hoàn chỉnh, không thể suy đoán nghĩa từ các yếu tố cấu tạo
nên nó, có thể sử dụng độc lập.
Về sự khác biệt giữa thành ngữ và quán dụng ngữ thì các nhà ngôn ngữ
học tiếng Hán cũng có nhiều chỗ không thống nhất. Hiện nay có hai loại quan
điểm chính, một là phân biệt thành ngữ và quán dụng ngữ theo hình thức, tức

20
là ba chữ thì là quán dụng ngữ, bốn chữ thì là thành ngữ. Quan điểm thứ hai
là phân biệt thành ngữ và quán dụng ngữ dựa vào ý nghĩa, quan điểm này cho
rằng, thành ngữ là loại cụm từ cố định có ý nghĩa sâu sắc, quán dụng ngữ thì
không có.
Khi đề cập đến tính cố định của thành ngữ và quán dụng ngữ, giáo trình
Tiếng hán hiện đại (2011) có trình bày quan điểm rằng thành ngữ có tính cố
định cao hơn quán dụng ngữ. [57] Chúng ta có thể tăng thêm thành phần một
cách linh hoạt cho quán dụng ngữ nhưng không thể giảm hay thêm thành

phần cho thành ngữ. Ví dụ, khi sử dụng quán dụng ngữ “炒冷饭” (xào cơm

nguội), chúng ta có sử dụng “炒一碗冷饭” (xào một bát cơm nguội).

Tóm lại, chúng tôi cho rằng có thể phân biệt thành ngữ với quán dụng ngữ
ở mấy góc độ sau:
a) Về mặt hình thức, thành ngữ phấn lớn có bốn chữ, quán dụng ngữ thì chủ
yếu là có ba chữ, và cấu trúc nội bộ phân lớn là cấu trúc động – tân.
b) Về mặt tính cố định, thành ngữ có tính cố định cao hơn quán dụng ngữ,
trong quán trình sử dụng, quán dụng ngữ có thể tăng hoặc giảm thành
phần một cách linh hoạt trong khi thành ngữ thì không được.
c) Về mặt phong cách, thành ngữ mang phong cách văn bản còn quán dụng
ngữ thì mang phong cách khẩu ngữ.
1.2.1.3 Phân biệt thành ngữ và yết hậu ngữ (câu nói bỏ lửng) trong tiếng Hán

Yết hậu ngữ/câu nói bỏ lửng (歇后语) cũng là một loại đơn vị cần phân

biệt với thành ngữ trong tiếng Hán vì thực ra hai đơn vị thành ngữ và yết hậu
ngữ có đan xe với nhau.
Định nghĩa của Danh từ ngôn ngữ học (2011) về yết hậu ngữ là: một loại
hình thức ngôn ngữ đặc sắc có ý nghĩa đặc biệt và hình thức cố định, được
cấu tạo bởi phần phía trước – câu đố và phần phía sau – đáp án. Thông

21
thường chỉ nói phần trước nhưng ý nghĩa bản chất nằm ở phần sau.[51,

tr91]Ví dụ, “哑巴吃黄连——有苦说不出”. (người câm ăn hoàng liên – có

đắng không thể nói ra, ví có chỗ đau khổ nhưng không thể nói ra)
Đặc điểm nổi bật của yết hậu ngữ là chúng có hình thức đặc biệt, tức có
phần trước và phần sau, trong nhiều trường hợp, phần trước hoặc phần sau
của yết hậu ngữ được cấu thành bởi thành ngữ. Có khi một yết hậu ngữ phân
chia ý nghĩa của một thành ngữ thành hai phần, khi sử dụng thì chỉ nói câu đố.

Ví dụ, “包公审案——铁面无私” (Bao Công đoán án – thiết diện vô tư).

Chúng tôi cho rằng, thành ngữ và yết hậu ngữ có những điểm khác biệt như
sau:
a) Về mặt hình thức, thành ngữ chỉ có một phân và chủ yếu là bốn chữ, yết
hậu ngữ thì gồm phần trước và phần sau, phần sau giải thích và bổ sung ý
nghĩa cho phần trước. Thành ngữ thuộc cụm từ cố định, yết hậu ngữ thì là
những câu có sẵn.
b) Về mặt phong cách, thành ngữ mang phong cách văn bản còn yết hậu ngữ
thì mang phong cách khẩu ngữ.
1.2.2 Nhận diện thành ngữ tiếng Việt
Chúng tôi cho rằng các đơn vị như tục ngữ, từ ghép, và quán ngữ trong
tiếng Việt cần phải phân biệt với thành ngữ.
1.2.2.1 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ tong tiếng Việt
Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ, các nhà nghiên cứu đã thảo luận
từ lâu. Định nghĩa của tục ngữ trong cuốn Từ điển tiếng Việt (2011) do Hoàng
phê chủ biên là như sau: câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức,
kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.[18, tr1391] Tác giả Vũ
ngọc phan (1978) coi tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn một ý nghĩa, một
nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê

22
phán.[19]
Thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có sẵn, có tính ổn định cao. Về
ngữ nghĩa thì trong nhiều trường hợp thành ngữ và tục ngữ không thể nhìn
mặt chữ mà đoán nghĩa, nghĩa của chúng thường có hai bậc.
Theo Nguyễn văn hằng (1999), thành ngữ với bốn âm tiết trong tiếng Việt
chiếm khoảng 80%, còn tục ngữ với bốn âm tiết trong tiếng Việt chiếm
khoảng 50%. Nhưng xét về mặt ngữ pháp, thành ngữ là cụm từ cố định, còn
tục ngữ thì là một câu. [12]
Tác giả Hoàng văn Hhnh trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt đưa ra
bẳng như sau để miêu tả các đặc trưng để nhận diện thành ngữ và tục ngữ: [11,
tr38]
Những đặc trưng dùng Thành Ngữ Tục Ngữ
làm tiêu chí nhận diện

1. Đặc trưng về hình Tổ hợp từ cố định Câu (phát ngôn) cố


thái cấu trúc, có vần (hoặc kết cấu chủ vị), định (cả đơn và
điệu, có đối điệp quan hệ hình thái phức),quan hệ cú pháp

2. Chức năng biểu hiện Định danh sự vật, hiện định danh sự tĩnh, sự
nghĩa định tượng, quá trình... kiện, trạng huống

3. Chức năng biểu hiện Biểu thị khái niệm Biểu thị phán đoán
hình thái nhận thức bằng hình ảnh biểu bằng hình tượng biểu
trưng trưng

23
4. Đặc trưng ngữ Hai tầng ngữ nghĩa Hai tầng ngữ nghĩa
nghĩa được tạo bằng phương được tạo bằng phương
thức so sánh và ẩn dụ thức so sánh và ẩn dụ
hoá hoá

Chúng tôi cho rằng, sự khác biệt lớn nhất giữa thành ngữ và tục ngữ là hai
điểm sau:
a) Thành ngữ là cụm từ cố định, tục ngữ là câu.
b) Thành ngữ biểu hiện một trạng thái, tính chất, một quá trình... còn tục ngữ
biểu hiện một phán đoán, một kinh nghiệm trong cuộc sống.
1.2.2.2 Phân biệt thành ngữ và từ ghép trong tiếng Việt
Từ ghép là loại đơn vị thuộc về bậc từ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng,
trạng thái. Theo tác giả Vũ đức nghiệu (2008), từ ghép có ba đặc điểm: được
cấu tạo bởi hai nghĩa tố trở lên, có thể sử dụng độc lập, có khả năng gọi tên sự
vật, hiện tượng. [2] Có một số đơn vị như: dẻo kẹo, đen thui, trẻ măng... Tác
giả Trương đông san (1976) cho rằng những đơn vị trên là thuộc về thành ngữ
vì những đơn vị này thực ra là thành ngữ so sánh, ví dụ “trẻ như măng”. [20,
tr3] Tác giả Đỗ hữu châu thì coi đây là những đơn vị trung gian.[1]
Tóm lại, chúng tôi cho rằng có thể phân biệt thành ngữ với từ ghép từ hai
mặt sau:
a) Về mặt ý nghĩa, thành ngữ có ý nghĩa bóng bẩy, ngữ nghĩa của chúng có
hai bậc, mang tính biểu trưng. Còn từ ghép thì có thể hiểu ý nghĩa của
chúng dựa vào mặt chữ.
b) Về mặt hình thức, thành ngữ là những đơn vị có ba âm tiết trở lên, còn
những đơn vị hai âm tiết thì là từ ghép.
Cần nói thêm là, so với từ ghép, thành ngữ là những đơn vị có ba âm tiết
trở lên. Tương tự, những đơn vị có ba âm tiết trở lên có thể là cụm từ tự do,

24
thực ra, sự khác biệt giữa thành ngữ và cụm từ tự do rất rõ răng: thành ngữ có
tính ổn đinh rất cao, song thành ngữ là những đơn vị có sẵn. Về mặt ý nghĩa,
tương tự như sự khác biệt giữa thành ngữ với từ ghép, ý nghĩa của thành ngữ
có tính biểu cảm và không thể đoán nghĩa dựa vào các thành phần tạo nên nó.
Còn cấu trúc của cụm từ tự do không chặt chẽ như thành ngữ, có thể tạo ra
chúng tuỳ trường hợp giao tiếp. Ý nghĩa của chúng thì tuỳ theo trường hợp
giao tiếp và thành phần cấu tạo chúng.
1.2.2.3 Phân biệt thành ngữ và quán ngữ trong tiếng Việt
Từ điển Thành ngữ tiếng Việt (2015) do tác giả Hoàng Phê chủ biên định
nghĩa quán ngữ như sau: tổ hợp từ cố định đã dùng lâu, dùng nhiều thành
quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành. Những quán ngữ
thường dùng như: nói tóm lại, nói cách khác, lên tiếng...[18, tr1049] Đỗ hữu
châu (2004) cho rằng, quán ngữ là đơn vị trung gian giữa cụm từ cố định và
cụm từ tự do. Bất cứ xét về mặt ngữ nghĩa hay hình thức, quán ngữ đều mang
đặc trưng của cụm từ tự do. Nhưng tính thường dùng khiến cho chúng trở
thành tổ hợp từ cố định. [1]
Tóm lại, có thể phân biệt thành ngữ với quán ngữ dựa vào hai tiêu chí sau:
a) Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ có nghĩa biểu trưng, còn quán ngữ thì chỉ
cần dựa vào mặt chữ thì có thể suy ra.
b) Về mặt chức năng, thành ngữ có chức năng định danh, còn quán ngữ thì là
dùng để liên kết câu hoặc nhấn mạnh nội dung.
1.2.3 Sự khác biệt và sự giống nhau giữa các đơn vị trong tiếng Hán và tiếng Việt
Trên đây chúng tôi đã phân biệt các đơn vị dễ nhầm lẫn với thành ngữ
trong tiếng Hán và tiếng Việt. Chúng tôi cho rằng giữa các đơn vị có một số
điểm giống nhau và khác nhau sau đây:
a) Tục ngữ trong tiếng Hán và tục ngữ trong tiếng Việt gần giống nhau, đều
là những câu có sẵn, tục ngữ trong hai ngôn ngữ đều sử dụng nhiều trong

25
khẩu ngữ. Về mặt ý nghĩa, tục ngữ trong tiếng Hán và tục ngữ trong tiếng
Việt đều có hai tầng ngữ nghĩa và phần lớn đều là những kinh nghiệm
được rút ra trong cuộc sống.
b) Quán dụng ngữ trong tiếng Hán và quán ngữ trong tiếng Việt thì là hai loại
đơn vị khác hẳn. Về mặt ngữ nghĩa, quán dụng ngữ trong tiếng Hán là tương tự
với thành ngữ, nghĩa có hai bậc, một là nghĩa đen, hai là ngụ ý. Quán ngữ
trong tiếng Việt thì không có hai bậc nghĩa mà chỉ có nghĩa đen, còn quán ngữ
trong tiếng Việt là dùng để liên kết câu hoặc nhấn mạnh nội dung, quán dụng
ngữ trong tiếng Hán thì hoàn toàn không có chức năng này.
c) Yết hậu ngữ là loại đơn vị đặc sắc trong tiếng Hán.
d) Thành ngữ trong tiếng Việt là ba âm tiết trở lên, đây là tiêu chí để phân
biệt thành ngữ với từ ghép, còn để phân biệt thành ngữ và cụm từ tự do thì
chủ yết xét về hai mặt ý nghĩa và tính ổn định. Trong tiếng Hán cũng có
tình hình tương tự, thành ngữ phần lớn là bốn chữ, đây là tiêu chí quan
trọng để phân biệt thành ngữ với từ ghép. Còn trường hợp nhận định thành
ngữ và cụm từ tự do trong tiếng Hán cũng tương tự như trong tiếng Việt.
1.3 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Theo Ma guofan (1978), thành ngữ có bốn đặc trưng cơ bản: tính cố định
về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, tính thường dùng, tính lịch sử và tính dân
tộc.[41] Tác giả Hoàng văn hành trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt cũng
thảo luận về hai đặc trưng nổi bật về thành ngữ: a) Tính ổn định, cố định về
thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ hình thành là do thói quen sử
dụng của người bản ngữ. b) Tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa.[11, tr28]
Dựa vào quan điểm của hai nhà nghiên cứu trên đây, chúng tôi sẽ đi vào tình
hình cụ thể thảo luận các đặc điểm về của cấu trúc, ngữ nghĩa cũng như các
đặc trưng về mặt lịch sử, dân tộc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
1.3.1 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán

26
Về mặt cấu trúc, thành ngữ tiếng Hán có tính ổn định cao, kết cấu chặt
chẽ, đặc điểm này cũng tương tự trong thành ngữ tiếng Việt. Trong quá trình
sử dụng thành ngữ, nhiều khi các yếu tố của thành ngữ không thể thay thế
bằng thành phần khác. Mặc dù nhiều khi trong các tác phẩm văn học, các nhà
văn sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo và linh hoạt, không giữ nguyên
thành ngữ, nhưng cách sử dụng như thế này không mẫu thuẫn với tính ổn định
của thành ngữ. Một mặt chúng ta cần thành ngữ ổn định để không nhầm lẫn
với các từ khác, mặt khác, chúng ta cũng cần thành ngữ phát triển, diễn biến,
hai mặt này thực ra không mẫu thuẫn với nhau. Như vậy, tính ổn định của
thành ngữ cũng không phải là tuyệt đối.
Một đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán là hơn 90%
thành ngữ tiếng Hán được cấu tạo bởi bốn chữ. Theo Liu jiexiu, sở dĩ hơn
90% thành ngữ tiếng Hán là cấu tạo bởi bốn chữ là vì nó có liên quan mật
thiết với quy tắc cấu tạo từ, thanh điệu và văn thơ truyền thống. [38, tr7]Một
trong những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với thành ngữ là Thi

Kinh (诗经), phần lớn bài thơ trong Thi Kinh là câu bốn chữ, trong đó có rất

nhiều câu hiện nay người ta hay sử dụng chúng với tư cách là thành ngữ. Ví

dụ, “高高在上” (cao cao tại thượng), “不可救药” (bất khả cứu dược), “逃之

夭夭” (đào chi yểu yểu) v.v. Thầm chí có nhiều trường hợp những bài thơ

năm chữ hoặc bảy chữ cũng thu hẹp lại trở thành thành ngữ bốn chữ. Ví dụ,

疾风知劲草 (tật phong tri kình thảo)  疾风劲草 (tật phong kình thảo);

满城风雨近重阳 (mãn thành phong vũ cận trùng dương)  满城风雨

(mãn thành phong vũ).


Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ tiếng Hán cũng như thành ngữ tiếng Việt, có
tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa. Nghĩa của thành ngữ có hai bậc, một là

27
nghĩa đen, còn bậc hai thì là nghĩa biểu trưng được dựa trên nghĩa đen. Ví dụ

thành ngữ “叶公好龙” (diệp công hiếu long), nghĩa đen của thành ngữ này là

nói ông diện công thích rồng, thành ngữ này thường là dùng để chỉ ra vẻ yêu
thích bên ngoài, còn thực chất bên trong thì không. Cho nên, trong khi sử
dụng thành ngữ chúng ta không thể chỉ dựa vào nghĩa đen mà sử dụng chúng.
Một đặc điểm nữa đáng kể của thành ngữ tiếng Hán là trong thành ngữ
còn để lại rất nhiều dấu ấn lịch sử. Cụ thể được thể hiện ở ba mặt:
Một là về mặt ngữ pháp, trong thành ngữ tiếng hán còn sử dụng rất nhiều

hư từ và quy tắc ngữ pháp của tiếng Hán cổ. Ví dụ thành ngữ “天府之国”

(thiên phủ tri quốc), chỉ thành phố thành đô, trong đó “之” (tri) là một trợ từ.

Thành ngữ “能者为师” (năng giả vi sư), nghĩa là người có năng lực cao thì có

thể làm thầy, trong đó “者” (giả) là một đại từ. Có một số từ trong thành ngữ

có sự chuyển đổi về từ loại so với tiếng Hán hiện đại, ví dụ thành ngữ “兵不

血刃” (binh bất huyết nhẫn), hình dung thắng lợi dễ dàng, trong đó “血”

(huyết, nghĩa là máu) trong tiếng hán hiện đại là một danh từ, trong thành ngữ

này “血” (huyết) là động từ, nghĩa là “使...沾血” (khiến...thấm máu).

Hai là về mặt ngữ nghĩa, trong thành ngữ tiếng Hán còn để lại nhiều từ

với nghĩa cổ. Ví dụ thành ngữ “赴汤蹈火” (phó thang đạo hoả), hình dung

xông vào nơi dầu sôi lửa bỏng, trong đó “汤” (thang) trong tiếng Hán hiện đại

chỉ canh, nhưng trong thành ngữ này “汤” (thang) sử dụng nghĩa cổ, chỉ nước

nóng. Thành ngữ “兵不血刃” (binh bất huyết nhẫn), hình dung thắng lợi dễ

dàng, trong đó “兵” (binh) trong thành ngữ này nghĩa là vũ khí, nhưng trong

28
tiếng Hán hiện đại “兵” nghĩa là quân nhân.

Ba là về mặt nguồn gốc, thành ngữ tiếng Hán phần lớn có xuất xứ từ văn

ngôn. Ví dụ: thành ngữ “三顾茅庐” (tam cố mao lư), nghĩa là ba lần đến mời,

xuất xứ từ《三国志》(Tam quốc chí); thành ngữ “窈窕淑女” (yểu điệu thục

nữ), hình dung cô gái xin đẹp, xuất xứ từ《诗经》(Thi kinh); thành ngữ “雷霆

万钧” (lôi đình vạn quân), ví với khí thế mạnh mẽ, xuất xứ từ《汉书》(Hán

thư); thành ngữ “金玉良缘”(kim ngọc lương duyên), ví nhân duyên tốt đẹp,

xuất xứ từ《红楼梦》(Hồng lâu mộng).

