You are on page 1of 16

PHẦN II.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài tập 1:

1. Phát hiện ra thiết bị không phù hợp với giới hạn vận động của con
người:
Để xác định được thiết bị không phù hợp với giới hạn vận động của con người.
Trước tiên, chúng ta cần xác định con người có những giới hạn vận động gì.
Do cấu tạo sinh lí, nhân trắc học của con người cũng như giới hạn của môi trường,
cơ sở vật chất, con người có những giới hạn vận động:
- Giới hạn về sức khỏe
- Giới hạn về thời gian làm việc/ học tập
- Giới hạn về lượng công việc
- Giới hạn về khả năng chịu áp lực trong công việc/ học tập
- Giới hạn về khả năng tiếp thu
- Giới hạn về tài liệu, thiết bị học tập
⇨ Thiết bị không phù hợp: Bàn ghế ngồi học được cố định ở trên giảng đường
Đại học Bách Khoa
2. Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp đó

Con người
Nhiệm vụ Máy
(sinh viên Bách Khoa Hà Nội)

- Bàn:
- Cao trung bình + Để dụng cụ học - Bàn:
khi đứng từ 1m55-1m75, chiều tập và ghi chép + Mặt bàn
cao trung bình khi ngồi mà + Bằng phẳng và + Chân bàn
1m2-1m5 không gồ ghề + Khung nối
- Ngồi học tập + Hộc để bàn chứa giữa bàn và ghế
trung trong ít nhất 2 tiết (45 cặp và các vật dụng khác. + Hộc để bàn
phút/ 1 tiết) - Ghế: - Ghế: Băng
- Giải lao tại chỗ 5 – ghế để ngồi
+ Ngồi học
10 phút + Đem lại cảm giác
êm ái dễ chịu dù ngồi lâu

3. Đề xuất ý tưởng để cải tiến sản phẩm phù hợp với giới hạn vận động của con
người
Để cải tiến sản phẩm phù hợp với giới hạn vận động của con người:
- Bàn:
+ Có thể điều chỉnh chiều cao của bàn để phù hợp với từng học sinh
+ Khung nối giữa bàn và ghế có thể tháo ra lắp vào, không cố định, tùy mục đích
sử dụng của học sinh
+ Mặt bàn phẳng, có thể tùy chỉnh độ nghiêng để phù hợp với dáng người, giúp
giảm đau nhức khi ngồi lâu một chỗ cho sinh viên cũng như thuận tiện hơn cho việc ghi
chép
+ Hộc để bàn có thể mở ra gấp vào khi cần, kích cỡ đủ to để chứa vật dụng
- Ghế: quan tâm đến công thái học nhằm tối ưu hóa lợi ích và hiệu quả khi sử
dụng, năng suất học cao hơn, giá trị sử dụng tốt hơn, giúp học sinh sử dụng an toàn và
thoải mái hơn
+ Độ cao của ghế và lưng ghế có thể điều chỉnh để phù hợp với chiều cao của
từng học sinh
+ Có cơ chế ngả lưng
+ Đệm ngồi có thể trượt ra - vào phù hợp với dáng ngồi, giúp cột sống luôn sát
lưng ghế.
+ Có bệ tỳ tay 4D

Một mô hình ghế ngồi học ứng dụng công thái học
Bài tập 2:
1. Lựa chọn 01 tình huống có thể gây tai nạn do con người bị rơi vào điểm mù
Người tham gia giao thông gây tai nạn do nghe điện thoại trong khi lái xe.
2. Nguyên nhân của điểm mù do thuộc tính nào của chú ý đã bị bỏ qua?
Theo lý thuyết, các thuộc tính cơ bản của chú ý là:
• Sự tập trung của chú ý (Attentional Focus): khả năng chú ý tập
trung vào một điểm hoặc khu vực nhất định trong lĩnh vực tầm nhìn hoặc tầm nghe.
• Sự chuyển đổi của chú ý (Attentional Switching): khả năng chuyển đổi
chú ý giữa các mục tiêu hoặc kích thích khác nhau.
• Sự phân phối của chú ý (Attentional Distribution): khả năng phân phối
chú ý cho nhiều mục tiêu hoặc kích thích khác nhau.
• Sự bền vững của chú ý (Attentional Sustainment): khả năng giữ chú ý ở
một mức độ cần thiết để hoàn thành một tác vụ hoặc hoạt động trong một khoảng thời gian
dài.
Những thuộc tính này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và kiểm
soát chú ý của con người, ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin và hoàn thành các
nhiệm vụ trong đời sống hàng ngày.

