You are on page 1of 4

BÀI THẢO LUẬN

Nhóm 1: Tại sao qua cử chỉ có thể nhìn thấy hoạt động nội tâm của con người?
Luyện tập tay trái có liên quan đến phát triển trí lực và sáng tạo thế nào? Tại sao
có bạn sinh viên cứ lên thuyết trình hay đọc bài là mặt đỏ tía tai?

Nhóm 2: Vận dụng quy luật cảm giác/tri giác để giải thích cách trang trí, sắp xếp
hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Nhóm 3: Trên cương vị là một kỹ sư hãy đề xuất những thay đổi trên máy bán
hàng tự động tại trường Bách khoa để tăng khả năng chú ý của người tiêu dùng

Nhóm 4: Vận dụng quy luật cảm giác/tri giác để giải thích cách thiết kề đồ dùng
sinh hoạt hàng ngày, đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ em

Nhóm 5: Trên cương vị là một kỹ sư hãy đề xuất những thay đổi trên loại máy/
thiết bị nào đó trong thực tế. Chỉ ra những quy luật tâm lý được vận dụng để thực
hiện cải tiến đó.

Nhóm 6: Hãy tìm hiểu về một số ngành dưới đây:

1. Tâm lý học kỹ thuật


2. Tâm lý học công nghiệp và tổ chức
3. Tâm lý học kinh doanh
Trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Các chuyên ngành nghiên cứu những đối tượng gì?
- Những trường đại học trên thế giới nào đang đào tạo về các chuyên ngành này?
- Hãy nêu các ví dụ/ ứng dụng thực tế của các chuyên ngành này trong nghề
nghiệp/ tại doanh nghiệp?
Nhóm 7: Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà phê bình phim và đưa ra lời bình cho đoạn
quảng cáo bất kì. Trong đoạn quảng cáo đó có ứng dụng các quy luật tâm lý nào?

Nhóm 8: Trong khi dạy các học viên Câu lạc bộ hàng không thực hiện các chuyến
bay, người hướng dẫn cùng một lúc phải chú ý tốt đến nhiều quá trình như xác
đinh khoảng cách đến mặt đất, giữ không cho máy bay nghiêng ngả và trong trành,
giữ hướng máy bay, xác định bằng tai hoạt động của động cơ. Nếu người hướng
dẫn cùng bay với học viên thì thêm vào đó còn phải đánh giá chất lượng học viên
hoàn thành từng khâu trong chuyến bay.

Câu hỏi:

- Gọi tên thuộc tính chý ý thể hiện trong đoạn văn mô tả trên.

- Chỉ ra cơ sở sinh lý của thuộc tính chú ý đó.

- Nêu ý nghĩa của việc ứng dung hiểu biết kiến thức trên trong công việc kỹ thuật
mà bạn đang theo học.

Nhóm 9: Giải thích các quy luật tưởng tượng. Vận dụng tưởng tượng để đề xuất ý
tưởng thiết kế một sản phẩm phục vụ cho cuộc sống

Nhóm 10: Phân tích các quy luật của cảm giác, tri giác đã được sử dụng trong
quảng cáo/marketing sản phẩm

Nhóm 11: Nhớ số điện thoại

Hãy hỏi xin số điện thoại của người bạn ngồi cạnh bạn. Nếu người đó chỉ đọc 1
lần, hãy thử xem bạn nhớ được bao nhiêu số trong chuỗi số điện thoại?

- Bạn có nhận thấy bạn đang liên tục nhắc lặp lại số điện thoại đó trong trí nhớ của
mình không?

- Bạn nhận thấy người bạn của mình đã chia số điện thoại của mình thành mấy
khúc?

- Hãy giải thích rõ hơn cơ chế ‘phân khúc thông tin’ (Chunking) và luyện tập thông
tin của trí nhớ ngắn hạn trong tình huống này?
- Có lẽ đã trải qua một khoảng thời gian, bây giờ hãy đọc lại số điện thoại của
người bạn của mình? Liệu bạn có còn nhớ nó?

Nhóm 12: Vận dụng quy luật cảm giác/tri giác để giải thích cách trang trí, sắp xếp
đồ dùng trong nhà

Nhóm 13: Đi bộ băng qua đường

Tại khu vực cổng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, lối ra đường Trần Đại Nghĩa,
sinh viên muốn di chuyển về kí túc xá sẽ phản đi bộ băng qua đường. Mặc dù có
vạch kẻ đường cho người đi bộ, nhưng không có đèn tín hiệu giao thông.

Hãy mô tả quá trình nhận thức tình huống theo ba cấp độ để di chuyển qua đường
an toàn.

- Hãy mô tả vai trò của bộ nhớ làm việc trong mỗi cấp độ nhận thức để di chuyển
qua đường an toàn.

- Hãy tìm hiểu một tình huống đi bộ băng qua đường tiềm ẩn nguy cơ tại nạn giao
thông và phân tích tình huống để xác định các yếu tố lỗi của người đi bộ.

YÊU CẦU
1. Báo cáo bản Words từ 10-20 trang theo mẫu báo cáo BTN 2 trên LMS (In và
nộp khi thuyết trình trên lớp; bản PP thuyết trình bản mềm gửi GV sau khi
thuyết trình).
2. Thuyết trình trên lớp:
- Thuyết trình Powerpoint
- Trò chơi kiểm tra kiến thức đã trình bày trong chủ đề

You might also like