You are on page 1of 6

LỘ TRÌNH KHÓA HỌC

Môn: Thương mại điện tử (10 buổi)


GV: Nguyễn Tuấn Hiệp
Đại học GTVT Hồ Chí Minh
Email: hiepnt@ut.edu.vn
SĐT: 0898987368

Thời gian Nội dung (dự kiến)


Tuần 1 Giới thiệu môn học
Tuần 2 Chương 1
Tuần 3 Chương 2
Tuần 4 Chương 3
Tuần 5 Chương 4
Tuần 6 Chương 5
Tuần 7 Thuyết trình cuối kỳ
Tuần 8 Thuyết trình cuối kỳ
Tuần 9 Thuyết trình cuối kỳ
Tuần 10 Kiểm tra cuối kỳ

Cơ cấu điểm Tỉ lệ
Điểm danh 10%
Điểm chuyên cần (điểm danh, phát biểu,
tham gia các hoạt động triển khai, tổ chức 25%
lớp học,...)
Điểm thuyết trình cuối kỳ 25%
Điểm thi cuối kỳ 40%

ĐIỂM DANH

- Đi học đủ: 10% số điểm môn học


- Nghỉ 0,5 buổi (nghỉ có phép): mất 2.5% số điểm
- Nghỉ 1 buổi (nghỉ không phép): mất 5% số điểm
- Nghỉ tối đa 2 buổi/khóa

Sinh viên nghỉ có phép phải xin phép giảng viên trước khi giờ học bắt đầu qua zalo
nhóm lớp. Trường hợp xin phép sau giờ học phải có lý do chính đáng.

ĐIỂM CHUYỂN CẦN

- Các hoạt động được ghi nhận: Phát biểu, Thuyết trình chuyên đề, Làm bài tập, Chơi
game điểm cao, Hỗ trợ lớp học (tăng tập trung, xả stress, nâng cao điều kiện học tập,
hành chính nhân sự,...), tham gia các hoạt động thực tế liên quan môn học, ngành
học,...trong thời gian khóa học.
STT Hoạt động chuyên cần Phần thưởng (Lượt chuyên
cần – LCC): 0,2đ/LCC

1 Phát biểu, làm bài tập (trên lớp/về nhà), top 0,5 LCC: Hỗ trợ lớp học I
gamer, hỗ trợ lớp học I (bật máy chiếu, xóa 1 LCC: phát biểu, đặt câu
bảng, hậu cần lớp học,...), hỗ trợ lớp học II hỏi, hỗ trợ lớp học II
(giúp các bạn tập trung học, xả stress/mệt 1-3 LCC: làm bài tập, top
mỏi,...) gamers
2 -Thuyết trình chuyên đề (chi tiết ở phần 3 đến 7 lượt chuyên cần/sv,
sau) tùy chất lượng bài thuyết
-Lead 1 hoạt động (online game, trò chơi trình, hoạt động
vận động…) trong lớp liên quan môn học
...
3 Tham gia các hoạt động thực tế liên quan 3 đến 12 lượt chuyên cần/
môn học trong thời gian học môn này. VD: tùy theo tính chất hoạt động,
thi cuộc thi TMĐT (Đạt hoặc không đạt thành tích đạt được và giá trị
thành tích), kinh doanh TMĐT, tham gia hội tạo ra từ hoạt động. SV cần
thảo TMĐT & chia sẻ lại cho lớp,... gửi cụ thể các nội dung, tài
liệu, bằng chứng liên quan
đến thành tích để xem xét.
Đây là cách đánh giá dự tính, có thể thay đổi theo tình hình thực tế.

- Các điểm chuyên cần ở mục 1, sinh viên thông báo cho lớp trưởng theo hướng
dẫn trực tiếp của giảng viên.
- Các điểm chuyên ở mục 2 và 3, sinh viên gửi giảng viên theo hướng dẫn trực
tiếp của giảng viên.

Hệ sinh thái Thương mại điện tử là gì?


Hệ sinh thái thương mại điện tử (TMĐT) là một không gian mở thực hiện mọi tương
tác, kết nối yếu tố con người, yếu tố xã hội, nền tảng công nghệ thông tin với các ứng
dụng, dịch vụ để cung cấp giá trị và vận hành hiệu quả các thành phần trong hệ sinh
thái.
Vậy hệ sinh thái TMĐT gồm những thành phần nào?

