You are on page 1of 112

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


------------

ZHOU JIAO

(Chu Giảo)

SO SÁNH CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG HÁN VÀ


TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, XÃ
HỘI VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC DẠY TIẾNG
VIỆT CHO HỌC VIÊN TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

ZHOU JIAO
(Chu Giảo)

SO SÁNH CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG HÁN VÀ


TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, XÃ
HỘI VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC DẠY TIẾNG
VIỆT CHO HỌC VIÊN TRUNG QUỐC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp

Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các công trình

nghiên cứu khác có liên quan, được trích dẫn trong công trình đều được chú

thích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận đều là kết

quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu có

gì sai tốt, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019

Người viết

Zhou Jiao (Chu Giảo)


LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học tập và thực hiện luận văn tại khoa Ngôn ngữ học

của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi đã nhận được sự

giúp đỡ của các thầy cô cũng như các bạn trong Khoa. Tại đây, tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô kính mếm và các bạn thân mếm trong Khoa

Ngôn ngữ học. Đồng thời, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới

GS.TS.Nguyễn Văn Hiệp, thầy là một người thật sự tận tâm với công việc

của mình. Là một học viên nước ngoài, việc hoàn thành một luận văn bằng

tiếng Việt rất khó đối với tôi, nhưng thầy đã gợi mở cho tôi thật nhiều ý kiến

quý báu về luận văn của tôi, và cũng đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình tôi

viết luận văn cũng như trong giai đoạn tôi chỉnh sửa luận văn. Cuối cùng,

tôi xin cảm ơn mọi thành viên gia đình của tôi đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong

khi tôi sinh sống và học tập ở Việt Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp tôi trong vòng hai

năm qua.

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019

Người viết

Zhou Jiao (Chu Giảo)


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 11
5. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................12
1.1 Từ đồng nghĩa .....................................................................................................12
1.1.1 Khái niệm của từ đồng nghĩa ...........................................................................12
1.1.2 Phân loại từ đồng nghĩa....................................................................................15
1.1.3 Các khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa ............................................................19
1.2 Thụ đắc ngôn ngữ ................................................................................................22
1.3 Khái niệm lĩnh vực chính trị, xã hội....................................................................24
1.4 Tiểu kết ................................................................................................................26
Chƣơng 2. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA ĐỘNG TỪ TIẾNG HÁN VÀ
TIẾNG VIỆT ...........................................................................................................28
2.1 Khái niệm của động từ ........................................................................................28

2.2 Dãy từ đồng nghĩa ―帮(bang)‖, ―帮助 (bang trợ)‖và ―帮忙 (bang mang)‖ .......28

2.2.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của―帮(bang)‖, ―帮助 (bang trợ)‖và ―帮忙 (bang

mang)‖ .......................................................................................................................29

2.2.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của―帮(bang)‖,―帮助 (bang trợ)‖và―帮忙 (bang

mang)‖ .......................................................................................................................30

2.2.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của―帮(bang)‖,―帮助 (bang trợ)‖và―帮忙 (bang

mang)‖ .......................................................................................................................35
2.3 Dãy từ đồng nghĩa giúp và giúp đỡ .....................................................................37
2.3.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của giúp và giúp đỡ ..................................................37

1
2.3.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của giúp và giúp đỡ................................................38

2.4 Dãy từ đồng nghĩa ―想(tưởng)‖ và ―要(yếu)‖ ....................................................42

2.4.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của―想(tưởng)‖và―要(yếu)‖ .....................................43

2.4.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của―想(tưởng)‖và―要(yếu)‖ ..................................46

2.4.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của―想(tưởng)‖và―要(yếu)‖ ..................................48

2.5 Dãy từ đồng nghĩa cho, biếu và tặng ..................................................................50


2.5.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của cho, biếu và tặng ................................................50
2.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của cho, biếu và tặng .............................................50
2.6 Tiểu kết ................................................................................................................53
Chƣơng 3. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA PHÓ TỪ VÀ DANH TỪ TIẾNG
HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ...........................................................................................57
3.1 khái niệm của phó từ và danh từ .........................................................................57

3.2 Dãy từ đồng nghĩa ―刚(cương)‖, ―刚刚(cương cương)‖ và ―刚才(cương tài)‖.............58

3.2.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của―刚(cương)‖,―刚刚(cương cương)‖và―刚才

(cương tài)‖ ...............................................................................................................58

3.2.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của‖刚(cương)‖,


“刚刚(cương cương)‖và―刚才

(cương tài)‖ ...............................................................................................................61

3.2.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của―刚(cương)‖, ―刚刚(cương cương)‖ và ―刚才

(cương tài)‖ ...............................................................................................................67


3.3 Dãy từ đồng nghĩa vừa, mới, vừa mới .................................................................68
3.3.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của vừa, vừa mới, mới ..............................................68
3.3.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của vừa, vừa mới, mới............................................69
3.3.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của vừa, vừa mới, mới ...........................................72

3.4 Dãy từ đồng nghĩa―大概 (đại khái)‖,“大约 (đại yêu)‖ ..................................72

3.4.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của ―大概 (đại khái)‖,


“大约 (đại yêu)‖ ..............72

2
3.4.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của ―大概 (đại khái)‖,“大约 (đại yêu)‖............75

3.4.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của―大概 (đại khái)‖,“大约 (đại yêu)‖ ............80

3.5 Dãy từ đồng nghĩa khoảng, chừng, độ ................................................................80


3.5.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ .............................................80
3.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của khoảng, chừng, độ ...........................................83
3.5.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của khoảng, chừng, độ ...........................................85
3.6 Tiểu kết ................................................................................................................86
Chƣơng 4. ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN
TRUNG QUỐC........................................................................................................89
4.1 Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng sai từ đồng nghĩa tiếng Việt .......................89
4.1.1 Yếu tố khách quan ............................................................................................90
4.1.2 Yếu tố chủ quan ................................................................................................91
4.2 Phương pháp dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc ...............92
4.2.1 Phương pháp áp dụng hình và ảnh hỗ trợ ........................................................92
4.2.2 Phương pháp phân tích nghĩa vị .......................................................................93
4.2.3 Phương pháp phân tích văn cảnh .....................................................................94
4.2.4 Phương pháp so sánh đối chiếu ........................................................................94
4.2.5 Phương pháp kết hợp ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp và ngữ dụng ...........................95
4.2.6 Các phương pháp khác .....................................................................................95
4.3 Tiểu kết ................................................................................................................96
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC ...............................................................................................................104

3
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1. Tần số xuất hiện của―帮(bang)‖,―帮助 (bang trợ)‖và―帮忙 (bang


mang)‖trong lĩnh vực báo chí ...................................................................................36
Bảng 2. 2. Nét nghĩa của giúp và giúp đỡ .................................................................37
Bảng 2. 3. Tần số sử dụng của giúp và giúp đỡ trong lĩnh vực KHXH và báo chí ..41
Bảng 2. 4. Nét nghĩa của―想(tưởng)‖ và ―要(yếu)‖..................................................42
Bảng 2. 5. Tần số sử dụng của―刚(cương)‖, ―刚刚(cương cương)‖ và ―刚才
(cương tài)‖ .................................................................................................. 67
Bảng 2. 6. Tần số sử dụng của ―vừa được, vừa mới được, mới được‖ trong lĩnh vực
KHXH và báo chí ......................................................................................................72
Bảng 2. 7. Ý nghĩa của ―大概 (đại khái)‖,―大约 (đại yêu)‖ trong Từ điển tiếng
Hán hiện đại (lần xuất bản thứ 5) ..............................................................................72
Bảng 2. 8. Cách dùng của ―大概 (đại khái)‖,―大约 (đại yêu)‖ ............................77
Bảng 2.9. cho biết tần số sử dụng trong lĩnh vực báo chí của―大约 (đại yê ............80
Bảng 2. 10. Ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ ................................................81
Bảng 2. 11. Tần số xuất hiện của khoảng, chừng, độ trong kho ngữ liệu Vietlex
khi chúng mang nét nghĩa là mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác
định một cách đại khái ..............................................................................................85
Bảng 3. 1. Sự phân tích nghĩa vị của mau và nhanh .................................................93

4
DANH MỤC CÁC ẢNH

Ảnh 2. 1. Phương pháp tìm kiếm trên trang mạng Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.......... 40
Ảnh 3. 1. Khu biệt nhìn và nhìn thấy một cách trực quan ................................................... 93

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ vựng là hợp phần rất quan trọng đối với những người học ngoại ngữ nói
chung và người Trung Quốc học tiếng Việt nói riêng. Việc dạy từ vựng cũng hết
sức quan trọng trong việc dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc, xuyên suốt
trong tất cả các giai đoạn dạy. Sự nắm vững được cách sử dụng của từ vựng tiếng
Việt hay không liên quan chặt chẽ với sự nâng cao của trình độ giao tiếp và trình
độ văn viết của học viên.
Lý luận từ đồng nghĩa tiếng Việt đã được nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam
bàn đến, trong đó có những vấn đề như: khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại từ
đồng nghĩa, nguồn gốc của chúng, cách phân biệt từ đồng nghĩa tiếng Việt hoặc
cách xác định từ trung tâm trong một nhóm từ đồng nghĩa. Ví dụ như các công
trình nghiên cứu Đỗ Hữu Châu: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Nxb Giáo

dục, Hà Nội; Giáo trình việt ngữ học tậpⅡ(Từ hội học), Nxb giáo dục, Hà Nội;

Trường từ vựng và hiện tượng đông nghĩa, trái nghĩa (1973), Tạp chí Ngôn ngữ,
số 4; cơ sở nghữ nghĩa học từ vựng (1987), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
Nguyễn Văn Tu có Từ vựng học tiếng Việt hiện đại (1986), Nxb Giáo dục,
Hà Nội; Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1976), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội; Từ
điển từ đồng nghĩa tiếng Việt (2008), Nxb Văn học, Hà Nội; Các nhóm từ đồng
nghĩa trong tiếng Việt (1982), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội. Từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt (1980), Nxb. ĐH&THCN, Hà Nội.
Nguyễn Thiện Giáp có các công trình như: Từ Vựng học tiếng Việt (1985),
Nxb DH&THCN, Hà Nội; Từ vựng học tiếng Việt (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Mai ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến có Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt (1990), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
Nguyễn Trung Thuần có bài đăng trên tạp chí ngôn ngữ, số 2 là Thử tìm hiểu
từ trung tâm trong nhóm từ đồng nghĩa (1983).

6
Nguyễn Đức Tồn có công trình Từ đồng nghĩa tiếng Việt (2006), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc nghiên cứu từ đồng
nghĩa tiếng Việt cho người bản ngữ, cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu nào có tính chất toàn diện và chuyên sâu nào về từ đồng nghĩa tiếng
Việt dành cho học viên nước ngoài nói chung và học viên Trung Quốc nói riêng.
Trong khi đó từ đồng nghĩa động từ, phó từ và danh từ lại thường hay gặp và hết
sức phức tạp, chúng thật sự khó nắm bắt được đối với những người phi bản ngữ.
Việc dạy từ đồng nghĩa cho học viên Trung Quốc cũng không hề dễ bởi vì trong
tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt, và một số từ Hán Việt đã thay đổi nghĩa gốc
của nó trong quá trình được mượn vào hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, theo kiểu
―nhập gia tùy tục‖, ví dụ như thư ký trong tiếng Hán, nếu dịch theo cách đọc của
Hán Việt, ý nghĩa của nó vốn dĩ là bí thư, nhưng trong tiếng Việt ý nghĩa của hai
từ này lại khác nhau.
Đối với những học viên Trung Quốc du học ở Việt Nam, họ thường dễ phân
biệt được các từ đồng nghĩa trong sinh hoạt đời thường, bởi vì tần số sử dụng của
chúng rất cao, với thời gian lâu và kết hợp với ngữ cảnh, sớm hay muộn họ cũng
sẽ nắm được cách sử dụng và trường hợp sử dụng của chúng. Tuy nhiên những
dãy từ đồng nghĩa trong các loại văn bản chính trị và xã hội thì rất ít, học viên ít
khi tiếp xúc với chúng, cho nên khó nắm vững hơn.
Chính vì thế, luận văn này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu là so sánh các từ đồng
nghĩa tiếng Hán và tiếng Việt trong lĩnh vực chính trị, xã hội và ứng dụng vào
việc dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích các dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt, luận văn hướng
đến mục đích giúp cho học viên Trung Quốc hiểu sâu về ý nghĩa cũng như cách
sử dụng của từ đồng nghĩa tiếng Việt, giúp họ truyền đạt tư tưởng của mình một
cách chính xác hơn trong cuộc giao tiếp và trong việc viết bài, giúp chuẩn hóa

7
dịch thuật cho những người làm phiên dịch. Thông qua việc phân thích từ đồng
nghĩa tiếng Hán, phần nào luận văn cũng có thể cung cấp tri thức từ đồng nghĩa
cho những người học tiếng Hán cũng như những người dạy tiếng Hán cho học
viên Việt Nam để làm tham khảo. Đồng thời, kết quả của luận văn cũng có thể gợi
ý cho những người dạy tiếng Việt một số khía cạnh dạy tiếng Việt nói chung và từ
đồng nghĩa tiếng Việt nói riêng cho học viên Trung Quốc. Dựa trên ba phương
diện ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng mà so sánh sự khác biệt và sự giống nhau
của từ đồng nghĩa của cả hai loại ngôn ngữ, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ hiểu
sâu hơn về cách dụng của các dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt cũng như tư duy ngôn
ngữ của hai dân tộc Hán và Việt.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ đồng nghĩa tiếng Hán trong sách
HSK và từ đồng nghĩa tiếng Việt trong sách tiếng Việt cơ sở và tiếng Việt nâng
cao do Nguyễn Việt Hương biên soạn. Nhưng do khuôn khổ luận văn có hạn,

chúng tôi chỉ lấy 4 dãy từ đồng nghĩa tiếng Hán như: “想(tưởng)”và“要(yếu)”;

“帮”,
“帮助 (bang trợ)”và“帮忙”;
“刚刚(cương cương)”,
“刚(cương)”và

“大概 (đại khái)”và“大约 (đại yêu)”; 4 dãy từ đồng nghĩa


“刚才(cương tài)”;

tiếng Việt như: giúp và giúp đỡ; cho, biếu và tặng; vừa, mới và vừa mới; độ,
chừng và khoảng mà phân tích, so sánh và đối chiếu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do tần số sử dụng và tần số bị mắc lỗi của động từ, phó từ và danh từ tương
đối cao đối với các học viên học tiếng Việt cũng như các học viên Việt Nam học
tiếng Hán, nên, luận văn này tập trung nghiên cứu ba từ loại này. Cụ thể ba từ loại
này được nghiên cứu trong trường hợp chúng hành chức với tư cách là từ, tức là
chúng tôi không bàn về trường hợp ba từ loại này với tư cách hoạt động của
chúng là đoản ngữ và thành ngữ (idiom). Căn cứ vào định nghĩa về từ đồng nghĩa

8
của Nguyễn Đức Tồn, từ đồng nghĩa được chia thành từ cùng nghĩa và từ gần
nghĩa, trong từ cùng nghĩa có từ cùng nghĩa tuyệt đối [9, tr. 96-97], nhưng bởi quy
luật tiết kiệm của ngôn ngữ, nên từ cùng nghĩa tuyệt đối trong ngôn ngữ rất hiếm
hoi, ngoài ra, loại từ đồng nghĩa này cũng không khó phân biệt, cho nên luận văn
này không bàn về loại từ đồng nghĩa này. Ngoài ra, từ đồng nghĩa được nghiên
cứu trong bài luận văn này chỉ tập trung vào các từ đồng nghĩa tiếng Hán và tiếng
Việt hiện đại, còn các từ tiếng Việt cổ và tiếng Hán cổ thì không đưa vào phạm vi
nghiên cứu.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
-Xác định các khái niệm như khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại từ đồng
nghĩa, thụ đắc ngôn ngữ; xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu từ đồng nghĩa
trong tiếng Hán và trong tiếng Việt.
-Xác định bộ tiêu chí nhận diện và phương pháp so sánh từ đồng nghĩa của
các từ loại như động từ, phó từ và danh từ trong tiếng Hán và tiếng Việt, trong ba
từ loại này, động từ và phó từ là đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi.
-Cung cấp phương pháp dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt hữu hiệu cho những
người dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc.
3.4 Tƣ liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu trong luận văn này được chia thành tư liệu tiếng Việt và
tư liệu tiếng Hán.
3.4.1 Tƣ liệu tiếng Việt
Tư liệu nghiên cứu tiếng Việt của luận văn được lấy từ các nguồn chủ yếu sau:
- Các từ điển ngữ văn, gồm: Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn
(2015), Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt do Nguyễn Văn Tu biên soạn, Từ điền
trái nghĩa – đồng nghĩa tiếng Việt do Dương Kỳ Đức và Vũ Quang Hào biên soạn,
sổ tay từ đồng nghĩa tiếng Việt do Trí Tuệ biên soạn.
- Các báo điện tử (Báo Điện từ Đảng cộng sản Việt Nam

9
(http://tulieuvankien.dangcongsan.vn, baomoi.com, tuoitre.vn, thanhnien.vn,
giaoducthoidai.vn, vnexpress.net, …), các thông tư (số: 03/2019/tt-btttt, quy định
việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí; số: 03/2019/tt-bct, quy
định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
thái bình dương, … ), các nghị định (số: 154/2016/nđ-cp, về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải; số: 156/2017/nđ-cp, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của việt nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa asean giai đoạn
2018 – 2022, …), các quyết định (số: 10/2019/qđ-ttg, quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban biên giới quốc gia trực thuộc bộ
ngoại giao; số: 31/2017/qđ-ttg, về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện
chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, …), các báo cáo của
chính phủ Việt Nam (số: 458/bc-cp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và dự
kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; số: 454/bc-cp, việc thực hiện
mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới).
- Kho ngữ liệu Vietlex (http://www.vietlex.com/kho-ngu-lieu).
3.4.2 Tƣ liệu tiếng Hán
Tư liệu tiếng Hán chủ yếu bao gồm các cuốn sách:
- So sánh và phân tích các từ ngữ thường dùng trong việc dạy tiếng Hán cho

người nước ngoài do Lô Phúc Ba biên soạn (对外汉语常用词语对比例释,卢福

波),Nghiên cứu và dạy học từ đồng nghĩa tiếng Hán do Triệu Tân, Hồng Vĩ và

Trương Tĩnh Tĩnh biên soạn(汉语近义词研究与教学,赵新,洪炜,张静静),

So sánh cách dùng của 1700 cặp từ đồng nghĩa do Dương Ký Châu và Cổ Vĩnh

Phân biên soạn(1700 对近义词语用法对比,杨寄洲,贾永芬)

- Trang mạng của CCTV: https://search.cctv.com


- Kho ngữ liệu BCC (Kho ngữ liệu tiếng Hán hiện đại của Đại học ngôn ngữ
Bắc Kinh)

10
Trong đó ngữ liệu trong kho ngữ liệu BCC sẽ được lấy làm ngữ liệu chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
phương pháp phân thích thành tố nghĩa, phương pháp xác lập ngữ cảnh trống,
phương pháp phân tích thừa số chung, phương pháp so sánh - đối chiếu; thủ pháp
phân tích văn cảnh, thủ pháp phân tích ngữ trị, thủ pháp dựa vào cấu trúc sâu của
ngữ nghĩa các từ..
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa dùng để giải nghĩa các từ đồng nghĩa
được khảo sát trong luận văn. Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống, tức là những
ngữ cảnh khu biệt, trong đó các từ đồng nghĩa trong dãy không thay thế được cho
nhau. Phương pháp so sánh – đối chiếu dùng để so sánh cách dùng của từ đồng
nghĩa tiếng Hán và tiếng Việt cũng như những cặp từ đồng nghĩa trong hệ thống
tiếng Hán và trong hệ thống tiếng Việt mà dựa vào đó chúng tôi rút ra sự giống
nhau và khác nhau của những cặp từ đồng nghĩa của cả hai thứ tiếng.
Thủ pháp phân thích văn cảnh và thủ pháp phân tích ngữ trị dùng để khảo sát
các từ đồng nghĩa thường được kết hợp với những từ nào hoặc chúng thường
được dùng trong những trường hợp nào. Khi sử dụng thủ pháp dựa vào cấu trúc
sâu của ngữ nghĩa các từ mà phân tích dãy đồng nghĩa, chúng tôi sẽ đề cập đến
chủ thể của hành động (người trao), khách thể của hành động (vật được trao), đối
tượng tiếp nhận của hành động (người nhận), các trạng tố như trạng tố mục đích
và cách thức hành động. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa, kết hợp với thủ
pháp thống kê, phân loại được sử dụng bổ sung ở những chỗ thích hợp, giúp cho
việc nhận diện và việc miêu tả các cặp từ đồng nghĩa dễ dàng và rõ ràng hơn.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Phân biệt từ đồng nghĩa động từ tiếng Hán và tiếng Việt
Chương 3. Phân biệt từ đồng nghĩa phó từ và danh từ tiếng Hán và tiếng Việt
Chương 4. Ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc

11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Từ đồng nghĩa

1.1.1 Khái niệm của từ đồng nghĩa

1.1.1.1 Khái niệm của từ đồng nghĩa trong tiếng Hán

Về định nghĩa của từ đồng nghĩa, chủ yếu có ba loại quan điểm:

a) Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa đồng nhất, tức chúng là những từ

đồng nghĩa tuyệt đối. Chẳng hạn, từ đồng nghĩa là hai từ hoặc hai từ trở lên có ý

nghĩa đồng nhất. (Tri thức ngữ văn của Vương Lực (王力) ) (dẫn theoTiệu Tân

(赵新) Hồng Vĩ (洪炜) Trương Tĩnh Tĩnh (张静静) [65, tr. 19]); theo Lưu Thúc

Tân (刘叔新), trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ, từ đồng nghĩa là những từ

có ý nghĩa đồng nhất hoặc gần như đồng nhất nhưng từ vựng xây dựng nên chúng là

khác nhau. [43, tr. 1]; Cát Bản Di (葛本仪) cho rằng chỉ có những từ với ý nghĩa

đồng nhất mới là từ đồng nghĩa, ý nghĩa đồng nhất là bản chất của từ đồng nghĩa, sự

giống nhau hoàn toàn của ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp và tính đối ứng về

nghĩa biểu niệm là cái căn bản dùng để xác định dãy từ đồng nghĩa. [32, tr. 193].

b) Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa gần gũi, tức là ý nghĩa của các từ

trên đại khái là giống nhau, nhưng cách dùng hoặc là phong cách khác nhau. Các

tác giả ủng hộ quan điểm này khá là ít, như Cao Minh Khải (高明凯), Thạch An

Thạch (石安石), Hồ Minh Dương (胡明扬) chẳng hạn. Do khuôn khổ của luận

văn, chúng tôi sẽ không bàn nhiều về quan điểm này.

c) Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa đồng nhất hoặc gần gũi. Có nhiều

nhà ngôn ngữ học Trung Quốc ủng hộ quan điểm này. Chẳng hạn, theo nhận xét

của tác giả Tôn Thường Tự (孙常叙),từ đồng nghĩa là những từ có thể thay thể

cho nhau ở trong cùng một câu hoặc ở trong văn cảnh có ý nghĩa giống nhau để

12
diễn đạt cùng một khái niệm mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu hoặc văn

cảnh đó[52, tr. 228]; theo Trương Vĩnh Ngôn (张永言), từ đồng nghĩa tức là

những từ có một từ hoặc hơn một từ trở lên có ý nghĩa đồng nhất hoặc gần gũi với

nó, thông thường từ đồng nghĩa thuộc về cùng một từ loại [64, tr. 105-108]; nhìn

từ quan hệ của từ, từ đồng nghĩa là một nhóm từ có nét nghĩa đồng nhất hoặc gần

gũi về ý nghĩa cơ bản và ý nghĩa thường dùng, nhìn từ quan hệ của các nét nghĩa,

nghĩa biểu niệm rất giống nhau, nhưng đối tượng thích hợp của từ có sự khác

nhau, hoặc là ý nghĩa phụ là khác nhau, cũng hoặc là đặc điểm ngữ pháp là khác

nhau. Từ có nghĩa biểu niệm và ý nghĩa phụ. từ đồng nghĩa phải là những từ có

nghĩa biểu niệm đồng nhất hoặc gần gũi, định nghĩa này là do tác giả Phù Hoài

Thanh (符淮青) nêu ra [31, tr. 101].

Trong luận văn này, chúng tôi dựa trên quan điểm c) để phân tích và so sánh

các từ đồng nghĩa trong tiếng Hán.

1.1.1.2 Khái niệm của từ đồng nghĩa trong tiếng Việt

Đỗ hữu châu cho rằng: ―Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ

tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi

các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét

nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao

nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng

nhau, chỉ khác ở một hoặc một vài nét nghĩa cụ thể nào đó‖[2, tr. 184].

Nguyễn Văn Tu đã định nghĩa từ đồng nghĩa như sau:

―Thực ra những từ đồng nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu

đạt (chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất …) giống nhau hoặc gần nhau, có thể thay

thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về sắc thái tình

13
cảm, về giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng v.v.

Đó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động

nào đó. Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng. Những từ này có điểm

chung về chức năng định danh. Nói rộng ra, những từ đồng nghĩa là những từ

cùng chỉ một khái niệm‖[15, tr. 13-14].

Trong cuốn sách Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, tác giả đựa

ra quan niệm của mình về từ đồng nghĩa: ―Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện

tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy,

chúng tôi tán thành quan niệm cho ―từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa,

khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm‖[10, 222]

Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa như sau: ―Hai đơn

vị từ vựng/từ được gọi là đồng nghĩa khi chúng có vỏ ngữ âm khác nhau biểu thị

các biểu vật hoặc/và biểu niệm giống nhau và: a) Nếu chúng có thể xuất hiện

trong kết cấu ―A là B‖ và đảo lại được ―B là A‖ mà không cần phải chỉnh lí bằng

cách thêm bớt nét nghĩa gì vào một trong hai đơn vị/từ thì đó là những đơn vị từ

vựng/ từ cùng nghĩa; b) Nếu như để chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu ―A

là B‖ và đảo lại được ―B là A‖ cần có sự chỉnh lí, thêm bớt nét nghĩa nào đó vào

một trong hai đơn vị/ từ thì đó là những đơn vị từ vựng/ từ gần nghĩa.‖ ―Định

nghĩa này chủ yếu dựa vào sự vật, khái niệm mà từ biểu thị. Ngoài ra, còn có sắc

thái biểu cảm – phong cách, phạm vi sử dụng. Và các ―từ đồng nghĩa tuyệt đối‖

phải có nghĩa biểu vật hoặc nghĩa biểu niệm, hoặc cả hai cùng sắc thái biểu cảm –

phong cách, phạm vi sử dụng hoàn toàn đồng nhất. Nhưng đơn vị như vậy, trong

ngôn ngữ cực kỳ hiếm hoi. Đối với các từ cùng nghĩa thì chỉ cần chúng có biểu

vật hoặc/ và biểu niệm giống nhau, còn sắc thái biểu cảm – phong cách, phạm vi

14
sử dụng có thể khác nhau‖ [9, tr. 96-98].

