You are on page 1of 24

QUAN NIỆM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CHA MẸ CON CÁI

Nhóm 6: TN Tịnh Trí, TN Hương Diệu, TN Tuệ Mãn, TN Như Nghiêm, TN Hạnh Từ, TN
Thắng Tâm Mai Thanh Hà, Ngô Hồ Anh Khôi, Hầu Lâm Phùng, Trần Uyên Chi.

Đầu tiên, để hiểu về quan niệm của Đức Phật về mối quan hệ cha mẹ và con cái,
cần biết những khái niệm chung về quan hệ xã hội theo thế tục là gì? … Nhà xã hội học
Peter L. Berger đã xem xã hội như là một sản phẩm của con người, và không có gì ngoài
một sản phẩm của con người, nhưng sản phẩm này lại liên tục quay trở lại tác động, nhào
nặn lên nhận thức và tư tưởng những kẻ tạo ra nó mỗi ngày1.
Theo khoa học chính trị, xã hội cũng có thể được cấu trúc chính trị. Theo thứ tự tăng
kích thước và sự phức tạp, có các băng nhóm, bộ lạc, tù trưởng và xã hội nhà nước.
Những cấu trúc này có thể có mức độ quyền lực chính trị khác nhau, tùy thuộc vào môi
trường văn hóa, địa lý và lịch sử mà các xã hội này phải đối mặt. Quan hệ xã hội là
những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế,
xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v. v. . . Mọi sự vật và hiện tượng
trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau2. Nhưng không phải mối liên hệ nào cũng
là quan hệ xã hội. Luật pháp thế tục quy định mối quan hệ này như thế nào ? Quan hệ
giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, bao hàm mối quan hệ sinh thành, dưỡng dục, là
sự nối tiếp giữa hai thế hệ “Cha truyền, con nối”, kể cả đối với con nuôi hay con riêng
của vợ hoặc chồng. Về mặt pháp lý, có nhiều sự kiện làm phát sinh quan hệ cha mẹ con,
những quan hệ này được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.
Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế của mình qua các hoạt động thiện sự góp
phần lành mạnh hóa suy nghĩ, lời nói, việc làm cho con người. Với tinh thần từ bi, cứu

1
Peter L. Berger, The Scared Canopy: Elements of a Sociological Theory of Religion, Garden City, NYC:
Doubleday & Company, Inc, 1967.
2
Dẫn theo Lê Minh Trường, Quan hệ xã hội là gì ? Vai trò của quan hệ xã hội với sự phát triển, tiến bộ của xã hội
?, Luật Minh Khuê, 2021 (luatminhkhue.vn, truy cập ngày 10.4.2022)

3
khổ, đạo đức Phật giáo nhanh chóng lan tỏa và đã ảnh hưởng sâu sắc đến các giá trị đạo
đức truyền thống con người Việt Nam ở nhiều phương diện khác nhau như: quan niệm tư
tưởng; đạo đức lối sống; phong tục tập quán; văn hóa nghệ thuật và ứng xử giao tiếp.
Phật giáo không đề cao thần thánh là quyết định vận mệnh con người, chỉ coi trọng về lý
nhân-quả và mọi sự của một người là do chính người ấy làm và nhận lãnh. Một lần nữa
chúng ta đã cùng làm rõ phần nào về mối quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi theo quan
điểm Phật giáo cũng như xã hội. Từ đây có một cách nhìn bao quát hơn về mối quan hệ
này nhằm ủng hộ và ca ngợi vì đây cũng là một nét đẹp trong các mối quan hệ giữa người
với người.
Rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này, ví dụ như cuốn Vài vấn đề phật giáo và nhân
sinh3 của TT. Thích Chúc Phú, hoặc cuốn Bản chất đạo đức học Phật giáo 4, luận văn tốt
nghiệp tiến sĩ, của TT. Thích Nhật Từ. Thiển nghĩ hai cuốn sách này đã giải quyết hầu
như trọn vẹn vấn đề này theo góc nhìn đạo đức học. Trong bài luận này, xin được làm
mới chủ đề này bằng cách trình bày lại vấn đề này dưới cấu trúc chủ điểm của luật pháp
thế tục: chia thành quan hệ nhân nhân và quan hệ tài sản, trong đó sẽ bổ sung thêm một
số lát cắt đã tồn tại ở trong luật pháp thế tục, nhưng ít khi được nói đến như vấn đề con
nuôi, vấn đề hạn chế quyền cha mẹ, vấn đề thừa nhận quan hệ ruột thịt…
A. MỐI QUAN HỆ NHÂN THÂN CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI
Vấn đề về sinh thành, nuôi dưỡng con cái
Nhân duyên tạo nên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được Đức Phật dạy trong
kinh Trung bộ. Có ba yếu tố cần thiết tạo nên một bào thai để sau này trở thành người
con5. Ba yếu tố đó là cha mẹ có giao hợp, người mẹ trong thời kỳ có thể thụ thai, và
hương ấm hay tâm thức có hiện tiền6. Như vậy, cả ba yếu tố không tự độc lập quyết định
tạo nên mối quan hệ cha mẹ con cái theo ý muốn mà chính duyên nghiệp mới là điều kiện
3
TT.Thích Chúc Phú, Vài vấn đề phật giáo và nhân sinh, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013.
4
TT. Thích Nhật Từ, Bản chất đạo đức học Phật giáo, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2022.
5
Dẫn theo Thích Hạnh Chơn, Mối quan hệ giữa cha mẹ & con cái theo Phật giáo, Báo Giác Ngộ, 2018
(Giacngo.vn, ngày truy cập 10.4.2022)
6
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Đại Kinh Đoạn tận ái, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.

4
quyết định. Với đạo Phật, làm cha mẹ là cả một quá trình dài. Ngay khi con cái vừa nhập
thai, thì người mẹ cần phải giữ giới một cách hồn nhiên để đứa con sinh ra được kế thừa
những phẩm chất tối thắng. Theo cách nói của Đức Phật, người mẹ khi mang thai cần
phải cẩn trọng trong mọi bề7. Thái quá hoặc bất cập trong ăn uống hoặc trong tâm tưởng,
đều không phù hợp với một người mẹ hoài thai. Quan tâm đó được đẩy lên thành một
mối lo to lớn mà kinh gọi là sự lo âu lớn đối với gánh nặng và kéo dài liên tục 8, miên man
sau chín hay mười tháng trường. Với con trẻ, phải tập trung cao độ mọi sự quan tâm của
mẹ và cha. Vì chỉ cần một chút lơ là bất cẩn, thì sức khỏe hoặc tính mạng của con trẻ sẽ
rơi vào vùng nguy hiểm ngay. Theo bài Kinh Được nuôi dưỡng tế nhị9 mặc dù chỉ là sự
mô tả khá chi tiết về việc vua Tịnh Phạn nuôi dưỡng thái tử Tất Đạt Đa, nhưng cũng là
một gợi ý tham khảo cho bất cứ ai muốn nuôi con bằng tất cả những gì có thể. Và, dù quý
tộc hay thứ dân, thức ăn cho bé sơ sinh thì xưa nay không gì bằng sữa mẹ. Kinh văn mô
tả rằng, khi đã sinh, người mẹ nuôi hài nhi ấy với máu của mình, mà ở đây, theo luật của
bậc Thánh, sữa của bà mẹ được xem là máu. Máu của mẹ, con đã hấp thụ từ thuở ban sơ,
để con vươn lên, vững bước thành người. Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật đã hỏi vương
tử Vô Úy10: “Nếu đứa con nít này, do sự vô ý của vương tử, hay do sự vô ý của người vú
hầu, thọc một cái que hay nuốt một hòn đá vào trong miệng, vậy vương tử phải làm gì? -
Bạch Thế Tôn, con phải móc cho ra. Bạch Thế Tôn, nếu con không thể móc ra lập tức,
thời với tay trái con nắm đầu nó lại, với tay mặt lấy ngón tay làm như cái móc, con sẽ
móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì con có lòng
thương tưởng đứa trẻ.”. Một ví dụ khác trong kinh Tăng Chi11, hình ảnh ấy được lặp lại
không phải hình ảnh vương tử mà là sự chăm sóc đứa trẻ của người vú hầu. Theo Đức
Phật, dẫu rằng quá trình giải cứu đứa trẻ ấy không phải không có hại. Như vậy, này các
7
Dẫn theo Chúc Phú, Phật dạy làm Cha Mẹ, Báo Giác Ngộ, 2011 (Giacngo.vn, ngày truy cập 10.4.2022)
8
Dẫn theo Chúc Phú, Phật dạy làm Cha Mẹ, Báo Giác Ngộ, 2011 (Giacngo.vn, ngày truy cập 10.4.2022)
9
ĐTKVN, kinh Tăng Chi bộ, chương Ba pháp, phẩm Sứ giả người trời, kinh Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị, HT.
Thích Minh Châu dịch, VNCPHVN.
10
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Vương tử Vô Uý, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
11
Dẫn theo Chúc Phú, Phật dạy làm Cha Mẹ, Báo Giác Ngộ, 2011 (Giacngo.vn, ngày truy cập 10.4.2022)