Trong trường hợp này, việc bỏ qua thuộc tính "Sự bền vững của chú ý"
(Attentional Sustainment) có thể được xem là một yếu tố góp phần dẫn đến tai nạn
giao thông. Khi tham gia giao thông, người lái xe cần phải duy trì một mức độ chú ý
tối đa trong thời gian dài để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia
giao thông khác. Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian để nghe điện thoại hoặc tập
trung vào nhiều việc cùng một lúc có thể làm giảm sự bền vững của chú ý và dẫn đến
các hậu quả tiêu cực, bao gồm tai nạn giao thông.

3. Dựa vào mô hình lý thuyết chọn lọc của chú ý lên ý tưởng thiết kế bộ
phận chỉ báo, cảnh báo để hỗ trợ con người vượt qua điểm mù

Thiết kế bộ phận chỉ báo, cảnh báo để hỗ trợ con người vượt qua điểm mù:
Lắp thiết bị “Focus” là một thiết bị nhằm cảnh báo tài xế về sự hiện diện của các
phương tiện khác trong vùng mà tài xế không thấy được (điểm mù). Bộ phận này được gắn
trên vị trí gương chiếu hậu và sử dụng cảm biến để quét không gian phía sau xe. Khi có
phương tiện nào đó nằm trong vùng điểm mù, bộ phận sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo cho tài
xế bằng đèn hoặc âm thanh để tránh tai nạn.

Cụ thể về thiết bị mà bọn em đưa ra như sau:


1.Cấu tạo:
• Bộ phận cảnh báo điểm mù bao gồm các cảm biến, đầu dò, vi xử lý và
màn hình hiển thị. Các cảm biến và đầu dò được lắp đặt trên xe, bao gồm các radar, camera
và cảm biến siêu âm, để phát hiện các vật cản hoặc phương tiện giao thông trong điểm mù
của người lái xe.
• Dữ liệu từ các cảm biến này được chuyển đến vi xử lý để xử lý và
tính toán khoảng cách, tốc độ và hướng di chuyển của các vật cản hoặc phương tiện
giao
thông. Kết quả xử lý này sẽ được hiển thị trên màn hình để cảnh báo cho người
lái xe.
2. Nguyên lí hoạt động:
• Sử dụng các cảm biến để phát hiện các vật cản hoặc phương tiện giao
thông trong điểm mù của người lái xe. Dữ liệu từ các cảm biến được xử lý bởi vi xử lý để
tính toán khoảng cách, tốc độ và hướng di chuyển của các vật cản hoặc phương tiện giao
thông.
• Khi các vật cản hoặc phương tiện giao thông được phát hiện, bộ phận
này sẽ cảnh báo cho người lái xe bằng âm thanh hoặc đèn báo hiệu trên màn hình hiển
thị.
3. Chức năng:
• Giúp cho người lái xe có thể phát hiện các vật cản hoặc phương tiện
giao thông trong điểm mù và đưa ra các biện pháp an toàn để tránh va chạm.
• Bộ phận này có thể cảnh báo cho người lái xe bằng âm thanh hoặc đèn báo hiệu.
1. Dùng kiến thức về trí nhớ để mã hóa kiến thức học phần Tâm lý học đại
cương

Để mã hoá kiến thức học phần Tâm lý học đại cương và tăng cường trí nhớ của
bạn, có thể áp dụng các kỹ thuật mã hoá thông tin sau:
● Sử dụng kỹ thuật gắn liền với kinh nghiệm: Hãy tìm liên kết giữa các thông tin
mới và kinh nghiệm, ký ức, tình huống quen thuộc để dễ dàng ghi nhớ thông tin. Ví dụ:
bạn có thể tưởng tượng mình đang ở trong một tình huống nào đó để ghi nhớ nội dung
của bài giảng.

