You are on page 1of 168

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------

NGUYỄN HOÀNG ANH

PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ LẬP LUẬN


CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(TRÊN TƢ LIỆU CUỐN “DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH”)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

NGUYỄN HOÀNG ANH

PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ LẬP LUẬN


CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(TRÊN TƢ LIỆU CUỐN “DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH”)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 02 40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức

Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch
Hồ Chí Minh (trên tư liệu cuốn “Danh ngôn Hồ Chí Minh”) là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn và góp ý của GS.TS. Đinh Văn
Đức. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Anh


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
giáo trong khoa Ngôn ngữ học, phòng Quản lý Khoa học và Sau đại học –
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS. TS Đinh Văn Đức,
người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và tạo những điều kiện tốt
nhất để em có thể hoàn thành luận văn của mình.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ quan tôi đang công
tác, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và các học viên đã cùng chia sẻ, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu ...............................................................6
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................9
1.1. Lý thuyết về diễn ngôn .........................................................................................9
1.1.1. Một số quan điểm về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ...............................9
1.1.2. “Diễn ngôn” và “văn bản” ...........................................................................10
1.1.3. Mạch lạc của diễn ngôn ...............................................................................13
1.1.3.1. Mạch lạc trong liên kết ..........................................................................14
1.1.3.2. Mạch lạc trong cấu trúc ........................................................................15
1.1.4. Một số vấn đề về “phân tích diễn ngôn phê phán”
(Critical Discourse Analysis – CDA) ....................................................................17
1.2. Lý thuyết về lập luận ..........................................................................................18
1.2.1. Khái niệm “lập luận” ...................................................................................18
1.2.2. Cấu trúc của lập luận ...................................................................................20
1.2.2.1. Luận cứ của lập luận .............................................................................20
1.2.2.2. Kết luận của lập luận ............................................................................23
1.2.2.3. Quan hệ lập luận ...................................................................................24
1.2.3. Tính phức hợp của tổ chức lập luận ............................................................29
1.2.4. Lẽ thường - cơ sở của lập luận ....................................................................31
1.2.5. Sự xuất hiện của lập luận trong loại hình diễn ngôn ...................................33
1.3. Tiểu kết...............................................................................................................36
CHƢƠNG 2. CÁC KIỂU LẬP LUẬN TRONG CUỐN
“DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH” ......................................................................37

1
2.1. Cơ sở phân loại các kiểu lập luận ......................................................................37
2.1.1. Lập luận theo phương thức trực chỉ .............................................................38
2.1.1.1. Tiêu chí nhận diện .................................................................................38
2.1.1.2. Ví dụ ......................................................................................................39
2.1.2. Lập luận theo phương thức hàm ẩn .............................................................40
2.1.2.1. Tiêu chí nhận diện .................................................................................40
2.1.2.2. Ví dụ ......................................................................................................42
2.1.3. Lập luận ngữ cảnh........................................................................................42
2.1.3.1. Tiêu chí nhận diện .................................................................................42
2.1.3.2. Ví dụ ......................................................................................................44
2.2. Các kiểu lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong cuốn
“Danh ngôn Hồ Chí Minh” .......................................................................................45
2.2.1. Lập luận theo phương thức trực chỉ .............................................................45
2.2.1.1. Lập luận trực chỉ có mô hình P R đơn giản: ...................................45
2.2.1.2.Lập luận trực chỉ theo mô hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận trực chỉ) 47
2.2.1.3.Lập luận trực chỉ theo mô hình “hình vuông lập luận”.........................49
2.2.1.4.Lập luận trực chỉ theo mô hình “tổng phân hợp” .................................53
2.2.1.5. Lập luận trực chỉ theo mô hình “P R (như P)”...................................55
2.2.1.6. Mạng lập luận trực chỉ ..........................................................................58
2.2.1.7.Nhận xét ..................................................................................................60
2.2.2. Lập luận theo phương thức hàm ẩn .............................................................62
2.2.2.1. Lập luận hàm ẩn theo mô hình P R đơn giản ...................................62
2.2.2.2. Lập luận hàm ẩn mô hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận hàm ẩn)......64
2.2.2.3. Lập luận hàm ẩn mô hình “hình vuông lập luận” ................................ 67
2.2.2.4. Lập luận hàm ẩn có mô hình “tổng phân hợp” ....................................68
2.2.2.5. Lập luận hàm ẩn mô hình “P R (như P)” ............................................71
2.2.2.6. Mạng lập luận hàm ẩn...........................................................................72
2.2.2.7. Nhận xét .................................................................................................74
2.2.3. Lập luận ngữ cảnh........................................................................................76
2.2.3.1. Một vài trường hợp................................................................................76
2.2.3.2. Nhận xét .................................................................................................78

2
2.3. Tiểu kết...............................................................................................................79
CHƢƠNG 3. BIỂU HIỆN QUYỀN LỰC TRONG LẬP LUẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH .........................................................................83
3.1. Diễn ngôn và quyền lực .....................................................................................83
3.1.1. Khái niệm “quyền lực” ................................................................................83
3.1.2. Biểu hiện của quyền lực trong diễn ngôn ....................................................84
3.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ............................85
3.2.1. Biểu hiện thông qua phương diện từ vựng: Hệ thống từ xưng hô ...............88
3.2.1.1. Vài nét về hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt....................................88
3.2.1.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông
qua hệ thống từ xưng hô .....................................................................................91
3.2.1.3. Nhận xét .................................................................................................97
3.2.2. Biểu hiện của quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông
qua phương diện ngữ pháp: Động từ ngữ vi ..........................................................99
3.2.2.1. Vài nét về động từ ngữ vi trong tiếng Việt ............................................99
3.2.2.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông
qua việc sử dụng động từ ngữ vi ......................................................................101
3.2.2.3. Nhận xét ...............................................................................................104
3.2.3. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua
phép lịch sự ..........................................................................................................107
3.2.3.1. Vài nét về “lịch sự” .............................................................................107
3.2.3.2. Những biểu hiện ngôn ngữ của chiến lược lịch sự âm tính và chiến lược
lịch sự dương tính .............................................................................................109
3.2.3.3. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông
qua việc sử dụng chiến lược lịch sự .................................................................110
3.2.3.4. Nhận xét ...............................................................................................120
3.3. Tiểu kết .............................................................................................................121
KẾT LUẬN ............................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................127
PHỤ LỤC

3
DANH MỤC BẢNG BIẺU

Bảng 2.1: Thống kê các kiểu lập luận được sử dụng trong cuốn
Danh ngôn Hồ Chí Minh...........................................................................79
Bảng 3.1: Thống kê các kết hợp của đại từ nhân xưng “tôi”
với từ xưng hô ngôi thứ hai biểu hiện vị thế và chiến lược giao tiếp .....98
Bảng 3.2: Thống kê các động từ ngữ vi/ biểu thức ngữ vi biểu hiện vị thế
và chiến lược giao tiếp trong cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh ...............106
Bảng 3.3: Thống kê việc sử dụng chiến lược lịch sự biểu hiện vị thế
và chiến lược giao tiếp trong cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh ...............120
Bảng 3.4: Thống kê vị thế và chiến lược giao tiếp được Chủ tịch Hồ Chí Minh
sử dụng ở các lập luận trong cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh ................122

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lập luận là một vấn đề ngày càng giành được sự quan tâm chú ý từ nhiều
nhà nghiên cứu. Trước đây, lập luận thuộc về phạm trù của Logic học và Tu từ
học. Nhưng ngày nay, lập luận đã trở thành một vấn đề thời sự trong nghiên cứu
ngôn ngữ.
Cho đến nay, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến lập luận. Tuy nhiên, đa số các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc
xem xét mặt cấu trúc bề nổi của lập luận chứ chưa xét đến lập luận với tư cách là
một vấn đề thuộc khung phân tích diễn ngôn, với những dấu hiệu đi kèm nằm ngoài
văn bản có ảnh hưởng đến việc phân tích lập luận. Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân
và Diệp Quang Ban là những tác giả có nghiên cứu sâu về lập luận ở Việt Nam, và
cũng đã có đề cập đến lập luận trong diễn ngôn, nhưng chủ yếu kết quả nghiên cứu
của các tác giả này là những kết quả về mặt lý thuyết. Thiết nghĩ, cần làm phong
phú thêm cho lý thuyết về lập luận bằng việc bổ sung những ngữ liệu thực tế từ việc
nghiên cứu ngôn ngữ lập luận của một đối tượng cụ thể.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là chính trị gia xuất sắc và cũng có thể coi là bậc thầy
về việc sử dụng ngôn từ như một công cụ, vũ khí để đạt tới mục đích chính trị. Một
trong những công cụ cụ thể của ngôn ngữ thường xuyên được Người sử dụng trong
các bài nói, bài viết của mình chính là lập luận. Hồ Chủ tịch vốn nổi tiếng với
những lập luận sắc sảo, đanh thép tuyên bố về chủ quyền, độc lập tự do của dân tộc
và những vấn đề khác. Nghiên cứu ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một việc làm cần thiết để bổ sung thêm nguồn tư liệu mới cho phân tích lập luận,
đồng thời giúp hiểu thêm về phong cách sử dụng ngôn ngữ và tư tưởng chính trị của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài:
Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trên tư liệu cuốn “Danh
ngôn Hồ Chí Minh”).

5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này được tiến hành với mục đích tìm hiểu các đặc trưng trong ngôn
ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt phương thức cấu thành lập luận và
biểu hiện quyền lực trong lập luận. Từ đó đưa ra một số nhận xét về việc sử dụng
ngôn ngữ trong lập luận của Hồ Chủ tịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích như vậy, chúng tôi hướng tới nhiệm vụ cụ thể là tìm ra một số
kiểu mô hình thường gặp trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc trưng sử
dụng của mỗi kiểu mô hình lập luận đó. Dựa trên việc phân tích lập luận, chúng tôi
sẽ đưa ra một số nhận xét bước đầu về tác động, ảnh hưởng của việc sử dụng những
mô hình lập luận đối với đối tượng tiếp nhận (người đọc, người nghe). Đồng thời,
luận văn cũng hướng đến nhiệm vụ tìm hiểu những biểu hiện quyền lực trong lập
luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua sự phân tích một số đặc điểm trong việc
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong lập luận.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là ngôn ngữ trong các lập luận của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi tƣ liệu
Với đối tượng nghiên cứu như vậy, chúng tôi xác định phạm vi tư liệu
nghiên cứu là các lập luận được thống kê trong cuốn “Danh ngôn Hồ Chí Minh”
(DNHCM) do PGS.TS Thành Duy biên soạn (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội,
2011). Đây là cuốn sách tập hợp những đoạn trích tiêu biểu trong các bài viết, bài
phát biểu, thư từ... của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được in trong bộ sách “Hồ Chí
Minh toàn tập” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995).
Các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chúng tôi thống kê ở đây tồn
tại trong diễn ngôn ở cả dạng nói và viết, dưới các hình thức độc thoại, đơn thoại,

6
hội thoại, song các lập luận xuất hiện trong diễn ngôn độc thoại, đơn thoại vẫn
chiếm đa số trong khối ngữ liệu.
Tuy mẫu lập luận để nghiên cứu trong luận văn này chỉ là những lập luận được
thống kê từ cuốn DNHCM nhưng với định hướng nghiên cứu là xem xét lập luận
trong khung phân tích diễn ngôn, nên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vẫn tham
khảo các văn bản gốc được in trong bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” để hiểu thêm về
ngữ cảnh và các yếu tố chi phối bên ngoài lập luận cần nghiên cứu.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Bằng việc phân tích các mẫu lập luận trong cuốn DNHCM, luận văn là sự thể
nghiệm việc vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu lập luận và phân
tích diễn ngôn phê phán vào nghiên cứu vấn đề quyền thế trong lập luận. Thông qua
kết quả nghiên cứu, luận văn đóng góp thêm một cách phân loại lập luận căn cứ vào
phương thức cấu thành lập luận. Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm phong phú
thêm lý thuyết về lập luận bằng việc xem xét các trường hợp thực tế của lập luận
trong diễn ngôn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn được thể hiện ở chỗ: Từ việc thống kê và
phân tích lập luận trong nhiều diễn ngôn đa dạng về hình thức, có tính chất và mục
đích sử dụng khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra những nhận xét
về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong lập luận của Hồ Chủ tịch, đóng góp thêm vào
việc tìm hiểu phong cách sử dụng ngôn ngữ trong lập luận của Bác. Đồng thời, từ
việc tìm ra những đặc điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ, luận văn giúp người đọc
có được cái nhìn phần nào về những tư tưởng về chính trị và văn hóa của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được truyền tải thông qua ngôn ngữ của Người.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích diễn ngôn và phương pháp
phân tích văn bản. Đây là hai phương pháp được vận dụng trong quá trình phân tích
lập luận, xử lý những mẫu lập luận nằm ở đơn vị ngôn ngữ bậc câu và trên câu.

7
Phương pháp phân tích diễn ngôn còn đặc biệt hữu ích đối với những mẫu lập luận
không đầy đủ thành phần luận cứ/ kết luận.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thủ pháp định tính và định lượng, tiến
hành theo các thao tác sau:
- Thống kê, phân loại: Thao tác này được vận dụng trong quá trình khảo sát tư
liệu, là cơ sở để rút ra những đánh giá, nhận xét khoa học về đối tượng.
- So sánh, đối chiếu: Là thao tác được sử dụng để rút ra những đặc điểm
chung của cả nhóm lớn cũng như đặc điểm riêng của từng tiểu loại lập luận.
- Phân tích, tổng hợp: Từ kết quả đã thu được sau thao tác thống kê và so
sánh, đối chiếu, tiến hành phân tích, tổng hợp những đặc điểm của việc sử dụng
ngôn ngữ trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận - trình bày các vấn đề lý luận về diễn ngôn và lập luận.
Chương 2: Các kiểu lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng (trên tư
liệu cuốn “DNHCM”). Chương này sẽ trình bày kết quả thống kê, miêu tả và phân
tích các mẫu lập luận theo từng phương thức cấu thành cụ thể.
Chương 3: Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích các biểu hiện của quyền lực
trong lập luận của Hồ Chủ tịch thông qua các phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ
vựng, ngữ pháp và phép lịch sự.
Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, các bảng thống kê và phụ
lục kèm theo.

8
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lý thuyết về diễn ngôn


1.1.1. Một số quan điểm về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
Nghiên cứu diễn ngôn có thể quy về hai trường phái chính là trường phái cấu
trúc luận (hay còn gọi là hệ cấu trúc luận (hình thức luận) và trường phái chức năng
luận (hay còn gọi là hệ chức năng luận). Theo đó, hệ cấu trúc luận thường coi diễn
ngôn như một loại đơn vị nào đó, mà trong đó có thể có các đơn vị thành phần nhỏ
hơn, và mạng lưới quan hệ giữa các đơn vị này. Trong khi đó, hệ chức năng luận lại
xem xét vấn đề mang tính tổng thể hơn: ngôn ngữ hành chức, ngôn ngữ hoạt động,
tương tác xã hội, hay việc sử dụng ngôn ngữ.
Phân tích diễn ngôn theo đường hướng cấu trúc luận tất yếu sẽ dẫn đến việc
xem xét diễn ngôn như một đơn vị trên câu. Paxpelốp viết về “Chỉnh thể cú pháp
phức hợp”, O.C.Akhmanova đề cập đến cái gọi là “chỉnh thể trên câu”, Harriz
(1952) là người đầu tiên nói về phương pháp “phân tích diễn ngôn – Discourse
analysis” áp dụng cho các chuỗi câu liên kết gọi là Discourse (Diễn ngôn). Ông coi
phân tích diễn ngôn như là một hệ phương pháp hình thức phân tích văn bản thành
các đơn vị nhỏ hơn. Chẳng hạn như một cuộc hội thoại sẽ bao gồm các lượt (turn),
hành động nói và sự kiện ngôn ngữ. Harriz đối lập giữa cái tập hợp câu là diễn ngôn
với cái gọi là một tập hợp ngẫu nhiên không có tính mạch lạc. (Theo Nguyễn Hòa
[12, tr. 23])
Hệ chức năng luận có mục đích nghiên cứu là ngôn ngữ hành chức. Do đó,
các nhà ngôn ngữ học thuộc hệ chức năng luận khi đề cập đến diễn ngôn và phân
tích diễn ngôn đều gắn liền nó với ngôn ngữ hành chức. Theo quan điểm của Fasold
(1990) thì: “Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng của ngôn
ngữ”. Còn Brown và Yule trong cuốn “Discourse analysis” (Phân tích diễn ngôn)
thì cho rằng: “Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức”.

9
Cũng theo Nguyễn Hòa, cách định nghĩa diễn ngôn như là việc sử dụng ngôn
ngữ cũng nhất quán với hệ chức năng luận, theo đó, ngôn ngữ được nhìn nhận như
là một hệ thống, ở đó các chức năng được hiện thực hóa. Việc nhìn nhận diễn ngôn
theo hệ chức năng luận đã giả thiết có một mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và
ngữ cảnh. Như vậy, việc phân tích diễn ngôn khó có thể tách khỏi việc phân tích
ngữ cảnh hay mối quan hệ giữa diễn ngôn và ngữ cảnh. Cuối cùng, tác giả cho rằng,
cần thiết phải kết hợp giữa cấu trúc luận và chức năng luận trong phân tích diễn
ngôn. Với hệ cấu trúc luận, nhiệm vụ của phân tích diễn ngôn sẽ là xác định và phân
tích các thành tố cấu thành diễn ngôn (phát ngôn), xác định vị trí của các yếu tố cấu
thành, và xem xét các cách thức tổ chức của diễn ngôn cho phù hợp với mục đích
giao tiếp. Với hệ chức năng luận, phân tích diễn ngôn có nhiệm vụ xác định và phân
tích các hành động nói do người nói thực hiện nhằm thực hiện các mục đích nhất
định cũng như hiểu các ý nghĩa xã hội, văn hóa hay cá nhân.
1.1.2. “Diễn ngôn” và “văn bản”
“Diễn ngôn” và “văn bản” là hai khái niệm cơ bản trong lý luận phân tích
diễn ngôn. Nhiều tác giả sử dụng “diễn ngôn” cũng như là “văn bản”. Văn bản cũng
có khi được hiểu theo hai phương diện: sản phẩm và quá trình. Với tư cách là sản
phẩm, văn bản là một thực thể có thể ghi nhận lại được, và có một cấu trúc nhất
định. Với tư cách là một quá trình, văn bản là sự lựa chọn nghĩa liên tục, một quá
trình vận động qua các ngữ vực, trong đó, mỗi loạt lựa chọn lại có thể tạo ra môi
trường cho các loạt lựa chọn khác.
Theo Diệp Quang Ban [2, tr. 212], tên gọi “diễn ngôn” và “văn bản” đã được
sử dụng qua ba giai đoạn và với các cách sử dụng khác nhau tùy theo đặc trưng của
từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu, việc nghiên cứu tập trung vào sự kiện nói bằng chữ viết. Do
đó, tên gọi “văn bản” được dùng để chỉ chung những sự kiện nói bằng chữ viết và
sự kiện nói miệng có mạch lạc và liên kết.
- Giai đoạn hai, ngôn ngữ nói được quan tâm nhiều hơn, tạo thế cân bằng với
ngôn ngữ viết. Vì vậy, hai thuật ngữ “diễn ngôn” và “văn bản” được sử dụng song

10
song. Tuy nhiên, có xu hướng dùng “văn bản” để chỉ sự kiện nói bằng chữ viết (lời
chữ), còn “diễn ngôn” để chỉ sự kiện nói bằng miệng (lời âm).
- Giai đoạn ba, do nảy sinh khó khăn trong việc xác định sự khác biệt rạch
ròi giữa dạng nói và dạng viết nên đến giai đoạn này, “diễn ngôn” được dùng như
“văn bản” ở giai đoạn đầu, tức dùng để chỉ chung cả sự kiện nói miệng lẫn sự kiện
nói bằng chữ viết.
Các nhà nghiên cứu dựa theo quan điểm khác nhau mà sử dụng thuật ngữ
“diễn ngôn” hay “văn bản”. Halliday và Hasan theo quan điểm của giai đoạn đầu,
theo đó hai tác giả này cho rằng “văn bản có thể là bất kỳ đoạn văn nào, viết hay nói,
dài hay ngắn, tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh.”… “Văn bản là một đơn
vị ngôn ngữ hành chức”, và “Văn bản là một đơn vị ngữ nghĩa – semantic unit”.
Tác giả Hồ Lê lại theo quan điểm của giai đoạn hai. Ông nêu khái niệm “văn
bản là chỉnh thể của một sản phẩm – viết để diễn đạt trọn vẹn một ý kiến về một vấn
đề hoặc một hệ thống vấn đề. Ngôn bản là chỉnh thể của một sản phẩm – nói để
diễn đạt trọn vẹn ý kiến về một vấn đề hoặc hệ thống vấn đề.”
Xu hướng chung hiện nay là phân biệt giữa “diễn ngôn” và “văn bản”. Crystal
(1992) cho rằng: “Diễn ngôn là một chuỗi ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) liên
tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị có mạch lạc, như bài truyền giáo, một lý
lẽ, một câu chuyện tiếu lâm hay chuyện kể”, và “Văn bản là một đoạn diễn ngôn nói
hay viết, hoặc thể hiện ở dạng kí hiệu sử dụng tự nhiên, được xác định để phân tích.
Đây thường là một đơn vị ngôn ngữ có một chức năng giao tiếp có thể xác định được
như một cuộc hội thoại hay tấm áp phích.”
Cook (1989) đã coi diễn ngôn như là “các chuỗi ngôn ngữ được cảm nhận
như có ý nghĩa, thống nhất và có mục đích” và văn bản như là “một chuỗi ngôn ngữ
được hiểu theo một cách hình thức, nằm ngoài ngữ cảnh”.
Brown & Yule (1983) thì quan niệm “văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một
hành động giao tiếp”, ở chỗ khác hai tác giả lại cho rằng “văn bản là sự thể hiện
của diễn ngôn”.

11
Widdowson (1984) cũng có cùng quan điểm giống Brown & Yule trong các
phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản. Theo tác giả, “diễn ngôn là một quá trình giao
tiếp. Kết quả về mặt tình huống của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thông tin
được chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này là Văn bản.”
Với các quan điểm về diễn ngôn và văn bản như vậy, Nguyễn Hòa [12, tr.
32] đã nhận xét: “Trên một phương diện nhất định, diễn ngôn hay văn bản có thể
coi là hai mặt của một sự vật, tuy ngoại diên của diễn ngôn rộng hơn so với văn bản,
bởi lẽ với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp, nó còn bao hàm
cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học, và tác
động của các chiến lược văn hóa ở người sử dụng ngôn ngữ.” Theo đó, Nguyễn Hòa
phân biệt “văn bản” và “diễn ngôn” như sau:
“Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự
kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể.”
“Diễn ngôn là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục
đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể.”
Như vậy, với tư cách là “một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh”, diễn ngôn “phải
có tính chủ đề từ chủ đề bộ phận đến chủ đề chung, có mạch lạc”. Để tạo nên mạch
lạc, diễn ngôn không những phải thể hiện sự liên kết trên nhiều phương diện mà còn
là sự tổ chức một cách hợp lý của các yếu tố quan yếu (có giá trị giao tiếp) tuân theo
các quy tắc cần và đủ. [12, tr. 33]
Tuy phân biệt khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản” nhưng Nguyễn Hòa cũng
nhận định rằng, trên thực tế, rất khó có thể phân biệt rạch ròi giữa diễn ngôn và văn
bản; bởi lẽ trong văn bản sẽ có cái diễn ngôn, trong diễn ngôn sẽ có cái văn bản.
Đây không phải là hai thực thể tách biệt mà chỉ là một thực thể biểu hiện của ngôn
ngữ hành chức trong bối cảnh giao tiếp xã hội.
Sự phân biệt “diễn ngôn” và “văn bản” như trên dẫn tới sự phân biệt giữa
“phân tích diễn ngôn” và phân tích văn bản”. Theo Nunan, phân tích văn bản xem
xét các đặc điểm hình thức của văn bản tách rời ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ; còn phân
tích diễn ngôn sẽ quan tâm tới mặt chức năng. Tuy vậy, cũng như “văn bản” và

12
“diễn ngôn” khó có sự phân định rạch ròi, “phân tích diễn ngôn” và “phân tích văn
bản” cũng không phải là hai bộ môn khác biệt, mà chỉ là hai mặt của phân tích ngôn
ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Và Nguyễn Hòa cho rằng, với ý
nghĩa như vậy, các khía cạnh của văn bản sẽ bao gồm các yếu tố như liên kết, cấu
trúc đề - thuyết, cấu trúc thông tin, kiểu loại diễn ngôn, cấu trúc diễn ngôn. Còn các
khía cạnh của diễn ngôn sẽ bao gồm mạch lạc, các hành động nói, sử dụng kiến
thức nền trong quá trình sản sinh và hiểu diễn ngôn, cách thức xử lý từ trên xuống,
cách thức xử lý từ dưới lên, xử lý tương tác và thương lượng nghĩa.
Và theo cách phân loại các khía cạnh diễn ngôn như vậy, vấn đề lập luận mà
luận văn này đề cập tới cũng là một trong những vấn đề thuộc mạch lạc, nằm trong
khung phân tích diễn ngôn.
1.1.3. Mạch lạc của diễn ngôn
Mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của lý luận phân tích diễn ngôn. Vai trò của
mạch lạc đối với diễn ngôn và văn bản đã được Nguyễn Thiện Giáp nhận xét: “Cái
quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một diễn ngôn hay văn bản chính
là mạch lạc”.
Diệp Quang Ban [2, tr. 297] đã đưa ra một định nghĩa về mạch lạc trong
phạm vi trường học như sau: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lý về mặt
nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản
(như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những
sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết với câu”.
Mạch lạc được tạo ra không chỉ bởi trên căn cứ ngôn ngữ mà còn trên cả
những căn cứ ngoài ngôn ngữ. Nó có căn cứ ngôn ngữ khi được tạo ra trên sự phát
triển mệnh đề, liên kết, hay tổ chức được khuôn mẫu; song khi thông tin ngữ cảnh
được đưa vào, hoặc các nguyên tắc hiểu nội bộ và loại suy được áp dụng để hiểu nội
dung diễn ngôn thì mạch lạc lại mang tính văn hóa – xã hội nằm ngoài ngôn ngữ.
Theo tác giả Nguyễn Hòa [12] thì mạch lạc trong diễn ngôn được tạo bởi 2 khía
cạnh chính: mạch lạc trong liên kết và mạch lạc trong cấu trúc.

13
1.1.3.1. Mạch lạc trong liên kết
Đã từng có thời người ta cho rằng tính liên kết mới là đặc trưng cơ bản của
diễn ngôn, là yếu tố phân biệt giữa một chuỗi các phát ngôn ngẫu nhiên với cái gọi
là diễn ngôn. Tuy nhiên đến những năm gần đây, sự phân biệt giữa mạch lạc
(coherence) và liên kết (cohesion) đã được thừa nhận.
Nunan (1993) đã định nghĩa mạch lạc như sau: “Mạch lạc là cái mức độ
phạm vi qua đó diễn ngôn được nhận biết là có mắc vào nhau chứ không phải là
một tập hợp các câu hay phát ngôn không có quan hệ với nhau”. Và liên kết là “các
mối liên hệ hình thức thể hiện các mối quan hệ giữa các mệnh đề và giữa các câu
trong diễn ngôn”. (Dẫn theo Nguyễn Hòa [12, tr. 49])
Theo quan điểm của Nguyễn Hòa, không nên cho rằng mạch lạc là các
phương tiện liên kết hay là nội dung của văn bản. Liên kết chỉ là phương tiện để tạo
mạch lạc. Trên thực tế, hoàn toàn có các văn bản không thể hiện tính liên kết, song
vẫn được coi là văn bản do có mạch lạc. Ví dụ dưới đây cho ta thấy rõ điều đó:
A: Cậu làm bài hôm qua cô giao chưa?
B: Tối qua nhà tớ mất điện.
Câu hỏi của A thường dẫn tới câu trả lời ở dạng khẳng định hay phủ định (Ở
đây là “Rồi” hay “Chưa”). Tuy nhiên, câu trả lời của B trong ví dụ trên lại là một câu
trần thuật có vẻ không liên quan gì đến câu hỏi. Thực chất, câu trả lời của B đã chứa
một hàm ngôn là “Tối qua nhà tớ mất điện nên tớ chưa làm bài tập”. Người nghe
hoàn toàn có thể nhận biết được ngay mối quan hệ nguyên nhân ở đây, và đối thoại
giữa A và B ở ví dụ trên hoàn toàn có mạch lạc. Theo Nguyễn Hòa thì đây chính là
“mạch lạc theo hành động nói”.
Theo Diệp Quang Ban, “mạch lạc là „sợi dây nối‟ nối các yếu tố mang nghĩa
trong văn bản, kể cả bên trong một câu, nối từ ngữ trong văn bản với tình huống
hữu quan, và gắn văn bản với cách dùng văn bản. Liên kết là một bộ phận trong hệ
thống của một ngôn ngữ với chức năng nối nghĩa của câu với câu trong văn bản,
theo những cấu hình nghĩa xác định”. Tác giả đã hệ thống hóa mối quan hệ giữa
liên kết và mạch lạc như sau:

14
LIÊN KẾT MẠCH LẠC

Mạch lạc Mạch lạc Mạch


trong theo lạc
nguyên trong
triển khai
tắc cộng chức
mệnh đề tác năng

PHI VĂN BẢN VĂN BẢN

Ông cũng khái quát sự hiện thực hóa của mạch lạc lại thành 3 phạm vi:
- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản.
- Mạch lạc trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới
trong tình huống từ bên ngoài.
- Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.
1.1.3.2. Mạch lạc trong cấu trúc
Mạch lạc không những được thể hiện trong liên kết mà còn thể hiện trong
cấu trúc của diễn ngôn, hay cách thức tổ chức diễn ngôn. Các nhà phân tích diễn
ngôn đều thừa nhận cấu trúc hay còn gọi là cách thức tổ chức các yếu tố quan yếu
có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên mạch lạc. Cấu trúc diễn ngôn bao hàm
sự hiện diện của các yếu tố phát triển nội dung. Và nó ngày càng được quan tâm
trong lý thuyết phân tích diễn ngôn. Moskaskja (1981) đã nhận xét: “Thật vậy, trước
hết nó (cấu trúc) được sử dụng trong lý thuyết nói chung về văn bản, lý thuyết này
đã đưa ra dấu hiệu tính định hình kết cấu như là một trong những tiêu chí khu biệt
văn bản với những chuỗi câu ngẫu nhiên không tạo thành văn bản: trong khi văn
bản có một kết cấu nhất định thì chuỗi câu ngẫu nhiên không được định hình về mặt
kết cấu.” (Dẫn theo Nguyễn Hòa [12, tr. 55])
Cấu trúc diễn ngôn bao gồm hai khía cạnh có liên quan chặt chẽ với nhau và
bổ sung cho nhau, đó là cách thức tổ chức và mạch lạc. Đỗ Hữu Châu đã nhận xét

15
rằng sự sắp xếp ý trong văn bản còn được gọi là bố cục hay kết cấu theo một trật tự
nhất định. Cần hiểu trình tự kết cấu trước hết như là sự thể hiện các quan hệ nội
dung trong văn bản. Tác giả cũng cho rằng: “kết cấu còn là một nghệ thuật trình bày
các yếu tố nội dung mang tính chủ quan của người viết. Trong kết cấu, người viết
có thể thay đổi trật tự…”
Nhiều nhà nghiên cứu diễn ngôn đều đưa ra các thuật ngữ khác nhau để nói
về cấu trúc của văn bản. Halliday và Hassan (1976) sử dụng thuật ngữ “cấu trúc vĩ
mô – macro structure” và cho rằng, nhờ các cấu trúc vĩ mô này mà các văn bản mới
là văn bản. Van Dijk (1977) thì đưa ra khái niệm tương tự là “siêu cấu trúc sơ đồ -
schematic superstructures” để nói về “dạng thức chung của diễn ngôn và các quy
ước mà theo đó người ta có thể tạo lập ra một loại văn bản nào đó, và nhờ vậy mà
người đọc có được sự chỉ dẫn khi xử lý văn bản”. Rosalin Horowitz (1977) thì sử
dụng thuật ngữ “cấu trúc hùng biện”, theo bà, đây là các khuôn mẫu tổ chức bậc cao
về trật tự thông tin trong văn bản. Một số tác giả khác như Grosz, Sidner (1986),
Mann và Thompson (1987) đã tìm cách xác lập mối quan hệ giữa cấu trúc của văn
bản và các mục đích hay ý định của người nói trong quá trình giao tiếp, và đưa ra
cách thức phân tích cấu trúc trên cơ sở các mối quan hệ giữa các bộ phận của văn
bản. (Dẫn theo Nguyễn Hòa [12, tr. 56]).
Theo Nguyễn Hòa [12, tr. 58] thì về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thừa
nhận là các loại văn bản, mặc dù nhìn có vẻ “hỗn độn”, đều có một cấu trúc riêng
của mình. Đây chính là cách thức tổ chức văn bản, và có thể mô hình hóa chúng lại
ở các mức độ khác nhau từ “nghiêm ngặt” đến mức độ “thường xuyên” và cuối
cùng là “tự do”. Shaughnessy (1977) đã đưa ra 5 kiểu tổ chức văn bản theo các mục
đích tương ứng như sau:
a. Sự kiện xảy ra (tổ chức theo thời gian, tường thuật).
b. Đây là diện mạo, âm thanh, mùi vị của một sự vật nào đó (miêu tả).
c. Cái này giống/ khác cái khác (so sánh, đối lập).
d. Cái này (có thể) là nguyên nhân của cái kia (nguyên nhân và đánh giá).
e. Đây là việc cần phải thực hiện (giải quyết vấn đề bao gồm kết quả, nguyên
nhân, giải pháp có thể có, đánh giá giải pháp, tiên đoán phản ứng phụ, gợi ý một
hay một loạt các yếu tố làm giải pháp tốt nhất).

16
Còn theo Hatch (1978), tương ứng với các chức năng, và loại tổ chức văn
bản trên có thể có 4 thể loại được nhiều người thừa nhận là: tường thuật, miêu tả,
quy trình và thuyết phục.
Như vậy, theo nhận định của Nguyễn Hòa [12, tr. 59] thì qua nhận xét của
các nhà nghiên cứu diễn ngôn, đều thấy rằng “cấu trúc diễn ngôn là sự tổ chức các
yếu tố nội dung/ quan yếu theo những cách thức hay trật tự nhất định. Cấu trúc cũng
là một yếu tố tạo mạch lạc”.
1.1.4. Một số vấn đề về “phân tích diễn ngôn phê phán” (Critical Discourse
Analysis – CDA)
Phân tích diễn ngôn phê phán có tuổi đời còn khá non trẻ trong số các đường
hướng phân tích diễn ngôn, mới bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ XX. Theo
quan điểm của CDA thì diễn ngôn không những như là thực tiễn và tập quán xã hội
mà đồng thời còn là sự phản ánh thực tiễn đó (Theo Nguyễn Hòa [12, tr. 126]). Bên
cạnh đó, mặt phê phán của ngôn ngữ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. Chouliaraki và Fairclough (1999) coi CDA là một bộ phận của
khoa học xã hội phê phán.
Thuật ngữ “phê phán - critical” trong CDA được hiểu theo nhiều trường phái
khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng “phê phán” được hiểu theo truyền
thống phê bình văn học; còn một số khác hiểu theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác về
vai trò của ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội và đồng thời là sự phản ánh của
hiện tượng này. “Phê phán” làm cho phân tích diễn ngôn trở nên có thái độ. Và về
thực chất, “phê phán” bao hàm việc phải bộc lộ bản chất mang tính hệ tư tưởng hay
các quan hệ xã hội không bình đẳng được thể hiện trong diễn ngôn. [12, tr. 128]
CDA cũng thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong việc tổ chức quan hệ quyền
– thế (power) xã hội và vấn đề quyền – thế (còn được gọi là quyền lực) bắt đầu nổi
lên như một đường hướng phân tích diễn ngôn mới vào những năm 70 của thế kỷ
XX. Một số nhà phân tích CDA coi đối tượng của CDA là quan hệ quyền - thế được
thể hiện trong diễn ngôn. Tuy nhiên, theo Nguyễn Hòa thì cách nhìn nhận như vậy
có thể còn hẹp. Cần mở rộng thêm phạm vi CDA sang nghiên cứu mối quan hệ xã

17
hội là thường không bình đẳng như sự phân biệt chủng tộc, giới tính, quan hệ giữa
các tầng lớp xã hội.
Nếu diễn ngôn được hiểu là ngôn ngữ hành chức thì CDA có thể hiểu như là
phân tích ngôn ngữ hành chức trong mối quan hệ với quyền - thế, hệ tư tưởng, và
các mối quan hệ xã hội khác. Theo đó, các quan điểm chủ yếu của CDA là:
- Diễn ngôn là tập quán và hành động xã hội (tức là đời sống xã hội). Nói
cách khác, CDA chấp nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.
- Diễn ngôn là sự thể hiện đời sống xã hội, là tri thức, là những điều nói về
thực tiễn hay tập quán xã hội.
- Các điều kiện xã hội (ngữ cảnh) có một vai trò quan trọng đối với sự kiến
tạo, hiểu và hoạt động của diễn ngôn.
- Các cá nhân hay tổ chức và các nhóm xã hội sử dụng ngôn ngữ để thể hiện
hệ thống giá trị, hay ý nghĩa của mình. Như vậy, bản thân ngôn ngữ không có quyền
lực, mà chính là những người sử dụng có quyền lực, và do vậy, ngôn ngữ trở nên
một công cụ quyền lực.
- Nhiệm vụ của CDA là không những bộc lộ các giá trị và ý nghĩa đó, mà
còn phải phân tích, tìm hiểu xem ngôn ngữ đã được sử dụng như thế nào.
Cùng với đó, cho đến hiện nay, CDA trên thế giới đã hình thành và phát triển
theo một số xu hướng chính:
- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo quan điểm lịch sử
- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo ngữ pháp chức năng hệ thống
- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo quan điểm nhận thức – xã hội
- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo lý thuyết hoạt động.
1.2. Lý thuyết về lập luận
1.2.1. Khái niệm “lập luận”
Lập luận đã từng là phạm trù nghiên cứu trong tu từ học và logic học, sau đó
mới trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Cho đến nay, quá trình
nghiên cứu lập luận đã trải qua hai cách nhìn nhận khác nhau. Điều này dẫn đến sự
khác biệt trong đường hướng nghiên cứu. Đối với thuật hùng biện cổ điển, lập luận

18
được coi như là có tác dụng làm tăng thêm giá trị thông tin miêu tả của ngôn ngữ.
Còn đối với một số nhà ngôn ngữ học hiện đại như Oswal Ducrot và Jean Claude
Anscombre thì lập luận lại được nghiên cứu dưới góc độ dụng học, nó được coi như
là yếu tố thứ nhất trong sự nói năng. Theo đó, “mọi cứ liệu mang tin đều là biến
tướng của giá trị lập luận của phát ngôn, cũng có nghĩa là phát ngôn nào cũng mang
giá trị lập luận”. [2, tr. 488]
Cùng với lịch sử nghiên cứu và cách nhìn nhận lập luận khác nhau, đã có
nhiều định nghĩa, khái niệm không giống nhau về lập luận.
Theo hai nhà ngôn ngữ học Pháp Ducrot và Anscombre (1983) thì “một
người nói thực hiện một hành động lập luận khi người đó trình bày một phát ngôn
E1 (hoặc một tập hợp phát ngôn) nhằm mục đích làm cho người nghe chấp nhận
một phát ngôn E2 khác (hoặc một tập hợp phát ngôn khác).” (Dẫn theo [13]).
Van Eemere, Grootendorst và Henkeman - ba tác giả của cuốn “Fundamentals
of Argumentation Theory” (1996) thì cho rằng: “Lập luận là một hành động trí tuệ có
tính xã hội và được thể hiện bằng ngôn ngữ nhằm mục đích làm tăng (hoặc giảm)
khả năng người nghe (người đọc) chấp nhận một quan điểm gây tranh cãi trên cơ sở
đưa ra một tập hợp những mệnh đề để chứng minh (hoặc bác bỏ) quan điểm đó trước
một người có khả năng đánh giá sáng suốt”. (Dẫn theo [13])
Ở Việt Nam, lý thuyết lập luận và những vấn đề liên quan đã được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu,
Diệp Quang Ban…
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ.
Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến
một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một
số) kết luận nào đó” [7; tr. 165]. Ông cũng cho rằng, lập luận phân biệt trên hai
phương diện: lập luận theo diễn từ chuẩn và lập luận trong ngôn ngữ. Theo đó, lập
luận theo diễn từ chuẩn có đặc trưng là chính các sự kiện, cứ liệu làm nên những
luận cứ cho sự lập luận theo quy tắc logic. Còn lập luận trong ngôn ngữ có những
quy tắc ngôn từ, những biểu thức ngôn ngữ định hướng cho một kết luận nào đó,

19
chúng tạo tiềm năng cho những lập luận. Đó là chức năng ngữ dụng của những biểu
thức ngôn ngữ định hướng cho một kết luận.
Còn theo quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu thì “lập luận là đưa ra những lí
lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà
người nói muốn đạt tới” [6, tr. 155]. Cũng theo tác giả thì thuật ngữ “lập luận” được
hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận. Thứ hai, nó chỉ
sản phẩm của hành vi lập luận, tức toàn bộ cấu trúc của lập luận, cả về nội dung và
hình thức. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “lập luận” với nghĩa thứ
hai, tức là sản phẩm của hành vi lập luận, bao gồm cấu trúc, nội dung và hình thức mà
sẽ được trình bày trong những phần sau đây. Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu còn đề cập đến
thuật ngữ “quan hệ lập luận”, dùng để chỉ quan hệ giữa các thành phần của một lập
luận với nhau.
Định nghĩa lập luận theo quan điểm của Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu
có sự tương đồng đáng kể, đó là đều thống nhất lập luận là một dạng hành động
ngôn từ, theo đó người nói đưa ra các lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết
luận nào đó. Ở đây, chúng tôi xin sử dụng định nghĩa về lập luận của tác giả Đỗ
Hữu Châu để làm cơ sở xác định, nhận diện lập luận phục vụ cho việc nghiên cứu
đề tài.
1.2.2. Cấu trúc của lập luận
Với tư cách là một cấu trúc ngôn ngữ, lập luận bao gồm các lí lẽ và một
hay nhiều kết luận. Quan hệ lập luận giữa nội dung các phát ngôn được biểu diễn
như sau:
P R
Trong đó: P là lí lẽ, R là kết luận.
Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (argument).
1.2.2.1. Luận cứ của lập luận
Luận cứ là những căn cứ để từ đó rút ra kết luận.
Diệp Quang Ban [2] phân chia luận cứ thành hai loại: luận cứ là bằng chứng
(vật chứng, nhân chứng) và luận cứ là lí lẽ, tức là điều suy luận hay một luận điểm,

20
một nguyên tắc đã được chứng minh. Còn Đỗ Hữu Châu [6] lại cho rằng luận cứ có
thể là thông tin miêu tả hay một định luật, một nguyên lý xử thế nào đấy.
Luận cứ có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, với mỗi khía
cạnh ấy, luận cứ lại có những hình thức thể hiện khác nhau. Về mặt cấu trúc hình
thức, luận cứ là những câu hoặc vế câu được liên kết với nhau theo những nguyên
tắc cú pháp nhất định. Về mặt logic ngữ nghĩa, luận cứ là những mệnh đề chứa
đựng nội dung được tạo nên bởi ý nghĩa của các từ ngữ tương ứng với các sự vật
trong thế giới hiện hữu. Về mặt ngữ dụng, luận cứ là những hành động phát ngôn ở
lời, những giá trị lập luận đích thực của các luận cứ được hình thành từ những ngữ
cảnh nhất định phù hợp với ý định của người sử dụng. [13, tr. 7].
Tuy nhiên, luận cứ đều thống nhất ở mục đích nhằm dẫn dắt người nghe đến
một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói đưa ra, hoặc muốn đạt
tới. Chính mục đích này góp phần khiến cho một sự kiện có thể được nhìn nhận như
là một luận cứ hay không. Hãy cùng xem xét ví dụ sau:
(1) Tủ lạnh hãng này tốt.
(2) Tủ lạnh hãng này được nhiều người dùng.
Đặt hai câu này cạnh nhau, chưa thể kết luận chúng có tạo thành lập luận hay
không:
(3) Tủ lạnh hãng này tốt. Nó được nhiều người dùng.
(4) Tủ lạnh hãng này được nhiều người dùng. Nó tốt.
Nếu người nói chỉ đơn thuần là mô tả sự kiện, không có chính kiến gì, thì
đây là hai câu miêu tả. Nhưng chỉ cần ý định và quan điểm của người nói thay đổi,
thì hai câu này có thể dễ dàng trở thành một lập luận.
- Trường hợp người nói có quan điểm cho rằng: “cái gì tốt thì được nhiều người
dùng” thì (1), (2) sẽ trở thành một lập luận mà (1) là luận cứ, (2) là kết luận. Chuỗi câu
(3) được hiểu là: “Tủ lạnh hãng này tốt. Vì vậy nó được nhiều người dùng”.
- Trường hợp người nói có quan điểm cho rằng “cái gì được nhiều người dùng
thì tốt”: lúc đó (1), (2) sẽ trở thành một lập luận mà (2) là luận cứ, (1) là kết luận.
Chuỗi câu (4) được hiểu là: “Tủ lạnh hãng này nhiều người dùng. Nó hẳn là tốt”.

