You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ĐỀ TÀI :

TRANG ĐIỆN TỬ QUẢNG BÁ DU LỊCH CHO TỈNH/THÀNH PHỐ TẠI VIỆT


NAM
Thời gian thực hiện: 6 tháng
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Ngô Hồ Anh Khôi
Một số chú ý:
- Giáo viên hướng dẫn là người quản lý tiến độ thực hiện của sinh viên, hỗ trợ sinh viên
khi có khó khăn, hướng dẫn sinh viên viết báo cáo và trình bày, sẽ chủ yếu chấm điểm
trên thành quả thực hiện của sinh viên.
- Giảng viên phản biện là người xem xét kiểm tra thành quả thực hiện của sinh viên, sẽ
chủ yếu chấm điểm trên thành quả báo cáo của sinh viên (cụ thể là cuốn báo cáo và bài
báo cáo).
- Người phụ trách công ty là người đưa ra yêu cầu thực hiện đối với công ty, quản lý sự
nghiêm túc của sinh viên trong quá trình thực hiện, sẽ chủ yếu đưa ra nhận xét về hành vi
thực hiện đề tài của sinh viên tại công ty.
- Sinh viên cần nộp 3 cuốn báo cáo và 3 đĩa CD chứa nội dung của đề tài, gửi cho trợ lý
khoa. Sinh viên phải liên hệ với giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện, phụ trách
công ty để báo cáo hoàn thành đề tài, trước ngày hạn cuối nộp đề tài.
1. Đối với phía Người phụ trách công ty (hay Yêu cầu đề tài)
Kết quả thực hiện đề tài phải bao gồm các chức năng sau :
- Trang chủ : hiển thị tất cả các chức năng chính của trang điện tử theo từng cụm, bao
gồm cụm đăng nhập, cụm menu, cụm video giới thiệu chính, cụm hiển thị thông tin các
tour, cụm hiển thị đặt tour, cụm địa điểm du lịch, cụm tin tức du lịch, cụm chuyển đổi
ngôn ngữ, cụm liên hệ, cụm bản đồ du lịch, cụm video du lịch.
- Nội dung trang điện tử: yêu cầu các thông tin về địa điểm du lịch phải được viết chi tiết,
tổng hợp nhưng không đạo văn, đúng nguyên tắc ngữ pháp chính tả, có thể sử dụng được
trong thực tế của công ty. Mỗi địa điểm du lịch cần kê khai rõ thể loại địa điểm (di tích
lịch sử, di tích văn hóa, cảnh quan tự nhiên…), phần mô tả chi tiết về địa điểm và giá trị
du lịch của địa điểm, không dưới 1000 từ.
- Thiết kế bản đồ du lịch địa phương (khổ A3, chia 4 trang gấp, file pdf): mặt trước là
bảng đồ du lịch tỉ lệ cận trong nội ô thành phố, trong đó các di tích được đánh dấu bằng
biểu tượng, có thông tin tỉ lệ xích, có các ghi chú cần thiết về tên đường hay các địa điểm
chỉ dẫn quan trọng của thành phố/tỉnh; mặt sau là bảng đồ du lịch tỉ lệ lớn của toàn bộ
tỉnh hay thành phố, trong đó các nội dung bằng chữ giải thích ngắn gọn về các địa điểm
du lịch.
- Thiết kế một video giới thiệu du lịch của vùng (dài 5 phút, có phần intro mở đầu và
credit cuối): bao gồm các thông tin về các địa điểm du lịch nổi trội trong thành phố dưới
dạng video.
- Sinh viên phải cài đặt được trang điện tử trên host và tên miền do công ty cung cấp, và
chạy hoàn chỉnh trên thực tế của trang mạng điện tử.
Về chức năng cụ thể, trang điện tử phải bao gồm các chức năng căn bản sau:
Chức năng bắt buộc phải có :
- Chức năng quản lý địa điểm du lịch : bao gồm {thêm} {sửa} {xóa} {thay đổi} {tìm
kiếm}, {lập danh sách} về thông tin các địa điểm du lịch của tỉnh/thành phố đã chọn.
- Chức năng quản lý đặt tour du lịch : bao gồm {thêm} {sửa} {xóa} {thay đổi} {tìm
kiếm}, {lập danh sách} về việc đặt tour các địa điểm du lịch của tỉnh/thành phố đã chọn.