● Tạo ra hình ảnh sống động: Hãy tưởng tượng các khái niệm hoặc các sự kiện bằng
các hình ảnh sống động, đặc biệt là hình ảnh vui nhộn hoặc kỳ quặc. Điều này giúp kích
thích trí tưởng tượng và giúp trí nhớ của bạn lưu giữ thông tin tốt hơn.

● Tập trung vào ý nghĩa của các khái niệm: Hãy tập trung vào ý nghĩa của các
khái niệm thay vì chỉ tập trung vào những chi tiết cụ thể. Bằng cách hiểu rõ ý nghĩa của
các khái niệm, bạn có thể tạo ra mối liên hệ và tăng khả năng lưu giữ thông tin.

● Sử dụng các kỹ thuật ghi chú: Hãy sử dụng các kỹ thuật ghi chú như viết lại
các khái niệm trong sổ tay, dùng màu sắc hoặc các biểu tượng để làm nổi bật các khái
niệm quan trọng. Điều này giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn và giúp bạn nhanh chóng
đưa ra các phản hồi trong bài kiểm tra.

● Luyện tập thường xuyên: Cuối cùng, để cải thiện khả năng mã hoá và lưu giữ
thông tin, bạn cần luyện tập thường xuyên. Hãy dành thời gian để ôn tập và lặp lại
các kiến thức và khái niệm để giúp trí nhớ của bạn lưu giữ thông tin tốt hơn.

Kết quả mã hóa kiến thức học phần Tâm lý học đại cương sau khi áp dụng các
kỹ thuật trên:
2. Dùng kiến thức của đường cong quên và đặc điểm của pha truy xuất để đề xuất 05 biện pháp
ôn thi cho kỳ học sắp tới
Dựa trên kiến thức của "đường cong quên" và đặc điểm của pha truy xuất, đây là 5 biện pháp
ôn thi có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho kì học sắp tới:
● Xác định những điểm yếu của bạn trong các môn học cần thi và tập trung vào việc cải
thiện chúng. Hãy bỏ qua những kết quả không tốt trong quá khứ và tập trung vào việc học tốt hơn
trong tương lai.

● Đặt mục tiêu rõ ràng và chặt chẽ cho việc ôn tập. Hãy thiết lập các mục tiêu cụ thể và đo
lường tiến độ của bạn trong quá trình ôn tập để đảm bảo bạn sẽ hoàn thành các kế hoạch của mình.

● Đường cong quên cho chúng ta thấy rằng lượng kiến thức quên đi theo thời gian tăng
theo cấp số nhân, vì vậy ta nên tăng cường ôn lại trong 1 khoảng thời gian đủ ngắn để không bị lãng
phí kiến thức. Tạo ra một lịch trình học tập chi tiết và tuân thủ nó. Chẳng hạn: Kể từ đầu kì, cách 2
tuần lại tổng hợp kiến thức học được 1 lần, như vậy gần như không cần phải ôn thi cuối kì.

● Tập trung vào các đặc điểm của pha truy xuất: Đặc điểm của pha truy xuất bao gồm sự
chú ý, tập trung, trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể tập trung vào việc cải thiện các đặc
điểm này bằng cách giải các bài tập và đề thi thật.

● Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ từ người khác. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn
bè hoặc giáo viên để giúp bạn ôn thi tốt hơn. Sự hỗ trợ từ người khác cũng có thể giúp bạn giảm bớt áp
lực và tăng động lực trong quá trình ôn tập.
Bài tập 3:

Xây dựng quy trình đưa ra quyết định


- Xác định tình huống cần xây dựng quy trình ra quyết định:
Tình huống: Một sinh viên vừa tốt nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đưa ra sự lựa chọn
giữa học tiếp lên thạc sĩ (học bổng hỗ trợ 50% học phí) hay đi làm để phụ giúp gia đình.
- Để xây dựng quy trình ra quyết định: Nhóm đã lựa chọn áp dụng mô hình quyết định
TDODAR:
Lí do lựa chọn: Do là tình huống khẩn cấp, không nhanh sẽ hết thời hạn apply học bổng
và có mức độ không chắc chắn cao (liên quan đến vấn đề tài chính)
* Về mô hình quyết định TDODAR: TDODAR là công cụ ra quyết định phổ biến trong ngành
hàng không. Các phi công thường sử dụng 6 bước liên tiếp này để giải quyết các vấn đề giữa chuyến
bay. TDODAR viết tắt của:

● Time – Thời gian


● Diagnosis – Chuẩn đoán
● Options – lựa chọn
● Decide – Quyết định
● Act or Assign – Hành động
● Review – Xem lại

Đây là một công cụ đơn giản và trực quan mà bạn có thể sử dụng trong bất kỳ tình huống ra
quyết định nào. Nó đặc biệt hữu ích khi ra các quyết định trong trường hợp khẩn cấp và trong các tình
huống áp lực không biết nên làm gì.
Với TDODAR, bạn thực hiện theo cấu trúc 6 bước trên giúp bạn tránh được tình trạng hoảng
loạn.

- Quy trình đưa ra quyết định dựa trên mô hình quyết định TDODAR với tình huống trên:
1. Time (Thời gian): Hai tháng trước khi hết hạn apply học bổng và buổi phỏng vấn xin việc.
2. Diagnosis (Chuẩn đoán) (xem có vấn đề ở đâu?):
Vấn đề quan trọng nhất là tài chính và cơ hội đem lại của 2 sự lựa chọn:
+ Tài chính:
- Do gia đình không đủ nguồn lực để hỗ trợ chi phí sinh hoạt và học tập bên nước ngoài
- Có ít thời gian đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập ( khó tập trung vào việc học tập và
nghiên cứu)
- Thu nhập từ việc đi làm thêm sẽ không đủ để hỗ trợ cho gia đình ở nhà.
- Nếu đi làm, có thu nhập ổn định, độc lập tài chính với gia đình, đồng thời có thể hỗ trợ
thêm cho gia đình.
+ Cơ hội:
- Con đường sự nghiệp sau khi học thạc sĩ (sau khi học 2 năm) rộng mở, dễ thăng tiến và
mức lương cao hơn so với việc đi làm.
- Khi đi học thạc sĩ sẽ có nhiều cơ hội kết nối với những người cùng ngành, cùng lĩnh vực,
mở mang tri thức và có nhiều cơ hội tham gia các dự án quốc tế.
- Lộ trình thăng tiến khi đi làm có thể mất nhiều thời gian hơn để có mức lương cao (> 8
năm)
3. Options (Giải pháp)
Hiện nay có nhiều cơ hội apply học bổng khác nhau, việc đi làm 1-2 năm cũng sẽ có giúp có
thêm nhiều kinh nghiệm để làm đẹp hồ sơ, nộp cho các học bổng khác. Bên cạnh đó, nếu tài chính chưa
được dư dả thì chúng ta có thể lựa chọn đi làm và tích lũy 1-2 năm để có đủ kinh tế chi trả cho việc học
bên nước ngoài.
4. Decide (Quyết định)
Tham gia vào thị trường lao động, tích lũy kinh nghiệm và tài chính để đi du học và xin
học bổng sau 2 năm.
5. Act or Assign (Hành động)
- Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn và nhận việc
- Xây dựng kế hoạch 3 năm để tích lũy kinh nghiệm và tài chính.
- Tìm hiểu thêm thông tin các học bổng phù hợp
- Xây dựng hồ sơ cho việc apply học bổng trong tương lai.
6. Review (Đánh giá)
- Thường xuyên xem xét lại và theo dõi sát sao quá trình chuẩn bị hồ sơ để điều chỉnh cho
phù hợp kịp thời với những biến động và cơ hội trong cuộc sống (vì cuộc sống không thể dự đoán trước
được điều gì ).
- Kiên định thực hiện những kế hoạch mình đã đề ra, bám sát lộ trình để đạt được kết quả
như mong đợi.