Về đặc trưng dân tộc của thành ngữ tiếng Hán, theo Ma guofan, tính dân
tộc của thành ngữ được thể hiện ở hai mặt. Một là nội dung của thành ngữ,
hai là hình thức của thành ngữ.[41] Đi vào cụ thể là thành ngữ tiếng Hán, về
mặt hình thức, thành ngữ tiếng Hán phần lớn là bốn chữ, cấu trúc đối xứng là
một dạng rất phổ biến, khiến cho thành ngữ dễ đọc dễ nhớ, phù hợp với thói
quen thẩm mỹ của người Hán. Nội dung của thành ngữ thì có phản ánh các
phương diện trong cuộc sống cũng như văn hoá của dân tộc Hán. Trong thành
ngữ tiếng Hán có phản ánh các mặt trong cuộc sống hàng ngày như trang
phục, ẩm thực, nhà cửa, đồ dùng, phương tiện đi lại v.v. Không chỉ như vậy,
cách tư duy và cách tri nhận thế giới của dân tộc cũng được thể hiện qua
thành ngữ. Mỗi dân tộc có một kho tàng thành ngữ riêng, khi đi đối chiếu
thành ngữ của các dân tộc, tính dân tộc được thể hiện rất rõ trong thành ngữ.

Ví dụ trong tiếng Hán có rất nhiều thành ngữ liên quan đến “茶” (trà), “茶禅

一味” (trà thiền nhất vị), biểu thị ý nghĩa của uống trà đối với ngồi thiền;

thành ngữ “三茶六饭” (tam trà lục phạn), hình dung chăm sóc rất kỹ về mặt

29
ẩm thực; thành ngữ “清茶淡话” (thanh trà đạm thoại), miêu tả cuộc sống

thanh cao, tao nhã. Những thành ngữ trên có thể thể hiện vai trò quan trọng
của trà đối với dân tộc Hán. Đây chính là một dấu ấn mang tính dân tộc trong
thành ngữ.
1.3.2 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt
Về đặc điểm cấu trúc, thành ngữ tiếng Việt được thể hiện ở hai phương
diện, một là các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên và trong
nhiều trường hợp không thể thay bằng các yếu tố khác; hai là sự cố định về
trật tự các thành tố tạo nên chúng. Theo tác giả Hoàng văn hành, tính ổn định,
cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ hình thành là do thói
quen sử dụng của người bản ngữ.[11] Ví dụ, thành ngữ ăn cháo đái bát, trong
khi sử dụng không thể nói “ăn cháo đái chén” hoặc “đái bát ăn cháo”. Song,
trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy thành ngữ tiếng Việt có nhiều
biến thể. Các biến thể khác với thành ngữ gốc chủ yếu về mặt sắc thái, phong
cách hoặc phạm vi sử dụng, về ý nghĩa cơ bản thì các biến thể không khác
nhiều với thành ngữ gốc. Ví dụ ăn đói ăn khát – ăn đói uống khát, nước sôi
lửa bỏng – lửa bỏng nước sôi, ăn trắng mặc trơn – ăn trơn mặc trắng v.v.
Mặc dù có những trường hợp biến thể, nhưng ý nghĩa của thành ngữ vẫn rất
ổn định. Theo số liệu thông kệ của Trần thị ánh nguyệt, những trường hợp này
chỉ chiếm khoảng 6.8% trong thành ngữ tiếng Việt.[32] Cho nên, tính ổn định
và cố định của thành ngữ tiếng Việt vẫn rất là cao, và tính ổn định và tính cố
định không phải tuyệt đối.
Về mặt ngữ nghĩa, nhiều tác giả khảng định rằng thành ngữ là loại đơn vị
định danh bậc hai. Nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được nhắc
đến trong nghĩa đen của các từ tạo nên thành ngữ, mà ngụ ý điều gì đó suy ra
từ chúng. Nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái

30
biểu trưng hoá: hình thái tỉ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm).
Chính vì thế, tác giả Hoàng văn hành dựa vào hai hình thái biểu trưng hoá của
thành ngữ tiếng Việt mà chia thành ngữ làm hai loại: thành ngữ so sánh và
thành ngữ ẩn dụ hoá.
Về nguồn gốc, thành ngữ tiếng Việt có một đặc điểm nổi bật là có nhiều
thành ngữ có nguồn gốc Hán. Do sự tiếp xúc giữa Trung Quốc và Việt Nam
trong quá trình lịch sử, các loại đơn vị cố định trong tiếng Hán cũng được
nhập vào kho tàng thành ngữ Việt và một phần lớn của chúng được “Việt hoá”
khá là triệt để. Cuốn từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán (1993) có thu thập
gần 1000 thành ngữ gốc Hán, mặc dù trong đó có một phần thành ngữ hiện
nay được sử dụng với tần số rất thấp. Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
không chỉ là có nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán, theo các nhà nghiên cứu,
còn có các nguồn gốc từ tục ngữ tiếng Hán, cụm từ cố định, cụm từ tự do v.v.
Ví dụ có nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán như hậu sinh khả uý, hoãn binh
chi kế v.v. Có nguồn gốc từ tục ngữ tiếng Hán như dục tốc bất đạt, ác giả ác
báo v.v. Có nguồn gốc từ cụm từ cố định như bình ăn vô sự, vạn sự như ý v.v.
Phần lớn thành ngữ tiếng Việt không có xuất xứ như thành ngữ tiếng Hán,
nhưng mà dựa vào nội dung cũng có thể nhận thấy rất nhiều dấu ấn lịch sử
trong thành ngữ tiếng Việt. Trong một số thành ngữ còn giữ nguyên nghĩa cổ
của từ. Ví dụ thành ngữ con dại cái mang, con mống sống mang, trong đó cái
chỉ mẹ, sống nghĩa là bố. Vào thời điểm hiện nay, cái và sống chỉ được sử
dụng cho động vật. Một số thành ngữ thì phản ánh lịch sử một cách trực tiếp.
Ví dụ, thành ngữ oan như Thị Kính, nợ như chúa Chổm, “Thị Kính” là nhận
vật trong hát chèo, “chúa Chổm” là nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Có thể
nói, thành ngữ tiếng Việt có mang dấu ấn lịch sử khá rõ rệt mặc dù phần lớn
của chúng hiện nay không tìm được xuất xứ.
Xét về đặc trưng dân tộc – văn hoá của thành ngữ tiếng Việt, có thể nói

31
thành ngữ tiếng Việt là một bức tranh toàn diện về dân tộc và văn hoá Việt.
Về chất liệu, thành ngữ tiếng Việt gồm những yếu tố liên quan chặt chẽ với
cuộc sống hàng ngày của người Việt. Ví dụ các thành ngữ liên quan đến ẩm
thực ba cơm bẩy mắm, cơm thừa canh cạn, có gan ăn muống có gan lội hồ,
chồng ăn chả, vợ ăn nem, xôi hỏng bỏng không v.v. Các thức ăn trong thành
ngữ trên đây như rau muống, chả, nem, xôi cơm là những đồ ăn hàng ngày
của người Việt. Trong đó, lương thực chính của người Việt là gạo, cho nên
các thành ngữ có yếu tố cơm, gạo chiếm tỷ lệ rất cao. Dựa vào ý nghĩa của
thành ngữ tiếng Việt, chúng ta có thể nhìn thấy phong tục tập quán, tư tưởng,
cách sống, kinh nghiệm cuộc sống...của người Việt. Ví dụ cá không ăn muối
ca ươn là kinh nghiệm được rút ra từ cách chế biến thực phẩm, thành ngữ này
chỉ những người tự phụ, tự cao, không nghe lời khuyên của người có kinh
nghiệm. Thành ngữ được cheo hỏng cưới, phản ánh phong tục tập quán liên
quan đến đám cưới. Thành ngữ công cha nghĩa mẹ phản ánh quan niệm “hiếu”
của người Việt. Thành ngữ “hiền lành như bụt” thì thể hiện một trong những tín
ngưỡng của người Việt. Có thể nói các phương diện trong cuộc sống người Việt
đều có thể hiện trong thành ngữ. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy,
các yếu tố liên quan đến nông nghiệp xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ tiếng
Việt. Ví dụ thời tiết, nông cụ, động vật như con trâu, con ếch, con ốc, lương thực
như cây lúa, hạt gạo v.v. Các từ như ruộng, đồng, ao cũng có tần số xuất hiện
khá cao. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể: ăn một bát cháo, chạy ba quãng dồng;
ba bò chín trâu; gạo bồ thóc đống; cày sâu cuốc bẫm; như hạn mong mưa; tròn
như cối xay; răng như bàn cuốc; đánh bùn sang ao... Những thành ngữ này chính
là dấu ấn của văn hoá nông nghiệp lúa nước.
1.3.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt
a) Về mặt cấu trúc, thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều có

32
tính ổn định cao nhưng tỷ lệ các thành ngữ bốn chữ trong tiếng Hán rất
cao, đặc điểm này rất nổi bật.
b) Về mặt ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều có
nghĩa đen và nghĩa biểu trưng.
c) Về nguồn gốc, thành ngữ tiếng Hán phần lớn có xuất xứ trong khi
thành ngữ tiếng Việt phần lớn hiện này không tìm được xuất xứ nữa.
Thành ngữ tiếng Việt có một khói lượng lớn là thành ngữ có nguồn gốc
Hán.
d) Cả thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều có rất nhiều dấu
ấn lịch sử. Trong thành ngữ tiếng Hán thì các dấu ấn lịch sử được thể
hiện qua ngữ pháp, ngữ nghĩa và nguồn gốc; trong thành ngữ tiếng
Việt thì các dấu ấn lịch sử chủ yếu là dựa vào nội dung hoặc chất liệu
của thành ngữ.
e) Thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều thể hiện đặc trưng
văn hoá – dân tộc của người Hán và người Việt. Trong đó, thành ngữ
tiếng Hán có phản ánh khá nhiều về cuộc sống chính trị, câu truyện
lịch sử v.v. Còn thành ngữ tiếng Việt thì gần gũi với cuộc sống hàng
ngày của dân tộc Việt, có khá nhiều nội dung liên quan đến nông
nghiệp, thiên nhiên. Đáng chú ý là, có rất nhiều thành ngữ tiếng Việt
liên quan đến phật giáo, trong khi thành ngữ tiếng Hán thì ít thấy hiện
tượng này, đây cũng thể hiện tính quan trọng của phật giáo đối với dân
tộc Việt.
1.4 Một vài vấn đề về ẩm thực
Từ điển tiếng Việt giải thích từ “ẩm thực” như sau: ăn uống. Cuốn từ điển

tiếng Hán hiện đại cũng có giải thích tương tự đối với từ “饮食” (ẩm thực):đồ

ăn và đồ uống; hành động ăn và uống. Như vậy, ẩm thực sẽ bao gồm cả “ăn”

33
và “uống”, trong đó “ăn” có liên quan đến thực phẩm, gia vị, cách chế biến
v.v; “uống” thì chủ yếu là trà và rượu. Trong quá trình lựa chọn thành ngữ có
yếu tố chỉ ẩm thực, chúng tôi chủ yếu xét về ý nghĩa chỉnh thể của thành ngữ.
Chủ yếu bao gồm hai trường hợp, một là những thành ngữ miêu tả hoặc phản

ánh một cách trực tiếp về hoạt động ăn uống của con người, ví dụ “酒足饭

饱” (tửu túc phạn bão, rượu đủ cơm no) trong tiếng Hán, ăn như rồng cuốn

trong tiếng Việt; hai là những thành ngữ về kinh nghiệm, tri thức, đạo đức v.v.
trong cuộc sống mà người ta rút ra từ hoạt động liên quan đến ẩm thực, phần
này thì chiếm tỷ lệ rất cao trong nhóm thành ngữ mà chúng tôi khảo sát. Ví dụ

thành ngữ có cháo đòi chè, giữ bụt ăn oản... thành ngữ “五谷不分” (ngũ cốc

bất phân), “无米之炊” (vô mễ tri xuy).

Có một số từ như ăn trong tiếng Việt, xét về từ điển tiếng Việt, từ ăn có 14


nghĩa. Trong đó nghĩa liên quan đến ẩm thực là ba cái: 1) từ cho vào cơ thể
thức nuôi sống. 2) nhai trầu hoặc hút thuốc. 3) ăn uống nhân dịp gì. Khi lựa
chọn thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực thì có nhiều thành ngữ gồm từ ăn,
những trường hợp từ ăn không thuộc về phạm vị ba cái ý nghĩa trên thì chúng
tôi không coi đó là một thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực. Ví dụ ăn hại đái nát,
ăn gửi nằm nhờ, ăn đợi nằm chờ v.v. Trường hợp tương tự trong tiếng Hán có

từ “食” (thực), từ “食” có hai mươi nghĩa, trong đó chỉ có bốn nghĩa liên quan

đến ẩm thực, những nghĩa như thua lỗ, hưởng thụ thì không thuộc về phạm vị

khảo sát của chúng tôi, ví dụ “自食其果” (tự thực kỳ quả), nghĩa là gieo nhân

nào gặt quả ấy.


Ẩm thực là một thứ rất quen thuộc đối với mọi người, bất cứ đối với
người Việt hat người Trung, ẩm thực không chỉ đơn giản là một ngày ba bữa
cơm mà là dân dĩ thực vi tiên. Hoạt động liên quan đến ẩm thực là một phần

34
quan trọng trong nền văn hoá của một dân tộc, đằng sau những hoạt động ẩm
thực là các quan niệm, cách tri nhận thế giới của một dân tộc. Để tìm hiểu
một dân tộc, nghiên cứu dựa vào ẩm thực của dân tộc đó là có tính khả thi cao
và có hiệu quả tốt. Các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực thì là một sự phản
ánh trựu tiếp về văn hoá ẩm thực của một dân tộc, trong các thành ngữ sẽ gồm
nhưng yếu tố như tài liệu chế biến, cách chế biến, gia vị...
Hơn nữa, các thành ngữ không chỉ hướng tới miêu tả hoạt động ăn uống
hàng ngày của con người, mà nhằm để thể hiện kinh nghiệm, tri thức, đạo
đức...trong cuộc sông. Vì mỗi dân tộc có cách tri nhận thế giới khác nhau, cho
nên, những thể hiện cụ thể trong thành ngữ cũng sẽ khác hẳn nhau.
Trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực của tiếng Việt, những yếu tố như
cơm, xôi, oản, mắm có tần số xuất hiện rất cao, đây chính là những thứ quen
thuộc trên bàn ăn đối với người Việt. Có thể nói, những thành ngữ này phản
ánh một cách trực tiếp về cuộc sống hàng ngày của người Việt. Trong quá
trình chế biến, người Việt cũng rút ra rất nhiều kinh nghiệm như cá không ăn
muối cá ươn. Thành ngữ ăn cay nuốt đắng thì thông qua gia vị miêu tả cuộc
sống khó khăn. Trong quá trình khảo sát và đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ
ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi không chỉ nhằm tìm hiểu về
sự khác biệt và sự giống nhau của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực mà còn
muốn bộc lộ sự khác biệt và sự giống nhau (chủ yếu là sự khác biệt) về mặt
văn hoá ẩm thực.
1.5 Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã thảo luận về một số vấn đề lý thuyết về
thành ngữ, đồng thời, dựa vào quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi
cho rằng có thể hiểu thành ngữ trong tiếng Hán như sau: thành ngữ là một loại
cụm từ cố định hoặc câu ngắn được sử dụng từ lâu, có thành phần và cấu trúc
cố định, ý nghĩa sâu sắc và không thể xét về nghĩa đen để lý giải chúng, thành

35
ngữ tiếng Hán phần lớn là bôn chữ. Còn thành ngữ tiếng Việt có thể hiểu là
những cụm từ cố định được dùng để định danh, thành ngữ là đơn vị định danh
bậc hai. Thành ngữ có cấu trúc chặt chẽ và ổn định; về mặt nghĩa, chúng có
tính hoàn chỉnh và có tính gợi cảm, chúng cũng bóng bẩy về ý nghĩa. Khi đối
chiếu khái niệm về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, điểm khác biệt
lớn nhất là thành ngữ tiếng Hán phần lớn mang phong cách văn bản, còn
thành ngữ tiếng Việt thì phong cách khẩu ngữ nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu
cũng nhấn mạnh về hình thức bốn chữ của thành ngữ tiếng Hán vì chúng có
số lượng hơn 90%. Khi trả lời câu hỏi “thành ngữ là gì?”, chúng tôi cho rằng,
không chỉ nên xác nhận thành ngữ qua bản thân của chúng tức là khái niệm
của thành ngữ mà còn phải xem xét chúng trong một bối cảnh rộng lớn hơn,
tức là xem xét vị trí của thành ngữ khi đi cùng với các loại đơn vị khác có
nhiều điểm chung với thành ngữ như cụm từ cố định, cụm từ tự do, quán ngữ,

quán dụng ngữ (惯用语), yết hậu ngữ (歇后语) v.v. Cho nên, trong chương

này chúng tôi dành một phần để trình bày sự khác biệt giữa thành ngữ và các
đơn vị ngôn ngữ khác trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Đặc điểm về mặt cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt là tương
tự nhau, thành ngữ trong hai ngôn ngữ đều bền vững về hình thái – cấu trúc.
Đặc điểm nổi bật của thành ngữ tiếng Hán là chúng chủ yếu là cấu trúc với
bốn chữ. Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều có nghĩa
đen và nghĩa biểu trưng. Đặc điểm về mặt tính lịch sử của thành ngữ có thể
hiện trong cả thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt. Một là dựa vào nội
dung thành ngữ, hai là dựa vào cấu trúc hoặc ngữ nghĩa của các yếu tố trong
thành ngữ. Thành ngữ của mỗi dân tộc sẽ phản ánh tư tưởng, lối sống, thế giới
quan,... của mỗi dân tộc, dựa vào nội dung và hình thức của thành ngữ, chúng
ta có thể nhìn thấy được một bức tranh toàn diện của một dân tộc. Thành ngữ

36
tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt đều có phản ánh một cách rõ rệt về các
quan niệm và lối sống của dân tộc Hán và đân tộc Việt.
Trong quá trình khảo sát và lựa chọn các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực,
việc đầu tiên là làm rõ về khái niệm ẩm thực, trong tiếng Hán và tiếng Việt,
“ẩm thực” đều là chỉ ăn uống nói chung, để thuận tiện cho việc đối chiếu,
chúng tôi xét nghĩa chỉnh thể của thành ngữ để lựa chọn. Chủ yếu gồm những
thành ngữ phản ánh trực tiếp về hoạt động ẩm thực và những thành ngữ nhằm
thể hiện kinh nghiệm cuộc sống hoặc miêu tả các hiện tượng...dựa vào nội
dung liên quan đến ẩm thực. Chúng tôi sẽ đi vào việc đối chiếu cụ thể trong
chương tiếp theo.