- Chức năng quản lý tin tức du lịch : bao gồm {thêm} {sửa} {xóa} {thay đổi} {tìm
kiếm}, {lập danh sách} về tin tức du lịch của tỉnh/thành phố đã chọn, cũng như thông tin
chung trong tỉnh.
- Chức năng quản lý người dùng : bao gồm {thêm} {sửa} {xóa} {thay đổi} {tìm kiếm},
{lập danh sách} về thông tin người dùng.
Chức năng nâng cao :
- Chức năng chuyển đổi ngôn ngữ : bao gồm {thêm} {sửa} {xóa} {thay đổi} {cài đặt}
các gói nội dung ngôn ngữ hiển thị tự động (không phải viết thêm trang).
- Chức năng lập lịch trình trên bản đồ : bao gồm {thêm} {sửa} {xóa} {thay đổi} lập lịch
trình các địa điểm du lịch của tỉnh/thành phố đã chọn.
- Các tính năng nâng cao khác do sinh viên nghĩ ra và thực hiện.
2. Đối với phía Giảng viên hướng dẫn (hay Nội dung thực hiện đề tài)
Gợi ý các bảng dữ liệu cần có (đây là gợi ý căn bản, tùy thuộc suy nghĩ của sinh viên sẽ
thêm những bảng dữ liệu khác cho phù hợp):
- Quản lý người dùng : người_dùng ; quyền_truy_cập
- Quản lý các địa điểm du lịch : địa_điểm ; quận_huyện_xã ; xếp_loại ;
- Quản lý đặt tour du lịch : tour_du_lịch ; đặt_tour_du_lịch ; khách_du_lịch ; …
- Quản lý tin tức du lịch : tin_tức ;
- Quản lý ngôn ngữ nội dung : nội_dung ;
Gợi ý về các chức năng cần có của mỗi phần quản lý :
- Mỗi bảng dữ liệu lớn cần phải có đủ : {thêm} {sửa} {xóa} {tìm kiếm} {danh sách theo
từng nhóm} {in liệt kê} tương ứng với một form (mục quản lý) trong chức năng. Có bao
nhiêu bảng dữ liệu lớn thì cần có bấy nhiêu form chức năng tương ứng.
- Mỗi bảng dữ liệu con phụ thuộc phải có đủ : {thêm} {sửa} {xóa} {tìm kiếm} {danh
sách theo từng nhóm} {in liệt kê} nhưng có thể tích hợp trong form chức năng của bảng
dữ liệu lớn tương ứng (khóa ngoại).
- Chức năng thống kê và phân tích dữ liệu thì phải có một form chức năng riêng về {tìm
kiếm} và {thống kê}, có bao nhiêu vấn đề cần phân tích thì có bấy nhiêu form chức năng
thống kê. Chức năng này cần phải tích hợp chức năng tìm kiếm riêng. Phân biệt giữa {in
liệt kê} là chức năng liệt kê danh sách, đã có tích hợp trong từng form bảng dữ liệu lớn,
còn {thống kê} là chức năng tổng hợp thành biểu bảng hay đồ thị, phục vụ một mục đích
riêng về phân tích.
3. Đối với phía Giảng viên phản biện (hay Nội dung báo cáo đề tài)
Chú ý :
- Sinh viên cần liên lạc với giảng viên phản biện thường xuyên để được hướng dẫn về
cách viết báo cáo đề tài cho đúng phương pháp. Giảng viên phản biện là người có tính
quyết định về điểm số ở phần báo cáo đề tài.
- Cuốn báo cáo đề tài cần tuân thủ các tiêu chuẩn của nhà trường về việc trình bày văn
bản báo cáo. Liên hệ giảng viên cố vấn để nhận được bộ hướng dẫn quy tắc viết báo cáo
thực tập/luận văn.
- Sinh viên phải thực hiện một video báo cáo trực tuyến cho giảng viên, trong đó, trình
bày các vấn đề đã làm cũng như demo sản phẩm (chức năng đã làm, cài đặt, hướng dẫn
sử dụng).