2. Nhận diện các thiên kiến nhận thức của sinh viên Bách khoa
Thiên kiến nhận thức (Cognitive bias) là một khái niệm tổng quát ám chỉ những cách thức mà
trong đó ngữ cảnh và cách diễn đạt thông tin tác động một cách có hệ thống đến các óc phán xét và ra
quyết định của cá nhân.
Một số thiên kiến nhận thức của sinh viên Bách khoa:
- Hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon Effect): Xác suất một người tin vào một cái gì đó sẽ tăng
lên dựa trên số người cũng có niềm tin đó.
Hiệu ứng này rất thường gặp ở sinh viên Bách Khoa. Đơn cử như là, sinh viên Bách Khoa do
lượng lớn các nhận xét, đánh giá trên mạng xã hội cũng như của bạn bè nên thường mang tâm lý sợ hãi,
cho rằng các môn đại cương ở Bách Khoa rất khó để qua môn.
- Thiên kiến điểm mù (Blind-spot bias):Đa phần sinh viên Bách Khoa không nhận ra các
thành kiến trong nhận thức của bản thân.
- Quá tự tin (Overconfidence bias): Một số sinh viên quá tự tin vào khả năng của mình và
điều đó dẫn đến những sai lầm không đáng có.
- Thiên kiến bảo thủ (Conservatism bias): Sinh viên thường có xu hướng tin tưởng những
thông tin có trước hơn là những thông tin mới được đề xuất.
- Thiên kiến tự kỷ (Egocentric bias): Sinh viên thường có xu hướng nghiêng về quan điểm
cá nhân khi đánh giá sự vật, sự việc trong cuộc sống và coi nhẹ ý kiến, quan điểm của người khác.
Bài tập 4:
Phương pháp sử dụng: Design Thinking
Design thinking thường được Việt hoá là “tư duy thiết kế”, thuật ngữ này là một
phương pháp luận chỉ về quá trình tìm hiểu người dùng, xác định vấn đề và đưa ra những
giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề đó. Design thinking là một quy trình tuần hoàn, nó
có thể được sử dụng lặp lại với một mục tiêu nhằm đổi mới và cải tiến liên tục.
Hiểu đơn giản hơn, design thinking là một phương pháp giúp sáng tạo ra những
giải pháp chưa từng có giải quyết cho một vấn đề với mục tiêu tối ưu hơn.

Các bước thực hiện


Design Thinking Bước 1:
Empathize - Thấu hiểu
Ở bước này, yêu cầu đặt ra là nắm sâu hơn vấn đề đang giải quyết. Để đạt được
mục tiêu này, chúng ta cần phải đặt câu hỏi để tìm ra yếu tố liên quan.

Công cụ cần sử dụng trong bước này là: 5-Whys và Kipling's questions
(Sử dụng 5-Whys trước để tìm ra một số nguyên nhân cốt lõi, sau đó trong từng
nguyên nhân, sử dụng Kipling's questions để thu thập các yếu tố liên quan).
5-Whys: Công cụ cực hữu dụng để tìm ra nguyên nhân gốc rễ (root-cause). Từ một
câu hỏi Why ban đầu, chúng ta có thể tiếp tục đào sâu nguyên nhân bằng những câu hỏi
Why tiếp theo cho đến khi vấn đề đó được mình đánh giá là cốt lõi.
Kipling's questions giúp hỗ trợ thu thập dữ liệu cho dữ kiện đó một cách toàn diện về
không gian, thời gian, con người, cách thức. Nhờ trả lời những câu hỏi sau: What, Where,
When, Who, How.
Bước 2: Define - Xác định
Sau khi đã hiểu các vấn đề, bước tiếp theo là bạn phải biết cách trình bày rõ ràng,
tư duy ưu tiên lựa chọn các vấn đề nào nên được giải quyết, kỳ vọng nào nên được đáp ứng.
Bởi vì nguồn lực của mỗi doanh nghiệp đều có hạn, bạn sẽ không thể giải quyết được tất cả
mọi vấn đề cùng một lúc.

Công cụ cần sử dụng trong bước này là: Fishbone diagram.

