You are on page 1of 3

NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH MỤC

ĐÍCH TRONG GIÁO DỤC


NHÓM 1
1. Nguyễn Thị Hương Giang
2. Đinh Thanh Hằng
3. Bùi Hồng Hạnh
4. Trần Thị Ngân
5. Nguyễn Thị Minh Trang

a. Nội dung
Hoạt động của con người bao giờ cũng hướng tới mục đích nhất định. Giáo dục là hoạt động có
mục đích, do đó nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục đều phải căn cứ
vào mục đích và phải đạt được mục đích giáo dục đó. Mục đích của hoạt động giáo dục phải
được cụ thể hoá bằng các mục tiêu giáo dục.
Toàn bộ hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường đều phải hướng vào mục đích xây dựng
phẩm chất nhân cách cho con người. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cần
hướng vào mục đích xây dựng nhân cách phát triển toàn diện, đó là mẫu người lí tưởng mà hoạt
động giáo dục phải đạt tới. Giáo dục phải làm cho học sinh thấm nhuần đường lối quan điểm của
Đảng và Nhà nước; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại, bảo vệ và phát triển những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc; xây dựng nếp sống văn
hoá mới, xóa bỏ tàn dư của nếp sống cũ lạc hậu...
Giáo dục thực chất là tổ chức tổ chức các hoạt động và giao lưu cho người được giáo dục. Vì
vậy, quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đều phải đặt ra những mục tiêu cụ thể và đạt được
chúng, tức là khi tổ chức các quá trình giáo dục cụ thể phải chú ý dự kiến kết quả sẽ đạt được
theo mục đích giáo dục, ví dụ việc tổ chức lao động sản xuất cho học sinh phải đạt được hai mục
đích: giáo dục phẩm chất đạo đức và hiệu quả kinh tế. Giáo dục lao động - hướng nghiệp trong
nhà trường phải đạt được mục đích là hình thành và nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ lao động
mới, có tri thức, kĩ năng lao động - nghề nghiệp để học sinh có thể hướng nghiệp và định hướng
nghề nghiệp đúng, có hiệu quả. Như vậy, thông qua tổ chức hoạt động có thể giúp học sinh nhận
thức một khái niệm mới, hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực hay những thói quen hành vi
đúng đắn.... Mục đích giáo dục bao gồm những mục đích trước mắt, mục đích tương lai gần và
mục đích chiến lược, giáo dục cần xác định và đạt được các mục đích đó.
b. Tình huống
Cho học sinh đọc và phân tích tình huống có trong sách, trả lời các câu hỏi có trong sách giáo
khoa để học sinh thấy được tình yêu thương con người là như thế nào. Kể thêm một vài mẫu 
chuyện nhỏ hoặc cho các em tự nghiên cứu những mẫu chuyện những người thật việc thật hoặc
tổ chức cho các em diễn kịch xây dựng những tình huống về lòng yêu thương con người.
 Ví dụ: Giáo dục công dân, sgk lớp 6, bài 2 Yêu thương con người 

Bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi bị căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan toả - một căn bệnh hiện tại
chưa có phương pháp điều trị tối ưu. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện nhưng không qua
khỏi, thực hiện ước vọng của bé khi còn sống mẹ bé và gia đình đã quyết định hiến tặng giác
mạc của bé. Hai giác mạc của Hải An sau đó đã được ghép cho một cụ bà 73 tuổi và một người
đàn ông 42 tuổi.
 
Việc mẹ bé và gia đình đã cố gắng vượt qua nỗi đau, quyết định hiến giác mạc để trao ánh sáng
cho người khác với mục đích cứu người, làm việc thiện đã viết nên câu chuyện đẹp về lòng nhân
ái, biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác để sự sống mãi tiếp nối, trường
tồn. Cô Thùy Dương, mẹ của bé chia sẻ: “ Việc hiến tạng là di nguyện của con. Lúc con còn tỉnh
táo, hai mẹ con hay thủ thỉ và bé đã nói ra mong muốn của mình về 
việc hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phàn là muốn mẹ tiếp
tục sống tiếp vì con còn trên thế gian”. Như một hiệu ứng kì diệu, sau khi biết nghĩa cử cao đẹp
của bé Hải An, đã có hàng nghìn người trên cả nước đăng kí hiến tạng sau khi qua đời.

a) Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế nào về ước nguyện đó?
b) Theo em, yêu thương con người là gì?
=> Câu trả lời
a) Ước nguyện bé Hải An là hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một
phần là muốn mẹ tiếp tục cuộc sống tiếp vì con còn trên thế gian. Em có suy nghĩ về ước nguyện
đó là một ước nguyện cao đẹp, đáng được tưởng nhớ và tôn trọng.
b) Theo em, yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt 
 
 Nhà giáo dục xác định được mục đích của buổi học hôm nay là làm hình thành cho học
sinh thái độ đúng đắn về lòng yêu người. Dựa vào mục tiêu để định hướng nhà giáo dục
sử dụng nội dung, phương pháp và các phương tiện liên quan đến lòng yêu người trong
suốt quá trình HĐGD diễn ra để đạt được mục đích đề ra. Để đảm bảo thực hiện nguyên
tắc nhà giáo dục cần:
 Cho học sinh đọc và phân tích tình huống có trong sách, 
 trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa để học sinh thấy được tình yêu thương con
người là như thế nào. 
 Kể thêm một vài mẩu chuyện nhỏ hoặc cho các em tự nghiên cứu những mẩu chuyện
những người thật việc thật hoặc tổ chức cho các em diễn kịch xây dựng những tình huống
về lòng yêu thương con người.
=> Từ những ví dụ minh họa trên, ta thấy được rằng mục đích giáo dục của bài 2 (giáo
dục công dân 6) “giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thương con người”. Từ đó giúp
nâng cao tình yêu thương con người của các em cho người khác, nhất là những người gặp
khó khăn, hoạn nạn.
 

You might also like