21
Về mặt vị trí, luận cứ có thể đứng đầu, giữa, hoặc cuối lập luận, tức là có thể
đứng trước kết luận, giữa hai kết luận, hoặc sau kết luận. Ví dụ:
- Luận cứ đứng trước kết luận:
(5) “Thuế thân, thuế chợ, thuế đò, là một lối bóc lột vô nhân đạo (P). Tôi đề
nghị bỏ ngay ba thứ ấy (R)”.
(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa –
DNHCM – tr.74)
- Luận cứ đứng giữa hai kết luận:
(6) “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt (R1); nó khéo dỗ
dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc (P).
Vì thế mà càng nguy hiểm (R2)”.
(Đạo đức cách mạng – DNHCM – tr.161)
- Luận cứ đứng sau kết luận:
(7) “Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều (R). Có nước phải
chặt đầu vua. Có nước đồng bào chia đảng phái, chém giết nhau liên tiếp trong bao
nhiêu năm (P)”.
(Nói chuyện với đại biểu các báo chí về nội trị, ngoại giao nước nhà
trong những ngày vừa qua - DNHCM – tr.79)
Trong một lập luận thì luận cứ có thể tường minh, tức là có thể nói rõ ra,
cũng có thể hàm ẩn, người lập luận không nói ra mà người nghe phải tự mình suy
ra. Ta có thể xem xét ví dụ mà Diệp Quang Ban [2, tr. 333] đã nêu về luận cứ hàm
ẩn như sau:
(8) “Vợ hắn (tức là vợ đội Tảo), thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu và biết rõ đầu
đuôi món nợ, lấy năm mươi đồng giấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo.
Đàn bà vốn chuộng hòa bình: họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạnh làm gì cho
sinh sự. Vả lại bà đội cũng nghĩ rằng: chồng mình đang ốm… chồng mình có nợ
người ta hẳn hoi… Và năm chục đồng bạc với nhà mình là mấy, lôi thôi lại chả tốn
đến ba lần năm chục đồng!”
(Chí Phèo - Nam Cao)
Có thể ghi lại lập luận trong đoạn trích này như sau:

22
Luận cứ 1: Đội Tảo có nợ.
Luận cứ 2 (hàm ẩn): Người có nợ phải trả nợ.
Kết luận: Đội Tảo phải trả nợ.
Luận cứ 2 không xuất hiện trong văn bản, nhưng người đọc hoàn toàn có thể
ngầm hiểu được.
1.2.2.2. Kết luận của lập luận
Theo định nghĩa của Diệp Quang Ban thì “kết luận là cái mệnh đề hay lý
thuyết cụ thể được lấy làm đúng và được đưa ra để bênh vực bằng các luận cứ”.
Về mặt vị trí trong lập luận, cũng như luận cứ, kết luận có thể đứng đầu, giữa
hoặc cuối lập luận. Có thể xem xét các ví dụ (5), (6), (7) để thấy các biểu hiện vị trí
của kết luận. Trường hợp kết luận đứng giữa hai luận cứ, ta có ví dụ:
(9) Cái áo này kiểu dáng chả ra làm sao (p1). Thôi đừng mua (R)! Giá lại còn
cắt cổ nữa (p2).
Qua các ví dụ, có thể thấy rằng, trường hợp kết luận đứng cuối lập luận (ví
dụ 5) thì kết luận thường được hiểu là kết quả được rút ra từ những luận cứ đã nêu
phía trước. Trường hợp kết luận đứng đầu lập luận (ví dụ 7) thì kết luận đó thường
là những nhận xét, đánh giá khái quát về vấn đề sẽ được giải thích trong luận cứ tiếp
theo sau đó. Trường hợp kết luận đứng giữa lập luận, kẹp giữa các luận cứ (ví dụ 9)
thì kết luận thường là một nhận xét, đánh giá, đề nghị… bộc lộ thái độ nảy sinh từ
những luận cứ đã nêu trước đó và được bổ sung thêm bằng những luận cứ phía sau
nó. Trường hợp kết luận đứng cả đầu và cuối lập luận (ví dụ 6) thì kết luận trước
thường đóng vai trò nêu ra nhận xét, đánh giá, nhận định bước đầu, còn kết luận sau
giữ vai trò tổng kết, nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm nhận định của người nói, tăng
hiệu lực lập luận (đây là dạng lập luận tổng phân hợp mà chúng tôi sẽ trình bày kĩ
hơn trong chương 2).
Kết luận có thể tường minh, có thể hàm ẩn. Ví dụ về kết luận hàm ẩn:
(10) SP1: Tối nay đi xem phim “The Hobbit” với tao nhé?
SP2: Tối nay tao phải viết nốt báo cáo rồi.
Câu trả lời của SP2 có thể coi là một luận cứ có kết luận hàm ẩn được người
nghe ngầm hiểu là: “Tối nay SP2 không đi xem phim với SP1 được”.

23
1.2.2.3. Quan hệ lập luận
Quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ và kết luận. Trong các lập luận có
nhiều luận cứ, giữa các luận cứ này cũng có mối quan hệ xác định.
Luận cứ và kết luận có mối quan hệ qua lại với nhau: không có luận cứ thì
không có kết luận và ngược lại. Một phát ngôn riêng lẻ tự nó không thể là một kết
luận hay là một luận cứ (nó chỉ có thể là kết luận hay luận cứ ít ra là khi nó được đặt
trong mối quan hệ với cái hàm ý là luận cứ hay kết luận không được nói ra thành lời).
[2, tr. 489]
Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận, có nghĩa là các luận cứ
được đưa ra để hướng tới một kết luận nào đấy. Các luận cứ trong lập luận có thể
quan hệ với nhau theo hai cách là đồng hướng và nghịch hướng, trừ quan hệ trong
tam đoạn luận mà chúng tôi sẽ đề cập phía sau.
 Luận cứ đồng hướng là trường hợp lập luận có từ hai luận cứ trở lên mà
các luận cứ hướng tới cùng chấp nhận một kết luận chung. Ví dụ:
(11) Đây là chuyện ảnh hưởng đến tương lai của nó (p1), vả lại nó cũng lớn
rồi (p2), nên hãy để cho nó tự quyết định chuyện này đi (R).
Hai luận cứ (p1), (p2) đồng hướng, và bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa, và
cùng cộng hưởng để tăng lực lập luận.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [6, tr. 177], các luận cứ đồng hướng có quan hệ
tương hợp với nhau, có nghĩa là chúng làm nên một nhóm luận cứ thuộc cùng một
phạm trù. Tác giả đưa ra ví dụ:
p: Chiếc xe này rẻ.
q: Chiếc xe này mới chạy được 9000 km.
Ta có lập luận:
Chiếc xe này rẻ, lại mới chạy được 9000 km, mua đi.
Các luận cứ cũng có thể độc lập với nhau:
p: Chiếc xe này rẻ.
q: Anh vừa nhận được tiền nhuận bút.
Luận cứ “nhận được tiền nhuận bút” không cùng phạm trù với những đặc tính
của chiếc xe, tuy nhiên, chúng có thể đồng hướng lập luận. Chúng ta có lập luận:

24
Chiếc xe này rẻ, anh lại vừa nhận được tiền nhuận bút, mua đi.
 Luận cứ nghịch hướng là trường hợp một lập luận có từ hai luận cứ trở lên,
mà trong đó, một (hoặc một số) luận cứ hướng đến chấp nhận kết luận, còn một
(hoặc một số) luận cứ khác thì hướng đến phía không chấp nhận kết luận. Các luận
cứ đi theo hai hướng trái ngược nhau trong quan hệ đối với kết luận như vậy gọi là
luận cứ nghịch hướng. Ví dụ:
(12) Liên rất giỏi chuyên môn (p1), nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm (p2).
Vì vậy, cô ấy không đảm đương được công việc này. (R)
Trong hai luận cứ (p1), (p2) thì luận cứ (p2) hướng tới chấp nhận kết luận,
luận cứ (p1) hướng tới không chấp nhận kết luận. Do đó, (p1) và (p2) nghịch hướng
với nhau xét trong quan hệ với kết luận (R).
Đối với các luận cứ nghịch hướng, cần chú ý hai vấn đề:
- Vai trò quyết định của luận cứ có lực lập luận trong các luận cứ nghịch
hướng với nhau.
- Vai trò của các tác tử và kết tử lập luận đối với việc xác định luận cứ, kết
luận. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn trong phần sau về tác tử và kết
tử lập luận.
Trước hết, ta xét đến khái niệm “luận cứ có lực lập luận” và vai trò của nó.
Trong số hai (hay nhiều) luận cứ nghịch hướng nhau, luận cứ nào thuận hướng với
kết luận thì là luận cứ có lực lập luận, còn gọi là luận cứ có tác dụng lập luận. Trở
lại với ví dụ (12), ta thấy rằng, luận cứ (p2) “vẫn còn thiếu kinh nghiệm” là luận cứ
có lực lập luận. Nhưng ví dụ trên chỉ cần thay đổi một chút là hướng của kết luận đã
khác, và kéo theo đó, luận cứ có lực lập luận cũng thay đổi:
(13) Tuy Liên thiếu kinh nghiệm (p1), nhưng lại rất giỏi chuyên môn (p2). Vì
vậy cô ấy có thể đảm đương được công việc này (R).
Trong ví dụ này, luận cứ có lực lập luận lại là (p2) “rất giỏi chuyên môn”.
Về vị trí của luận cứ có lực lập luận, theo Đỗ Hữu Châu nhận xét, luận cứ có
hiệu quả lập luận mạnh hơn thường được đặt ở sau luận cứ có hiệu lực lập luận yếu
hơn. Ta có thể thấy điểm này qua việc so sánh hai lập luận (12) và (13).

25
(12) Liên rất giỏi chuyên môn (p1), nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm (p2). Vì
vậy, cô ấy không đảm đương được công việc này. (R)
(13) Tuy Liên thiếu kinh nghiệm (p1), nhưng lại rất giỏi chuyên môn (p2). Vì
vậy cô ấy có thể đảm đương được công việc này. (R)
Hai lập luận trên đều sử dụng hai luận cứ như nhau là “giỏi chuyên môn” và
“thiếu kinh nghiệm”, nhưng vì vị trí trước sau khác nhau nên dẫn đến kết luận khác
nhau. Như vậy vị trí của luận cứ cũng là chỉ dẫn lập luận.
Đỗ Hữu Châu [6, tr.179] đã đưa ra hai sơ đồ biểu diễn hai đặc tính: có hiệu
lực lập luận và đặc tính hướng về lập luận của luận cứ như sau:
Đặc tính hiệu lực lập luận:
r
q
p
(Trong đó: p, q là hai luận cứ. r là kết luận. Đọc: q có hiệu lực lập luận mạnh
hơn p đối với kết luận r).
Đặc tính hướng về lập luận:
r -r
p p‟
(Trong đó: - r là kết luận phủ định, trái ngược của kết luận r. Đọc: p hướng
tới r, p‟ hướng tới - r).
Thực chất, đối với trường hợp lập luận có hai luận cứ, mà hai luận cứ nghịch
hướng nhau thì lập luận đó là sự kết hợp của hai lập luận bộ phận trái ngược nhau,
trong đó vắng mặt kết luận của một lập luận. Ở ví dụ (13) thì kết luận của lập luận
thứ nhất vắng mặt. Nếu khôi phục kết luận vắng mặt này, gộp cả hai lập luận vào thì
ta được mô hình “hình vuông lập luận” có luận cứ và kết luận ở 4 “góc” như sau:
Liên thiếu kinh nghiệm Không thể đảm đương được công việc (r)
NHƯNG
Liên rất giỏi chuyên môn Liên có thể đảm đương được công việc (R)

26
Mũi tên liền là chỉ quan hệ trực tiếp giữa luận cứ và kết luận trong lập luận.
Mũi tên gạch đứt chỉ sự chuyển hướng lập luận với sự trợ giúp của kết tử lập luận
“nhưng”. Như vậy, ví dụ trên có mô hình “hình vuông lập luận” thiếu một “góc” là
vị trí của kết luận vắng mặt (r). Mô hình này chúng tôi sẽ quay lại phân tích kĩ hơn
ở chương 2.
 Quan hệ giữa các tiền đề (luận cứ) với nhau và giữa tiền đề (luận cứ) với
kết luận trong tam đoạn luận:
Tam đoạn luận là hình thức tiêu biểu của lập luận, nhất là lập luận khoa học.
Quan hệ trong tam đoạn luận cũng là loại quan hệ đặc biệt, không giống như quan
hệ đồng hướng hay nghịch hướng trong các loại lập luận khác. Trong lập luận tam
đoạn luận, có hai mệnh đề làm luận cứ là đại tiền đề và tiểu tiền đề, và một mệnh đề
làm kết luận.
Đại tiền đề (còn gọi là tiền đề lớn) nêu cái chung, khái quát mọi trường hợp
(hoặc khái quát đại đa số trường hợp trong lập luận đời thường). Tiểu tiền đề (còn
gọi là tiền đề nhỏ) nêu cái riêng, cái bộ phận so với cái chung nêu ở đại tiền đề. Kết
luận trong tam đoạn luận có quan hệ đến cái riêng, cái bộ phận nêu ở tiểu tiền đề. Vì
vậy, quan hệ giữa hai tiền đề và giữa tiền đề với kết luận trong tam đoạn luận rất
chặt chẽ.
Tam đoạn luận thường có trật tự “chuẩn” là Đại tiền đề - Tiểu tiền đề - Kết
luận. Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, dù trật tự giữa ba thành phần này có sự thay
đổi thì điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến bản chất suy lý của tam đoạn luận,
đó là đi từ cái chung đến kết luận về cái riêng. Tức là dù tam đoạn luận được trình
bày theo trật tự nào thì nó vẫn là suy lý diễn dịch.
Một ví dụ kinh điển về tam đoạn luận:
Đại tiền đề: Mọi người đều phải chết.
Tiểu tiền đề: Socrate là người.
Kết luận: Socrate phải chết."
Có thể thay đổi vị trí của các thành phần trong lập luận này theo nhiều cách:

27
Cách 1: Tiểu tiền đề: Socrate là người.
Đại tiền đề: Mọi người đều phải chết.
Kết luận: Socrate phải chết.
Cách 2: Kết luận: Socrate phải chết.
Tiểu tiền đề: (Vì) Socrate là người.
Đại tiền đề: (Mà) Mọi người đều phải chết.
Ta thấy rằng, dù trật tự vị trí của các tiền đề và kết luận trong tam đoạn luận
thay đổi nhưng bản chất của lập luận tam đoạn luận vẫn giữ nguyên.
 Phân biệt quan hệ lập luận với quan hệ nguyên nhân:
Có thể nhận thấy, một số lập luận giống với mệnh đề chỉ nguyên nhân – kết quả.
Quan hệ lập luận cũng có bề ngoài giống với quan hệ nguyên nhân. Một số kết tử dùng
trong lập luận cũng giống với quan hệ từ trong mệnh đề nguyên nhân. Tuy nhiên, Diệp
Quang Ban [2] cho rằng, quan hệ lập luận và quan hệ nguyên nhân là hai kiểu quan hệ
khác nhau. Ông đưa ra các lý do như sau:
- Nhìn khái quát, quan hệ lập luận diễn ra trong quá trình suy nghĩ, quan hệ
nguyên nhân diễn ra giữa các sự việc. Cho nên những câu (mệnh đề) nêu những sự
việc giống nhau có thể có quan hệ lập luận hoặc quan hệ nguyên nhân với nhau, tùy
theo cách sử dụng. Ví dụ:
Trời mưa to dài ngày như thế, làm sao tránh được lụt.
Trường hợp 1: Nếu đã có “mưa” và đang có “lụt” thì “mưa to và dài ngày”
chỉ nguyên nhân, “lụt” chỉ hệ quả => Câu có quan hệ nguyên nhân.
Trường hợp 2: Nếu đã có “mưa” nhưng chưa có “lụt”, “lụt” chỉ là điều dự
đoán sẽ đến trong nay mai, lúc này câu có quan hệ lập luận: “mưa to và dài ngày” là
luận cứ, “lụt” là kết luận. Lập luận này sẽ “đúng” nếu trong mấy ngày sau có lụt, và
nó là “sai” nếu trong mấy ngày sau đó lụt không xảy ra.
- Quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ với nhau hay giữa luận cứ với
kết luận. Quan hệ này tuân theo các quy tắc suy lý như diễn dịch, quy nạp, những
luật như luật đồng nhất, luận không mâu thuẫn… Một lập luận sai có thể sai ở luận
cứ, ở kết luận, ở quan hệ lập luận.

28
Quan hệ nguyên nhân là quan hệ giữa hai loại sự việc thỏa mãn 4 điều kiện:
+ Tính ưu tiên về thời gian: Chẳng hạn E1 là sự kiện nguyên nhân, E2 là sự
kiện hệ quả, thì: E1 phải xảy ra trước E2.
+ Tính còn hiệu lực: E1 phải còn hiệu lực cho đến khi E2 xuất hiện
+ Tính cần: E1 phải là cần có để cho E2 xuất hiện (tức là E2 không thể xuất
hiệ một cách bình thường nếu không có E1).
+ Tính đủ: Hoàn cảnh xung quanh cho thấy rằng E1 là đủ để E2 xuất hiện.
Trước một sự việc là hệ quả, có thể xác định nguyên nhân, các nguyên nhân
xác định được là đúng hay không đúng có thể thẩm định theo 4 điều kiện đã nêu.
Để tìm nguyên nhân của một sự việc, người ta có thể dùng suy lý lập luận và
thẩm tra tính đúng của suy lý bằng hiện thực.
Ở đây, chúng tôi theo quan điểm của Diệp Quang Ban về sự phân biệt quan
hệ lập luận và quan hệ nguyên nhân. Do đó, những mệnh đề giống lập luận nhưng
thực chất lại là mệnh đề nguyên nhân không nằm trong phạm vi đối tượng nghiên
cứu của luận văn này.
1.2.3. Tính phức hợp của tổ chức lập luận
Theo tính phức hợp của tổ chức lập luận, Đỗ Hữu Châu [6] chia thành hai
loại là lập luận đơn và lập luận phức hợp. Theo đó, lập luận đơn là lập luận chỉ có
một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ. Còn lập luận phức hợp thường
gặp hơn, có hai dạng chính, bao gồm:

p1, q1 r1 r2 r3 R

p1, q1 r1
p2, q2 r2
p3, q3 r3 R

pn, qn rn

29
Trong mô hình này, R là kết luận chung, r1, r2, r3… là những kết luận bộ
phận. Mô hình thứ nhất có nghĩa là từ luận cứ p1, q1 ta có kết luận r1; r1 đóng vai
trò luận cứ để có kết luận r2; r2 đóng vai trò luận cứ để có kết luận r3, cứ thế tiếp
tục cho đến khi ta có kết luận chung, tổng thể R. Mô hình thứ hai là mô hình bao
gồm nhiều lập luận bộ phận, kết luận của mỗi lập luận bộ phận đó lại là luận cứ của
kết luận chung R.
Diệp Quang Ban [2] cũng căn cứ trên cơ sở sự khác nhau về độ phức tạp của
lập luận để phân chia lập luận thành hai kiểu mà ông gọi là “hai kiểu lập luận khái
quát thường gặp”, đó là lập luận giản đơn và lập luận phức tạp. Về lập luận giản
đơn, Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu [6] đều nhất trí ở điểm, đó là kiểu lập luận
có một kết luận. Ngoài ra, Diệp Quang Ban có phân biệt cụ thể và mở rộng khái
niệm lập luận giản đơn “là lập luận trong đó chỉ có một luận cứ hay có một số luận
cứ đồng hạng với nhau (không phân biệt lớn hay nhỏ), và một kết luận”.
Cũng theo tác giả này thì trong lập luận giản đơn cũng gặp trường hợp kết
luận trái với luận cứ. Đó là trường hợp lập luận có mô hình “hình vuông lập luận”
như đã trình bày ở trên. Mô hình này thực chất có hai kết luận, nhưng thường chỉ có
một luận cứ và một kết luận xuất hiện trên bề mặt lập luận, còn một luận cứ và một
kết luận khác hàm ẩn. Và tác giả vẫn coi kiểu lập luận có mô hình “hình vuông lập
luận” là kiểu tiêu biểu đối với loại lập luận giản đơn, “tiêu biểu cho thực chất „kép‟
mà thể hiện đơn nhất của nó”.
Lập luận phức tạp theo Diệp Quang Ban là lập luận trong đó có hai luận cứ
không ngang nhau về tính khái quát: một luận cứ chỉ cái chung làm tiền đề lớn (đại
tiền đề), một luận cứ chỉ cái riêng làm tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề) và một kết luận (về
cái riêng). Lập luận phức tạp chỉ có một loại lập luận duy nhất, đó chính là loại lập
luận “tam đoạn luận” đã được trình bày ở trên.
Tóm lại, Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu đều có đồng quan điểm về sự
phân chia lập luận theo độ phức tạp, đều đưa đến kết quả phân chia là hai kiểu lập
luận đơn (giản đơn) và phức hợp (phức tạp). Tuy nhiên, trong khi Đỗ Hữu Châu cho
rằng lập luận phức hợp có từ hai kết luận trở lên và thường có hai dạng chính (sơ đồ

30
phía trên) thì Diệp Quang Ban lại quan niệm lập luận phức hợp chỉ có một loại là
tam đoạn luận và quan hệ lập luận trong lập luận phức hợp là quan hệ giữa hai luận
cứ không ngang nhau về tính khái quát.
Ở đây, chúng tôi sử dụng mô hình biểu diễn lập luận của Đỗ Hữu Châu trong
phân tích lập luận ở chương 2.
1.2.4. Lẽ thƣờng - cơ sở của lập luận
Khác với lập luận logic có cơ sở là các tiền đề logic và thao tác logic, lập
luận đời thường có cở sở là các lẽ thường.
Lẽ thường là những chân lý thông thường có tính kinh nghiệm, không có tính
tất yếu, bắt buộc như các tiên đề logic. Có những lẽ thường phổ quát, chung cho
toàn nhân loại hay một số dân tộc có cùng một nền văn hóa. Ví dụ như đối với các
nước theo Thiên chúa giáo, trong dịp lễ Noel nhiều cửa hàng, trường học, cơ quan
đóng cửa nghỉ lễ. Khi đó, trường hợp sau đây hoàn toàn có thể coi là lẽ thường và
hợp lý:
A: Sao hôm nay nhà hàng này đóng cửa sớm thế?
B: Anh biết đấy, đêm nay là đêm Noel mà.
Bên cạnh đó, cũng có những lẽ thường riêng cho một quốc gia, thậm chí một
địa phương trong một quốc gia. Ví dụ người Việt Nam kiêng ăn mực vào đầu tháng,
đầu năm vì cho là ăn mực sẽ mang lại đen đủi. Do đó, khi ở Việt Nam, người ta
hoàn toàn có thể có cơ sở để lập luận: “Mới đầu tháng mà nhà nó đã ăn mực.”
Nhưng khi sang các nước khác thì điều này sẽ hoàn toàn trở nên vô lý.
Theo Oswald Ducrot, lẽ thường có những tính chất như sau: khái quát, chung
và có thang độ. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 194])
- Tính khái quát của lẽ thường thể hiện ở chỗ mỗi lẽ thường là cơ sở để xây
dựng nên những lẽ thường riêng, những lập luận cụ thể về những sự vật, người, sự
kiện cụ thể. Đối với lập luận:
Bây giờ là tám giờ.
lẽ thường khái quát là: “càng có thì giờ thì chúng ta càng không phải vội vã” và
ngược lại, “càng không có thì giờ thì càng phải vội vã”. Từ kẽ thường này chúng ta

31
có thể giục giã nhau (hoặc khuyên nhau không cần vội vàng) trong những trường
hợp cụ thể.
- Lẽ thường có tính chung có nghĩa là lẽ thường đó được mọi người công
nhận. Mọi người ở đây không nhất thiết là toàn nhân loại hoặc toàn thể nhân dân
một nước, toàn thể thành viên của một dân tộc. Chung ở đây chỉ có nghĩa là được
một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận, cộng đồng này có thể lớn bé khác nhau.
- Đặc tính có thang độ được Ducrot cho là đặc tính quan trọng nhất của các
lẽ thường. Có thể biểu diễn tính chất có thang độ của lẽ thường: “Càng có thì giờ thì
chúng ta càng không phải vội vã” như sau:
có thời gian không vội
8 giờ kém 10 thong thả

8 giờ To bình thường

8 giờ 10 vội

(đọc: Có thời gian có 3 thang độ: chưa đến 8 giờ (8 giờ kém 10), tám giờ,
quá 8 giờ (8 giờ 10) thì sự không vội cũng có 3 thang độ tương ứng: thong thả, bình
thường, vội. To là topos (lẽ thường) nối hai thang “có thời gian” và “không vội” với
nhau theo các thang độ phù hợp).
Thang độ của lẽ thường: “Càng không có thì giờ thì chúng ta càng phải vội
vã” được biểu diễn như sau:
không có thời gian vội
8 giờ 10 vội

8 giờ To bình thường

8 giờ kém 10 thong thả

(đọc: không có thời gian có 3 thang độ: quá 8 giờ (8 giờ 10), tám giờ, chưa
đến 8 giờ (8 giờ kém 10) thì sự vội cũng có 3 thang độ tương ứng: vội, bình thường,
thong thả. To là topos (lẽ thường) nối hai thang “không có thời gian” và “vội” với
nhau theo các thang độ phù hợp).

32
1.2.5. Sự xuất hiện của lập luận trong loại hình diễn ngôn
Diễn ngôn có nhiều hình thức khác nhau. Đỗ Hữu Châu [6, tr. 156] nêu khái
niệm về 3 loại hình diễn ngôn: diễn ngôn độc thoại (monologic), diễn ngôn đơn
thoại (monologal) và diễn ngôn song thoại (dialogal). Theo đó:
- Diễn ngôn độc thoại tức diễn ngôn do một người nói ra (hoặc viết ra) người
tiếp nhận không được đáp lại.
- Diễn ngôn đơn thoại do một người nói ra (hoặc viết ra) trong một cuộc hội
thoại, người tiếp nhận có thể đáp lại.
- Diễn ngôn song thoại tức diễn ngôn của những người đối thoại nói qua lại
với nhau trong một cuộc hội thoại.
Lập luận có thể xuất hiện trong cả ba loại hình diễn ngôn độc thoại, đơn thoại
và song thoại. Trong diễn ngôn song thoại, biểu hiện của lập luận thường tồn tại dưới
hai dạng. Dạng thứ nhất là những cuộc hội thoại tranh luận ý kiến giữa SP1 và SP2,
trong đó SP1 và SP2 đưa ra những luận cứ dẫn tới những kết luận khác nhau nhằm
giành phần thắng cho mình. Trong tác phẩm “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng có cuộc
đối thoại giữa nhân vật Tú Anh và vợ chưa cưới, đây là một ví dụ về cuộc hội thoại
tranh luận ý kiến. (SP1 là nhân vật vợ chưa cưới, SP2 là nhân vật Tú Anh):
SP1: Nếu việc đôi ta được thì hay lắm. Tôi không hề dám nghĩ đến thế đấy.
SP2: Chắc hẳn là duyên trời…
SP1: Tôi chỉ còn hơi bất mãn là việc chúng ta lại do cụ Nghị chứ không phải
do anh mà nên. Như vậy chúng ta lấy nhau không phải vì ái tình mà là vì bổn
phận…
SP2: Thì cũng phải do ý muốn của tôi thì mới xong chứ?
SP1: Người ta đồn cụ Nghị phải ép anh, anh mới nghe. Tôi cứ phải nghĩ đến
điều ấy thì tôi bực lắm.
SP2: Nếu tôi yêu cô thì cô biết à? Một người như tôi có yêu ai thì yêu cho kín
đáo chứ?

33
SP1: Tôi muốn rõ điều ấy lắm mà không biết được! Tôi muốn lấy chồng vì
tình ái, chứ không muốn lấy chồng vì bổn phận! Tôi muốn rằng anh lấy tôi thì ít
cũng phải vì… yêu.
SP2: Nói dở lắm, không yêu thì ai lại lấy.
(Giông tố - Vũ Trọng Phụng)
Dạng thứ hai là những phát ngôn trong hội thoại tuy cũng do hai người hoặc
nhiều người nói ra nhưng tất cả các ý kiến (luận cứ) đều hướng tới cùng một kết
luận. Ví dụ:
SP1: Mọi người thấy thuê phòng này được không? Tớ thấy cũng rộng rãi.
SP2: Ừ, được đấy. Chỗ này gần trường mình, đi học cho tiện.
SP3: Nghe nói ở đây an ninh cũng tốt.
SP4: Mà quan trọng nhất là giá thuê chỗ này cũng hợp lý.
SP1: Thế quyết định thuê căn phòng này nhé!
Ở đoạn hội thoại này, 4 người nêu ra 4 loạt luận cứ và tất cả đều dẫn đến kết
luận “quyết định thuê căn phòng (được đề cập đến trong đoạn hội thoại)”.
Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 157], những cuộc hội thoại trong đó các nhân vật
cùng hỗ trợ nhau dẫn tới cùng một kết luận được gọi là những cuộc hội thoại đồng
hướng. Bên cạnh đó, có những cuộc tranh luận mà các nhân vật đưa ra những lập
luận dẫn tới những kết luận ngược nhau, đó là những lập luận nghịch hướng nhau.
Mỗi lập luận nghịch hướng là một phản lập luận đối với nhau.
Diễn ngôn độc thoại hay song thoại không phải chỉ có một lập luận mà
thường là sự phối hợp của một số lập luận (và phản lập luận), các lập luận đó diễn
tiến để dẫn đến kết luận cuối cùng, đích của toàn bộ diễn ngôn.
Lập luận thường vận động trong diễn ngôn. Biểu hiện của sự vận động này là
trong diễn ngôn có các lập luận bộ phận, các lập luận này liên kết với nhau, lập luận
trước dẫn đến lập luận sau, tất cả tạo nên một vận động đi tới kết luận cuối cùng.
Nhất là trong diễn ngôn hội thoại, sự vận động của lập luận rất rõ ràng và có vai trò
quan trọng, lập luận có vận động thì cuộc hội thoại mới không giẫm chân tại chỗ,
mới có tính năng động. Ví dụ:

34
“Để Xuân cứ ngồi ngáp dài, Văn Minh còn cãi nhau với ông nhà báo đã.
VM1: Thưa ông, nếu ông tăng tiền quảng cáo thì quá lắm.
NB1: Thưa bà, ấy là bà nhầm. Báo của tôi mỗi ngày một tăng độc giả, cái
danh giá của chúng tôi mỗi ngày bị bọn bảo thủ làm cho tiêu đi mất một tị, thế là
chỉ lợi cho bà. Vả lại số người theo mới cứ tăng…
VM 2: Thưa ông, đó là sự tự nhiên, mà có lợi thì lợi cho các ông chứ cho gì
riêng tôi mà ông lại...
NB 2: Không! Lợi nhất cho bà và những ai cùng nghề với bà!
VM 3: Ông hô hào đổi mới, người ta theo mới thì lợi cho các ông đã chứ?
NB 3: Không, lợi nhất cho bà, tôi đã nói thế.
VM 4: Ông tưởng thế, chứ báo của ông đã có ảnh hưởng gì? Chắc đâu...
Nhà viết báo đến đây, sùi bọt mép ra vì tức giận:
NB 4: Không có ảnh hưởng, bà bảo? Thế bà xem xã hội bây giờ tiến hoá đến
đâu? Bà có đọc báo hàng ngày đó không? Bao nhiêu vụ ly dị! Bao nhiêu cuộc ngoại
tình? Con gái theo giai đùng đùng đàn ông chê vợ hàng lũ, lại vừa có cả một ông
huyện treo ấn từ quan để theo một cô gái tân thời, như thế, tôi tưởng là báo chúng
tôi có ảnh hưởng quá nữa! Ngày nào cũng có một tiệm khiêu vũ mới mở...
Đến đây thì bà Phó Đoan vừa lúc bước vào. Xuân Tóc Đỏ cũng đứng lên. Văn
Minh cũng mặc ông nhà báo đứng đấy với mọi cái ảnh hưởng của tờ báo.”
(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Trong cuộc đối thoại này, lời thoại của nhân vật bà Văn Minh được kí hiệu là
VM 1, VM 2, VM 3, VM 4; lời thoại của nhân vật nhà báo được kí hiệu là NB 1,
NB 2, NB 3, NB 4. Trong đó, từ VM 1 – VM 4, từ NB 1 – NB 4 là từng đôi lời
thoại lập thành từng cặp lập luận – phản lập luận. Lập luận ở đây vận động liên tục,
khiến cho cuộc hội thoại có thể tiếp tục duy trì và phát triển. Trong tình huống ở ví
dụ trên, cuộc tranh luận rất có thể sẽ tiếp diễn nếu không có yếu tố ngoại cảnh xen
vào (việc bà Phó Đoan bước vào).
Thông thường, lập luận sẽ liên tục vận động và cuộc thoại tiếp diễn cho đến khi
cả hai bên đi đến cùng một kết luận cuối cùng, hoặc một bên không tiếp tục duy trì
cuộc hội thoại, hoặc có yếu tố ngoại cảnh tác động xen vào chấm dứt cuộc hội thoại.

35
1.3. Tiểu kết
Như vậy, trong chương thứ nhất, chúng tôi đã trình bày những vấn đề lý
thuyết về diễn ngôn và lập luận. Những lý thuyết này đã và đang được các nhà
nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và phát triển, tuy nhiên ở đây, chúng tôi chỉ trình bày
những vấn đề cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
của luận văn. Những trình bày ở trên cũng mới chỉ mang tính chất như sự tổng kết
các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trên cơ sở tham khảo tài liệu và sự
tiếp thu kiến thức của bản thân người nghiên cứu. Các lý thuyết đã nêu sẽ được vận
dụng để phân tích lập luận trong chương 2 và chương 3 của luận văn này.

36
CHƢƠNG 2
CÁC KIỂU LẬP LUẬN
TRONG CUỐN “DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH”

Có thể nhận thấy, lập luận có phạm vi sử dụng rất rộng rãi, xuất hiện từ
những hội thoại trong đời sống hằng ngày đến những văn bản khoa học hay chính
luận có tính nghiêm ngặt cao trong tổ chức ngôn từ. Hình thức xuất hiện của lập
luận cũng rất đa dạng, với nhiều kiểu loại phong phú. Tùy theo mỗi hình thức xuất
hiện, trường hợp sử dụng khác nhau mà lập luận có thể mang những đặc trưng riêng
biệt. Lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng cũng rất phong phú về kiểu loại,
đồ sộ về số lượng và đa dạng về hình thức. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài, ở đây
chúng tôi chỉ thống kê các lập luận xuất hiện trong cuốn DNHCM rồi tiến hành
phân chia thành các kiểu lập luận dựa trên những tiêu chí nhất định.
2.1. Cơ sở phân loại các kiểu lập luận
Về cơ bản, lập luận trong ngôn ngữ cũng là “một hoạt động bằng logic ngôn
từ mà người nói thực hiện nhằm tác động tới quần chúng” [8]. Để đạt được tới mục
đích tác động của mình mà lập luận có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau,
thể hiện dưới nhiều kiểu dạng khác nhau. Theo đó, cũng có nhiều cách phân loại lập
luận. Ở đây, dựa trên tư liệu khảo sát được về những lập luận mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh sử dụng, chúng tôi đưa ra cách phân loại lập luận dựa trên phƣơng thức
cấu thành lập luận, cụ thể hơn là căn cứ vào đặc điểm xuất hiện (sự có mặt, vắng
mặt hay sự tồn tại phụ thuộc vào yếu tố khác) của các thành phần trong lập luận.
Theo đó, những lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn DNHCM được phân
chia thành 3 loại:
- Những lập luận có luận cứ và kết luận rõ ràng được thể hiện trên bề mặt lập
luận: Lập luận theo phương thức trực chỉ (gọi tắt là lập luận trực chỉ).
- Những lập luận không có luận cứ và kết luận rõ ràng thể hiện trên bề mặt lập
luận: Lập luận theo phương thức hàm ẩn (gọi tắt là lập luận hàm ẩn),
- Những lập luận mà luận cứ chỉ có giá trị lập luận khi xem xét gắn liền với
ngữ cảnh: Lập luận ngữ cảnh.