Mỗi đầu xương cá là 1 nguyên nhân (cause) - nhờ 5-Whys tìm ra. Tiếp đó, trên từng nhánh
xương sẽ là những yếu tố trong Kipling's questions.
Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành một sơ đồ tương đối hoàn hảo với các yếu tố chính
được liệt kê rõ ràng cùng những ý bổ trợ toàn diện.
Việc tiếp theo là nghĩ ý tưởng để giải quyết các nguyên nhân cốt lõi đã đưa ra.
Bước 3: Ideate - Tạo ra ý tưởng cho các giải pháp
Trong phần này, chúng ta tập trung vào hoạt động lên ý tưởng dưới sự hỗ trợ của
nhóm và làm sao để đưa ra những ý tưởng thật tốt.
Brainstorming là một công cụ được sử dụng nhiều nhất trong các buổi họp nhóm ở
công ty hay hoạt động đội nhóm. Tuy nhiên, những buổi brainstorming thường gặp các vấn
đề cập rập khi các ý tưởng rời rạc nhau, đi quá xa so với vấn đề hoặc quá nhiều ý kiến trái
chiều. Để đảm bảo sử dụng công cụ brainstorming một cách hiệu quả nhất, cần thực hiện
từng bước như sau:
- Warm up and Explain problem: Giới thiệu về vấn đề và trình bày mô hình xương
cá (fishbone diagram) để mọi người cùng nắm rõ những thông tin cần thiết. Đây là điều hết
sức quan trọng để ý tưởng đi theo định hướng đúng và giải quyết được những vấn đề cốt
lõi.
- Present rules: Thông báo cho mọi người luật thảo luận. Trong brainstorming chỉ
có 1 luật duy nhất là Không Phán Xét bất kì ý tưởng nào đưa ra.
- Call for ideas: Tất cả mọi người viết hết các ý tưởng trong đầu mình vào một tờ
giấy. Mục tiêu đạt càng nhiều ý tưởng càng tốt, không quan trọng chất lượng hay tính đúng
sai của ý tưởng tại bước này.
- Discussion: Tại bước này, mọi người sẽ cùng dán các ý tưởng lên bảng theo từng
vùng, mỗi vùng chứa các ý tưởng liên quan tới nhau hoặc giống nhau. Sau đó, tiến hành thảo
luận lần lượt từng vùng và chọn ra 1-2 ý tưởng tối ưu nhất trong vùng đó. Đây là thời điểm
để nhận xét và suy luận tự do. Những ý tưởng tranh cãi sẽ được để riêng sang một bên.
- Evaluation: Sau khi đã chọn được những ý tưởng phù hợp. bước này sẽ tiến hành
đánh giá một lần nữa những ý tưởng tốt nhất để đưa ra làm giải pháp. Những ý tưởng nào
còn gây tranh cãi và không thống nhất cũng sẽ được loại bỏ. Mục tiêu tại bước này là đạt
được 1-2 ý tưởng hoặc 1 nhóm ý tưởng thích hợp và tốt nhất.
Như vậy, một buổi brainstorming sẽ đạt hiểu qua tối đa nhờ vào quy trình và phương
pháp rõ ràng, xuất pháp từ 2 bước Empathize và Define. Gần như vấn đề đến đây là đã được
giải quyết.
Bước 4: Prototype - Trực quan hoá
Đây là bước mà bạn sẽ hữu hình hóa các ý tưởng của mình bằng những mô hình
hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề
đã đặt ra ở 3 bước trước.
Các sản phẩm mẫu tại bước này có thể là: sản phẩm thức uống (nếu bạn đang làm
trong lĩnh vực F&B), demo khóa học (nếu làm lĩnh vực về training & coaching),...
Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của
khách hàng mà doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu. Ở bước này,
doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn,
từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.
Bước 5: Test - Kiểm tra
Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước, nhưng trong một quá trình Design
Thinking thực tế, bước này thường lặp đi lặp lại.
Trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người
dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ, cách giải quyết các vấn đề. Các phản hồi là yếu
tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện giải pháp. Vì giải pháp có thể phù hợp hôm nay
nhưng lại trở nên vô dụng vào hôm sau.
*Ứng dụng vào đối tượng Bộ bàn ghế học sinh tại phòng học D9-
BKHN Bước 1: Empathize - Thấu hiểu
Thu thập các thông tin từ những trải nhiệm thực tế khi sử dụng bộ bàn ghế ở nhà D9 bằng
các câu hỏi như:

• Bạn hài lòng khi sử dụng bộ bàn ghế ở nhà D9 không?