37
CHƢƠNG 2
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ
CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

2.1 Cách phân loại thành ngữ


Để xác nhận thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực, chúng tôi đã khảo sát cuốn

《汉语成语词典》(Từ điển thành ngữ tiếng Hán) với số lượng thành ngữ hơn

sáu nghìn. Đồng thời, chúng tôi cũng khảo sát cuốn《常用成语词典》(Từ điển

thành ngữ thường dùng) với số lượng thành ngữ hơn năm nghìn. Dựa vào ý

nghĩa chỉnh thể của thành ngữ và khái niệm về ẩm thực (饮食) trong tiếng

Hán, chúng tôi đã lựa chọn 178 thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực hiện nay vẫn
rất thường dùng đối với người Trung. Về thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực
trong tiếng Việt, chúng tôi đã khảo sát cuốn Thành ngữ tiếng Việt do tác giả
Nguyễn lực và Lương văn đang chủ biên, cuốn từ điển này đã thu thập 4715
thành ngữ, đồng thời chúng tôi cũng tham khảo kho ngữ liệu thành ngữ Việt –
Hán với số lượng thành ngữ hơn bốn nghìn do tác giả Cai xinjiao phiên dịch.
Số lượng thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực mà chúng tôi đã thu thập được là
319 thành ngữ.
Theo tác giả Ma guofan, đứng ở góc độ ngữ pháp, thành ngữ có thể
chia thành hai loại lớn. Loại thứ nhất là loại có thể chia chúng thành hai
bộ phần, phần trước và phần sau. Mối quan hệ giữa hai phần này là đẳng
lập, đối ứng, tiếp nối, mục đích hoặc nhân quả, những mối quan hệ này
được gọi là cấu trúc cấp một, còn có thể phân tích tiếp theo cấu trúc cấp
hai, tức quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố.[41] Loại này hiện nay được gọi
là thành ngữ liên hợp. Ví dụ:

38
1 排山倒海  排山 | 倒海 (并列)  排(动)山(宾) | 倒(动)海(宾)

bài sơn đảo hải  bài sơn | đảo hải (đẳng lập)  bài (động) sơn(tân) | đảo
(động) hải (tân).
2 药到病除  药到 | 病除 (因果)  药(主)到(谓) | 病(主)除(谓)

dược đáo bệnh trừ  dược đáo | bệnh trừ (nhân quả)  dược (chủ) đáo (vị) |
bệnh (chủ) trừ (vị).
3 杯水车薪  杯水 | 车薪 (对举)  杯(偏)水(正) | 车(偏)薪(正)

bôi thuỷ xa tân  bôi thuỷ | xa tân (đối ứng)  bôi (phụ) thuỷ (chính) | xa
(phụ) tân (chính).
4 过河拆桥  过河 | 拆桥 (承接)  过(动)河(宾) | 拆(动)桥(宾)

qua hà sách kiều  qua hà | sách kiều (tiếp nối)  qua (động) hà (tân) | sách
(động) kiều (tân).
5 取长补短  取长 | 补短 (目的)  取(动)长(宾) | 补(动)短(宾)

thủ trường bổ đoản  thủ trường | bổ đoản (mục đích)  thủ (động) trường
(tân) | bổ (động) đoản (tân).
Khi phân tích đến bậc thứ hai, tính đối xứng về cấu trúc ngữ pháp của loại
thành ngữ này đã được thể hiện ra. Theo kết quả thống kê cho hơn bốn nghìn
thành ngữ bốn chữ trong tiếng Hán và 3500 thành ngữ bốn âm tiết trong tiếng
Việt của tác giả Trần thị ánh nguyệt, loại thành ngữ này chiếm khoảng 37%
trong thành ngữ bốn chữ tiếng Hán, còn trong tiếng Việt thì loại thành ngữ
liên hợp chiếm khoảng 70% trong thành ngữ bốn âm tiết. [32]Trường hợp
trong tiếng Việt ví dụ:
cơm (chủ) dẻo (vị) canh (chủ) ngọt (vị)
cấm (vị) chợ (bổ) ngăn (vị) sông (bổ)
ăn (vị) được (bổ) nói (vị) nên (bổ)

39
Loại thứ hai là loại thành ngữ phi liên hợp, là loại không thể chia chúng
thành hai phần rõ rệt. Mối quan hệ nội bộ của thành ngữ được miêu tả bằng
mối quan hệ ngữ pháp: chủ vị, động tân, động bổ, chính phụ, kiêm ngữ, liên
động và loại quan hệ khác. Quan hệ chính phụ có thể chia thành hai tiểu loại:
định – trung và trạng – trung. Theo Trần thị ánh nguyệt, các loại quan hệ như
kiêm ngữ, liêm động và loại khác chỉ chiếm khoảng 3.1% trong loại thành
ngữ phi liên hợp.[32] Ví dụ cụ thể như sau:
1 主谓关系:老马(主)识(谓)途(宾) lão mã (chủ) thức (vị) đồ (tân)

面目(主)可憎(谓) diện mục (chủ) khả tăng (vị)


2 动宾关系:寄人(动)篱下(宾) ký nhân (động) li hạ (tân)

大动(动)干戈(宾) đại động (động) can qua (tân)


3 动补关系:泣(动)不成声(补) khấp (động) bất thành thanh (bổ)

犹豫(动)不决(补) do dự (động) bất quyết (bổ)


4 偏正关系:火上(状)浇油(中) hoả thượng (trạng) kiêu du (trung)

书香(定)门第(中) thu hương (định) môn đệ (trung)

Tất nhiên hai cách này cũng không bao quát hết được tất cả các thành ngữ, các
trường hợp không phân tích được phần lớn là vì trong nội bộ thành ngữ còn để lại
cấu trúc ngữ pháp tiếng Hán cổ mà hiện nay không còn sử dụng nữa.
Phải chăng cách phân tích trên có khả năng áp dụng cho tiếng Việt? Dựa
vào nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn chữ trong tiếng Hán và tiếng Việt của
Trần Thị Ánh Nguyệt, cách phân tích trên là có tính khả thi, các loại hình cấu
trúc ngữ pháp trên của thành ngữ phi liên hợp cũng phù hợp với thành ngữ

bốn chữ trong tiếng Việt. Ví dụ:

Quan hệ chủ vị: chó (chủ) ngáp phải (vị) ruồi (bổ)

40
Quan hệ chính phụ: hàng (chính) tôm (phụ) hàng (chính) cá (phụ)
Quan hệ động bổ: khóc (động) hết nước mắt (bổ)
Trong tất cả các thành ngữ mà chúng tôi đã thu thập được, các thành ngữ
tiếng Hán có một đặc điểm rất nổi bật là phần lớn của chúng đều là thành ngữ
bốn chữ, chiếm tới 96%. Cho nên, để có một kết quả phân tích định lượng,
chúng tôi sẽ chia thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt thành hai
loại, loại thứ nhất là loại thành ngữ bốn âm tiết, còn loại thứ hai là loại thành
ngữ phi bốn âm tiết, loại thành ngữ phi bốn âm tiết trong tiếng Việt chúng tôi
sẽ dành một phần riêng để thảo luận. Chúng tôi sẽ sử dụng cách phân tích trên
để miêu tả cấu trúc nội bộ của thành ngữ. Đối với trường hợp thành ngữ liên
hợp, chúng tôi sẽ đi vào cấu trúc bậc thứ hai, tức cấu trúc ngữ pháp cụ thể của

thành ngữ, ví dụ: 排(动)山(宾) | 倒(动)海(宾), bài (động) sơn(tân) | đảo

(động) hải (tân). Đối với trường hợp thành ngữ phi liên hợp, chúng tôi sẽ thảo
luận trực tiếp cấu trúc ngữ pháp của chúng. Khi đi vào phân tích cụ thể, chúng
tôi sẽ thống kê tỷ lệ của các dạng cấu trúc ngữ pháp cụ thể và đưa ra một kết
quả đối chiếu định lượng. Cụ thể có thể hình dung như sau:

2.2. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán
2.2.1 Các dạng cấu trúc của thành ngữ bốn chữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong
tiếng Hán
Trong tất cả các thành ngữ bốn chữ tiếng Hán mà chúng tôi thu thập được,

41
thành ngữ liên hợp có 81 thành ngữ, chiếm 47.3%; thành ngữ phi liên hợp có
90 thành ngữ, chiếm 52.7%. Đối với thuật ngữ dành cho nhóm thành ngữ
tiếng Hán, chúng tôi sẽ sử dụng cách gọi các dạng cấu trúc trong tiếng Hán.
Dưới đây chúng tôi cần giải thích thêm về thuật ngữ trong tiếng Hán, “định”

(定) có nghĩa là định ngữ, “trung” (có nghĩa là trung tâm ngữ), “định + trung”

là một cấu trúc danh ngữ vì trung tâm ngữ của nó là danh ngữ. “Trạng” (状)

có nghĩa là trạng ngữ, “trạng + trung” là một cấu trúc động ngữ vì trung tâm

ngữ của nó là động ngữ. “tân” (宾) có nghĩa là tân ngữ, tương tự với bổ ngữ

trong tiếng Việt, thường do danh từ đảm nhận. Còn “chủ” (主) và “vị” (谓) thì

giống như trong tiếng Việt là chủ ngữ và vị ngữ.


1) Thành ngữ liên hợp

a. Dạng chủ-vị + chủ vị (主谓)

Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa

狼吞虎咽 lang thôn hổ yên ăn nhiều ăn nhanh

粥少僧多 chúc thiểu tăng đa cháo ít sư nhiều

兵精粮足 binh tinh lương túc binh lính tốt, lương


thực đủ

瓜熟蒂落 qua thục đế lạc dưa chín cuống rụng

b. Dạng động tân + động tân (动宾, tân là “tân ngữ”, 宾语)

Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa

餐风沐雨 xan phong mộc vũ dãi gió dầm mưa

让枣推梨 nhượng táo thôi lê hình dung tình anh em


tốt đẹp

42
食肉寝皮 thực nhục tẩm bì thù sâu hận lớn

解衣推食 giải y thôi thực nhượng cơm sẻ áo

c. Dạng động bổ + động bổ (动补)

Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa

含辛茹苦 hàm tân như khổ ngậm đắng nuốt cay

啼饥号寒 đề cơ hào hàn kêu gào vì đói rét

忍饥挨饿 nhẫn cơ ai ngã ăn đói

挑肥拣瘦 khiêu phì giản sấu chọn nạc kén mỡ

d. Dạng chính phụ (偏正)

1 Định trung + định trung (定中)



Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa
tàn bôi lãnh chích thịt thừa rượu cặn
残杯冷炙
tửu nang phạn đại giá áo túi cơm
酒囊饭袋
thô y đạm phạn bưa ăn đạm bạc
粗衣淡饭
cẩm y ngọc thực ăn trắng mặc trơn
锦衣玉食


2 Trạng trung + trạng trung (状中)

Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa


shin thôn hoạt bác ăn sống nuốt tươi
生吞活剥
tế tước mạn yên cảm nhận một cách tỷ
细嚼慢咽
mỉ
thần xuy tinh phạn sáng nấu tối mới ăn,
晨炊星饭
hình dung vất vả
tiêu y cán thực thức khuya dậy sớm
宵衣旰食

43
e. Dạng khác
Trong 79 cái thành ngữ liên hợp, có ba thành ngữ không phù hợp các dạng
cấu trúc trên: “布帛菽粟”(bố bạch thục túc, hình dung đồ ăn, đồ dùng quen

thuộc hàng ngày), “柴米油盐”(sài mễ du diêm, ví những thứ cần thiết cho ba

bữa cơm), “五谷杂粮”(ngũ cốc tạp lương, chỉ lương thực nói chung), “不茶

不饭”(bất trà bất phạn, ví tâm trạng bất ổn), “酸甜苦辣”(toan điền khổ lạt,

nọt bùi cay đắng). Cấu trúc của chúng có thể phân tích như sau:

1 布帛菽粟 danh từ - danh từ - danh từ - danh từ


2 柴米油盐 danh từ - danh từ - danh từ - danh từ


3 五谷杂粮 danh từ - danh từ

4 不茶不饭 động từ - động từ



5 酸甜苦辣 tính từ - tính từ - tính từ - tính từ

Các số liệu thống kê của thành ngư liên hợp trong tiếng Hán cụ thể như
sau:
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ liên hợp có yếu tố
chỉ ẩm thực trong tiếng Hán
Thành ngứ liên hợp Số lượng Tỷ lệ
tiếng Hán
chủ vị + chủ vị 9 11.1%
động tân + động tân 17 20.9%
động bổ + động bổ 6 7.4%
chính định trung 34 42%
phụ
trạng trung 8 9.9%

khác 7 8.7%
tổng số 81 100%

44
2) Thành ngữ phi liên hợp
a. Dạng chủ – vị (主谓)
Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa
hồi vị – vô cùng thi vị vô cùng
回味无穷
quang trù – giao thác bữa tiệc linh đình
觥筹交错
khoả lạp – vô tồn lương thực không còn
颗粒无存
nhục thực giả – mưu người cầm quyền mưu
肉食者谋

b. Dạng động – tân (动宾)

Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa

囤积粮草 đốn tích – lương thảo bồ đụng lương thực

不辨菽麦 bất biện – thục mạch chẳng biết ngô khoai


gì cả

不知甘苦 bất tri – cam khổ không biêt đắng cay

茶饭不思 trà phạn (tân) – bất tư lo lắng sợ sệt


(động)

c. Cấu trúc động – tân – bổ (动宾补)

Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa

拾人牙慧 thập – nhân – nha tuệ ăn mót ăn nhặt

垂涎三尺 thuỳ – diên – tam chỉ thèm chảy nước miếng

食生不化 thực – sinh – bất hoá tiếp thu một cách máy
móc

舐糠及米 sị – khang – câp mễ lòng tham không đáy

d. Dạng động – bổ (动补)

45
Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa

饥不择食 cơ – bất trạch thưc bụng đói vơ quàng

酣畅淋漓 hàm sướng – lâm li hình dung sảng khoái

食不果腹 thực – bất quả phúc cuộc sống nghèo khổ

食不甘味 thực – bất cam vị ăn không biết ngon

e. Dạng chính phụ (偏正)

1 Định trung (定中)


Ví dụ Phiên âm Hán Việt Ý nghĩa

糟糠之妻 tao khang – tri thê người vợ tào khang

落汤螃蟹 lạc thang – bàng giải lúng ta lúng túng

鱼米之乡 ngư mễ – tri hương vùng đất giàu có

旰食之劳 cán thực – tri lao nhà vua cần cù


2 Trạng trung (状中)

Ví dụ Phiên âm tiếng Việt Ý nghĩa

囫囵吞枣 hốt luân – thôn táo tiếp thu không có chọn


lọc

火中取栗 hoả trung – thủ lật mình làm người hưởng

釜中生鱼 phẫu trung – sinh ngư cuộc sống khó khăn

看菜吃饭 khán thái – ngật phạn liệu cơm gắp mắm

f. Dạng khác

Các thành ngữ không thuộc về mấy loại trên ví dụ như: “等米下锅”(đẳng

46
mễ hạ oa, hình dung nghèo rớt mồng tơi), “椎牛飨士”(chuỳ ngưu hưởng sĩ,

thăm hỏi chiến sĩ), “拿糖作醋” (nã đường tố thố, cố làm ra vẻ)... trong đó,

thành ngữ “等米下锅” và thành ngữ “椎牛飨士” được gọi là thành ngữ liên

động, tức trong đó có hai động từ kết hợp với nhau và hai động từ đó có quan
hệ trước – sau. Trong tất cả các thành ngữ phi liên hợp, thành ngữ liên động

có 12 cái. Thành ngữ “拿糖作醋” được là loại thành ngữ kiêm ngữ, tức yếu tố

“糖” vừa là tân ngữ của yếu tố “拿”, vừa là chủ ngữ của phần sau. Cấu trúc

của chúng có thể phân tích như sau:


1 等米下锅 động từ1 – danh từ – động từ2 – danh từ

2 椎牛飨士 động từ1 – danh từ – động từ2 – danh từ


3 拿糖作醋 động từ – danh từ (kiêm ngữ) – động từ – danh từ


Trên đây là mấy cái ví dụ có thể phân tích được, còn có một số thành ngữ

như: “淡而无味”, “食而不化”, “日食万钱”, “斗酒百篇”, “脍炙人口”... là

những thành ngữ không phù hợp với dạng cấu trúc nào cả.
Các số liệu thống kê của thành ngữ phi liên hợp trong tiếng Hán cụ thể
như sau:
Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ phi liên hợp có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán
Thành ngữ phi liên Số lượng Tỷ lệ
hợp tiếng Hán
chủ – vị 23 25.6%
động – tân 4 4.4%

động – tận – bổ 5 5.6%

47
động – bổ 9 10%
chính định trung 12 13.3%
phụ trạng trung 12 13.3%
khác 25 27.8%
tổng số 90 100%
2.2.2. Các thành ngữ phi bốn chữ
Các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực không phải bốn chữ là:

人为刀俎, 我为鱼肉 nhân vi đao trở, ngã vi người là đao thớt, ta là


ngư nhục cá thịt

靠山吃山, 靠水吃水 kháo sơn ngật sơn, sống ở đâu thì sống
kháo thuỷ ngật thuỷ bằng vật sản ở đó

饿死事小, 失节事大 ngã tử sự tiểu, thất tiết ví phụ nữ mất trinh tiết
sự đại là chuyện lớn

民以食为天 dân dĩ thực vi thiên dĩ thực vi tiên

不为五斗米折腰 bất vị ngũ đẩu mễ chiết không mất khí phách


yêu vì lợi ích

不识人间烟火 bất thức nhân gian yên không dính bụi trần
hoả

桃李满天下 đào lí mãn thiên hạ học trò khắp nơi

Trong mấy thành ngữ này có thể thấy rất rõ có ba thành ngữ tám chữ, hai
thành ngữ năm chữ, chúng tôi cho rằng hình thức này là chịu sự ảnh hưởng
của thi ca. Thành ngữ tám chữ có hai bộ phần đối xứng với nhau về mặt ý
nghĩa và hình thức, dạng cáu tạo này thì phù hợp với hình thức của Thi Kinh,
còn thành ngữ năm chữ thì phù hợp với thơ ngũ ngôn. Có thể nói thành ngữ
với bốn chữ đã được bao quát phần lớn nội dung, nhưng cũng có một số ngoại

48
lệ mà sử dụng bốn chữ không thể biểu đạt được hết nội dung, cho nên, những
sự tồn tại trên cũng khá là hợp lý.
2.2.3. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán
Thông qua phân tích định lượng về cấu trúc thành ngữ có yếu tổ chỉ ẩm
thực trong tiếng Hán, chúng tôi đã tóm tắt lại mấy đặc điểm của các thành
ngữ như sau:
a) Thành ngữ liên hợp chiếm gần một nửa trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm
thực trong tiếng Hán, và loại thành ngữ liên hợp có tính đối xứng về cả cấu
trúc và ngữ nghĩa, và hài hoà về mặt vần điệu.
b) Trong thành ngữ liên hợp thì loại cấu trúc chính – phụ chiếm hơn một nửa,
trong đó dạng cấu trúc định – trung là dạng cấu trúc chủ yếu. Dạng cấu
trúc này mang tính chất danh ngữ, như nậy có thể nói phần lớn thành ngữ
liên hợp có yếu tố chỉ ẩm thực là có tính chất danh ngữ.
c) Dạng cấu trúc động – tân + động – tân trong thành ngữ liên hợp cúng
chiếm một tỷ lệ cao (hơn 20%), chúng là những thành ngữ miêu tả hành
động liên quan đến hoạt động ăn uống.
d) Thành ngữ phi liên hợp chủ yếu có những cấu trúc 2+2, 1+3, 1+1+2.
Trong đó cấu trúc 2+2 chiếm số lượng áp đảo. Khi đọc cấu trúc 2+2, sự
gián đoạn giữa hai cái yếu tố hai âm tiết sẽ khiến cho vần điều hài hoà,
mặc dù không phải thành ngữ liên hợp, nhưng thành ngữ phi liên hợp cũng
có xu hướng tìm tới sự hài hoà về vần điệu.
e) Dạng cấu trúc chủ - vị có số lượng lớn (25.6%) trong thành ngữ phi liên
hợp, các chủ thể phần lớn là những yếu tố chỉ thực phẩm. Dạng cấu trúc
chính phụ cũng chiếm một tỷ lệ rất cao trong thành ngữ phi liên hợp, có
thể thấy rằng cấu trúc chính phụ là một loại cấu trúc chính trong thành ngữ
tiếng Hán.