Tóm lại, từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau

về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái

phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

Các dãy từ đồng nghĩa không nhất thiết phải tương đương với nhau về số

lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có

dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia

có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa

nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng

nghĩa khác nhau: ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham

gia với nghĩa khác.

1.1.2 Phân loại từ đồng nghĩa

Điểm xuất phát của phân loại là gì? Vì sao phân loại theo kiểu này hoặc kiểu

kia? Đây là những vấn đề cần phải chú ý khi phân loại các từ đồng nghĩa. Đối với

việc dạy ngôn ngữ thứ hai, chúng ta cần đưa ra những cách phân loại có tác dụng

đối với việc giảng dạy, đối với việc nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ thứ hai cũng

như việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy.

1.1.2.1 Phân loại từ đồng nghĩa trong tiếng Hán

Về việc phân loại từ đồng nghĩa tiếng Hán, trong giới ngôn ngữ học Trung

Quốc tồn tại hai quan điểm chính, cụ thể như sau:

1)Ý nghĩa và cách dùng là căn cứ chính để phân loại từ đồng nghĩa
Dựa trên kinh nghiệm dạy tiếng Hán cho người Việt Nam, khi học viên học
và sử dụng từ đồng nghĩa tiếng Hán, họ không những cần phải biết ý nghĩa của
một nhóm từ đồng nghĩa có những sự giống nhau và có những sự khác biệt gì mà
còn phải biết nhóm từ đồng nghĩa như vậy có thể thay thế cho nhau trong những

15
trường hợp nào, hay nói cách khác, khi dạy tiếng Hán cho người nước ngoài bên
cạnh quan tâm ý nghĩa của các từ đồng nghĩa cũng nên quan tâm đến cách dùng
của chúng.
Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại này, từ đồng nghĩa tiếng Hán được chia
thành bốn loại:
a) Ý nghĩa và cách dùng của từ giống nhau, loại từ đồng nghĩa này được gọi
những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa). Số
lượng của loại từ đồng nghĩa này tương đối ít, đa số là từ đơn nghĩa. Ví dụ như:
出租车-的士(taxi),吉他-六弦琴(guitar),斧头-斧子(rìu) …
b) Ý nghĩa của từ gần nhau, nhưng cách dùng khác nhau. Khái niệm mà các
từ này biểu đạt là giống nhau, nhưng cách dùng các từ này khác nhau, không được
thay thế cho nhau. Ví dụ như: 改正(sửa chữa)-纠正(đính chính),办理(làm)-处理
(sử lý),抱歉(có lỗi)-道歉(xin lỗi) …
c) Ý nghĩa giống nhau, cách dùng của từ có khi giống nhau có khi khác
nhau. Nghĩa của loại từ này là hoàn toàn giống nhau, nhưng các từ này lúc thì có
thể thay thế cho nhau, lúc thì không được. Ví dụ như:害怕(sợ hãi) -怕(sợ),好像
(hình như) -仿佛(gần như),差别(khác biệt) -差异(sai biệt)…
d) Ý nghĩa của loại từ đồng nghĩa này gần nhau, cách dùng của chúng có
khi giống nhau có khi khác nhau. Ví dụ như: 爱(yêu) -热爱(nhiệt tình),安排(sắp
xếp) -布置(xếp đặt),低(thấp) -矮(lùn)…
2) Hình vị, âm tiết, từ loại, kiểu cấu trúc với tƣ cách là những căn cứ để
phân loại từ đồng nghĩa

Ngoài ý nghĩa và cách dùng của từ, việc thụ đắc từ đồng nghĩa tiếng Hán của

những học viên nước ngoài cũng chịu sự ảnh hưởng của các đặc trưng về hình vị,

âm tiết, từ loại và cấu trúc của từ, vì thế chúng tôi cho rằng cũng cần xét những

16
yếu tố này trong việc phân loại từ đồng nghĩa.

Căn cứ vào hình vị mà phân loại từ đồng nghĩa, chùng được chia thành từ

đồng nghĩa có hình vị giống nhau, ví dụ như: 快速(cấp tốc) -迅速(nhanh chóng),

注重(chú trọng) -重视(coi trọng) … , và từ đồng nghĩa có hình vị khác nhau, ví

dụ như: 迅速(nhanh chóng) -敏捷(nhanh nhẹn), 漂亮(xinh xắn) -美丽(đẹp) …

Căn cứ vào số lượng âm tiết mà phân loại từ đồng nghĩa, chúng được chia thành

từ đồng nghĩa có số lượng âm tiết giống nhau, ví dụ như: 迟(trễ) -晚(muộn), 因此

(cho nên) -于是(vì vậy),星期天-礼拜天(chủ nhật) … , và số lượng âm tiết khác nhau,

ví dụ như: 飞(bay) -飞翔(bay lượn),头(đầu) - 脑袋(đầu óc) …

Căn cứ vào từ loại, từ đồng nghĩa được chia thành từ đồng nghĩa với từ loại

giống nhau và từ đồng nghĩa với từ loại khác nhau, trong từ đồng nghĩa với từ loại

giống nhau lại được chia thành 10 loại: từ đồng nghĩa danh từ, ví dụ như: 动机

(động cơ) -目的(mục đích) … , từ đồng nghĩa động từ, ví dụ như: 说(nói)-谈

(bàn)-讲(kể) … , từ đồng nghĩa tính từ, ví dụ như: 安静(yên tĩnh)-宁静(yên

lặng) … , từ đồng nghĩa đại từ, ví dụ như: 本人(bản thân)-自己(tự mình) … , từ

đồng nghĩa số từ, ví dụ như: 二-两-俩(hai) … , từ đồng nghĩa lượng từ, ví dụ như:

次-遍(lần) … , từ đồng nghĩa phó từ, ví dụ như: 一概(nhất loạt)-一律(hết thảy),

từ đồng nghĩa kết từ, ví dụ như: 假如(giá sử)-如果(nếu như), từ đồng nghĩa giới

từ, ví dụ như: 向(hướng về)-对(nhằm vào) … , từ đồng nghĩa trợ từ, ví dụ như:

罢了-而已(thôi). từ đồng nghĩa với từ loại khác nhau, có thể là tính từ đồng nghĩa

với phó từ, ví dụ như: 经常(thường xuyên)-常常(luôn luôn), tính từ đồng nghĩa

với động từ, ví dụ như: 非法(phi pháp)-违法(trái phép), tính từ đồng nghĩa với

danh từ, ví dụ như: 聪明(thông minh)-智慧(trí tuệ) …

Căn cứ vào kiểu cấu trúc của từ, từ đồng nghĩa được chia thành từ đồng

17
nghĩa và đơn vị từ đồng nghĩa (quán ngữ đồng nghĩa, ngữ đồng nghĩa). Tuy nhiên,

trong luận văn này, chúng tôi chỉ bàn về từ đồng nghĩa, không thảo luận nhiều về

sự phân biệt này.

Luân văn này căn cứ vào quan điểm 1) để lựa chọn các dãy từ đồng nghĩa

tiếng Hán.

1.1.2.2 Phân loại từ đồng nghĩa trong tiếng Việt

Người ta thường chia từ đồng nghĩa thành 2 loại:

a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa

hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời

nói. Ví dụ như: xe lửa - tàu hoả, con lợn - con heo.

b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác

sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu

cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,

ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Nguyễn Đức Tồn thì chia từ đồng nghĩa thành ba loại:

a) Từ đồng nghĩa ý niệm: Là các từ đồng nghĩa trung tính về phong cách,

khác biệt nhau về các sắc thái của ý nghĩa cơ bản, chung cho mỗi từ [9,tr. 147]. Ví

dụ như: đừng-chớ, cơ bản-căn bản, tìm-kiếm …

b) Từ đồng nghĩa phong cách: Là những từ đồng nhất về ý nghĩa của chúng và

khác nhau về màu sắc phong cách [9, tr. 160]. Ví dụ như: vợ-phu nhân, ốm-đau,

hói-sói …

c) Từ đồng nghĩa ý niệm-phong cách: Là những từ và các đơn vị tương

đương của chúng biểu thị cùng một khái niệm hoặc cùng một hiện tượng của hiện

thực khách quan và khác nhau không chỉ về màu sắc phong cách mà còn khác

18
nhau cả về sắc thái của ý nghĩa chung ở mỗi từ [9, tr. 170]. Chẳng hạn, vẻ

vang-quang vinh, trinh sát-do thám, anh cả-anh hai-huynh trưởng …

Tóm lại, sự phân loại của Nguyễn Đức Tồn chỉ là chia từ đồng nghĩa không

hoàn toàn thành các nhóm nhỏ hơn, tức là tác giả không thừa nhận có từ đồng

nghĩa hoàn toàn. Chúng tôi sẽ căn cứ vào từ đồng nghĩa không hoàn toàn và tiểu

nhóm của Nguyễn Đức Tồn phân loại mà trình bày sự giống nhau và khác nhau

của các dãy từ đồng nghĩa đã được chọn trong luận văn này.

1.1.3 Các khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa

1.1.3.1 Khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Hán

Các từ đồng nghĩa tiếng Hán trong bài luận văn này được phân tích với ba

khía cạnh dưới đây:

a) Về phương diện ngữ nghĩa, từ đồng nghĩa được chia thành năm nhóm để

phân tích:

- Trọng điểm ngữ nghĩa, tức là ý nghĩa nào của từ được nhấn mạnh hơn, sẽ

được vận dụng vào để phân tích tất cả các từ đồng nghĩa;

- Cường độ ngữ nghĩa, ví dụ như: sự đánh giá về mức độ cao hay thấp, ngữ

khí nặng hay nhẹ, sự khác nhau về cường độ ngữ nghĩa chủ yếu dùng để phân tích

các từ đồng nghĩa động từ, tính từ và phó từ;

- Phạm vi ngữ nghĩa, tức là từ có dung lượng ý nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn,

sự khác nhau về phạm vi ngữ nghĩa chủ yếu dùng để phân tích danh từ cũng như

một số lượng từ và số từ;

- Phạm vi sử dụng, ví dụ như từ dùng cho người hay là sự vật, cho bản thân

mình hay là người khác, cho cá nhân hay là tập thể, cho cụ thể hay là trừu tượng,

cho tự nhiên hay xã hội, cho quá khứ hay là tương lai. Nó có thể dùng để phân

19
tích tất cả các từ đồng nghĩa;

- Sự khác biệt về nét nghĩa, nó cũng có thể dùng để phân tích tất cả các từ

đồng nghĩa.

b) Về phương diện ngữ pháp, từ đồng nghĩa được chia thành ba nhóm:

- Đặc trưng ngữ pháp ví dụ như: từ loại, từ có thể lặp lại hay không, ví dụ

như nhóm từ đồng nghĩa tiếng Hán: 认识-认得, trong đó ―认识‖ có thể lặp lại

thành ―认识认识‖, còn ―认得‖ thì không thể thao tác như kiểu đấy, việc lặp lại hay

không chủ yếu tồn tại trong động từ, tính từ và một số phó từ; giữa từ có thể xen vào

thành phần khác không, trong tiếng Hán, ví dụ như nhóm từ đồng nghĩa: 帮忙-帮

助,trong nhóm từ đồng nghĩa này, đối với từ ―帮忙 (bang mang)‖ giữa ―帮 (bang)‖

và ―忙‖ có thể xen vào thành tố khác, chẳng hạn, 帮个忙,帮一会儿忙;

- Khả năng kết hợp, ví dụ như: vị trí trong câu, sự khác nhau của vị trí trong

câu chủ yếu tồn tại trong phó từ, kết từ và một số danh từ chỉ thời gian, vì vị trí

của những từ này ở trong câu thường là không cố định; thành phần đằng trước và

đằng sau, nó tồn tại trong tất cả các từ đồng nghĩa; số lượng âm tiết;

- Phân loại câu, ví dụ như: từ dùng trong câu trần thuật hay câu nghi vấn, câu

cầu khiến hay câu cảm thán, câu phản vấn, câu khẳng định hay câu phủ định, hoặc

là dùng trong câu đơn hay câu ghép … ;

c) Về phương diện ngữ dụng, từ đồng nghĩa bao gồm ba tiểu loại:

- Đặc điểm phong cách ví dụ như: dùng trong văn viết hay dùng trong khẩu

ngữ, trường hợp được sử dụng;

- Sắc thái biểu cảm ví dụ như: các từ ngữ có sắc thái trung tính hay biểu thị

thái độ kính trọng/coi thường;

- Sắc thái vùng miền: là từ toàn dân hay từ địa phương, là từ thuật ngữ hay từ

20
nghề nghiệp [65, tr. 57-74].

1.1.3.2 Khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Việt

Các thế đối lập sau có thể dùng làm căn cứ đối chiếu các đơn vị trong dãy

đồng nghĩa tiếng Việt để tìm ra sự khu biệt giữa chúng.

a) Xét về khía cạnh phong cách-biểu cảm, đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm kết

hợp và phạm vi sử dụng của từ.

i. Từ trung tính hay có tính chất khẩu ngữ? Thông tục hay trang trọng?

ii. Khả năng kết hợp như thế nào? Thường đi với từ loại nào?

iii. Từ thường dùng hay ít dùng?

iv. Từ toàn dân hay từ địa phương?

b)Xét về khía cạnh ý nghĩa lô gích-sự vật tính

i. Từ có ý nghĩa cụ thể hay trừu tượng, ý nghĩa tổng hợp? Ví dụ như

áo/quần-quần áo, xe-xe cộ, v.v … ;

ii. Từ có dung lượng ý nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn? Thí dụ: máu-huyết

(thường chỉ nói về máu người)-tiết (máu của một số loài động vật

dùng làm món ăn).

iii. Đối với một số thực từ, đặc biệt là các hư từ như thán từ, phụ từ v.v cần

chú ý sự khác biệt về khía cạnh ngữ dụng:

(1) Thái độ đánh giá của người nói:

-Sự đánh giá trung tính, khẳng định hay phủ định?

-Sự đánh giá về mức độ, số lượng cao hay thấp, nhiều hay ít?

-Người nói có mong muốn điều nói tới xảy ra hay không?

(2) Sự khác nhau về độ tin cậy, khả năng xảy ra, tính phỏng đoán hay

khẳng định.

21
iv. Đối với các danh từ biểu thị các sự vật cần chú ý đến sự đối lập phổ

biến về quy mô, kích thước [rộng/hẹp, lớn/nhỏ …] của các vật mà

các từ đồng nghĩa biểu thị. Chẳng hạn, bệnh viện có quy mô lớn hơn

bệnh xá [9, tr. 84].

v. Đối với các tính từ cần chú ý tới sự đối lập về mức độ, cường độ

(cao/thấp, mạnh/yếu …)

vi. Đối với các động từ, cần chú ý đến sự đối lập giữa các thành tố chính và phụ

trong công thức danh học của lớp từ này. Các thành tố đó bao gồm:

-Chủ thể của hành động;

-Khách thể của hành động;

-Mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức, địa điểm, thời

gian … của hành động.

vii. Dựa vào hình thái bên trong hoặc từ nguyên để phát hiện sự khác biệt ý

nghĩa giữa các từ đồng nghĩa.

Nói tóm lại, khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Việt cũng tương đượng

như khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Hán, chỉ khác nhau chút ít ở tiêu

chuẩn dùng để phân loại loạt từ đồng nghĩa, còn về bản chất thì giống nhau, tức là

cả hai thứ tiếng đều được phân tích trong khuôn khổ ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ

dụng. Và chúng ta có thể lựa chọn một số khía cạnh nào đó phù hợp nhất và có

tính khu biệt nhất để phân biệt một dãy từ đồng nghĩa, chứ không cần phải bao

quát hết tất cả các khía cạnh được nêu trên.

1.2 Thụ đắc ngôn ngữ

Với ừng dụng dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc và

ngược lại, dạy từ đồng nghĩa tiếng Trung Quốc cho học viên người Việt, luận văn

22
cần phải thảo luận vấn đề thụ đắc ngôn ngữ.

Krashen phân biệt hai loại hoạt động học ngoại ngữ hoàn toàn khác nhau –

thụ đắc trực tiếp (Acquisition) và học gián tiếp (Learning), cụ thể là như sau:

i. Thụ đắc trực tiếp (Acquisition) hay tích lũy tự nhiên là hoạt động vô thức, diễn

ra khi ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ nhằm mục đích truyền thông,

tương tự như quá trình trẻ em học tiếng mẹ đẻ.

ii. Học gián tiếp (Learning) là hoạt động có ý thức, diễn ra khi ta học thuộc các

kiến thức về ngoại ngữ như danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm, các lưu ý

khi sử dụng v.v.

Thụ đắc trực tiếp đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành khả năng ngoại

ngữ gần như toàn diện của chúng ta và là nhân tố duy nhất tạo nên sự thuần thục

(Fluency). Học gián tiếp không thể thay thế được thụ đắc trực tiếp và chúng ta

không bao giờ đạt được sự thuần thục nếu chỉ học gián tiếp.

Học gián tiếp chỉ có tác dụng giúp cải thiện tính chính xác (Accuracy) bằng

cách kiểm soát và sửa lỗi đầu ra tức thời bên trong trước khi diễn đạt ra bên ngoài.

Tuy nhiên Mô hình Kiểm soát (Monitor Model) này chỉ diễn ra khi hội đủ 3 điều

kiện: a) Người học phải nhớ rõ quy tắc sẽ áp dụng; b) Người học phải tập trung

vào hình thức diễn đạt (song song với việc tập trung vào ý nghĩa; c) Người học

phải có thời gian để điều chỉnh

Giả thiết Đầu vào (Input Hypothesis) của Krashen cho rằng chúng ta tích lũy

ngôn ngữ thành công khi chúng ta hiểu được nội dung có trình độ khó hơn một

chút (trình độ i +1) so với trình độ hiện tại của chúng ta (trình độ i). Việc hiểu

này sẽ được hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngoài như hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ cơ

thể, giải thích của giáo viên v.v. Để đạt được i +1, cách tốt nhất là xem/nghe/đọc

23
thật nhiều nội dung bản ngữ và tập trung vào việc hiểu nghĩa của chúng. Khi làm

vậy đủ nhiều, chúng ta sẽ có khả năng tự động tiếp xúc với nội dung i +1 và tích

lũy được ngôn ngữ ở trình độ i +1.

Hệ quả của giả thiết này là nếu chúng ta có thể tối ưu hóa nội dung tiếp

nhận thì chúng ta sẽ đạt được khả năng ngoại ngữ một cách nhanh nhất. Krashen

cho rằng nội dung đầu vào tối ưu khi có các đặc tính sau:

i. Có thể hiểu đƣợc: Đây là đặc điểm cơ bản và cần thiết nhất vì nếu chúng ta

không hiểu được nội dung thì đối với chúng ta lời nói chỉ là tiếng ồn và chữ

viết chỉ là ký tự vô nghĩa. Chúng ta sẽ không thụ đắc được gì hết cho dù có

nghe/đọc bao nhiêu đi nữa.

ii. Gây hứng thú: Nội dung tốt là nội dung làm cho chúng ta tập trung vào ý

nghĩa mà nó chuyển tải thay vì đặc điểm hình thức của nó. Nội dung lý

tưởng là nội dung khiến chúng ta hoàn toàn tập trung vào việc hiểu nghĩa

đến mức ―quên‖ rằng mình đang nghe/đọc tiếng nước ngoài.

iii. Không có trình tự văn phạm cụ thể: Như đã giải thích trong Giả thiết Trình

tự tự nhiên ở trên, nội dung được thiết kế theo một trình tự nhất định là

không cần thiết, đặc biệt trong điều kiện tập thể.

iv. Lƣợng đủ lớn: Đây là đặc điểm rất quan trọng vì quá trình tích lũy tự nhiên

phải diễn ra đủ lâu thì mới phát huy hiệu quả. Để i+1 xuất hiện, nội dung

đầu vào phải nhiều và đa dạng.

1.3 Khái niệm lĩnh vực chính trị, xã hội

Theo định nghĩa của Hoàng Phê, chính trị được hiểu như sau:

1) Những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước, hoặc những hoạt

động của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền

24
điều khiển bộ máy nhà nước (nói tổng quát)

2) Những hiểu biết hoặc những hoạt động để nâng cao hiểu biết về mục

đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng

nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước (nói tổng

quát).(5,tr.229)

Các loại văn bản chính phủ thuộc về chủ trương, chính sách của Đảng cầm

quyền. Các chủ trương, chính sách này sẽ được cụ thể hóa thành pháp luật của

Nhà nước.

Xã hội được định nghĩa như:

1) Hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát

triển nhất định, được hình thành trong quá trình lịch sử.

2) Đông đảo những người cùng sống một thời (nói tổng quát).

3) Tập hợp người có địa vị kinh tế - chính trị cùng những lợi ích, hình thức

sinh hoạt như nhau. (5,tr.1485)

25
1.4 Tiểu kết
Về khái niệm của từ đồng nghĩa tiếng Hán, có ba quan điểm chính, quan
điểm thứ nhất cho rằng từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau, quan
điểm thứ hai cho rằng từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoàn toàn
hoặc có ý nghĩa gần nhau, quan điểm thứ ba cho rằng từ đồng nghĩa là những từ
có ý nghĩa gần nhau. Trong luận văn này, ta dựa trên quan điểm thứ hai mà phân
tích các dãy từ đồng nghĩa tiếng Trung.
Về khái niệm của từ đồng nghĩa tiếng Việt, người nghiên cứu có thể căn cứ
vào quan điểm từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác
nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc
sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai để phân tích các dãy từ
đồng nghĩa trong tiếng Việt.
Căn cứ vào ý nghĩa và cách dùng để phân loại từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa
tiếng Hán được chia thành bốn loại: a) Ý nghĩa và cách dùng của từ giống nhau;
b)Ý nghĩa của từ gần nhau, nhưng cách dùng khác nhau; c) Ý nghĩa giống nhau,
cách dùng của từ có khi giống nhau có khi khác nhau; d) Ý nghĩa của từ đồng
nghĩa gần nhau, cách dùng của chúng có khi giống nhau có khi khác nhau.
Ngoài ra, cũng có thể căn cứ vào hình vị, âm tiết, từ loại, kiểu cấu trúc mà
phân loại từ đồng nghĩa tiếng Hán.
Chúng tôi dựa vào tiêu chí phân loại ý nghĩa và cách dùng mà lựa chọn các
từ đồng nghĩa tiếng Hán trong luận văn này.
Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt được chia thành từ đồng nghĩa hoàn toàn và
từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn lại được chia
thành từ đồng nghĩa ý niệm; từ đồng nghĩa phong cách và từ đồng nghĩa ý
niệm-phong cách (theo cách phân loại của Nguyễn Đức Tồn). Luận văn này căn
cứ vào từ đồng nghĩa không hoàn toàn mà phân tích các dãy từ đồng nghĩa đã
được chọn.
Khía cạnh phân tích các dãy từ đồng nghĩa trong luận này dựa trên các so

26
sánh về phương diện ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng.
Theo Krashen thụ đắc ngôn ngữ được chia thành hai loại – thụ đắc trực tiếp
(Acquisition) và học gián tiếp (Learning). Giả thiết Đầu vào (Input Hypothesis)
của Krashen cho rằng chúng ta tích lũy ngôn ngữ thành công khi chúng ta hiểu
được nội dung có trình độ khó hơn một chút (trình độ i +1) so với trình độ hiện tại
của chúng ta (trình độ i). Chúng tôi đồng ý với Krashen rằng nội dung đầu vào là
tối ưu khi có các đặc tính như: có thể hiểu được, gây hứng thú, không có trình tự
văn phạm cụ thể, và lượng đủ lớn.
Khái niệm chính trị, xã hội trong luận văn được định nghĩa theo Từ điển
Tiếng Việt của Hoàng Phê.

27
Chƣơng 2. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA ĐỘNG TỪ TIẾNG HÁN VÀ
TIẾNG VIỆT
2.1 Khái niệm của động từ
Trong từ điển tiếng Việt 2015 của Hoàng Phê, động từ được định nghĩa như
sau: ―Từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay quá trình, thường dùng làm vị
ngữ trong câu‖ [5, tr. 465].
Trong quyển sách Giáo trình ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp, động từ
được gọi là vị từ, nó được định nghĩa: ―vị từ (verb) là từ loại biểu thị hành động,
trạng thái của sự vật, như: đi, nhìn, hát, chạy, ném, ngủ …
Trong các ngôn ngữ biến hình, vị từ có những phụ tố đặc trưng cho chúng và
có thể biến đổi theo ngôi, thời, thức, dạng …
Trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt và tiếng Hán, vị từ là từ
loại có thể tự mình làm thành một đoản ngữ, trong đó, đoản ngữ vị từ là đoản ngữ
có thể làm vị ngữ ở trong câu.
Người ta thường chia động từ thành hai loại là: nội vị từ và ngoại vị từ …‖
[12, tr. 262].
Khái niệm động từ tiếng Hán không khác gì với tiếng Việt, nên ở đây chúng
tôi không bàn nhiều về vấn đề này.