37
2.1.1. Lập luận theo phƣơng thức trực chỉ
2.1.1.1. Tiêu chí nhận diện
Đúng như tên gọi, phương thức cấu thành loại lập luận này là phương thức
trực chỉ. Trực chỉ về thực chất là một hiện tượng nằm trong phạm vi quy chiếu.
Cách gọi trực chỉ bắt nguồn từ những hành động chỉ xuất ngoài ngôn ngữ. Vì vậy,
trực chỉ được dùng để áp dụng cho những phương tiện ngôn ngữ thực hiện chức
năng quy chiếu. Hay nói một cách khác, nó chỉ ra và đồng nhất quy chiếu bằng cách
trực tiếp dựa ngay vào những mốc do hành động phát ngôn của người nói tạo ra.
Áp dụng vào phân loại lập luận, căn cứ theo cách hiểu về phương thức trực chỉ
như trên, chúng tôi xin tạm đưa ra tiêu chí nhận diện lập luận trực chỉ. Đây không
phải là định nghĩa hay khái niệm chuẩn mà chỉ có thể được coi là khái niệm công cụ
hay tiêu chí mà chúng tôi tạm thời xác lập để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài
này. Theo đó, các lập luận sử dụng phương thức trực chỉ được hiểu là các lập luận
có luận cứ xuất hiện đầy đủ trong lập luận, và kết luận được suy ra trực tiếp từ
những luận cứ được đưa ra.
Đặc điểm của các lập luận theo phương thức trực chỉ là chúng có đầy đủ cả
bộ phận luận cứ và kết luận, được thể hiện ngay trên bề mặt lập luận. Quan hệ giữa
luận cứ và kết luận là quan hệ trực tiếp. Do đó, những lập luận này cũng có thể
được gọi là lập luận trực tiếp, hay lập luận hiển ngôn. Sau đây, để ngắn gọn, chúng
tôi xin được gọi tắt những lập luận loại này là “lập luận trực chỉ”.
Lập luận theo phương thức trực chỉ có dạng cấu trúc khái quát:
Luận cứ 1 (p1)
Luận cứ 2 (p2)
Kết luận (R)
...
Luận cứ n (pn)
Trong đó, các luận cứ (p1), (p2), ..., (pn) và kết luận (R) đều được thể hiện trực
tiếp trong lập luận. Mối quan hệ trực chỉ, hiển ngôn giữa luận cứ và kết luận được
thể hiện bằng đường mũi tên liền.

38
Trong đời sống giao tiếp hằng ngày cũng như trong các diễn ngôn, lập luận
trực chỉ được sử dụng thường xuyên với tần suất cao. Bởi mục đích chung của lập
luận là khiến người nghe chấp nhận một nhận định, kết luận nào đó mà người nói
đưa ra. Lập luận theo phương thức trực chỉ đưa ra luận cứ và kết luận một cách rõ
ràng, trực tiếp, tác động thẳng tới người nghe nên thường được ưu tiên khi cần sử
dụng lập luận.
2.1.1.2. Ví dụ
Từ ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày đến trong các diễn ngôn
theo nhiều phong cách khác nhau như chính luận, văn học, báo chí… đều có thể bắt
gặp nhiều trường hợp sử dụng lập luận trực chỉ. Ví dụ:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và
vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bởi lẽ đó, các bậc thánh
đế minh vương đời xưa không ai không coi việc gây dựng nhân tài, tuyển chọn kẻ sĩ,
bồi đắp nguyên khí làm việc quan trọng hàng đầu.”
(Thân Nhân Trung – Bia Văn Miếu năm 1484)
Đây có thể coi là một lập luận theo phương thức trực chỉ điển hình với các
bộ phận:
Luận cứ:
p1: nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh
và vươn cao
P: Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia
p2: nguyên khí suy thì thế nước yếu mà
xuống thấp
Trong đó, p1 p2 là luận cứ thành phần có vai trò giải thích cho cho luận cứ
chung (P).
Kết luận: R: Bởi lẽ đó, các bậc thánh đế minh vương đời xưa không ai không
coi việc gây dựng nhân tài, tuyển chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc quan
trọng hàng đầu.
Mối quan hệ trong lập luận này có thể miêu tả bằng sơ đồ:

39
p1
P R
p2
2.1.2. Lập luận theo phƣơng thức hàm ẩn
2.1.2.1. Tiêu chí nhận diện
Trước khi đưa ra cách nhận diện lập luận theo phương thức hàm ẩn, trước
hết, cần làm rõ thế nào là “hàm ẩn”.
Có thể coi “hàm ẩn” (với cách gọi đầy đủ là “ý nghĩa hàm ẩn”) là “các ý
nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được” [6, tr. 359].
Ngôn ngữ học và ngữ dụng học quan tâm đến “những ý nghĩa hàm ẩn nào
mà người nói có ý định thông báo cho người đối thoại biết mặc dầu vì những lý do
nào đấy không nói nó ra một cách tường minh”.
Để phân biệt những ý nghĩa được suy ra một cách ngẫu nhiên với những ý
nghĩa được truyền đạt một cách có ý định, Grice đã nói đến các “ý nghĩa tự nhiên”
(natural meaning) và “ý nghĩa không tự nhiên” (non-natural meaning). Theo đó,
người nói A muốn truyền báo ý nghĩa không tự nhiên bằng phát ngôn U khi và chỉ
khi mà:
(i) A có ý định thông qua phát ngôn U gây nên hiệu quả z ở người nghe B.
(ii) A muốn rằng (có ý định rằng) điều kiện (i) được thực hiện đơn giản chỉ là
nhờ chỗ B nhận ra được ý định (i) của A.
Để phân loại hàm ẩn, người ta dựa vào hai tiêu chí:
- Bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng)
- Chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không là đối tượng
của diễn ngôn)
Xét theo tiêu chí thứ nhất, chúng ta có ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa
hàm ẩn ngữ dụng học. Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với
nội dung mệnh đề đó. Ý nghĩa này chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu
hiện nội dung mệnh đề. Còn ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn
có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập
luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại…

40
Xét theo tiêu chí thứ hai, chúng ta phân biệt các ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý
nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như Grice đã phân biệt.
Ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên có thể được tạo ra do sự vi phạm các quy tắc
chiếu vật và chỉ xuất, các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, sự vi phạm các quy tắc lập
luận, sự vi phạm các quy tắc hội thoại.
“Trong một quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ, để người
nghe suy ra kết luận, hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Không
hoàn tất các bước lập luận là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn”. Từ
nhận định này của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi xin tạm đưa ra cách nhận diện lập luận
theo phương thức hàm ẩn như sau: Lập luận theo phương thức hàm ẩn là những
lập luận thiếu vắng một hay nhiều luận cứ hoặc kết luận trên bề mặt lập luận.
Các luận cứ hoặc kết luận vắng mặt phải được người nghe tự suy ra. Sau đây, để
ngắn gọn, chúng tôi xin được gọi tắt những lập luận loại này là “lập luận hàm ẩn”.
Lập luận theo phương thức hàm ẩn có dạng cấu trúc khái quát:
Luận cứ 1 (p1)
Luận cứ 2 (p2)
Kết luận (R)
...
Luận cứ n (pn)
Trong đó, các luận cứ (p1), (p2), ..., (pn) và kết luận (R) có thể vắng mặt trên
bề mặt lập luận. Mối quan hệ hàm ẩn giữa luận cứ và kết luận được thể hiện bằng
đường mũi tên gạch đứt.
Trong diễn ngôn nói chung và các lập luận nói riêng, nhiều khi người nói
muốn để người nghe tự suy nghĩ, nắm bắt ý nghĩa thực trong lời nói của mình, từ đó
tăng sức hấp dẫn, thuyết phục cho lời nói. Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 365], cũng có
thể, người nói dùng đến hàm ẩn vì nhiều nguyên nhân khác, như do khiêm tốn, do
không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe, do muốn châm biếm, mỉa mai
và quan trọng hơn nữa là không muốn chịu trách nhiệm trực tiếp về điều mình nói
ra. Trong đời sống hằng ngày, lập luận hàm ẩn nói chung cũng được người nói sử
dụng do những nguyên nhân chủ yếu như vậy.

41
2.1.2.2. Ví dụ
“Móng giò có bốn. Lợn nào mà chẳng vậy? Bốn cái móng giò phần bốn ông
to nhất. Lệ làng từ cổ đến giờ vốn thế. Tuy trong số bốn ông to nhất chẳng có ông
nào còn khỏe răng để có thể gặm nổi cái móng giò, nhưng cũng chẳng ông nào
chịu mất (R). Một miếng giữa làng (p1)… Đừng có tưởng…”
(Đôi móng giò – Nam Cao)
Có thể thấy đây là một lập luận hàm ẩn luận cứ. Lập luận trên có mô hình
như sau:
Trong số bốn ông to nhất, chẳng có Cũng chẳng ông nào chịu mất
ông nào còn khỏe răng để gặm nổi
cái móng giò
NHƯNG

Cả bốn ông đều không ăn móng giò Một miếng giữa làng
Trong đó, mũi tên liền chỉ quan hệ trực tiếp trên bề mặt văn bản, mũi tên đứt
và đường nét đứt thể hiện mối quan hệ ngầm ẩn. Luận cứ “Một miếng giữa làng”
được đặt sau kết luận “chẳng ông nào chịu mất (cái móng giò)”, tuy nhiên đây chỉ là
luận cứ bề nổi. Luận cứ này đưa người nghe, người đọc đến một luận cứ hàm ẩn
phía sau, được suy ra từ luận cứ này. Nhân dân ta có câu: “Một miếng giữa làng hơn
một sàng xó bếp”, ý nói miếng ăn giữa làng tuy ít nhưng là miếng ăn danh giá (chủ
yếu trên phương diện tinh thần), còn hơn “một sàng xó bếp”, tuy nhiều nhưng là
miếng ăn úi xùi, không ai biết đến, chỉ thỏa mãn nhu cầu vật chất thuần túy. Vì thế,
có thể coi “miếng ăn giữa làng” là miếng ăn danh dự, những người bị mất miếng ăn
này thường mang cảm giác bị xã hội coi thường, khinh miệt nên không ai chịu mất
“miếng ăn giữa làng”. Đây mới là luận cứ hàm ẩn thật sự dẫn tới kết luận “chẳng
ông nào chịu mất (cái móng giò)”.
2.1.3. Lập luận ngữ cảnh
2.1.3.1. Tiêu chí nhận diện

42
Nội dung giao tiếp của diễn ngôn bao gồm hai loại nội dung khác nhau: nội
dung ngữ nghĩa (nội dung mệnh đề cơ bản của diễn ngôn được thể hiện qua hệ
thống ngôn ngữ); và nội dung về thông tin ngữ cảnh.
Ngữ cảnh là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ và có thể được
hiểu khác nhau đối với những nhà nghiên cứu khác nhau. Diệp Quang Ban [2, tr.
284] phân chia ngữ cảnh theo cách hiểu chung nhất, xét trong quan hệ với ba bậc
liên quan đến hệ thống ngôn ngữ:
- Ngữ cảnh ngữ âm (phonetic context) là chu cảnh ngữ âm của một yếu tố ngữ
âm nào đó, hay là những yếu tố ngữ âm xung quanh yếu tố ngữ âm đang xét.
- Ngữ cảnh từ ngữ là những từ ngữ xung quanh từ ngữ đang xét và quyết
định ý nghĩa của từ ngữ đang xét, nên nó cũng được gọi là đồng văn bản (co-text).
Hai kiểu ngữ cảnh trên đều nằm bên trong lời nói, nên chúng được gọi chung
là ngữ cảnh (thuộc) phát ngôn, phân biệt với kiểu ngữ cảnh tình huống.
- Ngữ cảnh (thuộc) tình huống (context of situation), là những gì liên quan
đến môi trường bên ngoài ngôn ngữ của văn bản (diễn ngôn, phát ngôn), hoặc
những thông tin phi ngôn ngữ, có đóng góp vào ý nghĩa của văn bản.
Với lập luận ngữ cảnh, ngữ cảnh ở đây được hiểu là ngữ cảnh tình huống chứ
không phải là ngữ cảnh ngữ âm hay ngữ cảnh từ ngữ (đồng văn bản) vừa nêu trên.
Theo khái niệm về ngữ cảnh tình huống mà Diệp Quang Ban đã nêu, chúng tôi xin tạm
đưa ra cách nhận diện lập luận ngữ cảnh như sau: Lập luận ngữ cảnh là những lập
luận mà luận cứ và kết luận của nó chỉ có hiệu lực lập luận khi căn cứ vào ngữ
cảnh cụ thể của lập luận. Tức là nếu tách rời khỏi ngữ cảnh tình huống của lập luận,
thì luận cứ và kết luận không còn hiệu lực lập luận.
Nội dung ngữ cảnh rất quan trọng cho việc hiểu được nội dung thông báo nói
chung và lập luận nói riêng. Trong lập luận ngữ cảnh, nếu ngữ cảnh không được
hiểu đúng thì có thể lập luận sẽ giảm hoặc mất hoàn toàn hiệu lực lập luận. Brown
& Yule cho rằng có thể có hai thao tác trong giao tiếp:
Thao tác thứ nhất là nguyên lý “hiểu tại chỗ - the principle of local
interpretation”, cách xác định nguyên lý này như sau: Người nghe không tạo dựng

43
nên một ngữ cảnh lớn hơn mức cần thiết cho việc hiểu diễn ngôn. Chẳng hạn như nếu
trong lớp học, một ai đó nghe thấy phát ngôn “Tắt đèn đi” thì anh ta sẽ tắt đèn trong
lớp chứ không chạy về nhà mình hay một nơi khác để tắt đèn.
Thao tác thứ hai là nguyên tắc “loại suy - the principle of analogy”. Theo
nguyên tắc này, người nghe sẽ cố gắng hiểu diễn ngôn dựa trên cơ sở những kinh
nghiệm đã sẵn có, và nó tạo ra một khung nhờ đó người nghe hiểu nội dung giao
tiếp. Nói cách khác, anh ta suy từ kinh nghiệm mà mình đã trải qua trong quá trình
hiểu giao tiếp. Để cho nguyên tắc này có hiệu lực, theo Dijk (1977), phải cho rằng
thế giới vẫn bình thường (cửa vẫn mở, mặt trời vẫn mọc đằng đông, phố xá vẫn nằm
tại vị trí cũ…)
Cả hai thao tác này góp phần mang lại mạch lạc cho diễn ngôn và cũng được
áp dụng vào việc hiểu ngữ cảnh trong lập luận ngữ cảnh.
2.1.3.2. Ví dụ
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
(Từ ấy – Tố Hữu)
Đoạn thơ trên là một lập luận ngữ cảnh, người đọc cần căn cứ vào ngữ cảnh
của lập luận mới hiểu được luận cứ và kết luận của lập luận này, từ đó lập luận mới
có hiệu lực.
Tố Hữu sáng tác bài thơ “Từ ấy” năm 1938, sau khi được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng
ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết nên bài thơ này. Căn cứ vào
hoàn cảnh sáng tác bài thơ, người đọc có thể hiểu được “từ ấy” mà tác giả nhắc đến
là thời gian nào, đó là thời gian sau khi Tố Hữu được kết nạp Đảng. Hiểu được ngữ
cảnh của lập luận, người đọc cũng hiểu được nội dung của kết luận (thông điệp mà
nhà thơ muốn truyền tải). Đoạn thơ trên có thể xác lập thành một lập luận như sau:
Từ sau khi được kết nạp Đảng (Từ ấy), Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của
Đảng, của lý tưởng soi rọi (mặt trời chân lý) tâm hồn bừng sức sống (Tâm
hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim).

44
2.2. Các kiểu lập luận đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong cuốn
“Danh ngôn Hồ Chí Minh”
2.2.1. Lập luận theo phƣơng thức trực chỉ
Theo số liệu chúng tôi khảo sát được trong cuốn DNHCM, các lập luận theo
phương thức trực chỉ có số lượng lớn nhất, chiếm đa số so với các kiểu lập luận
khác. Trong tổng số 132 lập luận thống kê được trong cuốn DNHCM thì có 98 lập
luận sử dụng phương thức trực chỉ, chiếm tỉ lệ 74,2%.
Do đặc điểm của phương thức trực chỉ, những lập luận sử dụng phương thức
này thường mang tính rõ ràng, có liên kết chặt chẽ, do vậy, dễ tạo ra tính thuyết
phục cao.
Về mặt hình thức trình bày, lập luận theo phương thức trực chỉ trong cuốn
DNHCM được sử dụng với nhiều mô hình cấu trúc và lối trình bày phong phú, vừa
giúp đa dạng hóa cách thức diễn đạt, vừa hỗ trợ cho việc tăng thêm hiệu quả lập luận.
Để tiện phân tích, chúng tôi xin phân loại cụ thể từng phương thức lập luận
trực chỉ, hàm ẩn, ngữ cảnh theo các mô hình lập luận.
2.2.1.1. Lập luận trực chỉ có mô hình P R đơn giản:
Trong số 98 lập luận trực chỉ thống kê được thì có 70 lập luận có mô hình
P R đơn giản, chiếm 71,4%. Đây là mô hình lập luận được Hồ Chí Minh sử
dụng nhiều nhất trong số các lập luận trực chỉ.
Một điểm quan trọng cần nhắc lại là, vì thuộc loại lập luận trực chỉ, nên luận
cứ và kết luận của những lập luận trực chỉ mô hình P R đơn giản đều được thể
hiện rõ ràng, hiển ngôn trên bề mặt lập luận.
Lập luận mô hình P R đơn giản thuộc loại lập luận đơn, tức là lập luận chỉ
có một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ. Hay nói cách khác, lập luận
P R đơn giản là loại lập luận có một hay nhiều luận cứ và một kết luận. Nếu có
hai hay nhiều luận cứ thì các luận cứ trong lập luận mô hình P R đơn giản đều
đồng hạng với nhau, không phân biệt lớn nhỏ.
- Trường hợp lập luận chỉ có một luận cứ và một kết luận:

45
Ví dụ 1: Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu
người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa (P). Bởi thế, nó chỉ tan rã
hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được nền móng đó của lâu đài đế
quốc chủ nghĩa.(R)
(Bản án chế độ thực dân Pháp - Nô lệ thức tỉnh - DNHCM – tr.46)
Ví dụ 2: Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt (R), mọi việc đều hăng
hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ.(P)
(Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - DNHCM – tr.195)
Qua hai ví dụ trên, có thể thấy rằng, lập luận mô hình P R đơn giản với
một luận cứ và một kết luận có thể tồn tại dưới hai cấp độ: cấp độ đoạn văn và cấp
độ câu. Do đặc điểm của tiểu loại lập luận này là chỉ có một luận cứ và một kết luận
nên thường không có trường hợp lập luận này tồn tại dưới cấp độ toàn văn bản (trừ
trường hợp, văn bản chỉ có hai câu).
- Trường hợp lập luận có từ hai luận cứ trở lên và một kết luận:
Đây là trường hợp tồn tại phổ biến của tiểu loại lập luận trực chỉ theo mô
hình P R đơn giản. Theo đó, lập luận dạng này bao gồm hai (hoặc hơn hai) luận
cứ và một kết luận.
Ví dụ: Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức (p1). Song y không
biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc
khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả (p2). Thế thì y chỉ có trí thức một
nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải là trí thức hoàn toàn.(R)
(Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng - DNHCM - tr.107)
Ví dụ trên có sơ đồ như sau:
p1
R
p2
Tuy xét về mặt hình thức thì đây là lập luận có 2 kết luận (được thể hiện bởi 2
câu). Nhưng về mặt nội dung thì 2 câu này lại có nội dung thống nhất, và câu sau chỉ
mang vai trò bổ sung, làm rõ nghĩa cho câu trước. Vì vậy trường hợp này, chúng tôi
vẫn xếp vào dạng lập luận có nhiều luận cứ và một kết luận.

46
Giữa các luận cứ của những lập luận dạng này có mối quan hệ đồng hướng
hoặc nghịch hướng. Trong ví dụ, đó là hai luận cứ nghịch hướng, trong đó, p2 là
luận cứ có lực lập luận vì thuận hướng với kết luận.
Qua ví dụ nêu trên, có thể thấy rằng, những lập luận trực chỉ theo mô hình
P R đơn giản có tính linh hoạt cao, luận cứ và kết luận có thể dễ dàng thay đổi
vị trí cho nhau mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa, hướng và lực lập luận, chỉ cần
thay đổi các kết tử lập luận cho phù hợp.
Tuy các lập luận trực chỉ theo mô hình P R đơn giản chiếm số lượng lớn
trong số các lập luận trực chỉ nhưng chúng tôi không chủ trương đề cập nhiều đến
tiểu loại lập luận này, bởi bản thân chúng có mô hình cấu tạo đơn giản nhất nhưng
cũng có tính linh hoạt và tùy biến cao nhất. Việc tạo ra và sử dụng lập luận trực chỉ
với mô hình P R đơn giản vừa dễ lại vừa khó. Dễ ở chỗ không cần cầu kì và
khắt khe trong việc lựa chọn cách sắp xếp các luận cứ hay kết luận. Nhưng lại khó
khăn ở chỗ phải lựa chọn kĩ càng những luận cứ đưa ra. Luận cứ phải có khả năng
thuyết phục cao, để chỉ cần một hoặc một vài luận cứ đơn giản, trực tiếp là có thể
đưa đến một kết luận có sức thuyết phục với người đọc, người nghe, đảm bảo hiệu
quả lập luận như các loại lập luận với mô hình khác.
2.2.1.2. Lập luận trực chỉ theo mô hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận
trực chỉ)
Theo kết quả thống kê được trong cuốn DNHCM, tiểu loại lập luận này
chiếm tỉ lệ 7,1% tổng số lập luận trực chỉ (7/98).
Tam đoạn luận là cấu trúc điển hình của lập luận diễn dịch logic. Như đã đề
cập ở chương 1, tam đoạn luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn (đại tiền đề - major
premise) nêu cái chung, tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề - minor) nêu cái riêng, cái cụ thể,
và kết luận (conclusion). Diễn dịch tam đoạn luận là suy luận đi từ hai tiền đề đến
một kết luận tất yếu về cái riêng được suy ra từ hai tiền đề đó.
Đặc điểm của lập luận tam đoạn luận theo phương thức trực chỉ là cả luận cứ
(tiền đề lớn và tiền đề nhỏ) và kết luận đều được thể hiện trực tiếp và hiển ngôn trong
lập luận. Trên tư liệu khảo sát trong cuốn DNHCM, lập luận tam đoạn luận trực chỉ

47
không xuất hiện nhiều. Một trong những trường hợp đó là trong “Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng”:
“Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.”
(Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng -
DNHCM - tr.126)
Lập luận này có thể được diễn đạt như sau:
Đại tiền đề - p1: Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động và của dân tộc là một.
Tiểu tiền đề - p2: Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động.
Kết luận - R: Đảng Lao động Việt Nam phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Với tam đoạn luận trên, xét trong hoàn cảnh khi lập luận này được tạo lập thì
tính đúng đắn và toàn diện của điều nêu trong tiền đề đã được công nhận rộng rãi.
Tính đúng của cái chung trong đại tiền đề đã được Hồ Chí Minh bảo vệ kín kẽ bởi
cụm từ “trong giai đoạn này”, như vậy, đại tiền đề được đảm bảo là đúng ít nhất cho
đến khoảng thời gian gọi là “giai đoạn này” kết thúc. Tiểu tiền đề cũng là tuyên bố
không thể bác bỏ. Do vậy, lập luận này chặt chẽ và không có phản luận.
Tính chặt chẽ của tam đoạn luận này còn được thể hiện rất rõ khi hoàn toàn
có thể thay đổi vị trí, trật tự sắp xếp của các luận cứ và kết luận mà không làm thay
đổi nghĩa và hướng của lập luận. Trong lập luận trên, ta có thể dễ dàng thay đổi trật
tự vị trí của luận cứ và kết luận như sau:
(Vì) Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động.
(Mà) Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động và của dân tộc là một.
(Nên) Đảng Lao động Việt Nam phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Các kết tử lập luận có thể được thêm hoặc bớt mà không làm ý nghĩa của lập
luận thay đổi. Thậm chí, việc đảo kết luận lên trước hai tiền đề (luận cứ) thì nghĩa
của tam đoạn luận vẫn được giữ nguyên.

48
Có thể thấy rằng, lập luận trực chỉ được xây dựng theo mô hình tam đoạn
luận là những lập luận rất chặt chẽ, chắc chắn, rõ ràng và có hiệu lực lập luận mạnh.
Cấu trúc đó khó có thể phá vỡ bởi những yếu tố bên ngoài tác động. Do vậy, mô
hình tam đoạn luận thường được Hồ Chí Minh sử dụng trong những trường hợp
chính thức, khi cần tạo lập những lập luận ngắn gọn nhưng đanh thép, giàu sức
thuyết phục.
2.2.1.3. Lập luận trực chỉ theo mô hình “hình vuông lập luận”
Trong cuốn DNHCM, bên cạnh những lập luận tam đoạn luận trực chỉ đã
phân tích ở trên thì Hồ Chí Minh cũng sử dụng một mô hình khác có tính liên kết chặt
chẽ và có hiệu lực lập luận mạnh, đó là mô hình “hình vuông lập luận”. Số lượng lập
luận trực chỉ có mô hình “hình vuông lập luận” là 5 trong số 98 lập luận trực chỉ,
chiếm 5,1%.
Sở dĩ mô hình này chiếm số lượng ít trong số các lập luận trực chỉ là bởi tính
nghiêm cẩn trong cấu tạo của nó, khiến cho không phải lúc nào cũng có thể sử dụng
mô hình lập luận này một cách dễ dàng. Muốn sử dụng mô hình lập luận này đòi hỏi
người tạo lập phải có sự chọn lựa luận cứ một cách kĩ lưỡng, đảm bảo luận cứ và kết
luận có tính logic cao, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ.
Trong mô hình “hình vuông lập luận”, mỗi luận cứ và kết luận đứng ở một “góc”,
mối liên kết giữa chúng tạo thành một hình vuông với mô hình khái quát như sau:
p1 r

p2 R
trong đó R là kết luận cuối cùng của phát ngôn.
Ta cũng có thể bắt gặp mô hình hình vuông lập luận này trong nhiều lập luận
đời thường.
Ví dụ: Ngôi nhà này đẹp nhưng tôi không mua.
Nếu chỉ xét trên bề mặt câu chữ, rõ ràng có thể thấy, lập luận trên không có
đủ yếu tố để cấu thành mô hình “hình vuông lập luận”. Tuy nhiên, chỉ qua vài thao
tác suy luận và phục hồi, chúng ta có thể thấy lập luận trên thực chất có mô hình
“hình vuông lập luận”, được sơ đồ hóa như sau:

49
Ngôi nhà này đẹp (p1) tôi thích (r)
(Nhưng) Giá bán đắt quá (p2) tôi không mua (R)
Những yếu tố được phục hồi qua thao tác suy luận trên hoàn toàn không
mang tính khiên cưỡng, nó hoàn toàn phù hợp với tư duy và tri thức nền của người
nói/ người phát ngôn, lẫn người nghe/ người tiếp nhận phát ngôn. Đồng thời, các
yếu tố ẩn trong mô hình “hình vuông lập luận” đời thường cũng mang tính linh
hoạt, tùy biến cao dựa theo hoàn cảnh và suy nghĩ của người phát ngôn.
Có thể thấy rằng, đối với những lập luận đời thường được xếp vào mô hình
“hình vuông lập luận”, một số yếu tố của lập luận có thể không xuất hiện trực tiếp
trên bề mặt lập luận, xét ví dụ trên thì luận cứ (p2) và kết luận (r) là hai yếu tố vắng
mặt. Tuy nhiên, không vì sự vắng mặt đó mà mô hình hình vuông lập luận mất đi
tính liên kết và hiệu lực lập luận. Người nghe vẫn hoàn toàn có thể thấy được sự tồn
tại của những yếu tố vắng mặt này và vai trò của chúng trong lập luận qua một vài
thao tác suy luận. Tuy nhiên, đây là trường hợp thuộc về lập luận hàm ẩn mà chúng
tôi sẽ đề cập kĩ hơn trong phần sau.
Trở lại với các lập luận trực chỉ, mô hình “hình vuông lập luận” được Hồ Chí
Minh sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Đối với những lập luận trực chỉ thì mô hình
“hình vuông lập luận” xuất hiện đầy đủ với các yếu tố tiền đề và kết luận ở 4 “góc”
của hình vuông. Một số lập luận trực chỉ được xem xét sau đây thể hiện rõ điều này.
Trong “Tuyên ngôn độc lập”, văn bản chính luận với nhiều lập luận chặt chẽ
và có sức thuyết phục cao, mô hình “hình vuông lập luận” cũng đã được sử dụng:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên
ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. (p1a)
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói:“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi”. (p1b)
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (r)/ (p2a)

50
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng,
bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta (p2b). Hành động của chúng trái
hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. (R)
(Tuyên ngôn độc lập – DNHCM – tr.69)
Đây là một lập luận trực chỉ được trình bày theo mô hình “hình vuông lập
luận”. Có thể hệ thống hóa lập luận này thành sơ đồ như sau:
p1a
(I) r/ p2a
p1b

(II) p2b R
Rút gọn lại, ta được mô hình:
p1 r/ p2a

p2b R
Trong lập luận này, cả luận cứ và kết luận đều được thể hiện rõ ràng một cách
hiển ngôn, xuất hiện trên 4 “góc” của “hình vuông lập luận”, đồng thời chúng có liên
kết với nhau theo chuỗi, lập luận trước là tiền đề của lập luận sau. Ở đây, lập luận (I)
vừa đóng vai trò là một lập luận độc lập (bao gồm các luận cứ p1a, p1b và kết luận r),
rồi chính nó lại trở thành luận cứ P2a của lập luận (II) (bao gồm luận cứ p2a, p2b và kết
luận R). Kết cấu này tạo thành mạng lập luận mà chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn ở
phần 2.2.1.6 dưới đây.
Giữa kết luận r của lập luận (I), cũng là luận cứ p2a của lập luận (II) và luận
cứ p2b có sử dụng kết tử lập luận nghịch hướng “thế mà”. Sử dụng kết tử lập luận
cũng là đặc điểm thường thấy trong các mô hình “hình vuông lập luận”. Theo mô
hình ở trên, chúng tôi biểu thị mối liên kết giữa r/ p2a và p2b qua kết tử lập luận bằng
đường gạch đứt. Các kết tử lập luận này cũng có thể không được thể hiện trực tiếp
trên “hình vuông lập luận” nhưng không vì thế mà sự liên kết nó tạo ra bị mất đi.
Trên thực tế, khi tạo lập một lập luận trên mô hình “hình vuông lập luận”, nhằm tạo

51
mối liên kết logic giữa luận cứ và kết luận cũng như giữa các luận cứ với nhau,
người tạo lập phát ngôn thường có ý thức củng cố mối liên kết này bằng việc thêm
vào các kết tử lập luận.
Một ví dụ điển hình về lập luận trực chỉ sử dụng mô hình “hình vuông lập
luận” nữa là lập luận trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”:
Chúng ta muốn hòa bình (p1), chúng ta phải nhân nhượng (r). Nhưng
chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp
nước ta lần nữa (p2)!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ (R).
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - DNHCM - tr.96)
Lập luận trên có thể được mô hình hóa như sau:
Chúng ta muốn hòa bình (p1) chúng ta phải nhân nhượng (r)

Chúng ta càng nhân nhượng, Không, chúng ta thà hi sinh


thực dân Pháp càng lấn tới (p2) tất cả,… không chịu làm nô lệ (R)
(vì chúng quyết tâm … lần nữa)
Rút gọn lại, ta được mô hình giản lược như sau:
p1 r
p2 R
r và p2 được liên kết nhờ kết tử lập luận “nhưng”. R là kết luận lớn, cũng là
đích đến cuối cùng của lập luận.
Xét trong nội bộ luận cứ p2, có thể dễ dàng nhận thấy, p2 thực chất cũng là
một lập luận nhỏ bao gồm luận cứ “chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” và kết
luận “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”.
Qua việc phân tích các lập luận trực chỉ theo mô hình “hình vuông lập luận”
ở trên, có thể thấy rằng, cũng như mô hình tam đoạn luận trực chỉ, mô hình “hình
vuông lập luận” có sức thuyết phục cao nhờ các luận cứ được sắp xếp chặt chẽ, có
tính logic cũng như tính liên kết mạnh.

52
2.2.1.4. Lập luận trực chỉ theo mô hình “tổng phân hợp”
Trong mô hình lập luận “tổng phân hợp”, Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng
nhuần nhuyễn nghệ thuật lập luận trong việc kết hợp cả lối trình bày diễn dịch và
quy nạp cùng trong một lập luận để tăng sức thuyết phục và hiệu quả lập luận. Đúng
như tên gọi, các lập luận trực chỉ “tổng phân hợp” đều tuân theo mô hình: kết luận -
luận cứ - kết luận. Trong số 98 lập luận trực chỉ thống kê được trong cuốn DNHCM
thì có 7 lập luận trực chỉ “tổng phân hợp”, chiếm 7,1%.
Mô hình lập luận trực chỉ “tổng phân hợp” không đòi hỏi cao về sự sắp xếp
nghiêm ngặt giữa các luận cứ, cũng như không cần quá cầu kì trong cách lập luận,
đồng thời lại đơn giản và dễ hiểu đối với người nghe, người đọc. Phân tích một lập
luận tiêu biểu trong cuốn DNHCM, ta có thể thấy rõ điều đó:
Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận.(R1)
Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để
bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.(p1)
Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng để đem lòe thiên hạ
thì lý luận ấy cũng vô ích.(p2)
Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành.(R2)
(Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng - DNHCM - tr.108)
Lập luận này có sơ đồ như sau:
đồng hướng
p1
R1 R2
p2
Cần lưu ý rằng, trong mô hình lập luận “tổng phân hợp” thì R1, R2 luôn luôn
là kết luận đồng hướng. Do đó, lập luận theo mô hình “tổng phân hợp” là những lập
luận vòng tròn khép kín.
Trong lập luận trên, Hồ Chủ tịch đưa ra kết luận ở hai vị trí: đầu và cuối lập
luận, ở giữa là luận cứ. Đây là cách sắp xếp điển hình của mô hình “tổng phân hợp”
với việc nêu ra kết luận trước tiên, tiếp theo đưa ra luận cứ cho kết luận, rồi cuối

53
cùng dùng một kết luận khác về câu chữ nhưng tương đồng với kết luận trước về
mặt ý nghĩa để kết thúc lập luận. Kết luận sau R2 là sự bổ sung và nhấn mạnh về
mặt ý nghĩa cho kết luận trước R1.
Xét về mặt nội dung, lập luận này đề cập đến vấn đề “lý thuyết”, “thực hành”
và mối quan hệ giữa chúng, vốn là vấn đề tương đối trừu tượng. Tuy nhiên, Hồ Chủ
tịch đã khéo léo sử dụng phép so sánh, đem cái trừu tượng so sánh với hình ảnh cụ
thể trong thực tế. Điều này vừa giúp cụ thể hóa vấn đề được đưa ra, vừa tạo liên kết
giữa luận cứ và kết luận, từ đó, tăng lực lập luận cho luận cứ và tăng sức thuyết
phục cho lập luận. Xét hai luận cứ của lập luận này, ta thấy rằng, hình ảnh được lựa
chọn đưa ra trong luận cứ p1 để tạo nên phép liên tưởng tương đồng cũng được lựa
chọn kĩ càng khi đó vừa là hình ảnh gần gũi với người đọc, người nghe, vừa giàu
tính hình tượng nhưng cũng lại trực quan, cụ thể. Điều này góp phần tăng lực lập
luận cho luận cứ p2 và tăng sức thuyết phục cho cả lập luận.
Có thể thấy rằng, mô hình “tổng phân hợp” này vừa đơn giản trong cách lập
luận, vừa dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người nghe, người đọc. Do đó, mô hình này
được Hồ Chí Minh sử dụng khá nhiều trong các lập luận trực chỉ.
Cái khó trong việc sử dụng mô hình lập luận “tổng phân hợp” là vừa phải
đảm bảo lập luận có dạng vòng tròn khép kín “kết luận - luận cứ - kết luận” vừa
phải chú ý đến việc hai kết luận tuy tương đồng nhau nhưng lại không được giống
nhau hoàn toàn về mặt câu chữ. Nếu nhắc đi nhắc lại hai kết luận một cách rập
khuôn sẽ tạo sự nhàm chán cho người đọc, người nghe. Hồ Chí Minh đã sử dụng
thành công mô hình này mà lại khéo léo tránh được điểm hạn chế của mô hình khi
sử dụng những cách diễn đạt linh hoạt, vừa giữ nguyên ý nghĩa cơ bản của kết luận,
vừa tránh việc kết luận sau lặp lại hoàn toàn kết luận trước, lại nhấn mạnh, tăng
thêm sức thuyết phục cho lập luận. Không những thế, những kết luận R2 trong mô
hình lập luận “tổng phân hợp” mà Hồ Chí Minh sử dụng tuy có cùng hướng lập luận
nhưng thường được nâng tầm, mở rộng hơn so với kết luận R1, đó là bước phát triển
chứ không chỉ là sự lặp lại đơn thuần.