Nội dung cuốn báo cáo được gợi ý trình bày như sau (đây là gợi ý, sinh viên tự tìm tòi
thêm để thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của giảng viên phản biện):
Chương I : Giới thiệu
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu đề tài
3. Phạm vi đề tài
Chương II : Giới thiệu nơi thực tập
1. Giới thiệu chung
2. Cơ cấu tổ chức
Chương III : Phân tích yêu cầu đề tài
1. Khảo sát đề tài
Đề tài phục vụ ai ? Đối tượng sử dụng là ai ? Đối tượng được phục vụ là ai ? Đối tượng
chi trả cho công việc là ai …
2. Yêu cầu về tính năng
Đề tài gồm những tính năng gì ? Chức năng gì ? Nhóm chức năng nào ? Yêu cầu của
từng chức năng ?...
3. Yêu cầu về giao điện
Đề tài gồm bao nhiêu giao điện ? Đó là những giao diện gì ? Mỗi giao diện chứa những
chức năng gì ? …
4. Yêu cầu về cài đặt
Đề tài yêu cầu cài đặt ở đâu ? như thế nào ? bằng công cụ gì ? có yêu cầu gì cụ thể về thứ
tự cài đặt ? trình tự cài đặt ? ràng buộc cài đặt …
Chương IV : Phân tích thiết kế hệ thống
1. Phân tích các nghiệp vụ cần xử lý (chức năng)
Sơ đồ chức năng (Use case diagram) hoặc các sơ đồ có chức năng tương đương
Hệ thống gồm những chức năng gì ? Ai thao tác chức năng đó ? Các nhóm chức năng
chính và phụ của hệ thống ?
2. Phân tích các đối tượng quản lý (thực thể)
Sơ đồ đối tượng (Object Diagram hoặc Class Diagram) hoặc các sơ đồ có chức năng
tương đương
Những đối tượng nào cần được quản lý ? Đối tương đó quan hệ như thế nào với các đối
tượng khác ? Những đối tượng nào là chính yếu có mối quan hệ phức tạp (đưa lên là
bảng)? Những đối tượng nào là phụ có mối quan hệ bổ sung với đối tượng khác (đưa lên
thành 1 bảng phụ thuộc hay chỉ đưa thành 1 trường trong bảng) ?
3. Phân tích cơ sở dữ liệu (bảng)
Sơ đồ bảng cơ sở dữ liệu (Table Diagram) hoặc các sơ đồ có chức năng tương đương
Những bảng dữ liệu nào cần được thiết kế ? Thiết kế các trường của bảng đó với các đặc
tính như thế nào ? Khóa nội và khóa ngoại được gắng kết ra sao ?
4. Phân tích quy trình nghiệp vụ (giao diện)
Sơ đồ tuần tự (Sequence Diagram) hoặc các sơ đồ có chức năng tương đương
Mỗi giao diện chức năng phải có 1 sơ đồ tuần tự riêng. Số lượng chức năng trong Use
Case Diagram phải tương đương với số lượng Sequence Diagram cần phải làm. Mục đích
là mô tả mối quan hệ giữa các nút (button) với quy trình nghiệp vụ.
4. Phân tích cài đặt (gói cài đặt)
Sơ đồ cài đặt hoặc tương đương (Deployment Diagram hoặc Package Diagram)
Các gói cài đặt được quan hệ với nhau như thế nào ? Các servers quan hệ với nhau ra
sao ? Các gói lưu trữ ? Các gói tính năng ? …
Chương V : Kết Quả Đề Tài
1. Tổng quan
Sản phẩm được đóng gói ra sao (bản rar ? tải về ? đĩa CD ?...) ? Chiếm bộ nhớ thế nào
trong quá trình sử dụng ? Dung lượng sau cài đặt ra sao ? …
2. Cài đặt
Sản phẩm cần những gói hay thư viện dữ liệu nào để cài đặt ? Trình tự cài đặt sản phẩm
như thế nào ? Các yêu cầu cấu hình tối thiểu để cài đặt ? Kèm theo hình chụp các bước
cài đặt hệ thống
3. Sử dụng
Trình bày lần lượt các chức năng của hệ thống, kèm theo hình chụp giao diện hay các nội
dung cài đặt cần thực hiện.
Chương VI : Kết Luận
1. Kết quả đạt được
Đề tài đã làm được những gì so với yêu cầu ? Sinh viên đã tiếp thu những gì so với những
cái đã học ? Sinh viên đã thực hành thêm những gì so với những điều đã học …
2. Hướng phát triển
Đề tài có thể phát triển thêm những chức năng gì cho hoàn thiện ? Hoặc có thể nâng cao
bằng cách nào ?

You might also like