2.2 Dãy từ đồng nghĩa “帮(bang)


”, “帮助 (bang trợ)”và “帮忙 (bang mang)”

Trong phần so sánh ngữ nghĩa, chúng ta không bàn về ngữ vực (register, khái
niệm do Halliday đề xuất), tức là thuộc về phong cách khẩu ngữ hay thuộc về
phong cách sách vở, bởi vì nội dung này thuộc về bình diện ngữ dụng, ta sẽ bàn ở

phần ngữ dụng, như ví dụ (18) và (19), lẽ ra ―帮助 (bang trợ)”được thay bằng“帮

(bang)”, nhưng vì hai câu đấy là trích từ báo chí, nên ta dùng“帮助”, vốn mang

phong cách văn viết, còn“帮 (bang)” thường dùng trong khẩu ngữ, như ví dụ

(17), tuy câu đấy vẫn trích từ báo chí, nhưng câu "Giúp tao viết luận văn đi, tôi sẽ
giới thiệu bạn gái cho mày." là lời nói của người khác.

28
2.2.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của“帮(bang)”, “帮助 (bang trợ)”và “帮忙

(bang mang)”

“帮 (bang)”thường đùng để chỉ sự giúp đỡ cụ thể hoặc sự giúp đỡ về vật

chất; “帮助 (bang trợ)”dùng để chỉ sự giúp đỡ không được cụ thể lắm hoặc dùng

để chỉ viện trợ về tinh thần hoặc vật chất;“帮忙 (bang mang)”được sử dụng khi

những người gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ của bạn mà bạn giúp họ làm
những thứ cụ thể và giúp họ giải quyết vấn đề. Ví dụ cụ thể như sau:

(1) 于是,他央求他的好朋友光英说―帮我写论文吧,我给你介绍个女朋友‖。

[人民日报海外版 2005 年 02 月 17 日]

Vì vậy, anh ấy cầu xin bạn thân của mình là Quang Anh nói rằng: "Giúp
tao viết luận văn đi, tôi sẽ giới thiệu bạn gái cho mày."[Ngày
17/02/2005 phiên bản People’s Daily ở nước ngoài]

Trong ví dụ trên, ―帮 (bang)‖ dùng để chỉ sự giúp đỡ cụ thể - viết luận văn.

Nó không được thay bằng “帮助 (bang trợ)” và “帮忙”.

(2) 学校经常请老工人、老贫农、老革命干部和先进知识青年来校作报告,对

广大师生进行思想和政治路线教育, 帮助他们不断提高阶级斗争和路线

斗争觉悟 。[人民日报 1976 年 02 月 27 日]

Nhà trường thường mời các công nhân già, nông dân nghèo, cán bộ
cách mạng cũ và thanh niên trí thức tiên tiến đến nhà trường báo cáo,
giáo dục các giáo viên và học sinh về đường lối tư tưởng và chính trị, và
giúp họ tiếp tục cải thiện ý thức đấu tranh giai cấp và đường lối. [Ngày
27/02/1976 People’s Daily]

“帮助 (bang trợ)” trong ví dụ trên dùng để chỉ sự hỗ trợ về tinh thần, tức

là cải thiện ý thức đấu tranh giai cấp và đường lối.

29
(3) 凡有通用文字的少数民族,小学和中学必须用本民族语文教学。对尚无文
字和文字不完备的民族,人民政府应帮助他们创立和充实文字。[人民日
报 1951 年 10 月 06 日]
Đối với các dân tộc thiểu số có chữ viết chung, các trường tiểu học và
trung học phải dạy bằng ngôn ngữ của dân tộc họ. Đối với các dân tộc
chưa có văn bản viết và có văn viết chưa hoàn chỉnh, chính phủ nên
giúp họ sáng tạo và làm phong phú thêm chữ viết. [Ngày 06/10/1951
People’s Daily]
―帮助 (bang trợ)‖ trong ví dụ trên dùng để chỉ sự giúp đỡ cụ thể - sáng tạo
và làm phong phú thêm chữ viết.
(4) 项目建成投产后,企业在劳动用工、工资分配等各方面依法享有充分
的自主权,生产经营完全自主,有困难和问题,管委会帮忙解决。[人民
日报 2001 年 05 月 07 日]
Sau khi dự án hoàn thành và đưa vào sản xuất, doanh nghiệp có quyền tự chủ
hoàn toàn về các bình diện ví dụ như việc sử dụng lao động và phân phối tiền
lương, có thể tự quản lý hoàn toàn trong việc sản xuất và vận hành, nếu gặp
khó khăn và vấn đề gì, Ủy ban Quản lý sẽ giúp giải quyết. [Ngày 07/05/2001
People’s Daily]
Trong ví dụ này, “帮忙 (bang mang)” dùng để chỉ giải quyết vấn đề khi gặp
khó khăn.
2.2.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”và“帮
忙 (bang mang)”
2.2.2.1 Đặc trưng ngữ pháp của“帮(bang)”, “帮助 (bang trợ)”và“帮忙
(bang mang)”
2.2.2.2 So sánh từ loại
“帮 (bang)”có thể làm động từ, lượng từ và danh từ, khi nó làm lượng từ

và danh từ, trong những nét nghĩa của nó không có nét nghĩa giúp đỡ, nên ta

30
không bàn về trường hợp khi nó làm lượng từ và danh từ.
2.2.2.3 Chức năng ngữ pháp

Như phần so sánh từ loại đã trình bày, với nét nghĩa giúp đỡ“帮(bang)”“
, 帮

助 (bang trợ)”và“帮忙 (bang mang)”đều có thể làm động từ, nhưng“帮助

(bang trợ)”ngoài làm động từ ra, cũng có thể làm danh từ nên chúng đều có thể

đảm nhiệm chức năng của vị ngữ, như các ví dụ trong dãy từ đồng nghĩa “帮

(bang)”, “帮助 (bang trợ)” và “帮忙”. Riêng “帮助 (bang trợ)”ngoài làm

vị ngữ ra, cũng có thể làm bổ ngữ, ví dụ như:

(5) 我深深体会到,我能够得到这样的成绩,都是由于党和青年团的培养和教

育,和大家的帮助。[人民日报 1954 年 05 月 17 日]

Tôi hiểu sâu sắc rằng tôi có thể có được những thành tích như vậy chính
là nhờ sự đào tạo và giáo dục của Đảng và Đoàn Thanh niên cũng như
sự giúp đỡ của mọi người. [Ngày 17/5/1954, People’s Daily]

Trong ba từ này, vì“帮忙 (bang mang)”là từ ly hợp (về mặt ý nghĩa, khi các

hình vị của từ ly hợp đứng riêng, chúng vẫn có nghĩa, nhưng thường không phải
là ý nghĩa gốc của từ ly hợp mà có ý nghĩa riêng của các hình vị; về mặt cấu trúc,
giữa các hình vị có thể xen vào các thành phần khác [37, tr. 256] ), nên có thể xen

vào các thành phần khác giữa hai hình vị“帮 (bang)”và “忙”, còn đối với“帮

助 (bang trợ)”thì không thể chen các thành phần khác được, bởi vì nó không phải

là từ ly hợp mà là từ ghép dẳng lập. Ta có thể lấy ví dụ cụ thể:

(6) 刚开始,我以为就是两三个月的事儿,就想给朋友帮个忙 就算了。没想

到这成了我公司的一项长期业务,而且越做越大。[人民日报海外版 2017

年 08 月 31 日]

Lúc đầu, tôi nghĩ chỉ mất hai ba tháng thôi, giúp xong việc bạn là xong.

31
Không liệu nó đã trở thành một công việc lâu dài của công ty tôi và nó
càng ngày phát triển càng lớn. [Ngày 31/08/2017 phiên bản People’s
Daily ở nước ngoài]
2.2.2.4 Khả năng kết hợp

Sau“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”có thể đi theo danh từ, đại từ + danh

từ hoặc là câu, sau“帮忙 (bang mang)”thì không được, nhưng sau nó có thể đi

theo động từ hoặc cụm động từ và sau“帮(bang)”


“帮助
, (bang trợ)”thì lại không

được. Ví dụ như:

(7) 为了使自留山尽快绿化,地区每年拿出财力的 10%帮助农民植树造林。[人

民日报 1983 年 06 月 03 日] (kết hợp với danh từ)

Để phủ xanh ngọn núi càng sớm càng tốt, hàng năm chính phủ địa
phương cung cấp 10% nguồn tài chính để giúp nông dân trồng cây.
[Ngày 17/5/1954, People’s Daily]

(8) 他不但自己学哲学,还鼓励、帮助其他工人学。[人民日报 1958 年 08 月

27 日] (kết hợp với đại từ + danh từ)

Anh ta không những tự học triết học mà còn khuyến khích và giúp đỡ
những người lao động khác học triết học. [Ngày 27/08/1958, People’s
Daily]

(9) 帮助学生增强 群体意识和国家观念,克服以自我为中心的极端民主化倾

向。[人民日报 1989 年 07 月 07 日] (kết hợp với câu)

Giúp học sinh tăng cường ý thức tập thể và quốc gia, khắc phục xu thế
dân chủ hóa cực đoan mà lấy mình làm trung tâm. [Ngày 07/07/1989,
People’s Daily]

Trong câu (25), ―农民‖ là danh từ, trong câu (26), ―其他‖ là đại từ và ―工人‖

là danh từ, trong câu (27), ―学生增强群体意识和国家观念,克服以自我为中心

32
的极端民主化倾向‖ là câu. “帮助 (bang trợ)”trong cả ba câu này đều có thể

thay bằng“帮 (bang)”và ý nghĩa của câu không có gì thay đổi, nhưng không được

thay bằng“帮忙”.

(10) 重庆鸿黎建筑劳务有限公司拖欠我们工资尾款 22.3 万元,希望政府出面

帮忙解决。[人民日报 2016 年 05 月 10 日] (kết hợp với động từ)


Công ty TNHH Dịch vụ Lao động Xây dựng Hồng Lê Trùng Khánh nợ tiền
lương của chúng tôi là 223.000 nhân dân tệ, hy vọng chính phủ có thể ra mặt
giúp chúng tôi giải quyết. [Ngày 10/05/2016, People’s Daily]

(11) 除非为了帮忙照顾孩子 ,鲜有父母会和孩子一起居住。[人民日报 2016

年 04 月 12 日] (kết hợp với cụm động từ)

Trừ những trường hợp giúp con mình chăm sóc con, ít có cha mẹ sống
với con mình. [Ngày 12/04/2016, People’s Daily]

Hai câu (28) và (29) chỉ được dùng“帮忙 (bang mang)”mà không được thay

bằng “帮 (bang)”và“帮助”.

Khi làm động từ, “帮 (bang)”và“帮助 (bang trợ)”là ngoại động từ, cho

nên đằng sau“帮 (bang)”và“帮助 (bang trợ)”phải đi kèm theo một bổ ngữ, còn

“帮忙 (bang mang)”là nội động từ, không được thêm bổ ngữ trực tiếp sau nó.

(12) 他帮助 1200 多户农民脱贫致富,自家却欠债 2600 多元。[人民日报 1991

年 08 月 07 日]

Ông ấy đã giúp hơn 1.200 hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu, nhưng
các khoản nợ của mình đã hơn 2.600 nhân dân tệ. [Ngày 07/08/1991,
People’s Daily]

(13) 谁有了难事儿,都去找他帮忙。[人民日报 1994 年 04 月 26 日]

33
Bất cứ ai gặp khó khăn đều đi gặp ông ấy để nhờ giúp giải quyết. [Ngày
26/04/1994, People’s Daily]

Trong câu (31),“帮忙 (bang mang)”không được thay bằng“帮 (bang)”và

“帮助”.

2.2.2.5 Khả năng kết hợp với trợ từ“着”,


“了”
,“过”

Sau“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”có thể đi theo“了”hoặc“过”, và sau

“帮 (bang)”cũng có thể đi theo“着”, còn sau“帮忙 (bang mang)”không được

kết hợp với cả ba từ này, nhưng như trên đã nói“帮忙 (bang mang)”là động từ ly

hợp, nên giữa hai hình vị của“帮忙 (bang mang)”có thể xen vào“着”,
“了”,

“过”.

(14) 方华副科长的丈夫在西秀区委工作,一人帮了 3 个贫困生。 [人民日报

2003 年 08 月 26 日]

Chồng của phó Trưởng khoa Phương Hoa làm việc tại Ủy ban quận Tây Tú,
anh ấy một người đã viện trợ ba học sinh nghèo. [Ngày 26/08/2003, People’s
Daily]

(15) 他在你困难的时候帮过你,现在找上门来,我们怎么能不管呢?[人民日

报 1982 年 05 月 17 日]

Anh ấy đã giúp bạn khi bạn gặp khó khăn, bây giờ anh ấy tìm đến đây,
chúng tôi làm sao mà có thể bỏ qua được? [Ngày 17/05/1982, People’s
Daily]

(16) 要说美军是帮着中国人民解放,那是欺骗人民,连三岁小孩子都不会相

信,试问中华民族解放与美帝国主义者有什么好处?[人民日报 1947 年]

Nếu như nói quân đội Hoa Kỳ đang giúp nhân dân Trung Quốc giải

34
phóng, đó là lừa dối nhân dân, ngay cả những đứa trẻ ba tuổi cũng
không thể tin được điều đó, thử hỏi việc giải phóng dân tộc Trung Quốc
có lợi ích gì đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ? [Năm 1947, People’s Daily]

(17) 钱从哪来?小额扶贫贷款帮了忙。[人民日报 2017 年 06 月 12 日]

Tiền từ đâu ra? Các khoản vay nhỏ giảm nghèo đã giúp nhiều. [Ngày
12/06/2017, People’s Daily]

(18) 抗战时期,老人也在小平同志家帮过忙。[人民日报 1997 年 02 月 23 日]

Trong Chiến tranh chống Nhật, người già này cũng đã từng giúp ở nhà
của đồng chí Tiểu Bình. [Ngày 23/02/1997, People’s Daily]

Trong câu (32) và (33), “帮 (bang)”có thể thay bằng“帮助”, câu (34) thì

không được, còn câu (35) và (36) chỉ được dùng“帮忙”.

2.2.2.6 Về khả năng đối với phương thức lặp

Cả ba từ“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”và“帮忙 (bang mang)”đều có thể

lặp lại, nhưng hình thức lặp lại của chúng là khác nhau. Hình thức lặp lại của“帮

(bang)”là AA, tức là“帮帮(bang bang)”,hình thức lặp lại của“帮助 (bang trợ)”

là ABAB, tức là“帮助帮助”, còn hình thức lặp lại của“帮忙 (bang mang)”là

“帮帮忙”.

2.2.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”và“帮

忙 (bang mang)”

Khi tìm kiếm trong lĩnh vực báo chí trên kho ngữ liệu BCC, tần số của“帮
(bang)”được tính bằng cách tổng tần số đã tìm ra (398,692) trừ đi tần số“帮助”
(311,582) và“帮忙”(6,498), vì“帮 (bang)”là một trong hai hình vị của“帮助 (bang
trợ)”và“帮忙(bang mang)”. Và theo việc khảo sát, ta có bảng thống kê như sau:

35
Bảng 2. 1. Tần số xuất hiện của“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”và“帮忙 (bang
mang)”trong lĩnh vực báo chí

帮 帮助 帮忙

Báo chí 80,612 311,582 6,498


Nguồn thông tin lấy từ kho ngữ liệu BCC
“帮 (bang)”và“帮忙 (bang mang)”thường dùng trong phong cách khẩu
ngữ,“帮助 (bang trợ)”có thể dùng trong phong cách khẩu ngữ và phong cách
sách vở. Khi“帮助 (bang trợ)”dùng trong phong cách sách vở, nó thường được
dùng trong trường hợp chính thức. Vì đối tượng nghiên cứu của luận văn này
thuộc về phong cách sách vở, nên chúng tôi không thảo luận về những trường hợp
nó được dùng trong phong cách khẩu ngữ.
Số lượng âm tiết cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng“帮(bang)”,“帮
助 (bang trợ)”và“帮忙”. Ví dụ như:
(19) 我的任务是在一定距离内跟着他,在必要的时候帮他。[人民日报 1978
年 08 月 18 日]
Nhiệm vụ của tôi là đi theo anh ta trong một khoảng cách nhất định và
giúp anh ta khi cần thiết. [Ngày 18/08/1978, People’s Daily]
(20) 在亚非团结与和平共处五项原则的基础上,两国人民将互相帮助。[人民
日报 1960 年 10 月 23 日]
Trên cơ sở Đoàn kết Á-Phi và Năm nguyên tắc chung sống hòa bình, nhân
dân của hai nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau. [Ngày 23/10/1960, People’s Daily]
(21)这里,我给你们介绍一个和平而神奇的社会——蚂蚁社会。在那里,每个
生命互相帮忙、和睦共处。[人民日报海外版 2015 年 09 月 14 日]
Ở đây, tôi giới thiệu cho các bạn một xã hội hòa bình và kỳ diệu - xã hội
con kiến. Ở đó, mỗi mạng sống giúp đỡ lẫn nhau và sống hòa thuận với
nhau. [Ngày 14/09/2015 phiên bản People’s Daily ở nước ngoài]

36
Trong câu (37) “帮 (bang)”và“他”đều có một âm tiết, nên chúng có thể
kết hợp với nhau, chứ không được thay bằng “帮助 (bang trợ)”và“帮忙”.
Trường hợp của câu (38) và (39) cũng vậy, “互相”có hai âm tiết, “帮助 (bang
trợ)”và“帮忙 (bang mang)” cũng có hai âm tiết, nên hai từ này có thể kết hợp
với nhau.
2.3 Dãy từ đồng nghĩa giúp và giúp đỡ
Trong quyển từ điển của Hoàng phê, không ghi từ đồng nghĩa của giúp, chỉ
có từ đồng nghĩa của giúp đỡ là trợ giúp, nhưng sở dĩ ta quy giúp và giúp đỡ vào
dãy từ đồng nghĩa là vì khi dịch sang tiếng Hán, nghĩa của chúng đều là ―帮
(bang)‖/“帮助 (bang trợ)”và học viên Trung Quốc cũng hay nhầm lẫn cách
dùng của chúng.
Về ngữ dụng, giúp và giúp đỡ không khác mấy, nên ta không so sánh ngữ
dụng của chúng nữa mà chỉ tập trung phân tích ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ
pháp của chúng.
2.3.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của giúp và giúp đỡ
Theo sự giải nghĩa của từ điển Hoàng phê, ta có bảng như sau:
Bảng 2. 2. Nét nghĩa của giúp và giúp đỡ
i. làm cho ai việc gì đó, hoặc giúp để giảm bớt khó khăn
lấy của mình cái gì đem cho ai đó hoặc để thực hiện được một
Giúp
Giúp vì thấy người ấy đang cần công việc nào đó
đỡ
ii. có tác dụng tích cực, làm
cho việc gì đó được thuận lợi hơn
Nguồn thông tin lấy từ [5, tr. 536].
Theo sự giải nghĩa của Hoàng Phê, ta có thể hiểu rằng, giúp đỡ thường là
giúp những gì về tinh thần, còn giúp vừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị
vật chất. Về nét nghĩa của chúng, ta cho các ví dụ dưới đây:
(22) Ủy ban Biên giới quốc gia (sau đây gọi là Ủy ban) là cơ quan cấp tổng cục

37
trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia. [QUYẾT ĐỊNH Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban biên giới quốc gia trực
thuộc bộ ngoại giao, số: 10/2019/QĐ-TTg]
(23) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa. [Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật số: 04/2017/QH14]
(24) Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc
và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công
việc lãnh đạo. [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
Như ví dụ trên, câu (40) thuộc về nét nghĩa i. của giúp, và câu (41) thuộc về
nét nghĩa ii. của giúp.
Trong quyển từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Văn Tu, giúp và
giúp đỡ được phân biệt như sau: nghĩa của Giúp là làm cho ai việc gì để giảm bớt
khó khăn, bớt sức lao động; nghĩa của giúp đỡ như giúp nhưng nói chung hơn,
rộng hơn. [15, tr. 155].
Tóm lại, giúp đỡ thường nói chung hơn, thiên về giá trị tinh thần hơn, nét
nghĩa của giúp có cả giá trị tinh thần lẫn vật chất.
Nhưng đối với người nước ngoài, chỉ khu biệt ý nghĩa từ vựng của ba từ này
cũng khó để họ hiểu rõ được vấn đề. Bây giờ chúng tôi hãy so sánh ứng xử cú
pháp (syntactic behavior) của chúng để làm cho chúng dễ hiểu hơn đối với các
học viên nước ngoài.
2.3.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của giúp và giúp đỡ
2.3.2.1 Sự giống nhau
Hai từ giúp và giúp đỡ đều là động từ, nên chúng đều có thể làm vị ngữ, sau
chúng đều có thể đi theo danh từ hoặc đại từ. Ví dụ như:
(25) Ngoài ra, việc chủ động định hình bản sắc đối ngoại dựa trên vị thế cường
quốc hạng trung sẽ giúp Việt Nam thể hiện sự tự tin chiến lược lớn hơn, tạo
ra vị thế quốc gia tốt hơn, dễ dàng được cộng đồng quốc tế thừa nhận hơn,

38
đồng thời giúp Việt Nam có tư thế đàm phán tốt hơn trước các đối tác.
[vietnamnet.vn]
(26) Chỉ có lòng chân thành, sự hiểu biết, trái tim yêu thương và nhân ái cộng với
tính gương mẫu mới có thể giúp GV đạt được hiệu quả trong hoạt động GD.
[Giaoducthoidai.vn]
(27) Nhưng, Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc
theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy nã và phát lệnh truy nã cho các
quốc gia thành viên. [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
(28) Bởi vì sau cách mạng vô sản, nước Anh sẽ bước vào TKQĐ trực tiếp, nên
nó có đủ điều kiện để giúp đỡ các nước lạc hậu thực hiện TKQĐ nửa trực
tiếp. [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
(29) Tập trung tuyên truyền, nhân rộng những tập thể, cá nhân trong xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư, trong sản xuất kinh doanh, giúp nhau xoá đói
giảm nghèo, làm giàu chính đáng, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư. [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
(30) Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ,
đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc; chống chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi, bài trừ mọi hành động gây hằn thù, chia rẽ giữa các dân tộc. [Báo
điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
Trong các ví dụ trên, các danh từ đứng sau giúp hoặc giúp đỡ rất dễ được
nhận ra, chúng là GV, Việt Nam, các tổ chức cảnh sát địa phương, các nước lạc
hậu còn đối với ví dụ (47) và (48) thì hơi khó để nhận ra, theo từ điển của Hoàng
Phê, nhau cũng là danh từ, nên ta xếp hai ví dụ này vào mục này.
2.3.2.2 Sự khác nhau
Sau giúp có thể có bổ ngữ là động từ, nhưng sau giúp đỡ thì không, chẳng
hạn như:
(31) Năm 2016, tỷ lệ phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng giúp giảm lây
nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt 55,7%. [BÁO CÁO Việc thực hiện mục tiêu

39
quốc gia về bình đẳng giới, Số: 454/BC-CP]
(32) Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con
đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường
quốc tế [vietnamnet.vn]
Khi tìm kiếm trên trang web của Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
(http://tulieuvankien.dangcongsan.vn), trong cột ―từ khóa‖ chúng tôi nhập cụm
giúp cho, cột ―tìm theo‖ chọn Nội dung bài viết, cột ―tùy chọn‖ chọn tìm chính
xác, ―chuyên mục‖ chọn tất cả, tổng cộng tìm thấy 183 kết quả (ngày tìm là ngày
29/07/2019), nhưng khi nhập giúp đỡ cho vào cột ―từ khóa‖, các cột khác không
thay đổi, kết quá tìm kiếm là có 20 kết quả. Nên có thể nói trường hợp cho kết
hợp với giúp nhiều hơn trường hợp cho kết hợp với giúp đỡ. Ảnh minh họa của
phương pháp tìm kiếm như sau:
Ảnh 2. 1. Phương pháp tìm kiếm trên trang mạng Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

Nguồn thông tin lấy từ http://tulieuvankien.dangcongsan.vn


(33) Các cơ quan nhà nước không được xem nhẹ các đoàn thể quần chúng, phải
quan hệ chặt chẽ và giúp cho các đoàn thể làm việc có hiệu quả vì lợi ích chung.
[Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
(34) Trung ương khẳng định, việc lấy phiếu tín nhiệm là sự đánh giá, ghi nhận của
Ban Chấp hành Trung ương đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được từ
đầu nhiệm kỳ đến nay đối với từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư;

40
đồng thời giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục tu
dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm và hiệu
quả công tác. [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
(35) Hội ta phải hết sức giúp đỡ cho các Ban Chấp hành Liên Việt các tỉnh, các
khu thành lập chắc chắn và cất nhắc các nhân sĩ có nǎng lực vào Ban Chấp
hành Trung ương Liên Việt, giúp cho tờ Toàn dân kháng chiến của Liên Việt
ra đều và phát rộng trong dân. [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
Khi kết hợp với các từ hai âm tiết chỉ được dùng giúp đỡ mà không được
dùng giúp. Ví dụ như:
(36) Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học
sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. [Đời sống Pháp luật]
(37) Trong lúc thi đua, phải thiết thực đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi. [Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam]
(38) Muốn thành công, cán bộ cần giải thích, tuyên truyền, cổ động theo dõi rút
kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm, thúc đẩy giúp đỡ người lạc hậu, khen
thưởng người có công. [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
Khi tìm trên kho ngữ liệu Vietlex, bất cứ trong khẩu ngữ hay văn viết, tỷ lệ
xuất hiện của giúp bao giờ cũng cao hơn giúp đỡ. Nhưng đối tượng nghiên cứu
của bài luận văn này là các từ đồng nghĩa trong lĩnh vực chính trị, xã hội, nên ta
chỉ cho kết quả tìm kiếm trong lĩnh vực KHXH và lĩnh vực báo chí, kết quả cụ thể
như sau:
Bảng 2. 3. Tần số sử dụng của giúp và giúp đỡ trong lĩnh vực KHXH và báo chí
Giúp Giúp đỡ
KHXH 147 40
Báo chí 64 22
Nguồn thông tin lấy từ kho ngữ liệu Vietlex
Nhìn vào kết quả tìm kiếm, ta có thể thấy trong lĩnh vực KHXH và báo chí
tổng tần số sử dụng của giúp là 211, của giúp đỡ là 62, tổng tần số sử dùng của

41
giúp gấp ba lần tần số sử dụng của giúp đỡ, bởi vì giúp là từ đơn âm tiết, còn giúp
đỡ là từ đẳng lập, khả năng kết hợp với các từ khác của giúp linh hoạt hơn so với
giúp đỡ.