5
Tỷ kheo, người vú hầu phải làm như vậy vì muốn lợi ích, vì tìm hạnh phúc, vì lòng
thương tưởng, vì lòng từ mẫn (đứa trẻ). Phải chăng chân lý thương cho roi cho vọt vẫn
được Phật cho phép, nếu như có sự cân nhắc hợp lý và tùy tình hình?
Vấn đề về dạy dỗ, bảo ban con cái
Giáo dục, dạy dỗ và từng bước dìu dắt, nâng đỡ con cái vào đời là một trong những
trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha mẹ. Trách nhiệm ấy không ai có thể thay thế,
cũng không nhường cho ai được, nên không thể giao cho người khác và càng không thể
để người khác chiếm đoạt. Cha mẹ, ngoài việc nuôi dưỡng con về mặt thể chất, còn phải
chú trọng bồi dưỡng đạo đức và trí tuệ chân chánh cho con. Trong kinh Trường Bộ, tập 2,
Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt 12., năm tiêu chí căn bản được đức Phật đề cập trong mối
quan hệ đạo đức của cha mẹ đối với con cái đó là: “ngăn chặn con cái làm việc ác;
khuyên dạy con cái làm việc thiện; tạo dựng nghề nghiệp cho con; tạo dựng gia thất cho
con và truyền trao gia tài cho con đúng thời” . Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cha mẹ nên dạy
con từ khi nào? Ông cha ta thường bảo: “măng không uốn thì tre trổ vồng”13, trẻ con có
khả năng bắt chước rất nhanh, do đó giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành ý thức, bắt
chước thái độ ứng xử của cha mẹ để dần dần xây dựng đạo đức, nhân cách cho chính
mình. Như trong kinh Giáo Giới La-hầu-la, đức Phật đã dùng hình ảnh chậu nước rửa
chân bị vấy bẩn để ví cho cuộc đời của một vị sa-di nếu nói dối mà không biết hổ thẹn.
Ngài nhấn mạnh rằng trong Kinh Giáo Giới La-Hầu-La ở rừng Am-Bà-La 14: “Đối với
những ai biết mà nói dối, lại không có tàm quý, thời Như Lai nói rằng người đó không có
việc ác gì mà không làm”. Đồng thời, Thế Tôn còn đưa ra tấm gương sáng, sống một đời
trọn vẹn chân thật chính là ngài để làm hình mẫu cho Rahula 15:”Như Lai quyết không nói
láo, dầu nói để mà chơi”. Cũng vậy, bậc làm cha mẹ phải luôn lấy mình làm khuôn mẫu,

12
ĐTKVN, kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, HT. Thích Minh Châu dịch, VNCPHVN,
NXB TP. HCM, 1991, tr. 542.
13
Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, NXB Thuận Hoá, 2010.
14
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, tập I, kinh Giáo Giới La-Hầu-La ở rừng Am-Bà-La, HT. Thích Minh Châu dịch, tr.
508.
15
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, tập I, kinh Giáo Giới La-Hầu-La ở rừng Am-Bà-La, HT. Thích Minh Châu dịch.

6
chuẩn mực từ đạo đức cho đến nhân cách, trí tuệ, làm gương cho con học tập. Ngoài ra,
cũng trong kinh này, đức Phật đã dùng hình ảnh cái gương soi ngụ ý để La-hầu-la phản
tỉnh thân, khẩu, ý nghiệp trong từng giây phút nhằm tịnh hóa ba nghiệp, đưa đến an lạc,
hoan hỷ trong đời sống16. Bởi lẽ, giữ ba nghiệp thanh tịnh chính là ta đang tạo hạnh phúc,
an lạc, tự do cho chính mình chứ không phải ai khác, dù cha mẹ, bà con cũng không làm
được, như ý tứ của kệ 43 kinh Pháp Cú 17:”Điều mẹ cha bà con. Không có thể làm được.
Tâm hướng chánh làm được. Làm được tốt đẹp hơn”. Ngoài ra, khi con đến giai đoạn
trưởng thành, cha mẹ cần chú trọng việc định hướng, giáo dục nghề nghiệp cho con sau
này. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật thế gian cũng quy định:”Cha mẹ có nghĩa vụ
phải hướng dẫn con chọn nghề, và tôn trọng quyền chọn nghề của con” 18. Thật vậy,
phương pháp dạy con hoàn thiện là không chỉ dạy về chiều rộng mà phải đặc biệt chú ý
chiều sâu, phải lưu tâm đến đạo đức, nhân cách, đặc biệt là nghề nghiệp của con sau này
vì đó là giá trị hiện thực con cái sẽ tạo ra cho bản thân và xã hội. Để từ đó, kịp thời
khuyên giải, phân tích, định hướng lại khi con lựa chọn những nghề nghiệp chưa đúng
với chuẩn mực đạo đức làm người như năm nghề đức Phật khuyên dạy trong kinh Tăng
Chi bộ II, gồm:”nghề đồ tể; buôn bán vũ khí; buôn bán người; buôn bán chất gây say,
nghiện và buôn bán thuốc độc”19. Để làm được điều này, hiểu con, lắng nghe và chia sẻ
tâm tư, nguyện vọng cùng con, các bậc cha mẹ cần phải tập làm bạn với con, phải thân
cận, gần gũi để chia sẻ những tâm tư, tình cảm của các con. Như trong kinh Tương Ưng
bộ I20, Phật dạy: “Bạn ở nhà là mẹ”. Do đó, để có thể kéo gần khoảng cách với con, đồng
hành cùng con trên mọi nẻo đường, cha mẹ phải là bạn của con, phải đứng chung chiến
tuyến với con; đặc biệt phải đặt giáo dục bằng tình thương làm mục tiêu hàng đầu mới có

16
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, tập I, kinh Giáo Giới La-Hầu-La ở rừng Am-Bà-La, HT. Thích Minh Châu dịch.
17
ĐTKVN, Kinh Pháp Cú - lời Phật dạy, phẩm Tâm, kệ số 43, HT. Thích Thiện Siêu và HT. Thích Minh Châu
dịch, NXB. Hồng Đức, 2014, tr. 41
18
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 2, điều 72, tr. 37.
19
ĐTKVN, kinh Tăng Chi bộ, tập II, chương Năm pháp, Phẩm Nam cư sĩ, HT. Thích Minh Châu dịch,
VNCPHVN.
20
ĐTKVN, Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, Thiên có kệ, Tương ưng chư thiên, Phẩm Già, Kinh Bạn, bản dịch Hoà
thượng Minh Châu,1993.