54
2.2.1.5. Lập luận trực chỉ theo mô hình “P R (như P)”
Lập luận theo mô hình này còn được gọi là lập luận dựa trên phép so sánh –
liên tưởng tương đồng. Tên gọi này dựa trên đặc trưng của tiểu loại lập luận này là
phần kết luận có liên kết với phần luận cứ theo quan hệ so sánh, liên tưởng tương
đồng, mà ở đây, chúng tôi tạm gọi quan hệ đó là “P R (như P)”, trong đó “như”
là từ khái quát chỉ quan hệ so sánh. Vị trí của luận cứ và kết luận cũng như vế được
dùng để so sánh có thể hoán đổi cho nhau.
Tiểu loại lập luận này cũng có dạng chung là kết cấu P R nhưng ở đây
chúng tôi tách thành một tiểu loại riêng trong lập luận trực chỉ mà không xếp chung
chúng vào tiểu loại lập luận theo mô hình P R đơn giản là bởi tính điển hình và
đặc thù của tiểu loại lập luận này. Trong các lập luận mô hình P R (như P) thì nhất
thiết giữa luận cứ và kết luận phải có mối quan hệ so sánh – liên tưởng tương đồng.
Trong mẫu khảo sát của chúng tôi thì lập luận trực chỉ mô hình “P R
(như P)” có số lượng là 6 lập luận, chiếm 6,1% trong tổng số lập luận trực chỉ.
Như đã đề cập ở trên, giữa các luận cứ trong lập luận trực chỉ “tổng phân hợp”
cũng có thể xuất hiện mối quan hệ so sánh liên tưởng tương đồng. Tuy nhiên, đó chỉ
là đặc điểm riêng xét trong nội bộ các luận cứ. Còn xét về mặt cấu trúc toàn thể, bao
gồm cả luận cứ và kết luận, thì các lập luận đó vẫn được xếp vào loại lập luận “tổng
phân hợp”. Ở đây, chúng tôi tách những lập luận trực chỉ mô hình “P R (như P)”
thành một loại riêng, với tư cách là một trong những phép cấu thành lập luận trực chỉ,
chứ không phải là một trong những đặc điểm của luận cứ trong lập luận trực chỉ
“tổng phân hợp”.
Các lập luận trực chỉ sử dụng phép so sánh – liên tưởng tương đồng cũng
có mô hình cơ bản tuân theo mô hình khái quát của lập luận trực chỉ. Tuy nhiên,
điểm khác biệt rõ rệt nhất và cũng chính là căn cứ để phân loại các lập luận mô
hình “P R (như P)” này là mối quan hệ giữa các luận cứ và kết luận, đó chính
là quan hệ so sánh – liên tưởng tương đồng. Cần lưu ý rằng, ở những lập luận trực
chỉ có mô hình “tổng phân hợp”, mối quan hệ so sánh – liên tưởng tương đồng này
chủ yếu xuất hiện giữa các luận cứ, tức là giữa p1, p2, … hoặc pn. Còn trong những

55
lập luận trực chỉ mô hình “P R (như P)” thì so sánh – liên tưởng tương đồng là
mối quan hệ giữa luận cứ P và kết luận R. Có thể thấy rõ sự khác biệt này qua việc
phân tích lập luận trực chỉ mô hình “P R (như P)” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sử dụng.
Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và
cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân,
chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa,
nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có
cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ lấy dân chủ.
(Bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khoa II Trường Đại học Nhân dân Việt Nam -
DNHCM - tr.145)
Lập luận trên được tách thành từng bộ phận luận cứ và kết luận cụ thể như sau:
Lập luận (I):
- (Như) Cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa.
Khóa và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm.(p1a)
- Nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết.(p1b)
- (Cho nên) Có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa.(r)
Lập luận (II):
- Có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa.(p2a)
- Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái
cửa để đề phòng kẻ phá hoại.(p2b)
- (Thế thì) Dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ lấy dân
chủ.(R)
Mối quan hệ giữa các luận cứ và kết luận trong lập luận trên được biểu diễn
thành sơ đồ như sau:
(I) p1a
r / p2a
p1b R (II)
P2b

56
Với lập luận trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng hai tầng lập luận, hay còn gọi là
hai lập luận bộ phận trong một lập luận lớn. Trường hợp này sẽ được chúng tôi
quay trở lại giải thích ở phần 2.2.1.6 (mạng lập luận trực chỉ).
Về mặt hình thức, lập luận bộ phận (II) móc xích liên kết với lập luận bộ phận
(I) nhờ luận cứ p2a cũng chính là kết luận r của lập luận bộ phận (I). Về mặt nội dung,
hai lập luận bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dựa trên phép so sánh –
liên tưởng tương đồng.
Trong lập luận trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng một hệ thống hình ảnh cụ thể,
có nét tương đồng với khái niệm cần nêu ở phương diện hình dung để cụ thể hóa
khái niệm. Hệ thống hình ảnh – khái niệm có sự so sánh liên tưởng ở đây bao gồm
(mũi tên hai chiều chỉ mối quan hệ tương đồng theo cặp sóng đôi giữa các
khái niệm):
Cái hòm đựng của cải/ Nhà Dân chủ
Cái khóa/ Cái cửa Chuyên chính
Kẻ gian ăn trộm Kẻ phá hoại dân chủ
Cửa phải có khóa Dân chủ phải có chuyên chính
Nhà phải có cửa để giữ lấy dân chủ
Hồ Chủ tịch đã khéo léo sử dụng hình ảnh cụ thể, quen thuộc, gần gũi với
đông đảo quần chúng là “cái khóa”, “cái cửa” để tạo nên sự so sánh – liên tưởng với
khái niệm vốn khó hiểu, mang tính trừu tượng cao như “chuyên chính dân chủ”.
Đồng thời hiệu lực lập luận của luận cứ cũng được tạo ra nhờ sự liên tưởng tương
đồng giữa hai hệ thống sự vật, khái niệm này. Cụ thể, trong trường hợp lập luận này,
tính cần thiết và tầm quan trọng của “chuyên chính dân chủ” được người nghe tự rút
ra khi có sự so sánh – liên tưởng đến vai trò và tầm quan trọng của “cái khóa”, “cái
cửa” trong đời sống hằng ngày. Nhờ đó mà một lập luận về vấn đề vốn cao siêu trừu
tượng trở nên gần gũi, cụ thể và có tính thuyết phục hơn rất nhiều.
Trong khi khảo sát tư liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các lập luận trực chỉ
mô hình “P R (như P)” được Hồ Chí Minh sử dụng khá thường xuyên trong những
văn bản có đối tượng tiếp nhận là đông đảo quần chúng nhân dân hoặc những văn bản

57
có mục đích tuyên truyền, cổ động... Bởi đặc trưng, cũng được coi là ưu điểm của phép
so sánh – liên tưởng tương đồng là có thể tạo ra sự liên kết giữa những vấn đề tưởng
chừng như không có mối liên hệ trực tiếp nào. Đây là điểm ưu việt của phép so sánh –
liên tưởng tương đồng, nhưng cũng là cái khó cho người nói, người viết khi muốn áp
dụng phép so sánh – liên tưởng tương đồng này vào trong lập luận. Người nói, người
viết thường sử dụng phép này trong lập luận khi muốn đề cập đến những vấn đề vốn
trừu tượng, khó hình dung, muốn lấy một sự việc, khái niệm cụ thể, gần gũi để thuyết
minh cho sự việc, khái niệm trừu tượng, hay xa lạ với đời sống con người.
Với đặc trưng phù hợp với nhiều phong cách, thể loại nên phép so sánh –
liên tưởng tương đồng được Hồ Chí Minh sử dụng không chỉ một lần. Với thể loại
văn bản nào, phép so sánh – liên tưởng tương đồng cũng thể hiện được ưu điểm của
nó trong việc góp phần vào tăng lực lập luận và sức hấp dẫn cho lập luận. Ở khía
cạnh nào đó, trong một số trường hợp, nó khiến một lập luận trở nên mềm mại,
uyển chuyển hơn chứ không còn khô khan, cứng nhắc, vốn gây ra bởi sự dàn hàng
liệt kê đơn điệu của các luận cứ và kết luận. Tuy nhiên, cái khó của việc sử dụng
phép so sánh – liên tưởng tương đồng trong các lập luận nói chung và trong lập luận
trực chỉ nói riêng là người lập luận phải chọn lọc kĩ càng những hình ảnh, chi tiết
đưa ra trong luận cứ để có được sự so sánh – liên tưởng chuẩn xác và có sức thuyết
phục. Độ tương đồng giữa sự việc, khái niệm… được đưa ra trong luận cứ với sự
việc, khái niệm… trong kết luận càng cao thì lập luận đó càng có sức thuyết phục.
2.2.1.6. Mạng lập luận trực chỉ
Bên cạnh những mô hình lập luận đã phân tích ở trên, lập luận trực chỉ còn
có một hình thức biểu hiện nữa là mô hình mạng lập luận.
Mạng lập luận là chuỗi các lập luận nối tiếp nhau theo quan hệ chuyển tiếp.
Quan hệ chuyển tiếp được hiểu là kết luận của lập luận thứ nhất chuyển thành luận
cứ cho lập luận thứ hai, và cứ thế tiếp tục cho đến kết luận cuối cùng. [2, tr. 334]
Mạng lập luận yêu cầu khá nghiêm ngặt về việc lựa chọn, sắp xếp luận cứ,
kết luận sao cho chúng vừa đảm bảo mối quan hệ móc xích chuyển tiếp, vừa có tính
logic và sức thuyết phục cao. Phân tích một mạng lập luận trực chỉ được sử dụng
trong cuốn DNHCM, ta sẽ thấy rõ điều này.

58
Chương trình kiến thiết của Việt Nam bước đầu tiên là làm cho dân khỏi khổ,
khỏi dốt. Muốn như thế (p1) thì chúng tôi phải ra sức tăng gia sản xuất (r1), muốn
tăng gia sản xuất rộng rãi và chóng có kết quả (p2), thì chúng tôi cần có tư bản, trí
thức và lao động (r2). Dân Việt Nam rất siêng năng làm và chịu khổ (p3), cho nên
chúng tôi đủ sức lao động (r3).
(Trả lời một nhà báo nước ngoài - DNHCM - tr.102)
Lập luận trên gồm ba lập luận nối tiếp nhau theo quan hệ chuyển tiếp làm
thành mạng lập luận. Từ “như thế” ở luận cứ (p1) thay thế cho cho cụm “làm cho
dân khỏi khổ, khỏi dốt” trước đó. Mạng lập luận trên được sơ đồ hóa như sau (mũi
tên chỉ sự chuyển tiếp từ kết luận sang luận cứ):
1. Muốn như thế chúng tôi phải ra
(làm cho dân khỏi sức tăng gia sản
khổ, khỏi dốt) xuất,

2. Muốn tăng gia chúng tôi cần có


sản xuất rộng rãi tư bản, trí thức và
và chóng có kết lao động,
quả,
3. Dân Việt Nam chúng tôi đủ sức
rất siêng năng lao động.
làm và chịu khổ,

Quan hệ lập luận theo mạng lập luận như trên giúp cho mỗi lập luận tiếp theo
được tăng thêm sức mạnh và hiệu lực lập luận từ kết luận của lập luận trước đó, khiến
cho sức thuyết phục của kết luận cuối cùng được tăng lên nhiều.
Có thể nhận thấy, trong mạng lập luận, ngoài việc sắp xếp các luận cứ có mối
quan hệ chuyển tiếp thì Hồ Chí Minh còn sử dụng phép lặp làm biện pháp liên kết
giữa các lập luận. Đây cũng là đặc trưng dễ nhận thấy của việc sử dụng ngôn ngữ
trong mạng lập luận. Việc lặp lại một số từ hoặc cụm từ ở kết luận của lập luận trước
trong luận cứ của lập luận sau vừa khiến tăng độ liên kết giữa các lập luận, vừa thu

59
hút sự tập trung chú ý của người đọc, người nghe đối với lập luận, vừa nhấn mạnh để
tăng sức thuyết phục và hiệu lực lập luận.
Trong số 5 mạng lập luận chúng tôi thống kê được thì có 2 trường hợp đặc
biệt. Một trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận có mô hình “hình vuông
lập luận” và một trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận mô hình “P R
(như P)”. Hai trường hợp này đã được nêu trong phần phân tích mô hình “hình vuông
lập luận” trực chỉ và phần phân tích lập luận trực chỉ mô hình “P R (như P)”. Đây
cũng là hai trường hợp cá biệt tuy có cấu trúc bao gồm nhiều lập luận bộ phận có
quan hệ chuyển tiếp nhưng chúng tôi vẫn xếp vào kiểu lập luận giản đơn mà không
xếp vào mô hình mạng lập luận. Lý do là bởi chúng tôi ưu tiên lựa chọn đặc điểm nổi
bật của lập luận để làm căn cứ phân loại. Điểm nổi bật của hai lập luận này là mô
hình “hình vuông lập luận” và phép so sánh – liên tưởng tương đồng. Tuy cũng có
cấu trúc mạng lập luận nhưng đặc điểm này lại khó nhận biết và không mang tính
điển hình ở trên hai lập luận này.
Trong một văn bản lớn, mạng lập luận có thể “loãng” hơn, tức là về mặt hình
thức, các lập luận trong mạng có thể không được sắp xếp liền mạch, tuy nhiên vẫn
đảm bảo thống nhất và liên kết về nội dung.
2.2.1.7. Nhận xét
Có thể thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng lập luận trực chỉ với nhiều
mô hình, kiểu loại rất phong phú, đa dạng.
Trước hết, mang đặc trưng trực chỉ nên các luận cứ và kết luận trong lập luận
trực chỉ đều hiển ngôn, thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bề mặt văn bản. Do đó, đây
cũng là loại lập luận có tính hoàn chỉnh, toàn vẹn về hình thức. Về mặt nội dung, lập
luận trực chỉ là một chỉnh thể nội dung liền mạch và hoàn chỉnh. Người nghe, người
đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung lập luận mà không cần bất cứ một sự ngầm hiểu
nào hay căn cứ vào yếu tố nào khác ngoài văn bản.
Lập luận trực chỉ với mô hình P R đơn giản được Hồ Chí Minh sử dụng
nhiều nhất trong các mô hình lập luận trực chỉ (chiếm 71,4%). Sở dĩ như vậy vì như
đã phân tích ở trên, những lập luận trực chỉ theo mô hình P R đơn giản có tính

60
linh hoạt cao, luận cứ và kết luận có thể dễ dàng thay đổi vị trí cho nhau mà không
làm ảnh hưởng đến ý nghĩa và hiệu lực lập luận, chỉ cần thay đổi các kết tử lập luận
cho phù hợp. Do đó, không cần cầu kì và khắt khe trong việc lựa chọn cách sắp xếp
các luận cứ và kết luận. Bên cạnh đó, mô hình P R đơn giản cũng tạo ra những lập
luận trực tiếp và dễ hiểu nhất, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có thể sử dụng trong
nhiều trường hợp khác nhau.
Những mô hình còn lại trong các lập luận trực chỉ không chênh lệch nhiều về
tần suất sử dụng trong mẫu khảo sát. Tùy theo từng trường hợp và đối tượng tiếp
nhận khác nhau mà Hồ Chủ tịch lựa chọn những mô hình lập luận cho phù hợp. Mô
hình “tam đoạn luận” và “hình vuông lập luận” do có tính chặt chẽ và logic cao nên
thường được sử dụng trong những văn bản chính thống, cần sự lập luận sắc bén,
đanh thép, ngôn từ súc tích nhưng lại phải có hiệu lực lập luận lớn. Còn mô hình
“tổng phân hợp” và mô hình lập luận “P R (như P)” thường được sử dụng trong
những văn bản mang tính đời thường, phần nhiều là những văn bản có đối tượng
tiếp nhận là quần chúng nhân dân, bởi tính dễ hiểu, dễ nhớ, lập luận chặt chẽ, có sức
thuyết phục nhưng vẫn gần gũi với người dân.
Đối với lập luận trực chỉ “tam đoạn luận” và lập luận trực chỉ mô hình “hình
vuông lập luận”, ngoài sự khác biệt rõ ràng về cấu trúc đã được đề cập ở trên thì
giữa mô hình tam đoạn luận trực chỉ và “hình vuông lập luận” trực chỉ cũng có sự
khác biệt về trật tự các luận cứ và việc sử dụng kết tử lập luận. Với tam đoạn luận
trực chỉ, kết tử lập luận không làm ảnh hưởng hay có tác động lớn đến hướng của
lập luận và lực lập luận. Thậm chí, loại bỏ hết các kết tử lập luận thì một lập luận
tam đoạn luận vẫn có nghĩa, hướng cũng như lực lập luận không thay đổi. Bên cạnh
đó, như phân tích ở trên, trong một số trường hợp tam đoạn luận trực chỉ, chỉ cần
thay đổi kết tử lập luận phù hợp thì các tiền đề (luận cứ) và kết luận có thể được
thay đổi vị trí cho nhau mà không gây ảnh hưởng lớn đến nghĩa và hướng của lập
luận. Trong khi đó, với mô hình “hình vuông lập luận” trực chỉ, kết tử lập luận có
vai trò lớn trong việc quyết định hướng và lực lập luận. Bởi như đã từng đề cập, mô
hình “hình vuông lập luận” được xây dựng trên các luận cứ nghịch hướng. Theo đó,

61
kết tử lập luận cũng có vai trò là dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức, nó đứng trước
luận cứ nào thì đó là luận cứ có lực lập luận, và hướng lập luận thuận hướng với
luận cứ đó.
Hồ Chí Minh cũng rất sáng tạo và khéo léo khi đưa những hình ảnh có tính
chất gần gũi, hoặc có sự tương đồng ở một khía cạnh nào đó vào trong lập luận trực
chỉ “tổng phân hợp” và lập luận trực chỉ mô hình “P R (như P)”. Điều này không
những giúp cho lập luận vốn khô cứng trở nên mềm dẻo, mà còn làm tăng tính liên
kết giữa luận cứ và tăng sức thuyết phục cho lập luận. Những hình ảnh liên tưởng
tương đồng mà Hồ Chủ tịch sử dụng cũng có sự lựa chọn, cân nhắc cẩn thận. Những
hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc, vừa có tính hình tượng cao được đem ra so sánh để
cụ thể hóa những vấn đề trừu tượng, phức tạp, giúp người nghe,người đọc dễ dàng
hình dung. Điều này khiến cho lập luận vừa trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, vừa có sức
thuyết phục với quảng đại quần chúng nhân dân. Đó là điểm đặc sắc trong nghệ thuật
sử dụng lập luận vô cùng khéo léo, linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2.2. Lập luận theo phƣơng thức hàm ẩn
Theo số liệu chúng tôi khảo sát được, trong số 132 lập luận trong cuốn
DNHCM thì có 28 lập luận theo phương thức hàm ẩn (gọi tắt là lập luận hàm ẩn),
chiếm tỉ lệ 21,2%. Khác với các lập luận trực chỉ, lập luận hàm ẩn khuyết thiếu sự
xuất hiện của luận cứ hoặc kết luận trên bề mặt lập luận. Do đó, lập luận hàm ẩn
thường khó nhận biết hơn lập luận trực chỉ. Căn cứ vào thành phần khuyết thiếu
trong lập luận hàm ẩn, có thể phân chia lập luận hàm ẩn làm hai tiểu loại: lập luận
hàm ẩn luận cứ và lập luận hàm ẩn kết luận.
Lập luận hàm ẩn cũng được xây dựng dựa trên các mô hình tương tự như lập
luận trực chỉ. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày kết quả phân loại lập luận hàm ẩn theo
các mô hình lập luận.
2.2.2.1. Lập luận hàm ẩn theo mô hình P R đơn giản
Như đã đề cập ở phần lập luận trực chỉ mô hình P R đơn giản, lập luận
P R đơn giản là loại lập luận có một hay nhiều luận cứ và một kết luận. Trong số
28 lập luận hàm ẩn thống kê được thì có 12 lập luận hàm ẩn có mô hình P R đơn

62
giản, chiếm 42,9%. Giống với trường hợp các lập luận trực chỉ, mô hình P R đơn
giản cũng là mô hình lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhất trong
số các lập luận hàm ẩn.
Điểm khác biệt giữa mô hình P R đơn giản trong lập luận trực chỉ với mô
hình này trong lập luận hàm ẩn được quyết định bởi đặc trưng của lập luận hàm ẩn,
đó là khuyết thiếu thành phần luận cứ hoặc kết luận trên bề mặt văn bản. Ở lập luận
hàm ẩn mô hình P R đơn giản xuất hiện cả hai trường hợp: hàm ẩn luận cứ và
hàm ẩn kết luận.
- Trường hợp hàm ẩn luận cứ:
Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi
chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu.
(Lời phát biểu trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá –
DNHCM – tr. 84)
Ở lập luận này, luận cứ p2 đã bị hàm ẩn. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy
do có sự khuyết thiếu mối liên hệ giữa các khái niệm ở luận cứ p1 và kết luận, nói
cách khác, giữa luận cứ p1 và kết luận R chưa có mối liên hệ trực tiếp. Chỉ khi thêm
một luận cứ p2 vào lập luận, các bước lập luận mới rõ ràng, và có thể dễ dàng nhận
thấy mối quan hệ giữa luận cứ với luận cứ và luận cứ với kết luận trong lập luận:
p1: Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ
lợi chung
p2 (hàm ẩn): Quan cách mạng là những người thích hưởng thụ, vị kỷ, chỉ lo
cho lợi ích bản thân
R: Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu.
Ta có sơ đồ lập luận như sau:
p1
R
p2
Trong đó, p2 được nối với R bằng đường gạch đứt, thể hiện quan hệ hàm ẩn.
Ở đây, p1 và p2 là hai luận cứ đồng hướng, bổ sung ý nghĩa cho nhau và cùng
dẫn tới kết luận R.

63
Hồ Chủ tịch dùng lập luận hàm ẩn trong trường hợp này do khái niệm
“quan cách mạng” là khái niệm quen thuộc với người dân thời bấy giờ, không cần
thiết phải giải thích cụ thể (luận cứ p2) mà người nghe, người đọc vẫn có thể tự
suy ra mối liên kết giữa luận cứ p1 và kết luận. Như vậy, dùng lập luận hàm ẩn ở
đây,vừa khiến cho phát ngôn trở nên ngắn gọn, súc tích mà vẫn đủ ý, hiệu quả
trong lập luận.
- Trường hợp hàm ẩn kết luận:
Các bạn ở mẫu quốc, các đồng chí ở thuộc địa, vì lợi ích của công lý, chân lý
và tiến bộ, cần phải xóa khoảng cách giả tạo dường như chia rẽ các đồng chí (p1).
Tờ Le Paria là tờ báo đầu tiên nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ ấy (p2).
(Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria – DNHCM – tr.32)
Khác với lập luận hàm ẩn luận cứ, những lập luận hàm ẩn kết luận có đầy đủ
các luận cứ xuất hiện trên bề mặt lập luận. Ở lập luận này, ta thấy xuất hiện đầy đủ
hai luận cứ p1, p2, nhưng kết luận lại được hàm ẩn. Tuy nhiên, qua tiêu đề của bài
viết chứa lập luận này (“Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria”),
người đọc, người nghe có thể dễ dàng suy ra kết luận của luận cứ này là “Hãy tham
gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria”. Ở đây, hai luận cứ P1, P2 cùng hướng với
nhau và cùng hướng tới chấp nhận kết luận. Lập luận này được sơ đồ hóa như sau:
p1
R
p2
Như vậy, kết luận không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay trong lập luận, nó
có thể tồn tại ở nhan đề của văn bản, diễn ngôn, có thể tồn tại ở mục đích mà văn
bản, diễn ngôn đó hướng đến. Trường hợp này, lập luận không chỉ tồn tại ở cấp độ
một câu, một đoạn văn, mà còn tồn tại ở cấp độ lớn hơn, đó là văn bản.
2.2.2.2. Lập luận hàm ẩn mô hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận hàm ẩn)
Theo kết quả thống kê được trong cuốn DNHCM, có 5 lập luận hàm ẩn có mô
hình “tam đoạn luận” trong tổng số 28 lập luận hàm ẩn, chiếm tỉ lệ 17,9%.

64
Đặc điểm của lập luận tam đoạn luận hàm ẩn là có thành phần luận cứ (tiền
đề lớn và tiền đề nhỏ) hoặc kết luận khuyết thiếu trên bề mặt lập luận. Trong mẫu
khảo sát của chúng tôi, xuất hiện cả hai trường hợp: tam đoạn luận hàm ẩn luận cứ
và tam đoạn luận hàm ẩn kết luận.
- Tam đoạn luận hàm ẩn luận cứ (hàm ẩn tiền đề):
Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm.
(Tự phê bình – DNHCM – tr.88)
Trong tam đoạn luận thì luận cứ chỉ cái chung làm tiền đề lớn (đại tiền đề),
luận cứ chỉ cái riêng làm tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề). Căn cứ vào kết luận về cái riêng
(cụ thể là “người đời”) và luận cứ “người đời không phải thánh thần”, người đọc,
người nghe có thể suy ra luận cứ vắng mặt ở đây là đại tiền đề. Và ta dễ dàng khôi
phục lại toàn bộ lập luận như sau:
Đại tiền đề (p1) (hàm ẩn): Chỉ có thánh thần mới không có khuyết điểm.
Tiểu tiền đề (p2): Người đời không phải thánh thần.
Kết luận (R): Không ai tránh khỏi khuyết điểm.
Với tam đoạn luận này, đại tiền đề được đông đảo mọi người chấp nhận và coi
đó là điều hiển nhiên. Do đó, khi lập luận, Bác Hồ đã “rút gọn” đại tiền đề này mà
không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa và hiệu lực lập luận. Trường hợp tam đoạn luận có
luận cứ vắng mặt như vậy còn được Aristote gọi là “tam đoạn luận giản ước”.
Cũng như trường hợp tam đoạn luận trực chỉ, trật tự các thành phần trong
tam đoạn luận hàm ẩn cũng có thể thay đổi cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa
và hướng của lập luận. Ta có thể trình bày lập luận trên theo nhiều cách, chỉ cần
thay đổi kết tử lập luận sao cho phù hợp.
- Tam đoạn luận hàm ẩn kết luận:
Tuy vậy Đảng Lao động Việt Nam cũng do nhiều người tổ chức lại mà thành
(p1a). Mà người thì ai cũng có ít nhiều khuyết điểm (p1b). Vì vậy Đảng Lao động Việt
Nam mong mỏi và hoan nghênh sự phê bình thật thà của các đảng phái và đoàn
thể bạn, của các nhân sĩ và của toàn thể đồng bào để cho Đảng tiến bộ mãi (R2).
(Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam – DNHCM – tr.128)

65
Kết luận R2 trong lập luận trên không phải là kết luận trực tiếp của hai luận cứ P1a
và P1b. Thực chất, P1a và P1b là luận cứ của một tam đoạn luận hàm ẩn kết luận. Từ mối
quan hệ giữa P1a và P1b, có thể khôi phục tam đoạn luận này như sau:
Đại tiền đề (p1a): Người thì ai cũng có ít nhiều khuyết điểm
Tiểu tiền đề (p1b): Đảng Lao Động Việt Nam cũng do nhiều người tổ chức lại
mà thành.
Kết luận (R1) (hàm ẩn): Đảng Lao Động Việt Nam cũng có lúc không tránh
được khuyết điểm.
Đến lượt mình, kết luận (R1) lại trở thành luận cứ (tiểu tiền đề) của tam đoạn
luận hàm ẩn phía sau nó. Ta có tam đoạn luận hàm ẩn thứ hai như sau:
Đại tiền đề (p2a) (hàm ẩn): Có khuyết điểm thì phải lắng nghe phê bình và
sửa chữa
Tiểu tiền đề (p2b/ R1) (hàm ẩn): Đảng Lao Động Việt Nam cũng có lúc không
tránh được khuyết điểm
Kết luận (R2): Đảng Lao động Việt Nam mong mỏi và hoan nghênh sự phê
bình thật thà của các đảng phái và đoàn thể bạn, của các nhân sĩ và của toàn thể
đồng bào để cho Đảng tiến bộ mãi.
Hai tam đoạn luận hàm ẩn này tạo thành một mạng lập luận hàm ẩn có sơ đồ
như sau:
p1a
R1/ p2b
p1b R2
p2a
Đường nét liền thể hiện những thành phần xuất hiện trực tiếp trên bề mặt lập
luận, đường nét đứt thể hiện những thành phần hàm ẩn trong lập luận.
Theo sơ đồ trên, có thể thấy rõ rằng, kết luận hàm ẩn R1 của lập luận trước
lại trở thành luận cứ p2b của lập luận sau.
Qua một số ví dụ về lập luận tam đoạn luận hàm ẩn đã phân tích ở trên, ta
thấy rằng, lập luận tam đoạn luận hàm ẩn cũng chặt chẽ không kém so với những

66
tam đoạn luận trực chỉ. Bởi trong tam đoạn luận hàm ẩn, bộ phận hàm ẩn là những
điều hiển nhiên đã được đông đảo mọi người công nhận nên dù chúng có không
xuất hiện trên bề mặt lập luận thì điều đó cũng không gây ảnh hưởng hay làm giảm
hiệu lực lập luận. Người đọc, người nghe vẫn hoàn toàn có thể khôi phục lại những
thành phần vắng mặt trong tam đoạn luận hàm ẩn một cách dễ dàng. Do những đặc
trưng đó, nên mô hình tam đoạn luận hàm ẩn thường được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử
dụng trong những trường hợp cần lập luận sắc bén nhưng uyển chuyển, không cần
nói tất cả nhưng người đọc, người nghe vẫn có thể hiểu được toàn bộ nội dung của
lập luận và ý định của người nói.
2.2.2.3. Lập luận hàm ẩn mô hình “hình vuông lập luận” (hình vuông lập
luận hàm ẩn)
Mô hình “hình vuông lập luận” như chúng tôi đã đề cập phía trên, là một mô
hình có tính chặt chẽ và mang lại hiệu quả lập luận không kém mô hình tam đoạn
luận. Những lập luận có mô hình “hình vuông lập luận” hàm ẩn cũng có đặc trưng
là một hay nhiều luận cứ, hoặc kết luận không xuất hiện trực tiếp trên bề mặt lập
luận, ở đây có thể gọi là hình vuông lập luận thiếu một hoặc nhiều “góc”.
Trong mẫu khảo sát của chúng tôi thì các lập luận hàm ẩn mô hình “hình
vuông lập luận” xuất hiện ít, chỉ có 2 lập luận có mô hình này trong số 28 lập luận
hàm ẩn, chiếm 7% tổng số lập luận hàm ẩn. Một trong hai lập luận này nằm trong
văn bản “Gửi thanh niên An Nam” của Hồ Chủ tịch:
Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể
mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la,
chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ
chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng
ta là một con số không.
(Gửi thanh niên An Nam – DNHCM – tr.45)
Đây là một lập luận hàm ẩn kết luận. Các thành phần xuất hiện trực tiếp trên
bề mặt lập luận bao gồm:

67
p1: Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể
mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la, chúng
ta có những người lao động khéo léo và cần cù.
p2b: Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức
R: Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không.
Còn một kết luận r của p1 hàm ẩn, ta có thể thấy sự xuất hiện của kết luận
hàm ẩn này sau một vài thao tác phục hồi và suy luận đơn giản. Mối quan hệ giữa
các thành phần và luận cứ và kết luận trong lập luận trên được biểu diễn qua sơ đồ
như sau:
Ở Đông Dương, chúng ta có đủ Chúng ta hẳn phải có nền công
tất cả … khéo léo và cần cù (p1) thương nghiệp phát triển (r)/p2a
Nhưng
Chúng ta thiếu tổ chức Công nghiệp và thương nghiệp
và thiếu người tổ chức (p2b) của chúng ta là một con số không (R)
Trong sơ đồ này, mũi tên gạch đứt biểu thị mối quan hệ hàm ẩn giữa p1 và
kết luận (r). Đường gạch đứt nối (r) và (p2b) thể hiện mối quan hệ nghịch hướng
giữa r/p2a với p2b. Thực chất, (r) mới là kết luận trực tiếp được suy ra của (p1). Đến
lượt mình, r lại trở thành một luận cứ, cùng với luận cứ p2b dẫn tới kết luận R.
Ở trường hợp này, Hồ Chủ tịch muốn nhấn mạnh điểm yếu trong tình hình
kinh tế Đông Dương, cho thấy sự tương phản rõ ràng giữa điều kiện, tiềm năng để
phát triển kinh tế với thực trạng vốn có. Với kết tử lập luận “nhưng”, không khó để
nhận ra luận cứ có lực lập luận ở đây là p2b “chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người
tổ chức”. Đây là luận cứ dẫn tới kết luận R cuối cùng. Với mô hình “hình vuông lập
luận”, Hồ Chí Minh đã tập trung nhấn mạnh sự yếu kém về tổ chức – nguyên nhân
khiến cho nền công, thương nghiệp của Đông Dương là con số không.
2.2.2.4. Lập luận hàm ẩn có mô hình “tổng phân hợp”
Trong số 28 lập luận hàm ẩn chúng tôi thống kê được trong cuốn DNHCM,
mô hình lập luận hàm ẩn “tổng phân hợp” chỉ xuất hiện một lần duy nhất, chiếm
3,6%, đó là trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”:

68
Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa
Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có
được.(R1)
Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử,
nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể
nhân loại.
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô
lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có
khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai
đoạn đầu không? Từ nhiều thế kỷ nay, họ chẳng hưởng được thái bình hay sao để đến
mức làm cho người châu Âu khinh rẻ họ (lười nhác, mê muội hàng nghìn năm, v.v...)?
Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân
tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm.(R2)
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - DNHCM - tr.35)
Thực chất, lập luận trên là một mạng lập luận phức tạp được tạo nên từ hai
lập luận thành phần và một lập luận lớn theo mô hình “tổng phân hợp”, vì vậy có
thể xếp nó vào trường hợp “mạng lập luận hàm ẩn”. Tuy nhiên, xét thấy lập luận
lớn bao trùm ở đây là lập luận “tổng phân hợp” nên chúng tôi xếp lập luận này vào
tiểu loại lập luận “tổng phân hợp”.
Trước hết, ta xem xét từng lập luận bộ phận cấu thành nên lập luận lớn này.
- Lập luận bộ phận 1: Tam đoạn luận hàm ẩn kết luận.
Có thể trình bày các luận cứ của lập luận này như sau:
p1a: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên triết lý của lịch sử châu Âu.
p1b: Mà châu Âu chưa phải là toàn thể nhân loại (Châu Âu chỉ là một bộ phận
của nhân loại)
Thực hiện một vài thao tác suy luận, ta có thể dễ dàng phục hồi kết luận
được hàm ẩn trong tam đoạn luận này:
r1: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên triết lý của một bộ phận
nhân loại.

69
Ta có sơ đồ của lập luận bộ phận 1 như sau:
p1a
r1
p1b
- Lập luận bộ phận 2: Lập luận mô hình P R đơn giản hàm ẩn kết luận.
Có thể trình bày các luận cứ của lập luận này như sau:
p2a: Mác cho biết sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ,
chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác
nhau.
p2b: Các dân tộc Viễn Đông không trải qua hai giai đoạn đầu: chế độ nô lệ và
chế độ nông nô; cũng không trải qua đấu tranh giai cấp.
Hai luận cứ này dẫn tới kết luận là:
r2: Học thuyết của Mác không đúng với trường hợp các dân tộc Viễn Đông.
Ta có sơ đồ của lập luận bộ phận 2 như sau:
P2a
r2
p2b
Từ hai lập luận bộ phận này, Hồ Chí Minh xây dựng một lập luận lớn có mô
hình tổng phân hợp, trong đó, kết luận r1, r2 của hai lập luận bộ phận trên làm luận cứ:
đồng hướng
p1
R1 R2
p2
Trong sơ đồ này, luận cứ p1, p2 (chính là kết luận r1, r2 của hai lập luận bộ
phận trên) hàm ẩn, thể hiện bằng nét gạch đứt.
Cũng như mô hình “tổng phân hợp” trong lập luận trực chỉ, mô hình lập luận
“tổng phân hợp” trong lập luận hàm ẩn cũng có hai kết luận R1, R2 luôn luôn đồng hướng
với nhau và các luận cứ nằm giữa hai kết luận. Theo đó, lập luận hàm ẩn có mô hình
“tổng phân hợp” cũng là những lập luận vòng tròn khép kín.

70
Điểm khác biệt giữa lập luận hàm ẩn mô hình “tổng phân hợp” và lập luận
trực chỉ mô hình “tổng phân hợp” là trong lập luận hàm ẩn “tổng phân hợp” thì một
hoặc nhiều luận cứ vắng mặt trên bề mặt lập luận. Cụ thể trong trường hợp lập luận
đang xét, cả hai luận cứ lớn đều hàm ẩn và được khôi phục dựa vào những luận cứ
của các lập luận bộ phận.
Một điểm đáng chú ý nữa ở lập luận hàm ẩn “tổng phân hợp” là chỉ có
trường hợp hàm ẩn luận cứ, không có trường hợp hàm ẩn kết luận. Vì theo nguyên
tắc, nếu lập luận nhìn về hình thức chưa có kết luận (do kết luận được hàm ẩn),
người ta sẽ chỉ suy luận để khôi phục một kết luận, chứ không có ý thức phải khôi
phục cả hai kết luận (nếu có) của lập luận, bởi hai kết luận của lập luận mô hình
“tổng phân hợp” đều có chung luận cứ và đồng hướng.
2.2.2.5. Lập luận hàm ẩn mô hình “P R (như P)”
Theo số liệu chúng tôi khảo sát được, số lượng lập luận hàm ẩn mô hình
“P R (như P)” là 4 lập luận, chiếm 14,3% tổng số lập luận hàm ẩn.
Các lập luận hàm ẩn sử dụng phép so sánh – liên tưởng tương đồng này
cũng có mô hình cơ bản tuân theo mô hình khái quát của lập luận hàm ẩn, tức là
thiếu vắng luận cứ hay kết luận trên bề mặt lập luận. Tuy nhiên, trong mẫu khảo
sát của chúng tôi, tất cả 4 lập luận hàm ẩn mô hình “P R (như P)” đều hàm ẩn
luận cứ, không có lập luận nào hàm ẩn kết luận. Sau đây là một lập luận hàm ẩn
mô hình “P R (như P)” đã được Hồ Chủ tịch sử dụng:
Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
(Cách mệnh - DNHCM - tr.54)
Lập luận này hàm ẩn một luận cứ, có thể khôi phục lại luận cứ đó và toàn bộ
lập luận như sau:
R: Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.

71
p1: Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu
không có bàn chỉ nam.
p2 (hàm ẩn): Người không có trí khôn thì như xác không hồn, tàu không có
bàn chỉ nam thì lạc đường, mất phương hướng.
Có thể thấy, luận cứ p2 hàm ẩn ở đây là lẽ thường được đông đảo mọi người
chấp nhận, có thể được người đọc, người nghe dễ dàng suy ra từ luận cứ p1 và kết
luận R. Chính vì đây là lẽ thường đương nhiên nên Hồ Chủ tịch đã giản lược bớt,
không đề cập trực tiếp trên bề mặt lập luận, nhưng người nghe, người đọc vẫn có
thể dễ dàng hình dung và có sự so sánh liên tưởng. Ở đây, cái được đem ra so sánh
là khái niệm trừu tượng: “Đảng mà không có chủ nghĩa”. Để cụ thể hóa khái niệm
ấy, Hồ Chí Minh đã sử dụng hai hình ảnh “người không có trí khôn” và “tàu không
có bàn chỉ nam”. Từ sự hiểu biết chung căn cứ theo lẽ thường của đông đảo mọi
người, ai cũng có thể tự hoàn thành nốt vế so sánh được hàm ẩn ấy. Từ đó, thấy
được tầm quan trọng của chủ nghĩa đối với Đảng.
2.2.2.6. Mạng lập luận hàm ẩn
Trong cuốn DNHCM có 6 mạng lập luận hàm ẩn, trong đó có 2 trường hợp
đặc biệt. Một trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận hàm ẩn mô hình
“tổng phân hợp”, một trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận tam đoạn
luận hàm ẩn. Hai trường hợp này đã được chúng tôi phân tích ở trên phần lập luận
tam đoạn luận hàm ẩn và lập luận hàm ẩn mô hình “tổng phân hợp”. Ngoài 2 trường
hợp này, 4 mạng lập luận hàm ẩn còn lại đều được xây dựng từ tập hợp các lập luận
có mô hình P R đơn giản. Mạng lập luận sau đây là một ví dụ:
Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao
động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh
viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Theo
quan điểm đó, việc tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa có một tầm quan trọng
đặc biệt.
(Bản án chế độ thực dân Pháp – Nô lệ thức tỉnh – DNHCM – tr.46)

72
Do đặc trưng của lập luận hàm ẩn là thiếu vắng sự xuất hiện của một hay
nhiều luận cứ hoặc kết luận trên bề mặt lập luận nên mạng lập luận hàm ẩn cũng
khó nhận biết hơn mạng lập luận trực chỉ. Nếu chỉ đọc qua, nghe qua, không ít
người sẽ không thể phát hiện thực chất lập luận trên lại là một lập luận có nhiều
luận cứ và kết luận và giữa chúng lại có mối quan hệ tầng bậc móc xích khá phức
tạp. Trước hết, cần hệ thống lại các lập luận bộ phận xuất hiện trong mạng lập
luận trên:
- Lập luận bộ phận 1: Lập luận trực chỉ
p1: Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người
lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
R1: Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được
nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa
- Lập luận bộ phận 2: Lập luận hàm ẩn
p2 (hàm ẩn): Công đoàn ở các nước thuộc địa bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi
của người lao động ở các nước thuộc địa.
R2 (hàm ẩn): Công đoàn ở các nước thuộc địa giúp xóa bỏ nền móng của lâu đài
đế quốc chủ nghĩa.
- Lập luận bộ phận 3: Lập luận hàm ẩn luận cứ
p3a: Chủ nghĩa đế quốc chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa
bỏ được nền móng của lâu đài đế quốc chủ nghĩa
p3b (hàm ẩn): Công đoàn ở các nước thuộc địa giúp xóa bỏ nền móng của lâu đài
đế quốc chủ nghĩa.
R: Việc tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa có một tầm quan trọng đặc biệt.
Ta có thể diễn giải mạng lập luận trên thành sơ đồ như sau (mũi tên nét gạch
đứt biểu hiện quan hệ hàm ẩn):
(I) P1 R1
R
(II) P2 R2

73
Mạng lập luận này được tạo thành bởi hai lập luận bộ phận có mô hình P R
đơn giản. Riêng lập luận bộ phận 2 không xuất hiện trên bề mặt lập luận (thiếu vắng cả
luận cứ và kết luận) nhưng người nghe vẫn hoàn toàn có thể phục hồi nó bằng cách căn
cứ vào luận cứ và kết luận xuất hiện trên bề mặt lập luận. Kết luận của hai lập luận này
lại trở thành luận cứ của kết luận trong lập luận cuối cùng.
Sở dĩ Hồ Chí Minh chọn cách diễn đạt đơn giản một mạng lập luận phức tạp
bằng cách không đề cập đến một số luận cứ và kết luận là bởi vì như thế sẽ giúp lập
luận trở nên ngắn gọn, súc tích. Mặt khác, do những yếu tố lược bớt vẫn hoàn toàn có
thể hồi phục lại được qua một vài thao tác suy đoán đơn giản của người nghe, người
đọc nên hiệu lực lập luận hoàn toàn không bị giảm đi.
2.2.2.7. Nhận xét
Có thể thấy rằng, cũng như với các lập luận trực chỉ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
sử dụng lập luận hàm ẩn với nhiều mô hình, kiểu loại rất phong phú, đa dạng.
Những mô hình lập luận xuất hiện ở lập luận trực chỉ thì cũng xuất hiện ở lập luận
hàm ẩn, chỉ có điều khác là do mang đặc trưng hàm ẩn nên một hay một số luận cứ
hoặc kết luận trong lập luận hàm ẩn không được thể hiện rõ trên bề mặt văn bản.
Điều này cũng quy định một số điểm đặc trưng trong hoàn cảnh sử dụng của lập
luận hàm ẩn khác so với lập luận trực chỉ. Do tính chất của mình mà lập luận hàm
ẩn được Hồ Chủ tịch sử dụng nhiều trong những tình huống cần sự lập luận linh
hoạt, khéo léo, vừa thể hiện được chính kiến, quan điểm, vừa có sự mềm dẻo trong
lập luận để đạt được các chiến lược giao tiếp khác nhau.
Trong số các tiểu loại lập luận hàm ẩn thì lập luận hàm ẩn có mô hình
P R đơn giản được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhất (chiếm tỉ lệ 42,9%). Như vậy,
ở cả hai kiểu lập luận hàm ẩn và lập luận trực chỉ thì mô hình P R đơn giản cũng
chiếm ưu thế trong việc sử dụng. Điều này có nguyên nhân tương tự nhau ở cả lập
luận trực chỉ và lập luận hàm ẩn. Theo đó, sở dĩ mô hình này được Hồ Chủ tịch sử
dụng với tần suất cao như vậy vì như đã phân tích ở trên, những lập luận hàm ẩn theo
mô hình P R đơn giản có tính linh hoạt cao và tùy biến cao, có thể sử dụng trong
mọi loại hoàn cảnh, trường hợp. Do đó, người nói không cần cầu kì và khắt khe trong

74
việc lựa chọn cách sắp xếp các luận cứ và kết luận. Bên cạnh đó, mô hình P R đơn
giản cũng tạo ra những lập luận trực tiếp và dễ hiểu nhất, phù hợp với nhiều đối
tượng, nên có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Những mô hình còn lại trong các lập luận hàm ẩn có tần suất sử dụng ít và
không chênh lệch nhiều về số lượng trong mẫu khảo sát. Riêng tiểu loại lập luận
theo mô hình “tổng phân hợp” và “hình vuông lập luận” hàm ẩn có số lượng rất ít (1
lập luận hàm ẩn mô hình “tổng phân hợp” và 2 lập luận hàm ẩn mô hình “hình
vuông lập luận”). Do số lượng các loại lập luận này quá ít nên chúng tôi chỉ nêu
hiện tượng mà không đưa ra nhận xét.
Các lập luận hàm ẩn đều có hai trường hợp: hàm ẩn luận cứ và hàm ẩn kết
luận. Tuy nhiên, hai loại hàm ẩn này có tần suất xuất hiện khác nhau trong các mô
hình lập luận. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, những lập luận hàm ẩn luận cứ
chiếm số lượng nhiều hơn những lập luận hàm ẩn kết luận. Phân chia theo tiểu loại
mô hình lập luận, chúng tôi nhận thấy, có ba mô hình lập luận chỉ xuất hiện luận cứ
hàm ẩn chứ không xuất hiện kết luận hàm ẩn, đó là mô hình: “hình vuông lập luận”,
“tổng phân hợp” và lập luận mô hình “P R (như P)”. Các mô hình còn lại là “tam
đoạn luận”, P R đơn giản và mạng lập luận tuy xuất hiện cả hai trường hợp hàm
ẩn luận cứ và hàm ẩn kết luận nhưng số lượng lập luận hàm ẩn luận cứ cũng nhiều
hơn số lượng lập luận hàm ẩn kết luận. Có sự chênh lệch trong tần suất sử dụng lập
luận có luận cứ hàm ẩn hay kết luận hàm ẩn là bởi, mục đích của lập luận là dẫn dắt
người nghe, người đọc hướng tới chấp nhận, đồng ý một nhận định nào đó mà
người nói, người viết đưa ra. Vì mục đích đó nên các kết luận thường xuất hiện trực
tiếp trên bề mặt lập luận để gây chú ý với người nghe, người đọc. Còn luận cứ trong
nhiều trường hợp là những lẽ thường được đông đảo mọi người chấp nhận nên có
thể lược bớt, rút gọn để đảm bảo tính hàm súc, ngắn gọn cho lập luận, giúp người
đọc, người nghe tập trung hơn vào tiêu điểm kết luận. Tuy nhiên, cũng có những
trường hợp kết luận được hàm ẩn, những trường hợp này phần nhiều là do ý định
của người nói, người viết chi phối, khi muốn diễn đạt một lập luận với cách thức
linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo để đạt được những chiến lược giao tiếp khác nhau.

