You are on page 1of 3

TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC, ANH CHỊ HÃY

VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

Bài làm

Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa
dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh
vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn
đế về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết
học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là
cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác
động trở lại vật chất. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta có thể vận
dụng vào phát triển đời sống các nhân như sau:

Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên, bản thân
mỗi người phải tự xác định được các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến
đời sống học tập và làm việc của bản thân. Là sinh viên năm hai tại Viện
Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, mặc dù là một ngôi trường giảng dạy và
học tập theo phương pháp quốc tế, chúng ta không thể đòi hỏi rằng mọi
thứ ở trường đều phải 100% giống với các trường ở nước ngoài vì dù sao
chúng ta cũng chỉ đang học một trường quốc tế tại Việt Nam. Và cũng tôn
trọng các quy tắc ứng xử, tôn sư trọng đạo trong học đường của Việt Nam.

Mặt khác, mỗi người cần phải chú ý tôn trọng tính khách quan và hành
động theo các quy luật mang tính khách quan như là tham dự các tiết học
đầy đủ đồng thời nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách môn,
tuân thủ đúng theo quy định của nhà trường, chấp hành đúng kỷ luật đặc
biệt là những quy chế về việc cấm thi, học lại,....

Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát
huy tính năng động chủ quan tức là phải phát huy tính tích cực, năng động
và sáng tạo của ý thức. Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan
trọng nhất. Tri thức là phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Chính
vì vậy, sinh viên cần phải tích cực trong học tập, chủ động tìm hiểu và khai
thác vấn đề, khi học bài không quá phụ thuộc vào giảng viên mà thay vào
đó nên suy nghĩ những ý tưởng mới của riêng mình. Ví dụ như những buổi
học nhóm hay thảo kỹ năng, bản thân tôi thường đến thư viện của trường
để trau dồi thêm vốn kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên những tri thức
tiếp thu từ sách vở là chưa đủ, xã hội luôn đòi hỏi mỗi người phải có một
vốn kỹ năng sống dày dặn. Muốn làm được như vậy thì chúng ta cần phải
tham gia vào các hoạt động tình nguyện ngoài trời hay tìm kiếm một công
việc làm thêm phù hợp để hiểu được giá trị của đồng tiền.

Tình cảm là những rung động của con người trong các mối quan hệ với
hiện thực. Nhờ có tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và sau đó trở
thành cơ sở cho hành động. Nói cách khác, tình cảm là động lực lớn nhất
thúc đẩy chúng ta đi đến thành công. Để đạt thành tích tốt trong học tập
cũng như phát triển trong tương lai, cần phải có niềm đam mê đối với mỗi
môn học bất kể là môn chuyên ngành hay môn đại cương. Thiết nghĩ cần
phải tạo cảm giác thoải mái và tinh thần vui vẻ khi học tập từ đó mới tạo ra
được hứng thứ để tìm tòi. Hy vọng của bố mẹ, tình cảm gia đình cũng góp
phần không nhỏ giúp bản thân vượt qua những khó khăn để tiếp tục con
đường học tập và phát triển.

Niềm tin là động cơ tinh thần định hướng cho những hoạt động của con
người. Là một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào nhiều thứ.
Đầu tiên, cần phải có niềm tin ở bản thân mình, phải biết đặt hoài bão, ước
mơ nhưng không được quên việc thực hiện hoá nó bằng các kế hoạch
chắc chắn.

Ý chí biểu hiện cho sức mạnh tinh thần của con người, giúp con người
vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Trong cuộc sống, ở bất kì hoàn cảnh nào đều ẩn chứa nhiều thử thách và
cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định để
tránh xa những thói hư tật xấu.

Cuối cùng, cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo
thủ trì trệ. Cụ thể là cần phải tiếp thu có chọn lọc những ý kiến mới, việc
hôm nay không để ngày mai, không chủ quan trước mọi tình huống, phải
biết lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của người khác.

Nói tóm lại, vật chất bao giờ cũng đóng vai trò quyết định đối với ý thức, nó
là cái có trước ý thức, nhưng ý thức có tính lực năng động tác động trở lại
vật chất. Mối tác động qua lại này chỉ được thực hiện thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. Chúng ta nâng cao vai trò của ý thức với vật chất
chính là ở chỗ nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và
vận dụng các quy luật khách quan trong việc phát triển đời sống cá nhân.

You might also like