7
thể thấu hiểu, chia sẻ, tạo dựng niềm tin và động lực cho con trong việc hoàn thiện bản
thân, trở thành người đủ đức đủ tài cho gia đình và xã hội sau này.
Vấn đề về cha mẹ xin con nuôi
Trong cuộc sống, cũng không tránh được những trường hợp đặc biệt trong mối
quan hệ cha mẹ con cái như là con nuôi và cha mẹ nuôi, và đây cũng là vấn đề hiếm gặp
cũng như hiếm được đề cập. Vậy dựa trên nền tảng chung về nhận thức trong mối quan
hệ cha mẹ con cái, cũng như đề cập kinh điển thì chúng ta có thể làm rõ các vấn đề liên
quan. Trong quan điểm thế tục, nhận con nuôi chính là: “Nuôi con nuôi là việc xác lập
quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.” 21.
Những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, khiến tâm trí của chúng đau khổ, tủi nhục như trong câu
chuyện tiền thân Losaka, khi được nhận nuôi là điều rất hạnh phúc cho đứa trẻ:“Một
hôm, Tướng quân Chánh pháp Xá-lợi-phất đang đi khất thực ở Xá-vệ, thấy đứa bé, suy
nghĩ không biết đứa bé đáng thương này ở làng nào, khởi lòng từ bi đối với nó … cho nó
ăn các món ăn loại cứng và loại mềm, dắt nó đến tinh xá, tự tay tắm rửa nó, truyền giới
xuất gia cho nó làm Sa-di, và khi tuổi đầy đủ, liền trao Ðại giới cho nó. Khi nó trưởng
thành, nó được gọi là Trưởng lão Losakatissa.” 22. Cũng theo đó, mục đích của việc nhận
con nuôi: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì
lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”23. Chúng ta có thể thấy, mục tiêu
khi nhận con nuôi chính là giúp cho trẻ em có cơ hội được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trong môi trường phù hợp. Và những mục tiêu này cũng không ngoài những trách
nhiệm đã nêu trong bài. Nhưng dưới góc nhìn Phật giáo thì mối quan hệ cha mẹ con nuôi
thì có thể được nhìn dưới góc độ của Thuyết Duyên khởi, là giữa cha mẹ và con nuôi có
nhiều nhân duyên hội tụ thì mới đưa đến mối quan hệ này. Chính vì thế, không chỉ đảm

21
Luật nuôi con nuôi, điều 3, 2010
22
ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, Tập III, phẩm Lợi ái, Chuyện trưởng lão Losaka, HT. Thích Minh Châu dịch,
VNCPHVN.
23
Luật nuôi con nuôi, điều 2, 2010

8
bảo nhu cầu về vật chất và tinh thần thế tục, mà cha mẹ; nếu là Phật tử hay người có niềm
tin sâu sắc vào Tam bảo, thì cần nuôi dưỡng con nuôi theo đúng Chánh pháp của Đức
Phật như trong Kinh Thiện Sanh24, hay Kinh Giáo thọ Ca - Thi - La -Việt 25. Một ví dụ
trực tiếp đề cập đến cha mẹ nuôi được tìm thấy trong kinh Kiệt Đàm (913) thuộc Tạp A
Hàm bản dịch của ngài Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng 26. Kinh tương được trong Nikaya là
S. 42. 11 Bhadra trong Tương ưng thôn trưởng lại lấy ví dụ liên quan đến con cái27:”Này
thôn trưởng, ý ông thế nào? Nếu ông cùng cha mẹ nuôi mà không gặp nhau, thì có sanh
lòng tham dục thương nhớ không?”. “… Nếu hoặc thấy, hoặc nghe cha mẹ nuôi, ông có
sanh lòng dục, thương nhớ không?”“…Nếu cha mẹ nuôi kia bị vô thường biến khác, ông
có sanh lòng buồn thương khổ não không?”. Thôn trưởng nói: “Bạch Thế Tôn, có vậy!
Nếu cha mẹ nuôi bị vô thường biến khác, thì tôi sẽ khổ đến gần chết được, đâu phải chỉ
buồn thương khổ não!”28. Qua đây chúng ta một lần nữa thấy được tinh thần tùy duyên
bất biến chỉ có trong Phật giáo. Phật pháp xuất hiện ở đâu cũng đều mang lại hạnh phúc
an vui cho nhân loại. Thể hiện trong từng lời dạy của Đức từ phụ ngang qua những bài
kinh, những câu chuyện về tình yêu thương về trí tuệ bậc nhất của đức Chánh biến tri.
B. MỐI QUAN HỆ TÀI SẢN CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI
Vấn đề về thừa tự tài sản cho con
Tài sản không chỉ để riêng cho nhà cửa ruộng vườn thành quách châu báu tiền bạc
đó là những tài sản thuộc về vật chất. Tài sản phi vật chất như danh tiếng của dòng tộc bí
quyết nghề gia truyền, bí quyết lãnh đạo, quản lý, duy trì và phát triển một sản phẩm,
công nghệ bí truyền. Trong mỗi gia đình để gìn giữ gia phong và thịnh vượng của dòng
họ thì việc rèn dũa và giáo dục con cái từ nhỏ để có đủ tài sức gánh vác công việc của gia
24
ĐTKVN, Kinh Trường A Hàm, Kinh Thiện Sanh, bản dịch Thích Tuệ Sỹ.
25
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,1993
26
ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 32, Kinh 913, kinh Kiệt Đàm, bản dịch Thích Đức Thắng, chú giải Thích
Tuệ Sỹ.
27
SN 42. 11. ĐTKVN, Kinh Tương Ưng Bộ, tập 4, chương VIII, tương ưng thôn trường, Kinh Bhadra (Hiền) hay
Bhagandha-Hat—Thaha, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993
28
Có vài điểm cần lưu ý trong bản kinh này, bản dịch trong kinh Kiệt Đàm là cha mẹ nuôi bắt nguồn từ cụm từ “Y
phụ mẫu” mà từ gốc là “依父母”; thầy Tuệ Sỹ khi chú giải thì cho rằng “nghĩa không rõ”, ý nghĩ của “Y phụ
mẫu” được Ngộ Từ Pháp sư giải thích là người con khi được sanh ra, lại đưa cho người khác nuôi.

9
đình và dòng họ làm trách nhiệm quan trọng của thế hệ đi trước. Trong kinh Thiện sanh 29
hay còn gọi là kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt 30, Đức Phật có dạy rằng cha mẹ thương
tưởng con cái theo năm cách: ngăn chặn con làm việc ác, khích lệ con làm việc thiện, dạy
nghề cho con lập nghiệp, lập hôn nhân xứng đáng cho con, và trao của tư tưởng đúng
thời. Đây là Pháp mà Đức Thế tôn dạy cho Phật tử tại gia để sống một cuộc đời nhân sinh
hạnh phúc. Cha mẹ còn có bổn phận phải lo đời sống tương lai cho con thông qua việc
chọn bạn đời cho con. Hiện nay, xã hội phát triển, con cái tự do chọn lựa chồng hoặc vợ
cho mình, thế nhưng vẫn cần có sự đồng ý của cha mẹ. Như trong kinh Tăng Chi 31 ghi lại
câu chuyện của kinh nghiệm làm cha mẹ của gia chủ Nakula, sẽ giúp cho các đôi vợ
chồng không những thấy mặt nhau trong đời này và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời
sau. Bên cạnh việc lập gia thất cho con thì cha mẹ còn phải cho con tài sản thừa kế. Như
trong kinh Thừa tự Pháp32, có ghi lại việc Đức Phật trong chuyến trở về hoàng cung lần
thứ nhất, La Hầu La đã nắm tay Phật cầu xin của thừa tự, Đức Phật đã chấp nhận bằng
cách nhờ Tôn giả Xá Lợi Phật xuất gia cho cậu ta. Với bậc Thánh, việc cho con thừa tự
tài sản chính là Chánh pháp. Còn với người thế gian, của thừa tự chính là tài sản và
những giá trị tinh thần. Ở đây, không có nghĩa là cha mẹ làm ra của cải sẵn, rồi chia lại
cho các con. Mà còn mang ý nghĩa, cha mẹ sẽ hướng dẫn, dạy dỗ cho các con cách làm ra
tài sản đây gọi là dạy con nghề nghiệp tức thừa tự sinh kế được xem là cách cho con thừa
tự bền vững nhất. Trong Kinh Tăng Chi cảnh báo tài sản sẽ bị nguy hiểm về các người
thừa tự không khả ái33. Cho nên, làm cha mẹ cần phải có sự nhận thức đúng đắn trong
việc cho con thừa tự như thế nào là bền vững, cho bao nhiêu, lúc nào là thích hợp, căn cứ
vào từng biệt nghiệp của các con và tùy tình hình cụ thể. Như câu chuyện của đại phú hào

29
ĐTKVN, Kinh Trường A Hàm, Kinh Thiện Sanh, bản dịch Thích Tuệ Sỹ.
30
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993
31
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Sáu Pháp, Phẩm Cần phải nhớ, Kinh Cha Mẹ Của NakuLa, bản dịch Hoà
thượng Minh Châu,1993.
32
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Thừa tự Pháp, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
33
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, chương Năm Pháp, Phẩm Du hành dài, Kinh Tài sản, bản dịch Hoà thượng Minh
Châu, 1993.

