You are on page 1of 9

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

I.Đọc hiểu (3 điểm)


Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản
trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con
tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền
cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo
kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng
tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như
vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ
kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con
người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho
mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng
nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con
và ra đi năm 2012. Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những
người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn
lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn
số tiền đó cho từ thiện.

[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ,
còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì
cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách
nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo báo Tuổi trẻ, ngày 10/5/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao những người cha tỉ phú như Yu Pang-Lin, Bill Gates… không muốn
để lại tiền cho con ?
Câu 3: Việc không nhận tài sản kế thừa của những người con có phải là do họ không coi trọng
tiền bạc hay không ? Vì sao ?
Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần
trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà
thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản
thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.” không ?
II. Làm văn ( 7 điểm )
Câu 1: Đoạn trích phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất
là tuổi trẻ ? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị.
Câu 2:
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: 
“Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc”, 
Còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định:
  “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.
Anh chị hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông qua một vài
truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao.
Bài làm:
I. Đọc hiểu:
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: Báo chí
Câu 2: Theo tác giả, những người cha tỉ phú như Yu Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại
tiền cho con vì: Nếu các con họ giỏi hơn họ thì họ chẳng cần phải để lại nhiều tiền. Còn nếu các
con họ kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại mà thôi. Đồng thời, con người thì phải tự kiếm
sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã
hội.
Câu 3: Việc không nhận tài sản kế thừa của những người con không phải do họ không coi trọng
tiền bạc mà là vì họ cho rằng: Đã là một con người bình thường thì phải có năng lực lao động.
Khi chính bản thân tạo ra đồng tiền, họ sẽ biết quý trọng tài sản do chính mình tạo ra. Chỉ khi lao
động, họ mới có thể kiếm sống để phục vụ bản thân và góp phần phát triển xã hội.
Câu 4: Em đồng tình với quan điểm: “Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho
con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ
đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và
năng lực để tự chịu trách nhiệm.” Vì:
Con người cần có ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân, đó chính là nhận thức của bản thân về
phải trái – đúng sai, về hành vi ứng xử, về lao động và công việc trong cuộc sống. Khi đã có ý
thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trước cuộc đời, phải đồng thời hình thành năng lực tự
chịu trách nhiệm. Đó là năng lực được giáo dục bởi gia đình, xã hội và đặc biệt là do chính nhận
thức của mỗi chúng ta mà nên. Năng lực đó chính là trí tuệ, khả năng ứng xử, khả năng làm việc
và lao động,.. mà mỗi con người cần có khi bước chân vào đời.
II. Làm văn
Câu 1: Đoạn trích phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất
là tuổi trẻ ? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị.
Bước chân và một xã hội đang hội nhập và phát triển hằng ngày, hành trang chúng ta
mang trên vai bên cạnh tri thức chính là tính tự lập. Ta có thể làm gì được khi không có cho
mình tính tự lập ? Tự lập là tự mình sắp xếp và hoàn thành công việc, từ những việc đơn giản
trong cuộc sống đến những công việc lớn lao khác trong xã hội. Bản lĩnh của con người có được
thể hiện hay không hoàn toàn nằm ở tính tự lập. Đó chính là bản lĩnh khi tự mình đối mặt với
những khó khăn, thử thách, bản lĩnh cả trong cách sắp xếp và bố trí thời gian, bởi khi đã trưởng