49
f) Các thành ngữ không phải bốn chữ chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trong thành
ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán, nhưng chũng có xu hướng phù
hợp với đặc điểm cấu trúc trong thơ ca tiếng Hán.
g) Trong các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán, dấu ấn của

ngữ pháp tiếng Hán cổ còn để lại rất nhiều. Ví dụ, “风餐露宿” (phong xan lộ

túc, ăn gió nằm sương), trong thành ngữ này “风” “露” vốn là danh từ, nhưng

chúng làm trạng ngữ ở trường hợp này, đây là cách sử dụng của tiếng Hán cổ.
2.3. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong
tiếng Việt
Khi sử dụng cách phân tích trên thảo luận tiếng Việt, chúng tối sẽ sử dụng
các khái niệm liên quan đến cú pháp tiếng Việt để miêu tả cấu trúc nội bộ của
thành ngữ. Trong tiếng Việt thì không có tân ngữ, chúng tôi sẽ sử dụng khái
niệm bổ ngữ để miêu tả các yếu tố đứng sau vị từ. Theo cách hiểu thông
thường, bổ ngư chỉ thành phần phụ đứng trước hay sau một động từ hai tính
từ, bổ nghĩa cho động hay tính từ đó, tạo nên cụm từ làm thành phần câu.
2.3.1. Các dạng cấu trúc của thành ngữ bốn âm tiết có yếu tố chỉ ẩm thực
trong tiếng Việt
Các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt mà chúng tôi thu
thập được có 319 thành ngữ. Trong đó có 200 thành ngữ bốn âm tiết, chiếm
khoảng 62.7%. Dưới đây chúng tôi sẽ thảo luận trước các dạng cấu trúc của
thành ngữ bốn âm tiết.
1) Thành ngữ liên hợp (đẳng lập)
Để cho nội dung phân tích phù hợp với tiếng Việt, chúng tôi sẽ liệt kê ra
từ loại của các yếu tố, dựa vào thành ngữ chúng tôi thu thập được, từ loại của
các yếu tố trong thành ngữ luôn luôn là cố định theo các dạng cấu trúc.

50
a. Dạng chủ vị + chủ vị
Ví dụ Ý nghĩa
cà chua mắm mặn danh từ – tính từ +danh bữa ăn hàng ngày
từ – tính từ
mật ít ong nhiều danh từ – tính từ + danh đòi hỏi yêu cầu thì nhiều, của
từ – tính từ ít, chia không đủ
bình cũ rượu mới danh từ – tính từ + danh hình thức cũ, nội dung mới
từ – tính từ
cơm dẻo canh ngọt danh từ – tính từ + danh công việc thuận lợi, gia đình
từ – tính từ hoà thuận

b. Dạng động bổ + động bổ (bổ ngữ là danh từ)


Ví dụ Ý Nghĩa
bẻ hành bẻ tỏi động từ – danh từ + bắt bẻ chi li, gây khó dễ
động từ – danh từ
có nếp có tẻ động từ – danh từ + có cả con trai lẫn con gái, cả
động từ – danh từ nam lẫn nữ
có oản phụ xôi động từ – danh từ + thích cái mới, chán cái cũ
động từ – danh từ
hết nước hết cái động từ – danh từ + làm việc gì đến cùng
động từ – danh từ
c. Dạng động bổ + động bổ (bổ ngữ là tính từ)
Ví dụ Ý nghĩa
ăn đói nhịn khát động từ – tính từ + động từ không đủ ăn đủ uống,
– tính từ nghèo khổ
ghét ngon ghét ngọt động từ – tính từ + động từ căm ghét thù oán sâu xa
– tính từ
ngậm đắng nuốt cay động từ – tính từ + động từ chịu đưng đau đớn, khổ

51
– tính từ nhục, không dám kêu
ca, oán thán
ăn sống nuốt tươi động từ – tính từ + động từ 1. ăn thức ăn sống
– tính từ 2. tiêu diệt ngay đối thủ
d. Dạng trung tâm ngữ + định ngữ
Ví dụ Ý nghĩa
cơm nhà việc người danh từ – danh từ + danh lo việc cho nhà khác
(trung – định) từ – danh từ

hàng tôm hàng cá danh từ – danh từ + danh nói năng hỗn xược,
(trung – định) từ – danh từ khích bác, kèn cựa nhau
gạo châu củi quế danh từ – danh từ + danh tình trạng đắt đỏ, đời
(trung – định) từ – danh từ sống khó khăn

miếng cơm manh áo danh từ – danh từ + danh chỉ những thứ cần thiết
(định – trung) từ – danh từ trong sinh hoạt
e. Dạng khác
Có những thành ngữ không thuộc về mấy loại trên đây, ví dụ như: cơm áo
gạo tiền, ăn nhịn để dành, ăn lấy ăn để, ăn xin ăn nài, mặt cưa mướp đắng,
ăn rồi ngồi không, cơm nắm cơm gói, cơm no rượu say... Trong đó có một số
thành ngữ là có đan xe, ví dụ như ăn xin ăn nài. Các thành ngữ trên có thể
miêu tả trực tiếp về từ loại của chúng. Ví dụ: cơm nắm cơm gói (danh từ –
động từ + danh từ – động từ). Trường hợp như thành ngữ cơm no rươụ say
mặc dù xét về từ loại là phù hợp với dạng chủ vị, nhưng chúng tôi cho rằng
cơm không phải chủ ngữ thật của no, những trường hợp như thế này chúng tôi
sẽ quy chúng vào loại khác.
Số liệu thống kê của các thành ngữ liên hợp (đẳng lập) cụ thể như sau:

52
Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ liên hợp có yếu tố
chỉ ẩm thực trong tiếng Việt
Thành ngữ liên hợp tiếng Việt Số lượng Tỷ lệ
chủ vị + chủ vị 26 20.5%
động bổ + động bổ (bổ ngữ là 26 20.5%
danh từ)
động bổ + động bổ (bổ ngữ là tính 30 23.6%
từ )
trung tâm ngữ + định ngữ 29 22.8%
Khác 16 12.6%
Tổng số 127 100%
2) Thành ngữ phi liên hợp (phi đẳng lập)
Các thành ngữ phi liên hợp có 73 thành ngữ , trong đó có 26 thành ngữ so sánh,
cho nên chúng tôi sẽ thảo luận riêng về thành ngữ so sánh. Các thành ngữ còn lại
chúng tôi sẽ lấy yếu tố có tính động từ làm trung tâm, khảo sát các yếu tố làm bổ
ngữ và chủ ngữ cho chúng. Cách phân loại chúng tôi sử dụng dưới đây là phục vụ
cho miêu tả cấu trúc nội bộ của thành ngữ, không phải cách phân loại định lượng,
cho nên sẽ có một số trường hợp có thể đan xe với nhau.
a. Dạng chủ – vị – (bổ)
Ví dụ Ý nghĩa
bánh chưng ra góc danh từ – động từ – danh từ cư xử, tính tình rành
mạch, rõ ràng, dứt khoát
nồi da nấu thịt danh từ – động từ – danh từ anh em, người cùng một
nước chém giết, sát hại
lẫn nhau
cá nằm trên thớt danh từ – động từ –danh từ cảnh sống rất nguy

53
– danh từ hiểm, nơm nớp chờ đợi
tai hoạ
hộ pháp ăn bỏng danh từ – động từ – danh từ hành động việc làm
không tương xứng với
thể chất, sức lực

b. Dạng động – bổ
Ví dụ Ý nghĩa
ăn cơm trước kẻng bổ ngữ trực tiếp làm việc gì trước hiệu lệnh,
quy định
ăn chẳng bỏ nhã bổ ngữ miêu tả đồ ăn quá ít

them chảy nước miếng bổ ngữ miêu tả rất thèm thuồng, rất ham muốn
c. Thành ngữ liên động
Thành ngữ liên động là chỉ loại thành ngữ gồm hai động từ trong một
thành ngữ, hai động từ đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, hai hành động có thể
xảy ra liên tiếp nhau hoặc hai hành động có liên hệ nội tại.
Ví dụ Ý nghĩa
ăn cá bỏ lờ đông từ1 – danh từ + động hành động vô ơn, bội bạc
từ2 – danh từ
ăn chay niệm phật đông từ1 – danh từ + động lối sống hiền lành, giản
từ2 – danh từ dị, không làm điều ác
tham miếng bỏ bát đông từ1 – danh từ + động tham lợi nhỏ bỏ lợi lớn
từ2 – danh từ
liệu cơm gắp mắm đông từ1 – danh từ + động tuỳ theo tình hình, hoàn

54
từ2 – danh từ cảnh cụ thể để giải quyết
công việc cho thích hợp
d. Thành ngữ so sánh
Như trên đã nói, thành ngữ so sánh chiếm hơn 1/3 trong thành ngữ phi
liên hợp mà chúng tôi thu thập được. Để miêu tả cấu trúc của thành ngữ so
sánh, chúng tôi sử dụng mô hình tổng quát “A như B”.
Dưạ vào thành ngữ mà chúng tôi thu thập được, các ví dụ cụ thể có thể
hình dung như sau:
Bảng 2.4: Bảng miêu tả các ví dụ cụ thể của thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ
ẩm thực trong tiếng Việt
B là danh từ B là cụm danh từ B là cụm động từ
A không tồn tại như ăn bát cơm
A là động từ ăn như thần trùng nổ như ngô răng ăn như rồng cuốn
A là cụm động từ ăn tham như gấu
A là tính từ lành như củ khoai trắng như ngó cần dễ như ăn gỏi
e. Dạng khác
Các thành ngữ thuộc về loại này chủ yếu là những thành ngữ Hán Việt, ví
dụ: tha phương cần thực, cao lương mỹ vị, dĩ thực vi tiên, vô mễ thế khoai...
Số liệu thống kê của thành ngữ phi liên hợp cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ phi liên hợp có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng việt
Cấu trúc thành ngữ phi Số lượng Tỷ lệ
liên hơp tiếng Việt
chủ – vị – (bổ) 9 12.3%
động – bổ 12 16.4%
liên động 20 27.4%

55
khác 6 8.3%
thành ngữ so sánh 26 35.6%

Tổng số 73 100%

2.3.2. Các thành ngữ phi bốn âm tiết


Các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực không phải bốn âm tiết do chúng tôi
thu thập được có số lượng là 119. Sau khi khảo sát chúng tôi có một số thống
kê như sau:
Bảng2.6: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của các thành ngữ phi bốn âm tiết
trong tiếng Việt
Số lượng Tỷ lệ
thành ngữ so sánh 27 22.7%
thành ngữ có tính đối 33 27.7%
xứng
khác 59 49.6%
tổng số 119 100%
Dựa vào bảng trên, có thể thấy rằng tỷ lệ của thành ngữ có tính đối xứng
khác là cao. Chúng là những thành ngữ như: một đồng cháo, ba đồng đường;
ăn cơm mới, nói chuyện cũ; bới đầu cá, vách đầu tôm; kẻ ăn ốc, người đổ vỏ;
ông ăn chả, bà ăn nem; no cơm tấm, ấm ổ rơm; đo lo nước mắm, đếm củ dưa
hành; bánh ú trao đi, bánh chì trao lại;. ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau; ông
mất chân giò, bà thò chai rượu... Những thành ngữ này là cấu tạo bởi hai bộ
phần, phần trước và phần sau. Hai bộ phần này vừa đối xứng về mặt cấu trúc,
vừa đối xứng về mặt ý nghĩa. Theo khảo sát của chúng tôi, kiểu thành ngữ
này chỉ có hai mô hình: 3+3 và 4+4, hình thức này sẽ khiến cho vần điệu hài
hoà, vừa dễ nhớ vừa dễ đọc, và cấu trúc ngữ pháp của chúng chủ yếu là hai

56
kiểu: động – bổ và chủ – vị – bổ.
Đối với thành ngữ so sánh, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình “A như B” để
miêu tả chúng, như cách phân tích trên, dựa vào thành ngữ do chúng tôi thu
được, các loại hình có thể hình dung như bảng sau:
Bảng 2.7: Bảng miêu tả các ví dụ cụ thể của thành ngữ so sánh
B là danh từ B là cụm danh B là cụm động
từ từ
A là động từ ăn như mèo ăn như gấu ăn
mặt trăng
A là cụm động chuyện nở như cãi nhau như
từ gạo rang chém chả
A là tính từ chua như dấm tráng như trứng cau có như nhà
gà bóc khó hết ăn
A là từ láy dửng dưng như rành rành như
bánh chưng canh nấu hẹ
ngày tết
Các thành ngữ còn lại cũng chiếm gần một nửa, ví dụ như: bầu dục chấm
mắm cáy; bóc bánh chẳng được dính tay, chê rau muống sông lại ôm dưa già;
chả có cá lấy rau mà làm trọng; ăn cơm nhà chúa mối tối ngày; đổ thóc
giống mà ăn; gần chùa chảng được ăn xôi; không ưa dưa có giòi; nằm mắt
ăn bát đầy; nước mắm thối chấm lòng lơn thiu; theo voi ăn bã mía... Cấu trúc
điển hình của những thành ngữ này là cấu trúc chủ – vị – bổ và cấu trúc vị –
bổ. Phân lớn những thành ngữ này đã đương tương với một câu hoàn chỉnh
đầy ý nghĩa bóng bẩy và hài hước.
2.3.2. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt
Theo nội dung phân tích trên, chúng có nhận xét về thành ngữ có yếu

57
tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt như sau:
a) Thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt xét về mặt số lượng âm
tiết, trong đó thành ngữ bốn âm tiết chiếm 63%. Trong nhóm thành ngữ
bốn âm tiết, các thành ngữ liên hợp chiếm tới 63.5%, những thành ngữ
này có hai bộ phần đối xứng về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, khiến cho
thành ngữ có vần điệu hài hoà, vừa dễ đọc vừa dễ nhớ.
b) Thành ngữ phi liên hợp gồm thành ngữ so sánh với tỷ lệ cao (35.6%),
thành ngữ không phải bốn âm tiết gồm thành ngữ so sánh 22.7%, mô
hình thành ngữ so sánh A như B là một mô hình nổi bật nhất trong
nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực cũng như trong tiếng Việt.
c) Bất cứ đối với thành ngữ bốn âm tiết hay thành ngữ không phải bốn
âm tiết, các thành ngữ có tính đối xứng rất phổ biến, chúng có thể là
bốn âm tiết, sáu âm tiết hoặc tám âm tiết.
d) Đối với tất cả các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt mà
chúng tôi thu thập được, cấu trúc chủ – vị và cấu trúc động – bổ luôn
chiếm một tỷ lệ cao, như vậy, chúng tôi cho rằng nhóm thành ngữ có
yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt ngiêng về động ngữ hơn.
e) Trong các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt, các thành
ngữ ngoại lai gần như toàn bộ là thành ngữ có nguồn gốc Hán.
2.4 Sự khác nhau và sự giống nhau về đặc điểm cấu trúc của thành ngữ
có yếu tố chỉ ẩm thự trong tiếng Hán và tiếng Việt
Theo nội dung phân tích về cấu trúc thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực
trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi đã tóm lại một cách sơ bộ về đặc
điểm cấu trúc của các thành ngữ. Sau khi đối chiếu về đặc điểm cấu trúc
của thành ngữ giữa hai ngôn ngữ, chúng tôi có một số nhận xét sau:
a) Thành ngữ với cấu trúc bốn chữ/bốn âm tiết trong tiếng Hán và tiếng
Việt đều chiếm một tỷ lệ rất cao. So với tiếng Việt, thành ngữ bốn chữ

58
trong tiếng Hán có số lượng áp đảo (96%).
b) Đối với cả hai nhóm thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt,
những thành ngữ có tính đối xứng chiếm số lượng rất lớn. Trong đó
thành ngữ tiếng hán chủ yếu là hình thức 2+2, thành ngữ tiếng Việt có
hình thức phong phú hơn 2+2, 3+3, 4+4. Tất nhiên, trong cả hai ngôn
ngữ, hình thức 2+2 đều có số lượng lớn nhất. Nhịp điệu của thành ngữ
đối xứng trong hai ngôn ngữ đều rất đẹp và dễ thuộc.
c) Đối với nhóm thành ngữ tiếng Hán, cấu trúc định trung chiếm một tỷ
lệ rất cao, trong khi cấu trúc tương tự trong nhóm thành ngữ tiếng Việt
thì rất ít, nhóm thành ngữ tiếng Việt phần lớn thuộc về loại cấu trúc
chủ – vị, động – bổ. Có thể nói, nhóm thành ngữ tiếng Việt nghiêng về
động ngữ hơn.
d) Thành ngữ so sánh là một loại thành ngữ đặc biệt trong nhóm thành
ngữ tiếng Việt, kiểu A như B là mô hình điển hình của thành ngữ so
sánh, Trong khi nhóm thành ngữ tiếng Hán gần như không có thành
ngữ so sánh.
e) Trong nhóm thành ngữ tiếng Hán, có một số yếu tố có khả năng
chuyển đổi từ loại trong thành ngữ, đối với trường hợp tiếng Việt thì
hiện tượng này chúng tôi chưa tìm thấy.
f) Nhóm thành ngữ tiếng Hán còn có một phần mang yếu tố/hình thức
ngữ pháp của tiếng Hán cổ, đối với trường hợp tiếng Việt chúng tôi
tạm chưa tìm thấy.
g) Nhóm thành ngữ tiếng Việt có phần lớn thành ngữ ngoại lai, chủ yếu là
gốc Hán. Đối với nhóm thành ngữ tiếng Hán, chúng tôi chỉ tìm thấy

một thành ngữ có nguồn gốc Pháp (火中取栗).