10
Mahàsàla34 sau khi chia của cho các con, thì phải chống gậy xin ăn vì các con đã đối xử tệ
bạc với ông. Trong Sám Pháp Mục Liên35, Đức Phật dạy khi con khôn lớn hiểu biết việc
đời hướng đạo cho con hoặc cho suất ra tu học đạo pháp, trở thành giải thoát. Ân đức như
thế thật khó đáp đền.
Vấn đề về quản lý tài sản của con
Hầu hết các bậc làm cha mẹ đều chưa được học qua về cách làm cha mẹ như thế
nào cho phù hợp và giúp cho con cái trưởng thành cũng như thành công và thành người
tốt trong xã hội. Đa số chỉ là được truyền lại kinh nghiệm từ ông bà và những người đi
trước cho nên có nhiều lúc họ cũng phân vân, lúng túng trong vai trò cha mẹ của mình.
Như vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong việc quản lý tài sản sẽ như thế nào?
Trong bài kinh Kinh giáo thọ Thi-ca-la-việt 36, trích từ Kinh Trường Bộ Tập II, Đức Phật
có dạy cách quản lý tài sản là không phung phí: “Thế nào là không theo sáu nguyên nhân
phung phí tài sản? Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài
sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí
viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài
sản. Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên
nhân phung phí tài sản”. Như vậy theo lời Đức Phật thuyết giảng, tài sản ở đây không
chỉ nói về tài sản vật chất mà còn được bao gồm tài sản về tinh thần, tài sản về thời gian,
cũng như các mối quan hệ giao du bạn bè, công việc cũng là một dạng tài sản. Như vậy,
cha mẹ cần phải học hỏi từ những lời Phật dạy để có thể không chỉ truyền lại tài sản cho
con mà còn dạy con biết cách quản lý, bảo vệ tài sản một cách phù hợp và thích đáng
nhất. Trong Kinh cũng có nói về việc cha mẹ cũng cần phải dạy cho con nghề nghiệp 37,
tức là dạy cách để con cái tạo ra tài sản cho cuộc sống. Trong kinh Tăng Chi Bộ III,
chương Tám pháp, Phẩm Gotami, kinh Dìghajanu, Phật dạy rằng: “Hoặc nghề nông,
34
ĐTKVN, Kinh Tương Ưng Bộ, tập I, chương VII, Tương ưng Bà La Môn, Phẩm Cư sĩ, Kinh Mahasala: Đại
phú giả hay y choàng thô, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
35
Sám Pháp Mục Liên, trang 127, bản dịch Thích Quảng Độ.
36
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,1993.
37
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,1993.

11
hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất
cứ nghề gì, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu
phương tiện vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm; đây gọi là đầy đủ sự tháo
vát”38. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp con cái có thể tự chủ về sinh kế mà không
cần chỉ dựa vào việc thừa tự tài sản của cha mẹ để lại.
Vấn đề về hạn chế quyền của cha mẹ với con cái
Trong cuộc sống, cha mẹ con cái sống yêu thương nhau, cùng sống hoà thuận, và
hướng đến Chánh pháp của Đức Phật là một điều may mắn lớn lao. Nhưng cũng có
những trường hợp cha mẹ con cái sống mà mang lại sự đau khổ cho nhau. Như trong
Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình dẫn ra những trường hợp giới hạn quyền Cha mẹ
với con cái chưa thành niên như sau: “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản
của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái
đạo đức xã hội.”39. Trong quan điểm Phật giáo, từ bài kinh chúng ta có thể rút ra được
những nhóm cha mẹ và con cái trong trường hợp giới hạn, tác động ngược đến phía còn
lại như sau: Trường hợp: “Cha mẹ của con không thọ giới không sát hại, không trộm
cắp, không tà dâm không nói dối, không uống rượu”, trường hợp: “con lại không lãnh
thọ giới không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống
rượu.”40. Không chỉ vậy, vấn đề cha mẹ ngược đãi, huỷ hoại con cái còn được xem xét
dưới góc nhìn nhân quả nghiệp báo như trong kinh Đoạ Thai 41 thuộc Tạp A Hàm có chép
lại chuyện như sau: “Chúng sanh này này thời quá khứ, ở tại thành Vương xá này, tự phá
thai. Vì tội này nên đọa vào địa ngục trải qua trăm ngàn năm, chịu vô lượng khổ. Vì dư
báo này nên vị ấy phải chịu cái thân như vậy, tiếp tục chịu đau khổ”. “Này các Tỳ-kheo,
38
ĐTKVN, kinh Tăng Chi bộ, tập III, chương Tám pháp, Phẩm Gotami, kinh Dìghajanu, HT. Thích Minh Châu
dịch, VNCPHVN.
39
Điều 85, Luật Hôn nhân Gia Đình, 2014.
40
ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 31, Kinh 874, bản dịch Thích Đức Thắng, chú giải Thích Tuệ Sỹ.
41
ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 31, Kinh 512, bản dịch Thích Đức Thắng, chú giải Thích Tuệ Sỹ.

12
như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy, là như thật không khác. Các ông cần
nên ghi nhớ.”. Một ví dụ khác mà khi Đức Phật dạy về Chánh niệm trong việc ăn uống,
lại liên quan đến hình ảnh cha mẹ ăn thịt con, được tìm thấy ở cả trong A Hàm và Nikaya
với hai bản kinh tương ứng là kinh Tử nhục và kinh Thịt đứa con, theo đó: Kinh Thịt đứa
con (Puttamaṁsūpama)42:” Ðồ lương thực ít ỏi của chúng ta đã bị hao mòn, khánh tận;
còn lại vùng hoang vu này chưa được vượt qua; vậy chúng ta hãy giết đứa con một, khả
ái, dễ thương này, làm thành thịt khô và thịt ướp, ăn thịt đứa con và vượt qua vùng
hoang vu còn lại này, chớ để tất cả ba chúng ta đều bị chết hại”. Họ vừa ăn thịt con, vừa
đập ngực, than khóc: “Ðứa con một ở đâu? Ðứa con một ở đâu?” Này các Tỷ-kheo, các
ông nghĩ thế nào? Họ ăn món ăn có phải để vui chơi? Hay họ ăn món ăn để tham đắm?
Hay họ ăn món ăn để trang sức? Hay họ ăn món ăn để béo tốt? —Thưa không phải vậy,
bạch Thế Tôn. —Có phải họ ăn các món ăn chỉ với mục đích vượt qua vùng hoang vu?—
Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Kinh Tử nhục ( 子肉 )43 cũng tương tự44. Từ việc nuôi dưỡng
Chánh niệm trong ăn uống qua ví dụ gây ấn tượng mạnh về việc cha mẹ ăn thịt con, liên
hệ đến việc cha mẹ nuôi dưỡng cái, nhiều khi có vẻ yêu thương; yêu chiều; kì vọng vào
con cái, nhưng thiếu đi Chánh niệm, chỉ chạy tham dục vi tế của bản thân; mà nhân danh
tình yêu con cái cũng là đang hại con. Ngược lại, không thể vội vàng xét đoán một việc,
vì đôi khi sự yêu thương lại được thể hiện bằng một hành động mãnh liệt mạnh bạo
nhưng hiệu quả mang lại thì hướng thượng. Như ví dụ trong kinh Vương tử Vô Uý
(Abhayaràjakumàra sutta) như sau: “Nếu đứa con nít này, do sự vô ý của Vương tử, hay
do sự vô ý của người vú hầu, thọc một cái que hay nuốt một hòn đá vào trong miệng, vậy
Vương tử phải làm gì? Bạch Thế Tôn…, con sẽ móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu.
42
ĐTKVN, Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, chương I, tương ưng nhân duyên, đại phẩm thứ bảy, Kinh Thịt đứa con,
bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
43
ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 15, Kinh 373, bản dịch Thích Đức Thắng, chú giải Thích Tuệ Sỹ.
44
“Ví như hai vợ chồng chỉ có một đứa con để thương yêu nuôi nấng. Họ muốn vượt qua con đường hiểm trong
hoang mạc, chỗ có tai nạn. Lương thực thì đã hết sạch, đói khát cùng cực, không còn kế sách nào để cứu vãn, họ
bàn nhau: ‘Chúng ta có một đứa con rất mực là thương yêu; nếu ăn thịt con thì mới có thể thoát qua cơn hiểm nạn
này. Chớ để cả ba ở đây cùng chịu chết!’ Suy tính như vậy xong, họ ngậm ngùi thương xót rơi lệ, liền giết chết
con, gượng ăn thịt con để đi qua khỏi hoang mạc. Thế nào, các Tỳ-kheo, vợ chồng người kia cùng nhau ăn thịt
con há vì để nhận vị ngọt hay vì ham thích ngon sướng mà ăn?”.