thành, không một ai có thể thiết lập được thời gian biểu cho bạn ngoài bạn. Và chỉ khi có tính tự
lập, bản mới có thể làm chủ được cuộc sống của mình. Một xã hội phát triển không có chỗ trống
cho những người trì hoãn và loay hoay không biết cách sử dụng quỹ thời gian của mình. Tự lập
cần có như một đức tính, một công cụ vạn năng để bạn ứng biến và xoay chuyển những thử
thách cuộc sống. Nhận thức được sự quan trọng của tính tự lập trong việc quyết định bản thân
trong cuộc sống, nền giáo dục phương Tây và Nhật Bản đã đề cao tinh thần tự lập như một yếu
tố cần thiết trong sự giáo dục bước đầu cho những đứa trẻ. Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc
lập, tự lực cánh sinh của mỗi người. Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho
trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ
tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Hay Phụ huynh Nhật Bản luôn khuyến
khích trẻ tự giải quyết vấn đề của riêng mình và không can thiệp khi trẻ vẫn có thể tự mình giải
quyết. Tuy nhiên, lối sống thụ động, trì trệ và phụ thuộc vẫn còn tồn tại ở nhiều bạn trẻ trong
cuộc sống. Chính thói quen ỷ lại, dựa dẫm này khiến họ dễ chùn bước và gặp thất bại khi bước
chân vào thế giới rộng lớn khi gặp phải những người có năng lực, có ý chí vươn lên trong cuộc
sống. Nhưng cũng cần hiểu rằng, tự lập là tự mình lựa chọn cách ứng xử, tự mình phục vụ và tự
mình giải quyết các vấn đề chứ không phải tự cô lập. Nếu ngộ nhận và cho rằng tự lập là phải tự
tách biệt với cuộc sống và không cần lấy bất kì sự giúp đỡ nào thì ta đã vô tình biến cuộc sống
của mình trở nên khó khăn và bế tắc. Người trẻ ngày nay cần xây dựng và rèn luyện cho mình
tính tự lập, bởi họ cần hiểu rằng, không ai khác ngoài họ mới có thể quyết định được cuộc đời
mình. Bản thân em cũng sẽ phấn đấu rèn luyện cho mình tính tự lập, tích cực trong các hoạt động
và tự chủ trong việc tăng cường kiến thức cũng như những kĩ năng sống cần thiết cho mình. Có
thể nói, người trẻ cần phải trang bị tính tự lập như một chiếc chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa
bước vào thế giới rộng lớn – nơi chỉ những người tự làm chủ bản thân mới có thể trở nên thành
công được !
Câu 2:
Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho rằng: 
“Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc”, 
Còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định:
  “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.
Anh chị hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông qua một vài
truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao.
Nhà văn Nguyễn Khải từng viết: “Truyê ̣n ngắn phải ngắn gọn, cô đúc, kiê ̣m lời, dung
lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn “ lõi phải dầy, vỏ phải mỏng”, quan điểm đó về truyện ngắn của
nhà văn Nguyễn Khải đã khái quát được đặc điểm bao quát của truyện ngắn, đồng thời trùng khớp
với các ý kiến của nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương và nhà văn Mĩ Truman Capote:
“Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc” và “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu
nhưng lại không được dài”. Từ những nhận định bước đầu, ta dễ dàng hình dung được đặc trưng
của thể loại truyện ngắn từ nội dung đến hình thức. Và chính đă ̣c trưng bao trùm này đã bao quát
và chi phối các đă ̣c điểm cụ thể của thể loại truyê ̣n ngắn: nhân vâ ̣t, cốt truyê ̣n, tình huống, ngôn
ngữ…..

Truyê ̣n ngắn là mô ̣t khái niê ̣m phức tạp khó định nghĩa. Và theo như cách định nghĩa của
nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương “Truyện ngắn giống như nước hoa quả cô đặc”, tức nó
phải là phần tinh túy nhất được kết tinh sau quá trình chọn lọc, cô đúc. Hay nói cách khác, truyện
ngắn phải hàm súc, cô đọng, nhưng luôn mang khả năng khái quát cao những vấn đề về cuộc đời,
con người. Còn nhà văn Mĩ Truman Capote khẳng định: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề
sâu nhưng lại không được dài”, “bề sâu” mà nhà văn Mĩ Truman Capote muốn nói đến chính là
bề sâu về tư tưởng, về nội dung phản ánh. Truyện ngắn bao hàm tất cả “bề sâu” của cuộc đời,
của con người và bao hàm cả “bề sâu” tấm lòng nhà văn. Nó còn phản ánh sâu sắc “bề sâu” về trí
tưởng tượng và tài năng của nhà văn. Điều đó thể hiện rõ nhất trong cách nhà văn xây dựng hình
tượng nhân vật- miêu tả tính cách nhân vật, xây dựng tình huống truyện - phát triển tình huống
truyện, xây dựng chi tiết nghệ thuật, khả năng sử dụng ngôn từ,… Có thể nói, tuy cách diễn đạt
khác nhau nhưng hai ý kiến của hai nhà văn đều khái quát đặc trưng cơ bản của truyện ngắn:
dung lượng nhỏ, nội dung cô đọng hàm súc nhưng vẫn chứa đựng khả năng phản ánh và bao quát
rộng lớn đến các vấn đề khác nhau trong xã hội.