59
2.5 Tiểu kết
Chương này chúng tôi đã tập trung miêu tả cấu trúc nội bộ của nhóm thành
ngữ tiếng Hán và nhóm thành ngữ tiếng Việt do chúng tôi thu thập được.
Cách phân loại của thành ngữ tiếng Hán không phải hoàn toàn phù hợp
với trường hợp tiếng Việt, để có được một kết quả đối chiếu định lượng, khi
phân tích cấu trúc của nhóm thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi đã cố gắng áp
dụng một tiêu chuẩn thống nhất, nhưng một số khái niệm về mặt ngữ pháp lại
không phù hợp với tiếng Việt, sau khi khảo sát từng cái thành ngữ trong nhóm
thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi đề xuất ra một số loại cấu trúc phù hợp với
trường hợp tiếng Việt. Đồng thời, để bộc lộ ra đặc điểm cấu trúc của tiếng
Việt, chúng tôi cũng dành một phần riêng để thảo luận thành ngữ so sánh
trong nhóm thành ngữ tiếng Việt.
Sau khi mô tả và đối chiếu các đặc điểm cấu trúc giữa hai nhóm thành ngữ,
chúng tôi cho rằng sự khác nhau trong hai nhóm thành ngữ thực ra nhiều hơn
sự giống nhau. Mặc dù đối với hai nhóm thành ngữ, bốn chữ/bốn âm tiết đều
có số lượng lớn, nhưng đối với tiếng Hán thì điều này gần như là tuyệt đối.
Các đặc điểm về loại cấu trúc thì có thể nói cấu trúc định - trung có tỷ lệ cao
trong tiếng Hán và trong tiếng Việt thì rất ít. Đối với tiếng Việt cấu trúc chủ –
vị – bổ và cấu trúc động – bổ chiếm số lượng rất lớn, từ đó chúng tôi kết luận
rằng nhóm thành ngữ tiếng Việt thì nghiêng về động ngữ hơn. Đối với nhóm
thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ so sánh là một loại thành ngữ đặc hữu trong
tiếng Việt. Đối với nhóm thành ngữ tiếng Hán thì hiện tượng về ngữ pháp
tiếng Hán cổ cũng là một đặc điểm riêng.
Sau khi đối chiếu hai nhóm thành ngữ về mặt hình thái – cấu trúc, phần
tiếp theo chúng tôi sẽ đối chiếu về ngữ nghĩa của hai nhóm thành ngữ. Dựa
vào đó, chúng tôi nhằm thể hiện sự khác nhau và sự giống nhau về đặc điểm
ngữ nghĩa của hai nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực.

60
CHƢƠNG 3
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ CÓ YẾU
TỐ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TRONG TIẾNG VIỆT

3.1 Khái quát chung


Từ khi con người kết thúc cuộc sống “ăn sống nuốt tươi”, bắt đầu sử dụng
thực phẩm được gia công, cộng với sự phát triển của sức lao động, ẩm thực đã
trở thành một bộ phần cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của loài người, hơn
nữa, ẩm thực thầm chí có thể gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật. Ngôn ngữ là
phương tiện truyền tải và lưu giữ văn hoá, trường hợp thành ngữ cũng không
phải ngoại lệ. Với hình thức cố định và ý nghĩa hoàn chỉnh, dấu ấn văn hoá –
dân tộc là một yếu tố rất nổi bật trong thành ngữ. Mỗi dân tộc đều có một kho
tàng thành ngữ riêng của mình, thông qua thành ngữ, những tri thức về kinh
nghiệm cuộc sống, quan niệm đạo đức,...của mỗi dân tộc đều được thể hiện
rất rõ ràng. Các thành ngữ liên quan đến ẩm thực thì là kết tinh trí tuệ của con
người thông qua hoạt động liên quan đến ẩm thực. Từ việc lựa chọn thứ nào
để ăn đến việc gia công, thầm chí là dinh dưỡng của thực phẩm, con người đã
lấy việc ăn uống là một trong những thứ quan trọng nhất và cơ bản nhất trong
cuộc sống, tất nhiên, tính quan trọng của nó cũng sẽ phản ánh trong ngôn ngữ.

Ví dụ, trong tiếng Hán có thành ngữ “民以食为天” (dân dĩ thực vi thiên),

tương tự trong tiếng Việt có “dĩ thực vi tiên”, “có thực mới vực được đạo”,
những thành ngữ này chính là sự thể hiện của quan niệm về ẩm thực đối với
người Trung và người Việt.
Theo Hoàng Văn Hành, Thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến
trong nghĩa đen của các từ tạo nên nó mà ngụ ý đến điều gì suy ra từ
chúng.[11] Nghĩa của ngôn ngữ còn mang theo dấu ấn văn hoá của một dân

61
tộc. Trong chương này, thông qua đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ có
yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi muốn trả lời hai
câu hỏi: một là trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thưc trong tiếng Hán và
tiếng Việt có những yêu tố gì? hai là những thành ngữ này được phản ánh cái
gì, thể hiện cái gì?
Đối với thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán, có thể nói chúng

đã hàm chữa tinh hoa ẩm thực của dân tộc Trung Hoa. Thành ngữ “山珍海

味” (sơn trân hải vị, đương tương với sơn hào hải vị trong tiếng Việt), sơn

trân chỉ những đặc sản của miền núi, hải vị chỉ hải sản quý hiếm, thành ngữ
này dùng để ví món ngon vật lạ. Theo quan điểm truyền thống, để có được

“山珍海味” phải có 32 thứ nguyên liệu để chế biến. Thành ngữ “粗茶淡饭”

(thô trà đạm phạn, hình dung bữa ăn đạm bạc) đã phản ánh bữa ăn bình
thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng không hệ thiếu dinh dưỡng, trong

đó, yếu tố “茶”(trà) cũng phản ánh sự cần thiết của trà đối với người Trung,

bất cứ là người già hay người trẻ, trà đều là một trong những thức uống mà

mọi người thích nhất. Yếu tố “饭” đã thể hiện (phạn, chỉ cơm) thức ăn chính

là gạo, đây là một loại thức ăn chính điển hình thuộc về nền văn hoá lúa nước.
Các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực không chỉ phản ánh thói quen ăn uống,
văn hoá ẩm thực mà còn bao gồm tri thức về cuộc sống của một dân tộc.

Thành ngữ “看菜吃饭” (khán thái ngật phạn, nghĩa là dựa vào món mình có

để ăn cơm) là dùng để nói xử lý vấn đề một cách linh hoạt theo tình hình cụ

thể. Thành ngữ “淡而无味” (đạm nhi vô vị, nghĩa là không có mùi vị gì cả)

vốn là chỉ bữa ăn nhặt, không có mùi vị, thông qua liên tưởng, thành ngữ này
là dùng để ví sự thiếu tính thú vị của lời nói hoặc văn chương.

62
Đối với thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt, dấu ấn của nền
văn hoá lúa nước, những kết tinh trí tuệ của người Việt đều có thể hiện trong
thành ngữ. Đối với người Việt, lương thực chủ yêu là lúa nước, cho nên, các
yếu tố như “cơm”, “xôi”, “nếp”, “cháo”, “bỏng” có tần số xuất hiện rất cao
trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực. Ví dụ thành ngữ “cơm no áo ấm” là
dùng để chỉ cuộc sống đầy đủ sung túc. Thành ngữ “có nếp có tẻ” là dùng để
ví có cả con trai lẫn con gái, cả nam lẫn nữ. Khi nói đến ẩm thực Việt Nam,
nước mắm là một gia vị không thể không nhắc đến, nhiều người hình dung nó
thành “quốc hồn, quốc tuý” của Việt Nam, thiếu nước mắm thì mùi vị của
món ăn cũng không còn đặc sắc Việt Nam. Tất nhiên, thói quen sử dụng nước
mắm của người Việt cũng có phản ánh trong thành ngữ, ví dụ thành ngữ “liệu
cơm gắp mắn” dùng để chỉ tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể để giải quyết công việc

cho thích hợp, tương tự với “看菜下饭” như chũng tối vừa nêu ra ở phần trên.

Thành ngữ “thêm muối thêm mắm” chỉ thêm thắt chi tiết cho câu chuyện.
Thành ngữ “đo lo nước mắm, đếm củ dưa hành” là một thành ngữ dùng để ví
người bủn xỉn, nhỏ nhen, tính toán chi li một cách hình tượng. Kinh nghiệm
được rút ra từ việc chế biến món ăn của người Việt cũng có thể hiện trong
thành ngữ, ví dụ “cá không ăn muối cá ươn”, ý thành ngữ này là nói con
không nghe lời cha mẹ dạy thì sẽ hư hỏng, khổ sở, đây cũng là kinh nghiệm
cuộc sống của người Việt. Dựa vào nội dung và ý nghĩa của thành ngữ có yếu
tố chỉ ẩm thực, chúng ta có thể nhìn thấy văn hoá ẩm thực cũng như thế giới
quan của người Việt.
Với sự hạn chế của khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sẽ trình bày
một số yếu tố, thành ngữ điển hình liên quan đến ẩm thực trong thành ngữ và
chỉ ra nghĩa biểu trưng của chúng.

63
3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán
Đối với tất cả thành ngữ trong bất cứ ngôn ngữ nào, các đặc điểm như tính
hình tượng, tính dân tộc, tính triết lý, tính biểu trưng, tính biểu cảm... đều có
thể hiện, với sự hạn chế của khuôn khổ luận văn, chúng tối sẽ nêu ra một số
đặc điểm nổi bật trong hai nhóm thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
Để chỉ ra những yếu tố nào tham gia vào thành ngữ, Sau khi xem xét tần số
xuất hiện của các yếu tố điển hình, chúng tôi có bảng thống kê cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các yếu tố chỉ ẩm thực trong
nhóm thành ngữ tiếng Hán
Yếu tố trong thành Ví dụ Tần số xuất hiện
ngữ

饭(phạn, cơm) 不茶不饭(không 20

nhớ đến chuyện ăn


uống)

米(mễ, gạo) 柴米夫妻(chỉ vợ 8

chồng nghèo khổ)



食 粮(lương, lương 兵精粮足(hình 5

dung quân đội
(lương thực)

thực)
mạnh mẽ)

谷(cốc, chỉ ngũ cốc 五谷丰登(ví thu 3

và lương thực ) hoạch lương thực


nhiều)

菽(thục, cây đậu) 不辨菽麦(hình 2

dung con người


thiếu kiến thức

64
thực tế)

鱼(ngư, cá) 鱼游釜中(cá bơi 7

trong nồi)

鸡(kê, gà) 味如鸡肋(việc 2

làm vô bổ)

肉 肉(nhục, thịt) 肉食者鄙(người 3



(thịt)

cầm quyền tầm


mắt hạn hẹp)

炙(chích, thịt 脍炙人口(hình 2

nướng) dung tác phẩm


văn học ai cũng
ưa chuộng)

瓜(qua, dưa) 瓜田李下(tình 7

ngay lí gian)
蔬 藕(ngẫu, ngó sen) 藕断丝连(ví 1

(rau củ)

vương vấn không


dứt được)

芋(vu, khoai sọ) 滥竽充数(ví thật 1

giả lẫn lộn)

枣(táo, táo tàu) 让枣推梨(tình 3



果 anh em hữu ái)
(hoa quả)

梨(lê) 灾梨祸枣(hình 3

dung in sách chất

65
lượng kém)

李(lí, quả mận) 投桃报李(ví mối 4

quan hệ tốt đẹp)

桃(đào) 桃李满天下(học 2

trò khắp nơi)

橘(quất) 南橘北枳(ví một 2

sự vật có thể thay


đổi tuỳ theo môi
trường)

油(du, dầu) 火上浇油(thêm 5

dầu vào lửa)

醋(thố, giấm) 添油加醋(thêm 2

调 mắm thêm muối)



(gia vị)

糖(đường) 甘之如饴(chịu 3

đựng gian nan,


đau khổ)

蜜(mật) 蜜里调油(ví quan 2

hệ thân mật)

茶(trà) 粗茶淡饭(bữa ăn 8


giản dị)
(đồ uống)

酒(tửu, rượu) 斗酒百篇(ví tài 9

năng cao)
Chúng tôi cho rằng có mấy yếu tố sau đây cần giải thích thêm:

66
饭 – 米 (phạn – mễ, cơm – gạo)

Hai yếu tố “饭” và “米” là hai yếu tố với tần số xuất hiện cao nhất trong

thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực. Theo cách hiểu thông thường, “饭” nghĩa là

cơm, nó là “米” ở trạng thái được nấu chính. “饭” trong thành ngữ phần lớn là

chỉ bữa ăn. Ví dụ “粗茶淡饭”(thô trà đàm phạn) nghĩa là bữa ăn giản dị, “茶

饭不思”(trà phạn bất tư) nghĩa là không nhớ đến ăn uống. Trong thành ngữ

“饭” hay đi cùng với “茶”(trà) để chị ăn uống nói chung. “米” nghĩa là gạo,

chưa chính, nó là món ăn chính của người Trung, “米” trong thành ngữ luôn

có nghĩa là lúa gạo nói chung. Ví dụ thành ngữ “柴米油盐”(sài mễ dầu diêm),

trong đó “米” chỉ lúa gạo nói chung, thành ngữ này ví những thứ cơ bản và

cần thiết trong cuộc sống.

鱼 (ngư, cá)

Cá là một thứ quen thuộc trên bàn ăn của người Trung, “鱼” cũng xuất

hiện rất nhiều trong thành ngữ, trong nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực,

“鱼” mang ý nghĩa là một thứ nhỏ bé, được người ta nắm bắt trong tay; “鱼”

cũng có nghĩa là một thứ tốt đẹp, quý báu. Ví dụ trong thành ngữ “人为刀俎

我为鱼肉” (người ta là đao thớt, ta là cá thịt), thành ngữ “釜中之鱼” (cá nằm

trong nồi), trong đó, “鱼” là thứ nhỏ bé. Thành ngữ “鱼与熊掌” (cá và bàn

chân gấu), “得鱼忘筌” (được cá quên lờ), trong những thành ngữ này, cá chỉ

thứ mà được người ta ưa thích.

炙 (chích, thịt nướng)

67
“炙” nghĩa gốc là nướng, “炙” thường dùng để chỉ thịt nướng, là cách nói

của tiếng Hán cổ, “炙” cũng là một món mọi người ưa chuộng. Thành ngữ

“脍炙人口”(khoái chính nhân khẩu), nghĩa đen là thịt thái nhỏ và thịt nướng

người nào cũng thích ăn, thành ngữ này ví tác phẩm văn học được mọi người
yêu thích.

瓜 (qua, dưa)

Trong thành ngữ “瓜” thường tên gọi chung cho “冬瓜”(bí đao), “南

瓜”(bí đỏ), “西瓜”(dưa hấu). Trong thành ngữ, “瓜” chính rồi thường mang

nghĩa là chỉ điều kiện hoặc sự việc đã chín muồi. Ví dụ “瓜熟蒂落”(dưa chín

cuống rụng, chỉ thời cơ chín muồi).

桃 – 李 (đào – lý, quả đào – quả mận)

“桃 – 李” đi cùng với nhau thường dùng để ví học trò, ví dụ thành ngữ

“桃李满天下”(đào lý mãn thiên hạ) có nghĩa là thầy giáo hoặc cô giáo giỏi và

có học trò khắp nơi.

枣 – 梨 (táo – lê, quả táo tàu – quả lê)

“枣” là một loại hoa quả nổi tiếng và có thể coi là đặc sản của Trung Quốc.

Người Trung cho rằng “枣” là loại hoa quả bổ ích cho cơ thể, thường phơi

khô rồi sử dụng. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực, “枣” và “梨” luôn

luôn đi đôi với nhau. Chủ yếu có hai nghĩa, một là nghĩa đen của chúng, qủa
táo tàu và quả lê. Hai là chỉ sách, vì hồi xưa dùng gỗ của cây táo tàu và cây lê

để khắc sách, cho nên “枣” và “梨” là dùng để chỉ sách.

68
醋 (thố, giấm)

Giấm là một trong những gia vị quen thuộc và gần gũi đối với người

Trung, vị giấm rất chua, từ đó người ta liên tưởng đến ghen tị. “吃醋” (ăn

giấm) có nghĩa là ghen, trong thành ngữ cũng không phải ngoại lệ, ví dụ “争

风吃醋” (tranh phong ngật thố) nghĩa là ghen tuông.

茶 – 酒 (trà – tửu, trà – rượu)

Khi chiêu đãi khách, trà và rượu là những thứ không thể thiếu. Trong cuộc
sống hàng ngày, uống trà được coi là một hành động tràn đầy cảm giác thanh

nhã. Trong thành ngữ, yếu tố “茶” thường đi cùng với “饭” (phạn, cơm) và

“酒” (tửu, rượu) để nói về ăn uống một cách chung chung, một bữa ăn có trà

và có rượu thì là một bữa ăn hoàn hảo. Ví dụ thành ngữ “茶余饭后” (trà dư

phạn hậu), “茶余酒后”(trà dư tửu hậu) có nghĩa là thời gian sung sướng sau

khi ăn uống đầy đủ. Yếu tố “酒” luôn luôn gắn bó với cuộc sống đầy đủ, thoải

mái và thầm chí là xa hoa. Ví dụ thành ngữ “杯酒言欢” (bôi tửu ngôn hoan)

nghĩa là uống rượu và nói chuyện một cách vui vẻ. Thành ngữ “对酒当

歌”(đối tửu đang ca) nghĩa là khi có rượu nên hát. Yếu tố “酒” cũng gắn bó

chặt chẽ với các nhà thơ, ví dụ thành ngữ “斗酒百篇” là nói về tài năng của

nhà thơ lý bạch, nghĩa là uống một chai rượu có thể viết một trăm bài thơ.
3.2.1. Tính hình tượng
Tính hình tượng là một đặc điểm nổi bật trong thành ngữ có yếu tố chỉ
ẩm thực trong tiếng Hán. Những hình ảnh, hiện tượng được miêu tả bởi nghĩa
đen của thành ngữ có thể thể hiện nghĩa bóng một cách hình tượng và đầy thú

69
vị. Thành ngữ “山珍海味”(sơn trân hải vị), “sơn trân” và “hải vị” nêu ra

nguyên liệu quý báu trong từ nhiên, thành ngữ này chỉ sự tinh tế, phong phú

của bữa ăn. Thành ngữ “囤积粮草” (đốn tích lương thảo) miêu tả một hình

ảnh trữ lương thực, dùng để ví chuẩn bị đầy đủ trước chiến tranh. Thành ngữ

“山肴野蔌”(sơn hào dã tốc), xuất từ tuý ông đình ký của Âu Dương Tu

(1007-1072). Ông viết rằng: “山肴野蔌, 杂然而前陈者, 太守宴也.” (sơn

hào dã tốc, tạp nhiên nhi tiền trần giả, thái thú yến dã) Trong đó, “山肴”(sơn

hào) chỉ món ăn chế biến bằng những thứ được săn trong núi, “野蔌”(dã tốc)

chỉ rau dại. Câu này nghĩa là sơn hào dã tốc, được trừng bày lung tung trước

đây, là tiệu của thái thú. “山肴野蔌” nêu ra đặc điểm của món ăn là nguyên

liệu của chúng là lấy trên núi, cho nên, “山肴野蔌” nghĩa là món ngon núi

rừng. Thành ngữ “早韭晚菘” (tảo cửu vãn tùng), đã miêu tả kinh nghiệm của

con người về mùa nào có rau hẹ và mùa nào có rau cải tươi ngon nhất, “早韭”

nghĩa là rau hẹ của đầu mùa xuân, “晚菘” nghĩa là rau cải của cuối mùa thu.