Nhà bán hàng


Đối tượng cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng, bằng các tương tác với hệ sinh
thái thương mại điện tử. Các loại hàng hóa có thể ở dạng vật lý (đồ gia dụng, thời
trang, nội thất,...) hoặc dạng phi vật lý (vé điện tử, gói cước hòa mạng,...).

Hệ thống hạ tầng thương mại điện tử (Infrastructure)


Hệ thống bao gồm phần cứng (máy chủ và các thiết bị), phần mềm (dịch vụ/công cụ
dùng cho quản lý, phân tích), hệ thống mạng và các cơ sở vật chất tạo nền tảng cho
các thành phần còn lại và đảm bảo mọi quy trình thương mại điện tử diễn ra liền
mạch, hiệu quả. VD: CMC Telecom...

Nền tảng thương mại điện tử (Ecommerce platform)


Các ứng dụng phần mềm để xây dựng và quản lý mọi hoạt động trong hệ thống. Hiện
nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các nền tảng như Magento, Shopify,
BigCommerce, WooCommerce, Haravan, Wix để xây dựng hệ thống website TMĐT.

Dịch vụ phát triển hệ thống thương mại điện tử (Ecommerce Development):


Cung cấp dịch vụ, giải pháp phát triển website, hệ thống, quy trình thương mại điện
tử. Một số nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ TMĐT phổ biến tại Việt Nam hiện nay có
thể kể đến như SECOMM, SmartOSC, Isobar…

Sàn thương mại điện tử (Ecommerce Marketplace)


Cung cấp môi trường và mọi dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, cho phép hoạt động
mua bán được thực hiện dễ dàng giữa nhiều người bán và nhiều người mua. Thị
trường Việt Nam có một số sàn TMĐT phổ biến như như Shopee, Lazada, Tiki,
Sendo…

Bộ phận thanh toán (Payment)


Bao gồm các mạng lưới, hệ thống, thiết bị xử lý mọi giao dịch diễn ra trong TMĐT.
Ngoài phương thức thanh toán quen thuộc như tiền mặt, thanh toán thẻ (thẻ nội địa,
Visa, Mastercard,…), Cổng thanh toán (OnePay, PayPal,…) hay Ví điện tử (Momo,
ZaloPay,..) cũng đang phát triển tại Việt Nam.

Hệ thống vận chuyển (Shipping)


Hệ thống vận chuyển bao gồm toàn bộ các quy trình quản lý, phân phối hàng hóa từ
kho hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận
chuyển phổ biến tại Việt Nam: Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, ViettelPost,
J&T, Ahamove,…

Phần mềm tài chính (Accounting)


Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các dữ liệu về hóa đơn, doanh thu bán hàng và mọi dòng
tiền trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, sự ra đời của các phần mềm hóa
đơn điện tử như E-Invoice, MISA meInvoice, FPT.eInvoice,… đã hỗ trợ tối đa cho
các quy trình kế toán.

Hoạt động Marketing (Marketing)


Hoạt động Marketing hỗ trợ phát triển thương hiệu và sản phẩm hiệu quả, đồng thời
tiếp cận và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua chiến lược, kênh và công
cụ hỗ trợ.

Hệ thống quản lý (Management system)


Sử dụng các phần mềm quản lý nguồn lực và quy trình vận hành để nâng cao tính liền
mạch và hiệu suất hoạt động cho toàn bộ hệ thống thương mại điện tử. Các hệ thống
quản lý được sử dụng phổ biến hiện nay là ERP, CRM, IMS, POS, OFM,…
Nhìn chung, các thành phần trong hệ sinh thái TMĐT được vận hành thông qua hệ
thống các cơ chế, chính sách, luật pháp nhất quán để tạo thành một hệ thống trao đổi
dữ liệu điện tử an toàn, đảm bảo các quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và
người tiêu dùng.