2.4 Dãy từ đồng nghĩa “想(tƣởng)” và “要(yếu)”

Trong Từ điển tiếng Hán hiện tại, khi làm động từ,“想(tưởng)”có 4 nét nghĩa,

“要(yếu)”có 8 nét nghĩa, nét nghĩa cụ thể của chúng là như sau:

Bảng 2. 4. Nét nghĩa của“想(tưởng)” và “要(yếu)”

i. động não, suy i. hy vọng có được cái gì, hy vọng giữ lại cái
nghĩ; gì;
ii. bởi vì hy vọng có được hoặc thu về cái gì mà
ii. suy đoán;
đòi lấy;
iii. hy vọng, dự
iii. thỉnh cầu, đề nghị;
định;
想 要 iv. trợ động từ, biểu thị ý chí để làm việc gì nào
iv. nhớ nhung
đó;
v. trợ động từ, nên, phải;
vi. cần;
vii. trợ động từ, sắp, sẽ;
viii. trợ động từ, dùng để dự định, dùng để so
sánh
Nguồn thông tin lấy từ [68, tr. 1489&1585 – 1586]

Hai từ này có cùng nét nghĩa dự định, “要(yếu)”có thể làm trợ động từ, “想

(tưởng)”thì không được. Dưới đây ta sẽ so sánh chúng ở ba góc độ — ý nghĩa từ

vựng, ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa ngữ dụng.

42
2.4.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của“想(tƣởng)”và“要(yếu)”

a) Trường hợp chỉ được dùng“想(tưởng)”, không được dùng“要(yếu)”.

i. Phó từ biểu thị mức độ +“想(tưởng)”+ VP

(39) 菲律宾总统: 我很想(tưởng)(*要(yếu))亲近俄罗斯及中国不要求

任何事。[环球网 2016 年 12 月 01 日]

Tổng thống Philippines cho hay: Tôi rất mong muốn đi gần với Nga và
Trung Quốc, không yêu cầu về bất cứ điều gì. [Ngày 01/12/2016
Huanqiu.com]

(40) 河南打工男子跳河救人: 当时不知道害怕只想(tưởng)(*要(yếu))救人。

[澎湃新闻 2018 年 06 月 25 日]

Đàn ông làm công của Tỉnh Hà Nam cho biết: Lúc đấy mình không biết
sợ mà chỉ lo về việc cứu người. [Ngày 25/06/2018 The Paper]
Trong tác phẩm Nghiên cứu ngữ nghĩa trợ động từ cơ bản tiếng Hán hiện đại

của Lỗ Hiễu Côn (鲁晓琨), tác giả cho rằng“想(tưởng)”là một động từ tĩnh, còn

“要(yếu)”là một động từ động [45, tr. 194], tức là,“想(tưởng)”thiên về hoạt

động tâm lý hơn, còn“要(yếu)”thiên về hoạt động cơ thể hơn.

ii. Trạng ngữ thời gian mang tính tiếp diễn +“想(tưởng)”+ VP

(41) 安倍早就想(tưởng)访问伊朗,但碍于美伊冲突未能成行。[人民日报海外

版 2019 年 06 月 15 日]

Abe từ lâu đã muốn đến thăm Iran, nhưng tại cuộc xung đột giữa Hoa
Kỳ và Iraq, chuyến thăm chưa được thực hiện. [Ngày 15/06/2019 phiên
bản People’s Daily ở nước ngoài]

(42) 很久以前就想(tưởng)向美方介绍日本军事专家对待珍珠港事件的看法。

43
[新华网 2011 年 12 月 07 日]

Từ rất lâu, tôi đã muốn giới thiệu với Mỹ quan điểm của các chuyên gia
quân sự Nhật Bản về sự cố Trân Châu Cảng. [Ngày 07/12/2011
xinhuanet]

Hai câu trên đều có trạng ngữ biểu thị thời gian bổ nghĩa cho“想(tưởng)‖

dùng để biểu thị thời gian đó đã tiếp diễn rất lâu, hay nói cách khác là “想

(tưởng)‖ là một trạng thái tâm lý tĩnh có thể tiếp diễn lâu. Nhưng “要(yếu)‖ bên

cạnh mang ý nghĩa mong muốn, hy vọng, nó cũng đòi hỏi phải có hành động.

iii. 想(tưởng) + ……又想(tưởng) + VP

(43) 美方既想(tưởng)压中方,又想(tưởng)安抚美国股市,因此基本采取了美

国股市开盘时释放积极信息、美国股市闭市时对中国说狠话的策略。[环

球时报 2019 年 06 月 28 日]

Phía Mỹ bên cạnh muốn đàn áp phía Trung Quốc lại muốn xoa dịu thị
trường chứng khoán Mỹ. Do đó, về cơ bản, họ áp dụng chiến lược công
bố thông tin tích cực khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa và nói lời
ác ý về Trung Quốc khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa. [Ngày
28/06/2019 Global Times]
Đối với trường hợp có mấy ý nghĩ cùng tồn tại, trong khi đó những ý nghĩ

đó vẫn đang ở trang thái tâm lý, chưa diễn ra thành hành động, ta có thể dùng ―想

(tưởng)‖, còn đối với trường hợp chỉ có một ý nghĩ và ý nghĩ đấy có khả năng xảy

ra cao, ta có thể dùng “要(yếu)”.

iv. 不想(bất tưởng) + VP

(44) 伊朗已经不想 (bất tưởng)再等 了•美国新一轮制裁举措暴露真实意图。

[央视网 2019 年 06 月 27 日]

44
Iran không muốn chờ đợi nữa. • Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đã
phơi bày ý định thực sự. [Ngày 27/06/2019 www.cctv.com]

Khi diễn đạt nghĩa phủ định, ―不‖ có thể đứng trước ―想(tưởng)‖ để biểu thị

ý nghĩa không chịu, không muốn, với ý nghĩa này, trước ―要(yếu)‖ thì không được

dùng như kiểu thế.

b)Trường hợp chỉ có thể dùng“要(yếu)”không được dùng“想(tưởng)”

phó từ biểu thị ý chí mạnh mẽ +“要(yếu)”+ VP

Trước“要(yếu)”có những từ biểu thị ý chí tâm lý như“发誓”(thề),“决

“坚决”(kiên quyết) hoặc có những phó từ nhấn mạnh như“一


心”(quyết tâm),

定”(nhất định),
“非”(phải),“偏”(cứ) thì bắt buộc phải dùng“要(yếu)”mà không

được dùng“想(tưởng)”. Ví dụ như:

(45) 他还向中央起草电文,表示坚决要―巩固国防,驱逐帝国主义势力出

西藏‖。 [人民日报 2010 年 01 月 05 日]

Ông cũng soạn thảo một thông điệp cho chính phủ trung ương, nói rằng
ông quyết tâm sẽ "củng cố quốc phòng và trục xuất các lực lượng đế
quốc ra khỏi Tây Tạng". [Ngày 05/01/2010 People’s Daily]

(46) 8 月 15 日他又发表谈话,发誓要―携手合作,维持地区和平发展‖。 [人

民日报海外版 2005 年 10 月 19 日]

Ngày 15 tháng 8, ông đã có một bài phát biểu khác và tuyên bố sẽ "làm
việc cùng nhau để duy trì hòa bình và phát triển ở khu vực" [Ngày
09/10/2005 phiên bản People’s Daily ở nước ngoài]

(47) 开放政策和经济体制改革一定要坚持下去,不能变化。[人民日报 1985

年 07 月 16 日]

45
Chính sách mở cửa và cải cách cơ chế kinh tế nhất định phải được duy
trì và không được thay đổi. [Ngày 16/07/1985 People’s Daily]

c) Trường hợp“要(yếu)”và“想(tưởng)”có thể thay thế cho nhau.

Khi diễn đạt nghĩa mơ hồ, không thật sự khẳng định, hai từ đấy có thể thay thế
cho nhau, nhưng trường hợp này chỉ thường dùng trong khẩu ngữ. Trong các văn bản
chình thức hầu như không dùng, nên chúng tôi không cho thêm ví dụ nữa.

2.4.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của“想(tƣởng)”và“要(yếu)”

2.4.2.1 Sự giống nhau

Sau ―想(tưởng)‖ và ―要(yếu)‖ đều chỉ được đi kèm vị từ, không được đi kèm

danh từ; đều được đi theo một động từ hoặc động từ + tính từ, động từ + danh

từ, phó từ + tính từ. Ví dụ cụ thể như sau:

a) “想(tưởng)”/“要(yếu)”+ động từ

(48) 我在这里,只想(tưởng)回忆一件我亲身经历的有关宋庆龄同志作为卓越

的国际主义战士的历史事实,来纪念我们这位―国之瑰宝‖、国际主义的伟

大战士。[人民日报 1981 年 06 月 01 日]

Tôi ở đây, chỉ muốn nhớ lại một sự thật lịch sử mà cá nhân tôi đã từng
trải nghiệm về đồng chí Soong Ching Ling như một chiến binh quốc tế,
để kỷ niệm vị "kho báu vĩ đại của đất nước" này và chiến binh vĩ đại của
chủ nghĩa quốc tế. [Ngày 01/06/1981 People’s Daily]

(49) 要(yếu)解决这个问题,需要有个认识和相互适应的过程,同时还要制定

一些相适应的办法。试验阶段难免出现问题,但与这些国家发展经贸关系

的前景还是良好的。[人民日报 1992 年 11 月 28 日]

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có một quá trình hiểu biết và
thích nghi, đồng thời, phải xây dựng một số phương pháp thích hợp. Có

46
những vấn đề không thể tránh khỏi trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng
triển vọng phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với các nước này
vẫn là tốt.[ Ngày 28/11/1992 People’s Daily]

b) “想(tưởng)”/“要(yếu)”+ động từ+tính từ

(50) 越来越多的农民心里,―富‖和―文化‖挂上了钩,―想(tưởng)变富 ,要(yếu)读

书‖,这个道理被越来越多的农民所认识。[人民日报 1984 年 03 月 20 日]

Ngày càng có nhiều người nông dân cho rằng, "giàu có" liên hệ chặt
chẽ với "văn hóa", "nếu muốn trở nên giàu có thì phải học tập", nguyên
tắc này được ngày càng nhiều người nông dân thừa nhận. [Ngày
20/03/1984 People’s Daily]

(51) 为了保护好和尽快地发展大牲畜,还 要 (yếu)做好 一系列具体细致的工

作。[人民日报 1962 年 12 月 25 日]

Để bảo vệ và phát triển chăn nuôi lớn càng sớm càng tốt, chúng tôi phải
thực hiện một loạt các công việc cụ thể và tỉ mỉ. [Ngày 25/12/1962
People’s Daily]

c) “想(tưởng)”/“要(yếu)”+ động từ+danh từ

(52) 对于作家若到大陆,最想知道的事情及最想去的地方为何的问题,有 40%

表示最想(tưởng)知道大陆一般人民的生活状况,14%想(tưởng)知道亲友情

况,24%的作家的回答是最想知道大陆历史文物和文艺发展的情况。[人

民日报 1987 年 10 月 03 日]

Khi hỏi các nhà văn của Đài Loan cái gì họ muốn biết nhất và chỗ nào
họ muốn đi nhất, 40% trong số họ cho biết điều họ muốn biết nhất là
điều kiện sống của người dân thường của đại lục Trung Quốc, 14% cho
biết điều họ muốn biết nhất là tình hình của người thân và bạn bè, và
24% trả lời là họ muốn biết nhất là tình hình phát triển của các di tích

47
lịch sử và văn học của đại lục. [Ngày 03/10/1987 People’s Daily]

(53) 数千英国人汇聚在伦敦、伯明翰、曼彻斯特等城市市中心,呼吁英国和

美国政府认真考虑军事打击可能造成的平民伤亡,不要(bất yếu)采取军事

行动。[人民日报 2001 年 09 月 24 日]

Hàng ngàn người Anh đã tập trung tại các trung tâm thành phố như
London, Birmingham, Manchester và các thành phố khác kêu gọi chính
phủ Anh và Hoa Kỳ xem xét nghiêm túc các thương vong dân sự có thể
xảy ra do các cuộc tấn công quân sự. [Ngày 24/09/2001 People’s Daily]

d) “想(tưởng)”/“要(yếu)”+ phó từ+tính từ

(54) ―要(yếu)更好 地激发新兴产业和创新人才的积极性,应更科学地制定和

落实支持政策。‖ [人民日报 2016 年 01 月 04 日]

Để kích thích tốt hơn sự nhiệt tình của các ngành công nghiệp mới nổi
và tài năng sáng tạo, các chính sách hỗ trợ nên được xây dựng và thực
hiện một cách khoa học hơn. [Ngày 04/01/2016 People’s Daily]
2.4.2.2 Sự khác nhau
Khi tìm trên kho ngữ liệu BCC giới hạn trong lĩnh vực báo chí, trường hợp

sau“要(yếu)”kết hợp hai động từ tổng cộng có 270,086 kết quả, còn trường hợp

sau“想(tưởng)”kết hợp hai động từ tổng cộng có 39,545 kết quả, như thế ta có thế

kết luận rằng trường hợp sau“要(yếu)”kết hợp hai động từ nhiều hơn trường hợp

sau“想(tưởng)”kết hợp hai động từ. Khi diễn đạt ý nghĩa không muốn, thường

thêm“不”trước“想(tưởng)”, còn“要(yếu)”thì không được sử dụng như thế,

ý nghĩa của“不要(bất yếu)”là không nên, chứ không phải là không muốn.

2.4.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của“想(tƣởng)”và“要(yếu)”

Như đã phân tích ở phần so sánh ngữ nghĩa của hai từ này,“想(tưởng)”

48
thường dừng ở giai đoạn tâm lý, là suy nghĩ của cá nhân, ngữ khí của nó tương

đối nhẹ hơn, lịch sự hơn, thiên về trao đổi và xin cầu ý kiến;“要(yếu)”thì dùng để

diễn đạt quyết tâm của mình, thường yêu cầu phải giải quyết ngay vấn đề, ngữ khí
của nó nặng hơn, thiên về biểu đạt ý chí của mình, nên khi cấp trên nói với cấp

dưới thường dùng“要(yếu)”, còn cấp dưới nói với cấp trên thường dùng“想

(tưởng)”. Ta thử xem các ví dụ sau:

(55) 会议期间十三个成员国及五个非成员国经过反复、艰苦的磋商后都表示

要(yếu)采取―一切必要措施‖,―重新稳定石油市场‖。 [人民日报 1986 年

03 月 26 日]

Trong cuộc họp, sau nhiều phiên bàn bạc và trao đổi ý kiến, 13 quốc gia
thành viên và năm quốc gia phi thành viên đã thống nhất ý kiến rằng
nên áp dụng "tất cả các biện pháp cần thiết" để "ổn định lại thị trường
dầu mỏ". [Ngày 26/03/1986 People’s Daily]

(56) 广西分会一位负责人对记者说,要(yếu)“封杀”垃圾邮件,必须由政府

部门通过制定法律法规的形式介入。[人民日报海外版 2003 年 09 月 27 日]

Một người phụ trách Chi nhánh Hội Quảng Tây nói với phóng viên rằng
nếu muốn chặn spam, nó phải được chính phủ can thiệp vào với hình
thức là xây dựng luật pháp và các quy định. [Ngày 27/09/2003 People’s
Daily]

Trong ví dụ (17), ―要(yếu)采取‖ (cần áp dụng) mang sắc thái ngữ khí kiên

quyết hơn, khả năng áp dụng biện pháp rất lớn, chứ nếu đổi nó sang“想(tưởng)采

取‖ (muốn áp dụng),ngữ khí của nó sẽ giảm xuống ngay, bởi vì ―想(tưởng)‖ chỉ ở

trạng thái tâm lý, không liên quan với biện pháp. Trường hợp của ví dụ (18) cũng

tương đương như vậy, tức là chỉ khi rất muốn làm gì mới dùng“要(yếu)”, còn

49
“想(tưởng)”chỉ là muốn thôi, mức độ của nó không cao bằng“要(yếu)”.

2.5 Dãy từ đồng nghĩa cho, biếu và tặng


Về cơ bản, ba từ này đều là động từ, về mặt cú pháp, không khác mấy và khả
năng kết hợp của chúng cũng tương đương như nhau, nên trong mục này, ta không
bàn về việc so sánh cú pháp của ba từ này mà chủ yếu tập trung vào việc so sánh
ngữ dụng, trong phần so sánh ngữ nghĩa chủ yếu trình bày quan điểm về ba từ này
của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam.
2.5.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của cho, biếu và tặng
Trong từ điển của Hoàng Phê, cho có nghĩa là: chuyển cái thuộc sở hữu của
mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả [5, tr. 230]; biếu có nghĩa
là: cho, tặng [thường người thuộc hàng trên, bậc trên] mang ý nghĩa trang trọng [5,
tr. 95]; tặng có nghĩa là: cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hoặc để tỏ
lòng quý mến và mang ý nghĩa trang trọng [5, tr. 1175].
Trong sổ tay từ đồng nghĩa tiếng Việt của Trí Tuệ, ba từ này được phân biệt
như sau: cho – tự nguyện đưa một vật gì đó vốn của mình để người khác dùng và
có quyền sở hữu [22, tr. 42]; biếu – cho vật gì mà đối tượng là người bậc trên
đáng kính trọng [22, tr. 42]; tặng – cho đối tượng là người thân thường cùng lứa
tuổi hoặc bậc dưới [22, tr. 43].
Nói tóm lại, ba từ này đều có ý nghĩa trao cho ai một vật gì đấy, chúng khác
nhau ở chỗ là: cho mang sắc thái biểu cảm bình thường, thân mật, là thái độ của
người cao hơn đối với người thấp hơn; tặng thể hiện sự long trọng, có ý nghĩa cao
quý; biếu thể hiện sự tôn trọng của người dưới với người trên. Sự giải nghĩa về ba
từ này của Hoàng Phê và Trí Tuệ trên đại khái là giống nhau. Nhưng chỉ có giải
nghĩa này các học viên học tiếng Việt nước ngoài cũng khó để nắm vững được
cách dùng của chúng. Dưới đây ta sẽ phân biệt ba từ này dưới bình diện dụng học.
2.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của cho, biếu và tặng
Cho thường dùng trong cuộc giao tiếp với vai của người trao (có khi trùng

50
với người nói) cao hơn hoặc ngang hàng với vai của người nhận (có khi trùng với
người nghe). Ví dụ như:
(1) Cách thương con đúng đắn nhất là cho con được thành người, chứ không
phải cho con tiền của của bố mẹ. [Giáo dục thời đại]
Nhưng cũng có khi cách dùng của cho sẽ mang tính chất suồng sã, tức là
người trao có vai thấp hơn người nhận, họ vẫn dùng cho. Khi đó, người ta đã vi
phạm quy tắc giao tiếp. Ngoài ra, người nhận vốn có vai cao hơn người trao, họ
cũng có thể tự nói về hành động cho của người trao đối với mình. Bởi vì các từ
đồng nghĩa trong bài luận văn này chỉ giới hạn trong lĩnh vực xã hội, chính trị,
chúng mang tính chất chình thức, rất ít khi sử dụng cho trong những trường hợp
như trên đã nêu, nên ta không bàn nhiều về hai trường hợp đấy.
Khi người trao có vị thế thấp hơn hoặc bằng người nhận, người Việt
thường dùng biếu để biểu thị thái độ kính trọng của người trao đối với người
nhận. Ví dụ như:
(2) Thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, cấm uống bia, rượu trong giờ làm
việc, buổi trưa; cấm biếu quà lãnh đạo trong dịp Lễ, Tết; cấm sử dụng xe
công đi lễ hội; chấn chỉnh việc cấp biển số xanh cho ô tô doanh nghiệp
và nhận ô tô do doanh nghiệp biếu tặng. [ Báo cáo tình hình KT-XH năm
2017 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018]
(3) ―Nhân dịp này, tôi xin biếu cụ một cái áo mà đồng bào đã biếu
tôi..." Đối với người cao tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phản đối quan
niệm "lão già an chi" và "lão lai tài tận" (tuổi cao thì an phận nghỉ ngơi,
và tuổi càng cao thì tài cũng hết). [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
Trong ví dụ (58), người biếu quà thường có vị thế thấp hơn lãnh đạo; Bác Hồ
sỡ dĩ nói biếu trong ví dụ (59) là vì ―cụ‖ lớn tuổi hơn Bác, còn đối với đồng bào,
có thể ngang hàng với Bác, Bác nói biếu để biểu thị sự tôn kính với đồng bào.
Khi người trao có vị thế cao hơn người nhận mà vẫn dùng biếu, lúc đó thì
hơi giống nguyên tắc ―xưng khiêm hô tôn‖ trong cách xưng hô khi giao tiếp của

51
người Việt. Ví dụ như:
(4) Về phần mình, Hồ Chí Minh đã "xung phong gửi chiếc áo lót lụa mà chị
em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ǎn của tôi".
[Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
Như nội dung trình bày về cho và biếu ở trên, ta có thể thấy những gì được
cho hoặc biếu thường mang giá trị vật chất hoặc có ý nghĩa sử dụng, rất ít khi
được sử dụng với những từ ngữ chỉ vật chất là những cái mang giá trị tinh thần.
Khi dùng tặng, quan hệ về vị thế giao tiếp giữa người trao và người nhận có
thể cao, thấp hơn hoặc bằng nhau, ví dụ như:
(5) Nghị định số 99/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Nghị định số
102/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ và một số chế
độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người
tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc
tế đang định cư ở nước ngoài. Tổ chức chu đáo việc tặng quà nhân các
dịp lễ, Tết; đã chi trên 355 tỷ đồng tặng quà nhân dịp kỷ niệm 71 năm
ngày Thương binh liệt sĩ. [Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019]
(6) Điều đáng tiếc trong việc tặng trẻ thùng quà thật to nhưng rỗng ruột đã
khiến trẻ cảm thấy mình phải đóng vai diễn viên trên sân khấu nhằm đạt
mục đích nào đó cho người lớn. [Tiền phong]
(7) Khám phá biệt thự trăm tỷ bạn trai tặng Hoa hậu đẻ nhiều con nhất
showbiz Việt. [Báo mới]
(8) Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ gửi lời khen ngợi và tặng cụ mấy
chữ: "Một nhà trung hiếu, Muôn thuở thơm danh". [Báo điện tử Đảng
cộng sản Việt Nam]
(9) Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho
thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của

52
chúng em vào những ngày 20/11. [Đời sống pháp luật]
Ví dụ (61), nhà nước với tư cách là người trao có vị thế cao hơn ―người có
công với cách mạng‖ với tư cách là người nhận; ví dụ (62), nhà trường có vị thế
cao hơn trẻ em; vị thế của người trao và người nhận trong ví dụ (63) là bằng nhau;
ví dụ (64) Bác Hồ ít tuổi hơn ―cụ‖, hiển nhiên vị thế cũng sẽ thấp hơn; ở ví dụ
(65), học sinh có vị thế thấp hơn các thầy cô.
Thông qua các ví dụ trên, ta có thể nhận thấy các vật được tặng thường là
những cái mang giá trị tinh thần. Ngược lại, nếu các vật để tặng mang giá trị tinh
thần cao quý, chúng ta chỉ có thể dùng tặng, mà không được dùng cho hoặc biếu,
ví dụ (64) và (65) chẳng hạn.
Tóm lại, ba từ này đều có nghĩa trao vốn của mình để người khác có quyền
sở hữu vĩnh viễn mà không đòi hoặc đổi lấy lại một cái gì. Chúng khác nhau ở
chỗ là:
Cho – vị thế giao tiếp của người trao thường cao hơn hoặc bằng người nhận,
vật được trao thường có giá trị vật chất và giá trị sử dụng.
Biếu – vị thế giao tiếp của người trao thường thấp hơn hoặc bằng người nhận,
vật được trao thường mang giá trị vật chất và giá trị sử dụng, thường
với thái độ tôn kính hay trân trọng.
Tặng – vị thế giao tiếp của người trao có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang
bằng với người nhận, vật được trao thường mang giá trị tinh thần để
khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng quý mến.
2.6 Tiểu kết

Đối với “帮(bang)”, “帮助 (bang trợ)” và “帮忙(bang mang)”,về ý

nghĩa từ vựng,“帮 (bang)”thường đùng để chỉ sự giúp đỡ cụ thể hoặc sự giúp đỡ

về vật chất; “帮助 (bang trợ)”dùng để chỉ sự giúp đỡ không được cụ thể lắm

hoặc dùng để chỉ viện trợ về tinh thần hoặc vật chất; ―帮忙 (bang mang)”được sử

53
dụng khi những người gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ của bạn mà bạn giúp họ
làm những thứ cụ thể và giúp họ giải quyết vấn đề.

Về ý nghĩa ngữ pháp, với nghĩa giúp đỡ“帮(bang)”, ―帮助 (bang trợ)”và

“帮忙 (bang mang)”đều có thể làm động từ, “帮 (bang)”và“帮助 (bang trợ)”

là ngoại động từ, còn“帮忙 (bang mang)”là nội động từ; giữa hai hình vị“帮

(bang)”và“忙(mang)”có thể xen vào các thành phần khác, còn đối với“帮助

(bang trợ)”thì không được.

Sau“帮(bang)”, ―帮助 (bang trợ)”có thể đi theo danh từ, đại từ + danh từ hoặc

là câu, sau“帮忙 (bang mang)”thì không được, nhưng sau nó có thể đi theo động từ

hoặc cụm động từ và sau“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”thì lại không được.

Sau“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”có thể đi theo“了”hoặc“过”, và sau

“帮 (bang)”cũng có thể đi theo“着”, còn sau“帮忙 (bang mang)”không được

kết hợp với cả ba từ này, nhưng giữa hai hình vị của“帮忙 (bang mang)”có thể

xen vào“着”,“了”,“过”

Cả ba từ“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”và“帮忙 (bang mang)”đều có thể

lặp lại. Hình thức lặp lại của“帮 (bang)”là“帮帮”,hình thức lặp lại của“帮

助 (bang trợ)”là“帮助帮助”, còn hình thức lặp lại của “帮忙 (bang mang)”

là“帮帮忙”

Về ý nghĩa ngữ dụng,“帮 (bang)”và“帮忙 (bang mang)”thường dùng trong

phong cách khẩu ngữ,“帮助 (bang trợ)”có thể dùng trong phong cách khẩu ngữ

cũng có thể dùng trong phong cách sách vở.“帮助 (bang trợ)”và“帮忙 (bang

54
mang)”thường kết hợp với những từ có hai âm tiết, còn“帮 (bang)”thường kết

hợp với những từ chỉ có một âm tiết.