Thành ngữ này có nghĩa chỉ rau củ đúng mùa. Thành ngữ “觥筹交错” (quang

trù giao thác), trong đó “觥” là cách nói tiếng Hán cổ của cốc rượu, “筹” là

cách nói tiếng Hán cổ của thẻ phạt rượu, nghĩa đen của thành ngữ này là cốc
rượu và thẻ phạt rượu giao thao với nhau, thành ngữ này là dùng để hình dung
bữa tiệc linh đình.
3.2.2. Tính biểu cảm
Đặc điểm mang tính biểu cảm là một đặc điểm cơ bản của thành ngữ,
trong nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực, đặc điểm này cũng khá là nổi

70
bật. Thành ngữ “油煎火燎” (du tiên hoả liêu), nghĩa đen của thành ngữ là

chiên bằng dầu, đốt bằng lửa, thành ngữ này thông qua miêu tả quá trình chế
biến món ăn để hình dung cảm giác lo lắng, sốt ruột như đồ ăn được chiên

bằng dầu, đốt bằng lửa. Thành ngữ “食不下咽” (thực bất hạ yên), nghĩa đen

là đồ ăn trong miệng nhưng không nuốt được, thành ngữ này là dùng để hình

dung tâm trạng không yên tâm, lo lắng. Thành ngữ “酸甜苦辣” (toan điềm

khổ lạt) là sự kết hợp của bốn yếu tố liên quan đến vị giác chua, ngọt, đắng,
cay. Người ta sử dụng cảm giác trong hoạt động ăn uống để hình dung cảm
giác hạnh phúc, đau khổ. Thành ngữ này là hình dung các loại cảm giác trong

cuộc sống nói chung. Thành ngữ “甘之如饴” (cam tri như di) xuất xứ từ Thi

Kinh – đại nhã, “甘” nghĩa là ngọt, “饴” nghĩa là đường, nghĩa đen của thành

ngữ là ngọt như đường. Thành ngữ này là hình dung cam chịu đau khổ và
chấp nhận nó với cảm giác ngọt như đường, thể hiện thái độ của con người

đối với sự việc. Thành ngữ “令人喷饭” (lệnh nhân phún phạn), xuất xứ văn

dư khả hoạ vũ đương cốc yển trúc ký của Tô Thức (1037-1011). Nghĩa đen
của thành ngữ là khiến cho người ta phun ra cơm. Thông qua mô tả hành
động phun ra cơm của người sau khi nghe sư việc hoặc lời nói hoang đường,

thành ngữ này nhằm biểu đạt cảm giác buồn cười và bật cười. Thành ngư “如

饥似渴” (như cơ tự khát), nghĩa là như đói, như khát nước, thành ngữ này

biểu đặt cảm giác bức thiết, vội vàng đến mức độ như đói và khát.
3.2.3 Tính triết lý
Những thành ngữ mang triết lý thường là dựa vào một điển tích và từ đó
người ta rút ra kinh nghiệm triết lý. Trong nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm
thực, có rất nhiều thành ngữ mang triết lý được dặn dò bởi người xưa. Thành

71
ngữ “食无求饱” (thực vô cầu bão), xuất xứ Luận Ngữ - Học Nhi, có nghĩa là

ăn không cần no, đây là lời khuyên của Khổng Tử danh cho mọi người khi ăn

uống thì phải điều độ. Thành ngữ “看菜吃饭” (khán thái ngật phạn) có nghĩa

đen là ăm cơm theo món, chứ không hết món ăn rồi cơm bị thừa. Nghĩa bóng

của “看菜吃饭” là làm việc phải dựa vào tình hình cụ thể như ăn cơm cũng

phải xem món ăn của mình phù hợp với cơm. Thành ngữ “饿死事小, 失节事

大” (ngã tử sự tiểu, thất tiết sự đại), có nghĩa là đói chết là chuyện nhỏ, mất

lịch sự là chuyện lớn. Trong thời kỳ phong kiến, thành ngữ này là chuyên nói
về phụ nữ, thành ngữ này cũng phản ánh sự áp bức đối với phụ nữ của xã hội
phong kiến. Đến hiện nay, ý nghĩa của thành ngữ đã thay đổi và dùng để nói
đạo đức, nhân phẩm và trung nghĩa của con người quan trọng hơn đói chết.

Thành ngữ “兔死狗烹” (thố tử cẩu phanh) với nghĩa đen là con thỏ chết rồi

thì sẽ dùng con chó để nấu. Thành ngữ này dùng để châm biến những người
bị người cầm quyền giết sau khi được hoàn thành sự việc giúp người cầm

quyền. Thành ngữ “让枣推梨”(nhượng táo thôi lê) là một câu chuyện của hai

đứa bé nhượng quả táo và quả lê với nhau, khiêm nhường được coi là phẩm
chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa, thành ngữ này nhằm hình dung

quan hệ hữu ái giữa anh em. Thành ngữ “鱼与熊掌” (ngư dư hùng chưởng)

có nghĩa đen là con cá và bàn chân gấu, hai thứ này được coi là đồ ăn ngon,
nhưng không có được cả hai cùng một lúc. Thành ngữ này là khuyên người ta
phải biết lấy hay bỏ, mặc dù có nhiều thứ rất hay nhưng vẫn phải biết sự lựa
chọn, khi lựa chọn không nên có thái độ chần chừ.
Sau khi khảo sát nội dung ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ
ẩm thực, chúng tôi đã rút được ba đặc điểm tương đối nổi bật trên đây. Trong

72
khuôn khổ luận văn này chúng tôi không trình bày được hết. Còn có một số
thành ngữ có nghĩa biểu trưng là nói về sự giàu nghèo thông quan việc ăn
uống, và cũng có một số thành ngữ thể hiện tính chất của sự vật. Chúng tôi
thấy rằng, có một số thành ngữ là liên quan đến giai cấp thống trị của thời

phong kiến, ví dụ thành ngữ “宵衣旰食” (tiêu y cán thực) là dùng để mô tả

làm việc vất vả của nhà vua. Thành ngữ “兵精粮足” (binh tinh lương túc) là

dùng để hình dung quân đội mạnh mẽ. Đối với hiện tượng này, chúng tôi có
một số lý giải như sau: thành ngữ tiếng Hán phần lớn có xuất xứ từ văn ngôn,
trong thời kỳ phong kiến, những người biết chữ chủ yếu là những người có
giai cấp xã hội cao, cộng với tư tưởng đi học là để làm quan và phục vụ cho
nhà vua, cho nên, những người có tài năng chủ yếu là phục vụ cho nhà vua,
họ viết văn thơ và trong đó có một số nội dung được lưu truyền phổ biến, do
người ta lặp đi lặp lại, dần dần những cách nói này trở thành cụm từ cố định
và thành ngữ, như vậy, trong thành ngữ mới có những nội dung liên quan đến
quân sự và chính trị.
3.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong
tiếng Việt
Sau khi khảo sát các yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt, chúng tôi có
được bảng sau bao gồm các yếu tố tiêu biểu:
Bảng 3.2: Bảng thống kê thần số xuất hiện của các yếu tố chỉ ẩm thực trong
nhóm thành ngữ tiếng Việt
Yếu tố trong thành ngữ Ví dụ Tần số xuất hiện
cơm cơm no áo ấm 63
cháo ăn một bát cháo, chạy ba 12
quãng đồng
mắm cà chua mắm mặn 12

73
cá ăn cá bỏ lờ 12
xôi gần chùa chẳng được ăn xôi 11
gạo gạo châu củi quế 10
rượu cơm no rượu say 8
tôm đắt như tôm tươi 5
khoai lành như củ khoai 4
bóng hộ pháp ăn bóng 4
gà cơm gà cá gỏi 4
chả cãi nhau như chém chả 4
oản liệu oản đọc kinh 4
muống dây cà ra dây muống 4
sung cơm sung cháo đền 4
thóc gạo bồ thóc đống 3
mật mật ít ong nhiều 3
ốc ăn ốc nói mò 3
chó thui chó nửa mùa hết rơm 3
nem nem công chả phượng 3
bánh chưng bánh chưng ra góc 3
hành bẻ hành bẻ tỏi 3
ngô/bắp chuyện nở như ngô rang 3
trầu chưa ngập miếng trầu 3
mía đông như mía lò 3
nếp có nếp có tẻ 2
Dưới đây, chúng tôi sẽ thảo luận một số yếu tố tiêu biểu với tần số xuất
hiện cao trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt.
Cơm – gạo – cháo – xôi

74
Cơm là một loại thức ăn được làm ra từ gạo bằng cách dêm nấu với một
lượng vừa đủ nước. Cơm là thức ăn chính của người Việt, là một yếu tố chỉ
ẩm thực với tần số xuất hiện cao nhất. Một món ăn khác thường ngày của
người Việt là cháo, cũng là làm ra từ gạo. Gạo thì là sảm phẩm ngũ cốc thu
được từ cây lúa, sau khi gia công, gạo sẽ trở thành cơm và cháo. Nguyên liệu
chính của xôi là gạo nếp, được hấp chính bằng nước, là đồ ăn người Việt quen
thuộc và ưa thích, đối với người Việt, xôi là lễ vật quan trọng dùng để dâng
cúng tổ tiên và thần linh. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực, trừ nghĩa
đen, cơm và cháo còn có nghĩa là kết quả của việc làm, được coi là có giá trị,
ví dụ nên cơm nên cháo, thành cơm thành cháo. Cơm còn có nghĩa khát quát
của những thức ăn làm thành một bữa ăn, ví dụ ăn cơm trước kẻng, cơm nhà
má vợ, cơm no rượu say, cơm no áo ấm, cơm áo gạo tiền... Khi yếu tố cơm đi
cùng với canh, chúng có mang nghĩa là vợ chồng, ví dụ cơm lành canh ngọt,
cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt là hình dung quan hệ vợ chồng có hoà
thuận hay không. Yếu tố gạo thường đi cùng với nước để hình dung cảnh
sống của người ta, ví dụ gạo chợ nước sông là mô tả cảnh sống nghèo túng,
bấp bênh, ăn đong từng bữa; gạo trắng nước trong thì hình dung điều kiện
sinh hoạt vật chất dễ dàng.
Nếp – tẻ
Yếu tố nếp và tẻ mặc dù không có tần số xuất hiện rất cao, nhưng đây là
hai yếu tố tiêu biểu trong nhóm thành ngữ. Khi hai yếu tố này đi cùng, có
nghĩa là có đủ con trai và con gái trong nhà. Ví dụ thành ngữ có nếp có tẻ.
Thông qua liên tưởng, người Việt dùng có đủ các loại lúa gạo để hình dung
nhà có đủ con trai và con gái, đây cũng là sự thể hiện của văn hoá lúa nước
trong ngôn ngữ.
Nem – chả
Nem và chả là hai thứ đồ ăn có mang đặc sắc Việt Nam. Ở Việt Nam có

75
các loại nem và chả khác nhau tuỳ theo vùng miền. Trong thành ngữ có yếu tố
chỉ ẩm thực, nem và chả thường đi cùng với nhau. Ví dụ, nem công chả
phượng, thành ngữ này nói cách khát quát của những món ăn ngon, sạng và
quý hiếm. Thành ngữ ông ăn chả, bà ăn nem có nghĩa là hai vợ chồng không
chịu nhường kém, thua thiệt nhau trong quan hệ bất chính như ngoại tình.
Bánh chưng – oản
Bánh chưng và bánh oản là hai loại bánh mang nghĩa thiêng liêng đối với
dân tộc Việt. Bánh chưng là loại bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh và
thịt, thường gói bằng lá dong và có hình vuông. Bánh chưng thường được ăn
vào dịp Tết Nguyên Đán, trong thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực cũng có thể
hiện: dửng dưng như bánh chưng ngày tết. Thành ngữ này đã phản ánh sự phổ
biến của bánh trưng vào ngày Tết đến mức độ khiến cho người ta dửng dưng.
Bánh oản là loại bánh được làm từ các loại bột để cúng phật, các thành ngữ
gồm yếu tố oản thường liên quan đến đạo phật, ví dụ liệu oản đọc kinh, có
nghĩa là tuỳ lễ vật dâng nhiều hay ít, quý hay xoàng mà người thủ từ tụng
niệm dài hay ngắn, nghĩa bóng của thành ngữ là tuỳ theo tình hình, hoàn cảnh
cụ thể để có biện pháp giải quyết công việc. Một ví dụ khác: bụt lại từ oản
chiêm, nghĩa bóng của thành ngữ là hình dung từ chối cái vốn rất ưa thích, từ
chối một cách không bình thường.
Mắm
Trong thành ngữ, mắm chủ yếu là chỉ nước mắm. Nước mắm được coi là
tinh hoa ẩm thực Việt, là gia vị hết sức quan trọng khi chế biến món ăn Việt,
nước mắm cũng thường dùng làm nước chấm, nếu thiếu nước mắm thì món
ăn sẽ không còn mùi vị riêng của Việt Nam. Trong thành ngữ, yếu tố mắm
xuất hiện với tần số rất cao, điều này cũng chứng tỏ rằng sự quen thuộc và
gần gũi của nước mắm đối với người Việt. Ví du: cà chua mắm mặn, đo lọ
nước mắm, đếm củ dưa hành, liệu cơm gắp mắm, nước mắm thối chấm lòng

76
lợn thiu, thêm mắm thêm muối, ba cơm bẩy mắm...
Muống
Ở Việt Nam, rau muống là loại rau rất phổ thông và rất được ưa chuộng.
Ví dụ, dây cà ra dây muống có nghĩa là nói hoặc viết dài dòng, lan man và
rườm rà, theo đặc điểm rau muống, người ta liên tưởng đến bài viết và lời nói
dài dòng.
Trầu
Ăn trầu là tập tục của người Việt từ lâu, trầu ngày xưa là một thứ phổ biến
trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Đến hiện nay, tập tục ăn trầu
của người Việt đang dần dần mất đi, nhưng trong lễ cưới, mâm trầu vẫn là
một thứ không thể thiếu. Thói quen ăn trầu của người Việt cũng có phản ánh
trong thành ngữ, ví dụ, thợ rèn không dao ăn trầu, thành ngữ này nghĩa là
ngược đời, ngang trái, làm ra đồ vật mà không được dùng. Thành ngữ chưa
giập miếng trầu là ví trong khoảng thời gian rất ngắn, đến mức chưa kịp giập
miếng trầu.
3.3.1 Tính dân tộc
Sau khi khảo sát nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt,
chúng tôi cho rằng tính dân tộc là một đặc điểm nổ bật nhất. Tính dân tộc chủ
yếu được thể hiện qua hai mặt, một là “vật liệu xây dựng” của thành ngữ, tức
các yếu tố trong thành ngữ; hai là ý nghĩa của thành ngữ. Về phần “vật liệu
xây dựng” trong thành ngữ, chúng tôi đã chỉ ra một số yếu tố chỉ ẩm thực tiêu
biểu trong bảng 3.2, những “vật liệu xây dựng” này gần như hoàn toàn lấy
được cuộc sống hàng ngày của dân tộc Việt. Ví dụ: cơm dẻo canh ngọt, đắt
như tôm tươi, ép như ép giò, giữ bụt ăn oản, ăn ốc nói mò, không ưa dưa có
giòi, một tiền gà ba tiền thóc, ngọt như mía lùi, rơi như sung rụng, xôi hỏng
bỏng hỏng, ba cơm bẩy mắm, bẻ hành bẻ tỏi, chắc như cua gạch, chặt đầu cá
vá đầu tôm, có cháo đòi chè... Các loại đồ ăn xuất hiện trong thành ngữ toàn

77
là những thứ thân thiện, quen thuộc đối với người Việt. Thử đối chiếu các yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán, chúng ta có thể nhận ra ngay những yếu tố
nào là thuộc về dân tộc Việt. Xét về mặt nghĩa của thành ngữ, nghĩa của thành
ngữ đều là những tri thức, kinh nghiệm, phán đoán, triết lý được rút ra từ cuộc
sống của người Việt. Ví dụ thành ngữ con sâu bỏ rầu nồi canh có nghĩa là
một người không tốt, có khuyết điểm làm xấu lây những người sống cùng
tập thể. Thành ngữ há miệng chờ sung thông qua một hành động để nói về
sự lười biếng, chịu ăn sẵn bằng cách cầu may. Thành ngữ rành rành như
canh nấu hẹ, vì mùi vị riêng của canh rau hẹ khiến người ta không thể lẫn
lộn với thứ canh khác, cho nên, thành ngữ này có nghĩa là rất rõ ràng, cụ
thể, không giấu giếm được.
3.3.2 Tính biểu trưng
Nghĩa biểu trưng của thành ngữ khiến cho sắc thái của thành ngữ rất
phong phú và uyển chuyển. Quá trình suy luận nghĩa của thành ngữ thông qua
các phép chuyển nghĩa làm cho thành ngữ có tính biểu trưng. Thành ngữ có
yếu tố chỉ ẩm thực cũng không phải ngoại lệ và thành ngữ nào cũng có nghĩa

bóng. Ví dụ:

Thành ngữ Nghĩa bóng


bắt cá hai tay tham gia cả hai nơi hay hai bên để có lợi
bẻ hành bẻ tỏi là bắt bẻ chi li, gây khó dễ
cá nằm trên thớt cảnh sống rất nguy hiểm, nơm nớp chờ đợi
tai hoạ
chả có cá lấy rau má làm trọng vì thiếu người hoặc phải dùng tạm cái thay
thế; không thích hợp, gượng ép
giá áo túi cơm chỉ loại người sống ăn hại, không có ích gì
thêm dấm thêm ớt thêm thắt chi tiết cho hay thêm, vui thêm