Theo cách định nghĩa thông thường, truyê ̣n ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nô ̣i dung
thường chỉ xoay quanh mô ̣t tình huống truyê ̣n chủ chốt. Các yếu tố được xem là hạt nhân trong
cấu trúc nô ̣i tại của thể loại truyê ̣n ngắn là: cốt truyê ̣n, nhân vâ ̣t, lối trần thuâ ̣t, nhịp đô ̣ phát triển,
giọng điê ̣u, ngôn ngữ…và đặc biệt là tình huống truyê ̣n. Truyê ̣n ngắn thường chỉ tâ ̣p trung vào
mô ̣t vài biến cố, mă ̣t nào đó của đời sống, các sự kiê ̣n tâ ̣p trung trong mô ̣t không gian, thời gian
nhất định. Trong các yếu tố của truyê ̣n ngắn các nhà văn đă ̣c biê ̣t nhấn mạnh đến vai trò của chi
tiết, của đoạn mở đầu và của đoạn kết. Chi tiết là các tiểu tiết của các tác phẩm nghê ̣ thuâ ̣t văn
xuôi tự sự, có khả năng biểu hiê ̣n tư tưởng và cảm xúc. Bên cạnh đó, so với các thể loại khác,
nhân vâ ̣t trong truyê ̣n ngắn không phải không có những nét riêng. Truyê ̣n ngắn thường ít nhân
vâ ̣t. Nhân vâ ̣t trong truyê ̣n ngắn cũng ít khi được khắc họa tỉ mỉ như trong truyê ̣n dài và truyê ̣n
vừa. Truyê ̣n ngắn thường không nhằm tới viê ̣c khác họa những tính cách toàn diê ̣n, đầy đă ̣n, với
nhiều mă ̣t trong tương quan với hoàn cảnh. Tuy nhiên không phải vì thế mà nhân vâ ̣t trong
truyê ̣n ngắn không có ý nghĩa khái quát cao. ngôn ngữ cũng là điểm khởi đầu, đồng thời là điểm
tựa. Ngôn ngữ truyện ngắn vừa là mô ̣t trong những phương tiê ̣n, vừa là mô ̣t trong những vâ ̣t liê ̣u
cơ bản để “ khách quan hóa” những hình tượng trong tư duy nghê ̣ thuâ ̣t của người nghê ̣ sĩ. Đối
với các nhà văn, quá trình sáng tạo văn học cũng đồng thời là quá trình điều hành, tổ chức ngôn
ngữ theo mô ̣t vơ cấu riêng mang tính chủ quan. Cuối cùng,tình huống truyê ̣n có mô ̣t vai trò hết
sức quan trọng. Tình huống thể hiê ̣n rõ nhất đă ̣c trưng nhất phong cách của thể loại truyê ̣n ngắn.