Khi so sánh giúp và giúp đỡ, về ý nghĩa từ vựng, giúp đỡ thường nói chung
hơn, thiên về giá trị tinh thần hơn, còn nét nghĩa của giúp có cả giá trị tinh thần
lẫn vật chất
Về ý nghĩa ngữ pháp, giúp và giúp đỡ đều là động từ; sau giúp có thể đi theo
động từ, nhưng sau giúp đỡ thì không; khi kết hợp với các từ hai âm tiết chỉ được
dùng giúp đỡ mà không được dùng giúp. Khả năng kết hợp với các từ khác của
giúp linh hoạt hơn giúp đỡ.

Khi so sánh“想(tưởng)”và“要(yếu)”, về ý nghĩa từ vựng, khi diễn đạt nghĩa

mơ hồ, không thật sự khẳng định, thì hai từ này có thể thay thế cho nhau, nhưng
trường hợp này thường dùng trong khẩu ngữ, trong các văn bản chình thức hầu
như không dùng.

“想(tưởng)”thiên về hoạt động tâm lý hơn, tương đương với muốn trong

tiếng Việt, còn“要(yếu)”thiên về hoạt động cơ thể hơn, tương đương với cần

trong tiếng Việt. Ngoài ra, bên cạnh mang ý nghĩa mong muốn, hy vọng,“要(yếu)”

cũng đòi hỏi phải có hành động.

Về ý nghĩa ngữ pháp, sau ―想(tưởng)‖ và ―要(yếu)‖ đều chỉ được đi kèm vị

từ (được hiểu là gồm động từ+tính từ), không được đi kèm danh từ; đều được đi

theo một động từ hoặc động từ + tính từ, động từ + danh từ, phó từ + tính

từ. Và trường hợp sau“要(yếu)”kết hợp hai động từ nhiều hơn trường hợp sau“想

(tưởng)”kết hợp hai động từ. Khi diễn đạt ý nghĩa không muốn, thường thêm“不”

ở trước“想(tưởng)”, còn“要(yếu)”thì không được sử dụng như thế, ý nghĩa của

“不要(bất yếu)”là không nên, chứ không phải là không muốn.

55
Trong những kết cấu như: phó từ biểu thị mức độ + 想(tưởng) + VP;

trạng ngữ thời gian mang tính tiếp diễn + 想(tưởng) + VP; 想 (tưởng)

+„„又想 (tưởng) + VP; 不想 (bất tưởng) + VP chỉ được sử dụng“想

(tưởng)”. Khi trước―要(yếu)”có những từ biểu thị ý chí tâm lý như ―发誓”(thề),

“坚决”(kiên quyết) hoặc có những phó từ nhấn mạnh như


“决心”(quyết tâm),

―一定”(nhất định),
“非”(phải), ―偏”(cứ) thì bắt buộc phải dùng ―要(yếu)”mà

không được dùng ―想(tưởng)”, kết cấu của nó thường là phó từ biểu thị ý chí

mạnh mẽ + 要(yếu) + VP.

Về ý nghĩa ngữ dụng“想(tưởng)”thường dừng ở giai đoạn tâm lý, là suy nghĩ

của cá nhân, ngữ khí của nó tương đối nhẹ hơn, lịch sự hơn, thiên về trao đổi và

xin cầu ý kiến;“要(yếu)‖ thì dùng để diễn đạt quyết tâm của mình, thường yêu

cầu phải giải quyết ngay vấn đề, ngữ khí của nó nặng hơn, thiên về biểu đạt ý chí

của mình hơn, nên khi cấp trên nói với cấp dưới thường dùng“要(yếu)”, còn cấp

dưới nói với cấp trên thường dùng“想(tưởng)”.

Đối với cho, vị thế giao tiếp của người trao thường cao hơn hoặc bằng người
nhận, vật được trao thường có giá trị vật chất và giá trị sử dụng. Đối với biếu, vị
thế giao tiếp của người trao thường thấp hơn hoặc bằng người nhận, vật được trao
thường mang giá trị vật chất và giá trị sử dụng, thường với thái độ tôn kính hay
trân trọng. Đối với tặng, vị thế giao tiếp của người trao có thể cao hơn, thấp hơn
hoặc ngang bằng với người nhận, vật được trao thường mang giá trị tinh thần để
khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng quý mến.

56
Chƣơng 3. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA PHÓ TỪ VÀ DANH TỪ
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Các dãy từ đồng nghĩa trong luận văn này được lựa chọn theo nguyên tắc
thực dụng (thực tiễn) mà phân tích, tức những từ được chọn là từ thường hay bị
các học viên người Việt học tiếng Hán cũng như các học viên người Trung học
tiếng Việt nhầm lẫn, chứ không phải là bất kỳ dãy từ đồng nghĩa tiếng Hán nào
đều có ý nghĩa tương ứng với dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt. Ngoài ra, những từ
hay bị nhầm lẫn này không hẳn dãy nào cũng có từ loại giống nhau, có một số là
phó từ, một số là danh từ, “刚(cương)”,
“刚刚(cương cương)”
,“刚才(cương t
ài)”chẳng hạn, trong ba từ này thì “刚(cương)”
,“刚刚(cương cương)”là phó
từ, còn“刚才(cương tài)”là danh từ; có một số có ý nghĩa giống nhau, nhưng
trong tiếng Hán là phó từ, trong tiếng Việt lại được coi là danh từ,“大概 (đại khá

i)”“大约 (đại yêu)”trong tiếng Hán là phó từ, ―chừng‖, ―khoảng‖, ―độ‖ trong
tiếng Việt là danh từ chẳng hạn, để trình bày rõ vấn đề nên chúng tôi đặt tên cho
chương này là phân biệt từ đồng nghĩa phó từ và danh từ tiếng Hán và tiếng Việt,
nhưng trong chương này phó từ là chính, bởi vì phó từ chiếm tỷ lệ lớn hơn.
3.1 khái niệm của phó từ và danh từ
Phó từ là những từ miêu tả trạng thái, mức độ hoặc bổ nghĩa cho động từ,
tính từ, thậm chí cho một phó từ khác hoặc cho câu.
Về mặt ngữ nghĩa, các phó từ có thể biểu thị nghĩa thời gian, địa điểm, cách
thức, mức độ [23, tr. 301].
Danh từ là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng và khái niệm … Trong các
ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, danh từ có thể tự mình làm thành một
danh ngữ hoặc làm trung tâm của một danh ngữ. [12, tr. 260]

57
3.2 Dãy từ đồng nghĩa “刚(cƣơng)”, “刚刚(cƣơng cƣơng)” và “刚才(cƣơng tài)”
“刚(cương)”và“刚刚(cương cương)”đều là phó từ, cách dùng của hai từ
này rất giống nhau, còn“刚才(cương tài)”là danh từ, cách dùng của nó khác nhiều
so với ―刚(cương)”và“刚刚(cương cương)”nên khi so sánh, ta lấy“刚(cương)”
và“刚刚(cương cương)”cùng so sánh với“刚才(cương tài)”, xong rồi lại lấy
“刚(cương)”và“刚刚(cương cương)”so sánh riêng. Ngoài ra, Sự khác biệt giữa
ba từ này tập trung ở ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp, nên trong mục này ta
sẽ bàn nhiều hơn về ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp, còn về ý nghĩa ngữ
dụng, ta sẽ bàn ít hơn.
3.2.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của“刚(cƣơng)”,“刚刚(cƣơng cƣơng)”và“刚
才(cƣơng tài)”
“刚(cương)”có bốn nét nghĩa: 1) vừa vặn; 2) biểu thị có thể đạt trình độ nào
đấy một cách vừa đủ, chỉ tạm; 3) biểu thị hành động hoặc tình hình xảy ra cách
đây không lâu; 4) được dùng trong câu ghép và trong vế câu sau sẽ có ―就‖ (thì)
để hô ứng vế câu trước, dùng để biểu thị hai sự việc xảy ra rất gần nhau [68, tr.
446].
Trong 800 từ tiếng Hán hiện đại(《现代汉语八百词》),khi“刚(cương)”
làm phó từ chỉ thời gian, nó có hai nét nghĩa: 1) được xảy ra trước lúc nói không
lâu; 2) xảy ra ngay sau động tác khác, nét nghĩa này trùng với nét nghĩa 4) như
trên vừa trình bày. Nét nghĩa 1) lấy thời gian lúc nói làm điểm tham chiếu, nhấn
mạnh mối quan hệ giữa bây giờ và thời gian lúc động tác xảy ra, còn nét nghĩa 2)
lấy thời gian lúc động tác khác trong câu xảy ra làm điểm tham chiếu và thời gian
cách giữa hai động tác trong câu rất gần, dùng để nhấn mạnh mối quan hệ xảy ra
giữa hai động tác – một cái xảy ra xong thì cái khác xảy ngay sau nó. Ví dụ như:
(10) 地球在高烧!人类刚经历最热六月 北半球加速变暖。[央视网 2019 年
07 月 21 日]

58
Trái đất đang nóng lên! Loài người vừa trải qua tháng 6 nóng nhất, Bắc
Bán cầu đang nhanh chóng ấm lên. [Ngày 21/07/2019 www.cctv.com]
(11) 国家拿出 1000 亿培养你的一技之长!有人刚毕业年薪就突破 20 万![央
视网 2019 年 07 月 05 日]
Nhà nước tài trợ 100 tỷ để đào tạo kỹ năng của bạn! Có một số người
vừa tốt nghiệp thì mức lương hàng năm của họ đã vượt qua 200.000 tệ!
[Ngày 05/07/2019 www.cctv.com]
“刚刚(cương cương)”chỉ có một nét nghĩa và nét nghĩa đó trùng với nét
nghĩa thứ hai của“刚(cương)”[68, tr. 446].
Theo Ninh Thần (宁晨),“刚刚(cương cương)”có hai nét nghĩa, một cái là
phó từ chỉ thời gian, nó biểu thị thời điểm bắt đầu của hành động hoặc là của sự
việc [24, tr. 62]. Ví dụ như:
(12) 近日(9 日),刚刚(cương cương)完成竣工验收的北京大兴国际机场进行
了首次消防演习。[央视网 2019 年 07 月 12 日]
Mới đây (ngày 9), cuộc diễn tập cứu hỏa lần đầu đã được tổ chức tại
sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh, nơi vừa tiến hành xong việc hoàn
thành nghiệm thu. [Ngày 12/07/2019 www.cctv.com]
Cái khác dùng để biểu thị việc được xảy ra cách đây không lâu và động tác
được xảy ra trong thời gian quá khứ. Ví dụ như:
(13) 巴黎圣母院失火 游客: 刚刚 (cương cương)我还在里面闲逛。[央视网
2019 年 04 月 16 日]
Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy, khách du lịch nói: Vừa nãy tôi còn lang
thang ở đó. [Ngày 16/04/2019 www.cctv.com]
Ngoài ra, thời gian cách động tác xảy ra do“刚刚(cương cương)”biểu thị
ngắn hơn thời gian cách động tác xảy ra do“刚(cương)”biểu thị.
“刚才(cương tài)”là từ chỉ thời gian, dùng để biểu thị khoảng thời gian

59
cách đây không lâu [68, tr. 446].

Tạ Thành Minh (谢成明) cho rằng:“刚才(cương tài)”là một từ biểu thị thời

gian có điểm tham chiếu cố định, tức là thời gian lúc nói, trên trục thời gian nó
chiếm một vị trí cố định, giống như những từ chỉ thời gian như ―bây giờ‖ và ―hôm

nay‖, chúng đều biểu thị khái niệm thời gian tuyệt đối.“刚才(cương tài)”là một

thời điểm cụ thể nào đó, nó không biểu thị thời gian khách quan tuyệt đối, mà
biểu thị thời gian khách quan tương đối [55, tr. 40 – 42 ]. Như vậy, ta có thể rút ra

kết luận rằng:“刚才(cương tài)”là một từ biểu thị thời gian cụ thể, trong câu

không thể xuất hiện các từ chỉ thời gian cụ thể khác nữa và nó cũng chỉ được
dùng trong câu gồm nghĩa thời gian hiện đại. Ví dụ như:

(14) 我刚才(cương tài)已经说过了,两国元首达成的最重要共识,就是双方

同意继续推进以协调、合作、稳定为基调的中美关系。[央视网 2019 年

07 月 01 日]

Như vừa nãy tôi đã nói, sự đồng thuận quan trọng nhất mà hai nguyên
thủ quốc gia đạt được là hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy quan hệ
Trung-Mỹ dựa trên nguyên tắc phối hợp, hợp tác và ổn định. [Ngày
01/07/2019 www.cctv.com]

(15) 外汇市场的主要指标均比较平稳,从我刚才(cương tài)通报的数据来看,

也显示了这个特征。[央视网 2019 年 07 月 19 日]

Các chỉ số chính của thị trường ngoại hối đều tương đối ổn định, tính
năng này cũng được nhìn rõ từ các dữ liệu tôi vừa báo cáo. [Ngày
19/07/2019 www.cctv.com]

Nói tóm lại, “刚(cương)”đều“刚刚(cương cương)”có nét nghĩa đạt trình

độ nào đấy một cách vừa đủ, chỉ tạm và nét nghĩa cách thời gian nói không lâu,

nhưng thời gian cách động tác xảy ra do“刚刚(cương cương)”biểu thị ngắn hơn

60
“刚刚(cương cương)”thường dùng để biểu
do”刚(cương)”biểu thị.”刚(cương)”,

thị thời đoạn, mang khái niệm thời gian chủ quan hơn và“刚才(cương tài)”

thường dùng để biểu thị thời điểm, mang khái niệm thời gian khách quan hơn.

3.2.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của”刚(cƣơng)”,“刚刚(cƣơng cƣơng)”và

“刚才(cƣơng tài)”

3.2.2.1 “刚(cương)”,“刚刚(cương cương)”và“刚才(cương tài)”

Như trên đã nói,“刚(cương)”


,“刚刚(cương cương)”là phó từ,“刚才(cương

tài)”là danh từ, chức năng cú pháp của chúng dĩ nhiên sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

i. “刚才(cương tài)”và“刚刚(cương cương)”có thể đứng trước chủ ngữ,

“刚(cương)”không được. Chẳng hạn như:

(16) 刚才(cương tài)您看到的这组画面,就是进入 6 月以来发生在全球多地

的场景。[央视网 2019 年 07 月 21 日]

Những bức ảnh bạn vừa nhìn thấy, được chụp lại “ở nhiều nơi trên thế
giới kể từ tháng 6. [Ngày 19/07/2019 www.cctv.com]

(17) 刚刚(cương cương)我又接到孩子的电话,他兴奋地告诉我,温家宝总理

来清华了,他见到了总理,他永远不会忘记今天。[人民日报 2003 年 05

月 09 日]

Vừa nãy tôi lại nhận được một cuộc điện thoại từ sinh viên, bạn ấy nói
với tôi một cách hào hứng rằng: Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đến thăm
Đại học Thanh Hoa, bạn ấy đã được gặp Thủ tướng và chắc chắn rằng
sẽ không bao giờ quên được ngày hôm nay. [Ngày 09/05/2003 People’s
Daily]

ii. “刚才(cương tài)”có thể đứng sau các giới từ như: “比”, “在”…
“跟”,

61
Nhưng“刚(cương)”
,“刚(cương)”không được. Ví dụ như:
(18) ―人民公社好!‖声音的确比刚才(cương tài)宏亮了许多,人们欢呼
起来。[人民日报 1961 年 05 月 14 日]
"Công xã nhân dân tốt", giọng nói của mọi người dõng dạc hơn rất
nhiều so với vừa nãy, và mọi người bắt đầu hoan hô lên. [Ngày
14/05/1961 People’s Daily]
(19) 跟刚才(cương tài)一样,又是一场你死我活的搏斗。[人民日报 1963 年
03 月 23 日]
Giống như vừa nãy, lại là một trận chiến một sống một chết. [Ngày
23/03/1963 People’s Daily]
(20) 习近平指出,在刚才(cương tài)召开的中共十九届一中全会上,选举产
生了新一届中共中央领导机构,全会选举我继续担任中共中央委员会总书
记。[人民日报 2017 年 10 月 26 日]
Chủ Tịch Tập Cận Bình chỉ ra rằng tại Hội nghị toàn thể lần thứ nhất
Uỷ viên hội Trung ương khoá XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua,
đã bầu ra cơ quan lãnh đạo Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản
Trung Quốc khóa mới. Tôi sẽ tiếp tục làm Tổng Bí thư của Uỷ ban Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. [Ngày 26/10/2017 People’s Daily]
iii. “刚才(cương tài)”có thể đứng trước“的”và bổ nghĩa cho danh từ, kết cấu
của nó là:
“刚才(cương tài) + 的 + N”,nhưng“刚(cương)”,“刚刚(cương
cương)”không có cách dùng như vậy. Ví dụ:
(21) 陈毅副总理说,大使阁下在刚才(cương tài)的讲话中,对我国人民建设
中的成就作了热情的赞扬,这是我们非常感谢的。[人民日报 1959 年 03
月 07 日]
Phó Thủ tướng Trần Nghị nói rằng trong bài phát biểu của ngài đại sứ,

62
đã nhiệt liệt ca ngợi những thành tựu do người dân nước mình xây dựng,
và chúng tôi rất biết ơn về điều đó. [Ngày 07/03/1959 People’s Daily]

iv. ―刚(cương)‖,―刚刚(cương cương)‖có thể trực tiếp đứng trước vị từ, sau vị

từ có thể đi theo các bổ ngữ biểu thị xu hướng, thời đoạn, kết quả … Nhưng―刚才

(cương tài)‖không được sử dụng như vậy, nếu nó đứng trước động từ, phải thêm
phó từ giữa nó và động từ. Ví dụ như:

(22) 恩来同志刚坐下,便对我说: ―我给你带来了一份我亲自写的证明材料。

我早就写了,要不是小超(恩来同志对邓大姐的称呼)催着我,恐怕我又忘

罗。‖ [人民日报 1985 年 12 月 22 日] (bổ ngữ biểu thị xu hướng )

Đồng chí Ân Lai vừa ngồi xuống bèn nói với tôi: "Tôi đã mang cho bạn
tài liệu chứng minh mà tôi đã viết. Và tôi đã viết lâu rồi, nếu Tiểu Siêu
(xưng hô của chị Đặng do đồng chí Ân Lai đặt) chưa thúc giục tôi, tôi sợ
lại quên rồi đấy. " [Ngày 22/12/1985 People’s Daily]

(23) 灾民们看到这般情景,刚刚(cương cương)平静下来的心情,一时又紧张

起来。[人民日报 1960 年 09 月 15 日] (bổ ngữ biểu thị xu hướng )

Các nạn nhân nhìn thấy tình cảnh này, khiến cho tâm trạng vừa mới
bình tĩnh lại bắt đầu căng thẳng lên. [Ngày 15/09/1960 People’s Daily]

(24) 在一次集体活动中,他在上山时穿了一双不合脚的鞋,刚走了一会儿,

脚就被磨破了,老师劝告他不要再走了,但他坚持要走,一直到达终点!

[人民日报海外版 2000 年 09 月 01 日] (bổ ngữ biểu thị thời gian )

Trong một hoạt động tập thể, lúc lên núi anh ấy đi một đôi giày không
vừa, nên vừa đi được một lúc, chân đã bị cọ xát đến mức rách cả ra,
giáo viên khuyên anh ấy đừng đi nữa, nhưng anh ấy cứ khăng khăng đi
tiếp cho đến điểm cuối cùng. [Ngày 01/09/2000 phiên bản People’s

63
Daily ở nước ngoài]

(25) 风还在刮,雪还在下……过了几天,雪刚刚(cương cương)停住,保长先

生进山了。[人民日报 1966 年 06 月 01 日] (bổ ngữ biểu thị kết quả )

Gió vẫn đang thổi, tuyết vẫn đang rơi... Sau vài ngày, khi tuyết vừa mới
ngừng rơi, và ông Bảo Trường bắt đầu vào núi. [Ngày 15/09/1960
People’s Daily]

v. “刚(cương)”và“刚刚(cương cương)”có thể dùng trong câu ghép, vế câu

sau thì có “就”hô ứng, dùng để biểu thị động tác trước xảy ra xong động tác sau

xảy ra tiếp ngay. Ví dụ như:

(26) 渠顺着大尖山腰往下转,刚转了一里多远就“ 转‖不动了。[人民日报 1970

年 12 月 14 日]

Kênh chảy theo eo núi Đại Tiêm Sơn, và nó vừa quay được hơn một dặm
thì không thể “quay” nổi nữa. [Ngày 15/09/1960 People’s Daily]

(27) 清早,各型火炮分队刚刚(cương cương)开始向考核地域机动,天空就飘

起了小雨。[央视网 2019 年 07 月 16 日]

Sáng sớm, các loại phân đội hỏa pháo vừa mới bắt đầu chạy máy đến
khu vực sát hạch, thì trời đã bắt đầu mưa phùn. [Ngày 16/07/2019
www.cctv.com]

“刚刚(cương cương)”có thể đứng trước“能”


vi. “刚(cương)”, ,
“会”(có thể),

“刚才(cương tài)”không được. Ví dụ như:

(28) 对刚会爬行和走路的儿童,保育员就引导孩子们攀登爬梯,锻炼爬

行。[人民日报 1961 年 10 月 24 日]

Đối với trẻ mới biết bò và đi, nhân viên chăm sóc trẻ nên hướng dẫn các
con tập bò và leo cầu thang. [Ngày 24/10/1961 www.cctv.com]

64
(29) 懂事的小帆帆刚能下地活动,就在护士姐姐的搀扶下,去看望帮助过自

己的亲人了。[人民日报海外版 2017 年 06 月 29 日]

Tiểu Phàm Phàm rất hiểu biết khi vừa mới ngồi dậy và đi lại được, thì
cô ấy đã vội đến thăm những người thân đã từng giúp đỡ mình với sự
trợ giúp của chị y tá. [Ngày 29/06/2017 phiên bản People’s Daily ở
nước ngoài]

(30) 居住在黑龙江省呼玛县正旗村的小宪国只有三岁, 刚刚 (cương cương)

会走。[人民日报 1959 年 11 月 13 日]
Tiểu Hiến Quốc sống ở thôn Chính Kỳ, huyện Hô Mã, tỉnh Hắc Long
Giang chỉ có 3 tuổi, mới biết đi. [Ngày 13/11/1959 People’s Daily]

(31) 那年长财十九岁,刚刚(cương cương)能做些事情,国民党反动派就来抓

他当壮丁。[人民日报 1953 年 02 月 08 日]

Năm ấy Trường Tài 19 tuổi và vừa mới biết làm một số việc, bè lũ phản
động Quốc Dân Đảng đã đến bắt ông về làm tráng đinh. [Ngày
08/02/1953 People’s Daily]

vii. Khi biểu thị ý nghĩa phủ định, phó từ phủ định như“不”“没”
, nên đứng sau

“刚才(cương tài)”và“刚刚(cương cương)”, đối với”刚(cương)”thì không được.

(32) 我们刚才(cương tài)没有注意听别人的谈话,不知道他们笑什么。[人民

日报 1956 年 04 月 14 日]

Chúng tôi vừa nãy không để ý nghe cuộc trò chuyện của người khác, nên
không biết vì sao họ cười. [Ngày 14/04/1956 People’s Daily]

(33) 怪我眼拙,刚刚(cương cương)没看清,您从哪来?[人民日报 1989 年 03

月 12 日]

Tại mắt tôi lờ đờ, vừa nãy nhìn chưa rõ, ông đến từ đâu? [Ngày

65
12/03/1989 People’s Daily]
(34) 女儿接过那碗热乎乎的牛肉面,懊悔地说: ―妈妈,我刚才(cương tài)不
该对你发脾气。‖ [人民日报 1998 年 03 月 23 日]
Cô con gái cầm bát mì thịt bò nóng hổi đó và nói với vẻ hối hận: "Mẹ ơi,
vừa nãy con không nên nổi cáu với mẹ." [Ngày 23/03/1998 People’s
Daily]
3.2.2.2 “刚(cƣơng)”và“刚刚(cƣơng cƣơng)”
“刚(cương)”có thể đứng trước“一”,vế sau dùng“就”hô ứng,“刚刚(cương
cương)”không được sử dụng như thế. Ví dụ như:
(35) 还有俄罗斯跳水选手萨乌丁, 刚一 出道 就 夺得了男子三米板的铜
牌。[人民日报 2003 年 07 月 16 日]
Ngoài ra, tuyển thủ nhảy cầu Sautin của Nga, vừa mới ra mắt thì đã
giành được huy chương đồng trong nội dung nhảy cầu 3 mét ván mềm
nam. [Ngày 16/07/2003 People’s Daily]
Có khi“刚刚(cương cương)”có cách dùng giống như“刚才(cương tài)”,
nhưng thời gian cách sẽ ngắn hơn“刚才(cương tài)”“
, 刚(cương)”không có cách
dùng như vậy. Ví dụ như:
Khi trong một câu có hai động từ, động từ thứ hai là mục dích của động từ
thứ nhất, và động từ thứ nhất là phương thức của động từ thứ hai, trước động từ
thứ nhất có thể dùng“刚刚(cương cương)”, ví dụ:
(36) 我刚刚(cương cương)去看望了在您领导下的北约对中国大使馆的袭击
中被夺 去生命的大女儿朱颖和女婿许杏虎的遗体。[人民日报 1999 年 05
月 13 日]
Tôi vừa đi thăm xác của con gái lớn Chu Dĩnh và con rể Hứa Hạnh Hổ,
họ đã bị chết trong vụ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương dưới sự
lãnh đạo của bạn tấn công Đại sứ quán Trung Quốc. [Ngày 13/05/1999

66
People’s Daily]
(37) 他说经理刚刚(cương cương)坐车去工地了。[人民日报 1999 年 06 月 13 日]
Bạn ấy nói giám đốc vừa lên xe đến công trường rồi. [Ngày 13/07/1999
People’s Daily]
Trong câu (92) và (93), ―去‖ và ―坐车‖ là phương thức để thực hiện ―看望‖
và ―去工地‖, còn ―看望‖ và ―去工地‖ là mục đích của ―去‖ và ―坐车‖.
3.2.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của“刚(cƣơng)”, “刚刚(cƣơng cƣơng)” và
“刚才(cƣơng tài)”
Khi tìm ba từ này trên kho ngữ liệu BCC giới hạn trong lĩnh vực báo chí (thời
gian tìm kiếm là ngày 05/08/2019), tần số sử dụng của các từ như sau (vì ―刚刚
(cương cương)‖là hình thức lặp lại của ―刚(cương)‖, tổng tần số sử dụng của ―刚
(cương)‖ sẽ gồm tần số sử dụng của ―刚刚(cương cương)‖, nên tần số sử dụng của
―刚(cương)‖ được tính ra bằng cách trừ tần số sử dụng của―刚刚(cương cương)‖):
Bảng 2. 5. Tần số sử dụng của“刚(cương)”, “刚刚(cương cương)” và “刚
才(cương tài)”

刚刚 刚才

Các từ (cương 刚 (cương

cương) tài)

Tần số sử dụng 44,859 188,019-44,859=143,160 5,398

Nguồn thông tin lấy từ kho ngữ liệu BCC

Thông quả bảng 2.5. ta có thể biết, tần số sử dụng của“刚(cương)”trong lĩnh

vực báo trí gấp ba lần tần số sử dụng của“刚刚(cương cương)”, gấp 26 lần tần số

sử dụng của“刚才(cương tài)”, nên ta có thể rút ra kết luận rằng trong văn viết,

người ta thường hay sử dụng“刚(cương)”.