13
Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì con có lòng thương tưởng đứa trẻ. 45“Một ví dụ khác tương
tự46 cũng được tìm thấy trong kinh Nhũ Mẫu47 (乳母).
Cho nên có thể thấy, nếu thiếu đi Chánh niệm thì đôi khi một hành động có vẻ yêu
thương lại tạo ra ác nghiệp, phiền não. Nhưng ngược lại, nếu đi cùng Chánh niệm thì một
hành mạnh bạo, đúng sự thật đúng thời, đúng pháp thì có thể tạo ra quả lành cho con cái
từ cha mẹ, như trong bài kinh Quỷ Ám48 có ví dụ về người con bị quỷ thần ám, nhưng
nhờ người mẹ hướng con đến Chánh pháp mà Quỷ thần thối lui; cũng nhờ người mẹ khéo
hộ trì cho con mà con bà đã đắc Thánh quả.
C. MỐI QUAN HỆ NHÂN THÂN CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ
Vấn đề về phụng dưỡng, chăm sóc
Có thể nói từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn ta đã thọ nhận không biết bao nhiêu
là ân đức của cha mẹ, công lao ấy như trời bể, phận làm con khi đã trưởng thành phải có
bổn phận phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ để gọi là một phần nào báo đáp thâm ân. Trong
năm lí do gầy dựng tài sản được Phật khẳng định thì lí do tạo ra của cải vật chất để phụng
dưỡng cha mẹ là một điều đúng đắn49. Ngay như người xuất gia vẫn phải đặt chữ hiếu
làm đầu vì khi xưa chính Đức Phật cũng là người tiên phong trong vấn đề hiếu dưỡng.
Nếu như không có anh em chăm sóc cha mẹ khi tuổi xế chiều thì Đức Phật vẫn cho phép
chúng ta phải có bổn phận tới lui phụng dưỡng như trong Chuyện hiếu tử Sama 50 của
Kinh Tiểu Bộ, thậm chí khi cha mẹ thải đồ bất tịnh cũng không được sanh tâm nhờm

45
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Vương tử Vô Uý, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
46
“Thí như đứa trẻ, cha mẹ sanh ra rồi giao nó cho nhũ mẫu, tùy thời xoa bóp vỗ về, tùy thời tắm gội, tùy thời cho
bú mớm, tùy thời trông chừng. Nếu người nhũ mẫu không cẩn thận, đứa trẻ hoặc bốc cỏ, bốc đất, hay các đồ vật
dơ cho vào miệng nó. Lúc này nhũ mẫu liền bảo nó nhả ra, kịp thời loại ra thì tốt. Nếu đứa trẻ không thể tự mình
nhả ra được, nhũ mẫu phải dùng tay trái giữ đầu nó, tay phải tìm cách móc vật nghẹn ra. Tuy lúc đó đứa trẻ bị đau
đớn thật, nhưng nhũ mẫu vì muốn làm cho đứa trẻ an lạc lâu dài, nên phải khổ tâm tìm cách móc vật làm nghẹn
ra.”
47
ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 26, Kinh 685, bản dịch Thích Đức Thắng, chú giải Thích Tuệ Sỹ.
48
ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 50, Kinh 1325, bản dịch Thích Đức Thắng, chú giải Thích Tuệ Sỹ.
49
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương 5 pháp, phẩm vua Muda, kinh Trở Thành Giàu, VNCPHVN, 1996,
tr. 374.
50
ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, tập 10, chuyện hiếu tử Sama, NXB. Tôn Giáo, 2004, tr. 9-16.

14
gớm như trong phẩm Tâm Thăng Bằng, Kinh Đất51 của Kinh Tăng Chi Bộ. Đây là những
nét đặc thù nhất trong trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ được các nền đạo đức phương
Đông nói chung và Phật giáo nói riêng vinh danh tán thán. Trong bài kinh Mangalasutta52
(Kinh An Lành), Ðức Phật thuyết về 38 pháp đem lại sự an lành, hạnh phúc cho chư thiên
và nhân loại, trong đó có bài kệ rằng: “Này tất cả chư thiên, nhân loại. Một, người con
biết phụng dưỡng mẹ, Hai, người con biết phụng dưỡng cha. Ba, từ bi tế độ vợ con. Bốn,
có nghề nghiệp không lẫn lộn ác. Ðiều nào cũng an lành cao thượng” - trích Bộ
Suttantanipàtapàli, kinh Mangalasutta. Nhưng Đức Phật cũng nhấn mạnh tất cả những tài
sản và của cải vật chất tạo ra để phụng dưỡng cha mẹ phải được làm ra từ những việc làm
chân chánh, những đồng tiền kiếm được từ chính bàn tay và mồ hôi công sức của minh.
Điều này cũng được Phật ghi lại trong kinh Dhammika53: “hãy nuôi dưỡng mẹ cha, hợp
pháp và đúng pháp”. Bổn phận làm con phải biết lo phụng dưỡng mẹ cha, đó là điều an
lành hạnh phúc cao thượng. Ðức Phật dạy trong kinh Anguttaranikàya, phần
Catukanipàta, kinh Brahmasutta54rằng: “Cha mẹ là Ðức Phạm thiên, là vị chư thiên đầu
tiên, là vị thầy đầu tiên, là bậc xứng đáng thọ lãnh lễ vật cúng dường của con”-
Trích.Cha mẹ là bậc xứng đáng thọ nhận mọi vật lễ bái cúng dường của các con, bởi vì
cha mẹ là người có công ơn sinh thành và dưỡng dục các con nên người, các con được
nhìn thấy đời là nhờ có cha mẹ.
Vấn đề về giữ gìn truyền thống gia phong
Mỗi một gia đình đều có một nề nếp truyền thống riêng của các bậc tiền bối và tổ
tiên đã dày công xây dựng bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên
truyền thống ở đây muốn nhấn mạnh là những giá trị đạo đức tốt đẹp. Một người con hiếu
là người ngoài việc làm tròn bổn phận phụng dưỡng vật chất cho cha mẹ đúng pháp bên

51
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương 2 pháp, phẩm Tâm Thăng Bằng, Kinh Đất, VNCPHVN, 1996, tr.
119.
52
ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, Tiểu tụng, Kinh Điềm lành, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
53
ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, tập 1, kinh Tập, kinh Dhammika, NXB. TP. HCM, 1999, tr. 595.
54
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm Nghiệp công đức, Kinh Bằng với Phạm thiên, bản dịch
Hoà thượng Minh Châu, 1993.