Nó là yếu tố quyết định sự sống còn của truyê ̣n ngắn, là hạt nhân của cấu trúc thể loại này. Nó
bao trùm và chi phối các yếu tố khác như nhân vâ ̣t, cảnh vâ ̣t, bố cục, kết cấu, lời trần thuâ ̣t,… Có
thể nói, tất cả những yếu tố trên đã chi phối và góp phần tạo nên đặc trưng cơ bản của truyện
ngắn. Tuy dung lượng bị hạn chế nhưng về nội dung thi pháp, về khả năng phản ánh và sức bao
hàm của truyện ngắn vẫn hoàn toàn có thể bình đẳng với tiểu thuyết. Nhà văn Nguyễn Minh
Châu từng viết: “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ
: Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả
cuộc đời của thảo mộc". Thật vậy, truyện ngắn bao giờ cũng là lát cắt cuộc đời, gói ghèm đầy đủ
những câu chuyện xã hội, nhân vật xã hội và tư tưởng to lớn của nhà văn.

Nhân dân ta chứng kiến những thay đổi rõ rệt trong sự phát triển bước đầu của xã hội vào
giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Sự ra đời của các tầng lớp mới như vô sản, tư sản, tiểu tư sản, tri
thức tiểu thị dân,.. đã làm cho con người bị phân hóa rõ rệt. Từ đó đòi hỏi một thứ văn chương
mới có thể hướng chúng ta hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới. Khuynh hướng lãng mạn
cũng từ đó ra đời. Nó mang theo tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ
trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Văn học lãng mạn đã đáp ứng được nhu cầu
tình cảm lúc bấy giờ của độc giả. Và nhóm“Tự Lực văn đoàn” từ đó đã xuất hiện theo bối cảnh
chung của thời đại, khi nền văn học dân tộc chuyển dần từ mô hình văn học Đông Á trung đại
truyền thống sang mô hình văn học hiện đại, gần gũi với dạng thức của các nền văn học trong thế
giới hiện đại. Đây là cơ quan văn đoàn, cơ quan ngôn luận hoàn toàn tự lực về mọi mặt với tôn
chỉ và mục đích rõ ràng: "Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm
cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn
chương An Nam." Và trong số những nhà văn của “Tự lực văn đoàn”, ta không thể không kể đến
Thạch Lam – nhà văn sở hữu một giọng văn nhẹ nhàng, giản dị nhưng thâm trầm, sâu sắc. Ông
có biệt tài về truyện ngắn, mỗi câu chuyện của Thạch Lam chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của
nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn) là
một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hoà quyện các yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự
sự và trữ tình. Truyện có cốt truyện đơn giản, giàu sắc thái trữ tình. Làm nên sắc thái trữ tình đó
chủ yếu là cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm lắng, thiết tha qua miêu tả khung cảnh,
tâm trạng. Bóng tối – tưởng chừng như là nỗi sợ hãi, là sự tù túng và là nỗi ám ảnh của nhiều
người. Nhưng đến với những con người nơi phố huyện, sự sống vẫn diễn ra đều đặn trong bóng
tối, và chính nơi đó lại tỏa phát những nét đẹp
‘không ai ngờ đến”

Bóng tối được miêu tả từ đầu đến cuối tác phẩm, làm nền cho bức tranh đời sống:
“Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa
hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng.” Cuộc sống của con người nơi phố