75
Khi đó, kết luận thường được hàm ẩn để người đọc, người nghe tự suy ra dựa trên
luận cứ trong lập luận.
2.2.3. Lập luận ngữ cảnh
2.2.3.1. Một vài trường hợp
Trong số những lập luận trong cuốn DNHCM, lập luận ngữ cảnh chiếm số
lượng ít nhất. Trong tổng số 132 lập luận thì chỉ có 6 lập luận ngữ cảnh, chiếm tỉ lệ
4,54%.
Ở lập luận ngữ cảnh, chúng tôi không chủ trương phân loại theo từng mô hình
tiểu loại lập luận như ở kiểu lập luận trực chỉ và lập luận hàm ẩn đã tiến hành. Lý do
bởi số lượng mẫu quá ít, đồng thời các mô hình lập luận đó cũng không có nhiều giá
trị nhận diện và khu biệt ở kiểu lập luận ngữ cảnh này.
Sau đây, ta sẽ đi sâu phân tích một số trường hợp cụ thể để hiểu rõ hơn về
đặc trưng của kiểu lập luận ngữ cảnh mà Hồ Chí Minh đã sử dụng.
(1) Chúng tôi không sợ chết chính là vì chúng tôi muốn sống. Chúng tôi
cũng như các bạn, muốn sống tự do, không có ai đè đầu bóp cổ.
(Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương – DNHCM – tr.82)
Lập luận này nhìn thoạt đầu sẽ tưởng như rất mâu thuẫn và vô lý. Hồ Chí
Minh đặt ra hai khái niệm trái ngược nhau trên cùng một hệ trục suy luận đồng
hướng: “không sợ chết” là vì “muốn sống”. Nhưng đặt lập luận này vào trong ngữ
cảnh tình huống của nó, mới thấy rằng, đây là một lập luận hoàn toàn hợp lý và có
tính logic, hai khái niệm “sống – chết” ở đây cũng không hoàn toàn phủ định nhau.
Trong trường hợp này, ngữ cảnh của lập luận chính là hoàn cảnh khi Hồ Chủ
tịch tạo ra phát ngôn, cụ thể là khi Việt Nam đang chịu ách thống trị của người
Pháp, mất quyền độc lập tự do. Sự tác động của yếu tố ngữ cảnh đã khiến cho lập
luận được sáng tỏ, các luận cứ, kết luận trở nên liên kết và có logic. Ngữ cảnh này
cũng được làm rõ hơn bởi luận cứ bổ sung ý nghĩa phía sau: “Chúng tôi cũng như
các bạn, muốn sống tự do, không có ai đè đầu bóp cổ”. Luận cứ này làm rõ nghĩa
hơn cho luận cứ phía trước. Ở đây, không đơn thuần là “muốn sống” mà phải là
“sống tự do, không có ai đè đầu bóp cổ”.

76
Ngữ cảnh đóng vai trò rất quan trọng, hiểu được ngữ cảnh tình huống của lập
luận, cũng là căn cứ để hiểu và chấp nhận lập luận. Với lập luận trên, khi đã có ngữ
cảnh hỗ trợ cho việc hiểu tình huống, bối cảnh lập luận, người đọc, người nghe có
thể dễ dàng tìm được mối liên kết giữa luận cứ và kết luận trong đó, và lập luận có
thể được hiểu như sau (Các bước lập luận và luận cứ thành phần có thể được khôi
phục qua thao tác suy luận):
Luận cứ p1a: Chúng tôi muốn sống
Luận cứ p1b: Chúng tôi muốn sống tự do, không ai đè đầu bóp cổ
Kết luận r1/ luận cứ p2a (hàm ẩn): Chúng tôi phải đấu tranh
Luận cứ p2b (hàm ần): Đấu tranh phải có hi sinh
Kết luận R: Chúng tôi không sợ hi sinh (không sợ chết)
Toàn bộ luận cứ và kết luận trên được sơ đồ hóa như sau:
p1a
r1/p2a
p1b R
p2b
Trong đó, đường nét liền thể hiện mối quan hệ trực tiếp trên bề mặt lập luận.
Đường nét đứt thể hiện mối quan hệ hàm ẩn. Đây là sơ đồ lập luận thuận chiều luận
cứ - kết luận. Còn Hồ Chí Minh đã đảo ngược trật tự lập luận, đưa kết luận lên
trước, song trình tự suy luận và các bước lập luận vẫn giữ nguyên như trong sơ đồ.
Nhìn vào sơ đồ có thể thấy, Hồ Chí Minh đã lược bỏ bước lập luận trung
gian để chỉ còn lại luận cứ đầu tiên (điểm đầu) của lập luận và kết luận cuối cùng
(điểm cuối) của lập luận. Căn cứ vào ngữ cảnh của lập luận mà người đọc, người
nghe có thể hình thành những suy luận đúng hướng để khôi phục lại các luận cứ
hàm ẩn dẫn đến kết luận cuối cùng.
Không chỉ riêng trong văn bản chính luận Hồ Chủ tịch mới sử dụng lập luận
ngữ cảnh, mà trong những văn bản nghệ thuật của Người, ngữ cảnh cũng được vận
dụng để hiểu lập luận. Ví dụ sau đây về lập luận ngữ cảnh cho ta thấy điều đó:

77
(2) Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!
(Thư chúc mừng năm mới 1968 – DNHCM – tr.189)
Có thể coi hai câu thơ đầu của bài thơ này là một lập luận ngữ cảnh với kết
luận được đưa lên trước:
Kết luận R: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Luận cứ P: Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Một lần nữa, nếu không căn cứ vào ngữ cảnh, thì người đọc, người nghe sẽ
không hiểu được “xuân này”, “xuân qua” là gì, và tại sao “xuân này” lại hơn hẳn
“mấy xuân qua”. Từ đó, lập luận sẽ không được hiểu một cách rõ ràng, làm giảm đi
hiệu lực lập luận và sức thuyết phục.
Bài thơ được Hồ Chí Minh đọc nhân dịp chúc mừng năm mới, mừng xuân
Mậu Thân 1968. Hai câu thơ đầu tổng kết tình hình nước ta trong năm cũ. Vì vậy,
“xuân này” ở đây được hiểu là mùa xuân năm 1968, và “mấy xuân qua” là mùa
xuân của những năm trước đó. Theo hoàn cảnh lịch sử thì năm 1967, cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta xuất hiện tình thế mới, có lợi cho ta quân
dân ta, đồng thời chúng ta cũng có nhiều trận đánh thắng lợi ở cả hai miền Nam –
Bắc. Do đó, lập luận “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua (vì xuân này) thắng trận tin
vui khắp nước nhà” mới có cơ sở.
2.2.3.2. Nhận xét
Lập luận ngữ cảnh có số lượng ít nhất trong số những lập luận chúng tôi thống
kê được trong cuốn DNHCM. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân thuộc về đặc
trưng của kiểu lập luận này. Theo khái niệm về lập luận ngữ cảnh mà chúng tôi đã
tạm xác lập ở đầu chương này, lập luận ngữ cảnh là những lập luận mà luận cứ và kết
luận của nó chỉ có hiệu lực lập luận khi căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể của lập luận. Đó
đồng nghĩa với việc, nếu tách rời khỏi ngữ cảnh tình huống của lập luận, thì luận cứ

78
và kết luận không còn hiệu lực lập luận. Do đó, phạm vi sử dụng của lập luận ngữ
cảnh cũng bị giới hạn bởi yếu tố ngữ cảnh. Như vậy, để đảm bảo thành công trong
giao tiếp, lập luận ngữ cảnh thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp mà
người nói, người viết biết rằng cả mình và người nghe, người đọc, đều có cùng hiểu
biết chung, kiến thức nền về vấn đề được nhắc đến trong lập luận. Chính vì vậy mà
trong số các lập luận chúng tôi thống kê được, lập luận ngữ cảnh xuất hiện rất ít.
Qua việc phân tích một số lập luận ngữ cảnh ở trên, có thể thấy rằng, lập
luận ngữ cảnh có thể xuất hiện ở dạng trực chỉ, luận cứ và kết luận đều hiển ngôn
trên bề mặt lập luận, như ở trường hợp (2), (3), cũng có thể được trình bày dưới
dạng hàm ẩn với việc vắng mặt một hoặc một số luận cứ, kết luận, như ở trường
hợp (1) đã phân tích ở trên.
2.3. Tiểu kết
Từ kết quả thống kê ở toàn bộ chương này, ta có bảng tổng hợp số lượng lập
luận trong cuốn DNHCM phân chia theo kiểu và mô hình lập luận như sau:
Bảng 2.1: Thống kê các kiểu lập luận được sử dụng trong cuốn DNHCM
Kiểu lập luận
TT
Mô hình Trực chỉ Hàm ẩn Ngữ cảnh

1 P R đơn giản 70 12 -
2 Tam đoạn luận 7 5 -
3 Hình vuông lập luận 5 2 -
4 Tổng phân hợp 7 1 -
5 P R (như P) 6 4 -
6 Mạng lập luận 5* 6* -
98 28 6**
Tổng
132

* Về số lượng mạng lập luận trực chỉ và hàm ẩn trong bảng, thực tế số lượng này
đã bao gồm các trường hợp đặc biệt, vừa là mạng lập luận, vừa là các mô hình khác. Cụ
thể, trong mạng lập luận trực chỉ, có 1 trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận

79
mô hình “hình vuông lập luận” và 1 trường hợp vừa là mạng lập luận, vừa là lập luận mô
hình “P R (như P)”. Trong mạng lập luận hàm ẩn, có 1 trường hợp vừa là mạng lập
luận, vừa là lập luận mô hình “tổng phân hợp” và 1 trường hợp vừa là mạng lập luận,
vừa là lập luận mô hình “tam đoạn luận”. Nên nếu nhìn vào tổng số, ta sẽ thấy thiếu 2 lập
luận ở tổng số lập luận trực chỉ, và thiếu 2 lập luận ở tổng số lập luận hàm ẩn, đó chính là
vì tính trên tổng số lập luận thì hai mô hình vẫn chỉ được tính là 1 lập luận.
** Về lập luận ngữ cảnh, như đã trình bày ở trên, do số lượng mẫu quá ít, chúng
tôi không chủ trương phân loại theo từng mô hình tiểu loại lập luận như ở kiểu lập luận
trực chỉ và lập luận hàm ẩn. Do đó, trong bảng thống kê trên, lập luận ngữ cảnh chỉ có
tổng số mà không có số lượng theo từng mô hình.
Dựa vào phần phân tích và bảng số liệu trên, có thể rút ra một số đặc điểm về
lập luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng như sau:
a. Về kiểu lập luận
Căn cứ theo phương thức lập luận (đã đề cập ở đầu chương), có thể chia lập
luận của Hồ Chủ tịch thành 3 kiểu: lập luận trực chỉ, lập luận hàm ẩn và lập luận
ngữ cảnh. Trong mẫu khảo sát, lập luận trực chỉ chiếm số lượng nhiều nhất trong
các kiểu lập luận. Điều này cho thấy Hồ Chủ tịch thường ưu tiên sử dụng kiểu lập
luận này trong thực tế. Lý do bởi đặc trưng của lập luận trực chỉ là các luận cứ và
kết luận xuất hiện ngay trên văn bản lập luận, do đó có tác động trực tiếp tới đối
tượng tiếp nhận (người đọc, người nghe). Đồng thời, đặc trưng này cũng khiến lập
luận trực chỉ thường dễ hiểu, không yêu cầu các thao tác suy luận và do đó, thích
hợp sử dụng với nhiều loại đối tượng tiếp nhận khác nhau.
Đối với lập luận hàm ẩn, một hoặc một số luận cứ hay kết luận vắng mặt trên
bề mặt lập luận, quan hệ lập luận có tính gián tiếp nên cần có thao tác suy ý để hiểu
được, do đó, phạm vi sử dụng không rộng rãi như lập luận trực chỉ. Các lập luận
ngữ cảnh ít xuất hiện trong lập luận của Hồ Chí Minh cũng có nguyên nhân tương
tự. Do luận cứ và kết luận của lập luận ngữ cảnh cần dựa vào ngữ cảnh để hiểu nên
nó cũng tự bó hẹp phạm vi sử dụng của mình.

80
Hồ Chí Minh đã rất linh hoạt trong việc sử dụng mỗi kiểu lập luận thích hợp
cho các trường hợp, hoàn cảnh và đối tượng tiếp nhận khác nhau. Điều này còn được
thấy rõ hơn qua việc Người lựa chọn mô hình lập luận phù hợp theo từng kiểu lập luận.
b. Về các mô hình lập luận
Xét theo mô hình lập luận thì mô hình lập luận P R đơn giản được Hồ Chí
Minh sử dụng nhiều nhất trong cả kiểu lập luận trực chỉ và hàm ẩn. Đây là mô hình
có cấu trúc đơn giản nhất nhưng lại dễ hiểu, có tính linh hoạt và tùy biến cao nên
được Hồ Chí Minh lựa chọn nhiều trong các lập luận, nhất là lập luận đời thường,
với đối tượng tiếp nhận đa dạng. Các mô hình lập luận còn lại bao gồm: mô hình “tam
đoạn luận”, mô hình “hình vuông lập luận”, mô hình “tổng phân hợp”, lập luận theo
phép so sánh – liên tưởng tương đồng và mạng lập luận không có sự chênh lệch nhiều
về mức độ sử dụng. Mô hình “tam đoạn luận” là mô hình điển hình của lập luận nhưng
lại được Hồ Chí Minh sử dụng không nhiều trong lập luận. Tuy nhiên, tính chặt chẽ,
logic mà mô hình này đem lại cho lập luận thì không thể phủ nhận.
Qua các lập luận có mô hình “hình vuông lập luận” được phân tích ở trên, có
thể thấy rằng, cả lập luận trực chỉ và lập luận hàm ẩn được xây dựng theo mô hình
“hình vuông lập luận” thì đều được xây dựng dựa trên các luận cứ nghịch hướng nhau
và cùng có điểm chung là sử dụng kết tử lập luận nghịch hướng như: tuy nhiên, thế
mà, nhưng… Những kết tử này có tác dụng liên kết hai luận cứ nghịch hướng với
nhau, và kết tử lập luận nghịch hướng sẽ đứng trước luận cứ có lực lập luận. Có thể
nhận thấy, do cấu tạo của mình, bản thân mô hình “hình vuông lập luận” (cả trực chỉ
và hàm ẩn) có đặc trưng tập trung nêu bật, nhấn mạnh vào vấn đề được đề cập trong
luận cứ có lực lập luận, từ đó tăng sức thuyết phục cho kết luận cuối cùng được suy ra
trực tiếp từ luận cứ có lực lập luận đó. Do đó, mô hình “hình vuông lập luận” thường
được Hồ Chí Minh sử dụng trong trường hợp có sự đối lập giữa hai vấn đề nào đó
(được nhắc đến trong hai luận cứ nghịch hướng) và Người cần nhấn mạnh vào vấn đề
có trong luận cứ có lực lập luận để hướng người đọc, người nghe tới kết quả mang
tính tất yếu của kết luận được suy ra từ luận cứ có lực lập luận. Cả mô hình “tam
đoạn luận” và “hình vuông lập luận” do có tính chặt chẽ, lực lập luận mạnh nên

81
thường được sử dụng trong những trường hợp cần lập luận đanh thép, các trường hợp
chính thức, mang tính công khai, rộng rãi.
Nói tóm lại, có thể thấy rằng, trong lập luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử
dụng đa dạng các mô hình lập luận theo từng kiểu lập luận, vừa làm phong phú
thêm cho hình thức lập luận, vừa đạt được hiệu quả lập luận và sức thuyết phục tối
đa trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể khác nhau.

82
CHƢƠNG 3
BIỂU HIỆN QUYỀN LỰC TRONG LẬP LUẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Với tư cách là một hiện tượng hiện hữu trong mọi cấu trúc xã hội, quyền lực
đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau,
trong đó có Ngôn ngữ học. Riêng trong phạm vi nghiên cứu của Ngôn ngữ học thì
vấn đề quyền lực cũng được xem xét từ nhiều góc độ. Mối quan hệ giữa quyền lực
và ngôn ngữ, biểu hiện của quyền lực trong ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên
cứu trong nhiều phân ngành như ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội… Vậy quyền
lực được biểu hiện như thế nào, thể hiện những đặc trưng ra sao trong lập luận của
Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được chúng tôi tập trung làm rõ trong chương 3 này.
3.1. Diễn ngôn và quyền lực
3.1.1. Khái niệm “quyền lực”
Quyền lực (hay còn được một số nhà nghiên cứu gọi là “quyền thế”) là một
vấn đề mang tính xã hội chứ không phải thuộc riêng ngôn ngữ học. Các nhà ngiên
cứu đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực.
Theo hai tác giả Brown và Levinson thì khái niệm “quyền lực” được xác định là
“mức độ mà người nói có thể áp đặt kế hoạch và sự tự đánh giá của mình (thể diện) mà
không tính đến kế hoạch hay sự tự đánh giá của người khác”.
Quyền lực còn được James McCroskey và Virginia Richmond trong cuốn
“Power in the Classroom (Teacher and student perceptions)” nhận định là “… khả
năng hay năng lực gây ảnh hưởng lên thái độ, niềm tin hoặc hành vi của một cá
nhân hoặc một nhóm đối tượng khác, làm họ có những thay đổi”. (Dẫn theo [4]).
Còn theo Diệp Quang Ban [3] lý giải quan niệm của Fairclough trong cuốn
“Language and Power” thì quyền lực có thể được hiểu theo 2 cách khác nhau:
Với cách hiểu thứ nhất, thì “Quyền lực là năng lực chuyển hoá, cái năng lực
của những tác nhân gây được ảnh hưởng đến đường hướng của các sự kiện”
(… power as transformative capacity, the capacity of agents to affect the course of

83
events). Trong cách hiểu này, “năng lực” được hiểu trong nghĩa rộng, kể cả trong
lĩnh vực vật chất lẫn trong lĩnh vực tinh thần.
Với cách hiểu thứ hai, “Quyền lực là một khái niệm tương đối, “quyền thế”
(power over), và được liên kết với việc có ưu thế (dominant) bởi các cá nhân hay
các tập thể (… is a relational concept, “power over”, and it linked to dominant by
individuals or collectivities). Trong nghĩa này, vấn đề quyền lực đặt trong quan hệ
với “ưu thế” (domination), tức là đặt trong sự so sánh giữa hai quyền lực, một
quyền lực có kèm “ưu thế”, tức là “quyền thế”, và một không kèm “ưu thế”.
Tác giả Nguyễn Hòa, người dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu cho diễn
ngôn, quyền lực và các vấn đề liên quan cũng nêu ra quan điểm cần phân biệt “quyền
lực” với “quyền uy”. Theo đó, ông cho rằng “quyền lực” là năng lực kiểm soát hành
vi của người khác hay bắt họ phải phục tùng. Còn “quyền uy” được hiểu là việc lấy ý
chí của một cá nhân này buộc người khác phải phục tùng, tiếp thu. Do đó, một người
có quyền lực nhưng chưa hẳn đã tạo được quyền uy với một người khác.
Như vậy, có thể thấy rằng, quan niệm về “quyền lực” giữa các nhà nghiên
cứu tuy giống nhau về cơ bản nhưng cũng có một độ chênh nhất định. Ở đây, để
thống nhất trong việc nghiên cứu, chúng tôi xin được theo quan điểm về quyền lực
của James McCroskey và Virginia Richmond trong cuốn “Power in the Classroom
(Teacher and student perceptions)” đã nêu trên. Theo đó, “quyền lực” được hiểu là
“… khả năng hay năng lực gây ảnh hưởng lên thái độ, niềm tin hoặc hành vi của
một cá nhân hoặc một nhóm đối tượng khác, làm họ có những thay đổi”.
3.1.2. Biểu hiện của quyền lực trong diễn ngôn
Từ khái niệm về quyền lực, có thể nhận định rằng, “quyền lực được xác lập
trên cơ sở vai xã hội, vị thế của chủ thể giao tiếp cũng như các chế ước xã hội liên
quan đến giá trị” [6]. Mối quan hệ giữa quyền lực và diễn ngôn là mối quan hệ tương
tác hai chiều. Một mặt, quyền lực được tạo ra trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, tức
là “người tạo lập diễn ngôn và người diễn giải diễn ngôn đều có thể sử dụng nó (diễn
ngôn) để duy trì hay tái sinh quyền lực của mình”. Mặt khác, quyền lực lại có những
ảnh hưởng nhất định đến diễn ngôn. Bởi trong thực tế giao tiếp, mỗi chủ thể giao tiếp

84
tự thân đã mang một vị thế xã hội, thái độ, quan điểm, lập trường nhất định. Chính
những đặc điểm này đã tạo ra tính bất bình đẳng trong giao tiếp xã hội. Nói cách
khác, quyền lực đã ảnh hưởng và chi phối đến cách tạo lập và sử dụng diễn ngôn.
Theo cách nhìn nhận này, quyền lực được biểu hiện qua tất cả những gì mà người
tham gia giao tiếp thực hiện trong quá trình giao tiếp.
Một tác giả có nghiên cứu sâu về biểu hiện của quyền lực trong diễn ngôn là
Diệp Quang Ban. Như trên đã đề cập, Diệp Quang Ban căn cứ vào khái niệm quyền
lực của Fairclough để đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa diễn ngôn có “quyền thế”, tức
là có cả “quyền lực” lẫn “ưu thế” và diễn ngôn chỉ có “ưu thế” nhất thời. Ở các
trường hợp diễn ngôn có cả “quyền lực” lẫn “ưu thế” có sự “bất bình đẳng” về quyền
thế, tức là người tham dự có cương vị cao có thể kiểm soát các đóng góp của người
khác bằng những đánh giá tích cực (cho là tốt) hoặc tiêu cực (cho là không tốt). Cũng
theo Diệp Quang Ban, diễn ngôn có cả “quyền lực” lẫn “ưu thế” cũng xuất hiện khá
đa dạng trong “phép lịch sự”, một đề tài liên quan “thể diện” thuộc Dụng học. Theo
đó, các diễn ngôn liên quan đến phép lịch sự thường gặp trong các quan hệ về cương
vị xã hội, về tuổi tác, về cả bản sắc văn hoá. Đây cũng là những trường hợp “bất bình
đẳng” về “quyền thế”, nhưng không phải bao giờ người có “quyền thế” cao cũng đều
lấn át người thấp hơn về “quyền thế”. Trong thực tế, đối với người chú ý tôn trọng thể
diện của đối tác, thì dù có đủ “quyền thế” lẫn “ưu thế” nhưng họ vẫn cố gắng tránh sử
dụng những diễn ngôn có tính “xúc phạm”.
3.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Với tư cách là một hoạt động ngôn từ được sử dụng trong giao tiếp hàng
ngày, lập luận cũng được thực hiện bởi vai giao tiếp là người nói (người viết) và
người nghe (người đọc). Đặc biệt, lập luận còn có mục đích chuyên biệt là sử dụng
những công cụ, phương tiện ngôn ngữ để dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một
kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói (người viết) muốn đạt
tới. Do đó, tính “kiểm soát” và “điều khiển” người khác thường thể hiện rõ trong
lập luận. Mặt khác, bản thân người tạo ra lập luận cũng đã đứng trên một vị thế xã
hội, lập trường... nhất định, do đó, chính họ đã có quyền lực nào đó, lập luận vì vậy
mà cũng trở thành công cụ để thể hiện quyền lực.

85
Xét riêng lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do các diễn ngôn chứa lập luận
trong khối ngữ liệu khảo sát của chúng tôi phần nhiều thuộc phong cách chính luận,
xuất hiện chủ yếu dưới dạng các bài viết, báo cáo chính trị, các bài phát biểu, lời
kêu gọi… nên xét về hình thức giao tiếp thì những lập luận trong diễn ngôn loại này
đa phần là giao tiếp một chiều, tức là có dạng độc thoại, đơn thoại mà ít có lập luận
xuất hiện trong hội thoại. Trong 132 lập luận mà chúng tôi thống kê được trong
cuốn DNHCM thì có tới 126 lập luận xuất hiện trong diễn ngôn độc thoại/ đơn thoại
và chỉ có 6 lập luận xuất hiện trong diễn ngôn dạng hội thoại. Đặc điểm về hình
thức này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thể hiện những đặc trưng quyền lực trong
lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể, do mẫu nghiên cứu chủ yếu là những
lập luận trong diễn ngôn độc thoại/ đơn thoại nên chúng tôi chỉ đi sâu phân tích biểu
hiện quyền lực của người tạo lập diễn ngôn (là Hồ Chủ tịch) có xét đến mối tương
quan với vị thế của người tiếp nhận diễn ngôn, chứ không phân tích những biểu
hiện quyền lực của người tiếp nhận.
Như trên đã đề cập, quyền lực có thể được khai thác nghiên cứu dưới nhiều
góc độ và đường hướng khác nhau. Ở đây, trong giới hạn của luận văn, chúng tôi
không có tham vọng phân tích hết những biểu hiện của quyền lực dưới tất cả các
góc nhìn khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ một số đặc điểm về
quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngữ dụng
học, cụ thể là thể hiện ở quan hệ liên nhân. Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 17] thì “quan
hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục, trục tung là trục
vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power), trục hoành là trục của quan hệ
khoảng cách (distance), còn gọi là trục thân cận (solidarity)…” Theo trục quyền uy
thì những người giao tiếp ở mức độ cao – thấp hoặc bình đẳng với nhau và quan hệ
vị thế là phi đối xứng, có nghĩa là một khi đã được xác định đúng thì sẽ giữ nguyên
trong quá trình giao tiếp, không thể qua thương lượng mà thay đổi vị thế. Còn trên
trục khoảng cách thì các nhân vật giao tiếp có thể gần gũi mà cũng có thể xa cách
nhau. Thân cận là trục đối xứng, trong quá trình giao tiếp, nếu người nói dịch gần
lại người nghe thì người nghe cũng dịch gần lại người nói (trừ trường hợp có người

86
không cộng tác, chối từ sự biến đổi đó). Qua thương lượng có thể thay đổi khoảng
cách. Giữa hai trục quyền uy và thân cận có sự tương ứng. Khoảng cách địa vị xã
hội càng lớn thì người ta càng khó gần gũi nhau.
Dù là diễn ngôn hội thoại hay độc thoại, đơn thoại, thì khi bước vào cuộc
giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tự thân đều đã có một vị thế xã hội nhất định. Vị
thế này được xác lập thông qua các đặc điểm về tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp, giới
tính, địa vị xã hội… của các bên tham gia giao tiếp. Đây chính là trục tung trong
mối quan hệ liên nhân như Đỗ Hữu Châu [6, tr. 17] đã nêu, và là yếu tố “tĩnh”,
không thay đổi. Tuy nhiên, trong giao tiếp thì vị thế giao tiếp của mỗi bên lại có thể
thay đổi nhằm thực hiện các mục đích giao tiếp nhất định. Người ta vẫn thường sử
dụng các chiến lược giao tiếp khác nhau để thay đổi vị thế giao tiếp, từ đó thay đổi
(duy trì, kéo giãn, hoặc rút ngắn) khoảng cách giao tiếp, nhằm thực hiện những mục
đích giao tiếp nhất định. Theo chúng tôi, về mặt lý thuyết, các chiến lược giao tiếp
này có thể quy về 7 kiểu cơ bản:
- Người ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế cao của mình trong giao tiếp,
xác lập khoảng cách giao tiếp nhất định.
- Người ở vị thế cao muốn trung hòa hay hạ thấp vị thế của mình trong giao
tiếp, rút ngắn khoảng cách giao tiếp.
- Người ở vị thế ngang bằng với đối phương muốn nâng cao vị thế của mình
trong giao tiếp, xác lập khoảng cách giao tiếp nhất định.
- Người ở vị thế ngang bằng với đối phương muốn giữ nguyên vị thế của
mình trong giao tiếp, duy trì khoảng cách giao tiếp sẵn có.
- Người ở vị thế ngang bằng với đối phương muốn hạ thấp vị thế của mình
trong giao tiếp.
- Người ở vị thế thấp muốn nâng cao vị thế của mình trong giao tiếp, rút
ngắn khoảng cách giao tiếp.
- Người ở vị thế thấp muốn giữ nguyên vị thế thấp của mình trong giao tiếp.
Chiến lược giao tiếp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong các lập luận
cũng đều có thể quy về các kiểu chiến lược giao tiếp trên đây.

87
Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ
tịch Hồ Chí Minh bằng việc phân tích các chiến lược giao tiếp cụ thể được Người sử
dụng trong lập luận, thông qua các phương diện từ vựng, ngữ pháp và phép lịch sự -
quy tắc chi phối quan hệ liên nhân.
3.2.1. Biểu hiện thông qua phƣơng diện từ vựng: Hệ thống từ xƣng hô
Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 18] thì trong tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rất
mạnh của quan hệ liên cá nhân. Qua xưng hô mà Sp2 nhận biết Sp1 đã xác định
quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa anh ta với mình như thế nào. Trong các
ngôn ngữ như tiếng Việt, sử dụng từ xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệ
liên cá nhân trong hội thoại. Do đó mà từ xưng hô cũng trở thành một biểu hiện rõ
ràng của việc xác lập quan hệ quyền lực trong diễn ngôn nói chung và trong lập
luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng.
3.2.1.1. Vài nét về hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt
Từ xưng hô có thể hiểu là “toàn bộ những đơn vị từ vựng được dùng để
người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt
trong cuộc giao tiếp.” [19]
Xưng hô là một yếu tố gắn liền với các nhân tố giao tiếp như người nói,
người nghe, đối tượng được nói đến, hoàn cảnh giao tiếp… Xưng hô bao gồm hai
phần, phần “xưng” và phần “hô”. “Xưng” là tự gọi mình là gì đó khi nói chuyện với
người khác nhằm làm rõ mối quan hệ giữa mình với người ấy. “Hô” là gọi người
nói chuyện với mình là gì đó nhằm làm rõ mối quan hệ người ấy và mình.
Từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, nhưng nhiều nhất và
phổ biến nhất là đại từ nhân xưng. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu ngữ
pháp thì bên cạnh nhóm “đại từ nhân xưng đích thực” dùng trong xưng hô, người
Việt còn dùng các “đại từ nhân xưng lâm thời” gồm các danh từ thân tộc, danh từ
chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô.
- Nhóm “đại từ nhân xưng đích thực” được hiểu là những đại từ thực sự dùng
để xưng hô (còn gọi là đại từ nhân xưng chính danh), ví dụ như: tôi, chúng tôi, mày,
chúng mày, nó, chúng nó...

88
- Nhóm “đại từ nhân xưng lâm thời” (còn được gọi là đại từ nhân xưng
không chính danh) gồm các danh từ thuộc nhóm từ thân tộc, nhóm từ chỉ nghề
nghiệp, chức vụ…, ví dụ như ông, bà, cô, chú, bác, anh, chị, em, bác sĩ, cô giáo,
giám đốc...
Về mặt lý thuyết, từ xưng hô chính danh do có đặc trưng là tính nghi thức
cao, sắc thái trung hòa nên thường được sử dụng khi người nói muốn khẳng định vị
thế vốn có của mình và giữ khoảng cách giao tiếp nhất định với đối phương. Còn từ
xưng hô không chính danh do có tính linh hoạt cao trong biểu cảm, thường kèm
theo những sắc thái biểu hiện thái độ, lập trường của người nói nên được lựa chọn
khi người nói muốn rút ngắn khoảng cách giao tiếp, xác lập vị thế giao tiếp mới
khác với vị thế vốn có của mình.
Ngoài việc sử dụng nhóm từ xưng hô chính danh và không chính danh để xác
lập vị thế trong giao tiếp, thông thường người tham gia giao tiếp còn chú ý đến việc
điều hòa sự cân bằng giữa hai phương diện “xưng” và “hô” để rút ngắn hay duy trì
khoảng cách giao tiếp, nhằm đạt đến chiến lược giao tiếp nhất định. Theo sự điều
chỉnh phần “xưng” và phần “hô” giữa hai bên tham gia giao tiếp mà cặp từ xưng hô
phân thành hai loại:
- Cặp từ xưng hô tương hỗ: có sự tương ứng chính xác giữa phần “xưng” và
phần “hô”.
Ví dụ như các cặp xưng hô: con – bố/mẹ, cháu – ông/bà, em – anh/chị...
Những cặp từ xưng hô tương hỗ có tính quy chuẩn đã được cộng đồng thừa
nhận và bảo đảm về mặt “đạo đức xã hội”. Chúng chủ yếu gồm các từ xưng hô
thuộc nhóm từ thân tộc. Sử dụng cặp từ xưng hô tương hỗ thường có tác dụng xác
lập và khẳng định vị thế của các vai giao tiếp.
- Cặp từ xưng hô phi tương hỗ: không có sự tương ứng chính xác giữa phần
“xưng” và phần “hô”.
Ví dụ như các cặp xưng hô: em – bác, con – ông/bà/cụ, anh – chú...
Khi người tham gia giao tiếp muốn vượt qua hàng rào quy chuẩn về vai giao
tiếp đã được cộng đồng hay xã hội quy định sẵn, muốn xác định một vị thế mới

89
trong giao tiếp thì người đó sẽ sử dụng cặp từ xưng hô phi tương hỗ. Ví dụ như một
người tự xưng là “em” mà gọi đối phương là “anh” thì đó là cặp xưng hô tương hỗ,
nhưng nếu cũng đối tượng ấy mà lúc này cặp xưng hô chuyển thành “em – bác” thì
đó là xưng hô phi tương hỗ.
Cũng cần lưu ý rằng, tính tương hỗ/ phi tương hỗ trong cặp từ xưng hô là chỉ
sự tương ứng/ không tương ứng giữa hai phần “xưng” và “hô”, do vậy nó cũng
không ngoại trừ những từ thuộc nhóm từ xưng hô chính danh và không chính danh.
Có thể nói, xưng hô có vai trò quyết định đến việc xác lập vị thế giao tiếp ngay
khi bắt đầu cuộc thoại. Tuy nhiên, xưng hô không chỉ xuất hiện trong các cuộc hội
thoại giao tiếp hai chiều mà còn xuất hiện ở cả hình thức giao tiếp một chiều (chỉ có
một bên nói, truyền thông tin, còn người nghe vắng mặt hoặc không tham gia vào
việc phản hồi) như độc thoại, đơn thoại. Xưng hô trong diễn ngôn độc thoại, đơn
thoại cũng sử dụng hệ thống từ xưng hô giống như xưng hô trong diễn ngôn hội thoại.
Song, có một điểm khác là trong diễn ngôn độc thoại, đơn thoại, từ xưng hô chỉ được
người nói sử dụng, còn thiếu vắng từ xưng hô của phía người nghe.
Việc lựa chọn cặp từ xưng hô chính danh hay không chính danh, tương hỗ
hay phi tương hỗ thường nhằm thực hiện một chiến lược giao tiếp nhất định của các
nhân vật giao tiếp. Trong giao tiếp hai chiều (diễn ngôn hội thoại) thì việc lựa chọn
và sử dụng cặp từ xưng hô chính danh/ không chính danh, tương hỗ/ phi tương hỗ
được tiến hành bởi cả hai bên tham gia giao tiếp. Trong đó, mỗi bên có thể tự do lựa
chọn cặp từ xưng hô là chính danh hay không chính danh, tương hỗ hay phi tương
hỗ để phục vụ cho chiến lược giao tiếp của mình. Còn trong hình thức giao tiếp một
chiều (diễn ngôn độc thoại, đơn thoại) thì cặp từ xưng hô chính danh/ không chính
danh, tương hỗ/ phi tương hỗ chỉ được một phía người nói/ người viết sử dụng. Và
theo đó, việc xác lập vị thế giao tiếp cũng từ một phía người nói/ người viết. Đây
cũng là đặc điểm cần lưu ý khi phân tích biểu hiện quyền lực thể hiện qua từ xưng hô
trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

90
3.2.1.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thông qua hệ thống từ xưng hô
Đối với những lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể thấy, tuy từ xưng
hô xuất hiện không quá thường xuyên và đều đặn trong tất cả các lập luận nhưng cả
từ xưng hô chính danh/ không chính danh, tương hỗ/ phi tương hỗ đều được Người
chọn lựa sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong
giao tiếp, giúp tăng cường sức thuyết phục và hiệu lực cho lập luận.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong những lập luận thống kê được
ở cuốn DNHCM, quyền lực thể hiện ở việc sử dụng từ xưng hô có thể quy về các
trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng từ xƣng hô để khẳng
định vị thế cao vốn có của mình và xác lập khoảng cách giao tiếp
Xét lập luận trong diễn ngôn hội thoại sau:
Hỏi: Thưa chủ tịch, chúng tôi có nghe nói Chủ tịch tuyên bố rằng chủ tịch có
xu hướng cộng sản, nhưng có phải Chủ tịch cho rằng nước Việt Nam chưa có thể
Cộng sản hóa được trước một thời hạn là 50 năm không?
Trả lời: Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi,
tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác. Cách đây 2000 năm, Đức chúa Giêsu đã nói
là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.
Còn khi nào thì chủ nghĩa Các Mác thực hiện thì tôi không thể trả lời được.
Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và
tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi,
những điều kiện ấy chưa có đủ.
(Trả lời các nhà báo trong cuộc họp báo tại biệt thự Roayan Moonxgxxo,1946 –
DNHCM - tr.92)
Đây là một trong số ít lập luận trong cuốn “DNHCM” xuất hiện dưới hình
thức diễn ngôn hội thoại. Cuộc hội thoại diễn ra giữa một bên người hỏi là các nhà
báo quốc tế và bên người trả lời là Hồ Chí Minh – với tư cách là Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, trong tình huống là buổi họp báo, tại khung cảnh giao tiếp
là một biệt thự ở nước Pháp. Xét về vị thế xã hội của hai vai giao tiếp thì ta thấy

91
rằng, vị thế xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh cao hơn so với các phóng viên (Chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - phóng viên), đồng thời khung cảnh giao
tiếp là cuộc họp báo quốc tế mang tính chính thức.
Do đó, ngay từ đầu cuộc hội thoại, hai bên đã xác định rõ vị thế giao tiếp của
mình và duy trì trong suốt cuộc thoại. Phóng viên (người hỏi) có vị thế thấp hơn và
muốn giữ nguyên vị thế của mình trước Hồ Chí Minh nên đã sử dụng từ “thưa” đứng
trước từ xưng hô không chính danh “Chủ tịch” (chỉ chức vụ) để biểu thị thái độ lịch
sự, kính trọng đối với vị thế xã hội của đối phương. Đồng thời, ở đây cũng phải xét
đến yếu tố không gian và khung cảnh diễn ra cuộc thoại. Do đây là cuộc thoại nằm
trong khuôn khổ bài phỏng vấn diễn ra trong buổi họp báo quốc tế nên tính công khai,
chính thức rất rõ rệt và có ảnh hưởng tới việc sử dụng chiến lược giao tiếp nói chung
cũng như cách sử dụng từ xưng hô để biểu thị chiến lược giao tiếp nói riêng của hai
bên tham gia giao tiếp.
Phóng viên sử dụng đại từ nhân xưng số nhiều “chúng tôi” mang sắc thái trung
hòa, phù hợp với vị thế giao tiếp và không gian giao tiếp của hai bên, đồng thời cũng
giữ khoảng cách nhất định với đối phương (Hồ Chí Minh). Thông thường, trong xưng
hô của người Việt, đại từ nhân xưng chính danh “chúng tôi” thường không được sử
dụng khi người nói ở vị thế thấp hơn và muốn giữ nguyên vị thế thấp của mình.
Nhưng trong trường hợp này, bởi đây là cuộc họp báo quốc tế, người nói là phóng
viên nước ngoài, đứng trên lập trường người đưa tin trung lập nên sử dụng đại từ
xưng hô “chúng tôi” để tự xưng là hợp lý mà vẫn thể hiện được đúng vị thế giao tiếp
và chiến lược giao tiếp.
Trong khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh - với tư cách là Chủ tịch Chính phủ của
một đất nước, vốn đã có vị thế cao hơn, muốn khẳng định vị thế này và giữ nguyên
khoảng cách với đối phương nên sử dụng đại từ nhân xưng chính danh là “tôi” trong
câu trả lời. Cũng như đại từ nhân xưng “chúng tôi” mà các phóng viên sử dụng phía
trên, đại từ “tôi” mang sắc thái trung hòa trong việc thể hiện lập trường cá nhân.
Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên, Hồ Chủ tịch không sử dụng từ hô
gọi đối phương mà đi vào trả lời trực tiếp vấn đề. Đây cũng là một biểu hiện của
việc Bác muốn giữ nguyên vị thế cao của mình trước đối phương.

