You are on page 1of 2

ĐỀ SỐ 1

Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một
đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai
minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng
để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường
và xã hội.(1)
Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần
được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ
đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt
được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và
xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân
mình là ai…
Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố
khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái
tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết
yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức
trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống
mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác.
Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có
thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các
nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria
Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ.
Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự
chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để
nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.
(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành”được
thể hiện trong văn bản?
- có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào
cũng mong muốn:” : có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ
thể khỏe đẹp.”
-
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Và bên ngoài
vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự
chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác."
-nếu gặp điệp từ (1 từ ) điệp ngữ (2 từ ) điệp cấu trúc(1 câu)
-nếu 4 câu lặp 1 từ ở đầu câu thì : điệp từ, điệp cấu trúc.
+tác dụng: nhằm nhấn mạnh , đồng thời khẳng định gì đó về quan điểm ng
viết về…
-nếu hoán dụ nhân hóa : nội dung hình thức:
* hoán dụ :” vòng tay”
– tác dụng:
+ hình thức: sử dụng hình ảnh “vòng tay” trở nên gần gũi với con người
làm cho câu văn trở nên thân thuộc thể hiện sự che chở đùm
+ nội dung: làm nổi bật cuộc sống của đứa trẻ khi rời xa gia đình khẳng
định quan niệm giáo dục đúng đắn của tác giả : đứa trẻ phải chịu trách nhiệm
biết chia sẻ
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con
trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ?
-giải thích 2 vế
+hãy giúp con trẻ vì:gia đình trang bị nền tảng cơ bản để đứa trẻ có thể
tự ý thức nhận thức đúng đắn giúp đứa trẻ trưởng thành hơn.
+nhưng để đứa trẻ tự làm những việc chúng có thể tự làm: những đứa
trẻ tự lập không ỷ lại vào người khác. Chịu trách nhiệm và tự rút ra bài học. tự
khơi được cá tính và sự sáng tạo.
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm giáo dục của tác giả hay
không? Vì sao?
Đồng tình. ( lôi hết ý từ câu 2 3). Thể hiện quan niệm sống đúng đắn.ko

You might also like