huyện tối tăm, tù túng, lẻ loi. Đáng sợ hơn, vì mãi quẩn quanh trong cái tối đen, con người không
hề có ý thức vượt thoát khỏi nó. Bóng tối đó biểu trưng cho những kiếp người tàn nghèo khổ,
mãi lam lũ qua ngày trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến. Phố huyện hiện lên
chẳng khác gì một xã hội co hẹp, luôn quẩn quanh trong chật chội, đơn điệu, tù túng. Từ chị Tý
ngày “đi mò cua bắt tép” , tối đến mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng; gia đình bác xẩm
“ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt”; đến bà cụ Thi “đi lần vào bóng tối”,…
nhịp sống của họ không thể nào đơn điệu và tẻ nhạt hơn. Dù ngày qua ngày chẳng kiếm được
bao nhiêu, song họ không có cách nào khác ngoài tiếp tục công việc. Chừng ấy con người sống
mòn mỏi trong bóng tối, họ “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống hằng ngày của họ”,
nhưng hy vọng gì đây khi “một cái gì” kia không hề rõ ràng. Tuy vậy tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ
đẹp đáng trân trọng: một tình người chân thật, một mơ ước nhỏ nhoi, hay một hi vọng mong
manh, …Chị em Liên hiện lên như bông hoa nhỏ tỏa phát trong đêm tối. Họ nghèo nhưng tâm
hồn không nghèo. Đêm đêm, chị em Liên đều chờ chuyến tàu từ Hà Nội về. Đoàn tàu đến mang
cho phố huyện một thế giới khác hẳn: rực rỡ hơn với “làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”,
“các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”; ồn ã hơn với “tiếng hành khách ồn ào khe
khẽ”, “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh”,…Đoàn tàu
đến hoạt động cuối cùng của đêm, khuấy động cuộc sống buồn tẻ của phố huyện một cách mạnh
mẽ. Liên và An luôn có một niềm khao khát nhìn thấy thời khắc đoàn tàu đi qua, bởi lẽ nó giúp
chị em Liên nhớ về một Hà Nội xa xăm và huyên náo, đoàn tàu đánh thức về một giai đoạn tươi
sáng trong kí ức hai chị em. Họ không muốn sống một cuộc sống vô danh, lầm lũi, đoàn tàu hiện
lên như mang theo những khát khao, ước mơ của hai chị em về một “miền đất hứa”, về một cuộc
sống tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Bấy giờ ta mới thấy, hóa ra bên trong mỗi con người luôn ẩn
chứa những niềm tin như vậy, dù cho có mong manh, mơ hồ đi chăng nữa, đó cũng là những
niềm tin đáng trân quý. Nhà văn Thạch Lam không chỉ cho người đọc thấy những ánh sáng lóe
lên trong buổi tối heo hắt của phố huyện mà còn chứng tỏ được quan niệm mang nhựa sống,
truyền cảm hứng cho người đọc về sự trân quý những mong muốn của con người, dù là nhỏ bé,
mong manh.

Song song với sự ra đời của khuynh hướng lãng mạn, giai đoạn văn học này còn chứng
kiến sự phát triển của khuynh hướng hiện thực khi nó trở thành trào lưu văn học của giới văn
nghệ sĩ đương thời. Giữa bối cảnh xã hội phức tạp nửa thực dân nửa phong kiến, cuộc sống
người dân Việt Nam trở nên bế tắc dưới sự thống trị của thực dân Pháp, của cường hào địa chủ.
Bên cạnh đó, việc làn sóng văn hóa Pháp dồn dập du nhập vào Việt Nam đã tạo ra nhiều tầng lớp
mới: vô sản, tư sản, tiểu tư sản, tri thức tiểu thị dân,.. đã làm cho con người bị phân hóa rõ rệt.