15
cạnh đó còn biết tôn trọng giữ gìn các giá trị văn hóa, di sản và truyền thống của gia đinh,
giống nòi và dân tộc. Cần lưu ý rằng đạo Phật không hướng chúng ta đi theo những
phong tục cổ hủ, những truyền thống lạc hậu không phù hợp với đạo đức và sự hướng
thượng trong tu tập. Trong bài kinh giáo hóa dân chúng Kalama đức Phật có dạy: “đừng
vội tin một điều gì chỉ vì điều đó có hay thuộc truyền thống” 55, cho thấy dù là truyền
thống nhưng vẫn có hai mặt, nên chúng ta phải sáng suốt đi theo các mặt tốt và mạnh dạn
loại bỏ mặt tiêu cực của nó. Truyền thống gia phong cũng phải tuân theo chánh niệm. Và
cốt lõi trong hành động, chính là tác ý với trí tuệ, chứa đựng sự thương tưởng như Đức
Phật nói trong Kinh Trung Bộ, Kinh Vương tử Vô Uý: “lời nói nào Như Lai biết không
như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những
người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như
Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những
người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy. …. Và lời nói nào
Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những
người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy” 56. Từ lời nói, hay
hành động chân chính theo Đức Phật sẽ cần ba yếu tố là: đúng thời, đúng sự thật, tương
ứng với mục đích chân chính. Đức Phật cũng nhấn mạnh tất cả những tài sản và của cải
vật chất tạo ra để phụng dưỡng cha mẹ phải được làm ra từ những việc làm chân chánh,
những đồng tiền kiếm được từ chính bàn tay và mồ hôi công sức của minh. Điều này
cũng được Phật ghi lại trong Kinh tiểu bộ, kinh Dhammika 57: “hãy nuôi dưỡng mẹ cha,
hợp pháp và đúng pháp”. Ân đức cha mẹ lớn lao vô lượng, truyền thống gia phong
không gì hơn hiếu đạo, do đó, Ðức Phật dạy cha mẹ gọi là Ahuneyyo: bậc xứng đáng thọ
lãnh lễ vật lễ bái cúng dường của các con. Ðức Phật dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ,
Chương Bốn Pháp, Phẩm Nghiệp công đức, Kinh Bằng với Phạm thiên 58 rằng : “Người
55
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi bộ III, Kinh 65, tr 188 – 193.
56
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Vương tử Vô Uý, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993
ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, tập 1, kinh Tập, kinh Dhammika, NXB. TP. HCM, 1999, tr. 595.
57

ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm Nghiệp công đức, Kinh Bằng với Phạm thiên, bản dịch
58

Hoà thượng Minh Châu,1993.

16
con biết lo phụng dưỡng cha mẹ, chư bậc Thiện trí tán dương ca tụng người con ấy trong
đời này, người con ấy sau khi chết, do phước thiện phụng dưỡng cha mẹ, cho quả tái
sanh làm chư thiên cõi trời, hưởng mọi sự an lạc ở cõi trời ấy”.
Vấn đề về khuyến hóa cha mẹ
Người làm con ngoài những trách nhiệm hiếu đạo và phụng dưỡng cha mẹ về mặt
vật chất cũng như tinh thần thì Đức Phật cũng dạy con cái khuyến hóa cha mẹ kính tín
Tam bảo và an trú vào các thiện pháp, thiện giới. Một khi con cái có thể khuyến hóa cha
mẹ quy y Tam bảo thì những công đức này không thể nghĩ bàn và vô cùng to lớn mà
không có sự phụng dưỡng bằng vật chất hay tinh thần nào có thể so sánh được. Như trong
Kinh Phân biệt cúng dường59: “Này Ananda, nếu do nhờ một người, mà một người khác
được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời này Ananda, Ta nói rằng người này không
có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm
những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng
tọa, dược phẩm trị bệnh.” - trích Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt cúng dường. Hay
như trong Kinh Tăng Chi bộ, Chương 2 pháp, phẩm Tâm thăng bằng 60:”Nhưng này các
Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy
vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào
thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố
thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ.
Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”. Như vậy, Đức
Phật đã dạy rõ bổn phận hiếu đạo của con cái không gì qua việc khuyến hóa cha mẹ mình
tin kính Tam bảo và với việc ấy đã xem như báo được công ơn sâu dày của cha mẹ,
nhưng trong bài kinh giáo hóa dân chúng Kalama đức Phật có dạy: “đừng vội tin một
điều gì chỉ vì điều đó có hay thuộc truyền thống” 61, cho thấy dù là truyền thống nhưng

59
ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Phân biệt cúng dường, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
60
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi bộ , Tập I, Chương hai pháp, Phẩm Tâm thăng bằng, bản dịch Hoà thượng Minh
Châu, 1993.
61
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi bộ III, Kinh 65, tr 188 – 193.

17
vẫn có hai mặt, nên chúng ta phải sáng suốt đi theo các mặt tốt và mạnh dạn loại bỏ mặt
tiêu cực của nó, chứ không nên chỉ nghe theo cha mẹ.
D. MỐI QUAN HỆ TÀI SẢN CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ
Vấn đề về bảo vệ tài sản thừa tự
Tài sản mà cha mẹ để lại gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần. giữ gìn tiếp
nối truyền thống gia phong chính là bảo vệ về mặt tinh thần. Bên cạnh đó việc thừa kế và
làm hưng khởi của cải ba mẹ để lại chính là bảo vệ về mặt vật chất. Có người cha mẹ để
lại quá nhiều tài sản nên không chịu làm ăn mà chỉ biết ăn chơi phung phí. Như trong
kinh Tăng Chi Bộ phẩm Tài sản năm lý do khiến tài sản hao hụt có một lý do đó là “kẻ
thừa tự không khả ái”62 nghĩa là người con này không hiếu thảo cha mẹ, không biết kế
thừa di sản để lại, lại ăn chơi phung phí làm tiêu tán tài sản. Giữ gìn tài sản thừa tự không
có nghĩa chúng ta chỉ bảo vệ gìn giữ những gì đang có mà chúng ta phải làm phát triển
lớn mạnh hơn. Xã hội có nhiều cám dỗ, nếu chúng ta không giữ được lập trường cũng
như ý chí vươn lên thì rất dễ bị nó lôi cuốn. Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt63 có đề
cập đến ba mươi sáu nguyên nhân làm phung phí tài sản như đam mê rượu chè cờ bạc,
thân cận bạn ác…chính những thứ này đã khiến chúng ta ngày càng thụt lùi, tồi tệ hơn.
Đức Phật cũng dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, chương Tám Pháp, phẩm Gotami,
kinh Dighajanu, người Koliya, bốn cách làm cho tài sản hưng khởi:“Không say đắm đàn
bà, không say đắm rượu chè, không say đắm cờ bạc; bạn bè với thiện, thân hữu với thiện,
giao du với thiện.”64. Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải
hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
Luôn quán sát tự thân, cẩn trọng với những đam mê bất chính, tránh tiêu xài phung phí để
xây dựng và giữ gìn cuộc sống luôn được an vui, hạnh phúc.

62
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương 5 pháp, phẩm Du hành dài, Kinh Tài sản, VNCPHVN, 1996, tr.
727.
63
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Nxb. TP. HCM, 1991, tr. 532-533.
64
ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, chương Tám Pháp, phẩm Gotami, kinh Dighajanu, người koliya,
VNCPHVN, 1996, tr. 665-666.