67
3.3 Dãy từ đồng nghĩa vừa, mới, vừa mới
Vì khi vừa, mới làm tính từ (cái áo này vừa với nó; cái áo này còn mới), chúng
rất dễ để phân biệt, còn khi làm phó từ, chúng có nét nghĩa giống nhau, khó phân biệt,
nên trong mục này, ta không phân biệt trường hợp khi chúng làm tính từ, mà chỉ tập
trung vào việc so sánh cách dùng của các từ này khi chúng làm phó từ.
Theo Nguyễn Đức Tồn, vừa, mới biểu thị sự việc hoặc quá trình diễn ra trong
quá khứ gần nhất so với thời điểm nào đó (có thể là hiện tại).
Sự khác nhau của chúng là: vừa được sử dụng để biểu thị quá trình hay sự
việc đã xảy ra rồi, tuy khoảng thời gian là liền ngay trước hiện tại (hoặc trước thời
điểm nào đó), cách hiện tại (hoặc thời điểm nào đó) rất ngắn; trong khi đó, mới lại
biểu thị quá trình, sự việc đã xảy ra, hoặc đã bắt đầu xảy ra trong khoảng thời gian
cách hiện tại (hoặc thời điểm nào đó), chưa lâu lắm (hoặc cảm thấy là chưa lâu
lắm), chưa trở thành cũ, và cũng chưa mất tính thời sự, vẫn còn chưa hết tác dụng,
hoặc vẫn còn tiếp diễn [9, tr. 158].
Nhưng Nguyễn Đức Tồn không so sánh hai từ này với vừa mới, dưới đây
chúng tôi sẽ so sánh cả ba từ này dưới các khía cạnh ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ
pháp và ý nghĩa ngữ dụng.
3.3.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của vừa, vừa mới, mới
Trong quyển Tiếng Việt cơ sở dành cho người nước ngoài (quyển 2), chỉ giải
thích sự giống nhau của chúng – phó từ chỉ thời gian, đứng trước động từ để biểu
thị hành động diễn ra trong quá khứ gần với thời điểm nói [20, tr. 72], chứ không
có nội dung về sự khác nhau của chúng.
Trong từ điển của Hoàng Phê, khi làm phó từ, vừa biểu thị sự việc xảy ra liền
ngay trước thời điểm sự việc vừa được nói đến, thường là chỉ trước một thời gian
ngắn, coi như không đáng kể [5, tr. 1478].
Vừa mới có nghĩa là ngay trước đây [hoặc trước đây] không lâu [5, tr.1478]
Khi làm phó từ, mới được giải thích như: 1. biểu thị sự việc hoặc thời gian
xảy ra không lâu trước thời điểm nói, hoặc trước một thời điểm nào đó trong quá

68
khứ. 2. Biểu thị tính chất quá sớm của thời gian, hoặc quá ít của số lượng, mức độ
[5, tr. 844].
Thông qua sự giải nghĩa của Hoàng Phê, ta có thể biết ba từ này đều gồm
nghĩa sự việc hoặc thời gian xảy ra không lâu, nhưng mới có nét nghĩa tính chất
quá ít của số lượng, mức độ mà hai từ kia không có.
3.3.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của vừa, vừa mới, mới
3.3.2.1 Sự giống nhau
Ba từ này đều là phó từ, đều có thể đứng trước động từ để bổ nghĩa cho chúng.
Trong tất cả 36 ví dụ được khảo sát, tần số kết hợp với trạng ngữ biểu thị thời gian
của vừa mới là cao nhất trong ba từ này, tần số kết hợp với trạng ngữ biểu thị thời
gian của vừa và mới là tương đương như nhau. Các ví dụ cụ thể như sau:
(38) Không những chúng ta cần biết giấc mơ có những ý nghĩa gì, chúng ta còn
cần biết là trong những trường hợp nào những giấc mơ rõ ràng đầy ý nghĩa, tại
sao và vì mục đích nào mà chúng ta lại thấy trong giấc mơ những biến cố vừa
xảy ra trong ngày. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.
ebooks.vdcmedia.com.59]
(39) Nàng không hề thấy rằng người đàn ông đó chẳng phải ai khác hơn là chồng
nàng vừa mới cưới chừng vài tuần. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.
ebooks.vdcmedia.com.59]
(40) Nhiều giấc mơ bị quên ngay sau khi thức dậy và nếu có còn được nhớ lại thì
cũng mờ dần đi; trái lại có những giấc mơ mà người ta nhớ mãi, nhất là những
giấc mơ trẻ con, đến nỗi ba mươi năm sau mà còn rõ ràng như vừa mới xảy ra
ngày hôm qua. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.
ebooks.vdcmedia.com.59]
(41) Bà Tèo - chị cả của anh Tưu - nói: ―Nó vừa mới gọi điện về hôm thứ năm,
rằng chủ nhật này vào tới cảng, tháng sau sẽ về Hải Phòng.‖ [Tuổi Trẻ.
2004-02-10]
(42) Anh ta sẽ nói: ―Sự việc xảy ra chiều hôm qua‖ hay ― Điều này làm tôi nhớ lại

69
việc mới xảy ra gần đây.‖ [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.
ebooks.vdcmedia.com.59]
Cả ba từ này đều kết hợp với đã và tạo thành kết cấu ―vừa/vừa mới/mới …
đã …‖, nhưng tần số mới kết hợp với đã cao hơn hai từ kia. Ví dụ như:
(43) Quả vậy, trẻ con vừa học nói đã được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô,
thế nhưng đến lớn đến già vẫn còn sai sót. [Phong tục Việt Nam. Tân Việt.
Internet]
(44) Và cả ngay khi vừa mới đặt vấn đề xong người ta đã trả lời bằng một lời phủ
nhận. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud. ebooks.vdcmedia.com.59]
(45) Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm
nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, ao ước sắp tới con
mình đẻ ra cũng được như thế thì xin một cái áo, hay cái quần, cái tã cũ của
đứa bé về sửa sang lại để dùng cho con mình. [Phong tục Việt Nam. Tân Việt.
Internet]
(46) Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đường, đã vội đính
ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả ―Ngọn nguồn lạch
sông‖ ! ! ! Đành rằng cũng có trường hợp ―Một ngày nên nghĩa, chuyến đò
nên duyên‖, song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến. [Phong tục Việt
Nam. Tân Việt. Internet]
(47) Ngay trong một gia đình anh cả đã có con, mà chú út chưa ra đời: hiện tượng
―Em bú chị dâu, cháu bú bà ― là chuyện bình thường trong xã hội cũ, chỉ mới
qua hai đời đã có sự chênh lệch 1 đời, vậy thì trong họ hàng qua nhiều đời,
chênh lệch dăm ba đời không có gì là lạ. [Phong tục Việt Nam. Tân Việt.
Internet]
3.3.2.2 Sự khác nhau
Trước mới thường có những từ chỉ khoảng thời gian như lúc, khi, hồi, hai từ kia ít
thấy có tường hợp như vậy. Để làm rõ vấn đề, dưới đây ta sẽ cho các ví dụ cụ thể:
(48) Nhưng chỉ khi mới dự định bắt tay vào một việc nào quan trọng và to tát thôi

70
thì cũng chẳng có ích gì vì bạn chưa hề biết mình sẽ phải đi về những hướng
nào. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud. ebooks.vdcmedia.com.59]
(49) Sự thực là ta phải đồ rằng đứa bé lúc mới ra đời chẳng có gì là dễ chịu
cả.[Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud. ebooks.vdcmedia.com.59]
(50) Và trong cơn khát cháy cổ đó, anh chợt nghĩ vợ mình ở nhà hồi mới sinh con,
mẹ nói lấy nước tiểu con nít uống làm phép. [Tuổi Trẻ. 2003-12-16]
Ngoài ra, sau từ ―chỉ‖, chỉ được kết hợp với mới để nhấn mạnh tính chất quá
sớm của thời gian, hoặc quá ít của số lượng, mức độ. Ví dụ như:
(51) Chúng ta chỉ mới đi những bước đầu chập chững trong công việc tìm hiểu ý
nghĩa của các triệu chứng, chúng ta phải tạm hài lòng với những kết quả thu
lượm được và chỉ tiến dần về phía những điều chưa biết. [Phân tâm học nhập
môn. Sigmund Freud. ebooks.vdcmedia.com.59]
(52) Tôi quan sát lớp học, cô giáo trông rất trẻ, như chỉ mới ngoài 20. [Tuổi Trẻ.
2003-12-15]
Nếu muốn biểu thị việc gì xảy ra cách thời điểm không lâu, thậm chí rất gần,
và đồng thời đứng trước các động từ như nói, kể, trình bày … Ta thường dùng vừa.
Ví dụ như:
(53) Cạnh những trường hợp vừa kể, trong đó ý nghĩa của sự lỡ lời hiện ra rõ ràng,
còn có những trường hợp lỡ lời không có ý nghĩa gì cả và do đó trái hẳn với
những điều chúng ta chờ đợi. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.
ebooks.vdcmedia.com.59]
(54) Nhưng sự thực không phải như thế vì điều chúng ta vừa nói chỉ áp dụng cho
rất ít giấc mơ. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.
ebooks.vdcmedia.com.59]
(55) Những hiện tượng mà tôi vừa trình bày có thể có vẻ kỳ lạ trước mắt các bạn.
[Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud. ebooks.vdcmedia.com.59]
Tóm lại, 1) Trước mới thường có những từ chỉ khoảng thời gian như lúc, khi,
hồi; 2) sau từ ―chỉ‖, chỉ được kết hợp với mới; 3) nếu biểu thị việc gì xảy ra cách

71
thời điểm nói không lâu, và đồng thời đứng trước các động từ như nói, kể, trình
bày thì thường dùng vừa.
3.3.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của vừa, vừa mới, mới
Vì nhập ba từ này vào kho ngữ liệu, chỉ mới đã có hơn một nghìn kết quả,
nên để tiện việc thống kê tần số sử dụng trong lĩnh vực báo chí và KHXH của ba
từ này, ta thêm được ngay ở đằng sau của ba từ này. Và tiêu chuẩn thống kê là:
chúng làm phó từ và có nét nghĩa là chỉ thời gian cách thời điểm nói không lâu.
Khi nập vừa được, mới được, vừa mới được vào, và lần lượt tìm kiếm trong
lĩnh vực KHXH và báo chí, có bảng như sau:
Bảng 2. 6. Tần số sử dụng của “vừa được, vừa mới được, mới được” trong lĩnh
vực KHXH và báo chí
Tần số xuất hiện
Vừa được Mới được Vừa mới được
Lĩnh vực

KHXH 9 4 0
Báo chí 9 4 1
Nguồn thông tin lấy từ kho ngữ liệu Vietlex
Tổng tần số phù hợp với tiêu chuẩn thống kê của vừa được là 18, của mới
được là 8, của vừa mới được là 1, như vậy, ta có thể kết luận rằng: khi biểu thị ý
nghĩa thời gian xảy ra cách thời điểm không lâu, trong văn viết, người Việt hay
dùng vừa, rồi đến mới, ít khi dùng vừa mới.

3.4 Dãy từ đồng nghĩa“大概 (đại khái)”,“大约 (đại yêu)”

3.4.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của “大概 (đại khái)”,“大约 (đại yêu)”

Theo sự giải nghĩa của Từ điển tiếng Hán hiện đại (lần xuất bản thứ 5), ―大

概 (đại khái)‖,―大约 (đại yêu)‖được giải nghĩa như sau:

Bảng 2. 7. Ý nghĩa của “大概 (đại khái)”,“大约 (đại yêu)” trong Từ điển tiếng

Hán hiện đại (lần xuất bản thứ 5)

72
i. danh từ, tình hình/nội i. phó từ, biểu thị số lượng dự đoán
dung đại khái; không chính xác lắm (trong câu có
ii. TT, không chính xác lắm con số);
大 大
hoặc không tường tận ii. phó từ, biểu thị tính khả năng rất
概 约
lắm; cao
iii. phó từ, tính khả năng rất
cao
Nguồn thông tin lấy từ [68, tr. 251&258]

Thông qua bảng 2.6. ta có thể biết ―大概 (đại khái)‖,


“大约 (đại yêu)”có

một nét nghĩa giống nhau, tức là đều biểu thị tính khả năng rất cao.
Trong quyển từ điển Giải thích và so sánh các từ ngữ thường dụng của tiếng

Hán đối ngoại(《对外汉语常用词语对比例释》)của Lô Phúc Ba(卢福波),khi ―大

概 (đại khái)‖,―大约 (đại yêu)‖ dự đoán một cách không chính xác lắm về số

lượng, thời gian, ý nghĩa của chúng trên đại khái là như nhau, về kết cấu sau
chúng đều phải kèm theo các từ biểu thị số lượng hoặc thời gian, có khi có thể

thay thế cho nhau. Khi ―大概 (đại khái)‖ làm phó từ, chủ yếu dùng để biểu thị dự

đoán tình hình nào đó có khả năng xảy ra rất cao; ―大约 (đại yêu)‖ ít khi dùng để

biểu thị ý nghĩa này [44, tr. 115]. Khi ―大概 (đại khái)‖ làm tính từ, nó biểu thị ý

nghĩa không chính xác lắm hoặc tường tận lắm; ―大约 (đại yêu)‖ không có ý

nghĩa này và cũng không thể làm tính từ [44, tr. 117].

Trong Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Hán (2002)(《汉语近义词词典》), ―大概

(đại khái)‖,―大约 (đại yêu)‖ đều có ý nghĩa dự đoán. ―大概 (đại khái)‖ thường

dùng để dự đoán về tình hình, có khi cũng dùng để dự đoán về thời gian và số

lượng; còn ―大约 (đại yêu)‖ nhiều khi dùng để dự đoán về thời gian, cũng có

73
trường hợp dự đoán về tình hình [48, tr, 66].

Nói tóm lại, ―大概 (đại khái)‖,―大约 (đại yêu)‖ đều biểu thị ý nghĩa dự

đoán, nhưng trình độ dự đoán và đối tượng được dự đoán có sự khác nhau. Dưới
đây ta sẽ kết hợp ví dụ cụ thể mà phân tích.

Theo kết quả thống kê khi ―大概 (đại khái)‖,“大约 (đại yêu)”làm phó từ

trong kho ngữ liệu BCC của NIYAZI MOHAMMAD, ―大概 (đại khái)‖ thường

dùng để dự đoán tình hình, “大约 (đại yêu)”thường dùng để dự đoán số lượng

và thời gian, ít khi dùng để dự đoán tình hình. Ví dụ như:

(56) ―学校要不要让青年学到知识?学生要不要读书?‖也居然成了问题,又是一

例。看来,再弄下去,大概 (đại khái) ―人要不要吃饭?‖也要讨论了,不然,―四

人帮‖为什么说―颗粒无收也不要紧‖呢?[人民日报 1977 年 07 月 20 日]

“Các trường học có cho phép thanh niên học kiến thức không? Học sinh
có cần học không? “ Đây cũng trở thành một vấn đề. Có vẻ như nếu lại
tiếp tục diễn ra, có thể "Con người có cần ăn không?" cũng sẽ được
thảo luận. Nếu không, tại sao " Tứ Nhân Bang " nói rằng "không có thu
hoạch gì cũng không quan trọng"? [Ngày 20/07/1977 People’s Daily]

(57) 马克思曾经说过,实现这样的共产主义大概 (đại khái) ―需要经过若干

年‖,主要的资本主义国家将同时胜利。[人民日报 1986 年 05 月 04 日]

Marx từng nói rằng việc thực hiện chủ nghĩa cộng sản như vậy có lẽ sẽ
"mất rất nhiều năm" và các nước chủ nghĩa tư bản cũng sẽ giành được
chiến thắng cùng một lúc. [Ngày 04/05/1986 People’s Daily]

(58) 除去自然增长之外,实际上,此次调整后中国的 Tỷ lệ 只增加了大


约 (đại yêu)0.2%。[人民日报 2001 年 01 月 13 日]
Ngoài tăng trưởng tự nhiên ra, trên thực tế, tỷ lệ của Trung Quốc sau

74
lần điều chỉnh này chỉ được tăng khoảng 0,2%. [Ngày 13/01/2001
People’s Daily]
(59)他说,过去 20 年来,全球平均气温上升了大约 (đại yêu)0.2—0.3 摄氏度,
这当然会影响极地冰层的体积。[人民日报 1995 年 07 月 13 日]
Ông ấy nói rằng trong vòng 20 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu
đã tăng khoảng 0,2-0,3 độ C, điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thể
tích lớp băng của địa cực. [Ngày 13/07/1995 People’s Daily]
3.4.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của “大概 (đại khái)”,
“大约 (đại yêu)”
Theo Lô Phúc Ba(卢福波), ―大概 (đại khái)‖ có thể làm phó từ, danh từ và
tính tự, nhưng“大约 (đại yêu)”chỉ được làm phó từ. Nhưng khi tìm kiếm trên
kho ngữ liệu BCC, chúng ta phát hiện“大约 (đại yêu)”cũng có thể làm phó từ.
Nên quan điểm của ta là ―大概 (đại khái)‖ có thể làm phó từ, danh từ và tính tự,
và“大约 (đại yêu)”không được làm danh từ, nhưng có thể làm phó từ và tính từ.
Khi ―大概 (đại khái)‖ làm danh từ, nó biểu thị nội dung hoặc tình hình đại
khái. Ví dụ như:
(60) 一张名片在手,人们就对修理中心的服务内容技术条件知道个大概 (đại
khái)。[人民日报 1989 年 08 月 28 日]
Có một danh thiếp trong tay, mọi người sẽ biết ngay về tình hình đại
khái của các dịch vụ và điều kiện kỹ thuật của trung tâm sửa chữa.
[Ngày 28/08/1989 People’s Daily]
(61) 但是这个调查差不多就可以把国家的经济状况了解个大概 (đại khái)。
[人民日报 2002 年 11 月 29 日]
Nhưng thông qua cuộc điều tra này, ta sẽ hiểu được một cách đại khái về
thực trạng của nền kinh tế trong nước. [Ngày 29/11/2002 People’s Daily]

Khi tìm trên kho ngữ liệu BCC, trường hợp ―大概 (đại khái)‖ làm tính từ

trong lĩnh vực báo chí có 137 trường hợp, còn ngữ liệu của“大约 (đại yêu)”chỉ

75
có 5 trường hợp. Khi ―大概 (đại khái)‖ làm tính từ, nó biểu thị tình hình đại khái

hoặc không tường tận lắm, khi“大约 (đại yêu)”làm tính từ, nó thường biểu thị số

lượng không được chính xác lắm, Ví dụ như:

(62) 北京大学数学系毕业生刘劲彤对青年读者作了大概 (đại khái)的分类:

一是来北图查阅出国留学资料;二是撰写毕业论文;三是查找科技文献。

[人民日报 1993 年 10 月 22 日]

Lưu Kình Đồng, tốt nghiệp Khoa Toán tại Đại học Bắc Kinh, đã làm một
phân loại chung về các độc giả trẻ: loại thứ nhất là đến thư viện Đại
học Bắc Kinh để tra cứu các tài liệu du học, loại thứ hai là để viết luận
văn tốt nghiệp, loại thứ ba là để tìm tài liệu khoa học. [Ngày 22/10/1993
People’s Daily]

(63) 从这些文章和报道中,读者可以看到真理标准问题讨论的大概 (đại khái)

的情况。[人民日报 1987 年 09 月 18 日]

Thông qua những bài báo và báo cáo này, độc giả có thể thấy được tình
hình chung của cuộc thảo luận về tiêu chuẩn chân lý. [Ngày 18/09/1987
People’s Daily]

(64) 大约 (đại yêu)的估计,有一秒立方公尺的流量和一公尺的水头,即可得

十马力,以马力数乘四分之三,即得所发的电量千瓦数。[人民日报 1950

年 08 月 25 日]

Theo ước tính chung, một mét khối dòng chảy hàng giây cộng với một
mét quãng rơi bằng được mười mã lực, số mã lực nhân ba phần tư sẽ có
KW do phát điện tạo ra. [Ngày 25/08/1950 People’s Daily]

“大约 (đại yêu)”là


Khi làm phó từ, cách dùng cụ thể của―大概 (đại khái)‖,

như sau:

76
Bảng 2. 8. Cách dùng của “大概 (đại khái)”,“大约 (đại yêu)”

i. Biểu thị sự dự đoán về số lượng và ii. Biểu thị sự dự đoán về


thời gian không được chính xác lắm tình hình

a. 大概 + số lượng
概 a. 大概 + động từ
b. 大概 + từ biểu thị thời gian
b. 大概 + tính từ
c. 大概 + động từ + số lượng

大 Thường dùng để dự đoán số lượng và Trường hợp dùng để dự đoán


thời gian tình hình tương đối ít

Nguồn thông tin lấy từ 800 từ tiếng Hán hiện đại [46, tr. 120~121]
Để trình bày rõ vấn đề, bây giờ ta cho ví dụ cụ thể:

(65) 目前国内 PX 的产能大概 (đại khái)1000 万吨左右,每年还需要从韩国、

日本等国进口 500 万—700 万吨。[人民日报 2014 年 04 月 06 日] (大概 (đại

khái) + số lượng)

Hiện tại, công suất sản xuất PX trong nước là khoảng 10 triệu tấn, và
hàng năm cần nhập 5 triệu đến 7 triệu tấn từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
[Ngày 06/04/2014 People’s Daily]

(66) 果然,过了大概 (đại khái)10 分钟,就有工作人员前来解决了问题。[人

民日报海外版 2016 年 08 月 05 日] (大概 (đại khái) + từ biểu thị thời gian)

Qủa nhiên, sau khoảng 10 phút, đã có một nhân viên đến đây giải quyết
vấn đề. [Ngày 05/08/2016 phiên bản People’s Daily ở nước ngoài]

(67) 艾地说: 在这个斗争中大概 (đại khái)有三条道路。[人民日报 1963 年 10

月 16 日] (大概 (đại khái) + động từ + số lượng)

Ngải địa nói: trong cuộc đấu tranh có khoảng ba đường đi. [Ngày

77
16/10/1963 People’s Daily]

(68) 合众国际社的记者写道: 艾森豪威尔―大概 (đại khái)会成为历来访问过

日本的国家元首中禁卫最森严的一个‖。 [人民日报 1960 年 06 月 07

日]( 大概 (đại khái) + động từ)

Một phóng viên của Hãng thông tấn quốc tế UPI đã viết: ông
Eisenhower "có lẽ sẽ trở thành người được bảo vệ nghiệm ngặt nhất
trong những nguyên thủ của các nước đã từng đến thăm Nhật Bản."
[Ngày 07/06/1960 People’s Daily]

(69) 而他们彼此沟通、彼此影响,又形成了大概 (đại khái)一致的艺术基调,

变成一种明显的时代风貌。[人民日报海外版 2016 年 12 月 24 日](大 概

(đại khái) + tính từ)

Và họ giao tiếp với nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau, lại tạo thành một
không khí nghệ thuật gần như nhau và cái đó đã trở thành một phong
cách và bộ mặt thời đại rõ ràng. [Ngày 24/12/2016 phiên bản People’s
Daily ở nước ngoài]

(70) 目前全世界汽车年总产量已突破 4000 万大关,1988 年达到 4650 万辆左

右,比上一年增长大约 (đại yêu)1.1%。[人民日报 1989 年 05 月 30 日]( dùng

để dự đoán số lượng)
Hiện tại, tổng sản lượng ô tô hàng năm trên thế giới đã vượt quá 40
triệu chiếc. Năm 1988, nó đạt đến 46,5 triệu chiếc, tăng được khoảng
1,1% so với năm trước. [Ngày 30/05/1989 People’s Daily]

(71) 孔幽同志到河南省外贸局仅仅两年多就发现了那么多的问题,在此以前

大约 (đại yêu)还会有这类或大或小的事。[人民日报 1983 年 09 月 17 日]


(dùng để dự đoán tình hình tương đối ít)

78
Đồng chí Khổng U đến Cục Ngoại thương tỉnh Hà Nam chỉ trong hơn
hai năm đã phát hiện ra rất nhiều vấn đề. Trước đây, hình như cũng có
những điều lớn hay nhỏ như vậy. [Ngày 17/09/1983 People’s Daily]

―大概 (đại khái)‖,


“大约 (đại yêu)”đều có thể trực tiếp đi với số từ để biểu

thị số lượng không chính xác lắm, cũng có thể kết hợp với các từ biểu thị số lượng

không chính xác khác, ví dụ như 左右 (trên dưới),多 (hơn),几 (mấy) … Nhưng

trường hợp “大约 (đại yêu)”kết hợp với số từ nhiều hơn trường hợp ―大概 (đại

khái)‖ kết hợp với số từ. Ví dụ như:

(72) 因为各种冲突,世界上 70 个国家和地区埋着大约 (đại yêu)1.1 亿颗地雷。

[人民日报 1996 年 10 月 05 日]

Do các xung đột khác nhau, 70 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị
chôn khoảng 110 triệu mìn đất. [Ngày 05/10/1996 People’s Daily]

(73) 他告诉记者,他已在此工作了 15 年,每年受理建筑问题的咨询大约 (đại

yêu)120 起。[人民日报 2001 年 03 月 15 日]

Ông ấy nói với các phóng viên rằng ông đã làm việc ở đây 15 năm và
hàng năm có khoảng 120 cuộc tư vấn về các vấn đề kiến trúc.