Chính những sự thay đổi rõ rệt đã khoát lên cho các văn nghệ sĩ một “lớp áo mới”, khiến họ thay
đổi cách nhìn nhận và định hình lại phong cách sáng tác. Nhiều nhà văn đã chọn cho mình lối đi
theo khuynh hướng phân tích và phê phán trong sự cảm thụ thực tại. Văn học hiện thực phê phán
cũng từ thế ra đời, mang theo tư tưởng của các nghệ sĩ về một loại nghệ thuật “vị nhân sinh”, tập
trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời; đi sâu vào phản ánh
tình cảnh khốn khố của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bốc lột với một thái độ thông cảm sâu
sắc; thể hiện tiếng nói đấu tranh chống áp bức giai cấp, phản ánh những mâu thuẫn, xung đột
giữa người giàu và người nghèo, giữa nhân dân lao động và tầng lớp thống trị. Mỗi nhà văn chọn
lại cho mình cách nhìn nhận thực tại khác nhau, có người đào sâu vào thế giới nội tâm để tìm
kiếm những vẻ đẹp bị chôn giấu do những tác nhân thời đại; có người lại thẳng thắn phê bình,
không ngại vạch trần những thói hư tật xấu, những lề thói đi ngược chuẩn mực đương thời;…
Tất cả đã tạo nên một giai đoạn văn học cực kì đặc sắc của văn học dân tộc với những tác phẩm
ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng đọc giả, mang theo những quan niệm, triết lý và ý nghĩa sâu xa về
một thời kì lịch sử đầy biến động của dân tộc… Nổi bật lên trên cả là nhà văn Nam Cao với quan
niệm sáng tác “nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn, nhà văn phải mở lòng ra để đón nhận mọi vang
động của cuộc đời, phải nói lên nỗi cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng”. Ông đã dựng
lên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn Việt Nam bần cùng hóa vào những năm 1940-
1945, chú ý đến những con người cùng đường, thấp cổ bé họng; những số phận bị thảm bị đầy
đọa vào cảnh nghèo đói bị lăng nhục tàn nhẫn, bất công. Đặc biệt hơn cả, Nam Cao không hề bôi
nhọ người nông dân mà đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm của họ, ngay cả
khi họ bị vùi đập mất đi cả hình người lẫn tính người. Ông đã thành công trong việc thể hiện tư
tưởng nhân đạo mới mẻ và hiện thực sâu sắc qua truyện ngắn “Chí Phèo”. Đồng thời, việc xây
dựng hình tượng làng Vũ Đại cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam
đương thời. Chí Phèo trong xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh của người nông dân bị lưu manh
hóa và rơi vào vực sâu của kiếp sống tội lỗi. Từ tiếng chửi đổng cả làng Vũ Đại ngay từ đầu
truyện, đến hàng loạt hành động ăn vạ, rồi vô tình trở thành tay sai cho Bá Kiến, Chí Phèo đã trở
thành tên lưu manh của làng Vũ Đại khi ra sức đâm thuê, chém mướn, cướp bóc, rạch mặt,…
trong tình trạng một con nghiện rượu. Những tội ác của Chí cứ chất dần lên, trở thành nỗi khiếp
sợ và ám ảnh của người dân làng Vũ Đại. Tưởng chừng như cuộc đời Chí đã rơi vào vực sâu u
tối, của kiếp người lầm than u mê phải chìm đắm trong bể khổ, người đọc lại được một phen
trầm trồ khi chứng kiến sự kiện trong đại, hay nói cách khác là một “biến cố” đã trở thành bước
ngoặt thay đổi cuộc đởi Chí Phèo, đưa Chí Phèo trở lại với kiếp sống con người. Đó chính là nhờ
Thị Nở.

Sự xuất hiện của Thị Nở cùng bát cháo hành chính là biểu tượng cho hơi ấm tình người
vào những lúc mà con người ta bế tắc nhất. Thật vậy, Chí Phèo đang bế tắc, bế tắc trong nỗi khổ
của chính mình. Chí không biết nên bắt đầu từ đâu thể thay đổi con người mình, để tự cứu mình
ra khỏi vùng lầy của tội lỗi. Và chính lúc bị cả xã hội quay lưng, bị cướp mất linh hồn người, Thị
Nở đã xuất hiện và đưa đôi tay kéo Chí lên khỏi vùng lầy tăm tối đó. Thị Nở - người đàn bà “xấu
ma chê quỷ hờn”, người tưởng chừng bị xã hội xa lánh bởi vẻ ngoài của mình lại là người duy
nhất dám đến gần Chí, và cao cả hơn, Thị là người đánh thức trong Chí bản tính lương thiện bị
vùi lấp quá lâu trong tiềm thức. Xin hãy nhớ cho rằng, Chí đã từng là một người lương thiện !