18
Vấn đề về đảm nhận gánh vác công việc gia đình
Trách nhiệm bổn phận của con cái đối với cha mẹ không chỉ có trong kinh điển mà
ở luật pháp cũng có những điều nói đến bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Luật số
52/2014/QH1365, Điều 70 quyền và nghĩa vụ của con phải “Có bổn phận yêu quý, kính
trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của
gia đình”. Như vậy, chúng ta thấy rằng hiếu thảo cha mẹ là một điều căn bản của mỗi
con người. Tinh thần đó không chỉ Phật giáo xem trọng mà ngay cả pháp luật cũng đưa ra
những điều căn bản để mỗi công nhân phải thực hiện. Trong Trường bộ kinh IV, kinh
Giáo thọ Thi ca la việt 66, Ðức Phật dạy:”Người con có năm bổn phận đối với cha mẹ:
nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, làm đủ bổn phận người con đối với cha mẹ, giữ
gìn truyền thống gia đình, bảo vệ tài sản thừa tự và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”.
Người con phải biết lễ phép, kính trọng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên dạy của cha mẹ;
bổn phận người làm con cần phải biết lo phụng dưỡng cha mẹ cho đến hết tuổi thọ. Trong
Kinh Tương Ưng, Kinh Tương Ưng I, mục 8 67
đức Phật cũng nói đến vị trí của người
con hiếu thảo là vô song và hơn hết các loài động vật khác. Sự vô song này được đức
Phật ví với sự vô song của Phật so với các loài hai chân: “Giữa các loài hai chân. Chính
giác là tối thắng. Trong các loài con cái. Hiếu thuận là tối thắng”68. Ngoài việc phải
gánh vác tất cả công việc nặng nhọc, thay thế cho cha mẹ, để cha mẹ được phấn khởi vui
vẻ trong lúc tuổi già. Khi cha mẹ đau ốm, phải hết lòng săn sóc, hầu hạ bên giường,
không nài khó nhọc, lo thuốc thang điều trị cho cha mẹ sớm mau hết bệnh mà không sợ
hao tốn. Kinh Pháp Cú, kệ 33269 khi đề cập đến các phạm trù hạnh phúc cũng có nói đến
sự hiếu kính cha mẹ là hạnh phúc tối thượng ở đời: “Phúc thay, hiếu kính Mẹ. Phúc thay,
hiếu kính Cha.”. Người con phải có bổn phận trách nhiệm gánh vác những công việc gia

65
Luật số 52/2014/QH13, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2014.
66
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,1993
67
Dẫn theo Thích Nhật Từ, Chữ hiếu trong đạo Phật, NXB Hồng Đức, 2013.
68
Dẫn theo Thích Nhật Từ, Chữ hiếu trong đạo Phật, NXB Hồng Đức, 2013.
69
ĐTKVN, Kinh Pháp Cú - lời Phật dạy, phẩm Voi, kệ số 332, HT. Thích Thiện Siêu và HT. Thích Minh Châu
dịch, NXB. Hồng Đức, 2014.

19
đình để cho cha mẹ được nghỉ ngơi. Việc làm này cũng để thể hiện lòng hiếu thảo của
con cái đối với cha mẹ trong muôn một.
Vấn đề về thừa nhận quan hệ cha mẹ và con cái
Trong cuộc sống không thiếu những trường hợp thất lạc cha mẹ con cái, con bị bỏ
rơi, nên chính vì thế, việc xác định và công nhận quan hệ cha mẹ con cái. Đối với thế
gian thì việc xác định công nhận quan hệ cha mẹ và con cái được thể hiện rõ trong các
chương điều tại luật Hôn nhân và gia đình. Nó bao quát toàn bộ về mặt hiện tượng để lấy
làm quy chuẩn cho việc thực thi70. Như trong Chuyện Ngạ quỷ về đứa bé trai 71, nói về
một đứa bé bị bỏ rơi tại bãi tha ma được Phi nhân nuôi dưỡng: “Đứa bé trai này, bị
quăng bỏ ở bãi tha ma, đã được nuôi dưỡng ban đêm nhờ vào dịch chất từ ngón tay. Dạ-
xoa và quỷ sứ hay là các loài bò sát không thể quấy nhiễu đứa bé trai là người có phước
báu đã tạo.” Từ đây có thể thấy, việc trẻ em bị bỏ rơi, không biết cha mẹ trong xã hội Ấn
độ xưa có thể không phải là hiếm. Nên chính vì thế, việc tìm lại cha mẹ, xác định lại cha
mẹ là điều rất quan trọng. Những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, khiến tâm trí của chúng đau
khổ, tủi nhục như trong câu chuyện tiền thân Losaka:“Một hôm, Tướng quân Chánh
pháp Xá-lợi-phất đang đi khất thực ở Xá-vệ, thấy đứa bé, suy nghĩ không biết đứa bé
đáng thương này ở làng nào, khởi lòng từ bi đối với nó … cho nó ăn các món ăn loại
cứng và loại mềm, dắt nó đến tinh xá, tự tay tắm rửa nó, truyền giới xuất gia cho nó làm
Sa-di, và khi tuổi đầy đủ, liền trao Ðại giới cho nó. Khi nó trưởng thành, nó được gọi là
Trưởng lão Losakatissa.” 72. Bởi vì thiếu vắng mẹ cha, làm con cái hoảng sợ, trong tiếng
Pali có cụm từ “Amātàputtika bhaya” diễn tả sự sợ hãi của con cái khi không có mẹ, xuất
hiện trong bài kinh Các sợ hãi thuộc Tăng chi bộ kinh 73, theo đó Đức Phật cũng thông
qua ví dụ con lạc mất mẹ trong sợ hãi này để dạy: “Có con đường, này các Tỷ-kheo, có
70
Luật Hôn nhân và Gia đình, 2000.
71
Translated by Bhikkhu Indacanda, 2011. Based on the Buddha Jayanthi edition of the Pali canon, as corrected
by Bhikkhu Indacanda.
72
ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, Tập III, phẩm Lợi ái, Chuyện trưởng lão Losaka, HT. Thích Minh Châu dịch,
VNCPHVN.
73
ĐTKVN, kinh Tăng Chi bộ, chương Ba pháp, phẩm Lớn, kinh Các sợ hãi, HT. Thích Minh Châu dịch,
VNCPHVN.

20
đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm
chia rẽ mẹ con này. Ðây là con đường Thánh Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư
duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.”.
Từ đây, chúng ta thấy được ý nghĩa ẩn dụ trong Phật giáo liên quan đến việc xác định
mối quan hệ cha mẹ, con cái với nhau, chính là bằng Chánh pháp. Thế gian chỉ sợ lạc lối
mất nhau trong chiến loạn, tai nạn; mà không thấy rằng chúng sinh đều là những đứa trẻ
lạc, không đau vì mất mẹ cha, đang phiêu trầm trong sinh tử luân hồi. Chỉ có quay về mới
cha mẹ, mới được an vui thực sự. Cũng chính vì điều này, kinh điển Đại Thừa như Diệu
Pháp Liên Hoa Kinh lấy những ví dụ liên quan đến cha và con để ám chỉ cho vấn đề xác
tín cha mẹ con cái này, như ví dụ về Gã cùng tử và vị Trưởng giả trong Phẩm tín giải 74:
“Thí như có người tuổi thơ bé, bỏ cha trốn đi qua ở lâu nơi nước khác, hoặc mười, hai
mươi đến năm mươi năm; người đó tuổi đã lớn lại thêm nghèo cùng khốn khổ, rong ruổi
bốn phương để cầu đồ mặc vật ăn, dạo đi lần lần tình cờ về bổn quốc.”. Sự kết thân hình
thành mối quan hệ cha mẹ và con cái là do nghiệp duyên. Theo Phật giáo, có bốn loại
duyên nghiệp đưa đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong kiếp hiện tại. Đó là
người con sẽ báo ân, người con sẽ báo oán, người con sẽ đòi nợ và người con sẽ trả nợ 75.
Theo thuyết này, chúng ta có thể bổ sung trường hợp nghiệp duyên tương trợ tức là cha
mẹ và con cái nương tựa nhau theo nhân quả bình đẳng mà không phải nghiêng về một
bên nào chịu quả tích cực hay tiêu cực.
E.KẾT LUẬN
Dù đạo hay đời thì tinh thần hiếu đạo, tình cảm thiêng liêng cao đẹp giữa cha mẹ
và con cái vẫn luôn được đề cao. Đây là nền tảng của các mối quan hệ trong xã hội. Bổn
phận trách nhiệm và nhân cách một con người được Đức Phật dạy rất rõ ràng cặn kẽ76
những ai muốn làm tròn bổn phận con người và trèo lên nấc thang cao hơn của Tam thừa

74
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Tín Giải Thứ Tư; Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập; Việt dịch:
HT. Thích Trí Tịnh; NXB. Tộn giáo, 2010
75
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, VNCPHVN, 1991, tr. 543.
76
ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt. NXB. TP. HCM, 1991, tr. 541-542.