78
(câu chuyện)
xôi hỏng bỏng không mất tất cả không được cái gì
Thông qau ví dụ trên có thể thấy rằng, có một số trường hợp có thể có hai
vật biểu trưng nhưng cuối cùng vẫn chỉ có một nghĩa bóng. Chính vì tính biểu
trưng của thành ngữ, dựa vào quá trình biểu trưng hoá, ngữ nghĩa của thành
ngữ đã trở nên hình tượng, thú vị và mang sắc thái phong phú.
3.3.3 Tính biểu cảm
Trong quá trình sử dụng thành ngữ, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ rằng
tình cảm, thái độ của người nói. Chúng tôi cho rằng đặc điểm này khá là nổi
bật trong nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực tiếng Việt. Ví dụ thành ngữ
ăn cháo đái bát là hình dung hành động vô ơn, bội bạc, thành ngữ này có biểu
cảm là thái độ tiêu cực đối với những người không biết ơn. Thành ngữ ăn
hồng cả hột có nghĩa là tham lam, thô bỉ, ti tiện, khi đi vào sử dụng, nó có thể
thể hiện thái độ tiêu cực, coi thường của người nói. Thành ngữ chắc như cua
gạch nghĩa là làm việc chắc chắn, có kết quả, thể hiện tính biểu cảm là đánh
giá tích cực cho sự việc. Thành ngữ dễ như ăn gỏi nghĩa là rất dễ dàng, không
khó khăn gì, thành ngữ này cũng phản ánh sự đánh giá tích cực cho sư việc.
Thành ngữ giá áo túi cơm chỉ loại người sống ăn hại, không có ích gì, thành
ngữ này phản ánh thái độ tiêu cực đối với những người thuộc loài “giá áo túi
cơm”. Thành ngữ ăn chưa sạch, bạch chưa thông có nghĩa là còn non dại,
chưa biết gì, không đáng đếm xỉa, thể hiện biểu cảm là khinh bỉ, coi thường.
3.4 Sự khác nhau và sự giống nhau về mặt đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ
có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và trong tiếng Việt.
Thông qua phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ tiếng Hán
và nhóm thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi có một số nhận xét về sự khác
nhau và sự giống nhau về mặt đặc điểm ngữ nghĩa của hai nhóm thành ngữ
như sau:

79
a) Các yếu tố trong hai nhóm thành ngữ đều mang đặc điểm dân tộc nhưng
cũng có một số điểm chung. Trung Quốc và Việt Nam đều thuộc về nền
văn hoá lúa nước, cho nên lương thực chính đều là gạo, sự xuất hiện của
các loại đồ ăn chế biến bằng gạo trong thành ngữ thì rất nhiều.
b) Trừ các yếu tố liên quan đến lúa gạo, trong nhóm thành ngữ tiếng Hán,
mặc dù trong thành ngữ còn sử dụng tên gọi tiếng Hán cổ của một số yếu
tố, nhưng các yếu tố chủ yếu là những thứ mà người Trung quen thuộc.
Trong nhóm thành ngữ tiếng Việt thì các yếu tố hoàn toàn mang dấu ấn
Việt Nam, ví dụ như nem, chả, bánh chứng, oản, nước mắm.
c) Ý nghĩa biểu trưng của các yếu tố trong thành ngữ cũng khác nhau, ví dụ

trong nhóm thành ngữ tiếng Hán, “桃 – 李”(đào – lý) có nghĩa biểu trưng

là học trò; trong nhóm thành ngữ tiếng Việt có “nếp – tẻ” có nghĩa biểu
trưng là con trai và con gái.
d) Có một số trường hợp các yếu tố tham gia vào thành ngữ khác nhau,

nhưng nghĩa bóng của thành ngữ là tương tự nhau. Ví dụ, thành ngữ “酒足

饭饱” (tửu túc phạn bão, rượu đủ cơm no) tương tự với cơm no áo ấm,

cơm no rươu say trong tiếng Việt.


e) Đối với đặc điểm tính biểu trưng của thành ngữ, trong tiếng Hán thì đặc
điểm này không nổi bật như trong tiếng Việt. Trong tiếng Hán có một số
trường hợp nghĩa đen và nghĩa biểu trưng là trùng hợp nhau, ví dụ thành

ngữ “山肴野蔌” (sơn hào dã tốc) xét về nghĩa đen là món ngon núi rừng,

nghĩa được sử dụng cũng là nghĩa này.


f) Xét về đặc điểm tính dân tộc, chúng tôi cho rằng, cả hai nhóm thành ngữ
đều hàm chứa giá trị dân tộc riêng của mình, đều phản ánh tri thức, kinh
nghiệm, phán đoán và triết lý của dân tộc mình.

80
g) Ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ tiếng Hán có liên quan đến chính trị và
quân sự, đặc điểm này chúng tôi chưa tìm thấy trong nhóm thành ngữ
tiếng Việt, nhóm thành ngữ tiếng Việt thì có đặc điểm gần gũi, thân thiện
với dân tộc Việt.
3.5 Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của hai
nhóm thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và trong tiếng Việt.
Nhìn một cách tổng thể về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi cho rằng, sự khác nhau
giữa hai nhóm thành ngữ nhiều hơn sự giống nhau.
Một là khác về các yếu tố trong thành ngữ, mặc dù có một số yếu tố đều
phản ánh đặc điểm của nền văn hoá lúa nước, nhưng nhìn chung các yêu tố
khác thì rất khó tìm được điểm chung.
Hai là về mặt ngữ nghĩa, quá trình biểu trưng hoá khác nhau, cho nên
nghĩa bóng cũng khác nhau. Tính biểu trưng trong nhóm thành ngữ tiếng Hán
không nổi bật như trong nhóm thành ngữ tiếng Việt. Ngữ nghĩa của hai nhóm
thành ngữ nhìn chung thì đều có đặc điểm dân tộc riêng của mình. Nhóm
thành ngữ tiếng Hán có phản ánh cuộc sống của giai cấp thông trị và quân sự,
song nhóm thành ngữ tiếng Việt thì hoàn toàn gần gũi với nhân dân Việt Nam.
Có một số trường hợp là nghĩa đen và nghĩa bóng của một số thành ngữ là
tương tự với nhau trong cả hai ngôn ngữ, chúng tôi cho rằng đây là kết quả
của sự giao tiếp giữ hai nước trong quá trình lịch sử; hơn nữa, cả hai nước đều
có nền văn hoá lúa nước, cho nên có một số đặc điểm chung thì khá là hợp lý.

81
PHẦN KẾT LUẬN

1. Thành ngữ là kết tinh trí tuệ và bộ phận tinh hoa trong ngôn ngữ. Trong
thành ngữ, chúng ta có thể tìm thấy giá trị văn – hoá dân tộc, tri thức, kinh
nghiệm, phán đoán, triết lý được rút ra trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Tất
nhiên, thành ngữ có yếu tốc chỉ ẩm thực cũng không phải ngoại lệ. Nghiên
cứu đối chiếu về thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng
Việt một mặt có thể góp phần cho việc nghiên cứu thành ngữ, mặt khác đề tài
này cũng có thể giúp cho người học tiếng Hán và tiếng Việt hiểu sâu về cấu
trúc cũng như ngữ nghĩa của thành ngữ.
2. Thông qua phương pháp đối chiếu, chúng tôi đã cố gắng thực hiện đối
chiếu song song về thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng
Việt. Về mặt cấu trúc, thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và
trong tiếng Việt đều có tính đối xứng rất cao và có vận điệu hài hoà. Trong đó,
thành ngữ tiếng Hán gần như tất cả là bốn chữ, thành ngữ tiếng Việt thì có
hơn 60% là bốn âm tiết. Sau khi đối chiếu cấu trúc nội bộ của hai nhóm thành
ngữ, chúng tôi cho rằng nhóm thành ngữ tiếng Việt phần lớn là động ngữ
trong khi nhóm thành ngữ tiếng Hán thì không có đặc điểm này. Hơn nữa,
nhóm thành ngữ tiếng Việt còn gồm một số lượng thành ngữ so sánh rất lớn
với mô hình “A như B”, đối với nhóm thành ngữ tiếng Hán thì chúng tôi
không tìm thấy thành ngữ so sánh. Về mặt ngữ nghĩa của hai nhóm thành ngữ,
chúng tôi đã thống kê tần số xuất hiện của một số yếu tố chỉ ẩm thực điển
hình, sau khi đối chiếu, chúng tôi đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật về mặt
ngữ nghĩa của cả hai nhóm thành ngữ. Đặc điểm ngữ nghĩa nổi bật của thành
ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán là: tính hình tượng, tính biểu cảm
và tính triết lý, đặc điểm ngữ nghĩa nổi bật của nhóm thành ngữ tiếng Việt là:
tính dân tộc, tính biểu trưng và tính biểu cảm.

82
3. Dưới sự hạn chế của khuôn khổ luận văn, chúng tôi tạm dựng ở chỗ đối
chiếu cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ. Dựa vào việc đối chiếu mà chúng
tôi đã thực hiện trên, cùng với dấu ấn văn hoá trong thành ngữ, bước tiếp theo
có thể đi vào thảo luận và đối chiếu về văn hoá ẩm thực Trung Hoa và Việt
Nam. Tất nhiên, luận văn của chúng tôi cũng không thể tránh khỏi một số hạn
chế lớn, ví dụ như cách phân loại hai nhóm thành ngữ thực ra chưa phù hợp
lắm đối với nhóm thành ngữ tiếng Việt, hơn nữa, một số dạng cấu trúc chúng
tôi phân tích hiện vẫn đang có bất đồng theo quan điểm khác nhau của các
nhà ngôn ngữ học khác nhau. Thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn
góp phần cho nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt cũng
như giúp người học tiếng hiểu sâu về thành ngữ.

83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Đại Học Sư
Phạm.
2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, sự vận dụng,
Ngôn ngư (3), tr 1-18.
4. Nguyễn Đức Dân (2004), Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên
báo chí, Ngôn ngữ (10), tr1-7.
5. Nguyễn Công Đức (1995), Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của
thành ngữ tiếng Việt, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn.
6. Nguyễn Thiện Giáp (1974), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ
(3), tr 43-52.
7. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam.
9. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2001), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
10.Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam học sử yếu, Nxb Sài Gòn.
11.Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
12.Nguyễn Văn Hằng (1999), Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại,
Nxb Khoa học xã hội.
13. Nguyễn Văn Khang (2010), Đối chiếu Hán – Việt, những vấn đề lý thuyết
và thực tiễn, Ngôn ngữ và đời sống (số 10), tr 1-8.
14. Nguyễn Văn Khang (1994), Bình diện văn hoá, xã hội – ngôn ngữ học
của các thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, Văn hoá và dân gian (1).
15. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (2008), Thành ngữ tiếng Việt (in lần thứ
ba), Nxb Khoa học xã hội.

84
16. Hồ Lê (1972), Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.
17. Nguyễn Văn Mệnh (1972), Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ,
Ngôn ngữ (3), tr 12-15.
18. Hoàng Phê (chủ biên) (2015), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
19. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội.
20. Trương Đông San (1974), Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ
(1), tr 1-5.
21. Phạm Hồng Thuỷ (1993), Thành ngữ tiếng Việt trong tương lai, Ngôn
ngữ (1), tr 28-31.
22. Cù Đình Tú (1973), Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ, Ngôn
ngữ (1).
23. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục.
24. Nguyễn Văn Tú (1976), Tiếng Việt và vốn từ Tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại
học và THCN
25. Nguyễn Thị Tân (2004), Thành ngữ Hán – Việt: khái niệm và phân loại,
Ngôn ngữ và đời sống (6), tr 7-11.
26. Giang Thị Tám (2001), Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con
số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố là con số, Luận
văn thạc sĩ lý luận ngôn ngữ - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Bùi Khắc Việt (1978), Về tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt, Ngôn
ngữ (1), tr 1-6.

28. 安丽卿 (2006), 成语的结构和语音特征, 兰州大学硕士研究生学位论文.

29.陈博 (主编) (2008), 新编汉语成语词典, 世界图书出版公司.

85
30. 池昌海 (1992), “吃”语言与“吃”文化, 杭州大学学报 1992 年 6 月, 53-61 页.

31.蔡心交 (2011), 越汉成语对比研究, 华东师范大学博士学位论文.

32.陈氏映月 (2016), 汉越语四字格成语的对比研究, 华中师范大学博士

学位论文.

33.蒋澄生 (2007), 试论成语中的意象表征, 外语学刊 2007 年第 4 期,

52-54 页.

34.吕淑湘, 丁声树 (2011), 现代汉语词典, 商务印书馆.

35.李大农 (1994), 成语与中国文化, 南开学报 1994 年 06 期, 68-72 页.

36.李文河 (2011), 汉越成语异同对比研究, 东北师范大学硕士学位论文.

37.傈健 (2014), 汉语成语的语义系统及其运用研究, 陕西师范大学硕士

学位论文.

38.刘洁修 (1985), 成语, 商务印书馆.

39.刘叔新 (2002), 关于成语惯用语问题的答问录, 南开语言学刊.

40.龙青然 (2009), 汉语成语结构对称类析, 邵阳学院学报, 2009 年 02 月,

64-67 页.

41.马国凡 (1978), 成语, 内蒙古人民出版社.

42.莫彭龄 (2001), 汉语成语与汉文化, 江苏教育出版社.

43.莫彭龄 (1999), 关于成语定义的再讨论, 常州工业技术学院学报,

1999 年 3 月刊, 54-59 页.

44.阮氏秋香 (2004), 汉越成语对比研究, 四川大学硕士学位论文.

86
45.史式 (1979), 汉语成语研究, 四川人民出版社.

46.苏春梅 (2004), “吃”的寓意 – 成语中的饮食文化, 长春师范学院学报

7 月刊, 79-82 页.

47.王庆疆 (2000), 成语语义类型及其对词汇 – 语义搭配的限制, 解放

军外国语学院学报 2000 年 5 月, 33-36 页.

48.王征 (2011), 汉语成语的结构特点及汉译法等效研究, 浙江工业大学

学报 2011 年 9 月, 356-360 页.

49.徐大晨 (2006), 齿颊生香: 饮食文化与成语, 首都师范大学出版社.

50.熊莹 (2013), 汉语饮食成语的语义和文化研究, 南京师范大学硕士学

位论文.

51.语言学名词审定委员会 (2011), 语言学名词, 商务印书馆.

52.杨丽君 (2001), 试论 “一 X 不 Y”式成语, 湖北大学学报 2001 年 11 月.

53.余世谦 (2002), 中国饮食文化的民族传统, 复旦学报 2002 年第 5 期,

118-124 页.

54.姚鹏慈 (2005), 汉语成语语义场试探, 广播电视大学学报.

55.周祖谟 (1959), 汉语词汇讲话, 外语教学与研究出版社.

56. 左林霞 (2004), 成语语义的发展与演变, 武汉科技大学学报2004 年03 期.

57.周建设 (2002), 现代汉语教程, 人民教育出版社.

87
PHỤ LỤC
汉语成语(Thành ngữ tiếng Hán)

1. 人为刀俎我为鱼肉(nhân vi đao trở, ngã vi ngư nhục)

2. 山珍海味 (sơn trân hải )

3. 囤积粮草 (đốn tích lương thảo)

4. 丰衣足食 (phong y túc thực)

5. 五谷丰登 (ngũ cốc phong đăng)

6. 不辨菽麦 (bất biện thục mạch)

7. 不茶不饭 (bất trà bất phạn)

8. 不食人间烟火 (bất thực nhân gian yên hoả)

9. 不为五斗米折腰 (bất vị ngũ đẩu mễ chiết yêu)

10. 日食万钱 (nhật thực vạn tiền)

11. 风餐露宿 (phong xan lộ túc)

12. 火上浇油 (hoả thượng kiêu du)

13. 瓜剖豆分 (qua phẫu đậu phân)

14. 对酒当歌 (đối tửu đang ca)

15. 发愤忘食 (phát phẫn vọng )

16. 早韭晚菘 (tảo cửu vãn tùng)

17. 吃喝玩乐 (ngật hát ngoạn lạc)

18. 吃着不尽 (ngật chiêu bất tận)

88
19. 回味无穷 (hồi vị vô cùng)

20. 年谷不登 (niên cóc bất đăng)

21. 如饥似渴 (như cơ tự khát)

22. 花天酒地 (hoa thiên tửu địa)

23. 旰食之劳 (cán thực tri lao)

24. 囫囵吞枣 (hốt luân thôn táo)

25. 灾梨祸枣 (tai lê hoạ táo)

26. 拾人牙慧 (thập nhân nha huệ)

27. 杯酒言欢 (bôi tưu ngôn hoan)

28. 画饼充饥 (hoạ bính sung cơ)

29. 味同嚼蜡 (vị đồng tước lạp)

30. 垂涎三尺 (thuỳ diên tam chỉ)

31. 贪吃懒做 (tham ngật lãn tố)

32. 鱼米之乡 (ngư mễ tri hương)

33. 炊沙成饭 (xuy sa thành phạn)

34. 茹毛饮血 (như mao ẩm thuỷ)

35. 茶余饭后 (trà dư tửu hậu)

36. 南橘北枳 (nam quất bắc chỉ)

37. 残茶剩饭 (tàn trà thặng phạn)

38. 残汤剩饭 (tàn thang thặng phạn)

89
39. 骨鲠在喉 (cốt ngạnh tại hầu)

40. 食不重味 (thực bất trùng vị)

41. 食不果腹 (thực bất quả phúc)

42. 食不求饱 (thực bất cầu bão)

43. 食肉寝皮 (thực nhục tẩm bì)

44. 侯服玉食 (hậu phục ngọc thực)

45. 哀梨蒸食 (ai lê chưng thực)

46. 美食甘寝 (mỹ thực cam tẩm)

47. 釜底游鱼 (phủ để du ngư)

48. 狼吞虎咽 (lang thôn hổ yết)

49. 脍炙人口 (khoái trích nhân khẩu)

50. 晨炊星饭 (thần xuy tinh phạn)

51. 望梅止渴 (vọng mai chỉ khát)

52. 粗茶淡饭 (thô trà đạm phạn)

53. 粗衣素食 (thô y tố thực)

54. 椎牛飨士 (chuỳ ngưu hưởng sĩ)

55. 啼饥号寒 (đề cơ hào hàn)

56. 等米下锅 (đẳng mễ hạ oa)

57. 粥少僧多 (dục thiểu tăng đa)

58. 嗷嗷待哺 (ngao ngao đãi bộ)

90
59. 觥筹交错 (quang trù giao thác)

60. 数米而炊 (sổ mễ nhi xuy)

61. 粮多草广 (lương đa thảo quảng)

62. 滚瓜烂熟 (cổn qua lạn thục)

63. 箪食瓢饮 (đan ẩm biều thực)

64. 颗粒无存 (khoả lạp vô tồn)

65. 高粱子弟 (cao lương tử đệ)