Trong quá khứ, Chí là người “hiền như cục đất”, lại có những mơ ước giản dị “có một gia đình
nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải,…”. Tất cả chỉ bị thay đổi khi tên Bá Kiến đẩy
Chí vào cảnh tù đày, và sau khi được thả ra khỏi nhà tù thực dân, Chí đã biến thành một con
người khác. Nhưng giờ đây, hắn đã thức tỉnh. Và, hắn nghe “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá ! Có tiếng cười nói của người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…” Chí như một
kẻ vừa thoát khỏi cơn mê luôn bám lấy một cách u ám, hành động đầu tiên là đón nhận tất cả
những thanh âm muôn màu của cuộc sống. Nó vốn vẫn tồn tại ngay đó, gần kề ngay với túp lều
thân thương của hắn, nhưng chao ôi, hắn nào có nghe thấy ? Bởi hắn còn mãi đắm chìm trong
hơi men kia mà. Và, cũng là lần đầu tiên, hắn nhìn lại bản thân mình “hắn đã già rồi sao ? Ngoài
bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn…”. Hắn lo
sợ khi trông nhìn mình vào tương lai phái trước “tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô
độc…”. Nam Cao đã phát hiện và khẳng định bản chất con người luôn tồn tại trong thâm tâm
mỗi chúng ta, kể cả con người đã bị lưu manh, tha hóa. Đó là cái tinh tế, sâu sắc mang đậm giá
trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao mà không phải ai cũng có thể nhận ra được. Đồng thời, nhà
văn gửi đến cho chúng ta một thông điệp: Hãy tin vào con người và hãy không ngừng lan tỏa, sẻ
chia tình yêu thương chân thành đến con người…
Chí Phèo tỉnh ngộ, nhưng đã kịp hạnh phúc chưa ? Có lẽ là rồi… Chí ngạc nhiên khi
được một người đàn bà cho, bởi xưa nay hắn đã thấy ai tự nhiên cho hắn cái gì ? “Hắn vẫn phải
dọa nạt hay là cướp giật. Hắn phải làm cho người ta sợ”. Để rồi, khi cảm nhận hương vị của bát
cháo hành, hắn nghĩ về những thứ xa xôi mà trước đây chưa từng nghĩ đến. Rằng: chào hành
ngon như thế, cớ sao mãi đến tận bây giờ mới có thể nếm được; rằng: hắn chưa bao giờ được một
đàn bà nào yêu cả và rằng: “hắn có thể tìm được bạn, sao lại chỉ gây thù ?”. Hắn mơ hồ nghĩ về
một lúc nào đó mình không còn liều được nữa, và hắn chợt nhận ra: “trời ơi ! Hắn thèm lương
thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao !”. Ta xúc động trước một tâm hồn người vừa
được cứu vớt, Chí thèm lương thiện, thèm được làm người và thèm được “nhận vào cái xã hội
bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Hắn mong muốn được quay trở lại làm
người, quay trở về với cuộc sống bình thường và những nhu cầu bình thường nhất: được lương
thiện và được yêu thương. Hắn mơ về một cuộc sống với Thị Nở, “chúng sẽ làm thành một cặp
rất xứng đôi”. Nhưng thói đời có bao giờ dễ dàng được, và những sự thay đổi liệu có nhận ngay
được sự khoan dung ? Không. Đối với xã hội đương thời là thế. Mặc cho một niềm tha thiết được
thay đổi, mặc cho một tâm hồn vừa được gột rửa chỉ mong nhận được sự dung nạp, tất cả mọi
người vẫn quay lưng với Chí Phèo. Bà cô của Thị Nở xỉa xói vào mặt cô cháu gái: “Đã nhịn
được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo !”. Chí quay lại với sự cô độc,
đau đớn và xót xa. Hắn nhận ra mình đã không còn đường quay lại: “Không được ! Ai cho tao
lương thiện ? Làm thế nào để mất những vết mảnh chai trên mặt này ?”. Vết mảnh chai – những
dấu vết cho thời kì tăm tối nhất cuộc đời Chí. Nó trở thành hình ảnh đại diện cho Chí, cho cơ hồ
những nỗi ám ảnh luôn thường trực trong tâm trí người dân làng Vũ Đại. Ai đã đưa Chí vào bước
đường cùng của sự nghiệt ngã này ? Không ai khác ngoài Bá Kiến, hắn đã trực tiếp đẩy Chí Phèo
vào con đường của lầm than, để rỗi mãi mãi mắc kẹt trong nó. Chính những định kiến dai dẳng
trong quá khứ đã ngăn Chí trên con đường tìm về ánh sáng của sự lương thiện.