21
thánh thì phải ghi nhớ và làm tròn các trách nhiệm này. Thế tục là nền tảng, đạo lộ là con
đường siêu xuất của bậc thượng sĩ đương nhiên phải lấy nền tảng làm thềm thang trên
con đường học phật. Mỗi người trong chúng ta ai cũng làm tròn bổn phận trách nhiệm
của mình với gia đình, xã hội thì đó là điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
Như vậy chúng ta dễ dàng thấy được điểm chung giữa quan điểm của Phật giáo và
thế gian về vấn đề quan hệ cha mẹ và con cái. Đó là đều hướng tới giá trị nhân bản, về
đạo đức tính hướng thượng trong mối quan hệ này. Phật giáo vẫn luôn mang tính bao
hàm cao tột trong các pháp thế gian, trường hợp này cũng không ngoại lệ. Nếu ở thế gian
chỉ tập chung vào những yếu tố bên ngoài để quy chuẩn cho vấn đề. Phật giáo lại đi từ
các nguyên nhân sâu xa bên trong soi rọi vấn đề dưới lăng kính của nhân quả, nghiệp báo
vô cùng minh triết. Đây là một đặc điểm nổi bật chỉ có ở Phật giáo.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Điều 85, Luật Hôn nhân Gia Đình, 2014.


2. ĐTKVN, Kinh Pháp Cú - lời Phật dạy, phẩm Tâm, kệ số 43, HT. Thích Thiện Siêu
và HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Hồng Đức, 2014, tr. 41
3. ĐTKVN, Kinh Pháp Cú - lời Phật dạy, phẩm Voi, kệ số 332, HT. Thích Thiện Siêu
và HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Hồng Đức, 2014.
4. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi bộ , Tập I, Chương hai pháp, Phẩm Tâm thăng bằng, bản
dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
5. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi bộ III, 65, tr 188 – 193.
6. ĐTKVN, kinh Tăng Chi bộ, chương Ba pháp, phẩm Sứ giả người trời, kinh Ðược
Nuôi Dưỡng Tế Nhị, HT. Thích Minh Châu dịch, VNCPHVN.
7. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm Nghiệp công đức, Kinh
Bằng với Phạm thiên, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
8. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, chương Năm Pháp, Phẩm Du hành dài, Kinh Tài sản,
bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
9. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương 2 pháp, phẩm Tâm Thăng Bằng, Kinh
Đất, VNCPHVN, 1996, tr. 119.
10. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương 5 pháp, phẩm Du hành dài, Kinh Tài
sản, VNCPHVN, 1996, tr. 727.
11. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương 5 pháp, phẩm vua Muda, kinh Trở
Thành Giàu, VNCPHVN, 1996, tr. 374.
12. ĐTKVN, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, chương Tám Pháp, phẩm Gotami, kinh
Dighajanu, người koliya, VNCPHVN, 1996, tr. 665-666.
13. ĐTKVN, kinh Tăng Chi bộ, tập II, chương Năm pháp, phẩm Nam cư sĩ, HT. Thích
Minh Châu dịch, VNCPHVN.
14. ĐTKVN, kinh Tăng Chi bộ, tập III, chương Tám pháp, phẩm Gotami, kinh
Dìghajanu, HT. Thích Minh Châu dịch, VNCPHVN.
15. ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 15, Kinh 373, bản dịch Thích Đức Thắng, chú
giải Thích Tuệ Sỹ.
16. ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 26, Kinh 685, bản dịch Thích Đức Thắng, chú
giải Thích Tuệ Sỹ.

23
17. ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 31, Kinh 512, bản dịch Thích Đức Thắng, chú
giải Thích Tuệ Sỹ.
18. ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 31, Kinh 874, bản dịch Thích Đức Thắng, chú
giải Thích Tuệ Sỹ.
19. ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 32, Kinh 913, bản dịch Thích Đức Thắng, chú
giải Thích Tuệ Sỹ.
20. ĐTKVN, Kinh Tạp A Hàm, Quyển 50, Kinh 1325, bản dịch Thích Đức Thắng, chú
giải Thích Tuệ Sỹ.
21. ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, tập 1, kinh Tập, kinh Dhammika, NXB. TP. HCM, 1999, tr.
595.
22. ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, tập 10, chuyện hiếu tử Sama, NXB. Tôn Giáo, 2004, tr. 9-
16.
23. ĐTKVN, Kinh Tiểu Bộ, Tiểu tụng, Kinh Điềm lành, bản dịch Hoà thượng Minh
Châu, 1993.
24. ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Đại Kinh Đoạn tận ái, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,
1993.
25. ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Phân biệt cúng dường, bản dịch Hoà thượng Minh
Châu, 1993.
26. ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Thừa tự Pháp, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,
1993.
27. ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Vương tử Vô Uý, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,
1993.
28. ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, Kinh Vương tử Vô Uý, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,
1993.
29. ĐTKVN, Kinh Trung Bộ, tập I, kinh Giáo Giới La-Hầu-La ở rừng Am-Bà-La, HT.
Thích Minh Châu dịch, tr. 508.
30. ĐTKVN, Kinh Trường A Hàm, Kinh Thiện Sanh, bản dịch Thích Tuệ Sỹ.
31. ĐTKVN, Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, bản dịch Hoà thượng
Minh Châu, 1993
32. ĐTKVN, kinh Trường Bộ, tập 2, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, HT. Thích Minh
Châu dịch, VNCPHVN, NXB TP. HCM, 1991, tr. 542.
33. ĐTKVN, Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, chương I, tương ưng nhân duyên, đại phẩm
thứ bảy, Kinh Thịt đứa con, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993.
34. ĐTKVN, Kinh Tương Ưng Bộ, tập 4, chương VIII, tương ưng thôn trường, Kinh
Bhadra (Hiền) hay Bhagandha-Hat—Thaha, bản dịch Hoà thượng Minh Châu, 1993
24
35. ĐTKVN, Kinh Tương Ưng Bộ, tập I, chương VII, Tương ưng Bà La Môn, Phẩm Cư
sĩ, Kinh Mahasala: Đại phú giả hay y choàng thô, bản dịch Hoà thượng Minh Châu,
1993.
36. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẩm Tín Giải Thứ Tư; Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh; NXB. Tộn giáo, 2010
37. Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014, khoản 4, điều 69, tr. 36.
38. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 2, điều 72, tr. 37.
39. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 3, điều 2, tr. 16.
40. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 3, điều 68, tr. 35.
41. Luật nuôi con nuôi, điều 2, 2010
42. Luật số 52/2014/QH13, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2014.
43. Sám Pháp Mục Liên, trang 127, bản dịch Thích Quảng Độ.

25
MỤC LỤC
QUAN NIỆM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CHA MẸ CON CÁI................................................3
A. MỐI QUAN HỆ NHÂN THÂN CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI...................................4
Vấn đề về sinh thành, nuôi dưỡng con cái........................................................................4
Vấn đề về dạy dỗ, bảo ban con cái...................................................................................6
Vấn đề về cha mẹ xin con nuôi.........................................................................................8
B. MỐI QUAN HỆ TÀI SẢN CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI.........................................10
Vấn đề về thừa tự tài sản cho con...................................................................................10
Vấn đề về quản lý tài sản của con..................................................................................11
Vấn đề về hạn chế quyền của cha mẹ với con cái..........................................................12
C. MỐI QUAN HỆ NHÂN THÂN CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ.................................14
Vấn đề về phụng dưỡng, chăm sóc.................................................................................14
Vấn đề về giữ gìn truyền thống gia phong.....................................................................16
Vấn đề về khuyến hóa cha mẹ........................................................................................17
D. MỐI QUAN HỆ TÀI SẢN CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ.........................................18
Vấn đề về bảo vệ tài sản thừa tự.....................................................................................18
Vấn đề về đảm nhận gánh vác công việc gia đình..........................................................19
Vấn đề về xác nhận quan hệ cha mẹ và con cái.............................................................20
E.KẾT LUẬN....................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................23

You might also like