• Bạn cảm thấy như thế nào khi sử dụng bộ bàn ghế ở nhà D9 ?
• Bạn thấy bất tiện gì khi sử dụng bộ bàn ghế ở nhà D9 ?
• Nếu đuợc, bạn muốn thay đổi gì ở ghế nhà D9

- Sử dụng 5-Whys trước để tìm ra một số nguyên nhân cốt lõi:
+ Tại sao cần thay đổi bộ bàn ghế ở nhà D9?
Do nhận được nhiều phản ánh về bộ bàn ghế nhà D9
+ Tại sao nhận được nhiều phản ánh về bộ bàn ghế nhà
D9? Do sinh viên không thích bộ bàn ghế nhà ghế nhà D
+ Tại sao sinh viên không thích bộ bàn ghế nhà ghế nhà D9?
Do việc ngồi học ở bộ bàn ghế nhà D9 ảnh hưởng đến khả năng học tập của
sinh viên
+ Tại sao việc ngồi học ở bộ bàn ghế nhà D9 ảnh hưởng đến khả năng học tập của
sinh viên?
Do việc ngồi học lâu ở bộ bàn ghế nhà D9 gây hiện tượng đau mỏi
+ Tại sao việc ngồi học lâu ở bộ bàn ghế nhà D9 gây hiện tượng đau mỏi?
Do chiều cao của bộ bàn ghế ở nhà D9 cố định không phù hợp với từng người.
- Sử dụng Kipling's questions để thu thập các yếu tố liên quan: What, Where,
When, Who, How.
+ Cần thay đổi gì để chiều cao của bộ bàn ghế ở nhà D9 phù hợp với từng người.?
+ Làm thế nào để thay đổi chiều cao của bộ bàn ghế ở nhà D9 phù hợp với từng
người?
Bước 2: Define - Xác định
Sau khi sử dụng mô hình Fishbone: Xác định được nguyên nhân cốt lõi là do bản
thân của bộ bàn ghế nhà D9 mà không phải do nguyên liệu, môi trường, con người.
Việc tiếp theo là nghĩ ý tưởng để giải quyết các nguyên nhân cốt lõi đã đưa ra.
Bước 3: Ideate - Tạo ra ý tưởng cho các giải pháp
Sau khi sử dụng công cụ brainstorming, đã rút ra được ý tưởng cho bộ bàn ghế nhà
D9 để có thể thay đổi chiều cao, phù hợp với từng người: Thiết kế thêm bộ đệm gắn với bề
mặt ghế ứng dụng công thái học, giảm đau mỏi cũng như điều chỉnh được chiều cao.
Bước 4: Prototype - Trực quan hoá
Hoàn thiện bản phác thảo bộ đệm gắn ghế cho bộ bàn ghế nhà D9:
- Màu sắc: Đỏ - cam, đặc trung của Bách Khoa
- Chất liệu: Sắt phối cùng da và cao su, tăng dộ bền cũng như
tạo cảm giác êm ái khi sử dụng
- Hình dáng: Dải dài, hình chữ nhật, bao phủ hết bề mặt ghế
- Chi phí: Phù hợp với ngân sách nhà trường
Bước 5: Test - Kiểm tra
Thử nghiệm bộ đệm, không ngừng cải tiến cho phù hợp với học sinh, sinh viên.
2. Sử dụng các thao tác của tưởng tượng để bổ sung, thay đổi những thiết kế, ý tưởng
thiết kế/cải tiến của mình.
- Thao tác chắp ghép: ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác
nhau tạo ra hình ảnh mới (sự ghép nối, kết dính giản đơn).
Kết hợp bộ đệm công thái học điều chỉnh chiều cao vào ghế
- Thao tác nhấn mạnh: Nhấn mạnh chi tiết thay đổi, làm nên đặc trưng của
bộ bàn ghế nhà D9 của Bách Khoa

You might also like