(74) 据有关专家测算,新身份证的成本大概 (đại khái)为 20 元左右 ,减轻

了困难群体在办证方面的经济负担。[人民日报 2003 年 07 月 09 日]

Theo ước tính của các chuyên gia có liên quan, chi phí của chứng minh
thư mới là khoảng 20 nhân dân tệ, giúp giảm gánh nặng kinh tế của
nhóm nghèo trong việc đăng ký làm giấy chứng nhận. [Ngày 09/07/2003
People’s Daily]

Ngoài ra, khi làm phó từ, nếu có các câu văn đi trước và sau, ―大概 (đại khá

“大约 (đại yêu)”có thể dùng để hỏi, nhưng sau đó chúng phải được thêm ngữ
i)‖,

79
khí từ ở sau, kiểu như “大概 (đại khái)呢”
“大约 (đại yêu)呢”, nhưng trường

hợp này thường dùng trong khẩu ngữ, vì đối tượng nghiên của luận văn là các từ
đồng nghĩa trong lĩnh vực chính trị, xã hội, nên ta không bàn nhiều về trường hợp
này.

3.4.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của“大概 (đại khái)”,“大约 (đại yêu)”

Khi dùng trong đối thoại, ―大概 (đại khái)‖,“大约 (đại yêu)”có tác dụng

làm dịu ngữ khí, khiến người nghe có cảm giác dễ chấp nhận hơn, vì đối tượng
nghiên cứu của luận văn không phải là ngôn ngữ đối thoại, nên chúng tôi không đi
sâu, lấy ví dụ cụ thể.

Khi nhập các từ ―大概 (đại khái)‖,“大约 (đại yêu)”vào và tìm trong lĩnh

vực báo chí của kho ngữ liệu BCC, kết quả đầu ra của ―大概 (đại khái)‖,“大约

(đại yêu)”là như sau:

Bảng 2. 9. Tổng số sử dụng của “大概 (đại khái)”,


“大约 (đại yêu)”trong
lĩnh vực báo chí

Bảng 2.9. cho biết tần số sử dụng trong lĩnh vực báo chí của―大约 (đại yê

大概 大约

Tổng số sử dụng 13,404 31, 246


Nguồn thông tin lấy từ kho ngữ liệu BCC

u)‖ gấp 2,3 lần của“大概 (đại khái)”. Nên ta có thể kết luận rằng ―大约

(đại yêu)‖ mang phong cách sách vở hơn so với“大概 (đại khái)”.

3.5 Dãy từ đồng nghĩa khoảng, chừng, độ


3.5.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ
Trong từ điển của Hoàng Phê, khoảng, chừng, độ được giải nghĩa như sau (ta
chỉ so sánh nét nghĩa tương đối giống nhau của ba từ này, chứ không bao quát hết

80
toàn bộ nét nghĩa của chúng):
Bảng 2. 10. Ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ
danh từ phó từ
i. Mức độ hợp lý; [tình hình sự việc nào
Chừng ii. Mức, hạn hoặc phần không gian, thời đó] có vẻ như sắp xảy ra
gian được xác định một cách đại khái;
i. quãng đường nào đó;
ii. Khoảng thời gian nào đó theo ước
Độ định;
iii. Mức, hạn hoặc phần không gian, thời
gian được xác định một cách đại khái;
i. Phần không gian được giới hạn một
cách đại khái;
Khoảng
ii. Mức, hạn hoặc phần không gian, thời
gian được xác định một cách đại khái;
Nguồn thông tin lấy từ [5, tr. 265&450&662]
Quan sát bảng 2. 10. ta có thể biết ba từ này có cùng nét nghĩa mức, hạn
hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại khái, nên biểu thị
nghĩa này, ba từ này có thể thay thế cho nhau. Khi tìm trên từ điển trực tuyến
Glosbe (https://vi.glosbe.com/), chúng tôi phát hiện ra hai trong ba từ này có thể
kết hợp với nhau để nhấn mạnh mức đại khái: chừng khoảng, khoảng chừng; độ
chừng, chừng độ; độ khoảng, khoảng độ. Ví dụ như:
(75) Trong năm 2016, có hơn 1.500 lượt cán bộ được tập huấn, trong đó có gần
1.000 lượt cán bộ nữ (chiếm khoảng 70%). [Số: 454/BC-CP Báo cáo Việc
thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới]
(76) Anh K., một cán bộ Sở VHTT, cho biết phương tiện làm việc rất thiếu thốn,
chỉ đáp ứng được chừng 50%. [Tuổi Trẻ. 2004-03-22]
(77) Sau cuộc quang phục, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống, mời tiên sanh ra

81
làm tổng trưởng bộ tài chánh, thì tiên sanh có làm đâu độ một năm. [Phan
Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất
bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
(78) Bà ta khoảng chừng 53 tuổi, còn giữ được vẻ đẹp ngày xưa, dáng điệu niềm
nở, dễ chịu, vui vẻ, giản dị. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund Freud.
ebooks.vdcmedia.com.59]
(79) Học trò ổng là Lương Khải Siêu cũng phụ hoạ theo mà nói bô bô lên một độ,
nhưng về sau, khi Lương độ chừng 35 tuổi trở lên, không hề nói đến nữa cho
đến chết. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên
soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
Sự khác biệt giữa ba từ này là ở chỗ: khi làm danh từ, chừng có thể biểu thị
mức độ hợp lý, độ có thể biểu thị quãng đường nào đó và khoảng thời gian nào đó
theo ước định, khi nó biểu thị quãng đường nào đó, ít khi được xuất hiện trong
văn bản chính trị xã hội, nên ở dưới ta không cho ví dụ nữa. khoảng có thể biểu
thị phần không gian được giới hạn một cách đại khái. Chỉ có chừng có thể làm
phó từ và biểu thị [tình hình sự việc nào đó] có vẻ như sắp xảy ra. Dưới đây ta sẽ
cho các ví dụ minh họa:
(80) Chữ ― nghĩa ― đó tư'c là lấy thuế có chừng có đỗi, không xâm phạm đến
những cái lợi nhỏ của dân. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên
Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
(danh từ)
(81) Chừng quan toàn quyền thiệt thọ Pasquier qua đến đây, dân Đông Pháp sẽ
còn thấy nhiều sự khoái hơn. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1928. Lại
Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2001.
(lainguyenan.free.fr)] (phó từ)
(82) Song le, còn độ mười phút nữa mới đến giờ đã định, thì bỗng nghe tiếng
chuông vang lên. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1928. Lại Nguyên Ân sưu
tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2001. (lainguyenan.free.fr)]
(83) Phạm vi của sự tượng trưng rộng lớn vô cùng, sự tượng trưng trong giấc mơ

82
chỉ là một khoảng nhỏ trong phạm vi đó. [Phân tâm học nhập môn. Sigmund
Freud. ebooks.vdcmedia.com.59]
3.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của khoảng, chừng, độ
3.5.2.1 Sự giống nhau
Khi làm danh từ và biểu thị mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được
xác định một cách đại khái, sau ba từ này đều có thể đi kèm số từ, những từ biểu
thị số lượng hoặc những từ biểu thị thời gian. Ví dụ như:
(84) Các chỉ tiêu kinh tế: tăng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 tăng 6,7%;
tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-7%. [ Số: 458/BC-CP Báo cáo Tình
hình kinh tế - xã hội năm 2016 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2017]
(85) Chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời
gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. [ Số:
03/2019/TT-BCT Thông tư Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương]
(86) Nhốt chừng hơn ba giờ chúng mở nắp hầm ra hiệu cho anh em chui lên.
[Tuổi Trẻ. 2004-02-07.]
(87) Khi vào một nhà kia, thâ'y một đứa bé độ năm sáu tháng đương nằm khóc
khan tiếng và đến nỗi lồi rốn ra mà mẹ nó cứ ngồi yên chẻ lạt, chúng tôi hỏi
làm sao không dỗ em ? [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân
sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
3.5.2.2 Sự khác nhau
Ngoài làm danh từ ra, chừng cũng có thể làm phó từ, như ví dụ (147) và sau
chừng có thể đi theo nào để bổ nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ đứng trước

nó, hơn nữa, chừng nào thường xuất hiện trong kết cấu như … (càng) + danh

từ/tính từ/động từ + chừng nào … + (thì/mới) + … (càng) + (danh từ/tính

từ/động từ) + (chừng ấy/nấy), các nhân tố trong dấu ngoặc tròn có khi có thể có

có khi cũng có thể không có. Ví dụ như:

83
(88) Thánh hiền càng đặt ra lễ giáo chừng nào thì đàn bà càng bị áp chế chừng
nấy.[Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn.
Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
(89) Đại để cái học thuyết của Tống nho là cốt để ― thúc thân quả quá ― nghĩa là
bó buộc mình lại cho ít lỗi chừng nào thì hay chừng nấy. Phan Khôi. Tác
phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà
Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)(n.)
(90) Họ không cho chúng tôi ăn, cho đến chừng nào chúng tôi nhận biết sự mình
thất lễ mới thôi.[Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1928. Lại Nguyên Ân sưu
tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2001. (lainguyenan.free.fr)]
(91) Cái nầy, sau khi tự lựa lấy nhau chừng nào, lại càng bỏ nhau chừng nấy,
muốn mà không được, kết quả trái với ý chí mình, thế mà kêu bằng tự do, là
tự do nỗi gì chớ ?[Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu
tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
Ngoài ra, chừng nào cũng có thể đứng ở cuối câu để cảm thán, ví dụ như:
(92) Không những thế, còn có hạng khuyên chồng làm cho tròn bổn phận lính,
hay là đòi đi lính thế cho chồng, thì lại càng đáng quý là chừng nào! [ Phan
Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất
bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
Khi chừng làm danh từ và biểu thị nghĩa mức độ hợp lý, sau nó thường đi
kèm ấy hoặc nấy, ví dụ như:
(93) Bà cố tôi bấy giờ tay không mà nuôi nổi chừng nấy con, sự đó chẳng phải
dễ dàng chi. [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm,
biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]
(94) Nhưng có vẻ như chừng ấy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại giữa hai bờ
đang tăng đến mức chóng mặt. [Tuổi Trẻ. 2004-10-31]
Trong từ điển của Hoàng Phê, khi độ làm động từ, nghĩa của nó là (trời, Phật)
cứu giúp, theo tôn giáo, khi nét nghĩa của nó là khoảng thời gian nào đó theo ước
định; mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại

84
khái, nó chỉ được làm danh từ, nhưng thông qua việc khảo sát kho ngữ liệu
Vietlex, trong đó có một ví dụ như sau:
(95) Ai ai cũng biết trọng sự học hành; trừ ra nhà nghèo quá thì mới không
thể sao cho con đi học được, chớ còn ai có con, độ lên bảy, tám tuổi
cũng đã cho con đi học. Việt Nam phong tục [trích trong Đông Dương
tạp chí từ số 24 đến 49 (1913-1914)]. Phan Kế Bính. Nhà sách Khai Trí -
62 Đại lộ Lê Lợi - Sài Gòn]
Trong ví dụ này, độ bổ nghĩa cho động từ lên, theo khái niệm của phó từ và danh
từ trong mục 2.2.1, nên chúng tôi cho rằng độ trong ví dụ này là phó từ, như thế ngoài
làm danh từ, động từ ra, độ cũng có thể đảm nhiệm chức năng của phó từ.
3.5.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của khoảng, chừng, độ
Khi tìm kiếm ba từ này trong lĩnh vực KHXH và báo chí của kho ngữ liệu
Vietlex, chúng tôi chỉ thống kê các ví dụ mang nét nghĩa chung của chúng, tức là
khi chúng đều biểu thị mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định
một cách đại khái, ta mới tính vào tổng số thống kê. Ngoài ra, khi chúng kết hợp
với nhau để biểu thị nét nghĩa này, chúng tôi cũng tính vào tổng số thống kê. Kết
quả thống kê được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 11. Tần số xuất hiện của khoảng, chừng, độ trong kho ngữ liệu Vietlex khi
chúng mang nét nghĩa là mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác
định một cách đại khái
Khoảng Chừng Độ

KHXH 14 26 60

Báo chí 103 28 7


Nguồn thông tin lấy từ kho ngữ liệu Vietlex
Khi tìm chúng với nét nghĩa là mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian
được xác định một cách đại khái trong các văn bản nghị định, báo cáo, thông tư
của chính phủ mà chúng tôi thu thập được, số lượng xuất hiện của khoảng cũng là
lớn nhất, nhưng không có sự ―ra mặt‖ của chừng và độ.

85
Tổng hợp lại kết quả thống kê, có thể kết luận rằng khoảng thiên về phong
cách sách vở hơn, còn chừng và độ thiên về phong cách khẩu ngữ hơn.
3.6 Tiểu kết

Vê ý nghĩa từ vựng“刚(cương)”đều“刚刚(cương cương)”có nét nghĩa đạt

trình độ nào đấy một cách vừa đủ, ở mức tạm được; cách thời điểm nói không lâu,

nhưng thời gian cách động tác xảy ra do“刚刚(cương cương)”biểu thị ngắn hơn

“刚(cương)”.”刚(cương)”“刚刚(cương cương)”thường dùng để biểu thị thời


đoạn, mang khái niệm thời gian chủ quan hơn và“刚才(cương tài)”thường dùng

để biểu thị thời điểm, mang khái niệm thời gian khách quan hơn.

Về ý nghĩa ngữ pháp,“刚(cương)”,“刚刚(cương cương)”là phó từ,“刚

才(cương tài)”là danh từ;“刚才(cương tài)”và“刚刚(cương cương)”có thể đứng

trước chủ ngữ,“刚(cương)”không được;“刚才(cương tài)”có thể đứng sau các

giới từ như: “比”, “在”… Nhưng“刚(cương)”,


“跟”, “刚(cương)”không

được; “刚才(cương tài)”có thể đứng trước“的”và bổ nghĩa cho danh từ, kết cấu

của nó là:“刚才(cương tài) + 的 + N”,nhưng “刚(cương)”,


“刚刚(cương

cương)”không có cách dùng như vậy; “刚(cương)”,


“刚刚(cương cương)”có

thể trực tiếp đứng trước vị từ, sau vị từ có thể đi theo các bổ ngữ biểu thị xu

hướng, thời đoạn, kết quả … Nhưng“刚才(cương tài)”không được sử dụng như

thế, nếu nó đứng trước động từ, phải thêm phó từ giữa nó và động từ kia; “刚

(cương)”và“刚刚(cương cương)”có thể dùng trong câu ghép, vế câu sau sẽ có

“就”hô ứng, dùng để biểu thị động tác trước xảy ra xong rồi động tác sau xảy ra

tiếp ngay;“刚(cương)”“刚刚(cương cương)”có thể đứng trước“能”


, ,“会”

86
(có thể), “刚才(cương tài)”không được; Khi biểu thị ý nghĩa phủ định, phó từ

phủ định như“不”


“没”
, nên đứng sau“刚才(cương tài)”và“刚刚(cương cương)”,

đối với“刚(cương)”thì không được; “刚(cương)”có thể đứng trước“一”,

vế sau dùng“就”hô ứng,“刚刚(cương cương)”không được sử dụng như thế.

Về ý nghĩa ngữ dụng,“刚(cương)”mang phong cách sách vở hơn so với hai

từ kia.
Đối với vừa, mới, vừa mới, về ý nghĩa từ vựng, vừa, mới, vừa mới đều gồm
nghĩa sự việc hoặc thời gian xảy ra không lâu, nhưng mới có nét nghĩa tính chất
quá ít của số lượng, mức độ nhưng hai từ kia không có.
Về ý nghĩa ngữ pháp, trước mới thường có lúc, khi, hồi, hai từ kia thì ít thấy;
sau từ ―chỉ‖, chỉ được kết hợp với mới; nếu biểu thị việc gì xảy ra cách thời điểm
không lâu, thậm chí rất gần, và đồng thời đứng trước các động từ như nói, kể,
trình bày … , ta thường dùng vừa
Về ý nghĩa ngữ dụng, khi biểu thị ý nghĩa thời gian xảy ra cách thời điểm rất
gần, trong văn viết, người Việt hay dùng vừa, rồi đến mới, ít khi dùng vừa mới.

“大约 (đại yêu)”đều có nét nghĩa tính khả năng cao. Nhưng
“大概 (đại khái)”,

―大概 (đại khái)‖ thường dùng để dự đoán tình hình, ―大约 (đại yêu)”thường

dùng để dự đoán số lượng và thời gian, ít khi dùng để dự đoán tình hình.

“大概 (đại khái)‖ có thể làm phó từ, danh từ và tính tự, và―大约 (đại yê

u)”không được làm danh từ, nhưng có thể làm phó từ và tính từ. Khi ―大概 (đại

khái)”làm danh từ, nó biểu thị nội dung hoặc tình hình đại khái, khi làm tính từ,

nó cũng có thể biểu thị tình hình đại khái, khi―大约 (đại yêu)”làm tính từ, nó

thường biểu thị số lượng không được chính xác lắm; khi biểu thị sự dự đoán về số
lượng và thời gian không chính xác lắm, đằng sau nó thường có thể đi theo số

87
lượng, từ biểu thị thời gian và động từ + số lượng, khi biểu thị biểu thị sự dự

đoán về tình hình, đằng sau nó thường đi kèm động từ và TT.

Về ý nghĩa ngữ dụng, ―大约 (đại yêu)‖ thường dùng trong văn viết, còn―大

概 (đại khái)”thường dùng trong khẩu ngữ.

Khoảng, chừng, độ đều có nét nghĩa mức, hạn hoặc phần không gian, thời
gian được xác định một cách đại khái; ngoài ra, hai trong ba từ này có thể kết hợp
với nhau để biểu thị ý nghĩa đại khái, ví dụ như chừng khoảng, khoảng chừng; độ
chừng, chừng độ; độ khoảng, khoảng độ.
Khi làm danh từ, chừng có thể biểu thị mức độ hợp lý, độ có thể biểu thị
quãng đường nào đó và khoảng thời gian nào đó theo ước định, khi nó biểu thị
quãng đường nào đó, với hai nét nghĩa này, nó ít khi được xuất hiện trong văn bản
chính trị xã hội. khoảng có thể biểu thị phần không gian được giới hạn một cách
đại khái. Chừng có thể làm phó từ và biểu thị [tình hình sự việc nào đó] có vẻ như
sắp xảy ra.
Khi làm danh từ và biểu thị mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được
xác định một cách đại khái, sau ba từ này đều có thể đi kèm số từ, những từ biểu
thị số lượng hoặc những từ biểu thị thời gian; chừng có thể làm phó từ, và sau
chừng có thể đi theo nào để bổ nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ đứng trước

nó, chừng nào thường xuất hiện trong kết cấu: … (càng) + danh từ/TT/động từ

+ chừng nào … + (thì/mới) + … (càng) + (danh từ/TT/động từ) +


(chừng ấy/nấy).
Trong ba từ này, khoảng thiên về phong cách sách vở hơn, còn chừng và độ
thiên về phong cách khẩu ngữ hơn

88
Chƣơng 4. ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN
TRUNG QUỐC

4.1 Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng sai từ đồng nghĩa tiếng Việt
Theo James (2001), có 4 nguyên nhân sau có thể tạo ra lỗi (Error) trong
quá trình thụ đắc ngoại ngữ: lỗi giao thoa liên ngôn (Interlingual Error), tức là
lỗi sinh ra do người học mượn những tri thức có trước từ tiếng mẹ đẻ; lỗi tự
ngữ đích (Intralingual Error) có tính nội ngôn, tức là loại lỗi sinh ra do những
yếu tố trong nội bộ ngôn ngữ đích và do người học khi ―mượn‖ những tri thức
đã biết về ngôn ngữ đích mà không chú ý đến quy tắc sử dụng của chúng; lỗi
tại chiến lược giao tiếp (Communication Strategy – based Error), tức là chiến
lược người học tìm mọi cách để giao tiếp mặc dù câu nói có sai ngữ pháp; lỗi
hướng dẫn (Induced Error), đây là trường hợp các tài liệu giảng dạy và các lời
giải thích không bao quát hết hoặc giải thích chưa chính xác cách dùng và ý
nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, làm cho người học mắc lỗi. [71, tr. 22&1-26]

Thông qua bảng hỏi khảo sát, chúng ta cho rằng, nguyên nhân dẫn đến
lỗi sử dụng từ đồng nghĩa tiếng Việt của học viên Trung Quốc chủ yếu có 4
loại: a) chuyển di tiêu cực do tiếng mẹ đẻ dẫn đến; b) các giáo trình và sách
công cụ giải thích chưa chính xác hoặc không hoàn chỉnh; c) các giáo viên
giải thích về cách dùng và sự khác biệt của từ đồng nghĩa không đầy đủ; d)
chiến lược giao tiếp của người học tiếng Việt. Tuy người tham gia cuộc khảo
sát không đề cập đến đặc điểm của bản thân tiếng Việt và các tài nguyên về
tiếng Việt, nhưng ta cũng quy nó vào một trong những nguyên nhân dẫn đến
lỗi. Ta phân loại 5 nguyên nhân này theo ba tiêu chí: yếu tố bên ngoài (bao
gồm nguyên nhân b), c) và các tài nguyên về tiếng Việt rất ít ở Trung Quốc),
yếu tố bên trong (bao gồm nguyên nhân a) và d) ), đặc điểm của ngôn ngữ
(đặc điểm của từ đồng nghĩa tiếng Việt).

89
4.1.1 Yếu tố khách quan
4.1.1.1 Các giáo trình và sách công cụ giải thích chưa chính xác hoặc chưa
hoàn chỉnh

Theo kết quả khảo sát của bảng hỏi, các giáo trình tiếng Việt cơ sở được sử
dụng tại các trường đại học hiếm có quyển nào tập trung vào việc phân tích từ
đồng nghĩa. Ngoài ra, đa số từ điển đang bán trên thị trường Trung Quốc là dịch
từ từ điển tiếng Việt sang tiếng Hán, ngoài ra, trong các từ điển cũng hiếm có
phần từ đồng nghĩa của các từ được giải nghĩa và ví dụ của các từ đấy cũng khá là
khiêm tốn, như vậy sẽ gây khó cho việc khu biệt và nắm vững cách dùng của các
dãy từ đồng nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp các từ bị dịch sai.

4.1.1.2 Ở Trung Quốc thiếu các tài nguyên về tiếng Việt

Giống như thụ đắc trực tiếp (Acquisition) ở mục 1.2 do Krashen đề ra, thụ
đắc trực tiếp là nhân tố duy nhất tạo nên sự nhuần nhuyễn hay lưu loát (Fluency).

Nhưng không giống ở Việt Nam, trang mạng nào cũng tràn đầy các tài nguyên về
tiếng Hán, có nhiều trung tâm dạy tiếng Hán cũng có trang web riêng của mình và trên
trang web thường hay có sự khu biệt giữa các từ đồng nghĩa, trên Youtube cũng có nhiều
phim về tiếng Hán, những điều này đã tạo điều kiện cho các học viên học tiếng Hán và
khi học chúng có thể học một cách linh động bởi vì họ có thể nghe và học các từ đồng
nghĩa nói riêng và các từ nói chung trong các ngữ cảnh do bộ phim tạo ra. Nhưng những
tài liệu về tiếng Việt ở Trung Quốc thì khá là ít. Điều này đã tạo ra cản trở cho việc học
tiếng Việt của các học viên Trung Quốc.

Ngoài ra, bây giờ cũng không có từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt nào trên thị
trường Trung Quốc; các từ điển từ đồng nghĩa đang bán trên thị tường Việt Nam
cũng khá là ít; loại từ điển từ đồng nghĩa chuyên dành cho học viên nước ngoài
thậm chí không có.

Các bài về tiếng Việt đăng trên bài báo Trung Quốc cũng ít, bài nghiên cứu
về từ đồng nghĩa tiếng Việt còn ít hơn nữa.

90
Sự thiếu hụt về tài nguyên tiếng Việt này là một cản trở lớn đối với những
người Trung Quốc học tiếng Việt.

4.1.1.3 Giáo viên giải thích từ đồng nghĩa không được chi tiết

Vì phần về từ đồng nghĩa trong các giáo trình tiếng Việt ít, nên các giáo viên
cũng ít để trọng tâm vào mảng này. Ngoài ra, chuyên môn của đa số giảng viên
dạy tiếng Việt ở các trường đại học Trung Quốc là về văn hóa hoặc lịch sử, người
nghiên cứu từ vựng tiếng Việt không có mấy.

4.1.2 Yếu tố chủ quan

4.1.2.1 Chuyển di tiêu cực dẫn đến mắc lỗi

Theo Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Chính và Đinh Kiều Châu, khi học một
ngoại ngữ người ta thường hay tiên nghiệm bởi bản ngữ, cái đã có trong mình
những kinh nghiệm về một ngôn ngữ (ngữ năng) – ngôn ngữ thứ nhất. Cái hệ
thống của tiếng mẹ đẻ – bộ phân không thể tách rời với tư duy bản ngữ - là trở
ngại thứ nhất đối với việc học một ngôn ngữ mới. [1, tr. 89]

Trong tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt, chính là điều này đã gây khó cho
học viên học từ đồng nghĩa tiếng Việt nói riêng và tiếng Việt nói chung. Khi nói
hoặc viết, các học viên học tiếng Việt sơ cấp, thiên về lựa chọn những từ có cách
đọc giống như tiếng Hán, trong khi đó các từ đấy có lẽ đã thay đổi nghĩa gốc của
chúng khi gia nhập vào hệ thống tiếng Việt. Ví dụ như hiệu quả và tác dụng, khi

dịch sang tiếng Hán đều là“作用, 效果”như cách dùng của chúng thì lại khác, ví

dụ như tác dụng của quảng cáo và hiệu quả của quảng cáo, cái trước nói về
quảng cáo để làm gì, cái sau nói về hiệu quả do quảng cáo mang lại, nhưng đối
với các học viên Trung Quốc, họ tiên về sử dụng hiệu quả để biểu thị quảng cáo

để làm gì. Lại ví dụ như biết và hiểu khi dịch sang tiếng Hán đều là“知道,懂,

了解”, khi sử dụng hai từ này, học viên có khi sẽ dùng sai.