92
Đồng thời Người cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn từ xưng hô trong từng
hoàn cảnh cụ thể để đạt được tối đa hiệu quả giao tiếp. Xét lập luận trong hội thoại trên,
Bác đã sử dụng hai đại từ xưng hô thể hiện lập trường rõ ràng. Với câu đầu, Người trả
lời với tư cách đại diện cho cá nhân, nên sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”; câu sau,
Người nói với tư cách đại diện cho đất nước, nên sử dụng đại từ “nước chúng tôi” mà
không nói là “nước tôi”. Điều này thể hiện rằng Hồ Chủ tịch luôn muốn khẳng định vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trường hợp 2: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng từ xƣng hô để trung hòa/
hạ thấp vị thế cao vốn có của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp.
Ta cùng xét việc Hồ Chủ tịch sử dụng từ xưng hô trong lập luận sau:
Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng
bào của các bạn và muốn họ được tự do. Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ
vang các bạn vì nó là lý tưởng cao quý nhất của loài người.
Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc
lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự
do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi.
(Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương – DNHCM – tr.81, 82)
Lập luận trên xuất hiện trong một bài viết dưới dạng bức thư có nhan đề
“Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương” đăng trên Báo Cứu quốc, số 72 và 74,
ngày 20 và 23/10/1945. Nhan đề bài viết cho biết đối tượng hướng tới của bài viết
này là những người Pháp ở Đông Dương. Xét về vị thế xã hội, Hồ Chủ tịch có vị thế
cao hơn những người Pháp ở Đông Dương do lúc này Người đã trở thành Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khung cảnh giao tiếp là trên đất nước Việt
Nam, rộng ra là Đông Dương, không phải là xứ sở quê hương của những người
Pháp. Các yếu tố trên đều cho thấy vị thế xã hội của Hồ Chủ tịch cao hơn vị thế của
những người Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, trong bức thư này, Người muốn hạ
thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp nên đã sử dụng cặp từ xưng
hô “chúng tôi – các bạn”.

93
Trong lập luận này, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng đại từ nhân xưng chính
danh số nhiều là “chúng tôi” để tự xưng. Ngoài việc tạo sự tương hỗ cân xứng trong
cặp từ xưng hô “chúng tôi – các bạn” thì quan trọng hơn, việc sử dụng đại từ nhân
xưng “chúng tôi” cho thấy Bác muốn thay mặt nhân dân Việt Nam nói với người
Pháp về ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Việc Người sử dụng lặp lại
liên tục cặp từ xưng hô tương hỗ “chúng tôi – các bạn” cũng góp phần nêu bật vị thế
bình đẳng của nhân dân hai nước, từ đó, tăng thêm hiệu lực cho lập luận.
Bên cạnh đó, chính việc sử dụng từ xưng hô “các bạn” để hô gọi đối phương
đã thể hiện rõ ý thức về sự xác lập vị thế giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Các
bạn” là từ xưng hô không chính danh, trong chức năng hô gọi, từ này thường được
người nói sử dụng khi người nghe là những người có cùng độ tuổi với người nói,
hoặc có mối quan hệ bạn bè, nhằm tạo mối quan hệ thân thiết giữa hai bên tham gia
giao tiếp. Xét hoàn cảnh ra đời của văn bản chứa lập luận này, đây là thời gian Chính
phủ Pháp đang thực hiện những chính sách xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Nếu
xét về lập trường chính trị, người Việt Nam, mà đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh và
người Pháp phải ở vị thế đối đầu, không thể là bạn bè. Còn xét về vị thế xã hội thì vị
thế của Hồ Chủ tịch cao hơn vị thế của những người Pháp ở Đông Dương như đã
phân tích ở trên. Tuy nhiên, Hồ Chủ tịch đã xác định lập trường của mình ở ngay đầu
bài viết, đó là “không lấy danh nghĩa Chủ tịch nước Cộng hoà Việt Nam, mà lấy tình
một người bạn chân thật của những người Pháp lương thiện” (Hồ Chí Minh toàn tập -
Tập 4, trang73). Với lập trường đó, Bác Hồ đã sử dụng từ xưng hô “các bạn” để hô
gọi những người Pháp ở Đông Dương. Điều này đã cho thấy thái độ thiện chí, muốn
kéo gần khoảng cách giao tiếp với người Pháp của Hồ Chủ tịch.
Bằng việc tự hạ thấp vị thế, rút ngắn khoảng cách giao tiếp khi dùng từ xưng
hô không chính danh “các bạn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy thái độ mềm dẻo
nhưng đầy kiên quyết trong lập luận, khiến cho lập luận tăng thêm sức thuyết phục và
hiệu quả tác động đến người đọc, người nghe, đặc biệt là với đối tượng mà bài viết
hướng đến là những người Pháp ở Đông Dương.

94
Ngoài những lập luận xuất hiện cặp từ xưng hô tương hỗ như ở trên, Hồ Chủ
tịch còn sử dụng cặp từ xưng hô phi tương hỗ và không chính danh trong lập luận
nhằm đạt được chiến lược giao tiếp và tăng thêm hiệu quả lập luận. Lập luận sau
cho thấy rõ điều đó:
Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?
Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc
giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp anh em trong công cuộc ấy.
(Tuyên ngôn của “Hội Liên hiệp thuộc địa”, tổ chức của những người dân bản xứ
ở tất cả các thuộc địa – DNHCM – tr. 44)
Đây là lập luận nằm trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa - một tổ
chức cách mạng của những người dân bản xứ ở các thuộc địa, do Nguyễn Ái Quốc
cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập tháng 7 năm
1921 tại Paris. Người đứng đầu Ban thường vụ của Hội là Nguyễn Ái Quốc. Vì là
người đứng đầu Ban thường vụ của Hội Liên hiệp thuộc địa nên xét về vị thế xã hội,
Nguyễn Ái Quốc có vị thế cao hơn đối phương – những người dân bản xứ ở các
nước thuộc địa. Do là người đứng đầu, đại diện cho Hội Liên hiệp thuộc địa nên
Nguyễn Ái Quốc sử dụng đại từ nhân xưng chính danh dùng cho số đông là “chúng
tôi”. Nguyễn Ái Quốc thảo ra bản tuyên ngôn này với mục đích tuyên truyền giác
ngộ nhân dân các thuộc địa đứng lên tự giải phóng, kêu gọi sự đoàn kết trong nhân
dân các nước thuộc địa trên mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Đối
tượng hướng đến của bản tuyên ngôn là người dân bản xứ ở các nước thuộc địa. Với
mục đích giao tiếp và đối tượng tiếp nhận như vậy, Nguyễn Ái Quốc chủ động sử
dụng từ xưng hô không chính danh “anh em”, tạo nên cặp từ xưng hô phi tương hỗ
“chúng tôi – anh em”. “Anh em” vốn là từ xưng hô thân tộc, ở đây được Nguyễn Ái
Quốc sử dụng nhiều lần để hô gọi những người dân bản xứ ở các nước thuộc địa.
Điều này cho thấy Người muốn hạ thấp vị thế giao tiếp của mình, rút ngắn khoảng
cách giữa bản thân mình và những người dân thuộc địa, thiết lập quan hệ thân thiết
giữa mình và đối phương để đạt được hiệu quả giao tiếp là người dân thuộc địa sẽ

95
hưởng ứng lời kêu gọi, tuyên truyền của bản tuyên ngôn, tham gia vào Hội Liên
hiệp thuộc địa đứng lên chống thực dân, đế quốc, giải phóng bản thân.
Trường hợp 3: Hồ Chí Minh ở vị thế thấp, sử dụng từ xƣng hô để duy trì
vị thế thấp của mình
Đó là trường hợp lập luận Bác sử dụng trong lời phát biểu trước Quốc hội:
Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó
là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao
quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội.
Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì
Huân chương là để tặng thưởng người có công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công
huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.
(Lời phát biểu tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa II – DNHCM – tr.178)
Xét ngữ cảnh của lập luận, đây là lập luận nằm trong lời phát biểu của Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại kỳ họp Quốc hội khóa II, với nội dung là từ chối việc nhận
Huân chương Sao vàng do Quốc hội trao tặng. Khung cảnh diễn ra lời phát biểu có
tính chính thức, trang trọng, nghiêm túc. Về mặt vị thế, có thể thấy rằng, Bác Hồ
với cương vị là Chủ tịch nước, là một cá nhân, có vị thế thấp hơn Quốc hội – cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do đó, trước Quốc hội, khi từ chối
nhận Huân chương, Bác Hồ chủ động giữ nguyên vị thế thấp của mình, thể hiện qua
việc sử dụng cặp từ xưng hô không chính danh và phi tương hỗ “tôi – Quốc hội”.
“Quốc hội” vốn là tên gọi cơ quan đại biểu có quyền lực cao nhất của nước ta, ở đây
được Bác dùng làm từ xưng hô để gọi chung những đại biểu trong đó. Điều này thể
hiện sự tôn trọng vị thế của đối phương, ngoại trừ với tư cách là người đứng đầu
Nhà nước với cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thì còn với tư cách cá nhân tôn
trọng tập thể. Nếu so sánh với từ xưng hô khác Bác Hồ có thể dùng để hô gọi đối
phương trong trường hợp này như “các đồng chí” thì rõ ràng “Quốc hội” mang sắc
thái trang trọng hơn, trung hòa hơn về sắc thái tình cảm, do đó, thích hợp với chiến
lược giao tiếp Bác hồ đã lựa chọn trong lập luận này. Với việc thực hiện chiến lược

96
này, Bác Hồ muốn đạt tới mục đích giao tiếp là muốn Quốc hội chấp nhận hành vi
từ chối nhận Huân chương Sao vàng của Bác, đồng thời hạn chế tối đa mức độ tổn
hại thể diện của Quốc hội.
Trường hợp 4: Hồ Chí Minh ở vị thế thấp, sử dụng từ xƣng hô để tự nâng
cao vị thế của mình
Ta cùng xét lập luận sau đây:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
(Khai quyển – Nhật kí trong tù – DNHCM – tr.64)
Đây là lập luận được trình bày dưới dạng một bài thơ. Bài thơ này được sáng
tác khi Bác đang bị giam giữ trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Với
thân phận là tù nhân, Bác Hồ có vị thế xã hội thấp, tuy nhiên, Bác đã tự nâng cao vị
thế của mình bằng cách dùng đại từ nhân xưng chính danh “ta” để tự xưng bản thân.
Khác với đại từ nhân xưng chính danh “tôi”, đại từ “ta” khi được dùng ở ngôi thứ
nhất ít mang sắc thái trung hòa mà thiên về biểu cảm rõ hơn, thường được các tác
giả dùng để tự xưng trong tác phẩm văn học. Ở đây, tuy với vị thế là một tù nhân,
nhưng Bác Hồ vẫn sử dụng đại từ “ta” để nâng cao vị thế, qua đó thể hiện tư thế ung
dung tự tại, vượt lên nghịch cảnh ở trong tù, thể hiện ý chí kiên cường và tinh thần
lạc quan của người cách mạng.
3.2.1.3. Nhận xét
Qua việc phân tích một số trường hợp sử dụng từ xưng hô trong lập luận của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy, trong các lập luận của Bác, phần “xưng” đa
số đều được đảm nhiệm bởi từ xưng hô chính danh (“tôi”/ “chúng tôi”), còn phần
“hô” thường là các từ xưng hô không chính danh (như “đồng bào”, “đồng chí”,...).
Điều này kéo theo việc đa số các lập luận của Người nếu có xuất hiện đầy đủ cả cặp
từ xưng hô thì đều là cặp từ xưng hô phi tương hỗ.

97
Nếu so sánh phần “xưng” và phần “hô” trong lập luận của Hồ Chủ tịch thì có
thể thấy rằng, phần “xưng” trong các lập luận của Bác gần như là yếu tố “tĩnh”, ít
thay đổi, chỉ có phần “hô” là yếu tố “động”, thay đổi theo sự lựa chọn chiến lược
giao tiếp khác nhau của Bác Hồ. Điều này cho thấy, trong các lập luận của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thì biểu hiện quyền lực thông qua từ xưng hô chủ yếu tập trung ở việc
sử dụng các từ để hô gọi đối phương.
Xét về từ xưng hô ngôi thứ nhất, Bác Hồ gần như chỉ sử dụng từ xưng hô
chính danh “tôi” khi tự xưng bản thân với tư cách cá nhân. Căn cứ vào chức vụ, tuổi
tác, giới tính... của Hồ Chủ tịch thì việc lựa chọn đại từ nhân xưng chính danh “tôi”
là thích hợp cho nhiều trường hợp khác nhau. Thông thường đại từ nhân xưng chính
danh “tôi”, vốn trung hòa về sắc thái tình cảm, được sử dụng trong những trường
hợp trang trọng, chính thức. Tuy nhiên, với việc lựa chọn từ xưng hô để hô gọi đối
phương khác nhau mà Bác Hồ vẫn giữ được sự trang trọng hay thân mật cần thiết
tùy theo từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Trong số những lập luận mà Bác Hồ có sử dụng từ xưng hô, có thể thống kê
các kết hợp của đại từ nhân xưng “tôi” với các từ xưng hô khác nhau, nhằm phục vụ
các chiến lược giao tiếp khác nhau như sau:
Bảng 3.1: Thống kê các kết hợp của đại từ nhân xưng “tôi”
với từ xưng hô ngôi thứ hai biểu hiện vị thế và chiến lược giao tiếp
Đại từ nhân xƣng Từ xƣng hô
Vị thế Chiến lƣợc giao tiếp
ngôi thứ nhất ngôi thứ hai
vô nhân xưng Cao Giữ nguyên vị thế
bạn Cao Hạ thấp vị thế
đồng bào Cao Hạ thấp vị thế
các cô , các chú Cao Hạ thấp vị thế
tôi
anh em Cao Hạ thấp vị thế
ông Cao Hạ thấp vị thế
các đồng chí Ngang bằng Hạ thấp vị thế
Quốc hội Thấp Giữ nguyên vị thế

98
Có thể thấy, trong 8 trường hợp Bác sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” kết hợp
với các từ xưng hô khác thì có 6 trường hợp Người ở vị thế cao, muốn hạ thấp vị
thế, rút ngắn khoảng cách giao tiếp với đối phương.
Bên cạnh đại từ nhân xưng chính danh “tôi”, Bác còn thường sử dụng đại từ
nhân xưng chính danh ngôi thứ nhất số nhiều là “chúng ta” trong những lập luận cần
thể hiện lập trường, quan điểm của số đông mà Bác là thành viên trong đó. Trong
những lập luận sử dụng đại từ nhân xưng “chúng ta”, đa số trường hợp Chủ tịch Hồ
Chí Minh ở vị thế cao, muốn hạ thấp vị thế và rút ngắn khoảng cách giao tiếp với đối
phương. Bởi nét nghĩa đặc trưng của đại từ “chúng ta” là thể hiện sự cùng nhóm xã
hội với đối tượng giao tiếp, nên khi sử dụng đại từ này, Bác Hồ đã gắn liền bản thân
với đối tượng giao tiếp thành chỉnh thể cùng một khối, kéo gần khoảng cách giữa hai
bên do có cùng tiếng nói hoặc lợi ích chung ở một vấn đề nào đó.
Như vậy, qua phân tích ở trên, chúng ta đã thấy được vai trò của từ xưng hô
trong việc thể hiện vị thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lập luận với vai trò
của người nói, người viết (chủ thể phát ngôn). Bên cạnh phương diện từ vựng, việc
biểu hiện quyền lực thông qua quan hệ liên nhân còn được thể hiện ở phương diện
ngữ pháp trong các lập luận. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng các
động từ ngữ vi là biểu hiện rõ ràng nhất về mặt ngữ pháp trong việc biểu thị vị thế
và chiến lược giao tiếp trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đây, chúng ta
sẽ cùng phân tích một số lập luận sử dụng các động từ ngữ vi trong cuốn DNHCM
để thấy được vị thế của Hồ Chủ tịch và chiến lược giao tiếp mà Người lựa chọn.
3.2.2. Biểu hiện của quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thông qua phƣơng diện ngữ pháp: Động từ ngữ vi
3.2.2.1. Vài nét về động từ ngữ vi trong tiếng Việt
Động từ ngữ vi là những động từ đặc biệt thuộc nhóm động từ nói năng.
Những động từ này có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi (chức năng ở lời).
Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 97] thì động từ ngữ vi “là những động từ mà khi phát âm
chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là
người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị”.

99
Để rõ hơn về khái niệm động từ ngữ vi, ta cùng xem xét ví dụ: so sánh động
từ “ăn” và động từ “hứa”. Khi phát âm động từ “ăn”, ví dụ khi nói: “Tôi ăn cơm”,
lúc này chưa chắc chúng ta đã thực hiện hành động “ăn”. Khi thực hiện hành động
“ăn”, phải xảy ra sự nhai nuốt thức ăn. Chúng ta cũng không thể no được chỉ bằng
việc nói rằng “Tôi ăn cơm”. Trái lại, khi nói rằng “Tôi hứa là mai tôi sẽ đến” là
chúng ta đã thực hiện ngay hành động “hứa” bằng việc phát âm động từ “hứa”. Khi
nói “Tôi hứa là mai tôi sẽ đến”, lập tức hành động “hứa” của người nói phát huy
hiệu lực, tư cách pháp nhân của người “hứa” cũng như người được “hứa” cũng thay
đổi ngay theo đó.
Cần lưu ý rằng, tuy động từ ngữ vi có thể thực hiện chức năng ngữ vi trong
phát ngôn nhưng không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được dùng trong
chức năng ngữ vi. Austin cho rằng, “động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng
ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất
(người nói SP1), thời hiện tại (hiện tại phát ngôn), thể chủ động và thức thực thi”.
(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 98]).
Động từ ngữ vi có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trong biểu thức ngữ vi.
Biểu thức ngữ vi là những biểu thức trực tiếp có hiệu lực ở lời. Tùy theo sự xuất
hiện hay không xuất hiện của động từ ngữ vi mà Austin chia biểu thức ngữ vi làm
hai loại: biểu thức ngữ vi tường minh (là những biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi)
và biểu thức ngữ vi nguyên cấp (hay còn gọi là hàm ẩn – là những biểu thức tuy vẫn
có hiệu lực ở lời nhưng không có động từ ngữ vi).
Những động từ ngữ vi khi được dùng trong chức năng ngữ vi, do có hiệu lực
ở lời ngay lập tức, là sự hiện thực hóa của hành vi nào đó có tác động trực tiếp lên
thể diện của người tham gia giao tiếp nên có khả năng thể hiện quyền lực của người
phát ngôn. Tùy vị thế và chiến lược giao tiếp mà người nói có thể lựa chọn sử dụng
các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi khác nhau để đạt được mục đích nhất định.
Trong các lập luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng các động từ ngữ vi nhằm
thể hiện các chiến lược giao tiếp khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ phân tích một số
lập luận tiêu biểu có sử dụng động từ ngữ vi để thấy rõ điều này.

100
3.2.2.2. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thông qua việc sử dụng động từ ngữ vi
Trường hợp 1: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng động từ ngữ vi để hạ
thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp.
Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi
động lòng.
Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa
một bơ) để cứu dân nghèo.
Tôi chắc rằng đồng bào ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái
hưởng ứng lời đề nghị nói trên.
(Sẻ cơm nhường áo – DNHCM – tr. 76)
Đây là lập luận Bác Hồ sử dụng trong bài kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” đăng
trên Báo Cứu quốc ngày 28 tháng 9 năm 1945, hướng tới đối tượng người đọc là
đông đảo người dân Việt Nam. Xét về vị thế xã hội, Bác Hồ là Chủ tịch nước nên ở
vị thế cao, tuy nhiên, do đây là lời kêu gọi nhân dân nên Bác muốn hạ thấp vị thế
của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp. Với chiến lược giao tiếp này, bên cạnh
việc dùng cặp từ xưng hô phi tương hỗ “tôi – đồng bào”, Người còn sử dụng động
từ ngữ vi “đề nghị” để đưa ra ý kiến đề xuất của mình. Nếu xét về mặt lợi ích, hành
động “sẻ cơm nhường áo” mà Bác Hồ kêu gọi là hành động gây tổn hại lợi ích cá
nhân của mỗi người, đồng thời, đây là việc làm có tính tự nguyện, kêu gọi tinh thần
đoàn kết, chia sẻ đùm bọc của nhân dân ta nên Bác Hồ muốn khơi dậy “cái tình”
giữa đồng bào, chứ không muốn sử dụng “cái lý” để áp đặt. Do đó, Người sử dụng
động từ ngữ vi “đề nghị” chứ không dùng từ “yêu cầu”, cũng là một động từ ngữ vi
nhưng sắc thái áp đặt cao hơn nhiều. Thêm vào đó, Bác còn dùng từ “xin” trước
động từ ngữ vi “đề nghị”. “Xin” là từ thường được dùng đầu lời yêu cầu, đề nghị,
mời mọc, tỏ ý lịch sự, khiêm nhường. Ở đây, Bác chủ động hạ thấp vị thế của mình,
rút ngắn khoảng cách giao tiếp với nhân dân, nên sử dụng từ “xin” kết hợp với động
từ ngữ vi “đề nghị” khiến cho lời đề nghị trở nên mềm mỏng hơn, từ đó, tăng thêm
hiệu quả cho việc tuyên truyền, kêu gọi.

101
Trường hợp 2: Hồ Chí Minh ở vị thế ngang bằng, sử dụng động từ ngữ vi
để hạ thấp vị thế của mình
Theo những lập luận mà chúng tôi thống kê được trong cuốn DNHCM thì
chỉ có duy nhất một trường hợp Bác Hồ ở vị thế ngang bằng với đối phương trong
cuộc thoại và sử dụng động từ ngữ vi “xin” để hạ thấp vị thế của mình. Đó chính là
trường hợp lập luận sau đây:
Toàn quân và toàn dân Việt Nam chúng tôi đang phải hy sinh xương máu để
đánh Mỹ, cứu nước.
Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân
chương Lênin thì lòng tôi không yên chút nào. Vì lẽ đó, tôi vô cùng cảm ơn các
đồng chí, nhưng xin các đồng chí hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ
cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm
lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại biểu cho toàn thể đồng
bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại.
(Điện gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhân dịp đoàn
Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin – DNHCM –
tr.189)
Trong lập luận này, Bác Hồ với tư cách là Chủ tịch nước, người đứng đầu
Nhà nước Việt Nam, có vị thế ngang bằng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Liên Xô – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tuy
nhiên xét hoàn cảnh ra đời của diễn ngôn chứa lập luận này, thì đây là lập luận nằm
trong bức điện Hồ Chủ tịch gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên
Xô nhân dịp đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương
Lênin cho Bác. Lúc này, Liên xô và Việt Nam là hai nước anh em, có tình đồng chí
hữu nghị gắn bó. Thêm vào đó, Bác Hồ viết bức điện này để xin “tạm hoãn” (thực
chất là từ chối khéo léo) việc nhận Huân chương Lênin – Huân chương cao nhất
được Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô trao tặng. Đây là hành động đe dọa thể diện
đối phương ở mức độ cao. Vì vậy, Bác Hồ chủ động lựa chọn chiến lược giao tiếp
là tự hạ thấp vị thế của mình, thể hiện ở việc sử dụng hai động từ ngữ vi “cám ơn”
và “xin”. Hành vi cảm ơn thực hiện bởi động từ ngữ vi “cảm ơn” được diễn ra trước

102
hành vi từ chối bằng việc sử dụng động từ ngữ vi “xin”. Đây cũng là cách thể hiện
chiến lược giao tiếp một cách khéo léo, vừa biểu đạt được sự biết ơn, trân trọng sự
trao thưởng từ đối phương (hành vi cám ơn), vừa từ chối mềm mỏng mà ít làm tổn
hại thể diện của đối phương (hành vi “xin” tạm hoãn trao thưởng). Ở đây, “xin”
được xét là một động từ ngữ vi chứ không phải chỉ là từ dùng đầu lời yêu cầu, đề
nghị, mời mọc, tỏ ý lịch sự, khiêm nhường như trong lập luận được phân tích ở
trường hợp 1 phía trên. Bởi “xin” ở đây thể hiện hành vi ở lời là ngỏ ý muốn người
khác đồng ý, cho phép làm điều gì đó. Cụ thể trong trường hợp này, Bác ngỏ ý
muốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tạm hoãn việc trao tặng
Huân chương Lênin cho mình. Khác với cách từ chối bằng việc sử dụng động từ
ngữ vi “đề nghị”, tạo thành biểu thức ngữ vi “đề nghị các đồng chí hãy tạm
hoãn...”; hoặc không sử dụng động từ ngữ vi mà chỉ dùng biểu thức ngữ vi nguyên
cấp là “các đồng chí hãy tạm hoãn...”, thì việc sử dụng động từ ngữ vi “xin” trong
biểu thức ngữ vi “xin các đồng chí hãy tạm hoãn...” là cách từ chối gián tiếp, mềm
mỏng và khéo léo hơn. Với động từ ngữ vi “xin”, Bác Hồ thể hiện sự tôn trọng đối
phương qua việc trao quyền chủ động quyết định cho đối phương, từ đó, giảm thiểu
tối đa việc gây tổn hại thể diện của đối phương mà vẫn đạt được mục đích giao tiếp
là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chấp nhận hành vi “tạm
hoãn” nhận Huân chương Lênin của Bác.
Trường hợp 3: Hồ Chí Minh ở vị thế thấp, dùng động từ ngữ vi để duy trì
vị thế thấp của mình
Ta cùng xem xét việc sử dụng động từ ngữ vi trong lập luận sau:
Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó
là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao
quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội.
Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì
Huân chương là để tặng thưởng người có công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công
huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.
(Lời phát biểu tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa II – DNHCM – tr.178)

103
Lập luận này đã được chúng tôi phân tích ở mục 3.2.1.2 (biểu hiện quyền lực
thông qua hệ thống từ xưng hô). Nhưng ngoài việc thể hiện chiến lược giữ nguyên vị
thế thấp qua cách dùng từ xưng hô thì lập luận này còn thể hiện chiến lược giao tiếp
của Bác qua các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi. Ở đây, để thực hiện hành vi từ
chối chưa nhận Huân chương – hành vi đe dọa đến thể diện của cơ quan trao tặng
Huân chương là Quốc hội, Bác đã sử dụng cả biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi.
Trước hết, đó là biểu thức ngữ vi thể hiện hành vi “cám ơn”: “Tôi xin tỏ lòng biết ơn
Quốc hội”. Tuy không trực tiếp sử dụng động từ ngữ vi “cám ơn” nhưng biểu thức
ngữ vi nguyên cấp “xin tỏ lòng biết ơn” còn thể hiện thái độ khiêm nhường hơn cả
việc chỉ sử dụng biểu thức ngữ vi tường minh: “Tôi cám ơn Quốc hội”. Như vậy, Hồ
Chủ tịch đã thể hiện chiến lược giữ nguyên vị thế thấp của mình trước Quốc hội bằng
cách diễn đạt hành vi “cám ơn” một cách gián tiếp, khéo léo, mềm mỏng. Hành vi
cám ơn này mở đường cho việc thực hiện mục đích chính của Bác trong lập luận là từ
chối chưa nhận Huân chương Sao vàng. Để thực hiện hành vi từ chối, một lần nữa
Bác sử dụng động từ ngữ vi “xin”. Từ “xin” với nét nghĩa và sắc thái biểu đạt, biểu
cảm như chúng tôi đã phân tích ở lập luận trong trường hợp 1 mục 3.2.2.2 phía trên,
đã giúp Bác thực hiện chiến lược giao tiếp một cách hiệu quả. Ngoài ra, động từ ngữ
vi này còn được Bác sử dụng kết hợp với động từ “cho phép” trong biểu thức ngữ vi:
“Tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy” càng thể hiện rõ sự
khiêm nhường và sự chủ động giữ nguyên vị thế thấp của Bác. Tuy là hành vi từ chối
đến từ phía Bác Hồ nhưng với việc sử dụng động từ ngữ vi “xin” kết hợp với từ “cho
phép”, Bác đã trao quyền chủ động quyết định cho đối phương (Quốc hội), từ đó
nâng cao vị thế của Quốc hội, giảm thiểu mức độ tổn hại thể diện do hành vi từ chối
gây ra, giúp đạt mục đích giao tiếp là Quốc hội chấp nhận việc từ chối nhận Huân
chương của Bác.
3.2.2.3. Nhận xét
Qua sự phân tích việc sử dụng các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi trong
các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta có thể thấy rằng, mỗi động từ ngữ vi và
biểu thức ngữ vi đều được Bác lựa chọn sử dụng một cách kĩ lưỡng, khéo léo, phục

104
vụ mục đích giao tiếp và chiến lược giao tiếp nhất định. Theo thống kê của chúng
tôi, trong số 132 lập luận trong cuốn DNHCM thì có 9 lập luận Bác sử dụng động
từ ngữ vi (cũng tức là 9 biểu thức ngữ vi tường minh) và 1 lập luận sử dụng biểu
thức ngữ vi nguyên cấp. Bác sử dụng các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi này
chủ yếu đều nhằm mục đích thể hiện chiến lược giao tiếp là hạ thấp vị thế.
Nếu nhìn vào tỉ lệ sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi trên tổng số
lập luận thì con số này khá nhỏ, chỉ chiếm 7,58% các lập luận, nhưng nếu tính số
lập luận sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi trong tương quan với số lập
luận xuất hiện từ xưng hô ở ngôi thứ nhất, thì con số này có thể cho là có giá trị
nghiên cứu. Bởi như trên đã đề cập, động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng
ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất
(người nói). Do đó, động từ ngữ vi được chúng tôi xét đến chỉ là những động từ
ngữ vi xuất hiện trong các lập luận có sử dụng từ xưng hô ở ngôi thứ nhất và được
chính người nói (Bác Hồ) sử dụng. Theo đó, tương quan số lượng giữa lập luận sử
dụng động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi và lập luận sử dụng từ xưng hô ngôi thứ
nhất là: 10/54, tức là số lập luận sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi chiếm
18,52% số lập luận sử dụng từ xưng hô ngôi thứ nhất. Còn nếu chỉ xét riêng số lập
luận xuất hiện từ xưng hô “tôi” hoặc “chúng tôi” (hai đại từ nhân xưng được sử
dụng phổ biến nhất trong các kết hợp với động từ ngữ vi) thì tỉ lệ tương quan này
còn lớn hơn rất nhiều, 10/22 lập luận sử dụng động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi,
chiếm 45,45%. Vì vậy, có thể coi động từ ngữ vi là một tiêu chí biểu hiện quyền
lực khá phổ biến trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo số liệu chúng
tôi thống kê được trong cuốn DNHCM, các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi
được Bác sử dụng là:

105
Bảng 3.2: Thống kê các động từ ngữ vi/ biểu thức ngữ vi
biểu hiện vị thế và chiến lược giao tiếp trong cuốn DNHCM
Tần số
Động từ ngữ vi/
TT xuất hiện Vị thế Chiến lƣợc giao tiếp
Biểu thức ngữ vi
(lần)
1 thách 1 Cao Hạ thấp vị thế
2 đề nghị 4 Cao Hạ thấp vị thế
3 khuyên 1 Cao Hạ thấp vị thế
4 thừa nhận 1 Cao Hạ thấp vị thế
5 xin 2 Thấp Giữ nguyên vị thế
6 xin tỏ lòng biết ơn 1 Thấp Giữ nguyên vị thế

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể dễ dàng thấy rằng, trong số 5 động từ ngữ
vi thì “đề nghị” là động từ ngữ vi được Bác Hồ sử dụng nhiều lần nhất. Với cương
vị của một Chủ tịch nước, ở vào vị thế cao, trong những trường hợp đưa ra ý kiến
để thực hiện, Bác có thể dùng động từ ngữ vi “yêu cầu” với mức độ áp đặt thực thi
cao hơn chứ không phải chỉ là “đề nghị”, mang tính đề xuất, trưng cầu ý kiến của
đối phương. Việc sử dụng động từ ngữ vi “đề nghị” đã cho thấy sự chủ động hạ
thấp vị thế giao tiếp của Bác trong giao tiếp.
Như vậy, với việc phân tích trên đây, chúng ta đã có được cái nhìn phần nào
về quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở phương diện từ
vựng và ngữ pháp, cụ thể là qua việc sử dụng từ xưng hô và động từ ngữ vi trong
lập luận. Ngoài ra, quyền lực trong lập luận của Hồ Chủ tịch còn được thể hiện qua
phép lịch sự. Tùy chiến lược giao tiếp khác nhau mà Bác lựa chọn sử dụng các
chiến lược lịch sự một cách khéo léo, linh hoạt, nhằm đạt đến mục đích giao tiếp và
mục đích chính trị nhất định. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích các biểu hiện của
phép lịch sự trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấy rõ điều đó.

106
3.2.3. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông
qua phép lịch sự
3.2.3.1. Vài nét về “lịch sự”
Theo Đỗ Hữu Châu [6] thì phép lịch sự được cho là quy tắc chi phối quan hệ
liên nhân. Trong mối liên hệ với quan hệ liên nhân thì có thể coi lịch sự “là những
chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân”. [6, tr. 255]
Theo quan điểm về lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson (1978) thì lịch
sự được xây dựng trên khái niệm thể diện (face) gồm có hai phương diện: thể diện
âm tính và thể diện dương tính. Theo G. Yule (1986), thể diện âm tính là “nhu cầu
được độc lập, tự do trong hành động, không bị người khác áp đặt”. Còn “thể diện
dương tính của một người là cái nhu cầu được chấp nhận, thậm chí được yêu thích
bởi người khác, được đối xử như là thành viên của cùng một nhóm xã hội và nhu
cầu được biết rằng mong muốn của mình được người khác chia sẻ.” Nói đơn giản
thì “thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập, còn thể diện dương tính là nhu cầu
được liên thông với người khác.” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 264])
Trong tương tác bằng lời và không bằng lời, đại bộ phận những hành vi ngôn
ngữ, thậm chí có thể nói tất cả, đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện.
Brown và Levinson gọi chúng là các hành vi đe dọa thể diện – Face Threatening
Acts, viết tắt là FTA. Theo đó, có những hành vi:
- Đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện nó như hành vi tặng biếu,
hứa hẹn.
- Đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện nó như thú nhận, cám ơn,
xin lỗi, tự phê bình, v.v...
- Đe dọa thể diện âm tính của người tiếp nhận. Ví dụ như những hành vi phi
lời như gây ồn ào, vi phạm không gian; và các hành vi ngôn ngữ như khuyên nhủ,
dặn dò, ngắt lời, lói leo...
- Đe dọa thể diện dương tính của người tiếp nhận như phê bình, chê bai, chửi
bới, chế giễu, v.v...

107
Lịch sự trong giao tiếp chủ yếu là sự điều phối các thể diện bằng các hành vi
ngôn ngữ. Khi thực hiện một hoạt động hay một hành vi ở lời nào đó được xem là
có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe
dọa thể diện của nó đi bằng những hành vi mà Brown và Levinson gọi là “cứu vãn
thể diện” (face saving act).
Tuy nhiên, bản thân các hành vi ngôn ngữ tự chúng không phải bao giờ cũng
chỉ có hiệu quả đe dọa thể diện. Rất nhiều hành vi ngôn ngữ khi thực hiện lại có hiệu
quả làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của cả người tiếp nhận và người nói. Theo
Orecchioni (1996) thì đó gọi là những “hành vi tôn vinh thể diện” (face flattering
acts), viết tắt là FFA. Hành vi tôn vinh thể diện cũng chính là hành vi phản - đe dọa
thể diện (anti - FTA).
Sự gia tăng thể diện và sự mất đi thể diện đi đôi với nhau. Do đó, sự đe dọa thể
diện cũng luôn đồng hành với sự tôn vinh thể diện. Đe dọa và tôn vinh thể diện là hai
mặt tác động của hành vi ngôn ngữ đối với thể diện của các đối tác trong giao tiếp.
Căn cứ vào sự phân chia phương diện thể diện âm tính và thể diện dương
tính, phép lịch sự cũng được phân biệt thành lịch sự âm tính và lịch sự dương tính.
Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr. 270], “phép lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính,
vào lãnh địa của đối tác. Phép lịch sự dương tính hướng vào thể diện dương tính của
người tiếp nhận. Nói cụ thể hơn, phép lịch sự âm tính có tính né tránh, có nghĩa là
tránh không dùng những FTA hoặc bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực của các FTA khi
không thể không dùng chúng. Phép lịch sự dương tính nhằm thực hiện những hành
vi tôn vinh thể diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của đối
tác. Phép lịch sự dương tính cũng nhằm gia tăng lợi ích thể diện cho người nói, là
cách người nói tìm cách gia tăng thể diện cho mình bằng cách cố ý nêu bật mục
đích làm cho đối tác nhận biết rằng người đó có cùng mục đích giao tiếp hội thoại
như mình, hoặc dùng những từ ngữ thể hiện thân tình (như từ xưng hô thân mật,
những từ ngữ như đã nói suồng sã...) bằng cách xử sự như vậy, người nói nghĩ rằng
sẽ tạo lập được sự liên thông với đối tác.”

108
Khi tiến hành hoạt động lịch sự, người nói phải tính toán được các mức độ
hiệu lực đe dọa thể diện của hành vi ở lời mình định nói để từ đó tìm cách giảm nhẹ
nó. Theo Brown và Levinson, mức độ đe dọa thể diện của một hành vi ngôn ngữ
được đánh giá theo các thông số: quyền lực, khoảng cách và mức độ trầm trọng
(mức độ áp đặt) của các hành vi đe dọa thể diện. Ví dụ, hiệu lực đe dọa thể diện
dương tính của một hành vi phê phán sẽ tăng nếu cấp trên phê phán cấp dưới và sẽ
giảm khi bạn bè nói với nhau... Đánh giá được đúng mức độ hiệu lực đe dọa thể
diện rồi, người nói sẽ quyết định lựa chọn chiến lược lịch sự nào là thích hợp nhất
với quan hệ liên cá nhân, với mục đích của cuộc thoại. Do đó, có thể thấy rằng,
chính phép lịch sự cũng là những dấu hiệu biểu hiện của quyền lực trong diễn ngôn
nói chung và lập luận nói riêng. Trong thực tế giao tiếp, phép lịch sự này được cụ
thể hóa bằng việc sử dụng các chiến lược lịch sự.
3.2.3.2. Những biểu hiện ngôn ngữ của chiến lược lịch sự âm tính và
chiến lược lịch sự dương tính
a. Các biểu hiện ngôn ngữ của siêu chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện
các hành vi đe dọa thể diện FTA được Brown và Levinson gọi là các biện pháp “dịu
hóa”. Biện pháp dịu hóa là biện pháp làm giảm hiệu lực đe dọa thể diện của người
nghe, bao gồm:
- Các biện pháp thay thế cho hành vi FTA:
+ Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, các công thức gián tiếp của hành vi ngôn
ngữ đe dọa thể diện
+ Các biện pháp hình thái học ở các ngôn ngữ biến hình
+ Các phương tiện tu từ như nói giảm, nói vòng... Các phép phủ định lịch sự
như: không sớm lắm đâu, không lấy gì làm…
- Các biện pháp đi kèm hành vi FTA:
+ Các công thức đi kèm thường dùng trong cầu khiến như: làm ơn, phiền cậu
(ông, bà, anh, chị...) giúp cho, cảm phiền...
+ Dùng cách báo trước hành vi FTA bằng các kiểu tiền dẫn nhập
+ Giảm nhẹ hiệu lực đe dọa thể diện bằng lời xin lỗi, bằng cách nêu lý do để
thanh minh...