66. 靠山吃山,靠水吃水 (kháo sơn ngật sơn, kháo thuỷ ngật thuỷ)

67. 餐风沐雨 (xan phong mộc vũ)

68. 餐松啖柏 (xan tùng đạn bách)

69. 露宿风餐 (lộ túc phong xan)

70. 腥臊恶臭 (tinh tao ứa xú)

71. 食生不化 (thục sinh bất hoá)

72. 含辛茹苦 (hàm tân như khổ)

73. 宵衣旰食 (tiêu y cán thực)

74. 山肴野蔌 (sơn hào dã tốc)

75. 一馈十起 (nhất quy thập khởi)

76. 让枣推梨 (nhượng táo thôi lê)

77. 瓜熟蒂落 (qua thục đế lạc)

78. 因噎废食 (nhân ế phế thực)

91
79. 不知甘苦 (bất tri cam khổ)

80. 拿糖作醋 (na đường tác thố)

81. 残羹冷饭 (tàn canh lãnh trích)

82. 酒池肉林 (tửu trì nhục lâm)

83. 得鱼忘筌 (đắc ngư vong thuyên)

84. 落汤螃蟹 (lạc thang bàng giải)

85. 浮瓜沉李 (phù qua trần lý)

86. 橙黄橘绿 (trành hoàng quất lục)

87. 火中取栗 (hoả trung thủ lật)

88. 斗酒百篇 (đẩu tửu bách thiên)

89. 斗酒只鸡 (đẩu tửu chích kê)

90. 无米之炊 (vô mễ tri xuy)

91. 节衣缩食 (tiết y thúc thực)

92. 布衣蔬食 (bố y sơ thực)

93. 甘瓜苦蒂 (cam qua khổ đế)

94. 甘之如饴 (cam tri như di)

95. 灭此朝食 (diệt thử triêu thực)

96. 目食耳视 (mục thực nhĩ thị)

97. 饥不择食 (cơ bất trạch thực)

98. 饥寒交迫 (cơ hàn giao bách)

92
99. 饥火中烧 (cơ hoả trung thiêu)

100. 瓜田李下 (qua điền lý hạ)

101. 民以食为天 (dân dĩ thực vi thiên)

102. 耳食之言 (nhĩ thực tri ngôn)

103. 肉食者鄙 (nhục thực giả bỉ)

104. 吃衣著饭 (ngật y trứ phạn)

105. 尘饭涂羹 (trần phạn đồ canh)

106. 饭来张口 (phạn lai trương khẩu)

107. 并日而食 (bính nhật nhi thực)

108. 把饭叫饥 (bả phạn khiếu cơ)

109. 投桃报李 (đầu đào báo lý)

110. 吹箫祈食 (xuy tiêu kỳ thực)

111. 兵精粮足 (binh tinh lương túc)

112. 忍饥挨饿 (nhẫn cơ ai ngã)

113. 青黄不接 (thanh hoàng bất tiếp)

114. 杯盘狼藉 (bôi bàn lang tịch)

115. 味如鸡肋 (vị như kê lặc)

116. 省吃俭用 (tỉnh ngật kiệm dụng)

117. 垂涎欲滴 (thuỳ diên dục trích)

118. 兔死狗烹 (thổ tử cẩu phanh)

93
119. 鱼游釜中 (ngư du phẫu trung)

120. 废寝忘食 (phế tẩm vong thực)

121. 茶饭不思 (trà phạn bất tư)

122. 茶余酒后 (trà dư tửu hậu)

123. 残杯冷炙 (tàn bôi lãnh trích)

124. 残羹冷炙 (tàn canh lãnh trích)

125. 挑肥拣瘦 (khiêu phì kiểm sấu)

126. 舐糠及米 (sị khang cập mễ)

127. 食不甘味 (thực bất cam vị)

128. 食不兼肉 (thực bất kiêm nhục)

129. 食而不化 (thực nhi bất hoá)

130. 食少事烦 (thực thiểu sự phiền)

131. 顺藤摸瓜 (thuận đàng mô qua)

132. 津津有味 (tân tân hữu vị)

133. 柴米夫妻 (sài mễ phu thê)

134. 釜中生鱼 (phẫu trung sinh ngư)

135. 饿死事小,失节事大 (ngã tử sự tiểu, thất tiết sự đại)

136. 酒囊饭袋 (tửu nang phạn đại)

137. 添油加醋 (thiêm du gia thố)

138. 淡而无味 (đạm nhi vô vị)

94
139. 粗衣淡饭 (thô y đạm phạn)

140. 弹尽粮绝 (đạn tận lương tuyệt)

141. 酣畅淋漓 (hàm sướng lâm li)

142. 嗟来之食 (giai lai tri thực)

143. 馋涎欲滴 (sàm diên dục trích)

144. 酩酊大醉 (mính đính đại tuý)

145. 解衣推食 (giải y thôi thực)

146. 锦衣玉食 (cẩm y ngọc thực)

147. 寝食不安 (tẩm thực bất an)

148. 滥竽充数 (lạm vu sung số)

149. 箪食壶浆 (đan thực hồ tương)

150. 酸甜苦辣 (toan điềm khổ lạt)

151. 鲜衣美食 (tiên y mỹ thực)

152. 弊衣蔬食 (tệ y thô thực)

153. 糖舌蜜口 (đường thiệt mật khẩu)

154. 餐风露宿 (xan phong lộ túc)

155. 藕断丝连 (ngẫu đoạn ti liên)

156. 生吞活剥 (sinh thôn hoạt bác)

157. 柴米油盐 (sài mễ du diêm)

158. 五谷杂粮 (ngũ cốc tạp lương)

95
159. 令人喷饭 (lệnh nhân phún phạn)

160. 桃李满天下 (đào lý mãn thiên hạ)

161. 细嚼慢咽 (tế tước mạn yết)

162. 三茶六饭 (tam trà lục phạn)

163. 食不下咽 (thực bất hạ yết)

164. 残茶剩饭 (tàn trà thặng phạn)

165. 蜜里调油 (mật lý diệu du)

166. 一浆十饼 (nhất giang thập bính)

167. 山珍海错 (sơn trân hải thác)

168. 食无求饱 (thực vô cầu bão)

169. 鱼与熊掌 (ngư dư hùng chưởng)

170. 糟糠之妻 (tào khang chi thê)

171. 饥肠辘辘 (cơ trường lộc lộc)

172. 嚼饭喂人 (tước phạn uý nhân)

173. 酒过三巡 (tửu qua tam tuần)

174. 油煎火燎 (du tiên hoả liêu)

175. 家常便饭 (gia thường tiện phạn)

176. 看菜吃饭 (khán thái ngật phạn)

177. 肉食者鄙 (nhục thực giã bỉ)

178. 布帛菽粟 (bố bạch thục túc)

96
Thành Ngữ Tiếng Việt

1. Ai biết chuyện ma ăn cỗ 26. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ


2. Áo ấm cơm no 27. Ăn cơm nắm nằm gầm giường
3. Ăn bữa hôm lo bữa mai 28. Ăn cơm thiên hạ
4. Ăn bữa nay lo bưa mai 29. Ăn cớm trước kẻng
5. Ăn bữa trưa (sáng) lo bữa tối 30. Ăn dưng ngồi rồi
6. Ăn cá bỏ lờ 31. Ăn đói ăn khát
7. Ăn cay uống đắng 32. Ăn đói mặc rách
8. Ngậm đắng nuốt cay 33. Ăn đói mặc rét
9. Ăn cây nào rào cây ấy 34. Ăn đói nhịn khát
10. Ăn cây táo rào cây xoan 35. Ăn gan uống máu
11. Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng 36. Ăn gió nằm mưa
12. Ăn cơm nhà vác nhà voi 37. Ăn sương nuốt gió
13. Cơm nhà việc người 38. Ăn hương ăn hoa
14. Ăn cháo đái bát 39. Ăn ít no lâu
15. Ăn chay niệm phật 40. Ăn không nên đọi, nói không lên
16. Ăn cháo lá da lời
17. Ăn chắc mặc bền 41. Ăn không ngon, ngủ không yên
18. Ăn chẳng bõ dính răng 42. Ăn lấy ăn để
19. Ăn chẳng bõ nhả 43. Ăn lông ở lỗ
20. Ăn chó cả lông 44. Ăn mày đòi xôi gấc
21. Ăn chưa no lo chưa tới 45. Ăn miếng trả miếng
22. Ăn chưa sạch bạch chưa thông 46. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng
23. Ăn chực đòi bánh chưng đồng
24. Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau 47. Ăn ngon mặc đẹp
25. Ăn cơm gà gáy cất binh nửa ngày 48. Ăn ngon ngủ kỹ

97
49. Ăn ngon ngủ yên 76. Ăn tro bọ trấu
50. Ăn nhịn để dành 77. Ăn túng mặc thiếu
51. Ăn như ăn cướp 78. Ăn vụng khéo chùi mép
52. Ăn như chèo thuyền 79. Ăn vụng không biết chùi mép
53. Ăn như gấu ăn mặt trăng 80. Ăn vụng như chớp
54. Ăn như hùm đổ đó 81. Ăn vụng phải chùi mép
55. Ăn như mèo 82. Ăn xin ăn nài
56. Ăn như mỏ khoét 83. Ăn xó mó niêu
57. Ăn như rồng cuốn 84. Ăn xôi chùa ngọng miệng
58. Ăn như tằm ăn rỗi 85. Ăn xổi ở thì
59. Ăn như thần trùng 86. Ba cơm bẩy mắm
60. Ăn như thợ đấu 87. Bánh chưng ra góc
61. Ăn no dửng mỡ 88. Bánh đúc bày sàng
62. Ăn no ngủ kỹ 89. Bảo xôi ừ xôi, bảo thịt ừ thịt
63. Ăn no uống say 90. Bánh ú trao đi, bánh chì trao lại
64. Ăn no uống say 91. Bát ăn bát để
65. Ăn no vác nặng 92. Bát cơm sẻ nửa
66. Ăn ốc nói mò 93. Bắc nước chờ gạo người
67. Ăn phải đũa 94. Bắn như vãi trấu
68. Ăn quen bén mùi 95. Bắt cá hai tay
69. Ăn rồi ngồi không 96. Bắt chạch đằng đuôi
70. Ăn sóng nói gió 97. Bắt cóc bỏ đĩa
71. Ăn sống nuốt tươi 98. Bắt cua bỏ giỏ
72. Ăn tanh ở bẩn 99. Bầu dục chấm nước cáy
73. Ăn tham như gấu 100. Dùi đục chấm mắm cáy
74. Ăn thủng nồi trôi rế 101. Bầu leo bí cũng leo
75. Ăn trắng mặc trơn 102. Bé hạt tiêu

98
103. Bẻ hành bẻ tỏi 128. Chê cam sành vớ phải quýt hôi
104. Bình cũ rượu mới 129. Chê rau muống sống lại ôm
105. Bóc bánh chẳng được dính tay dưa già
106. Bóc bánh chẳng được liếm lá 130. Chia ngọt sẻ bụi
107. Bơ thừa sữa cặn 131. Chịu đấm ăn xôi
108. Cơm thừa canh cặn 132. Chồng ăn chả vợ ăn nem
109. Bờ xôi ruồng mật 133. Chua như mẻ
110. Bới đầu cá vách đầu tôm 134. Chua như dấm
111. Bụng đói cật rét 135. Chuyện giòn như bắp rang
112. Bụt lại từ oản chiêm 136. Chuyện nở như gạo rang
113. Bữa cớm bữa cháo 137. Chưa nóng nước đã đỏ gọng
114. Bữa rau bữa cháo 138. Chưa giập miếng trầu
115. Cà chua mắm mặn 139. Có cá mòi đòi cá chiên
116. Cá không ăn muối cá ươn 140. Có cháo đòi chè
117. Cá nằm trên thớt 141. Có gan ăn muống có gan lội hồ
118. Cãi nhau như chém chả 142. Có khế ế chanh
119. Cao lương mỹ vị 143. Có nếp có tẻ
120. Cau có như nhà khó hết ăn 144. Có oản phụ xôi
121. Cay như ớt 145. Coi người như mẻ
122. Cắn chữa vỡ hột cơm 146. Con cá lá rau
123. Chả có cá lất rau mà làm 147. Con sâu bỏ rầu nồi canh
trọng 148. Cơm áo gạo tiền
124. Chán như cơm nếp 149. Cơm ăn cơm dỡ
125. Chanh chua khế cũng chua 150. Cơm bưng nước rót
126. Chắc như cua gạch Chặt 151. Cơm cao gạo kém
đầu cá vá đầu tôm 152. Cơm chấm cơm
127. Chén thù chén tạc 153. Cơm dẻo canh ngọt

99
154. Cơm đùm cơm gói 179. Của ăn của để
155. Cơm đùm cơm nắm 180. Dầu sôi lửa bỏng
156. Cơm đùm xôi bới 181. Dây cà ra dây muống
157. Cơm gà cá gỏi 182. Dây mỡ rễ má
158. Cơm giời nước sông 183. Dễ như ăn gỏi
159. Cơm hàng cháo chợ 184. Dĩ thực vi tiên
160. Cơm hẩm cà thiu 185. Dính nhau như kẹo
161. Cơm hẩm mắm chườm 186. Dùi đục chấm mắm cáy
162. Cơm không lành canh không 187. Dửng như bánh chưng ngày tết
ngọt 188. Đắt như tôm tươi
163. Cơm lành canh ngọt 189. Đểnh đoảng như canh cần
164. Cơm nắm chực đầu bờ nấu suông
165. Cơn nắm cơm gói 190. Đo lo nước mắm đếm củ dưa
166. Cơm nặng áo dày hành
167. Cơm ngang khách tạm 191. Đo nước mắm bấm dưa
168. Cơm ngon canh ngọt hành
169. Ăn cơm nhà chúa múa tối 192. Đồ ăn thức dùng
ngày 193. Đổ thêm dầu vào lửa
170. Cơm nhà má vợ 194. Đổ thóc giống mà ăn
171. Cơm nhà việc người 195. Đông như mía lò
172. Cơm niêu nước lọ 196. Đồng cam cộng khổ
173. Cơm no áo ấm 197. Ép như ém giò
174. Cơm no bò cưỡi 198. Gạo bồ thóc đống
175. Cơm no rượu say 199. Gạo châu củi quế
176. Cơm sung cháo đền 200. Gạo chợ nước sông
177. Cơm thừa canh cặn 201. Gạo trắng nước trong
178. Cơm vua ngày trời 202. Gắt như mắm thối

100
203. Gần chùa chẳng được ăn xôi 230. Lanh chanh như hành không
204. Ghét cay ghét đắng muối
205. Ghét ngon ghét ngọt 231. Lành như củ khoai
206. Già trái non bột 232. Liệu cơm gắp mắm
207. Giá áo túi cơm 233. Liệu oản đọc kinh
208. Giận cá chém thớt 234. Lòng vả cũng như lòng sung
209. Giật đầu cá vá đầu tôm 235. Mặt cưa mướp đắng
210. Giữ bụt ăn oản 236. Mật ít ong nhiều
211. Há miệng chờ sung 237. Mật ít ruồi nhiều
212. Hàng tôm hàng cá 238. Mềm như bún
213. Hết nước hết cái 239. Miếng cơm manh áo
214. Hiền như củ khoai 240. Miếng ngon vật lạ
215. Hộ pháp ăn bỏng 241. Món ngon vật lạ
216. Hộ pháp cắn chắt 242. Một đồng cháo ba đồng đường
217. Hơn cơm rẻ gạo 243. Một đồng mắm nam đồng rau
218. Kẻ ăn ốc người đổ vỏ 244. Một tiền gà ba tiền thóc
219. Kẻ ăn rươi người chịu bão 245. Muốn ăn gắp bỏ cho người
220. Kén cá chọn canh 246. Mười voi không đươc bát xáo
221. Khát nước mới đào giếng 247. Mượn đầu heo nấu cháo
222. Khinh như mẻ 248. Mỹ vị cao lương
223. Không ăn đập đổ 249. Nát như cám
224. Không ăn ốc phải đổ vỏ 250. Nát như tương bần
225. Không ưa dưa có giòi 251. Nằm mắt ăn bát đầy
226. Không xo múi gì 252. Nem công chả phượng
227. Kiếm cơm thiên hạ 253. 274. Nêm cơm nên cháo
228. Lạ nước lạ cái 254. Nghe hơi nồi chõ
229. Làm cỗ sẵn cho người ăn 255. Ngọt như đường

101
256. Ngọt như mía lùi 281. Rau nào sâu ấy
257. Ngồi mát ăn bát vàng 282. Rối như canh hẹ
258. Nhăn nhó như nhà khó hết ăn 283. Rời rạc như cơm nguội
259. Nhịn như nhịn cơm sống 284. Rơi như sung rụng
260. Như ăn cơm bữa 285. Rượu uống như hu chìm
261. No bụng đói con mắt 286. Rượu vào lời ra
262. No cơm ấm áo 287. Sẻ áo nhường cơm
263. No cơm ấm cật 288. Sơn hào hải vị
264. No cơm tấm ấm ổ rơm 289. Tha phương cầu thực
265. No dồn đói góp 290. Thả vỏ quýt ăn mắm rươi
266. No trong mo ngoài đất 291. Thái to bung dừ
267. No xôi chán chè 292. Tham ăn tục uống
268. Nổ như ngô rang 293. Tham bữa cỗ lỗ buổi cày
269. Nồi da nấu thịt 294. Tham miếng bỏ bát
270. Nồi da xào thịt 295. Thành cơm thành cháo
271. Nuốt sống nuốt tươi 296. Thấy người ăn khoai cũng vác
272. Nuốt cay ngậm đắng mái đi đào
273. Nửa nạc nửa mỡ 297. Thèm chảy nước miếng
274. Nước mắm thối chấm lòng 298. Theo nheo ăn dớt
lợn thiu 299. Theo voi ăn bã mía
275. Ông ăn chả bà ăn nem 300. Thêm dấm thêm ớt
276. Ông mất chân giò, bà thò chai 301. Thêm đũa them bát
rượu 302. Thêm mắm thêm muối
277. Quả xanh gặp nanh sắc 303. Thợ rèn không dao ăn trầu
278. Quen ăn bén mùi 304. Thui chó nửa mùa hết rơm
279. Rán sành ra mỡ 305. Thuộc như cháo chan
280. Rành rành như canh nấu hẹ 306. Tiền hết gạo không

102
307. Tiền không một đồng muốn 313. Treo đầu dê bán thịt chó
ăn hồng không hột 314. Trứng gà trứng vịt
308. Tiền tài uống rượu cấn 315. Tuần chay nào cũng có nước mắt
309. Tiền cho cháo múc 316. Tửu hậu trà dư
310. Trà dư tửu hậu 317. Vô mễ thế khoai
311. Trắng như ngó cần 318. Xôi hỏng bỏng không
312. Trắng như trứng gà bóc 319. Xôi giả vạ thật

103

You might also like