Nguồn: Secomm

THUYẾT TRÌNH CUỐI KỲ


Giới thiệu về 1 doanh nghiệp/tổ chức trong hệ sinh thái Thương mại điện tử và
mô hình kinh doanh (business model canvas) của doanh nghiệp/tổ chức đó.
Các nhóm chọn đề tài và thông báo cho GV vào tuần thứ 3 của khóa học
(cùng danh sách sinh viên thuyết trình) theo hướng dẫn trực tiếp của giảng
viên.
Yêu cầu bắt buộc:
- 1 file ppt/canva để thuyết trình trước lớp
- 1 nhật ký công việc ghi chép phân công công việc các thành viên (nộp luôn
cho thầy khi nhóm thuyết trình trước lớp)
- Thời gian: tối đa 25 phút thuyết trình + 5 phút Q&A (GV hỏi)
- Mỗi nhóm có tối đa 5 thành viên (tối đa 12 nhóm). Mọi thành viên trong
nhóm đều phải có cơ hội trình bày.
YÊU CẦU KHÔNG BẮT BUỘC (CỘNG ĐIỂM THÊM NẾU LÀM): Các
nhóm sinh viên có thể làm thêm các sản phẩm sau liên quan đến đối tượng
thuyết trình. Các sản phẩm chất lượng sẽ gia tăng thành tích cho môn học.
Gợi ý:
- 1 trang web bán hàng TMĐT(có đầy đủ thông tin: giới thiệu, sản phẩm, giá
bán, thông tin liên hệ….) hoặc 1 cửa hàng trên trang cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử (shopee, tiki, lazada, sendo, tiktok shop…) về sản phẩm/dịch vụ của
nhóm.
- 1 bài viết SEO đúng chuẩn về sản phẩm/dịch vụ của nhóm để đưa lên google
quảng cáo.
- 1 nội dung marketing (bài viết, video, hình ảnh,...) để quảng cáo cho sản
phẩm/dịch vụ của nhóm (web, youtube, fb, tiktok,….).
- Các sản phẩm khác tùy theo sáng tạo của sinh viên
Các nhóm sinh viên gửi sản phẩm cho thầy để chấm (sẽ phổ biến cách gửi
sau). Ngoài ra, các sản phẩm khi hoàn thành có thể giới thiệu trong các
buổi học môn học (theo sinh viên đăng ký hoặc GV chỉ định).
Khuyến khích sinh viên thuyết trình bằng tiếng Anh để có thêm điểm cộng.

THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ


(KHÔNG BẮT BUỘC, CỘNG ĐIỂM THÊM NẾU LÀM)
“ALL ABOUT THAT LOG”
Học về E-commerce nhưng không quên Logistics nha! SV chuẩn bị một
chuyên đề về hoạt động Logistics (hoặc SCM) trong E-commerce để trình
bày trong các buổi học.
Yêu cầu:
- Thời gian: Tối đa 15 phút
- Hình thức thuyết trình tự sáng tạo (phóng sự thực tế, diễn thuyết theo slide,
diễn kịch, bản tin,...). Khuyến khích tính sáng tạo cao.
- Có thể làm cá nhân hoặc theo nhóm. Khuyến khích các SV cùng quan tâm
chuyên đề làm với nhau. Không nhất thiết theo nhóm thuyết trình cuối kỳ. Các
nhóm sau khi trình bày đề tài giới thiệu các thành viên và vai trò tham gia trong
nhóm để GV ghi nhận lại.
- Các chuyên đề sẽ được trình bày trên lớp trong các buổi học tính từ tuần thứ
hai (SV đăng ký đề tài và gửi cho GV trước buổi học để phân bổ thời lượng cho
hợp lý, nếu đăng ký trong buổi học đó thì tùy diễn biến lớp GV sẽ quyết định
cho trình bày hay không).
- Các đề tài có thêm nội dung viết dưới dạng bản tin có thể gửi cho GV để chấm
(không bắt buộc).
- Trình bày bằng tiếng Anh sẽ có điểm cộng.
Các sản phẩm (tùy số lượng, chất lượng, độ độc đáo) đều ghi nhận vào điểm
chuyên cần của SV.
Gợi ý đề tài:
1. Sustainable logistics in e-commerce
2. Reverse logistics in e-commerce
3. Automation and robotics
4. Cross-border e-logistics
5. Omnichannel shipping
6. Last mile delivery
7. First mile delivery
8. Order fullfillment
...

You might also like