109
- Giảm thiểu hiệu quả xấu bằng cách nói: một ít, một chút, một lát...
- Tình thái hóa như: tôi nghĩ rằng, tôi thấy rằng,...
- Biện pháp “tháo ngòi nổ”: khi chúng ta dự đoán rằng hành vi sắp thực hiện
có thể gây hiệu quả xấu cho người nghe thì có thể “tháo ngòi nổ” cho người nghe
bằng cách nói trước cái hiệu quả xấu đó ra.
- Những yếu tố vuốt ve: nêu ra những ưu điểm của người nhận trước khi đưa
ra hành vi đe dọa thể diện.
Bên cạnh các biện pháp dịu hóa, để nhấn mạnh, tăng cường hiệu lực của các
hành vi đe dọa thể diện còn có các biện pháp cứng rắn hóa.
b. Vì lịch sự dương tính nhằm thỏa mãn cái nhu cầu thể diện dương tính của
người nhận FTA và cả của người nói ra các FTA cho nên các biện pháp ngôn ngữ
thể hiện nó ở FTA chủ yếu là nhằm tôn vinh thể diện của người nghe (và người
nói). Đỗ Hữu Châu [6, tr. 279] quy các biểu hiện ngôn ngữ của siêu chiến lược lịch
sự dương tính khi thực hiện một FTA thành hai nhóm:
- Thứ nhất, dùng các hành vi tôn vinh thể diện người nhận (như biện pháp
vuốt ve, xin lỗi, xin phép v.v...)
- Thứ hai dùng các yếu tố ngôn ngữ nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội
giữa người nói và người nhận. Phép lịch sự dương tính được dùng chủ yếu khi thực
hiện hành vi tôn vinh thể diện.
3.2.3.3. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thông qua việc sử dụng chiến lược lịch sự
Qua nghiên cứu các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn
DNHCM, chúng tôi nhận thấy, tùy theo vị thế giao tiếp và chiến lược giao tiếp,
Người đã có sự lựa chọn linh hoạt và khéo léo các phương tiện ngôn ngữ để thể
hiện chiến lược lịch sự âm tính và dương tính một cách có hiệu quả, đạt tới những
mục đích giao tiếp nhất định. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các trường hợp cụ thể.
Trường hợp 1: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, sử dụng các chiến lƣợc lịch sự
để hạ thấp vị thế của mình và rút ngắn khoảng cách giao tiếp
Ta cùng xem xét lập luận sau:

110
Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20
triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức.
E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức
không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.
Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa
phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc
ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.
(Tìm người tài đức – DNHCM – tr. 95, 96)
Lập luận này nằm trong bài viết “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đăng trên báo Cứu Quốc ngày 20 tháng 11 năm 1946, có đối tượng tiếp nhận là
đông đảo quần chúng nhân dân. Mục đích của bài viết này là tuyên truyền rộng rãi
trong nhân dân để tìm người tài đức cho công cuộc kiến thiết nước nhà. Về mặt lịch
sự, hành động kêu gọi tìm người tài đức ra giúp nước của Bác là hành vi gây tổn hại
đến thể diện âm tính của người đọc, đối tượng tiếp nhận văn bản. Do đó, dù Bác ở
vào vị thế xã hội cao hơn người dân, nhưng Người vẫn chủ động hạ thấp vị thế, rút
ngắn khoảng cách giao tiếp với nhân dân bằng cách sử dụng một loạt các chiến lược
lịch sự. Đầu tiên, Bác sử dụng chiến lược lịch sự dương tính, thể hiện qua việc chủ
động nêu lý do của hành động khi chưa có sự yêu cầu giải thích từ phía đối phương
(người đọc). Việc làm này có thể được coi là hành vi tôn vinh thể diện dương tính của
đối phương. Sau đó, Bác tiếp tục sử dụng chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện
hành vi “thừa nhận” khuyết điểm. Với hành vi này, Bác sẵn sàng nhận phần tổn hại
thể diện về phía mình. Chiến lược lịch sự này cũng đồng thời mở đường cho việc
thực hiện hành vi làm tổn hại thể diện âm tính của đối phương, cũng là mục đích giao
tiếp cuối cùng của lập luận, đó là yêu cầu các địa phương “phải lập tức điều tra nơi
nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo
ngay cho Chính phủ biết”. Chính bởi ý thức được mức độ đe dọa thể diện người đọc
do lời đề nghị của mình mang lại, Bác đã chủ động lựa chọn chiến lược giao tiếp hạ
thấp vị thế, thể hiện qua việc sử dụng các chiến lược lịch sự phù hợp, giảm thiểu mức
độ đe dọa thể diện của đối phương. Từ đó, khiến cho mục đích giao tiếp của Bác
được thực hiện một cách hiệu quả.

111
Sau đây, chúng ta sẽ xét tiếp một lập luận thể hiện rõ các chiến lược lịch sự
của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người ở vị thế cao, muốn hạ thấp vị thế của mình và
rút ngắn khoảng cách giao tiếp.
Các bạn ở mẫu quốc, các đồng chí ở thuộc địa, vì lợi ích của công lý, chân lý và
tiến bộ, cần phải xóa khoảng cách giả tạo dường như chia rẽ các đồng chí. Tờ Le
Paria là tờ báo đầu tiên nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ ấy.
(Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria – DNHCM – tr. 32)
Đây là lập luận nằm trong lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le
Paria ngày 10 tháng 2 năm 1922 của Nguyễn Ái Quốc. Thay mặt cho ban phụ trách
xuất bản tờ báo, Người đã viết văn bản này nhằm mục đích kêu gọi mọi người ở cả
các nước chính quốc và thuộc địa tham gia hội hợp tác xuất bản báo Le Paria và đặt
mua dài hạn tờ báo. Nguyễn Ái Quốc phụ trách tờ báo với vai trò vừa làm chủ bút,
biên tập, viết bài, giữ quỹ kiêm phát hành. Với tư cách như vậy, Người có vị thế xã
hội cao hơn đối tượng tiếp nhận văn bản - những người dân bình thường. Tuy nhiên,
hành động kêu gọi mọi người tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria và đặt
mua tờ báo là hành động đe dọa thể diện âm tính của đối tượng tiếp nhận văn bản.
Do đó, Người đã chủ động lựa chọn chiến lược giao tiếp hạ thấp vị thế, rút ngắn
khoảng cách giao tiếp bằng việc sử dụng một loạt các chiến lược lịch sự. Đầu tiên là
chiến lược lịch sự dương tính thể hiện qua việc Bác sử dụng từ xưng hô “các bạn”,
“các đồng chí” nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội giữa Bác và đối tượng tiếp
nhận văn bản.
Bên cạnh đó, trong lập luận này, để mục đích tác động đến đối tượng tiếp
nhận văn bản đạt hiệu quả cao, Bác đã thực hiện hành vi đe dọa thể diện âm tính
của đối phương bằng cách sử dụng biện pháp cứng rắn hóa, thể hiện ở việc nói trắng
bằng từ ngữ mạnh: “cần phải xóa khoảng cách giả tạo dường như chia rẽ các đồng
chí”. Tuy nhiên, đồng thời với nó, Bác vẫn sử dụng biện pháp giảm nhẹ, dịu hóa
hành vi đe dọa thể diện này bằng cách sử dụng yếu tố tình thái hóa “dường như” khi
thể hiện sự nhận xét đánh giá. Không những thế, lường trước được mức độ tổn hại
của hành vi đe dọa thể diện gây ra, trước khi thực hiện hành vi này, Bác đã sử dụng

112
yếu tố rào đón thuộc chiến lược lịch sự âm tính để giảm nhẹ mức độ tổn hại thể
diện, đồng thời tôn vinh thể diện dương tính của người đọc. Đó là việc nêu động cơ
tốt đẹp của hành động: “vì lợi ích của công lý, chân lý và tiến bộ”. Như vậy, chỉ
trong một lập luận ngắn, Bác Hồ đã kết hợp linh hoạt và khéo léo các chiến lược
lịch sự để tự hạ thấp vị thế, rút ngắn khoảng cách giao tiếp giữa mình và người đọc,
nhằm đạt đến mục đích giao tiếp cuối cùng là kêu gọi được nhiều người tham gia
Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria và đặt mua báo dài hạn.
Trường hợp 2: Hồ Chí Minh ở vị thế cao, lựa chọn vi phạm nguyên lý lịch
sự để giữ nguyên vị thế cao vốn có của mình và duy trì khoảng cách giao tiếp
Trường hợp này thường xuất hiện ở các lập luận Bác trả lời phóng viên quốc
tế về những vấn đề của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch nước. Với lập trường đại
diện cho một quốc gia, một dân tộc, để giữ gìn quốc thể trong những hoàn cảnh giao
tiếp mang tính chính thức, trang trọng, Hồ Chủ tịch thường sử dụng chiến lược giao
tiếp giữ nguyên vị thế cao của mình. Chiến lược này cũng được thể hiện qua những
dấu hiệu của phép lịch sự. Ta cùng xem xét lập luận sau để thấy rõ điều đó.
Hỏi: Xin Chủ tịch cho biết tại sao lại có cái cảm tưởng chung rằng sở dĩ
người Pháp e ngại không muốn điều đình với ông Hồ Chí Minh, là vì điều đình với
Ông tức là để cho nước Nga có một chỗ đặt chân ở Việt Nam?
Trả lời: Đây chỉ là một cái cớ để nói. Nước Nga Xôviết không có trước năm
1917. Nhưng mà nền đô hộ Pháp ở Việt Nam đã có từ 80 năm nay.
(Trả lời ông Vaxiđép Rao. Thông tín viên hãng Reuter – DNHCM – tr.100, 101)
Đây là lập luận xuất hiện trong bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với ông Vaxiđép Rao – thông tín viên hãng Reuter. Xét về vị thế xã hội, Bác
Hồ với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có vị thế cao hơn
ông Vaxiđép Rao – một nhà báo nước ngoài. Xét về mục đích giao tiếp, người hỏi ở
đây là ông Vaxiđép Rao, thực hiện hành vi hỏi để lấy được thông tin cần thiết. Bằng
hành động hỏi của mình, thông tín viên này đã gây tổn hại đến thể diện âm tính của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, nhà báo này đã chủ động sử dụng chiến lược lịch sự
âm tính để giảm thiểu mức độ tổn hại thể diện gây ra cho Hồ Chủ tịch. Điều này

113
được thể hiện qua cách dùng hành vi ngôn ngữ gián tiếp để thể hiện biểu thức cầu
khiến: “Xin Chủ tịch cho biết”, cách nói này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với vị
thế xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Còn với Bác Hồ, Người đồng ý trả lời câu hỏi của ông Vaxiđép Rao tức là đã
chấp nhận tổn hại thể diện âm tính mà ông ta gây cho mình. Thêm vào đó, Hồ Chủ
tịch vốn ở vị thế xã hội cao hơn nhà báo, lại đại diện cho một đất nước trả lời về vấn
đề chính trị quan trọng, nên muốn giữ nguyên vị thế cao của mình, duy trì khoảng
cách giao tiếp với đối phương. Để thực hiện chiến lược giao tiếp này, Người đã thực
hiện hành vi đe dọa thể diện đối phương mà không có bù đắp bằng cách vi phạm
các nguyên lý lịch sự. Thay vào đó, Bác dùng cách nói trực tiếp vào thẳng vấn đề,
không có các yếu tố tiền dẫn nhập giảm nhẹ mà trực tiếp nêu ra ý kiến nhận định
của bản thân: “Đây chỉ là một cái cớ để nói”. Việc nêu thẳng nhận xét mang tính
tiêu cực về câu hỏi của đối phương như vậy là một hành vi gây tổn hại đến thể diện
dương tính của đối phương. Bên cạnh đó, trong khi trả lời, Hồ Chủ tịch còn sử dụng
các câu đơn ngắn gọn, tối giản, chỉ cung cấp thông tin ở mức vừa đủ, không nêu
thêm bất cứ thông tin bổ sung ngoài lề nào. Như vậy nghĩa là Bác không có ý định
cứu vãn thể diện của đối phương hay có hành vi nào khác để tôn vinh thể diện của
người đó. Điều này nhằm thực hiện mục đích giao tiếp cuối cùng là tỏ rõ lập trường
chính trị cứng rắn, thái độ kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề chính trị
nhạy cảm mà nhà báo đã đề cập tới trong bài phỏng vấn.
Trường hợp 3: Hồ Chí Minh ở vị thế ngang bằng, lựa chọn vi phạm
nguyên lý lịch sự để nâng cao vị thế của mình và kéo giãn khoảng cách giao tiếp
Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong
muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la, chúng ta có
những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu
người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số
không. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ chẳng
làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà;

114
những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ
đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!
Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên
già cỗi của Người không sớm hồi sinh.
(Gửi thanh niên An Nam – DNHCM – tr.45, 46)
Lập luận này nằm trong phụ lục mang tên “Gửi thanh niên An Nam” của tác
phẩm chính luận “Bản án chế độ Thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết trong
thời gian hoạt động ở Pháp, xuất bản lần đầu năm 1925. Đối tượng hướng đến của
bài viết này là thanh niên An Nam. Xét về vị thế xã hội, lúc này Bác Hồ đang hoạt
động ở Pháp với tư cách một thanh niên yêu nước lấy tên Nguyễn Ái Quốc, do đó,
Người có vị thế ngang bằng với đối tượng của bài viết là thanh niên An Nam. Tuy
nhiên, mục đích của bài viết này là nhằm thức tỉnh thanh niên An Nam thoát khỏi sự
hèn nhát, lười nhác, tích cực hoạt động, làm việc để phát triển kinh tế đất nước. Với
mục đích giao tiếp này, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn chiến lược nâng cao vị thế, để
làm lời nói có “trọng lượng hơn”, từ đó tạo ra ảnh hưởng, tác động đáng kể hơn đối
với đối tượng của bài viết là thanh niên An Nam. Cụ thể, Người đã sử dụng một loạt
các hành vi đe dọa thể diện dương tính và âm tính của thanh niên An Nam như: nêu
cảm xúc tiêu cực của bản thân với đối phương (“nói ra thì buồn, buồn lắm”), lối nói
trực tiếp (“họ chẳng làm gì cả”), sử dụng những nhận xét mang tính chất chê bai,
chế giễu (“không dám rời quê nhà”, “chìm ngập trong sự biếng nhác”, “chỉ nghĩ đến
việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ”, “Đông Dương đáng thương hại”, “đám thanh
niên già cỗi”).
Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn cố ý vi phạm nguyên lý lịch sự, đe dọa
thể diện dương tính của thanh niên An Nam khi sử dụng các từ xưng hô để chỉ
thanh niên An Nam: “thanh niên”, “người”, “kẻ”, “đám thanh niên già cỗi của
Người”, đây đều là những từ xưng hô có mục đích tách nhóm xã hội giữa Nguyễn
Ái Quốc và thanh niên An Nam. Tất cả các hành vi đe dọa thể diện, vi phạm chiến
lược lịch sự này được Nguyễn Ái Quốc sử dụng liên tục, với mật độ cao trong lập
luận, mục đích là để nâng cao vị thế giao tiếp của bản thân, từ đó gây ra áp lực, ảnh

115
hưởng và tác động lớn hơn đối với đối tượng tiếp nhận văn bản là thanh niên An
Nam. Đồng thời, các hành vi đe dọa thể diện này cũng có vai trò như liều “thuốc
đắng dã tật”, khơi dậy sự tự tôn, lòng tự trọng trong thanh niên An Nam, khiến họ
đứng lên quyết tâm chứng tỏ bản thân, từ đó mà đạt đến mục đích chính trị cuối
cùng của văn bản.
Trường hợp 4: Hồ Chí Minh ở vị thế ngang bằng, sử dụng các chiến lƣợc
lịch sự để hạ thấp vị thế của mình
Toàn quân và toàn dân Việt Nam chúng tôi đang phải hy sinh xương máu để đánh
Mỹ, cứu nước.
Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân
chương Lênin thì lòng tôi không yên chút nào. Vì lẽ đó, tôi vô cùng cảm ơn các
đồng chí, nhưng xin các đồng chí hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ
cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm
lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại biểu cho toàn thể đồng
bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại.
(Điện gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhân dịp đoàn
Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin
DNHCM – tr.189)
Lập luận trên trích trong bức điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhân dịp đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao
Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin. Mục đích của lập luận này là “xin
tạm hoãn” việc nhận Huân chương Lênin do đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô
trao tặng cho Bác. Trong lập luận này, Bác Hồ với tư cách là Chủ tịch nước, người
đứng đầu Nhà nước Việt Nam, có vị thế ngang bằng với Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Liên Xô – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên
Xô. Hơn nữa, lúc này, Liên xô và Việt Nam là hai nước anh em, có tình đồng chí
hữu nghị gắn bó.
Xét về mặt lịch sự, hành vi “xin tạm hoãn” (thực chất là từ chối khéo léo)
việc nhận Huân chương của Bác là hành vi đe dọa thể diện dương tính của đối
phương ở mức độ cao. Ý thức được điều này, Bác Hồ đã chủ động lựa chọn chiến

116
lược giao tiếp là tự hạ thấp vị thế của mình, thể hiện ở việc sử dụng các biện pháp đi
kèm hành vi đe dọa thể diện, cùng với đó, Người còn dùng các hành vi tôn vinh thể
diện của đối phương. Những hành vi này được cụ thể hóa qua các từ ngữ được Hồ
Chủ tịch sử dụng trong lập luận như: “vô cùng cám ơn”, “xin”; từ xưng hô “các
đồng chí” nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội giữa Bác và đối phương; những
từ ngữ tỏ ý kính trọng, mang nghĩa tôn vinh, khen ngợi như: “phần thưởng cực kỳ
cao quý”, “trân trọng và vui mừng”, “lãnh lấy”, “Huân chương mang tên Lênin vĩ
đại”. Việc sử dụng hàng loạt các từ và cụm từ này đã thể hiện chiến lược lịch sự
khéo léo, linh hoạt của Bác, vừa tôn vinh thể diện của đối phương (hành vi cám ơn),
vừa từ chối mềm mỏng mà giảm thiểu tối đa mức tổn hại thể diện của đối phương
(hành vi “xin” tạm hoãn trao thưởng). Hành vi “xin tạm hoãn” trao thưởng Huân
chương Lênin thực chất là sự từ chối gián tiếp, được thể hiện một cách mềm mỏng
và khéo léo hơn, giảm thiểu sự áp đặt lên đối phương. Việc sử dụng kết hợp các
hành vi giảm thiểu sự đe dọa thể diện và tôn vinh thể diện đối phương của Bác đã
khiến cho Người vẫn đạt được mục đích giao tiếp (được chấp nhận việc tạm hoãn
nhận Huân chương Lênin) mà không “mất lòng” lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng
sản Liên Xô, không làm ảnh hưởng đến tình cảm anh em, tình đồng chí hữu nghị
giữa hai nước.
Trường hợp 5: Hồ Chí Minh ở vị thế thấp, sử dụng các chiến lƣợc lịch sự để
duy trì vị thế thấp của mình
Chỉ có một lập luận trong cuốn DNHCM thuộc trường hợp này. Đây là lập
luận đã được chúng tôi phân tích ở trên về việc sử dụng từ xưng hô và động từ ngữ
vi. Ở đây, chúng tôi sẽ phân tích lập luận này ở khía cạnh lịch sự:
Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó
là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao
quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội.
Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì
Huân chương là để tặng thưởng người có công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công
huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.
Tổ quốc ta hiện đang tạm bị chia cắt làm đôi...

117
Gần 20 năm trường, hết đấu tranh chống thực dân Pháp, lại đấu tranh chống
Mỹ - Diệm, đồng bào miền Nam thật là những người con anh hùng của dân tộc anh
hùng Việt Nam. Miền Nam thật xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc”
và xứng đáng được tặng huân chương cao quý nhất.
Vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này:
Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất,
Bắc – Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho
tôi Huân chương cao quý ấy. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng.
(Lời phát biểu tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa II – DNHCM – tr.178)
Xét ngữ cảnh của lập luận thì như phần trên đã phân tích, đây là lập luận Bác
nói trong kỳ họp Quốc hội khóa II, với nội dung là tạm thời từ chối việc nhận Huân
chương Sao vàng do Quốc hội trao tặng. Đối tượng người nghe là toàn thể Quốc hội.
Khung cảnh diễn ra lời phát biểu có tính chính thức, trang trọng, nghiêm túc. Về mặt
vị thế, có thể thấy rằng, Bác Hồ với cương vị là Chủ tịch nước, là một cá nhân, có vị
thế thấp hơn Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thêm vào
đó, theo góc độ lịch sự, hành vi từ chối không nhận Huân chương của Bác đe dọa thể
diện dương tính của cơ quan trao tặng Huân chương – tức là Quốc hội. Do đó, Bác đã
chủ động sử dụng chiến lược giao tiếp là giữ nguyên vị thế thấp của mình trước Quốc
hội. Bên cạnh việc sử dụng các từ xưng hô và động từ ngữ vi, thì lập luận này Bác
còn dùng cả các phép lịch sự để thể hiện vị thế thấp của mình.
Trước hết, xét về bản chất lịch sự của các hành vi xuất hiện trong lập luận.
Bản thân hành vi trao tặng huân chương đã đe dọa thể diện âm tính của Quốc hội,
nhưng đồng thời lại gia tăng thể diện dương tính cho Quốc hội. Bác thực hiện hành
vi từ chối chưa nhận Huân chương do Quốc hội trao tặng là đe dọa thể diện dương
tính của Quốc hội. Ở đây, để thực hiện hành vi từ chối chưa nhận Huân chương,
Bác đã sử dụng cả chiến lược lịch sự dương tính và âm tính. Đầu tiên, Người thực
hiện một loạt hành vi nhằm tôn vinh thể diện dương tính của Quốc hội, bao gồm:
nêu cảm xúc tích cực của bản thân (“cảm động”, “sung sướng”) trước hành vi “trao

118
tặng Huân chương Sao vàng” mà Quốc hội thực hiện cho mình; thể hiện sự tôn vinh
đối với phần thưởng được Quốc hội trao tặng, bằng cách nêu nhận xét “huân
chương cao quý nhất của nước ta”; đồng thời, thực hiện hành vi cảm ơn với cách
nói gián tiếp “xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội”. Cách nói gián tiếp này bày tỏ lời cảm
ơn một cách chân thành hơn, từ đó giúp gia tăng thể diện cho đối phương nhiều hơn
cả cách nói trực tiếp “cảm ơn”. Sau khi thực hiện một loạt các hành vi tiền dẫn nhập
nhằm tôn vinh thể diện dương tính của Quốc hội, Bác mới nói ra lời từ chối chưa
nhận Huân chương. Như đã phân tích, đây là hành vi đe dọa thể diện dương tính của
đối phương. Tuy nhiên, cách từ chối của Bác cũng được thể hiện khéo léo nhằm
giảm thiểu tối đa mức độ đe dọa thể diện Quốc hội. Với việc sử dụng hành vi ngôn
ngữ gián tiếp “xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy”, ta thấy rằng,
tuy chủ thể của hành động từ chối là Bác Hồ, nhưng ở đây Bác đã tôn vinh thể diện
dương tính của Quốc hội bằng cách đặt quyền quyết định vào tay Quốc hội. Như
vậy vừa tỏ ra kính trọng Quốc hội, vừa làm giảm thiểu mức độ tổn hại thể diện do
hành vi từ chối gây ra. Mặt khác, nếu xét cho cùng, hành vi Bác thực hiện cũng chỉ
là hành vi tạm hoãn “chưa nhận”, chứ không phải là sự từ chối dứt khoát sẽ không
nhận. So với hành vi từ chối dứt khoát, thì hành vi xin “chưa nhận” Huân chương sẽ
gây ra mức độ tổn hại thể diện thấp hơn sự từ chối dứt khoát. Thêm vào đó, Hồ Chủ
tịch còn sử dụng hành vi giải thích thêm thông tin (làm rõ lý do chưa nhận Huân
chương), đây cũng là một hành vi làm gia tăng thể diện cho đối phương. Trong lời
giải thích, Bác cũng không quên sử dụng những từ ngữ nhằm tôn vinh thể diện bên
thứ ba (nhân dân miền Nam) để khiến lý do của mình thêm thuyết phục.
Cuối cùng, để được Quốc hội chấp nhận ý kiến của mình, Bác trở lại với
hành vi tôn vinh thể diện Quốc hội, đồng thời thực hiện chiến lược lịch sự âm tính
bằng cách sử dụng các biểu thức ngôn ngữ: “xin Quốc hội đồng ý”, “Quốc hội sẽ
cho phép”. Bằng cách nói như vậy, Bác Hồ đã trao quyền chủ động quyết định cho
Quốc hội, giảm thiểu sự áp đặt ý kiến lên Quốc hội, từ đó giúp Bác đạt được mục
đích giao tiếp một cách hiệu quả.

119
3.2.3.4. Nhận xét
Từ sự phân tích trên có thể thấy, phép lịch sự (thể hiện qua các chiến lược
lịch sự nhằm tôn vinh thể diện hoặc giảm thiểu mức độ tổn hại thể diện của đối
phương) đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo để
thực hiện các chiến lược giao tiếp, biểu thị vị thế và quyền lực trong giao tiếp, từ đó
giúp làm tăng sức thuyết phục, hiệu lực của lập luận, nhằm đạt tới mục đích giao
tiếp và mục đích chính trị nhất định.
Việc sử dụng chiến lược lịch sự phục vụ cho sự xác lập vị thế và chiến lược
giao tiếp trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
Bảng 3.3: Thống kê việc sử dụng chiến lược lịch sự
biểu hiện vị thế và chiến lược giao tiếp trong cuốn DNHCM
Vị thế Chiến lƣợc giao tiếp Chiến lƣợc lịch sự
Giữ nguyên vị thế Không sử dụng chiến lược lịch sự
Cao
Hạ thấp vị thế Sử dụng chiến lược lịch sự
Tự nâng cao vị thế Không sử dụng chiến lược lịch sự
Ngang bằng
Hạ thấp vị thế Sử dụng chiến lược lịch sự
Thấp Giữ nguyên vị thế Sử dụng chiến lược lịch sự

Theo bảng này ta thấy, khi muốn hạ thấp vị thế hoặc giữ nguyên vị thế thấp,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động sử dụng chiến lược lịch sự. Còn khi muốn giữ
nguyên vị thế cao hoặc tự nâng cao vị thế, Người lại không sử dụng các chiến lược
lịch sự. Trong mỗi lập luận, Bác không chỉ sử dụng một chiến lược mà dùng nhiều
chiến lược lịch sự kết hợp với nhau, cái này hỗ trợ cái kia.
Việc biểu hiện về mặt ngôn ngữ của các chiến lược lịch sự cũng được Hồ Chủ
tịch sử dụng một cách phong phú, đa dạng. Đáng chú ý nhất là việc sử dụng nhiều từ
xưng hô đồng nhóm, nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội giữa Bác và đối tượng
tiếp nhận văn bản. Bên cạnh đó là việc sử dụng các động từ ngữ vi và biểu thức ngữ
vi như chúng tôi đã phân tích trong mục 3.2.2.2. Trong các lập luận của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, ngoài những từ xưng hô ngôi thứ nhất biểu thị mối quan hệ cùng nhóm xã

120
hội như: “ta”, “chúng ta”, thì Bác Hồ còn thường sử dụng các từ có cấu trúc “danh từ
+ ta/ chúng ta”. Ví dụ: nước ta, đồng bào ta, dân tộc chúng ta, nhân dân chúng ta…
Sử dụng những từ này, Bác Hồ muốn kéo gần mối quan hệ giữa mình và người nghe,
gắn chung thể diện của mình và đối phương ở cùng một phía. Với việc dùng những từ
ngữ xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội này, khi sử dụng hành vi đe dọa thể diện hay
tôn vinh thể diện thì người nói và người nghe cũng đều chịu mức độ tổn hại hay có sự
tôn vinh thể diện ngang nhau. Đây là một biểu hiện rõ ràng của chiến lược lịch sự
dương tính như chúng tôi đã phân tích ở trên. Còn việc sử dụng động từ ngữ vi và
biểu thức ngữ vi cũng nhằm làm “dịu hóa”, giảm hiệu lực đe dọa thể diện của người
nghe, thường được dùng trong những trường hợp mà Bác không thể không dùng hành
vi đe dọa thể diện.
3.3. Tiểu kết
Như vậy, với sự phân tích ở chương này, chúng ta đã thấy được biểu hiện quyền
lực trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hệ thống từ xưng hô, động
từ ngữ vi và phép lịch sự. Tất nhiên, quyền lực trong ngôn ngữ nói chung không phải
chỉ biểu hiện trên 3 phương diện này. Nhưng xét nội bộ các lập luận nằm trong cuốn
DNHCM, thì 3 phương diện này được chúng tôi cho là những biểu hiện rõ ràng nhất
của quyền lực về mặt ngôn ngữ trong lập luận của Bác. Thêm vào đó, như chúng tôi đã
đề cập, xét về mặt hình thức, các lập luận trong cuốn DNHCM có đặc trưng chủ yếu là
các lập luận trong diễn ngôn độc thoại, đơn thoại nên nhiều biểu hiện quyền lực vốn
được thể hiện rõ trong diễn ngôn hội thoại không được chúng tôi phân tích ở đây.
Trong xã hội người Việt, các yếu tố tuổi tác, giới tính thường được đặt lên
trước yếu tố chức quyền, nghề nghiệp… khi xác lập vị thế của các bên tham gia
giao tiếp. Tuy nhiên, với các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đây chủ yếu là
các lập luận nằm trong văn bản chính luận, tính chính thức cao, mục đích chính trị
được đặt lên hàng đầu nên yếu tố chức quyền được ưu tiên xem xét và có ảnh hưởng
quyết định trong việc xác lập vị thế xã hội. Nhưng mặt khác, yếu tố văn hóa vẫn có
ảnh hưởng và tác động lớn đến việc lựa chọn chiến lược giao tiếp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Trong những lập luận của mình (dù chủ yếu là những lập luận có mục

121
đích chính trị), Bác vẫn không quên xét đến yếu tố văn hóa trong giao tiếp của
người Việt để có sự lựa chọn chiến lược giao tiếp hợp lý tùy theo từng đối tượng
tiếp nhận khác nhau.
Vị thế và chiến lược giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lập luận
được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.4: Thống kê vị thế và chiến lược giao tiếp được
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng ở các lập luận trong cuốn DNHCM
TT Vị thế Chiến lƣợc giao tiếp Số lƣợng lập luận Tỉ lệ (%)
Giữ nguyên vị thế 28 21,21
1 Cao
Trung hòa, hạ thấp vị thế 71 53,79
Tự nâng cao vị thế 14 10,61
Ngang
2 Giữ nguyên vị thế 8 6,06
bằng
Hạ thấp vị thế 2 1,52
Tự nâng cao vị thế 6 4,54
3 Thấp
Giữ nguyên vị thế 3 2,27
Tổng 132 100

Có thể thấy rằng, trong mỗi diễn ngôn nói chung và lập luận nói riêng, Bác
Hồ đều ở một vị thế xã hội xác định, từ vị thế đó mà Người có sự lựa chọn chiến
lược giao tiếp sao cho phù hợp với văn hóa, hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Từ
bảng số liệu trên, ta thấy rằng, những lập luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở vị thế
cao, lựa chọn chiến lược trung hòa, hạ thấp vị thế của mình chiếm số lượng nhiều
nhất trong tổng số lập luận (53,79%). Tiếp đến là số lập luận mà Người ở vị thế cao,
sử dụng chiến lược duy trì vị thế cao của mình, chiếm 21,21% tổng số lập luận.
Những lập luận mà Hồ Chủ tịch ở vị thế ngang bằng, muốn hạ thấp vị thế; và những
lập luận Người ở vị thế thấp muốn duy trì vị thế chiếm số lượng ít nhất trong tổng
số lập luận (lần lượt chiếm 1,52% và 2,27%).
Theo thống kê của chúng tôi, những lập luận mà Bác Hồ ở vị thế cao và sử
dụng chiến lược hạ thấp vị thế trong giao tiếp chủ yếu là lập luận nằm trong những
diễn ngôn có đối tượng tiếp nhận là nhân dân Việt Nam. Còn những lập luận Bác ở vị

122
thế cao và sử dụng chiến lược giữ nguyên vị thế đa số là lập luận trong những diễn
ngôn đối ngoại, mang tính chính thức, trang trọng, có đối tượng tiếp nhận là người
nước ngoài, phóng viên, nhà báo quốc tế…
Việc Bác Hồ ở vị thế cao, chủ động sử dụng chiến lược hạ thấp vị thế là biểu
hiện của văn hóa và tư tưởng thân dân của Người. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất chú ý đến việc củng cố tư tưởng này. Tuy vị thế xã hội là cố định, nhưng mỗi khi
lựa chọn chiến lược giao tiếp, Hồ Chủ tịch luôn cân nhắc đến yếu tố văn hóa. Theo
đó, với nhân dân ta, Bác luôn nhất quán tư tưởng lấy dân làm gốc, thể hiện trong việc
biểu hiện thái độ khiêm nhường, không dựa vào vị thế xã hội cao để sai khiến, hách
dịch nhân dân. Điều này còn thể hiện rõ ở việc Bác sử dụng từ ngữ trong các văn bản
chính thức hay trong đời sống hàng ngày, với những biểu hiện cụ thể trong hệ thống
từ xưng hô, động từ ngữ vi và phép lịch sự đã được chúng tôi phân tích ở trên. Với
nhân dân ta, khi muốn nhân dân hưởng ứng, thực hiện một việc làm nào đó, Bác
thường sử dụng hành vi kêu gọi, chứ không dùng mệnh lệnh để áp đặt nhân dân thực
hiện. Với cán bộ, Người thể hiện thái độ nghiêm khắc nhưng gần gũi, trừ những
trường hợp chính thức, còn lại, Bác thường dùng cách nói chuyện thân mật như trong
gia đình đối với các cán bộ.
Về mặt đối ngoại, với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
trong những trường hợp đối ngoại chính thức và khi ở vị thế cao, đại diện cho đất
nước, Bác thường sử dụng chiến lược duy trì vị thế cao của mình. Điều này phản
ánh việc Người luôn chú ý đến việc củng cố vị thế tự chủ của Việt Nam trên trường
quốc tế.
Qua việc phân tích biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ta cũng có thể thấy, quyền lực có mối quan hệ tương hỗ với mục đích lập
luận và hiệu lực lập luận. Cụ thể, vị thế giao tiếp và chiến lược giao tiếp có ảnh
hưởng và tác động nhất định đến hiệu lực lập luận. Ngược lại, mục đích sử dụng lập
luận cũng có ảnh hưởng đến cách lựa chọn chiến lược giao tiếp. Cùng một nội dung
lập luận, nhưng tùy vào vị thế giao tiếp và đối tượng giao tiếp mà người nói lựa
chọn cách trình bày và diễn đạt lập luận sao cho phù hợp. Mặt khác, sử dụng chiến
lược giao tiếp hợp lý sẽ làm tăng hiệu lực lập luận.

123
KẾT LUẬN
Trong luận văn này, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu một số đặc trưng về
ngôn ngữ trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với phạm vi nguồn ngữ liệu là
cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh do tác giả Thành Duy biên soạn. Cụ thể, hai vấn đề
lớn được chúng tôi đi sâu phân tích là: Các kiểu lập luận mà Bác Hồ sử dụng (xét
theo phương thức cấu thành) và biểu hiện quyền lực trong lập luận của Người. Qua
nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số kết quả như sau:
1. Về các kiểu lập luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng: Từ việc thống kê và
phân tích các mẫu lập luận trong cuốn DNHCM, chúng tôi nhận thấy, xét theo phương
thức cấu thành, lập luận của Người được chia thành 3 kiểu: lập luận trực chỉ, lập luận
hàm ẩn, và lập luận ngữ cảnh. Theo khảo sát, lập luận trực chỉ chiếm số lượng nhiều
nhất trong các kiểu lập luận, phản ánh việc Hồ Chủ tịch thường ưu tiên sử dụng kiểu
lập luận này trong thực tế. Tiếp đến là kiểu lập luận hàm ẩn. Cuối cùng, lập luận ngữ
cảnh là kiểu lập luận được Bác sử dụng ít nhất. Sự khác nhau về mức độ sử dụng các
kiểu lập luận có lý do đến từ chính cấu tạo nội tại của chúng. Với mỗi kiểu lập luận,
chúng tôi lại tiến hành phân loại theo từng tiểu loại mô hình lập luận nhỏ. Với lập luận
trực chỉ và lập luận hàm ẩn, chúng tôi thống kê được 6 tiểu loại, bao gồm: mô hình lập
luận dạng P R đơn giản, mô hình “tam đoạn luận”, mô hình “hình vuông lập luận”,
mô hình “tổng phân hợp”, mô hình “P R (như P)” và mô hình “mạng lập luận”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng đa dạng các tiểu loại mô hình lập luận, vừa làm
phong phú thêm hình thức lập luận, vừa phục vụ đắc lực cho việc tăng thêm hiệu lực
lập luận trong những trường hợp, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Đối với lập luận ngữ
cảnh, do trong cuốn DNHCM, số lượng lập luận thuộc kiểu này quá ít, không đủ để
tiến hành phân chia thành các tiểu loại lập luận khác nhau như với kiểu lập luận trực
chỉ và lập luận hàm ẩn nên chúng tôi chỉ nêu và phân tích một số trường hợp cụ thể để
thấy được đặc trưng của kiểu lập luận này.
2. Về biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi
tiến hành phân tích những biểu hiện của quyền lực ở khía cạnh quan hệ liên nhân trong
ngữ dụng học. Theo đó, quyền lực trong lập luận của Hồ Chủ tịch được biểu hiện dưới

124
3 phương diện: từ vựng – với việc sử dụng hệ thống từ xưng hô, ngữ pháp – thể hiện ở
việc sử dụng động từ ngữ vi/ biểu thức ngữ vi, và phép lịch sự – với biểu hiện cụ thể là
việc sử dụng các chiến lược lịch sự trong lập luận. Ở phương diện từ vựng, qua phân
tích việc Bác Hồ sử dụng hệ thống từ xưng hô, chúng tôi thấy rằng, Bác đã rất linh hoạt
trong việc lựa chọn từ xưng hô chính danh/ không chính danh, cặp từ xưng hô tương
hỗ/ phi tương hỗ để biểu thị vị thế và chiến lược giao tiếp khác nhau, nhằm đạt tới mục
đích giao tiếp nhất định. Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
ở phương diện ngữ pháp được thể hiện rõ ràng nhất qua việc sử dụng các động từ ngữ
vi và biểu thức ngữ vi. Qua thống kê có thể thấy, động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi
được Bác Hồ sử dụng đều nhằm mục đích hạ thấp vị thế trong giao tiếp và rút ngắn
khoảng cách giao tiếp. Xét về mặt lịch sự, Hồ Chủ tịch thể hiện sự khéo léo và linh
hoạt trong việc sử dụng nhiều chiến lược lịch sự khác nhau nhằm thực hiện các chiến
lược giao tiếp nhất định. Tùy vị thế của hai bên tham gia giao tiếp, mục đích giao tiếp
và mức độ tổn hại thể diện mà hành vi trong lập luận gây ra mà Bác Hồ có sự lựa chọn
chiến lược lịch sự sao cho phù hợp. Trường hợp Người muốn tự hạ thấp vị thế của
mình trước đối phương thì khi gặp những hành vi gây tổn hại thể diện trong lập luận,
Người sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ để thể hiện chiến lược lịch sự, nhằm cứu
vãn hoặc giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện của đối phương. Ngược lại, khi muốn
nâng cao hoặc duy trì vị thế cao của mình, Bác thường chủ động vi phạm nguyên lý
lịch sự bằng việc không sử dụng các chiến lược lịch sự, giữ nguyên mức độ đe dọa thể
diện đối phương.
3. Trong địa hạt phân tích diễn ngôn vốn rộng lớn và nhiều tiềm năng, bản
thân luận văn này mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ khi lựa chọn phân tích việc sử
dụng ngôn ngữ trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với biểu hiện cụ thể về
mặt kiểu loại lập luận và quyền lực trong lập luận. Xét về mặt phân loại lập luận,
trong những công trình đi trước, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều cách phân loại
lập luận dựa trên những tiêu chí khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ góp thêm một tiêu
chí mới vào cách phân loại lập luận, đó là tiêu chí dựa trên phương thức cấu thành
lập luận, với mẫu nghiên cứu là những lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về vấn

125
đề quyền lực được trình bày trong chương 3 của luận văn, đây là hướng đi còn khá
mới mẻ trong nghiên cứu ngôn ngữ. Trong phần phân tích của mình, chúng tôi mới
chỉ khai thác một phần biểu hiện cụ thể của quyền lực trong lập luận của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, mà chủ yếu là ở những lập luận chính trị. Kế thừa một số thành tựu
nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn cũng hi vọng có thể tiếp tục phát
triển đề tài quyền lực theo một hướng mới có tính thực tiễn hơn.
4. Qua sự phân tích việc sử dụng ngôn ngữ trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, chúng tôi hi vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ đóng góp
thêm vào việc tìm hiểu tư tưởng chính trị và tư tưởng văn hóa của Hồ Chủ tịch. Đặc
biệt, với sự phân tích vấn đề quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở
chương 3, luận văn đã làm rõ hơn những biểu hiện của tư tưởng thân dân – một trong
những tư tưởng cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Nhìn lại kết quả đã đạt được trong luận văn này, chúng tôi nhận thấy đây
mới chỉ là những kết quả rất khiêm tốn, và chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.
Ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và ngôn ngữ trong lập luận của
Người nói riêng có nhiều biểu hiện rất phong phú, đa dạng về cả hình thức và nội
dung, nghiên cứu sự truyền tải tư tưởng của Bác qua ngôn ngữ là một vấn đề phức tạp
mà trong nhiều trường hợp, chúng tôi còn chưa nhận thức được hết chiều sâu của nó.
Trong khi đó, do hạn chế của khối ngữ liệu nghiên cứu nên một số kết quả nghiên
cứu của luận văn mới chỉ có được dựa trên sự phân tích trên bề mặt văn bản, nên khó
tránh khỏi có phần phiến diện, chưa đầy đủ. Ngoài ra, hạn chế về kiến thức chuyên
môn, thời gian và khuôn khổ của một luận văn cao học cũng khiến công trình này
chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chúng tôi hi vọng tiếp tục nhận được sự giúp
đỡ và góp ý quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm để
có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài ở mức độ sâu hơn trong thời gian tới.