91
4.1.2.2 Chiến lược giao tiếp dẫn đến mắc lỗi

Đối với những học viên mới bắt đàu học tiếng Việt, số lượng từ vựng họ nắm
được còn ít, nên khi giao lưu với người bản ngữ, họ thường dùng những từ đã học
tương đương với ý mình muốn diễn đạt, trong khi đó cách diễn đạt đó lại là sai.

4.1.2.3 Đặc điểm của từ đồng nghĩa tiếng Việt

Như mục 3.1.2.1 đã nói, trong tiếng Việt có khá nhiều từ Hán Việt, điều này
dễ khiến học viên học tiếng Việt mắc lỗi. Ngoài ra, trong tiếng Việt cũng có rất
nhiều từ có hình vị chung, khi thấy hai từ có cùng hình vị, học viên thường cho
rằng nghĩa của chúng cũng sẽ giống nhau, nhưng trên thực tế, cách dùng của nó sẽ
khác nhau, ví dụ như giúp - giúp đỡ đã được phân tích ở trên, chúc – chúc mừng,
xây – xây dựng, quanh – quanh co … chẳng hạn.

4.2 Phƣơng pháp dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc

Khi dạy ngoại ngữ, có thể áp dụng các biện pháp như a) phương pháp so
sánh đối chiếu (qua các lối giải thích, dịch thuật); b) trực quan (đồ vật, hành động,
tình huống giao tiếp); c) dùng hình và ảnh hỗ trợ; d) phân tích ngữ cảnh [1, tr. 92].
Ngoài ra, cũng có thể áp dụng biện pháp phân tích nghĩa vị của từ đồng nghĩa; kết
hợp cả ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp của từ đồng nghĩa.

Dưới đây ta sẽ cho mấy phương pháp thường dùng trong việc dạy từ đồng
nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc.

4.2.1 Phƣơng pháp áp dụng hình và ảnh hỗ trợ

Theo Giả thiết Đầu vào (Input Hypothesis) của Krashen như trong mục 1.2
đã được trình bày, khi đủ năm tiêu chí: có thể hiểu được, gây hứng thú, không có
trình tự văn phạm cụ thể và lượng đủ lớn thì nội dung đầu vào có thể đạt đến mức
tối ưu. Và phương pháp áp dụng hình và ảnh hỗ trợ sẽ gây hứng thú cho học viên.

Phương pháp này dễ thao tác và thường dành cho những người mới bắt đầu
học tiếng Việt, ví dụ khi khu biệt nhìn và nhìn thấy (học viên Trung Quốc hay
nhầm lẫn hai từ này), ta có thể cho ảnh như sau:

92
Ảnh 3. 1. Khu biệt nhìn và nhìn thấy một cách trực quan

Nhìn Nhìn thấy

Như vậy, học viên sẽ dễ phát hiện ra sự khác nhau giữa hai từ này, tức là
nhìn nhấn mạnh cái động tác ngó, còn nhìn thấy nhấn mạnh cái kết quả ngó.
Đối với dãy từ đồng nghĩa vừa, mới và vừa mới, ta cũng đã cho hình cụ thể
để khu biệt chúng, trong mục 2.2.3.1 chẳng hạn.
4.2.2 Phƣơng pháp phân tích nghĩa vị
Phương pháp phân tích nghĩa vị tức là thông qua việc so sánh đối chiếu mà
tìm ra nghĩa vị chung và nghĩa vị khu biệt của dãy từ đồng nghĩa. Ví dụ như:
Mau và nhanh là một đôi từ đồng nghĩa, chúng có nét nghĩa chung là có tốc độ,
nhịp độ trên mức bình thường, nhưng mục đích của mau là để hoạt động đạt kết quả,
còn nhanh không yêu cầu phải đạt kết quả, chúng được phân tích nghĩa vị như sau:

Mau: +[hoạt động]+[tốc độ/ nhịp độ]+[trên mức bình thường]

+[đạt kết quả]

Nhanh: +[hoạt động]+[tốc độ/ nhịp độ]+[trên mức bình thường]

-[đạt kết quả]

Sự khu biệt của hai từ được thể hiện trong bảng dưới:
Bảng 3. 1. Sự phân tích nghĩa vị của mau và nhanh
hoạt động tốc độ/ nhịp độ trên mức bình thường đạt kết quả

mau + + + +

nhanh + + + -

Nguồn thông tin lấy từ [, tr. 802&923]

93
Thông qua bảng trên, ta có thể nhìn thấy sự khác nhau giữa hai từ này một
cách rõ ràng, phương pháp phân tích nghĩa vị có thể tạo tiện lợi cho học viên để
họ nắm được sự khác nhau của hai từ này một cách dễ dàng.
4.2.3 Phƣơng pháp phân tích văn cảnh
Trong Từ điển khái niệm ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp, văn cảnh
tức là những hình thức ngôn ngữ cùng xuất hiện trên văn bản có hiện tượng ngôn
ngữ được khảo sát. Nếu đối tượng khảo sát là một từ thì văn cảnh là những từ bao
quanh hay đi kèm theo từ đó tạo cho nó tính xác định về nghĩa … Tùy theo văn
cảnh, từ có thể có những ý nghĩa khác nhau. Ngoài ý nghĩa trí tuệ, văn cảnh còn
bổ sung thêm những sắc thái hình tượng cảm xúc [13, tr. 583].
Phương pháp này yêu cầu phải lấy hàng loạt ví dụ cho học viên, như thế mới
có được hiệu quả dạy tốt, hay nói cách khác là chỉ với lượng đủ lớn mới đạt được
hiệu quả tối ưu như Krashen đã đề xuất ở mục 1.2. Nó có thể vận dụng trước các
phương pháp khác, tức là giáo viên cho hàng loạt ví dụ của các từ, sau đó hướng
dẫn họ quy nạp ra sự khác nhau và sự giống nhau của dãy từ đồng nghĩa. Hoặc
cũng có thể dạy bằng cách cho phương pháp trước, rồi cho hàng loạt ví dụ với
hình thức là chọn đáp án thích hợp. Cụ thể nên vận dụng phương pháp nào, nên
tùy theo trình độ tiếng Việt của học viên hoặc là sau khi thực hiện xong cả hai
phương pháp này, phương pháp nào có hiệu quả tốt hơn thì dạy bằng phương
pháp đấy.
4.2.4 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu tức là so sánh và đối chiếu từ đồng nghĩa
tiếng Hán với từ đồng nghĩa tiếng Việt, có thể thực hiện bằng cách dịch thuật hoặc
qua lối giải thích. Ví dụ như khi khu biệt giúp và giúp đỡ, có thể đưa chúng so

sánh với“帮(bang)”“帮助 (bang trợ)”và“帮忙”. Thông qua việc đối chiếu,
giúp và giúp đỡ đối ứng với ―帮(bang)‖,
“帮助”, còn trong các văn bản chính trị
xã hội, đa số trường hợp của hai từ này được đối ứng với“帮助”, vì nó thường
được dùng trong văn viết, khi giúp đỡ kết hợp với sự, tức là sự giúp đỡ, nó trở

94
thành danh từ, đối ứng sang tiếng Hán là“帮忙(bang trợ)”.
Muốn vận dụng tốt phương pháp này, yêu cầu các giáo viên không những
cần nắm vững được cách dùng của các từ đồng nghĩa tiếng Hán, mà còn cần phải
nắm vững được cách dùng của các từ đồng nghĩa tiếng Việt, chỉ với thế mới có
thể dạy được một cách bài bản cho học viên.
4.2.5 Phƣơng pháp kết hợp ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp và ngữ dụng
Bước dạy từ đồng nghĩa cho học viên thường là từ mảng ngữ nghĩa đến
mảng ngữ pháp, cuối cùng đến mảng ngữ dụng, nhưng nếu mảng nào có nét khu
biệt không rõ ràng, thì ta thường nhắc qua và để trọng tâm vào các mảng có nét
khu biệt rõ ràng để cho học viên dễ nắm được.
Ví dụ khi khu biệt dãy từ đồng nghĩa cho, biếu và tặng, ta thường để trọng tâm ở
mảng ngữ dụng, vì nó mang nét khu biệt rất rõ, và bỏ qua sự khu biệt về ý nghĩa ngữ
pháp, vì ba từ này đều là động từ, về mặt ngữ pháp không khác nhau mấy.
Khi giáo viên khu biệt ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng đều có thể dựa trên
khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa như mục 1.1.3 mà giảng dạy cho học viên.
Giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp có hiệu quả tốt nhất, thậm chí
có thể kết hợp một số phương pháp với nhau để đạt hiệu quả dạy là tốt nhất.
4.2.6 Các phƣơng pháp khác
Theo sự trả lời của các học viên trong bảng hỏi - Tình hình học từ đồng
nghĩa tiếng Việt của học viên Trung Quốc, về hình thức giảng dạy từ đồng nghĩa,
đa số họ thấy các thầy cô nên cho bài làm về từ đồng nghĩa trước, rồi giảng lại,
sau đó cho bài làm tiếp.
Về việc giảng dạy bài tập của từ đồng nghĩa, đa số người được trả lời thích
theo kiểu dạy như: bình thường thì có bao nhiêu từ đồng nghĩa trong một bài thì
dạy bấy nhiêu, đến lúc thi giữa kì và cuối kỳ thì tập trung giảng dạy và luyện tập
những từ đồng nghĩa ở trong các bài dễ bị dùng sai.
Nhưng bất cứ giảng dạy hay luyện tập, họ đều thấy nên luyện tập nhiều lần
và giảng dạy nhiều lần để hiểu sâu và nắm vững cách dùng của các dãy từ đồng
nghĩa tiếng Việt.

95
4.3 Tiểu kết
Chương này đã bàn nguyên nhân dẫn đến sự mắc lỗi của học viên Trung
Quốc khi họ học tiếng Việt và cũng đã cung cấp những phương pháp dạy từ đồng
nghĩa ở chương này.
Nguyên nhân dẫn đến sự mắc lỗi chủ yếu bao gồm các giáo trình và sách
công cụ giải thích chưa chính xác hoặc chưa hoàn chỉnh, thiếu các tài nguyên về
tiếng Việt ở Trung Quốc, giáo viên giải thích từ đồng nghĩa không được chính xác,
tần tượng, do chuyển di tiêu cực dẫn đến học viên mắc lỗi, do số lượng từ vựng
của học viên không đủ dẫn đến họ mắc lỗi, và do trong tiếng Việt có quá nhiều từ
Hán Việt.
Khi dạy từ đồng nghĩa, giáo viên có thể áp dụng các biện pháp như: áp dụng
hình và ảnh hỗ trợ, phân tích nghĩa vị, phân tích văn cảnh, so sánh đối chiếu, kết
hợp ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp và ngữ dụng, cụ thể lựa chọn phương pháp nào nên
tùy theo trình độ tiếng Việt của học viên.
Để cho học trò của mình học tốt từ đồng nghĩa tiếng Việt nói riêng và tiếng
Việt nói chung, các giáo viên nên nâng cao trình độ nghiên cứu từ đồng nghĩa
tiếng Việt và phương pháp giảng dạy của mình.

96
KẾT LUẬN

Chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận liên quan đến từ đồng nghĩa và phương pháp
giảng dạy từ đồng nghĩa ở chương một, như khái niệm của từ đồng nghĩa, phân loại từ
đồng nghĩa, các khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa và thụ đắc ngôn ngữ.
Chương hai, chương ba là phần nội dung chính của luận văn, chúng tôi đã
phân tích và so sánh 8 dãy từ đồng nghĩa cả trong tiếng Hán lẫn tiếng Việt, trong
đó có 4 dãy từ đồng nghĩa tiếng Hán, đó là“想(tưởng)”và“要(yếu)”“帮(bang)”
; ,
“帮忙 (bang mang)”và“帮助(bang trợ)”;“大概 (đại khái)”và“大约 (đại
yêu)”; “刚(cương)”“
, 刚刚(cương cương)”(phó từ) và“刚才(cương tài)”(danh
từ) và 4 dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt, đó là ―giúp‖ và ―giúp đỡ‖; ―cho‖, ―biếu‖ và
―tặng‖; ―vừa‖, ―mới‖ và ―vừa mới‖; ―khoảng‖, ―chừng‖ và ―độ‖. 8 dãy từ đồng
nghĩa này đều được so sánh dưới khía cạnh ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp và
ý nghĩa ngữ dụng, nhưng khi đi vào thực tế, không phải dãy nào cũng bao quát hết
3 khía cạnh này, ví dụ như ―cho‖, ―biếu‖ và ―tặng‖, chúng chỉ được so sánh ý
nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ dụng, bởi vì ý nghĩa ngữ pháp của chúng không
khác gì mấy.
Ở chương ba chúng tôi nêu ra nguyên nhân mắc lỗi khi sử dụng từ đồng
nghĩa của học viên Trung Quốc và cung cấp năm phương pháp dạy từ đồng nghĩa
tiếng Việt cho họ, ngoài ra, ở chương này chúng tôi cũng đã đề cập đến tình hình
học từ đồng nghĩa tiếng Việt của học viên Trung Quốc, đa số của họ rất muốn có
một quyển từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, nhưng hiện tại ở thị trường Trung
Quốc còn không có quyển từ điển nào là từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt.
Trong năm phương pháp dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt, phương pháp áp dụng
hình và ảnh hỗ trợ chủ yếu dành cho những người mới bắt đầu học tiếng Việt,
phương pháp phân tích nghĩa vị tương đối khó vận dụng và nó chủ yếu dành cho
những người với trình độ tiếng Việt có thể nói là giỏi, còn ba phương pháp còn lại

97
– phương pháp phân tích văn cảnh, phương pháp so sánh đối chiếu và phương
pháp kết hợp ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp và ngữ dụng là phương pháp chính để dạy
các học viên bất cứ tiếng Việt của họ ở trình độ nào.

98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đinh Văn Đức, Nguyễn Ván Chính – Đinh Kiều Châu (2016), Ngôn ngữ học
ứng dụng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Châu (1973), Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa,
Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1982), Giáo trình việt ngữ học tậpⅡ(Từ hội học), Nxb giáo

dục, Hà Nội.
5. Hoàng Phê (2015), Từ điển tiếng Việt 2015, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội.
6. Kho ngữ liệu Vietlex (http://www.vietlex.com/kho-ngu-lieu).
7. LÊ Đình Tư, Ý nghĩa ngữ pháp của từ, Trang chuyên ngôn ngữ học,
https://ngnnghc.wordpress.com/2010/07/23/y-nghia-ng%E1%BB%AF-phap-c
%E1%BB%A7a-t%E1%BB%AB/, 23/7/2010.
8. Mai ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến(1990), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Tồn (2006), từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ Vựng học tiếng Việt, Nxb DH&THCN, Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
12. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo tình ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Trung Thuần (1983), Thử tìm hiểu từ trung tâm trong nhóm từ đồng
nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2
15. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH và THCN,
Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Tu (1980), Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb. ĐH&THCN, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Tu (1982), Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, Nxb ĐH và

99
THCN, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Tu (1986), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Tu (2008), Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb. Văn học, Hà Nội.
20. Nguyễn Việt Hương (2017), Tiếng Việt cơ sở dành cho người nước ngoài
(quyển 2), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Phạm Văn Lam (2017), Nghiên cứu từ trái nghĩa trong tiếng Việt, Luận án tiến
sĩ ngôn ngữ học, Khoa ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
22. Trí Tuệ (2017), Sổ tay từ đồng nghĩa tiếng Việt (dành cho học sinh), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Văn Hiệp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Hán:

24. BCC 语料库(bcc.blcu.edu.cn)

25. 陈静(2009),对外汉语词汇教学之同义词辨析与教学方法研究,首都师范

大学硕士毕业论文。

26. 程荣,王金鑫(2013),同义词大辞典,上海辞书出版社,上海。

27. 崔海燕(2010),从词汇的色彩意义看对外汉语同义词辨析,语文学刊,

第 10 期。

28. 崔玉花(2014),“刚”和“刚才”的句法语义功能及其偏误分析,现代语

文(语言研究版)。

29. 董晓研(2017),“大概”、“大约”和“约”的对外汉语教学,陕西师范大

学硕士毕业论文。

30. 符淮青(2003),同义词研究的几个问题,中国语文,第 3 期。

31. 符淮青(2004),现代汉语词汇(增订本),北京大学出版社,北京。

100
32. 葛本仪(2005),现代汉语词汇学,山东人民出版社,山东。

33. 郭志良(1988),对外汉语教学中词义辨析的几个问题,世界汉语教学,第 1 期。

34. 洪成玉(2017),汉语同义词的形成和发展,首都师范大学学报(社会科学

版),第 1 期。

35. 洪炜(2012),面向汉语二语教学的近义词研究综述,华文教学与研究,第 4 期。

36. 洪炜(2013),汉语作为第二语言的近义词教学实验研究,世界汉语教学,

第 27 卷第 3 期。

37. 黄伯荣; 廖序东 (2002), 现代汉语(增订三版)上册, 高等教育出版社, 北京。

38. 蒋平(1983),
“要”与“想”及其复合形式、连用现象,语文研究,第二期。

39. 李绍林(2010),对外汉语教学词义辨析的对象和原则,世界汉语教学,第 24

卷第 3 期。

40. 刘冰(2013),对外汉语教学中近义词辨析方法研究,吉林大学硕士毕业论文。

41. 刘缙(1996),对外汉语教学中词语辨析之浅见,中国人大学学报,第 5 期。

42. 刘缙(1997),对外汉语近义词教学漫谈,语言文字应用,第 1 期。

43. 刘叔新(1987),现代汉语同义词词典·导论,天津人民出版社,天津。

44. 卢福波(2000),对外汉语常用词语对比释例,北京语言大学出版社,北京。

45. 鲁晓琨(2004),现代汉语基本助动词语义研究,中国社会科学出版社,北京。

46. 吕叔湘(1985),现代汉语八百词(增订本),北京大学出版社,北京。

47. 马丹(2010),
“大约”类或然语气副词的多角度分析,延边大学硕士毕业论文。

48. 马燕华(2002),汉语近义词词典,北京大学出版社,北京。

49. 莫海德(2018),基于语料库大概大约对比研究,浙江大学硕士毕业论文。

101
50. 宁 晨(2010),对外汉语教学中的特殊近义词考察——以“刚”、“刚才”

与“刚刚”的多角度辨析为例,海外华文教育,第 1 期。

51. 彭嵘(2018),对外汉语同义词辨析与教学,华中师范大学硕士毕业论文。

52. 孙常叙(1956),汉语词汇,吉林人民出版社,吉林。

53. 涂微(2015),动词“帮”、
“帮助”、
“帮忙”的差异及其对外汉语教学,湖

南师范大学硕士毕业论文。

54. 王波(2015),汉语近义词辨析及对外汉语教学启示──以“学习_学”、
“考

试_考”“、帮助_帮忙_帮”为例,企业导报,第 15 期。

55. 谢成名(2009),从语义范畴的角度看“刚”和“刚才”的区别,世界汉语

教学, 第 1 期。

56. 徐冶琼(2009),能愿动词“想”和“要”的比较——基于对外汉语教学的

本体研究,语言教学研究。

57. 杨寄洲(2004),课堂教学中怎么进行近义词语用法对比,世界汉语教学,

第 3 期。

58. 杨寄洲,贾永芬(2007),1700 对近义词用法对比,北京语言大学出版社,北京。

59. 增瑞莲(1995),越南语同义词初探,广西民族学院学报,第 4 期。

60. 张 斌(2002),新编现代汉语(第一版),复旦大学出版社,上海。

61. 张博(2007),同义词、近义词、易混淆词_从汉语到中介语的视角转移,

世界汉语教学,第 3 期。

62. 张涤华,胡裕树,张 斌,林祥楣(1988),汉语语法修辞词典,安徽教育

出版社,安徽。

102
63. 张妍(2012),对外汉语教学中的同义词辨析,黑龙江大学硕士毕业论文。

64. 张永言(1982),词汇学简论,华中工学院出版社,武汉。

65. 赵新,李英(2001),对外汉语教学中的同义词辨析,暨南大学华文学院学

报,第 2 期。

66. 赵新; 洪 炜; 张静静(2014),汉语近义词研究与教学,商务印书馆,北京。

67. 浙 江 大 学 远 程 教 育 学 院 , 词 义 分 析 , 语 言 学 概 论 ,

http://jpkc.scezju.com/yyxgl1/showindex/612/571

68. 中国社会科学院语言研究所词典编辑室编(2008),现代汉语词典第 5 版,

商务印书馆,北京。

69. 周晓兵(1993), 充当状语的“刚”和“刚才”, 汉语学习。

70. 邹雪(2005),同义词、近义词研究与对外汉语词汇教学,四川大学硕士毕

业论文。

Tiếng Anh:
71. Krashen, Stephen D. (1987), Principles and Practice in Second Language
Acquisition, Prentice-Hall International.
72. Krashen, Stephen D. (1988), Second Language Acquisition and Second
Language Learning, Prentice-Hall International.
73. Laufer, B. & Hulstijn, J. (2001), Incidental vocabulary acquisition in a second
language: The construct of task – induced involvement, Applied Linguistics.

103
PHỤ LỤC
Tình hình học từ đồng nghĩa tiếng Việt của học viên Trung Quốc

第 1 题 Lý do mà bạn học tiếng Việt

Đáp án Số người Tỷ lệ
Chuyên ngành là tiếng Việt 65 89.04%
Để làm việc ở Việt Nam 3 4.11%
Để sống ở Việt Nam 0 0%
Để học ở Việt Nam 1 1.37%
Tôi thích tiếng Việt 4 5.48%
Số người đã trả lời 73

第 2 题 Trình độ học vấn của bạn

Đáp án Số người Tỷ lệ
Cấp ba 13 17.81%
Cử nhân 52 71.23%
Thạc sĩ 7 9.59%
Tiến sĩ 1 1.37%
Số người đã trả lời 73

第 3 题 Giới tính của bạn

Đáp án Số người Tỷ lệ
Nam 13 17.81%
Nữ 60 82.19%
Trung tính 0 0%
Số người đã trả lời 73

104
第 4 题 Bạn thấy từ đồng nghĩa tiếng Việt có khó không?

Đáp án Số người Tỷ lệ
Rất khó 11 15.07%
Hơi khó 41 56.16%
Bình thường 18 24.66%
Tương đối dễ 1 1.37%
Rất dễ 2 2.74%
Số người đã trả lời 73

第 5 题 Bạn đã học tiếng Việt bao lâu rồi?

第 6 题 Bây giờ bạn đang ở đâu

Đáp án Số người Tỷ lệ
Trung Quốc 8 10.96%
Việt Nam 65 89.04%
Số người đã trả lời 73

第 7 题 Bạn đã từng sang Việt Nam du học chưa

Đáp án Số người Tỷ lệ
Rồi 71 97.26%
Chưa 2 2.74%
Số người đã trả lời 73

第 8 题 Bạn thấy các thầy cô dạy sự khu biệt của các từ đồng nghĩa trên lớp có tác

dụng đối với bạn không?


Đáp án Số người Tỷ lệ
A.Có 57 78.08%
B.Có một chút 15 20.55%

105
C.Không có 1 1.37%
Số người đã trả lời 73

第 9 题 Bình thường bạn tìm hiểu sự khác biệt của các từ đồng nghĩa tiếng Việt

bằng cách nào?


Đáp án Số người Tỷ lệ
A.Nghe các thầy cô dạy trên lớp 55 75.34%
B.Tra từ điển 45 61.64%
C.Hỏi các thầy cô hoặc người bản địa 38 52.05%
Số người đã trả lời 73

第 10 题 Bạn thấy dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt bằng cách gì tốt hơn?

Số
Đáp án Tỷ lệ
người
A.Các thầy cô dạy trước và cho ví dụ, rồi cho 2
20
học viên làm bài tập 7.4%
B.Các thầy cô cho bài làm về từ đồng nghĩa 4
35
trước, rồi giảng lại, sau đó cho bài làm tiếp 7.95%
C.Các thầy cô cho bài làm về từ đồng nghĩa
1
trước, rồi giảng lại những bài học viên làm 10
3.7%
sai, bài nào học viên không sai thì bỏ qua
D.Cứ làm bài tập về từ đồng nghĩa, không 1.
1
cần giảng lại 37%
E.Dạy bằng các phương pháp nêu trên một 9.
7
cách luân phiên 59%
Số người đã trả lời 73

第 11 题 Bạn thấy học từ đồng nghĩa tiếng Việt với hình thức nào tốt hơn?

Số
Đáp án Tỷ lệ
người

106
A.Tập trung giảng dạy và luyện tập những từ 1
13
đồng nghĩa ở trong các bài dễ bị dùng sai. 7.81%
B.Có bao nhiêu từ đồng nghĩa trong một bài 8
6
thì dạy bấy nhiêu. .22%
C.Kết hợp cả hai hình thức được nêu trên,
bình thường thì dạy theo kiểu đáp án B, đến 7
54
lúc thi giữa kì và cuối kỳ thì dạy theo kiểu đáp 3.97%
án A.
Số người đã trả lời 73

第 12 题 Bạn thấy dạy bao nhiêu lần có thể nắm vững được sự khác biệt của các

từ đồng nghĩa tiếng Việt?


Số
Đáp án Tỷ lệ
người
A.Các thầy cô giải thích lặp đi lặp lại và học 41
30
viên luyện tập nhiều lần .1%
B.Các thầy cô giải thích một lần và học viên 20
15
cũng luyện tập một lần .55%
C.Các thầy cô giải thích hai ba lần và học 38
28
viên cũng luyện tập hai ba lần .36%
Số người đã trả lời 73

第 13 题 Bạn có muốn có một quyển từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt dành cho

học viên Trung Quốc không?

Đáp án Số người Tỷ lệ
A.Rất muốn 36 49.32%
B.Muốn 32 43.84%
C.Không quan tâm 5 6.85%

107
Số người đã trả lời 73

14 题 Tên giáo trình cơ sở tiếng Việt bạn học ở trong nước là gì? Nhà xuất bản là

gì? Và sách đấy do ai biên soạn?

第 15 题 Giáo trình tiếng Việt sử dụng ở trong nước có phần phân biệt từ đồng

nghĩa không?

108

You might also like