Cuối cùng, Chí phải đối mặt với sự lựa chọn cuối cùng của cuộc đời mình, sự lựa chọn
cho nhân phẩm. Chí Phèo đã tìm đến cái chết như một sự khẳng định về ý thức, về nhân cách cao
đẹp và đáng quý. Cái chết bao giờ cũng để lại những niềm đau và xót xa, song với Chí lại là lựa
chọn duy nhất. Có còn con đường nào khác không ngoài tự sát ? Phải làm gì khi con người hắn
bị cự tuyệt hoàn toàn bởi xã hội ? Không, không còn cách nào khác ngoài cái chết. Cái chết như
một lời kêu gọi cho lương thiện quay về, bởi khi con người lưu manh đã chết thì cái lương thiện
sẽ được sống, là “sự sống” được đánh đổi bằng cả tính mạng con người… Nhà văn Nam Cao đã
thể hiện niềm trân quý sâu sắc về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Sự trỗi dậy mạnh mẽ
của ý thức con người là nét đẹp kín đáo mà nhà văn muốn gửi đến cho bạn đọc. Câu hỏi không
lời đáp về sự lương thiện là niềm đau đớn, xót xa và là nỗi ám ảnh day dứt đối với không chỉ bạn
đọc đương thời mà còn là muôn đời…

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn đầu thể kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945
chịu sự chi phối của hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực. Mặc dù ra đời khá sớm trong giai
đoạn văn xuôi hiện đại mới phát triển, nhưng các nhà văn đều thể hiện sự chắc chắn trong bút
pháp truyện ngắn hiện đại khi đều giữ ổn định dung lượng cần có của một truyện ngắn cần có,
nhưng nội dung tư tưởng cần truyền tải vẫn được thể hiện đầy đủ. Đó là sự cố gắng và nỗ lực
không ngừng nghỉ của các văn nghệ sĩ trong việc hội nhập và phát triển các thể loại văn học hiện
đại thế giới. Từ đó cũng khẳng định được giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật đặc
sắc riêng có của truyện ngắn. Các nhà văn đã phải thực sự sống sâu, hiểu sâu và có ý thức làm
mới mình một cách nghiêm túc khi trực tiếp đón nhận những thay đổi sâu sắc của thời đại và
truyền tải nó một cách sâu sắc vào tác phẩm, đúng như nhà văn Nam Cao đã viết: “Sống đã rồi
hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân.” Các nhà văn đã chứng tỏ được cái tài
trông nhìn và khả năng nghệ thuật của mình xuyên suốt trào lưu văn học hiện thực. Vì vậy, khi
đối diện với tác phẩm, bạn đọc cũng cần phải sống thực với cảm xúc, với chiều sâu của tác
phẩm. Quan trọng hơn cả là cần đặt mình vào vị trí của thời đại, con người và tác giả thì mới có
thể cảm nhận đầy đủ những giá trị hiện thực cũng như những ý nghĩa phê phán mà các truyện
ngắn gửi gắm.

Có thể nói, hai ý kiến của nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương nhà văn Mĩ Truman
Capote đã khái quát chính xác về đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn và giá trị cốt lõi để
truyện ngắn có thể sống lâu với đời sống tinh thần bạn đọc. Không sai khi có người cho rằng,
truyện ngắn “là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường”. Truyện
ngắn đã, đang và sẽ là thể loại văn học được yêu mến bởi bạn đọc thế giới bởi chính hình thức và
nội dung tư tưởng to lớn mà nó truyền tải !

You might also like