126
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. G. Brown & G. Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2013), Ngôn ngữ và Quyền lực, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Thái Duy Bảo, Đinh Kiều Châu (2012), Diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội
nguồn (Nghiên cứu trường hợp ở lớp học tiếng Việt tại Đại học Quốc gia
Australia), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân
văn số 28, tr.1 - 8.
5. Đặng Văn Bẩy (2001), Bước đầu tìm hiểu câu phức biểu hiện lập luận trong văn
chính luận của Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2 – Ngữ dụng học (tái bản
lần thứ ba), NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Lý thuyết lập luận, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5, tr. 33 - 46.
9. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, NXB
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
10. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn – Một số vấn đề lí luận và phương
pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Phạm Thị Thanh Huyền (2008), Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp
(trên cơ sở đối chiếu với tiếng Việt), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

127
14. Nguyễn Thị Hương (2011), Kiểu lập luận trong diễn ngôn nghị luận báo chí tiếng
Anh và tiếng Việt - Ứng dụng trong dịch thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr. 48 - 54.
15. Nguyễn Thị Ly Kha (2007), Từ xưng hô thuộc hệ thống nào?, Tạp chí Ngôn
ngữ & Đời sống, số 6.
16. Trần Thị Thùy Linh (2011), Mô hình lập luận ưa dùng trong các diễn ngôn
quảng cáo, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 8 – 2011, tr. 7 - 12.
17. Đặng Chinh Ngọc (2010), Phân tích diễn ngôn xã luận (trên tư liệu báo Nhân
dân năm 2009), Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
18. David Nunan (1998), Nhập môn phân tích diễn ngôn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Trung Thành (2007), Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô,
Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 3.
20. Đinh Thị Thanh Thảo (2009), Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng: Bước
đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
21. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Trần Văn Thư (2008), Tổ hợp cú pháp đẳng lập trong tiếng Việt với lập luận
trong giao tiếp ngôn bản, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr. 19 - 27.
23. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Kết tử đồng hướng với việc tổ chức lập luận
trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 6, tr. 1 - 7.

128
PHỤ LỤC
CÁC LẬP LUẬN TRONG CUỐN DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH
Các luận cứ được in nghiêng đậm, kết luận được in đậm.

TT LẬP LUẬN Trang


Nói rằng Đông Dƣơng gồm hai mƣơi triệu ngƣời bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhƣng
nói rằng Đông Dƣơng không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ nhƣ các ông chủ của chúng ta vẫn thƣờng nghĩ
nhƣ thế, thì lại càng sai hơn nữa. Sự thật là ngƣời Đông Dƣơng không có một phƣơng tiện hành động và học tập nào hết. Báo
1 chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm... Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của 16, 17
giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái
công việc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại.
(Đông Dương)
Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bầy người ấy cứ mãi mãi bị
dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: ngƣời Đông Dƣơng không chết, ngƣời
Đông Dƣơng vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng
2 không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách 17
mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương. [...] Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, ngƣời
Đông Dƣơng giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến.
(Đông Dương)
Ngƣời châu Á – tuy bị ngƣời phƣơng Tây coi là lạc hậu – vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội
3 hiện tại. Và đây là lý do tại sao: 19, 20
Gần 5000 năm trước đây, Hoàng đế (2679 trước Công nguyên) đã áp dụng chế độ tỉnh điền: ông chia đất đai trồng trọt

1
theo hai đường dọc và hai đường ngang. Như vậy sẽ có chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần
trong 8 miếng, miếng ở giữa tất cả cùng làm và sản phẩm được sử dụng vào việc công ích. Những đường biên giới được dùng
làm mương dẫn nước.
Triều đại nhà Hạ (2205 trước Công nguyên) đặt ra chế độ lao động bắt buộc.
Khổng Tử vĩ đại (551 trước Công nguyên) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng nói:
thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu, chỉ sợ có không đều. Bình đẳng sẽ xóa bỏ nghèo nàn, v.v...
Học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử, tiếp tục tư tưởng của thầy và vạch ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sự sản xuất và
tiêu thụ. Sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động cưỡng bức đối với người lớn, sự lên án nghiêm
khắc thói ăn bám, sự nghỉ ngơi của người già, không có điều gì đề án của ông không đề cập đến. Việc thủ tiêu bất bình đẳng về
hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người, đấy là đường lối kinh tế của vị hiền triết.
Trả lời một câu hỏi của vua, ông đã nói thẳng thắn: dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
Về của cải tư bản, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai. Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm
của chung. Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần. Điều đó không thể ngăn
cản một số người trở nên giàu có, vì còn ba phần tư đất đai khác có thể mua bán, nhưng nó có thể cứu nhiều người khác thoát khỏi
cảnh bần cùng.
(Phong trào Cộng sản Quốc tế Đông Dương)
Về của cải tư bản, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai. Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của
chung. Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần. Điều đó không thể ngăn cản một số
4 20
ngƣời trở nên giàu có, vì còn ba phần tư đất đai khác có thể mua bán, nhưng nó có thể cứu nhiều người khác thoát khỏi cảnh bần cùng.
(Phong trào Cộng sản Quốc tế Đông Dương)

2
Công việc chung của chúng ta “Hội Liên hiệp thuộc địa” và tờ báo NGƢỜI CÙNG KHỔ đã có những kết quả tốt. Nó đã
làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập
5 thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh 22
đồng bào ta. Đồng thời nó cũng khiến cho đồng bào chúng ra nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do, bình đẳng và bác ái.
(Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp)
Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai
cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu ngƣời ta muốn giết con vật ấy, ngƣời ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một
6 27, 28
vòi thôi, thì vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra.
(Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa)

Các bạn ở mẫu quốc, các đồng chí ở thuộc địa, vì lợi ích của công lý, chân lý và tiến bộ, cần phải xóa khoảng cách giả tạo
7 32
dường như chia rẽ các đồng chí. Tờ Le Paria là tờ báo đầu tiên nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ ấy.
(Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria)
Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do,
bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm
lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn
8 cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau. 32, 33
Tất cả mọi ngƣời hãy đứng lên quanh lá cờ đỏ để chinh phục thế giới.
Lao động tất cả các nƣớc, đoàn kết lại!
(Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria)

3
Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống nhƣ ở phƣơng Tây.
Về phía người lao động, đó là sự không giác ngộ, sự nhẫn nhục và vô tổ chức. Về phía bọn chủ, không có máy móc, đồng
ruộng thuộc sở hữu của những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn
tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ; không có tỷ phú người An Nam. Những tên trọc phú ở đó thì ở đây
chỉ là những kẻ thực lợi khá giả thôi.
9 33, 34
Cho nên, nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái
tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì
chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tờ rớt. Người thì
nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm
thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được. (Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ)
Về phía người lao động, đó là sự không giác ngộ, sự nhẫn nhục và vô tổ chức. Về phía bọn chủ, không có máy móc, đồng
ruộng thuộc sở hữu của những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những
tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ; không có tỷ phú người An Nam. Những tên trọc phú ở
đó thì ở đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả thôi.
10 Cho nên, nếu nông dân gần nhƣ chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái 33, 34
tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu
thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; ngƣời thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tờ rớt. Ngƣời
thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình.
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ)
Sẽ là quá đáng nếu so sánh ngƣời “nhà quê” với ngƣời nông nô. An Nam chưa bao giờ có tăng lữ và thuế mười phần trăm.
11 34
Hoàng đế trị vì nhưng chẳng lo cai trị gì. Tất nhiên đã có quan lại rồi. Nhưng có thể so sánh họ với chúa phong kiến không?

4
Không. Trước hết, quan lại được tuyển lựa theo con đường dân chủ; con đường thi cử, mở rộng cho mọi người và mọi người có thể
chuẩn bị thi mà chẳng tốn kém gì. Hơn nữa, quyền lực của quan lại được cân bằng bằng tính tự trị của xã thôn.
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ)
Nhƣng có thể so sánh họ với chúa phong kiến không? Không. Trước hết, quan lại được tuyển lựa theo con đường dân chủ;
con đường thi cử, mở rộng cho mọi người và mọi người có thể chuẩn bị thi mà chẳng tốn kém gì. Hơn nữa, quyền lực của quan lại
12 34
được cân bằng bằng tính tự trị của xã thôn.
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ)
Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đƣa thêm vào đó những tƣ liệu
mà Mác ở thời mình không thể có đƣợc.
Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà
châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong
13 mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn 35
đầu không? Từ nhiều thế kỷ nay, họ chẳng hưởng được thái bình hay sao để đến mức làm cho người châu Âu khinh rẻ họ (lười
nhác, mê muội hàng nghìn năm, v.v...)?
Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phƣơng Đông. Đó chính là nhiệm vụ
mà các Xô viết đảm nhiệm.
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ)
Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà
14 châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. 35
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ)
5
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong
mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn
15 đầu không? Từ nhiều thế kỷ nay, họ chẳng hưởng được thái bình hay sao để đến mức làm cho người châu Âu khinh rẻ họ (lười 35
nhác, mê muội hàng nghìn năm, v.v...)?
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ)
Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi người da trắng nào
cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn
sau những chữ ấy. Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không
16 39
cho người nước tôi xem sách báo. Không phải sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô, Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy phải làm
thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nƣớc ngoài.
(Thăm một chiến sĩ Quốc tế cộng sản – Nguyễn Ái Quốc)
Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc
17 địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ đƣợc nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. 46
(Bản án chế độ thực dân Pháp – Nô lệ thức tỉnh)
Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta xóa bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Theo quan
18 46
điểm đó, việc tổ chức công đoàn ở các nƣớc thuộc địa có một tầm quan trọng đặc biệt.
(Bản án chế độ thực dân Pháp – Nô lệ thức tỉnh)
Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?
19 44
Vận dụng công thức của Các Mác 1, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện

6
đƣợc bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
Hội Liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp anh em trong công cuộc ấy.
(Tuyên ngôn của “Hội Liên hiệp thuộc địa”, tổ chức của những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa)
1
Công thức này của Các Mác nêu trong Điều lệ Hội Liên hiệp lao động quốc tế: “Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải
là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”.
Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng
mênh mông, rừng rú bao la, chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu
20 45
người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thƣơng nghiệp của chúng ta là một con số không.
(Gửi thanh niên An Nam)
Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh
mông, rừng rú bao la, chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức!
Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn,
buồn lắm: họ chẳng làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương
21 45, 46
tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ
mà thôi!
Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Ngƣời sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Ngƣời không sớm hồi sinh.
(Gửi thanh niên An Nam)
Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ chẳng làm gì cả. Những thanh niên không có phương
22 tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất 45, 46
dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi! (Gửi thanh niên An Nam)

7
Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nƣớc thuộc địa.
Lênin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến về vấn đề này còn âm ỉ trong đầu óc của nhiều nhà cách
mạng châu Âu và châu Mỹ.
Mọi người đều biết rõ những luận cương của Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa. Trong tất cả các Đại hội của Quốc tế
Cộng sản, của Quốc tế Công đoàn và Quốc tế Thanh niên Cộng sản, vấn đề các nước thuộc địa đã được nêu lên hàng đầu. Lênin là
người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào
cách mạng. Lênin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa thì cách mạng xã hội
không thể có được.
Lênin đã tìm ra những phương pháp có hiệu quả để tiến hành có kết quả công tác trong các nước thuộc địa và đã nhấn mạnh
46, 47,
23 là cần phải sử dụng phong trào cách mạng dân tộc ở những nước này.
48
Các đại biểu của các nước thuộc địa tham dự các Đại hội của Quốc tế Cộng sản, vẫn còn nhớ vị lãnh tụ - người đồng chí đã
dành cho họ sự chú ý dường nào, và Người đã biết đi sâu tìm hiểu như thế nào những điều kiện công tác phức tạp nhất và thuần túy
có tính chất địa phương. Mỗi người chúng ra đều có đủ thời gian cần thiết để tin chắc rằng những điều nhận xét của Người là đúng và
những lời giáo huấn của Người là quý giá đến mức nào. Với phương pháp khéo léo của mình, Lênin đã lay chuyển được quần chúng
nhân dân chưa giác ngộ và lạc hậu nhất trong các nước thuộc địa. Sách lược của Lênin về vấn đề này đã được các đảng cộng sản trên
toàn thế giới áp dụng, đang lôi cuốn tất cả những phần tử ưu tú và tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
Việc Lênin giải quyết vấn đề dân tộc hết sức phức tạp ở nước Nga Xôviết là một thứ vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ trong
các nước thuộc địa.
(Lênin và các dân tộc thuộc địa)
Tôi nghĩ rằng một tác phẩm văn chƣơng không cứ dài mới hay. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều
24 48, 49
đáng nói, khi nó đƣợc trình bày sao cho mọi ngƣời ai cũng hiểu đƣợc, và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy
8
mới xem nhƣ là một tác phẩm hay và biên soạn tốt. Ý kiến của tôi dựa vào hai câu trích dẫn sau làm bằng chứng:
Trong sách Luận ngữ, chúng tôi dẫn câu này: Tăng tử trả lời “Tất nhiên”. Câu ấy chỉ gồm có một từ. Một từ mà cũng đã
rất đủ đã thể hiện cả nghị lực và toàn bộ kiến thức của Tăng Tử. Khi đọc từ ấy, lẽ nào người ta không hình dung được niềm vui
sáng lên trong cái nhìn của Khổng Tử và tâm trạng vui của vị sư phụ đang đàm đạo với môn đệ.
Tôi thách ai có thể thêm, bớt một chữ nào trong câu ấy. Đó là lối hành văn thật sự trong sáng và cao xa.
Có một lần, một vị tướng của Napôlêông đệ nhất bị bao vây ở Oatéclô. Kẻ địch ra lệnh cho ông ta đầu hàng, ông đáp cộc
lốc: “Cứt”. Câu nói ấy chỉ có một từ, lại là một từ tục tĩu. Nhưng trong tình thế nghiêm trọng ấy của vị tướng, nghìn lời nói khác
cũng không thể nào thể hiện được hơn lòng dũng cảm và sự khinh bỉ của ông đối với kẻ thù. Và chỉ một lời đáp ấy cũng đủ để vị
tướng củng cố được đội ngũ của mình. Chỉ câu nói ấy cũng đủ làm cho tên ông vang dội khắp châu Âu. Nó còn được ghi vào
biên niên sử cho đến ngày nay và người Pháp ai cũng biết đến lời đáp ấy.
Vì vậy, một lối hành văn giản dị, chính xác hơn hẳn cái lối hành văn rƣờm rà, hoa mỹ.
(Thư trả lời ông H. (Thương Huyền))
Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
25 53
(Cách mệnh)
Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.
26 Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. 54
(Cách mệnh)
Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai.
Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi.
27 55
Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân
chúng số nhiều, chớ để trong tay một số ít ngƣời. (Lịch sử cách mệnh Mỹ)

9
Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở
mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tƣ bản bản
28 xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc đƣợc, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế 60
quốc chủ nghĩa nên chủ trƣơng làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản...
(Chánh cương vắn tắt của Đảng)
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
29 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, 63
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao;
30 Muốn nên sự nghiệp lớn, 64
Tinh thần càng phải cao.
(Nhật ký trong tù)

Ngâm thơ ta vốn không ham,


Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
31 Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, 64
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
(Khai quyển – Nhật kí trong tù)

10
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân;
32 64
Nghĩ mình trong bƣớc gian truân,
Tai ƣơng rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù)

Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,


Cay đắng chi bằng mất tự do?
33 Mỗi việc mỗi lời không tự chủ, 65
Để cho người dắt tựa trâu bò!
(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi – Nhật kí trong tù)

Gạo đem vào giã bao đau đớn


Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
34 Sống ở trên đời, ngƣời cũng vậy, 65
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo – Nhật kí trong tù)

Ngủ thì ai cũng như lương thiện,


Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
35 Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, 66
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
(Nửa đêm – Nhật kí trong tù)
11
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
36 Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân 68, 69
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng và quyền tự do.
(Tuyên ngôn độc lập)
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
37 69
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi đƣợc.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.
Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
(Tuyên ngôn độc lập)
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh
38 chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải đƣợc tự do! Dân tộc đó phải đƣợc độc lập! 69
(Tuyên ngôn độc lập)
Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều
39 72
chƣa quen với kỹ thuật hành chính. (Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

12
Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa
quen với kỹ thuật hành chính.
40 Nhƣng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ 72
phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.
(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công.
41 72
(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ.
42 73
(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế cai trị, nên
43 nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. 73
(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta
44 bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục 73
lại nhân dân chúng ta. (Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta
bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại
45 nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ra trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc 73, 74
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện:
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH. (Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

13
Thuế thân, thuế chợ, thuế đò, là một lối bóc lột vô nhân đạo. Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ ấy.
46 74
(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy.
47 74
(Chính phủ là công bộc của dân)
Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính
phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ
48 74, 75
cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh.
(Chính phủ là công bộc của dân)
Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.
Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nƣớc, và tôi xin thực hành trƣớc:
49 Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. 76
Tôi chắc rằng đồng bào ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hƣởng ứng lời đề nghị nói trên.
(Sẻ cơm nhường áo)

Có một điều chúng ta đáng mừng là cách mạng Việt Nam đã có một ƣu điểm so với cách mạng các nƣớc Nga, Tàu,
Pháp. Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều. Có nước phải chặt đầu vua. Có nước đồng bào chia đảng phái,
50 chém giết nhau liên tiếp trong bao nhiêu năm. Nước ta, vua tự thoái vị, các đảng phái không có mấy. Trong một thời gian ngắn, 79
các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là nước được hoàn toàn độc lập và chống
được giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tham ác ra ngoài bờ cõi.
(Nói chuyện với đại biểu các báo chí về nội trị, ngoại giao nước nhà trong những ngày vừa qua)

14
Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều. Có nước phải chặt đầu vua. Có nước đồng bào chia đảng phái,
51 chém giết nhau liên tiếp trong bao nhiêu năm. 79
(Nói chuyện với đại biểu các báo chí về nội trị, ngoại giao nước nhà trong những ngày vừa qua)
Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường.
52 Vậy nên, Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. 80
(Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng)
Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do.
Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ vang các bạn vì nó là lý tưởng cao quý nhất của loài người.
53 Nhƣng chúng tôi cũng phải đƣợc phép yêu nƣớc của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải đƣợc 81, 82
phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ đƣợc tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tƣởng cũng phải là lý tƣởng của chúng tôi.
(Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương)
Chúng tôi không sợ chết chính là vì chúng tôi muốn sống. Chúng tôi cũng như các bạn, muốn sống tự do, không có ai đè
54 82
đầu bóp cổ. (Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương)
Ngày mai, là một ngày sẽ đƣa quốc dân ta lên con đƣờng mới mẻ.
55 Ngày mai, là một ngày vui sƣớng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên 84
trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình. (Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu)
Ngày mai, là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.
Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên
56 84
trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.
(Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu)

15
Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng
57 thì nhất định không nên bầu. 84
(Lời phát biểu trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá)
Đạo đức, ngày trước thì chỉ là trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung
58 với nƣớc. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào. 85
(Bài nói tại Trường Cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh)
Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ
giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.
Chúng ta phải thực hành ngay:
1. Làm cho dân có ăn.
59 86
2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành.
(Bài phát biểu tại kỳ họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc)
Trong một nước dân chủ thì mọi người đều có tự do tin tưởng, tự do tổ chức. Nhưng vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi
60 87
phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. (Trả lời các nhà báo nước ngoài)
Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm.
61 88
(Tự phê bình)
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.
62 88
(Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến)

16
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết
63 chặt chẽ để giữ gìn nƣớc non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. 89
(Thư gửi Đại hội các Dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây cu)
Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân.
Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo... là vì mục đích đó.
Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn
64 nhục, cố gắng... cũng vì mục đích đó. 89, 90
Ngày nay vâng lệnh của Chính phủ, theo ý quốc dân, tôi phải xa xôi ngàn dặm, tạm biệt đồng bào, cùng với đoàn đại biểu
qua Pháp... cũng vì mục đích đó.
(Nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp)

Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp
65 nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ 91
tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. (Thư gửi đồng bào Nam Bộ)

Hỏi: Thưa chủ tịch, chúng tôi có nghe nói Chủ tịch tuyên bố rằng chủ tịch có xu hướng cộng sản, nhưng có phải Chủ tịch cho
rằng nước Việt Nam chưa có thể Cộng sản hóa được trước một thời hạn là 50 năm không?
Trả lời: Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác. Cách đây
66 2000 năm, Đức chúa Giêsu đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta. Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được. 92
Còn khi nào thì chủ nghĩa Các Mác thực hiện thì tôi không thể trả lời đƣợc. Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện
được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi,
những điều kiện ấy chưa có đủ. (Trả lời các nhà báo trong cuộc họp báo tại biệt thự Roayan Moonxgxxo năm 1946)

17
(Thưa tác giả thân mến, tôi phải nói với ông rằng, tôi phải nói với nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam, rằng Hồ Chí Minh
không bao giờ chịu cúi mình trƣớc bạo lực vì Hồ Chí Minh là một phần không thể chia cắt của nhân dân ông ta, ông ta mong
67 93
muốn những gì mà nhân dân mong muốn, ông ta hành động điều mà cả nhân dân ông hành động).
(Điện gửi ông M. Hêtơrích)
68 Chiến tranh về mặt văn hóa hay tƣ tƣởng so với những mặt khác cũng không kém quan trọng. Mục đích của nó là làm 94
ly gián quân địch, làm nhụt chí chiến đấu của quân địch. (Chiến tranh tư tưởng)
Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức.
E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin
thừa nhận.
69 95, 96
Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phƣơng phải lập tức điều tra nơi nào có ngƣời tài
đức, có thể làm đƣợc những việc ích nƣớc lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.
(Tìm người tài đức)
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhƣợng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới,
vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
70 96
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ.
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Hỏi: Xin Chủ tịch cho biết tại sao lại có cái cảm tưởng chung rằng sở dĩ người Pháp e ngại không muốn điều đình với ông Hồ
Chí Minh, là vì điều đình với Ông tức là để cho nước Nga có một chỗ đặt chân ở Việt Nam? 100,
71
Trả lời: Đây chỉ là một cái cớ để nói. Nước Nga Xôviết không có trước năm 1917. Nhưng mà nền đô hộ Pháp ở Việt Nam 101
đã có từ 80 năm nay. (Trả lời ông Vaxiđép Rao. Thông tín viên hãng Reuter)

18
Hỏi: Chủ tịch có nhận rằng vì những sự liên lạc của Ngài với cộng sản mà từ trước tới nay không giải quyết được vấn đề Việt
- Pháp bằng chính trị không? Để làm mất cái cảm tưởng ấy, Ngài có sẵn lòng tuyên bố mở rộng Chính phủ Việt Nam để trong đó có
người thay mặt cho tất cả mọi quyền lợi, mọi đảng phái? 100,
72
Trả lời: Hồ Chí Minh có thể theo chủ nghĩa Các Mác hay có thể theo đạo Khổng, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn gồm có 101
đại biểu của mọi đảng phái và có cả những người không đảng phái.
(Trả lời ông Vaxiđép Rao. Thông tín viên hãng Reuter)
Hỏi: Sau chiến tranh kết liễu thì chương trình kiến thiết của Việt Nam sẽ thế nào? Địa vị người trí thức Việt Nam sẽ thế nào?
Trả lời: Chương trình kiến thiết của Việt Nam bước đầu tiên là làm cho dân khỏi khổ, khỏi dốt. Muốn như thế thì chúng tôi
73 102
phải ra sức tăng gia sản xuất, muốn tăng gia sản xuất rộng rãi và chóng có kết quả, thì chúng tôi cần có tƣ bản, trí thức và lao
động. Dân Việt Nam rất siêng năng làm và chịu khổ, cho nên chúng tôi đủ sức lao động. (Trả lời một nhà báo nước ngoài)
Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nƣớc khác nhƣ thế, ở Việt Nam càng nhƣ thế. Chứng thực là trong cuộc
kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công
74 102
việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở nước ngoài.
(Trả lời một nhà báo nước ngoài)
Chúng tôi không chủ trƣơng đấu tranh giai cấp vì một lẽ từng lớp tư sản Việt Nam đã bị kinh tế thực dân đè nén không cất
75 đầu lên được, khiến cho kinh tế Việt Nam đã bị tiêu diệt, dân cùng, tài tận. 103
(Trả lời một nhà báo nước ngoài)
Người ta thường nói: thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh,
76 một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm ngƣời chủ tƣơng lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện 104
tinh thần và lực lƣợng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tƣơng lai đó. (Thư gửi các bạn thanh niên)

19
Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ.
Những anh em đó, cần phải nghiên cứu thêm lý luận, mới thành ngƣời cán bộ hoàn toàn.
Có những người xem được sách, xem nhiều sách. Siêng xem sách và xem nhiều sách là một việc đáng quý. Nhưng thế không
phải đã là biết lý luận.
Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng
106,
77 ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách.
107
Xem nhiều sách để mà lòe để làm ra ta đây, thế không phải là biết lý luận.
Những anh em đó cần phải ra sức thực hành mới thành ngƣời biết lý luận.
Nói tóm lại, mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa cái
bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông.
(Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng)

Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc,
không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế thì y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí
78 107
thức học sách, chƣa phải là trí thức hoàn toàn.
(Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng)

Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến, rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công
việc cách mạng khó khăn thêm nhiều.
79 107
Nhưng có đôi người trí thức vì thế mà kiêu ngạo, lên mặt. Chứng kiêu ngạo lên mặt rất có hại cho họ. Nó ngăn trở họ tiến bộ.
(Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng)

20
Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận.
Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung
tung, cũng như không có tên.
80 108
Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích.
Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành.
(Phải sửa đổi lối làm việc của Đảng)

Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ, cũng là một cớ thất bại. Thí dụ: người viết giỏi nhưng nói kém lại dùng vào
81 những việc cần phải nói. Người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào công việc viết lách. Thành thử hai người đều không có 109
thành tích. (Mấy điều kinh nghiệm)

Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra
sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong
82 110
khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều.
(Mấy điều kinh nghiệm)

Cũng nhƣ sông thì có nguồn mới có nƣớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
83 Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. 111
(Tư cách và đạo đức cách mạng)
Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng
84 112
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.

21
Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.
(Vấn đề cán bộ)
Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của người cũng biến hóa. Vì vậy, cách xem xét cán bộ, quyết không nên
85 chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa. 114
(Vấn đề cán bộ)
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
86 Thiếu một mùa, thì không thành trời. 118
Thiếu một phƣơng, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành ngƣời.
(Cần kiệm liêm chính)
“Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm cũng phải hóa LIÊM.
87 Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM. 118
(Liêm)

CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc rễ của CHÍNH. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn.
88 119
Một ngƣời phải Cần, Kiệm, Liêm, nhƣng còn phải CHÍNH mới là ngƣời hoàn toàn.
(Chính)

22
Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người THIỆN và người ÁC.
Trong xã hội ấy, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những việc ấy có thể chia thành hai thứ: việc CHÍNH và việc TÀ.
Làm việc CHÍNH là người THIỆN.
89 119
Làm việc TÀ là người ÁC.
Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), CHÍNH là THIỆN.
Lƣời biếng, xa xỉ, tham lam là tà, là ác. (Chính)
Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao
90 động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam. 126
(Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng)
Tuy vậy Đảng Lao động Việt Nam cũng do nhiều người tổ chức lại mà thành. Mà người thì ai cũng có ít nhiều khuyết
điểm. Vì vậy Đảng Lao động Việt Nam mong mỏi và hoan nghênh sự phê bình thật thà của các đảng phái và đoàn thể bạn,
91 128
của các nhân sĩ và của toàn thể đồng bào để cho Đảng tiến bộ mãi.
(Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam)
Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác
nhau nhiều.
Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới
128,
92 đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân
129
phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho
nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân.
(Bài nói chuyện tại trường Chính trị Trung cấp Quân đội)

23
Đảng Lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc. Vì những điều sau này mà
quyết định tính chất ấy.
1. Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác – Lênin. Đảng giác ngộ giai cấp công nhận rành
mạch, lập trường giai cấp dứt khoát, tác phong giai cấp đúng đắn.
132,
93 Tư tưởng của Đảng là tư tưởng giai cấp công nhân, nó đấu tranh cho lợi ích của toàn dân. Vì vậy, trong Đảng không thể
133
có những tư tưởng, lập trường và tác phong trái với tư tưởng lập trường, tác phong của giai cấp công nhân.
2. Đảng có chính cương rõ rệt: hiện nay thì giai cấp công nhân lãnh đạo toàn dân chống đế quốc và phong kiến, để giải
phóng dân tộc và thực hiện dân chủ mới. Ngày sau thì tiến đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
(Thưởng thức chính trị)
Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến,
94 nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được. 135
(Đại hội văn công)
Đồng bào đi xem đều khen ngợi văn công khá. Mà khá thật. Khá nhất là ở chỗ đã tẩy hết những cái gì trụy lạc, hủ bại của
95 văn nghệ thực dân và phong kiến; đã nêu rõ được chừng nào tinh thần dũng cảm và sinh hoạt cần lao của nhân dân ta. 135
(Đại hội văn công)
Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ
làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là:
96 - Tuân theo pháp luận nhà nước. 137
- Tuân theo kỷ luật lao động.
- Giữ gìn trật tự chung.

24
- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung.
- Hăng hái tham gia công việc chung.
- Bảo vệ Tổ quốc.
(Đạo đức công dân)
Tục ngữ có câu “Dân vĩ thực vi thiên”, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: “Có
thực mới vực được đạo”, nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả.
Vì vậy chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và 138,
97
Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và 139
Chính phủ có lỗi.
(Bài nói chuyện tại hội nghị sản xuất cứu đói)
Đoàn kết là một lực lƣợng vô địch.
Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng tháng Tám thành công.
Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi.
98 143
Lực lượng đoàn kết động viên nhân dân từ Bắc đến Nam đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
trong cả nước.
(Lời kêu gọi trong buổi lễ mừng quốc khánh 2-9-1955)
Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng
99 144
tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người. Thế là THIỆN.
(Bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khoa II Trường Đại học Nhân dân Việt Nam)

25
Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân.
Trong xã hội có THIỆN và cũng có ÁC.
Theo nghĩa rộng thì cả thế giới và trong một nước có THIỆN và ÁC. Theo nghĩa hẹp thì trong bản thân và tư tưởng của
mỗi người cũng có THIỆN và ÁC.
100 Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng 144
tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người. Thế là THIỆN.
Tư bản, đế quốc và phong kiến chỉ lo bóc lột nhân dân, thậm chí gây chiến tranh giết hại nhân dân, để làm lợi cho nhóm
ít người. Thế là ÁC.
(Bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khoa II Trường Đại học Nhân dân Việt Nam)
Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ
là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà
101 không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên 145
chính để giữ lấy dân chủ.
(Bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khoa II Trường Đại học Nhân dân Việt Nam)
Đến bây giờ tư tưởng cho lao động trí óc hơn lao động chân tay, cũng đang còn nhiều. Cái đó không đúng. Lao động trí óc
có quý không? – Quý; lao động chân tay có quý không? – Cũng quý. Nhưng lao động trí óc mà không liên hệ với lao động chân
102 tay thì chỉ mới là trí thức một nửa. Còn lao động chân tay mà văn hóa kém, không biết lao động trí óc, thì cũng là người không 148
hoàn toàn, cũng chỉ được một nửa. Vì vậy, chẳng những ngƣời lao động trí óc và ngƣời lao động chân tay phải đoàn kết với
nhau mà mỗi ngƣời lao động trí óc muốn là ngƣời hoàn toàn phải có lao động chân tay và ngƣời lao động chân tay muốn là

26
ngƣời lao động hoàn toàn phải vừa biết lao động trí óc, vừa phải biết lao động chân tay. Ngƣời trí thức phải biết làm lao động
chân tay. Ngƣời công nhân, nông dân, phải có trình độ văn hóa.
(Nói chuyện tại Hội nghị Cán bộ Đảng ngành Giáo dục)
Đối với nhân dân và đặc biệt là đối với những người cách mạng, Cách mạng Tháng Mƣời vĩ đại là ngọn đèn pha soi sáng
cuộc đấu tranh cho tự do và hạnh phúc. Cách mạng Tháng Mười đã đem lại cho chúng tôi chủ nghĩa Mác - Lênin. Học thuyết
103 149
bất hủ đó đã vạch ra con đường mà chúng tôi phải đi theo.
(Cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường đưa chúng ta tới hạnh phúc)
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. (1) [Chúng ta phải xây dựng một
xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý
nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ gia cấp bóc lột, xây
dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột, áp bức.] (2) [Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông
nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta phải tiến hành cải tạo
104 150
xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ
thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Chúng ta lại phải tiến hành những nhiệm vụ đó trong những điều
kiện đặc biệt của nước ta, nghĩa là trên cơ sở của một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và trong
hoàn cảnh nước ta đang bị chia cắt làm hai miền.]
(Diễn văn khai mạc lớp học Lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc)
Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệp của các nước anh em, là sai lầm nghiêm
105 trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều. Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh 153
nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại. Vì vậy, song song với việc

27
nhấn mạnh sự quan trọng của học tập lý luận, chúng ta phải luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tế.
Chúng ta phải khắc phục bệnh giáo điều đồng thời phải đề phòng chủ nghĩa xét lại.
(Diễn văn khai mạc lớp học Lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc)
Lịch sử của xã hội do người lao động tạo ra. Sự phát triển của lịch sử là quy luật không ai ngăn trở được.
Chế độ cộng sản nguyên thủy biến đổi thành chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ biến đổi thành chế độ phong kiến. Chế độ phong
106 156
kiến biến đổi thành chế độ tư bản chủ nghĩa. Chế độ tƣ bản chủ nghĩa nhất định sẽ biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa.
(Nói chuyện với anh chị em học viên, cán bộ, công nhân viên trường Đại học Nhân dân Việt Nam (khóa III)
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo những công dân
107 tốt và cán bộ tốt cho nƣớc nhà. 159
(Đào tạo thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang)

Quần chúng có biết sáng tác không? Có sáng tác được không? Vấn đề ấy cũng phải dứt khoát. Quần chúng là những người
sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội.
108 160
Quần chúng còn là ngƣời sáng tác nữa. Chắc các cô các chú cũng biết là những câu tục ngữ của ta do ai làm ra. Đó là do quần
chúng làm ra. Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng.
(Nói chuyện tại hội nghị Cán bộ văn hóa)
Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng
nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Ngƣời cách mạng phải có
109 161
đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
(Đạo đức cách mạng)

28
Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng đi
110 xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm. 161
(Đạo đức cách mạng)
Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng
111 cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. 162
(Đạo đức cách mạng)
Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài ngƣời.
112 Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. 166
(Bài nói tại hội nghị Cán bộ thảo luận dự thảo luật Hôn nhân và gia đình)
Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt
113 thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt. 166
(Bài nói tại hội nghị Cán bộ thảo luận dự thảo luật Hôn nhân và gia đình)
Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ: Trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc ta là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi
giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng
dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp.
Nhưng thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều. Ngày nay ở miền
114 168
Bắc hoàn toàn giải phóng. Đảng đoàn kết và lãnh đạo nhân dân ta thi đua kiến thiết chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống vui
tươi, no ấm và mỹ tục thuần phong. Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì
mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên, Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành
một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết

29
cho đời sống hàng ngày của nhân dân. Cho nên Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng
của mỗi đồng bào ta.
Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác.
(Bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng)
Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng. Muốn
được như vậy thì tất cả mọi người, gái cũng như trai, tất cả mọi dân tộc phải hiểu rằng: nói chung thì mình là người chủ tập thể của
nước nhà; nói riêng thì công nhân là chủ nhà máy, xã viên là chủ hợp tác xã nông nghiệp.
115 174
Mọi người đều làm chủ, thì mọi ngƣời phải ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là phải thi đua tăng gia sản xuất và thực
hành tiết kiệm, tức là thực hiện khẩu hiệu: “cần kiệm xây dựng Tổ quốc”.
(Bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang)
Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng.
116 176
(Bài nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ III)
Nói tóm lại: phải có khen cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen
117 cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thu. 176
(Bài nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ III)
Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân
chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội.
118 Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chƣa nhận Huân chƣơng ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có 178
công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.
(Lời phát biểu tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa II)

30
Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân
chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội.
Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có
công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.
119 Tổ quốc ta hiện đang tạm bị chia cắt làm đôi... 178
Gần 20 năm trường, hết đấu tranh chống thực dân Pháp, lại đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đồng bào miền Nam thật là
những người con anh hùng của dân tộc anh hùng Việt Nam. Miền Nam thật xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ
quốc” và xứng đáng đƣợc tặng huân chƣơng cao quý nhất.
(Lời phát biểu tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa II)
Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân
chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội.
Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công
huân; nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội.
Tổ quốc ta hiện đang tạm bị chia cắt làm đôi...
Gần 20 năm trường, hết đấu tranh chống thực dân Pháp, lại đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đồng bào miền Nam thật là những người
120 178
con anh hùng của dân tộc anh hùng Việt Nam. Miền Nam thật xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc” và xứng đáng
được tặng huân chương cao quý nhất.
Vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này:
Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà, Quốc hội
sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chƣơng cao quý ấy. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng.
(Lời phát biểu tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa II)
31
Hỏi: Đề nghị Chủ tịch cho biết những đặc điểm của công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào
đối với sự phát triển sau này của chủ nghĩa xã hội trên thế giới?
Trả lời: Chúng tôi xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh một nước vốn là thuộc địa, một nước nông nghiệp lạc hậu,
121 lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá. Hoàn cảnh ấy, cố nhiên gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn. Song, những thắng lợi bước 180
đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phép chúng tôi tin tƣởng chắc chắn ở sự cần thiết và khả năng của một nƣớc
nhƣ nƣớc Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách thắng lợi không phải qua con đƣờng phát triển tƣ bản chủ nghĩa.
(Trả lời phỏng vấn của nhà báo Iôcô Mátxuôca)
Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi,
122 184
nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!
(Không có gì quý hơn độc lập tự do)
Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chƣa đƣợc giải phóng thì xã hội chƣa đƣợc giải phóng cả.
123 185
(Bài nói với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình)
Toàn quân và toàn dân Việt Nam chúng tôi đang phải hy sinh xương máu để đánh Mỹ, cứu nước.
Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân chương Lênin thì lòng tôi không yên chút nào.
124 189
(Điện gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhân dịp
đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin)
Toàn quân và toàn dân Việt Nam chúng tôi đang phải hy sinh xương máu để đánh Mỹ, cứu nước.
125 Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân chương Lênin thì lòng tôi không yên chút 189
nào. Vì lẽ đó, tôi vô cùng cảm ơn các đồng chí, nhƣng xin các đồng chí hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thƣởng cực kỳ cao

32
quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi đƣợc bọn đế quốc Mỹ xâm lƣợc, giải phóng hoàn toàn đất nƣớc Việt Nam,
tôi sẽ đại biểu cho toàn thể đồng bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chƣơng mang tên Lênin vĩ đại.
(Điện gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhân dịp
đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin)
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
126 Thắng trận tin vui khắp nước nhà. 189
(Thư chúc mừng năm mới)
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
189,
127 Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
190
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta! (Thư chúc mừng năm mới)
Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ.
128 195
(Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng
129 ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa 195
“hồng” vừa “chuyên”. (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp
130 bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. 195
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng,

33
rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
(Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Đạo lý ngày xƣa các cụ nêu lên không phải ai cũng làm đƣợc, vì con người sống trong xã hội cũ là xã hội người đi áp
131 199
bức bóc lột người, quan hệ giữa người với người là thường xấu. (Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt)
Học tập cách giáo dục của ông cha ta. Các chú có thể làm tốt hơn, vì đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ hiếu với
bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân. Đạo lý ngày xưa các cụ nêu lên không phải ai cũng làm được, vì con người sống trong xã
132 hội cũ là xã hội người đi áp bức bóc lột người, quan hệ giữa người với người là thường xấu. Bây giờ xã hội mới, không có áp bức 199
bóc lột, ai cũng có thể vƣơn lên đỉnh cao của đạo đức cách mạng.
(Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt)

34
35

You might also like